Với tính chất cách mạng, nhân văn, vì sự nghiệpGPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xây dựng một xã hội nhânvăn, tiến bộ, VHCT Hồ Chí Minh đã và đang là một trong những đối
Trang 1NGUYỄN HỮU LẬP
V¡N HO¸ CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - GI¸ TRÞ
Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Chính trị học
Hà Nội - 2015
Trang 2NGUYỄN HỮU LẬP
V¡N HO¸ CHÝNH TRÞ Hå CHÝ MINH - GI¸ TRÞ
Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Chính trị học
Mã số: 62 31 20 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ
Nguyễn Hữu Lập
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 11
1.1 Các tài liệu, công trình nghiên cứu ở nước ngoài 111.2 Các tài liệu, công trình nghiên cứu ở trong nước 15
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 27
2.1 Khái niệm và cấu trúc văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 272.2 Cách tiếp cận văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 442.3 Cơ sở hình thành, phát triển văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 56
Chương 3: GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 793.1 Giá trị của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 793.2 Những đặc trưng cơ bản của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 108
Chương 4: Ý NGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA
CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1224.1 Ý nghĩa của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh 1224.2 Định hướng xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 148
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
156159160
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thực tế đã cho thấy, văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống, là sảnphẩm của hoạt động thực tiễn, nhưng lại có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn củacon người Văn hóa là tổng hòa những giá trị Chân, Thiện, Mĩ được vận động vàsàng lọc trong thực tiễn cuộc sống qua nhiều thế hệ Sự vận động và sàng lọc đócàng rộng về không gian, càng dài về thời gian, thì các giá trị còn lại càng sâu sắc,bền vững và tính phổ quát càng cao Vì thế, văn hóa nói chung không phải là sảnphẩm của con người với tính cách cá nhân, bởi mỗi cá nhân cụ thể ấy thực chất chỉ
là một trong những sản phẩm sáng tạo của văn hóa, là nơi biểu hiện của văn hóa,chỉ có vai trò bảo tồn và phát triển văn hóa Tuy nhiên, trong số những con người cánhân với tính cách là sản phẩm của văn hóa lại có những nhân vật tiêu biểu, xuấtchúng, có khả năng thâu thái, tích hợp được các giá trị văn hóa của cộng đồng dântộc và thời đại Bởi vậy, họ là những người góp phần quan trọng nhất trong việc bảotồn, phát triển và nâng nền văn hóa của cộng đồng, dân tộc lên một tầm cao mới,thậm chí còn là định hướng cho sự phát triển bền vững của cả một nền văn hóa.Cũng như nhiều lĩnh vực khác, VHCT chỉ là một bộ phận, một phươngdiện của văn hóa, nhưng là bộ phận quan trọng nhất, ra đời trong quá trình conngười ứng xử với các thành tố của hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước -một hình thức tập trung ý chí của cộng đồng, có vai trò quyết định trong việcthúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển xã hội VHCT bắt đầu hình thành và pháttriển khi xã hội loài người có sự phân hóa giai cấp, xuất hiện quyền lực chínhtrị, đảng chính trị và nhà nước Vì vậy, xét đến cùng, VHCT là văn hóa sử dụngquyền lực, là nghệ thuật cai trị hay nghệ thuật lãnh đạo, là nhân tố quyết địnhđến sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chung, đến việc bảo đảm các quyềncon người và quyền dân tộc nói riêng
Văn hóa chính trị là những giá trị của tư tưởng cùng hành vi chính trịđược cộng đồng thừa nhận, chia sẻ, vận dụng trong việc thiết lập và vận hànhmột thể chế chính trị nhất định, nó được biểu hiện thông qua hành vi chính trị
Trang 7của mỗi công dân, trước hết là các nhà chính trị chuyên nghiệp, các lãnh tụchính trị Vì vậy, nghiên cứu VHCT nói chung không thể không nghiên cứu vềcon người chính trị, đặc biệt là những lãnh tụ chính trị, những vĩ nhân của lịch
sử Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là sản phẩm của VHCT Việt Nam, nhưng cũng
là người đã nâng VHCT truyền thống của dân tộc lên một tầm cao mới với mộtchất lượng mới Vì thế, có thể coi Hồ Chí Minh là kết tinh những gì tốt đẹpnhất của văn hóa Việt Nam Với tính chất cách mạng, nhân văn, vì sự nghiệpGPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xây dựng một xã hội nhânvăn, tiến bộ, VHCT Hồ Chí Minh đã và đang là một trong những đối tượngnghiên cứu có ý nghĩa quan trọng của khoa học chính trị ở Việt Nam
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển và hoàn thiệntrong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người, là một bộ phận cốt lõi và
là phương diện nổi bật nhất của văn hoá Hồ Chí Minh; là sản phẩm của sự tíchhợp, kế thừa, phát triển VHCT của cộng đồng dân tộc Việt Nam, giá trị VHCTcủa nhân loại, đặc biệt là giá trị VHCT của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điềukiện cụ thể của Việt Nam; có nội dung cốt lõi là tư tưởng và hành động nhằmthực hiện triệt để quyền dân tộc cơ bản và quyền con người chân chính; là nềntảng của tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người; có giá trị lý luận và thựctiễn to lớn, là yếu tố nền tảng tạo nên mọi thắng lợi mà cách mạng Việt Nam đãgiành được Mặt khác, VHCT Hồ Chí Minh luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiếntrình cách mạng Việt Nam, là hạt nhân cốt lõi và là chất keo cố kết mọi con dânnước Việt thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau Nhờ đó mà tạo nên nguồnlực to lớn, đủ sức đánh bại các thế lực xâm lược và góp phần cùng loài ngườingăn chặn và thủ tiêu hoàn toàn sự tha hóa của chủ nghĩa thực dân cũ trên thếgiới, đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng mộtnền chính trị dân chủ, độc lập, tự chủ, cách mạng và tiến bộ
Hơn nữa, với tính cách là một bộ phận không thể thiếu trong nền tảng tưtưởng của Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các lãnh đạo Đảng, Nhànước, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nội dung và giá
Trang 8trị vận dụng, xác lập cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chủ trương, đườnglối của Đảng Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tư tưởng và
tấm gương đạo đức của Người không chỉ là nội dung học tập, làm theo mà còn
là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều bộ môn khoa học.Mặc dù vậy, việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển các giá trị của VHCT HồChí Minh còn khá khiêm tốn, chưa xứng với tầm vóc của một lãnh tụ chính trịxuất sắc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam Phạm trù VHCT HồChí Minh gần đây đã được đặt ra và quan tâm nghiên cứu Mặc dù vậy, cáccông trình nghiên cứu về VHCT Hồ Chí Minh còn đang ở trạng thái tiếp cậntừng nội dung đơn lẻ, tính hệ thống, khái quát còn hạn chế Do đó, cho đến naynhận thức về VHCT Hồ Chí Minh chưa thực sự rõ ràng và sâu sắc, thậm chícòn có những quan điểm khá khác nhau về việc có hay không có VHCT HồChí Minh
Thực tiễn thế giới đã cho thấy, sự phát triển của một dân tộc phụ thuộc rấtlớn vào sự đồng thuận xã hội và khả năng quy tụ nhân tâm, trí tuệ, tiềm năngcủa mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp Tuy nhiên, sựđồng thuận xã hội lại phụ thuộc vào tính chất, phạm vi và mức độ của nền dânchủ mà nền dân chủ thì phụ thuộc vào thể chế chính trị Cuối cùng, tất cảnhững yếu tố trên đây lại phụ thuộc vào VHCT của một dân tộc, tức là phụthuộc vào nhận thức, thái độ, trách nhiệm của mỗi người dân đối với quyền lựcchính trị và khả năng thiết kế một hệ thống chính trị bảo đảm quyền tự do, dânchủ, phát huy được trí tuệ của mọi công dân
Hiện nay, nước ta đang quá độ lên CNXH, sự nghiệp đổi mới sau chặngđường gần 30 năm đã thu được những kết quả to lớn có ý nghĩa lịch sử Tuynhiên, những kết quả đó còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, thếmạnh của đất nước và con người Việt Nam Đổi mới chính trị chưa theo kịpđổi mới kinh tế Hệ thống chính trị và nền dân chủ đang có những bất cậpgây khó khăn cho việc phòng chống tham nhũng và nâng cao sức mạnh của
Trang 9bộ máy nhà nước, cản trở sự phát triển bền vững của dân tộc, làm giảm sútlòng tin của nhân dân đối với Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ Trướcyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độlên CNXH, VHCT Hồ Chí Minh càng tỏ rõ giá trị to lớn đối với các chủ thểchính trị, trước hết là cán bộ, đảng viên Do đó, việc nghiên cứu và phát huygiá trị của VHCT của Người trong đời sống chính trị ở nước ta hiện naycàng trở lên cấp thiết.
Những lý do trên đây cho thấy, việc nghiên cứu để khẳng định và làm sáng
tỏ thêm các chiều cạnh của VHCT Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa to lớn, gópphần gia tăng tri thức về khoa học chính trị ở Việt Nam nói chung, Hồ Chí Minhhọc nói riêng Trên cơ sở đó những phát huy giá trị tốt đẹp của VHCT Hồ ChíMinh trong giai đoạn cách mạng mới Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề:
“Văn hoá chính trị Hồ Chí Minh - giá trị lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận án
tiến sĩ của mình
Với đề tài đã lựa chọn, tác giả luận án xác định một số giả thuyết nghiên cứu
sau đây: Thứ nhất, VHCT Hồ Chí Minh là VHCT của một cá nhân, nhưng là cá
nhân tiêu biểu với tính cách là một lãnh tụ chính trị và là một nhà quản lý tối cao
của dân tộc Thứ hai, VHCT Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bao gồm các giá trị về
tư tưởng, hành vi và nhân cách chính trị, có cấu trúc và đặc trưng riêng Thứ ba,
VHCT Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tích hợp và phát triển nhiều giá trị tiêubiểu của VHCT dân tộc, nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó VHCT Mác
- Lênin là yếu tố quyết định Thứ tư, VHCT Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa
lịch sử mà còn có ý nghĩa hiện thực to lớn đối với cách mạng Việt Nam và thế giới.Mặt khác, VHCT Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa to lớn đối với đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý ở nước ta hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về VHCT và VHCT Hồ ChíMinh, luận án chỉ ra những giá trị và đặc trưng cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh,
Trang 10nêu lên ý nghĩa và một số định hướng xây dựng VHCT của Người cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về VHCT và VHCT Hồ Chí Minh
- Làm rõ những giá trị và đặc trưng cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh
- Phân tích ý nghĩa của VHCT Hồ Chí Minh và đề xuất một số địnhhướng xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHCT Hồ Chí Minh ở khía cạnh giá trị
lý luận và thực tiễn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Cùng với việc tập trung nghiên cứu, khảo sát các giá trị mà Hồ Chí Minh
đã sáng tạo ra trong sự nghiệp chính trị của mình thông qua hệ thống tư liệu, disản mà Người để lại và các kết quả nghiên cứu có liên quan dưới góc độ tiếp cậnchính trị học, luận án sẽ khảo sát các đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, cán bộlãnh đạo quản lý nói riêng
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam vàcác lý thuyết về khoa học chính trị, VHCT hiện đại; về chính trị; về vănhóa; về mối quan hệ giữa chính trị với văn hóa và vai trò của văn hóa đốivới sự phát triển xã hội nói chung, cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 11Trên cơ sở tiếp cận khảo sát tài liệu về các vấn đề có liên quan đến VHCT HồChí Minh và thực trạng VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Namhiện nay, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùngcác phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ thống; lôgích, lịch sử;phân tích, tổng hợp; so sánh…phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể của luận án.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần hoàn thiện khái niệm, xác định cấu trúc của VHCT Hồ ChíMinh
- Chỉ ra cách tiếp cận và cơ sở hình thành, phát triển VHCT Hồ Chí Minh
- Xác định giá trị lý luận, thực tiễn; các đặc trưng cơ bản và ý nghĩa củaVHCT Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và thế giới
- Góp phần khẳng định tính toàn diện của di sản Hồ Chí Minh và sự cần thiếtphải xây dựng VHCT Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở ViệtNam hiện nay
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về lý luận: luận án góp phần gia tăng tri thức về khoa học chính trịnói chung, Hồ Chí Minh học nói riêng và làm cơ sở để đấu tranh bảo vệnền tảng tư tưởng của Đảng
Về thực tiễn: luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, học tập trong các chuyên ngành của khoa học chính trị như:chính trị học, Hồ Chí Minh học, xây dựng Đảng cũng như trong công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
6 Kết cấu của án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận
án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 CÁC TÀI LIỆU, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị với tính cách là những giá trị của chính trị gắn liền với vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước để bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của xã hội Do đó, VHCT ra đời từ rất sớm cả ở phương Đông và phương Tây, gắn liền với sự ra đời của giai cấp và nhà nước Thực tế cho thấy, những quy định về các mối quan hệ và cách ứng xử giữa con người với chế độ chính trị mà họ đang sống đã được các nhà tư tưởng chính trị
cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Plato, Aristotle… đề cập đến, và ngày nay những tư tưởng đó vẫn đang là đối tượng nghiên cứu của khoa học chính trị ở nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù không trực tiếp bàn về VHCT nhưng hai tác giả nổi tiếng đượccoi là cha đẻ của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Tây là
Montesquieu (1689 - 1775) với tác phẩm Tinh thần pháp luật và Rousseau (1712 – 1778) với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội là những nghiên cứu có
ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu chính trị nói chung, VHCT nói riêng củacác nhà khoa học chính trị trên thế giới
Kế thừa tri thức chính trị của các nhà tư tưởng đi trước, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận giải một cách khoa học và cách mạng về tính tất yếu khách quan của chính trị trong khi xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp; về vai trò của chính trị trong đời sống xã hội; về mối quan hệ giữa cá nhân, cộng đồng với chính trị;
về quy luật vận động phát triển của hình thái kinh tế - xã hội kéo theo sự phát triển của chính trị và đòi hỏi sự ứng xử của con người với sự phát triển đó Mặc dù chưa đi sâu nghiên cứu nhằm đưa ra một định nghĩa đầy đủ về VHCT nhưng toàn bộ tư tưởng và hành động chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin là một phần quan trọng trong tinh hoa VHCT của nhân loại Vì vậy, tư tưởng và hành động chính trị của các nhà kinh điển Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, định hướng lập trường giai cấp và phương hướng cho các nghiên cứu về chính trị và VHCT.
Trang 13Mặc dù vấn đề chính trị nói chung, VHCT nói riêng ra đời rất sớm, nhưng trong một thời gian dài, nó chỉ được nghiên cứu với tính cách là một bộ phận hợp thành của triết học hay các môn khoa học xã hội khác Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính trị học với tính cách là một khoa học độc lập, chuyên nghiên cứu về chính trị mới thực sự ra đời ở phương Tây và ngay khi ra đời, VHCT đã là một đối tượng nghiên cứu có vị trí quan trọng của ngành khoa học xã hội này.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả nước ngoài có liên quan
trực tiếp đến VHCT như: Cuốn The Civic Culture - Political Attitudes and Democracy in Five Nations (Văn hoá công dân - Những thái độ chính trị và nền dân chủ ở năm quốc gia) của Almond G và Verba S [115] Cuốn Modern Politics (Chính trị hiện đại) của Row E [120] Cuốn Modern Politics and Government (Chính trị hiện đại và Chính phủ hiện đại) của Ball A.R [116] Cuốn Democracy in America (Dân chủ ở Mĩ) của Tocqueville A [122] Cuốn Political Culture (văn hóa
chính trị) của Walter A Rosenbaum [123].
Trong các công trình nêu trên, đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của Almond G và Verba S Đây là tác phẩm chuyên khảo của hai nhà chính trị học người Mỹ, đã đặt nền tảng đầu tiên cho các nghiên cứu văn hóa chính trị của thế giới hiện đại Nghiên cứu này ra đời từ nhu cầu khái quát các đặc tính VHCT của một số nền dân chủ khác nhau ở phương Tây, để trên cơ sở đó chỉ ra những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định chính trị của chế độ dân chủ, tự do Công trình này dựa trên khuôn mẫu của một nghiên cứu chính trị học so sánh, nhưng ở đây VHCT được xác định là đối tượng nghiên cứu trung tâm Các tác giả đã đặt phạm trù VHCT trong phạm vi quốc gia, dân tộc để xem xét, trên cơ sở đó đưa ra định nghĩa, cách tiếp cận và tiêu chí phân loại Mặc dù vậy, tác phẩm này chưa đề cập đến VHCT của cá nhân.
Tuy nhiên, trong cuốn Political Culture, Walter A Rosenbaum đã chia
VHCT thành hai cấp độ cá nhân và tập thể: ở cấp độ cá nhân, VHCT tập trung
ở khía cạnh tâm lý; và ở cấp độ tập thể, VHCT tập trung vào sự định hướngchính trị của số đông Walter A Rosenbaum còn chia sự định hướng ấy thành
ba loại: thứ nhất, định hướng về cấu trúc chính quyền, bao gồm hai khía cạnh: đối với thể chế và đối với các thành tựu của chính phủ; thứ hai, định hướng về
Trang 14các yếu tố khác trong hệ thống chính trị như: bản sắc chính trị, sự tin tưởng
trong lĩnh vực chính trị và luật lệ trong sinh hoạt chính trị; thứ ba, định hướng
về các hoạt động chính trị của cá nhân bao gồm (thái độ và cách thức tham giacũng như ý thức về tính hiệu quả của sự tham gia vào chính trị) Như vậy, cuốnsách đã đề cập đến VHCT cá nhân, nhưng mới chỉ tiếp cận những biểu hiện cụthể của nó trong đời sống chính trị của cá nhân mà chưa làm rõ sự hình thành,vận động, phát triển và vai trò của nó với VHCT cộng đồng
Ngoài các công trình lớn trên đây, còn có các bài báo và tạp chí nghiên cứu
về VHCT như: Bài “Comparative Political System” (Hệ thống chính trị so sánh) của Almond G [114] Bài “Political Cutulre” (Văn hóa chính trị) của Pye L [118] Bài “Choosing Preferences by Constructing Institutions: A cultural Theory of Preference Formation” (Lựa chọn sở thích bằng việc xây dựng các thể chế: một lý
thuyết của hệ thống ưa thích), trong: American Political Science Review của
Wildavsky, Aaron [124] Bài “Political Culture and Public opinion” (Văn hóa
chính trị và ý kiến cộng đồng), trong: Politics and the American future, Dilemmas
of Democracy, của Harrigan J.J [117] Bài “Political Culture and Political Pyschology” (Văn hóa chính trị và tâm lý chính trị), trong Comparative politics: A global Introduction, của Sodaro M.J [121].
Nhìn chung việc nghiên cứu VHCT ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu
Âu được bắt đầu sớm, nhưng theo Phạm Hồng Tung, tác giả cuốn sách Văn
hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị: “trên lĩnh vực
Việt Nam học, cho tới nay chưa xuất hiện nghiên cứu chuyên biệt nào củagiới học giả phương Tây về văn hóa chính trị Việt Nam” [104, tr.132] Mặtkhác, mặc dù có rất nhiều tác phẩm viết về các chính trị gia nổi tiếngnhưng số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cá nhân, hay lãnh tụchính trị cụ thể dưới góc độ tiếp cận VHCT vẫn còn hạn chế
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến VHCT Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên quá trìnhhoạt động cách mạng của Người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bèquốc tế Mặt khác, những giá trị nhân văn, nhân đạo trong tư tưởng và hành động
Trang 15chính trị của Người đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, mang tầm vóc quốc tế và nhânloại Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Người đã được các nhà chính trị,nhà khoa học nước ngoài với lập trường giai cấp khác nhau quan tâm sâu sắc ngay
từ khi Người còn sống Đặc biệt, sau khi Hồ Chí Minh qua đời và được cộng đồngquốc tế vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của Việt Nam,các nghiên cứu, đánh giá của các chính trị gia, các học giả nước ngoài về Ngườicàng trở nên phong phú
Cuốn sách viết về Hồ Chí Minh và xuất bản từ khi Người còn sống đó là cuốn
Hồ Chí Minh của tác giả Jean Lacouture - một nhà báo, nhà sử học và nhà văn
Pháp Với 270 trang sách được cấu trúc thành 15 chương, cuốn sách đã khái quátkhá đầy đủ về tiểu sử chính trị Hồ Chí Minh Tác phẩm đã khắc họa chân dung củamột vị lãnh tụ mà tác giả đánh giá là một trong những nhà Quốc tế Cộng sản lỗi lạcnhất trong mọi thời đại
Một công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài được cho là đầy đủ nhất về
Hồ Chí Minh, đó là cuốn Hồ Chí Minh - Một cuộc đời của tác giả người Mỹ
William J Duiker Cuốn sách đã được nhà xuất bản Hyperion, New York xuất bảnnăm 2000, và được Phòng Phiên dịch - Bộ ngoại giao Việt Nam dịch sang tiếngViệt năm 2001 Tác phẩm đã trình bày khá tỷ mỷ những tư tưởng và hoạt động thựctiễn chính trị của Hồ Chí Minh dưới góc độ tiếp cận sử học gắn liền với bối cảnh cụthể Mặc dù chưa được chính thức xuất bản tại Việt Nam, nhưng cuốn sách là tàiliệu tham khảo rất bổ ích về cuộc đời, sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh
Cuốn sách Hồ Chí Minh Một biên niên sử, của Hellmut Kapfenberger [29],
với kết cấu 25 chương và một biên niên sử về Hồ Chí Minh, tác giả đã làm nổi bậttầm vóc những giá trị và đóng góp vĩ đại không thể phủ nhận của Người không chỉ
ở phạm vi quốc gia mà còn trên bình diện quốc tế Mặc dù không tiếp cận dưới góc
độ VHCT nhưng cuốn sách đã cho thấy, cuộc đời, nhân cách và tư tưởng Hồ ChíMinh không chỉ soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam màcòn là nguồn cổ vũ, khích lệ to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp và giải phóng con người trên thế giới
Trang 16Cuốn sách của Nguyễn Đài Trang - một nhà nghiên cứu người Việt Nam
đang sinh sống và làm việc tại Canađa có tiêu đề, Hồ Chí Minh - Nhân văn và
phát triển, với 395 trang sách được kết cấu thành 7 chương, tác giả đã làm nổi
bật lý tưởng và phương pháp chính trị Hồ Chí Minh Mặc dù không đề cập trựctiếp đến VHCT của Người, nhưng cuốn sách là tài liệu bổ ích về nhân cáchchính trị Hồ Chí Minh
1.2 CÁC TÀI LIỆU, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản vô cùng phong phú Mặc dù vậy, lúc đương thời Người chỉ nhận mình là một nhà chính trị chuyên nghiệp Với những cống hiến
to lớn trong quá trình đấu tranh cách mạng, Người được thế giới vinh danh là anh hùng GPDT, nhà văn hóa lớn Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người đã được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu Trong số các tác phẩm đã công bố liên quan đến VHCT và VHCT Hồ Chí Minh có những công trình sau:
1.2.1 Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh
- Các sách liên quan đến lý luận về VHCT Hồ Chí Minh:
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước có liên quan đến chính trị, VHCT và VHCT Hồ Chí Minh với các tác phẩm
nổi bật như: cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, của Phạm Văn Đồng [18]; cuốn Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, của Phạm Văn Đồng [19]; cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp [22].
Trên đây là những công trình của các nhân chứng lịch sử, những học trò xuất sắc, thân cận, gần gũi và đã cùng với Hồ Chí Minh chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của con đường cách mạng
vô sản là ĐLDT gắn liền với CNXH mà Người đã lựa chọn Những tác phẩm này đã đánh giá sâu sắc, trung thực, quá trình cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, bao quát trên phạm vi rộng lớn về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao của tư tưởng Hồ Chí Minh Tuy vậy, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về VHCT của Người.
Trang 17Một trong những công trình khoa học có liên quan mật thiết đến chính trị,
VHCT đó là cuốn sách: Luật hiến pháp và chính trị học của Nguyễn văn Bông [7].
Mặc dù với lập trường phi vô sản và thái độ đối lập với quan điểm mácxít và mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng nội dung cuốn sách là những nhận thức và luận giải khá khoa học về những vấn đề quan trọng của chính trị học như: về chính quyền và tổ chức chính quyền, về hiến pháp, về những hình thức tham gia chính trị
và về những thể chế chính trị tiêu biểu ở cả châu Âu và châu Á Do đó, cuốn sách là tài liệu tham khảo cần thiết cho đề tài này Tuy nhiên, cuốn sách chưa trực tiếp bàn đến VHCT và VHCT Hồ Chí Minh.
- Những công trình của các nhà khoa học có các tác phẩm tiêu biểu:
Cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám - (tập III) Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Trần Văn Giàu [26], bằng cách tiếp cận lôgích và lịch sử, cuốn sách đã
đề cập một cách sâu sắc, toàn diện vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xác định con đường cứu nước, lựa chọn hệ tư tưởng vô sản và truyền bá vào Việt Nam để chuẩn
bị các điều kiện cần và đủ cho cách mạng nổ ra và giành được các mục tiêu chính trị
đã xác định Cuốn sách cho thấy quá trình vận động phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự hiện thực hóa tư tưởng đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 đến khi Cách mạng Tháng tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với việc công bố bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 02-9-1945 Mặc dù toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và hành động chính trị của Hồ Chí Minh mà cuốn sách đề cập đến là một sự nghiệp văn hóa, hướng đến các mục tiêu văn hóa, nhằm mang lại một nền chính trị thỏa mãn nhu cầu và bảo vệ quyền lợi chính trị của nhân dân Việt Nam Tuy nhiên, tác giả cuốn sách chưa có ý định khái quát những giá trị của tư tưởng và hành động cách mạng đó thành VHCT Hồ Chí Minh.
Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, của Bùi
Đình Phong (chủ biên) [81] đã trình bày quá trình hình thành, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam và vận dụng
tư tưởng đó vào xây dựng nền văn hóa mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mặc dù tác giả không trực tiếp bàn về VHCT mà chỉ đề cập đến
Trang 18tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam Tuy nhiên, có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về nền văn hóa mới ở Việt Nam là một nội dung quan trọng trong tư tưởng chính trị của Người.
Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người, của Đặng
Xuân Kỳ (Chủ biên) [43], được kết cấu thành ba phần với nhiều nội dung như: đặc điểm và vai trò của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam trong lịch sử dân tộc; Hồ Chí Minh với tư tưởng phương Đông về văn hóa và con người; tư tưởng phương Tây
về văn hóa và con người; những vấn đề chung của văn hóa và nền văn hóa mới; tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực của văn hóa; tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và xây dựng con người mới; văn hóa, con người Việt Nam hiện nay và yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trong đó, tác giả có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về VHCT, đưa ra quan niệm
về VHCT và nhận định rằng: VHCT không chỉ ở trong tư tưởng chính trị mà còn ở trong hoạt động chính trị thực tiễn của Hồ Chí Minh và sự thống nhất đó tạo thành VHCT của Người Sau đó, tác giả cũng chỉ ra một số nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh như: tư tưởng về mục tiêu chính trị; về dân; về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Như vậy, cuốn sách mới chỉ đề cập một số nội dung của tư tưởng chính trị với tính cách là bộ phận cấu thành VHCT Hồ Chí Minh.
Cuốn Sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam thế kỷ X-XV, của Nguyễn
Hoài Văn (Chủ biên) [109] có kết cấu ba chương: Cơ sở hình thành tư tưởng chính trị Việt Nam nhìn từ cội nguồn văn hóa - lịch sử; “Tam giáo đồng nguyên” và sự phát triển của tư tưởng chính trị Nho giáo thời Lý - Trần; Sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng chính trị Việt Nam trong thế kỷ XV dưới ảnh hưởng của Nho giáo Cuốn sách đã trình bày cơ sở hình thành của tư tưởng chính trị Việt Nam và sự phát triển của tư tưởng chính trị Nho giáo thời Lý - Trần từ (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV), thời Lê Sơ (thế kỷ XV) Mặc dù chưa đề cập đến VHCT nhưng dưới góc độ lịch sử
và hệ thống, đây là một bộ phận quan trọng của VHCT truyền thống Việt Nam và cội nguồn của VHCT Hồ Chí Minh.
Cuốn Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hoá chính trị, của Phạm
Hồng Tung [104] bao gồm 14 chuyên luận, được tác giả bàn về nhiều vấn đề liên
Trang 19quan đến văn hóa và VHCT, trong đó ba chuyên luận đầu có liên quan trực tiếp đến
đề tài Ở chuyên luận thứ nhất, tác giả đã trình bày một số khái niệm và cách tiếp cận VHCT của khoa học chính trị ở phương Tây; chỉ ra mối quan hệ và vai trò của
cá nhân đối với VHCT và cho rằng, do sự khác nhau về vị trí, vai trò của mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị, nên không thể khảo sát đặc tính chính trị của tất cả các cá nhân nhưng cần thiết phải nghiên cứu những cá nhân tiêu biểu, nổi bật theo cách tiếp cận từ trên xuống và cùng với cách tiếp cận từ dưới lên để có những lý giải cân bằng, thực chứng Ở chuyên luận thứ hai, tác giả trình bày mối quan hệ giữa môi trường chính trị, hệ thống chính trị, quá trình chính trị và VHCT Trong chuyên luận thứ ba, tác giả trình bày một số cách tiếp cận nghiên cứu và luận điểm của một số học giả tiêu biểu ở phương Tây về VHCT Tóm lại, cuốn sách đã trình bày một số khái niệm, cách tiếp cận và sự cần thiết phải nghiên cứu VHCT nói chung, VHCT của những cá nhân tiêu biểu nói riêng nhưng do mục tiêu nghiên cứu, cuốn sách chưa đề cập đến VHCT Hồ Chí Minh.
Cuốn Chính trị học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, do Nguyễn Văn
Huyên (Chủ biên) [38] đã đề cập đến những vấn đề về VHCT và con người chính trị với những nội dung cụ thể như: quan niệm và bản chất của VHCT, đặc trưng, nội dung, giải pháp xây dựng VHCT Việt Nam hiện nay; tư tưởng chính trị phương Đông và phương Tây về phẩm chất của người lãnh đạo chính trị; bản lĩnh chính trị
Hồ Chí Minh và quan điểm Hồ Chí Minh về nghệ thuật hoạt động chính trị Có thể thấy, mặc dù đã đề cập nhưng cuốn sách mới chỉ dừng lại ở một số biểu hiện cụ thể trong VHCT Hồ Chí Minh.
Cuốn Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển, của Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình
Phong [2] bao gồm hai phần: phần 1, Hồ Chí Minh và văn hóa; phần 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển Cuốn sách đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng nền văn hóa mới; về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh; văn hóa đạo đức
Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, về giáo dục, về báo chí cách mạng, về tính văn hóa trong thiết kế bộ máy nhà nước và phương hướng vận dụng các tư tưởng đó trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Đặc biệt, trong mười trang sách (từ 61-71), các tác giả đã đi sâu trình bày VHCT và VHCT Hồ Chí Minh Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khái quát một số cách nhìn nhận và
Trang 20đưa ra quan niệm ban đầu về VHCT và nhận định về quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện của VHCT Hồ Chí Minh.
Cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh (Sách chuyên khảo) của Lê Minh Quân [88] bao gồm bẩy chương, chia làm ba
phần: phần thứ nhất trình bày tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin và
Hồ Chí Minh; phần thứ hai trình bày một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị; phần thứ ba, tác giả khái quát một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về đấu tranh bảo vệ, phát triển tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác Cuốn sách không chỉ là nguồn tri thức quan trọng góp phần luận giải nguồn gốc, bản chất cách mạng của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói riêng, VHCT Hồ Chí Minh nói chung mà còn cho phép tiếp cận VHCT Hồ Chí Minh từ góc độ giá trị của những tư tưởng chính trị.
Cuốn Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất, của Song Thành [96] bao gồm 16
chương, đề cập một cách toàn diện về văn hóa Hồ Chí Minh, trong đó có chương thứ 5 bàn trực tiếp vào VHCT Hồ Chí Minh Trong chương này, sau khi trình bày khái niệm, cấu trúc và vai trò của VHCT nói chung đối với sự phát triển đất nước, tác giả đã trình bày cơ sở hình thành và hệ quan điểm VHCT Hồ Chí Minh Mặc dù vậy, tác giả mới tạm rút ra định nghĩa về VHCT nói chung mà chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về VHCT Hồ Chí Minh Mặt khác, ở đây, VHCT Hồ Chí Minh được nhìn nhận với tính cách là một tập hợp các quan điểm, tư tưởng nhằm thực hiện các mục tiêu, lý tưởng chính trị mà Người đã xác định Về cơ sở hình thành VHCT Hồ Chí Minh, theo tác giả, VHCT Hồ Chí Minh được hình thành trước hết là từ những giá trị VHCT truyền thống Việt Nam và sau khi ra nước ngoài khảo sát thế giới, Hồ Chí Minh tiếp nhận thêm những giá trị mới mẻ và tiến bộ của VHCT phương Tây.
Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, do
Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) [43], trong phần thứ hai (chương 2): Tư tưởng Hồ ChíMinh về các lĩnh vực của văn hóa, các tác giả đã đề cập đến VHCT, đưa ra kháiniệm chính trị và VHCT Về cơ sở hình thành của VHCT Hồ Chí Minh, các tác giảkhẳng định: Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kế thừa những truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của dân tộc, thâu thái tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đãxác lập một hệ thống tư tưởng chính trị mang tính cách mạng triệt để, tính khoa họcsâu sắc và tính nhân văn cao cả
Trang 21Những tác phẩm nêu trên đã đề cập một cách khá toàn diện về VHCT nóichung và VHCT Việt Nam nói riêng Nhiều tác phẩm đã làm rõ sự phát triển của tưtưởng chính trị Việt Nam, những giá trị của VHCT truyền thống Việt Nam Đặcbiệt, một số tác giả đã trực tiếp đề cập đến VHCT Hồ Chí Minh ở những khía cạnh
và phạm vi nhất định Tuy vậy, chưa có một công trình độc lập, nghiên cứu chuyênsâu về VHCT Hồ Chí Minh
- Ngoài ra còn có khá nhiều các nghiên cứu đã công bố trên các báo, tạp chí,
kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan đến VHCT và VHCT Hồ Chí Minh như: Bài
Phát huy ưu thế của nền văn hoá chính trị Việt Nam tạo động lực cho công cuộc đổi mới, của tác giả Trần Ngọc Hiên [30] Bài Văn hoá và văn hoá chính trị từ cách tiếp cận của triết học chính trị mácxít, của Nguyễn Văn Huyên [36] Bài Văn hóa Đảng
- nhận thức và vấn đề đặt ra, của Đỗ Nguyên Phương [86] Trong bài này, tác giả
khẳng định: “Văn hóa Đảng là một bộ phận của văn hóa chính trị”; trong điều kiện
và đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam, đề cập đến VHCT chính là đề cập đến văn hóa Đảng và cũng chỉ rõ: “Điểm nổi bật trong quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị là tư tưởng về dân” và “Tư tưởng văn hóa chính trị, văn hóa Đảng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu văn hóa chính trị, văn hóa Đảng ngày nay”.
Tóm lại, phần lớn các công trình đã công bố chủ yếu nhìn nhận VHCT Hồ ChíMinh ở góc độ tư tưởng Do vậy, những tư tưởng về Dân, về Nhà nước, về Đảng,
về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đặc biệt là trong điều kiện đảngcầm quyền được coi là những yếu tố cấu thành VHCT Hồ Chí Minh Một số ít côngtrình đã coi VHCT Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa tư duy với hành động nhưngcũng chưa đi sâu làm rõ cấu trúc của sự thống nhất đó Vấn đề cơ sở hình thànhVHCT Hồ Chí Minh đã được nhiều tác giả đề cập nhưng mới dừng lại ở việc địnhdanh những tiền đề, những yếu tố cấu thành nguồn gốc của VHCT Hồ Chí Minh
mà chưa đi sâu phân tích vai trò của các yếu tố đó; nhất là chưa làm rõ mối quan hệbiện chứng giữa truyền thống với hiện tại, giữa cộng đồng với cá nhân, giữa kháchquan với chủ quan trong việc hình thành VHCT Hồ Chí Minh Vì vậy, dưới góc độkhoa học chính trị, tác giả luận án mạnh dạn coi VHCT Hồ Chí Minh là đối tượng
Trang 22nghiên cứu độc lập nhằm góp phần khắc họa chân dung nhà chính trị chuyênnghiệp, nhà văn hóa của tương lai và gợi mở một cách tiếp cận mới về VHCT của
cá nhân nói chung, của lãnh tụ chính trị nói riêng
1.2.2 Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đặc trưng và giá trị của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh
+ Các sách liên quan đến đặc trưng và giá trị của VHCT Hồ Chí Minh:
Trong cuốn Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển, của Phạm Ngọc Anh và
Bùi Đình Phong [2], các tác giả đã chỉ ra biểu hiện của VHCT Hồ Chí Minh là:nắm chắc linh hồn của chủ nghĩa Mác và hoàn cảnh cụ thể của đất nước để xácđịnh mục tiêu cách mạng; đề cao quyền lực của nhân dân; luôn khách quan,trung thực, nhận rõ đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác, có tư duy phê phán, sáng tạovới bản lĩnh và cái tâm, cái trí của người cộng sản; VHCT Hồ Chí Minh là sựthống nhất giữa tư duy với hành động và luôn chú trọng xây dựng văn hóa củaĐảng cầm quyền Cuốn sách không phải là một tác phẩm chuyên bàn về VHCT
Hồ Chí Minh, do vậy nội dung này chỉ được đề cập với tính cách là một bộphận cấu thành của văn hóa Hồ Chí Minh và cũng mới chỉ tập trung phân tíchmột số biểu hiện cụ thể của VHCT Hồ Chí Minh
Cuốn Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, của Song Thành [95], với ba
phần, gồm hai mươi chương, cuốn sách đã làm nổi bật hình ảnh, vị trí, vai tròcủa Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam Tác giả đã làm rõ quanniệm và tiêu chí của một nhà tư tưởng, khái quát những cống hiến sáng tạo về
tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và khẳng địnhgiá trị thời đại của những tư tưởng đó để làm rõ vị thế nhà tư tưởng lỗi lạc củacách mạng Việt Nam Cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản của tưtưởng Hồ Chí Minh theo một hệ thống lôgích, từ việc xác định mục tiêu chínhtrị, lựa chọn con đường, xác định phương pháp, chuẩn bị lực lượng và xác địnhnhững nội dung cơ bản cần thiết lập trong xây dựng chế độ xã hội mới sau khigiành ĐLDT Đặc biệt, tác giả đã khái quát những sáng tạo lý luận làm lên tầmvóc nhà tư tưởng Hồ Chí Minh như: sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa
Trang 23dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; sáng tạotrong lựa chọn, vận dụng và phát triển lý luận Mác - Lênin; sáng tạo trong xâydựng đảng kiểu mới ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến; sáng tạo trong lựachọn và thiết kế mô hình nhà nước; sáng tạo trong xác định con đường, biệnpháp quá độ lên CNXH; sáng tạo trong nghệ thuật chính trị… Mặc dù chưa đềcập trực tiếp, nhưng bằng việc chỉ ra những sáng tạo lý luận đó đã làm toát lênbản chất, nội dung và giá trị của VHCT Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đề cập một cách toàn diện nhất về nội dung VHCT Hồ Chí Minh là
tác phẩm Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất, của Song Thành [96] Trong cuốn
sách, tác giả đã nêu nên một hệ quan điểm VHCT Hồ Chí Minh, đó là: “Dân là gốc,dân là chủ”, chính trị sáng suốt là chính trị “được lòng dân”; lấy đại đoàn kết toàndân tộc làm sức mạnh nền tảng; thi hành một nền chính trị liêm khiết, kết hợp chặtchẽ đức trị với pháp trị; kiên trì giáo dục đạo đức gắn với đề cao vai trò của phápluật, thực hiện đức trị đi đôi với pháp trị; tôn trọng hiền tài, tin dùng trí thức; suốtđời phấn đấu trở thành nhà chính trị sáng suốt, người công bộc, tận tụy của nhândân Mặc dù vậy, cuốn sách chỉ tập trung phân tích VHCT Hồ Chí Minh dưới góc
độ tư tưởng mà thôi
Cùng với việc luận giải nội dung, các nhà khoa học đã nhận định, VHCT HồChí Minh có giá trị như là yếu tố quyết định tạo nên sự nghiệp của Người và thắng
lợi của cách mạng Việt Nam Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn
hóa và con người, của Đặng Xuân Kỳ [43], tác giả đưa ra đánh giá khái quát:
VHCT Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa to lớn trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam
Nó vẫn đang định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa rất chính trị và mộtnền chính trị rất văn hóa khi đất nước bước vào thế kỷ XXI Mặc dù vậy, vấn đề giátrị của VHCT Hồ Chí Minh chưa được trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc
để thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của VHCT Hồ Chí Minh trong tiếntrình cách mạng Việt Nam và sự cần thiết phải xây dựng VHCT Hồ Chí Minh chođội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và phát huy VHCT của Người trong đời sốngchính trị ở nước ta hiện nay
+ Các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan:
Trang 24Trong bài Văn hóa lãnh đạo - quản lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh, của Bùi
Nguyễn [72], tác giả đã khẳng định: Văn hóa lãnh đạo - quản lý thuộc phạm trùVHCT, được nhận thức trong điều kiện Đảng cầm quyền và, tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa lãnh đạo - quản lý là một hệ thống quan điểm sâu sắc của Người vềnhững giá trị trong lãnh đạo - quản lý, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, trình độ “người” vàmức độ được “vun trồng” của Đảng cầm quyền, Nhà nước pháp quyền và ngườilãnh đạo - quản lý Với cách tiếp cận như trên, tác giả bài viết mặc dù không đề cậptoàn diện và trực tiếp, nhưng đã gián tiếp khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về vănhóa lãnh đạo - quản lý là một bộ phận cấu thành nội dung VHCT Hồ Chí Minh
Trong bài Nhân dân: Một phạm trù văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, của Bùi Đình
Phong[84], tác giả khẳng định: phương Đông hay phương Tây đều đề cập tới phạmtrù dân trong VHCT Nhưng dân như là một phạm trù trong VHCT Hồ Chí Minh
có sắc thái riêng Đó là VHCT “dân quyền”, “dân sinh”, “dân trí”, “dân chủ” Trongphạm vi bài viết này, tác giả đã đi sâu phân tích một trong những đặc trưng cơ bảncủa VHCT Hồ Chí Minh đó là tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc và tất cả vì nhân
dân Bài Văn hoá Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa, của Hoàng Chí Bảo [4] Trên cơ
sở khái quát những nét chính trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh, tác giả đãchỉ ra cách tiếp cận và nêu lên ba loại hình cơ bản, nổi bật nhất của văn hóa Hồ ChíMinh đó là: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức và văn hóa ứng xử Đề cập đến giátrị và ý nghĩa của VHCT Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định: “Hồ Chí Minh đã đưadân tộc Việt Nam vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong của thời đại, có mặt mộtcách xứng đáng trong thế giới nhân loại” [tr.587], và “Văn hóa Hồ Chí Minh và disản tinh thần Hồ Chí Minh cũng đồng thời là đóng góp đầy tự hào của dân tộc ViệtNam vào kho tàng văn hóa của nhân loại” [tr.587]
Các tác phẩm nêu trên cho thấy, vấn đề đặc trưng của VHCT Hồ Chí Minhmới chỉ được đề cập đến ở một số khía cạnh như: tính cách mạng, khoa học và nhânvăn của những tư tưởng và hành động chính trị; sự quan tâm đặc biệt của Ngườiđến dân sinh, dân trí, dân chủ, dân quyền, mà chưa khái quát được những nét đặcsắc nhất của VHCT Hồ Chí Minh Những giá trị cơ bản nhất của VHCT Hồ ChíMinh đã được nêu lên nhưng vẫn cần phải làm sáng tỏ hơn
Trang 251.2.3 Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa và định hướng xây dựng văn hóa chính trị Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
- Các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan:
Trong bài Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn hóa chính trị, của Vũ Minh
Giang [21], tác giả đã đưa ra khái niệm chung nhất về VHCT, luận giải quátrình hình thành, những đặc điểm của VHCT Việt Nam và khẳng định, Đảng
Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của VHCT Việt Nam Trong bài Văn hoá
Đảng được hoàn thiện từ nền văn hoá chính trị, của Lương Hoàng Mai [52],
tác giả cho rằng văn hóa đảng là một sản phẩm trong văn hóa chính trị của dântộc và việc xây dựng môi trường VHCT Việt Nam tiên tiến, hiện đại là điềukiện để hoàn thiện VHCT của đảng Ngoài ra còn một số bài khác có đề cập
đến VHCT Hồ Chí Minh như: bài Nhân dân: Một phạm trù văn hoá chính trị
Hồ Chí Minh, của Bùi Đình Phong [84]; bài Vấn đề văn hoá trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước, của Tạ Ngọc Tấn [92]; bài Xây dựng văn hoá chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, của tác giả
Trang 26Đoàn Thị Minh Oanh [79]; bài Học và hành theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hoá cầm quyền, của Bùi Đình Phong [85]
- Các luận văn, luận án có liên quan:
Một số luận văn, luận án có đề cập đến VHCT như: cuốn Văn hóa chính trị ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Khăm Mặn ChănThạLăngSy [41]; cuốn Văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Kon Tum hiện nay - thực trạng và giải pháp, của tác giả Nguyễn Minh Đức [20]; cuốn Nâng cao văn hoá chính trị của cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Lâm Quốc Tuấn [94]; cuốn Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với việc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay, của tác giả Nguyễn Minh Khoa [44]; cuốn Văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, của tác giả
Như vậy, đề tài “Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn”
với mục tiêu nghiên cứu đã xác định mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với cáccông trình đã công bố Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ đem lại nhữngđóng góp mới về khoa học Trên cơ sở tổng hợp các kết quả đã nghiên cứu, luận án
sẽ cung cấp một cách nhìn khái quát và đầy đủ hơn về VHCT nói chung và VHCTViệt Nam nói riêng, đồng thời đưa ra một bức tranh toàn diện và hệ thống, bao gồmkhái niệm, cấu trúc, cơ sở hình thành, đặc trưng, giá trị và ý nghĩa của VHCT HồChí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng xây dựng VHCT Hồ Chí Minhcho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
Trang 27Tiểu kết chương 1
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và
sự giao thoa, tiếp biến những giá trị văn hóa chung của nhân loại, VHCT bắt đầuđược quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Trongquá trình nghiên cứu, VHCT được tiếp cận từ nhiều cách khác nhau và do đó cũng
có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu Tuy nhiên,các kết quả nghiên cứu đều nhìn nhận VHCT là sản phẩm của con người, được hunđúc trong quá trình đấu tranh giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, trở thànhnhững giá trị bền vững chi phối nhận thức và hành vi chính trị của con người Do
đó, trên một góc độ nhất định, VHCT là sự tích hợp VHCT cá nhân, mang tínhcộng đồng nhưng lại có sự chi phối VHCT cá nhân Các nghiên cứu cũng chỉ rarằng, với một số cá nhân xuất chúng, những lãnh tụ chính trị xuất sắc thì VHCT của
họ có vai trò to lớn trong việc hình thành những giá trị chung, thậm chí tạo ra bướcngoặt trong quá trình phát triển VHCT của cộng đồng, dân tộc
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị của Đảng, của dân tộc,bằng tư tưởng và hoạt động chính trị của mình, Người đã đưa đất nước bước sangmột kỷ nguyên mới, hòa cùng dòng chảy của thời đại trong quá trình phát triển Vớinhững công lao to lớn đó, Người được thế giới vinh danh là anh hùng giải phóngdân tộc, nhà văn hóa lớn Vì thế, VHCT Hồ Chí Minh đã được các nhà khoa học đềcập đến ở nhiều góc độ khác nhau, khá phong phú và toàn diện Do vậy, việc kếthừa các thành quả nghiên cứu VHCT nói chung, VHCT Hồ Chí Minh nói riêng đểthực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận án là hết sức quan trọng và cần thiết
Với ý nghĩa đó, việc thu thập tài liệu và đánh giá tổng quan các nghiên cứu cóliên quan đến đề tài luận án đã rất được quan tâm Đây là cơ sở để xác định nhiệm
vụ nghiên cứu và là nguồn tư liệu chính để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa và pháttriển, phục vụ cho việc hoàn thành luận án của mình
Trang 28Chương 2
LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
2.1 KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa
Trong phạm vi của đề tài này chưa có điều kiện đi sâu vào một vấn đề lýluận lớn và phức tạp của văn hóa học - vấn đề giá trị Do vậy, chỉ khái quát vànêu lên một quan niệm chung nhất về giá trị và giá trị văn hóa Theo từ điểntiếng Việt: giá trị “là: cái làm cho một vật có lợi, có ý nghĩa, là đáng quý vềmột mặt nào đó; là: tác dụng, hiệu lực; là: lao động xã hội của những người sảnxuất hàng hóa kết tinh trong sản phẩm hàng hóa; là: số đo của một đại lượng,hay số được thay thế bằng một kí hiệu”[106, tr.501] Như vậy, giá trị là mộtkhái niệm có độ bao quát lớn, một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực Tuy nhiên, theo Trần Ngọc Thêm, tác giả cuốn sách “Những vấn đề
văn hóa học lý luận và ứng dụng”, “ở khái niệm này còn tồn đọng rất nhiều
vấn đề lý luận chưa được giải quyết thấu đáo”[97, tr.92]
Giá trị được phân ra làm hai loại là giá trị tự nhiên và giá trị xã hội,trong đó giá trị tự nhiên là những tính chất, sự vật có ích nhưng không docon người sáng tạo ra, còn giá trị xã hội gắn liền với con người, do conngười sáng tạo ra Như vậy, giá trị văn hóa đồng nghĩa với giá trị xã hội vàbao hàm trong nó các loại giá trị như: kinh tế, chính trị, đạo đức, khoa học,pháp luật Do đó, không được đồng nhất hoặc đặt giá trị văn hóa nganghàng với các loại giá trị khác, bởi vì mọi giá trị do con người sáng tạo ra đềuthuộc về văn hóa Giá trị có tính chủ quan, tính lịch sử và tính tương đối.Một sự vật, hiện tượng có giá trị nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực và tâm
lý của chủ thể định giá Mặt khác, một sự vật có giá trị ở giai đoạn lịch sửnày, chưa chắc đã còn giá trị ở giai đoạn lịch sử khác, có giá trị ở vùng này
và với dân tộc này chưa hẳn đã có giá trị ở vùng khác và với dân tộc khác
Trang 29Tính tương đối của khái niệm giá trị cho phép nhìn nhận và phân loại các giátrị thành: giá trị đang hình thành, giá trị đang hiện hành, giá trị đã lỗi thời,giá trị vĩnh cửu, giá trị lịch sử, giá trị hiện thực
2.1.1.2 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một vấn đề rộng lớn, gắn liền với mọi lĩnh vực hoạt động sốngcủa con người Do vậy, từ khi xuất hiện lần đầu (1871) cho đến nay đã có rấtnhiều định nghĩa văn hóa, và một số nhà khoa học nhận định rằng, có bao nhiêunhà nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa Về cách định
nghĩa văn hóa, trong công trình nghiên cứu, “Văn hóa trong chủ thuyết phát
triển của Việt Nam”, các nhà khoa học đã thống kê 6 cách định nghĩa chính đó
là: cách định nghĩa miêu tả, cách định nghĩa lịch sử, cách định nghĩa chuẩn mực,cách định nghĩa tâm lý, cách định nghĩa cấu trúc và cách định nghĩa nguồn gốc.Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song theo Trần Ngọc Thêm, kháiniệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính, đó là: theo nghĩarộng và theo nghĩa hẹp
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ liệt kê một số định nghĩatiêu biểu và có những điểm chung, với tính cách là cơ sở cho những khái niệmcông cụ của đề tài nhưng có liên quan trực tiếp đến văn hóa
Định nghĩa của Từ điển Triết học:
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu chotrình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội Theo nghĩa hẹp hơn,người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sảnxuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật vàvăn học, triết học, đạo đức, giáo dục…) Văn hóa là một hiện tượnglịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế xãhội.[107, tr.1329 - 1330]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, văn hóa gắn liền với conngười và có nguồn gốc từ hoạt động lao động sáng tạo của con người Trong tác
Trang 30phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”, C.Mác viết: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên
được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của
con người”[51, tr.507] Theo tập thể tác giả của công trình nghiên cứu “Văn hóa
trong chủ thuyết phát triển của Việt Nam”, mặc dù không chính thức đưa ra định
nghĩa của mình về văn hóa, song “trong công trình “Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước” xuất bản lần đầu tiên năm 1884,
Ph.Ăngghen đã có ngụ ý chứng minh: Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và pháttriển của mình trong tiến trình lịch sử”[35, tr.24]
Một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu văn hóa nước ngoài:
Năm 1871, trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy, xuất bản lần đầu tại London,
nhà nhân học người Anh Edward Burnett Tylor đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hayvăn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó, là toàn bộ phức thể baogồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khảnăng và thói quen khác mà con người có được với tư cách một thành viên của xãhội”[103, tr.13] Với cách định nghĩa miêu tả này, tác giả đã liệt kê một số thành tốcủa văn hóa và chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa văn hóa và con người với tư cách
là con người xã hội Đây là khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp, và có lẽ hạn chế củakhái niệm này là tác giả đã đồng nhất văn hóa với văn minh
Một khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, do ông Federico Mayor, nguyên tổnggiám đốc UNESCO trong khoảng thời gian từ 1987 đến 1999 đã nêu ra nhưsau: "Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân vàcộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế hệ, các hoạt động sángtạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu -những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[74, tr.11]
Khái niệm này được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chínhphủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise Năm 1988, tổ chứcVăn hóa Khoa học Giáo dục Liên Hiệp Quốc UNESCO đã đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức,
Trang 31vật chất, tinh thần của xã hội Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệthuật, mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người,truyền thống tín ngưỡng”[dẫn theo 105, tr.16].
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa được Người ghi lại trong mục đọc
sách ở những trang cuối cùng của tập thơ “Nhật ký trong tù”, Người viết:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằngngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sángtạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đãsản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn.[56, tr.458]
Từ quan niệm trên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra các yếu tố cấu thành của văn hóa,nhấn mạnh đặc trưng sáng tạo và phát minh, đồng thời chỉ ra mục tiêu của văn hóa
là vì sự sinh tồn và mục đích cuộc sống con người
Một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước: theo nhànghiên cứu văn hóa Phan Ngọc:
Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cánhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cánhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tạitrong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này,
đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểulựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác với các kiểu lựa chọncủa các cá nhân hay các tộc người khác.[71, tr,19-20]
Định nghĩa trên nhấn mạnh đến tính biểu tượng của các giá trị văn hóa chiphối các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh được biểu hiện thôngqua việc lựa chọn các giá trị
Theo tác giả Song Thành:
Trang 32Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinhthần do một cộng đồng người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinhtồn và phát triển trong quá trình lịch sử Trên ý nghĩa đó, văn hóa phảnánh mức độ phát triển của toàn bộ cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân
về trình độ sản xuất - kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nếp sống - đạo đức,phong tục - tập quán, v.v.[96, tr.7]
Định nghĩa trên nhấn mạnh tính lịch sử của các giá trị do con người sángtạo ra, thể hiện trình độ phát triển của cộng đồng người
Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống giá trịmang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt độngthực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[97,tr.56] Định nghĩa này được cho là khá hoàn chỉnh, cho phép nhận diện và phânbiệt văn hóa Như vậy, mặc dù các định nghĩa nêu trên đề cập văn hóa ở nhữngphạm vi rộng, hẹp khác nhau, nhưng tựu chung lại đã làm nổi bật khái niệmvăn hóa ở những nội dung cơ bản đó là: Văn hóa gắn liền với con người, docon người và vì con người; nguồn gốc của văn hóa là tự nhiên, ra đời thông quahoạt động thực tiễn; văn hóa là hệ thống các giá trị và biểu tượng được bồi đắptrong chiều dài lịch sử, có tính Chân, Thiện, Mĩ, tính sáng tạo và có đặc trưng,bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình tồn tại
và phát triển trên một khu vực địa lý nhất định
Tóm lại, văn hóa là một chỉnh thể các giá trị Chân, Thiện, Mĩ của conngười, do con người, vì con người, được sáng tạo, bồi đắp trong suốt quá trìnhlịch sử thông qua sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
2.1.1.3 Khái niệm văn hóa chính trị
Chính trị là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, dùng để chỉ nhữngcông việc liên quan đến nhà nước, là nghệ thuật cai trị của nhà nước và làphương pháp để thực hiện các mục tiêu của quốc gia Chính trị xuất hiện từ khi
xã hội có phân hóa giai cấp và tác động, chi phối đến tất cả mọi người thuộccác giai cấp, tầng lớp khác nhau Chính vì thế mà Aristotle cho rằng, con người
Trang 33là động vật chính trị Mặc dù vậy, trong thực tế, chính trị đã từng là công cụđặc quyền để giai cấp thống trị buộc các giai cấp khác phải phục tùng ý chí củamình Tuy nhiên, cùng với quá trình dân chủ hóa, chính trị dần trở thành côngviệc của đông đảo quần chúng nhân dân Mọi công dân đều có quyền tham giavào công việc của nhà nước ở những mức độ, phạm vi khác nhau, phụ thuộcvào điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi công dân.
Vậy, chính trị có cần thiết hay không?, là tốt hay xấu đối với con người?.Trước hết cần khẳng định là, chính trị là một hiện tượng lịch sử, chỉ ra đời và tồn tạicùng với sự ra đời và tồn tại của giai cấp, nhưng nó rất cần thiết cho sự phát triểncủa xã hội, là một nấc thang trong tiến trình phát triển của nhân loại Xung quanhvấn đề chính trị, từ xưa đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau Ở phươngTây, một triết gia Hy Lạp cổ đại - Plato - người thầy của Aristotle cho rằng, chínhtrị là nghệ thuật cai trị và cai trị bằng sức mạnh là độc tài, còn cai trị bằng thuyếtphục mới là cai trị đích thực Gần đây, nhà kinh tế, chính trị và xã hội học ngườiĐức Maximilan Carl Emil weber cho rằng, chính trị là khát vọng tham gia vàoquyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trongquốc gia hay giữa các tập đoàn người trong một quốc gia Với quan điểm này, một
số học giả cho rằng, chính trị là sự khôn khéo, là nghệ thuật, là thủ đoạn, là trườngđấu tranh, chiếm quyền hành, tước vị mà kẻ thắng thế chưa hẳn là người tốt
Các quan niệm trên đây tuy có những yếu tố hợp lý nhưng chưa phản ánhđúng nội dung cơ bản nhất trong phạm trù chính trị, đó là tính giai cấp của nó Chỉkhi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, phạm trù chính trị mới có được những quan niệmđúng đắn, cách mạng và khoa học Theo Lênin, về bản chất, “Chính trị là cuộc đấutranh giữa các giai cấp; chính trị là thái độ của giai cấp vô sản đang đấu tranh tự giảiphóng mình chống giai cấp tư sản toàn thế giới”[47, tr.482] Về phương thức củachính trị, Lênin cho rằng, “Chính trị là một khoa học và nghệ thuật không phải từtrên trời rơi xuống, mà đòi hỏi một sự cố gắng, rằng giai cấp vô sản muốn thắng giai
cấp tư sản thì phải đào tạo lấy “những nhà chính trị giai cấp” thực sự của mình,
những nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tưsản”[47, tr.80-81]
Trang 34Về mối quan hệ giữa chính trị với văn hóa, chủ nghĩa Mác - Lênin chorằng, văn hóa là tiền đề, điều kiện của chính trị và luôn bị chi phối bởi chính trị.Lênin viết: “Chừng nào ở nước ta còn có một hiện tượng như nạn mù chữ, thìrất khó có thể nói đến giáo dục chính trị Đó không phải là một nhiệm vụ chínhtrị, đó là một điều kiện mà nếu thiếu, thì không thể nói đến chính trị được Mộtngười không biết chữ là người đứng ngoài chính trị”[48, tr.218] Tóm lại, dùtheo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng, văn hóa và chính trị luôn có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Theo nghĩa rộng, chính trị là một hệ sản phẩm, một phương thứcbiểu hiện của văn hóa, nằm trong văn hóa Theo nghĩa hẹp, văn hóa bị chi phốibởi chính trị và phải phục vụ cho chính trị.
Như vậy, chính trị luôn gắn liền với con người kể từ khi nhà nước rađời và đó là một lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của đời sống xã hội.Mọi thành quả lý luận và thực tiễn do con người sáng tạo ra liên quan đếnviệc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước đều thuộc về VHCT Vớicách nhìn nhận như vậy, cùng với quá trình ra đời và phát triển của nhànước, khái niệm VHCT đã hình thành và từng bước hoàn thiện
Việc định nghĩa VHCT tùy thuộc vào mục đích và cách tiếp cận của mỗichủ thể nghiên cứu Cùng với sự phát triển của khoa học chính trị ở các nướcnói chung, ở phương Tây nói riêng, cho đến nay đã có khá nhiều định nghĩa vềVHCT Có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu sau:
Người đầu tiên đưa ra khái niệm VHCT là nhà chính trị học người MĩG.Almond Trong bài “Các hệ thống chính trị so sánh” đăng trên tạp chí chínhtrị học (The Journal of politics), số 8-1956, Almond đã đưa ra định nghĩa: “Vănhóa chính trị của một dân tộc là cách chia sẻ riêng của các thành viên của dântộc ấy những dạng thức của sự định hướng quan tâm tới các khách thể chínhtrị”[114, tr.14-15] Sau khi ra đời, khái niệm VHCT này đã được giới chính trịhọc thế giới quan tâm nghiên cứu
Trong cuốn “Bách khoa toàn thư khoa học xã hội quốc tế”, được biên soạn
năm 1961, nhà chính trị học người Anh L.Pye đã đưa ra định nghĩa: “văn hóa chính
Trang 35trị là hệ thống thái độ, niềm tin và tình cảm; nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quátrình chính trị; nó đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thốngchính trị; nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chínhthể”[118, tr.218] Định nghĩa này cho thấy, tác giả không những chưa đề cập đếnvấn đề giai cấp của VHCT mà nội hàm của VHCT cũng chỉ được đề cập đến ở góc
độ nhận thức tư tưởng
Theo tác giả Phạm Hồng Tung, gần đây, ở phương Tây có hai cách định nghĩatiêu biểu về văn hóa chính trị của giới khoa học chính trị Đức đó là: cách định nghĩa
thứ nhất của Werner J.Patzelt, được đưa ra trong cuốn sách “Nhập môn khoa học
chính trị”, xuất bản năm 1992 Tác giả định nghĩa:
Văn hóa chính trị là một khái niệm tập hợp dùng để chỉ những giá trịchính trị quan trọng, tri thức, quan niệm và thái độ trong một xã hội;những dạng thức được bộc lộ ra thông qua hoạt động chính trị và tham
dự chính trị; những quy tắc công khai hay mặc nhiên được thừa nhận củaquá trình chính trị và những cơ sở thường nhật của các hệ thống chínhtrị.[dẫn theo 104, tr.22]
Cách định nghĩa thứ hai của các nhà khoa học chính trị Đức được nêu ra trong
cuốn “Từ điển chính trị” xuất bản năm 2007 Ở đây, VHCT được định nghĩa:
Là khái niệm dùng để chỉ chiều cạnh chủ quan của những cơ sở xã hộicủa các hệ thống chính trị Văn hóa chính trị liên quan tới những bộ phậnkhác nhau của ý thức chính trị, những phong thái, những lối nghĩ và ứng
xử điển hình của những nhóm xã hội hoặc toàn xã hội Văn hóa chính trịbao gồm tất cả những đặc tính chính trị cá nhân của từng cá thể, tiềm ẩntrong những thái độ và các giá trị, bắt rễ trong những động cơ bẩm sinhcủa hành vi chính trị, và cả trong những hình thức bộc lộ có tính chấtbiểu tượng và những ứng xử chính trị cụ thể.[dẫn theo 104, tr.23-24].Hai định nghĩa trên đây cho thấy, VHCT không chỉ là các giá trị của tri thứcchính trị, thái độ chính trị mà còn bao gồm những dạng thức của hành vi và sự tham
dự chính trị Mặt khác, hai định nghĩa này lần đầu tiên đề cập đến tính chất cá nhâncủa VHCT
Trang 36Kế thừa các kết quả nghiên cứu của thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã
có sự nhìn nhận rõ hơn về VHCT Trong cuốn sách “Văn hóa chính trị và việc bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” do Phạm Ngọc Quang (chủ
biên), xuất bản năm 1995 đã định nghĩa:
Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa; nó nói lên trithức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên sự nhậnthức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chếchính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản củagiai cấp hay của nhân dân phù hợp sự phát triển của lịch sử Văn hóachính trị nói lên phẩm chất và hình thức hoạt động chính trị của conngười cùng những thiết chế chính trị mà họ lập ra để thực hiện nhữnglợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng.[87, tr.19]
Trong cuốn sách “Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất” của Song Thành, xuất
bản năm 2010, tác giả định nghĩa:
Văn hóa chính trị là một bộ phận cấu thành của văn hóa, kết tinhtrong đó cả tri thức, lý tưởng, đạo đức và năng lực hoạt động chínhtrị, có ảnh hưởng đến thái độ, hành vi chính trị của một cá nhân haymột cộng đồng xã hội nhất định Văn hóa chính trị được hình thành
từ kinh nghiệm lịch sử của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa chínhtrị hiện đại, dưới sự chi phối của hệ tư tưởng chính trị của giai cấphay đảng cầm quyền.[96, tr.86]
Trong cuốn “Các chuyên đề bài giảng chính trị học”, dành cho cao
học chuyên chính trị học, do Phan Xuân Sơn chủ biên, đã đưa ra địnhnghĩa: “Văn hóa chính trị là một loại hình văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộgiá trị, phẩm chất, năng lực, trình độ và phương thức hoạt động chính trị,được hình thành trên cơ sở một nền chính trị với thể chế, hệ thống và thiếtchế đúng đắn, khoa học, thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, phùhợp với tiến bộ xã hội - con người”.[91, tr.260]
Trang 37Như vậy, mặc dù về cơ bản, các định nghĩa nêu trên có điểm chung, đềucoi VHCT là một bộ phận, một lĩnh vực của văn hóa nói chung; được cấu thànhbởi các giá trị do con người sáng tạo trong quá trình hoạt động chính trị; ra đờinhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi chính trị của cá nhân hoặc cộng đồng vàluôn bị chi phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội Tuy nhiên, cáckhái niệm trên đây vẫn còn những khác biệt về nguồn gốc, cấu trúc, đặc trưngbiểu hiện của VHCT Do vậy, việc bổ sung, hoàn thiện khái niệm VHCT để cóđược một công cụ có tính phổ biến trong việc nghiên cứu VHCT nói riêng,chính trị học nói chung là cần thiết và có ý nghĩa khoa học Kế thừa các địnhnghĩa khái niệm VHCT nêu trên và qua phân tích các dấu hiệu nội hàm củakhái niệm VHCT, có thể rút ra một định nghĩa VHCT như sau:
“Văn hóa chính trị là một bộ phận, một phương thức biểu hiện của văn hóa,
ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp Là tổng hòa các giá trị của tư tưởng, hành vi và các thiết chế chính cụ thể phù hợp với tiến bộ xã hội, do con người sáng tạo ra và bồi đắp trong suốt quá trình ứng xử với quyền lực nhà nước Văn hóa chính trị biểu hiện qua các mô hình tổ chức thể chế chính trị, các chuẩn mực, phẩm chất, năng lực tham dự chính trị của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Khái niệm này cho thấy, VHCT là những giá trị chung mà cộng đồng người
đã sáng tạo ra trong suốt quá trình ứng xử với quyền lực nhà nước, nhằm tạo ra cácthiết chế chính trị phù hợp với tiến bộ xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử Tuy nhiên,cần nhận rõ, giá trị chung là tổng hòa của nhiều giá trị riêng không ngang bằngnhau Như vậy, trong giá trị chung đó, sẽ có những giá trị riêng tiêu biểu của những
cá nhân xuất chúng, những lãnh tụ chính trị của dân tộc, vĩ nhân của thời đại mànhững sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của họ được cộng đồng thừa nhận trở thànhgiá trị chung Những giá trị đó được thực tiễn kiểm nghiệm, chắt lọc và tích lũytrong quá trình lịch sử gắn liền với sự ra đời, phát triển của giai cấp và nhà nước.VHCT không chỉ bao gồm các giá trị tư tưởng, lý luận mà còn bao hàm cả nhữnghành vi cũng như nghệ thuật thể hiện hành vi trong quá trình tham dự chính trị đượccộng đồng thừa nhận, chia sẻ và vận dụng trong việc thiết lập và vận hành một nềnchính trị nhất định
Trang 382.1.1.4 Khái niệm văn hóa chính trị Hồ Chí Minh
Việc thừa nhận vai trò của cá nhân trong việc sáng tạo văn hóa nói chung,VHCT nói riêng đã cho phép nhìn nhận một cách khách quan về VHCT HồChí Minh Bởi lẽ, cùng với tư cách là sản phẩm của VHCT Việt Nam, Ngườicòn đồng thời là một chủ thể sáng tạo VHCT Mọi hoạt động cách mạng củaNgười, từ học tập, lao động, nhận thức tư tưởng hay ứng xử với các vấn đềchính trị cụ thể đều hướng vào một lý tưởng cao cả là các dân tộc trên thế giớiđược bình đẳng, đoàn kết và cùng chung sống hòa bình trên sơ sở tôn trọng sự
đa dạng về bản sắc văn hóa; trong xã hội không còn tình trạng giai cấp này ápbức, bóc lột giai cấp khác; con người được giải phóng khỏi mọi sự ràng buộc,
có điều kiện để phát triển toàn diện và được hưởng mọi thành quả văn hóa dochính con người sáng tạo ra Trong đó, mục tiêu trước mắt là độc lập cho dântộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam Mục tiêu đó luôn là sợichỉ đỏ xuyên suốt trong tư duy và được biểu hiện nhất quán trong hoạt độngthực tiễn của Người Chính vì vậy, ngay từ năm 1923, một nhà báo Liên Xô đãviết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âuchâu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”[54, tr.463]
Thực tế nêu trên đặt ra yêu cầu tìm hiểu và định hình khái niệm VHCT HồChí Minh với tính cách là một đối tượng nghiên cứu của khoa học chính trị, trong
đó trực tiếp nhất là chính trị học và Hồ Chí Minh học Một số năm gần đây, kháiniệm VHCT Hồ Chí Minh đã được đề cập đến ở những mức độ và phạm vi
khác nhau, khá phong phú và đa dạng Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát triển văn hóa và con người”, do Đặng Xuân Kỳ (chủ biên),
VHCT được coi là một trong các lĩnh vực như: văn hóa giáo dục; văn hóavăn nghệ; văn hóa đời sống - đạo đức, lối sống và nếp sống cấu thành tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Cuốn sách viết: “Ở Hồ Chí Minh, sự kếthợp chặt chẽ vấn đề giai cấp và dân tộc, truyền thống và hiện đại, dân tộc vànhân loại được thực hiện cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn ba tính chấtcách mạng, khoa học và nhân văn,… Vì vậy, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
Trang 39mang tính văn hóa rất sâu đậm”.[43, tr.249] Quan niệm này mới chỉ đề cậpđến tính chất văn hóa trong các tư tưởng chính trị của Người mà chưa đề cậpđến VHCT Hồ Chí Minh với tính cách là một hệ thống các giá trị của chính
trị có tính chỉnh thể Trong cuốn sách Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển
của Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong, các tác giả có đề cập đến VHCT
Hồ Chí Minh nhưng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể Trong cuốn sách, Hồ
Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất, của Song Thành, tác giả đã đề cập đến cơ
sở hình thành và hệ quan điểm VHCT Hồ Chí Minh, nhưng cũng chưa đưa
ra một quan niệm đầy đủ về VHCT Hồ Chí Minh
Như vậy, cho đến nay khái niệm VHCT Hồ Chí Minh vẫn chưa có đượcmột định nghĩa thực sự đầy đủ Tuy nhiên, những quan niệm đó đã là nềntảng quan trọng để các nghiên cứu tiếp sau có cái nhìn bao quát hơn vềVHCT Hồ Chí Minh Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa đã có, tác giả luận
án đưa ra định nghĩa với tính cách là một giả thuyết khoa học chung nhất vềVHCT Hồ Chí Minh như sau:
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là phương diện nổi bật của văn hóa Hồ Chí Minh, bao gồm tổng hòa các giá trị về tư tưởng và hành vi chính trị mang tính Chân, Thiện, Mĩ mà Người sáng tạo ra trong suốt quá trình đấu tranh cho sự nghiệp GPDT, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trên lập trường giai cấp công nhân; là sự tích hợp, vận dụng, phát triển các giá trị VHCT của dân tộc, nhân loại, và chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam; được biểu hiện ở tư tưởng, chuẩn mực và nhân cách chính trị mang đặc trưng riêng;
có giá trị, ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và góp phần làm phong phú thêm các giá trị VHCT của nhân loại.
Định nghĩa nêu trên đã tiếp cận VHCT Hồ Chí Minh ở phạm vi rộng nhất,với tính cách là một chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập và chỉ ra nhữngnội dung cơ bản của VHCT Hồ Chí Minh Đó là:
Thứ nhất, VHCT Hồ Chí Minh là một phương diện nhưng là phương diện cơ
bản và nổi bật nhất của văn hóa Hồ Chí Minh, bao gồm cả giá trị tư tưởng và giá trị
Trang 40hành vi, nhưng không phải tất cả mọi giá trị đã được tạo ra mà chỉ đề cập đến nhữnggiá trị Chân, Thiện, Mĩ, có tính sáng tạo Đề cập đến VHCT Hồ Chí Minh là đề cậpđến tính chỉnh thể và hệ thống của mối quan hệ giữa con người, sự nghiệp cùngnhững sản phẩm của tư tưởng và hành vi chính trị mà Người sáng tạo ra Tuy nhiên,những sản phẩm đó phải xuất phát từ thực tại khách quan, có tính phổ quát cao, tínhnhân văn, nhân đạo và nhằm mang lại cho con người một đời sống chính trị tốt đẹphơn, phù hợp với xu thế thời đại và tiến bộ xã hội.
Thứ hai, VHCT Hồ Chí Minh mang bản chất của giai cấp công nhân và
hướng tới mục tiêu GPDT, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Nghĩa là,bản chất giai cấp công nhân và sự kết hợp chặt chẽ ba sự nghiệp giải phóng nói trênkhông chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và chỉ đạo mọi tư tưởng và hành động cáchmạng Hồ Chí Minh, mà còn là một đặc trưng cơ bản trong VHCT của Người
Thứ ba, cơ sở hình thành, phát triển VHCT Hồ Chí Minh là sự tích hợp, vận
dụng và phát triển các giá trị VHCT của dân tộc, nhân loại và chủ nghĩa Mác Lênin để giải quyết vấn đề của thực tiễn chính trị Việt Nam trong bối cảnh chungcủa thế giới Nghĩa là, việc hình thành, phát triển của VHCT Hồ Chí Minh có cả cơ
-sở lý luận và thực tiễn gắn liền với nhân tố chủ quan của Người Trong đó, cơ -sở lýluận là những hạt nhân tích cực, hợp lý của tư tưởng nhân loại và những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Người tiếp thu được thông qua khả năng tựhọc và thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú
Thứ tư, sản phẩm của VHCT Hồ Chí Minh là những tư tưởng, chuẩn mực và
nhân cách chính trị của Người Trong đó, tư tưởng chính trị là hệ thống các quanđiểm lý luận về quá trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng GPDT đến cáchmạng XHCN Chuẩn mực là những nguyên tắc, quy tắc, quy định của các hành vichính trị mà Người sáng tạo ra, đáp ứng yêu cầu của cách mạng, phù hợp với xu thếthời đại và nguyện vọng của quần chúng nhân dân Nhân cách chính trị Hồ ChíMinh là những phẩm chất về ý chí, nghị lực, phương pháp, phong cách, sự thốngnhất giữa nói và làm, giữa lý luận và thực hành, cùng những phẩm chất đạo đứccách mạng mà Người đã sáng tạo ra và suốt đời gương mẫu thực hiện