Hạn chế và thách thức phát triển Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Sông Lô trong tương lai mặc dù cónhiều lợi thế, nhưng bên cạnh đó huyện đang đứng trước những khó khăn và thửthá
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÔNG LÔ
Trang 2M c L c ục Lục ục Lục
Phần mở đầu 5
Phần thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đối với quá trình phát triển Kt - xh và Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Sông Lô giai đoạn 2005-2009 8
I Các yếu tố tác động 8
1 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 8
1.1 Vị trí địa lý 8
1.2 Đặc điểm địa hình 8
1.3 Tài nguyên khí hậu 9
1.4 Thủy văn và nguồn nước 9
1.5 Tài nguyên đất 9
1.6 Tài nguyên rừng và khoáng sản 10
1.7 Tài nguyên nhân văn và du lịch 11
1.8 Cảnh quan môi trường 11
2 Dân số và nguồn nhân lực 12
2.1 Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số 12
2.2 Về cơ cấu và chất lượng dân số 12
3 Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển KT-XH huyện Sông Lô.13 3.1 Lợi thế so sánh 13
3.2 Hạn chế và thách thức phát triển 14
II Thực trạng phát triển kt - xh huyện Sông Lô 15
1 Thực trạng phát triển kinh tế 15
1.1 Quy mô và tăng trưởng kinh tế 15
1.2 Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.3 Thu chi ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản 19
1.4 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20
2 Các lĩnh vực xã hội 30
2.1 Giáo dục - đào tạo 30
2.2 Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng - dân số, gia đình và trẻ em 31 2.3 Văn hóa - thông tin - thể thao - phát thanh truyền hình 33
2.4 Công tác xóa đói giảm nghèo 33
2.5 Hoạt động khoa học công nghệ - Môi trường sinh thái 34
3 Thực trạng môi trường và đô thị hóa 34
3.1 Thực trạng môi trường 34
3.2 Thực trạng phát triển đô thị và nông thôn 36
4 Hạ tầng cơ sở 37
4.1 Hệ thống giao thông 37
4.2 Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước 38
4.3 Hiện trạng cấp điện 38
5 Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội 39
6 Kết luận về hiện trạng phát triển KT-XH 39
6.1 Về phát triển kinh tế 39
6.2 Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh 40
Trang 3Phần thứ hai: Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến qui hoạch phát triển kinh
tế xã hội và Phương hướng phát triển kt-xh huyện Sông Lô đến năm 2020 41
I phân tích Dự báo các yếu tố tác động đến qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020 41
1 Các yếu tố tác động bên ngoài 41
1.1 Tác động của bối cảnh quốc tế 41
1.2 Bối cảnh trong nước, vùng và trong tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến kinh tế - xã hội huyện Sông Lô 41
2 Các yếu tố tác động bên trong 43
2.1 Con người, nguồn lực quyết định cho quá trình phát triển: 43
2.2 Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và hiệu quả đầu tư 43
3 Nhận định về khả năng phát triển kinh tế xã hội huyện Sông Lô 44
II Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện đến năm 2020 45
1 Quan điểm phát triển 45
2 Các mục tiêu phát triển 46
2.1 Mục tiêu tổng quát 46
2.2 Các mục tiêu cụ thể 46
3 Luận chứng các mục tiêu và lựa chọn cơ cấu kinh tế 49
3.1 Luận chứng các yếu tố đầu vào đóng góp cho sự tăng trưởng 49
3.2 Xây dựng các phương án phát triển kinh tế 50
3.3 Luận chứng hai phương án phát triển 50
4 Xây dựng và lựa chọn các phương án phát triển 51
4.1 Phương án tăng trưởng khá (Xem Phụ lục 8) 51
4.2 Phương án tăng trưởng nhanh (Xem phụ lục 9) 52
4.3 Lựa chọn phương án phát triển, cơ cấu kinh tế 53
III Phương án phát triển các ngành kinh tế 56
1 Khu vực Nông-lâm-thủy sản 56
1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 57
1.2 Định hướng cụ thể phát triển nông nghiệp 57
1.3 Định hướng phát triển lâm nghiệp 59
1.4 Định hướng phát triển thuỷ sản 59
2 Định hướng phát triển chung các ngành CN- XD 60
2.1 Quan điểm phát triển 60
2.2 Mục tiêu phát triển 61
2.3 Định hướng phát triển một số ngành CN-XD và các sản phẩm CN - TTCN chủ yếu 61
2.4 Giải pháp để đẩy mạnh phát triển 63
3 Định hướng phát triển khu vực dịch vụ 64
3.1 Quan điểm phát triển 64
3.2 Mục tiêu phát triển 64
3.3 Định hướng phát triển chung 64
3.4 Định hướng phát triển ngành dịch vụ chủ yếu 65
IV ĐịNH HƯớNG PHáT TRIểN CáC LĩNH VựC văn hóa - Xã HộI 68
1 Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo 68
1.1 Mục tiêu phát triển 68
2
Trang 41.2 Định hướng phát triển 69
1.3 Giải pháp phát triển: 69
2 Định hướng phát triển y tế 70
2.1 Các mục tiêu phát triển 70
2.2 Định hướng phát triển 70
2.3 Giải pháp phát triển 71
3 Định hướng phát triển văn hoá thông tin và thể dục thể thao 71
3.1 Các mục tiêu phát triển 71
3.2 Định hướng phát triển 72
3.3 Giải pháp phát triển 75
4 Định hướng phát triển khoa học công nghệ 75
4.1 Các mục tiêu phát triển 75
4.2 Định hướng phát triển 76
4.3 Giải pháp phát triển 76
5 Định hướng bảo vệ môi trường và Phòng chống giảm nhẹ thiên tai 77
5.1 Các mục tiêu phát triển 77
5.2 Định hướng phát triển 77
5.3 Giải pháp phát triển 77
6 Phát triển Kinh tế - Xã hội gắn với Quốc phòng-An ninh 78
6.1 Các mục tiêu phát triển 78
6.2 Định hướng phát triển 79
6.3 Giải pháp phát triển 79
7 Định hướng giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo 80
7.1 Mục tiêu phát triển 80
7.2 Định hướng phát triển 80
7.3 Giải pháp phát triển 80
8 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng 80
8.1 Phát triển hệ thống giao thông 80
8.2 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, điện, nước 80
V Phương hướng phát triển không gian lãnh thổ 81
1 Phát triển kinh tế xã hội theo hướng không gian môi trường 81
1.1 Nhận định về môi trường huyện Sông Lô trong tương lai 81
1.2 Phân vùng môi trường để có biện pháp phát triển lãnh thổ phù hợp 82
1.3 Biện pháp quản lý môi trường và tài nguyên 83
2 Phát triển kinh tế xã hội theo vùng lãnh thổ 84
2.1 Phát triển vùng đô thị 84
2.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 86
2.3 Giải pháp sử dụng đất 90
Phần thứ ba: Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kt-xh huyện Sông Lô đến năm 2020 92
I Giải pháp về đầu tư 92
1 Ước tính nhu cầu vốn đầu tư 92
2 Dự báo sơ bộ nguồn vốn đầu tư : 92
3 Giải pháp tạo môi trường thu hút vốn đầu tư 94
Trang 5II Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực 95
III Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hành chính 96
1 Cải cách hành chính 96
2 Đổi mới tư duy quản lý hành chính 96
3 Làm tốt công tác quản lý dự án sau khi đã cấp giấy phép đầu tư 97
IV Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường 97
V Giải pháp về hợp tác quốc tế, khu vực 98
VI Các giải pháp về điều hành vĩ mô 99
VII Các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch 100
KếT LUậN Và KIếN NGHị 102
4
Trang 6Phần mở đầu
I Sự cần thiết của Đề án
Toàn cầu hoá là xu hướng phát triển khách quan, tác động sâu rộng đến mọimặt đời sống kinh tế xã hội và đang thu hút nhiều nước tham gia Mỗi quốc gia,vùng lãnh thổ không thể tự phát triển nhanh nếu chỉ dựa vào nguồn lực trong nước
mà không tận dụng các lợi thế từ bên ngoài
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta thực hiện đường lối đổimới và mở cửa, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xãhội, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế Giai đoạn từ nay đến năm 2020
là giai đoạn nước ta hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, phát triểnkinh tế trong nước luôn chịu sự ràng buộc và tác động từ thế giới bên ngoài
Những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của khu vực miền Bắc nóichung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có nhiều thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp vàsâu sắc đến sự phát triển của huyện Sông Lô Qua các đề án quy hoạch phát triểnkinh tế – xã hội đến năm 2020 của Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, của tỉnh VĩnhPhúc cho thấy tình hình phát triển kinh tế – xã hội có nhiều sự thay đổi lớn
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng quy hoạchphát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, UBND huyện Sông Lô đã phối hợp vớiTrung tâm Thông tin, Tư liệu, Đào tạo và Tư vấn phát triển – Viện Chiến lược Pháttriển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) triển khai xây dựng đề án: “Quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế – xã hội huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch này chúng tôi có sử dụng các tưliệu: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, các tài liệu Đạihội đại biểu Đảng bộ huyện, các Nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, cácquy hoạch ngành, lĩnh vực, niên giám thống kê huyện Sông Lô và tỉnh Vĩnh Phúc,các công trình nghiên cứu khác có liên quan
II Những căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch
- Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị về phát triểnkinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng
- Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày11/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý cácquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
- Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnhđịa giới hành chính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch (sau điều chỉnh) vàhuyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;
Trang 7- Nghị quyết số 677 - TB/TU ngày 10/3/2008 của Ban thường vụ tỉnh ủyVĩnh Phúc về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lậphuyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Nghị quyết số 14 – NQ/HU ngày 7/3/2008 của Ban thường vụ huyện ủy vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô,tỉnh Vĩnh Phúc;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV giai đoạn 2010 - 2015
- Nghị quyết Đại hộ Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015
III Mục tiêu, yêu cầu và nội dung nghiên cứu
1 Mục tiêu
Bản đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Sông Lô,tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” Giải quyết các mục tiêu chính như sau:
- Đánh giá thực trạng phát triển KT- XH huyện Sông Lô đến năm 2009
- Lựa chọn mô hình phát triển, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, khônggian đô thị và xác định các giải pháp để phát triển huyện Sông Lô theo hướng đưahuyện trở thành một địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có cực tăng trưởng về KT-XH
và QP-AN tương xứng với thành phố Vĩnh Yên
- Bản Quy hoạch là cơ sở để UBND huyện xây dựng các kế hoạch 5 năm,hàng năm và các chương trình, dự án ưu tiên, giúp cho nhân dân, các doanh nghiệp,các nhà đầu tư trong huyện, trong - ngoài tỉnh và nước ngoài thấy rõ được tiềmnăng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, tham gia thực hiện quy hoạch
2 Yêu cầu
- Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH đến năm 2020 cần đáp ứng yêucầu đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn gắn các mặt hoạt động KT-XH với hội nhậpkinh tế quốc tế
- Chất lượng của sự phát triển được coi trọng: Tăng trưởng kinh tế cao gắnhiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát huymạnh mẽ nhân tố con người, đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực, đẩymạnh giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đẩy lùicác tệ nạn xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
3 Nội dung nghiên cứu
3.1 Xác định các nội dung nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệuquả lợi thế so sánh của huyện Sông Lô trong vùng và so sánh với các huyện, thànhlân cận; phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ; phân tích, đánh giánhững lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển trong tổng thể mối quan
hệ phát triển của tỉnh và có tính đến mối quan hệ liên vùng Đồng Bằng Sông Hồng:
- Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển của huyện Sông Lôtrong mối quan hệ phát triển của tỉnh
6
Trang 8- Xác định vị trí, vai trò của huyện Sông Lô đối với nền kinh tế của tỉnh, từ
đó luận chứng các mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện
- Tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển KT-XH, môi trường của huyệntrong giai đoạn 2005-2009, những thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại;những bài học kinh nghiệm, xác định thuận lợi và khó khăn giai đoạn 2010-2020,làm cơ sở để xây dựng các định hướng phát triển
- Đánh giá tác động của việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xãhội của cả nước, của vùng với huyện; dự báo các yếu tố tác động trong tương lainhư việc hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của các yếu tố mới, các yếu tố trongmối quan hệ phát triển của tỉnh và vùng
3.2 Luận chứng việc lựa chọn cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển ngành,sản phẩm và lĩnh vực then chốt của huyện Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướngphát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầutư: các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn 5 năm và cho cảthời kỳ 2010-2020
3.3 Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển; đàotạo nguồn nhân lực;
3.4 Luận chứng các phương án hợp lý về tổ chức kinh tế, xã hội theo lãnhthổ, xây dựng phương hướng phát triển cho những tiểu vùng lãnh thổ; khu vựcthành thị, nông thôn
3.5 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu của hoạt độngkinh tế, xã hội của huyện: giao thông, điện, thủy lợi, cấp nước, bảo vệ môitrường trong tổng thể mạng lưới kết cấu hạ tầng của cả khu vực
3.6 Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêuquy hoạch; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm và luận chứng cácbước thực hiện quy hoạch; đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch như:Giải pháp về nguồn vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, cơchế chính sách, hợp tác phát triển, tổ chức thực hiện
4 Cấu trúc của báo cáo tổng hợp gồm các phần chính sau
- Phần mở đầu
- Phần thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đối với quá trình phát triển
kinh tế – xã hội huyện Sông Lô và thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Sông
Lô giai đoạn 2005-2009
- Phần thứ hai: Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến qui hoạch phát
triển kinh tế xã hội của huyện Sông Lô và phương hướng phát triển kinh tế xã hộihuyện Sông Lô đến năm 2020
- Phần thứ ba: Các giải pháp và Kết luận.
- Phụ lục: Các bảng, biểu.
Trang 9Phần thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đối với quá trình phát triển Kt - xh
và Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Sông Lô giai đoạn 2005-2009
I Các yếu tố tác động
1 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Huyện Sông Lô là huyện mới được tách từ huyện Lập Thạch theo nghị định
số 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hànhchính huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô Theo đó,huyện Sông Lô có diện tích là 150,32 km2 và vị trí địa lý như sau : phía Đông giáphuyện Lập Thạch, phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh PhúThọ, phía Nam giáp huyện Lập Thạch và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phíaBắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
Về tổ chức hành chính : Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính bao gồm
16 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tam Sơn và Nhạo Sơn Cỏc thị trấn, xógồm cú: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, HảiLựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Như Thuỵ, Phương Khoan, Quang Yên,Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch và thị trấn Tam Sơn
Huyện Sông Lô là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh VĩnhPhúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng80km và cách sân bay quốc tế nội bài khoảng 55km vì vậy trong tương lai huyện
có nhiều cơ hội và khả năng thực hiện giao thương kinh tế với các khu vực lân cận,đặc biệt với thành phố Vĩnh Yên và với thủ đô Hà Nội
1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi khá phứctạp, đó là những núi cấu tạo bằng đá cứng phong hóa chậm như quaczit,amphibolit, gownai 2 mica và granit kết hợp với hình bằng đứt gãy nên núi có hìnhbằng đi, thấp xuống Phần lớn địa hình cao 11-30m, xen kẽ 1 số đồi cao 200-300m.Địa hình bị chia cắt bởi dòng sông Lô qua hầu hết các xã của huyện với chiều dài
28 km Địa hình của huyện có nhiều đồi như bát úp, kích thước không lớn, có dạngvòm đường nét mềm mại
Nói chung huyện Sông Lô nằm trong vùng núi và vùng trung du của tỉnhVĩnh Phúc tạo nên hai nhóm cảnh quan Nhóm đồng bằng sông Lô thuận lợi chophát triển kinh tế và nhóm cảnh quan đồi núi thấp mang đặc điểm chung của vùngtrung du miền núi phía Bắc, dân cư sống phân tán hơn, tốc độ đô thị hoá chậm hơnnhóm đồng bằng
1.3 Đặc điểm khí hậu
8
Trang 10Giống như nhiều tỉnh thành khác thuộc khu vực Bắc Bộ, Vĩnh Phúc nằmtrong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình
từ 1.500mm đến 1.800mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8nên thường gây ra hiện tượng úng lụt ở các vùng trũng vào mùa mưa và gây ra hạnhán tại nhiều vùng đồi núi vào mùa khô Nhiệt độ trung bình đo được ở đây khoảng23,5oC-250C và có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa hạ và mùa đông, độ ẩmtrung bình 84%, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.400 giờ đến 1.700 giờ/năm
Tóm lại, Sông Lô có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè,khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện pháttriển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng Song cần có biện pháp phòng chống únglụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất và mức sống của nhân dân
1.4 Thủy văn và nguồn nước
- Chế độ thủy văn:
Huyện Sông Lô chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Lô chiếmtới 80%-90% tổng lượng nước của huyện tập trung chủ yếu vào mùa mưa Mựcnước vào mùa khô bình quân trên 1.300cm, cao nhất là 2.132 cm Ngoài ra lòngSông Lô rộng nên thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnhVĩnh Phúc nói chung và huyện Sông Lô nói riêng
- Nguồn nước:
Nguồn nước để phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong vùng chủ yếu là nguồnnước mặt (hệ thống sông Lô, ao, hồ) chứa lượng nước khá lớn nhưng về mùa khôtình trạng thiếu nước xảy ra khá phổ biến trên toàn địa bàn do lượng nước phân bốkhông đều trong năm Do vậy xảy ra tình trạng hệ thống “tưới” của huyện về cơbản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nhưng hệ thống “tiêu” nước đặc biệt trong mùamưa lũ thì huyện có tới 1.300 chỗ trũng chưa có hệ thống tiêu Trong thời gian tới,huyện cần xây dựng các trục tiêu nước lớn để khắc phục tình trạng trên
Sông Lô chảy qua huyện Sông Lô sẽ tạo ra nhiều lợi thế so sánh cho huyệnnhư: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông, phát triển vận tải đường sông, pháttriển hệ thống cảng, khai thác cát sỏi, phát triển du lịch sông nước Nguồn nướcngầm của Huyện rất hạn chế, khai thác khó khăn, trữ lượng không lớn, hàm lượngion và can xi và sắt trong nước ngầm tương đối cao Hiện nay, các hồ, đập trên địabàn đang được đầu tư nâng cấp từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việcphục vụ nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi cá nước ngọt
Về nước sinh hoạt của người dân, trong thời gian tới huyện cần có các biện pháp
để cải tạo nguồn nước mặt đảm bảo nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh môi trường
Nói chung chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm, nhưng qua thực tế cho thấy mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất là khó khăn
1.5 Tài nguyên đất
Trang 11Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 150,32 km2 bao gồm hai nhóm chính
là đất phù sa ven sông Lô và đất đồi núi Tài nguyên đất của huyện được đánh giánhư sau :
(1) Đất phù sa
- Đất phù sa màu nâu nhạt, trung tính ít chua, được sông Lô bồi đắp hàngnăm Đất trung tính, ít chua, có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phùhợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieotrồng để tránh ngập úng vào mùa mưa
- Đất phù sa không được bồi có màu nâu nhạt, trung tính, ít chua, glây trungbình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, độ PH từ 6,6-7,5
- Đất dốc tụ ven đồi không bạc màu được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạonên những cánh đồng nhỏ, hẹp dạng bậc thang
- Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi, dọc theo ven suối tạo thành những cánhđồng dài, nhỏ hẹp, độ PH cao, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước tốt, thuậnlợi cho việc thâm canh tăng vụ
(2) Đất đồi núi
- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu
- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ
- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét Đây là loạiđất phù hợp với trồng rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thíchhợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua có đặcđiểm đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp
- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá sa thạch Quaczit cuộikết, dăm kết
- Đất Feralitic trên núi
Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng:
- Nhóm đất Địa Thành với nhiều loại đất và trên nhiều địa hình khác nhau,xen kẽ giữa vùng đồi núi thấp và những cánh đồng nhỏ hẹp rất hợp với việc pháttriển rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và trồng các loại cây công nghiệp lâunăm và cây ăn quả có giá trị kinh tế như: mía nguyên liệu Đây sẽ là thế mạnh củahuyện khi phát triển các cây công nghiệp
- Nhóm đất Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho xâydựng các công trình hạ tầng dân dụng, các khu công nghiệp và trồng cây lươngthực, cây rau quả có giá trị kinh tế cao
1.6 Tài nguyên rừng và khoáng sản
Huyện Sông Lô là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nêndiện tích lâm nghiệp không lớn Thảm thực vật tự nhiên gồm các loại cây thân gỗ,tầng dưới là các loại cây dây leo và các loại cây cỏ dại Rừng trồng chủ yếu là rừng
10
Trang 12bạch đàn, keo lá chàm trồng theo dự án Hệ động thực vật rừng còn nghèo nàn,hiện chỉ còn bò sát, lưỡng cư và lớp chim là phong phú nhất
Sông Lô là một trong những huyện nghèo tài nguyên của tỉnh Vĩnh Phúc.Nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây chủ yếu là than nâu tập trung nhiều ở các xãBạch Lựu và Đồng Thịnh Trong tương lai, nguồn tài nguyên khoáng sản này chỉphục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất của huyện
Cát sỏi lòng sông là loại khoáng sản thuộc nhóm vật liệu xây dựng HuyệnSông Lô có dòng sông Lô chảy qua nên có tiềm năng về loại khoáng sản này Cátsỏi sông Lô thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dính tốt Ngoài ra ởhuyện còn có cát sỏi bậc thềm ở vùng Cao Phong có trữ lượng lớn nhưng còn lẫnsét, bột không tốt như ở lòng sông
Nhìn chung, trữ lượng tài nguyên khoáng sản hiện tại đảm bảo cho huyện có
nguồn lực phát triển công nghiệp trong thời gian tới Đất rừng của huyện Sông Lômang tính chất môi sinh về lâu dài huyện chỉ nên phát triển môi trường bền vững
và du lịch sinh thái hơn là việc sản xuất hàng hoá
1.7 Tài nguyên nhân văn và du lịch
Sông Lô tuy là huyện mới tách ra từ Lập Thạch nhưng mảnh đất và conngười nơi đây có văn hóa lịch sử lâu đời Trên địa bàn huyện có nhiều danh lamthắng cảnh gắn liền với các di tích lịch sử mang giá trị về lịch sử văn hóa và tinhthần Tiêu biểu là tháp Bình Sơn – là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa thápthời Lý – Trần cao nhất còn lại đến ngày nay (11 tầng) ở thị trấn Tam Sơn Ngọntháp này được đánh giá là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậcnhất trên lãnh thổ Việt Nam Ngọn tháp này cùng với nhiều di tích khác của huyện
đã và đang thu hút khách du lịch đến thăm quan
Ngoài ra ở Sông Lô còn có Thác Bay và hang Đề Thám, Thiền viện TrúcLâm trên núi Sáng Sơn thuộc xã Đồng Quế ở độ cao 800m so với mặt biển nơi đây
đã từng nuôi dấu quân Đề Thám đánh Pháp vào cuối thế kỷ thứ 18
Bên cạnh các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử đã kể trên, Sông Lô còn cóvườn cò Hải Lựu thuộc xã Hải Lựu hiện có hàng ngàn con cò và hàng trăm loạithực vật quý hiếm sinh sôi và cư ngụ rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái,tham quan do vậy, huyện cần có các biện pháp tích cực để bảo tồn và phát triểnvườn cò này phục vụ cho phát triển du lịch
Tóm lại, với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú nêu trên là
điều kiện rất thuận lợi để Sông Lô phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh,văn hóa và du lịch sinh thái Nhưng một trong những khó khăn chủ yếu đối vớihuyện Sông Lô là cơ sở hạ tầng thương mại – du lịch còn hạn chế, đây sẽ là mộtthách thức không nhỏ trong quá trình khai thác các điều kiện tự nhiên phong phú,hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế
1.8 Cảnh quan môi trường
Huyện Sông Lô đang ở giai đoạn đổi mới và đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp xây dựng đang ngày càng phát triển, các
Trang 13doanh nghiệp, cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện ngày một nhiều Do vậyvấn đề ô nhiễm về môi trường đất, nước, không khí ở Sông Lô cần phải được giámsát, kiểm tra thường xuyên.
Nguồn tài nguyên khoáng sản một mặt đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho một
bộ phận dân cư, nhưng mặt khác cũng đang trở thành những thách thức lớn về môitrường hiện nay Ngoài ra, với địa hình đồi núi, để tiến hành song song giữa việc pháttriển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, du lịch và bảo vệ môi trường là vấn đề rất quantrọng, nếu được đầu tư khai thác hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu lớn, tạo việc làm, tăngthu nhập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh
Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ ), các sảnphẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá nhiều các chế phẩmhoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, khóibụi từ nung vôi, gạch, các chất thải trong hoạt động giao thông và quá trình sảnxuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiêncủa huyện
Hiện tượng lũ lụt vẫn thường xảy ra đã làm cho một số diện tích đất bị sạt
lở, ngập úng, khô hạn gây khó khăn trong sản xuất và đời sống
Nhìn chung, do còn thiếu quy hoạch toàn diện nên việc xử lý vấn đề môitrường hiện nay của huyện chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng ô nhiễm khí,bụi đang cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ về môi trường cần sớm được quan tâm xem xét.Với những vấn đề nêu trên, cần phải có biện pháp sử dụng đất tiết kiệm, có hiệuquả, khai thác các nguồn tài nguyên một cách khoa học và hợp lý, tránh các hiệntượng ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong sạch trong tương lai, đồng thời huyệncũng cần chú ý xây dựng các biện pháp nhằm thu gom và xử lý rác thải trong sinhhoạt và trong công nghiệp
2 Dân số và nguồn nhân lực
2.1 Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số
Tổng dân số toàn huyện tính đến 2009 là 88.626 người, trong đó dân sốthành thị là 3.032 người, chiếm tỷ lệ 3,42% dân số toàn huyện Mật độ phân bố dân
số trung bình là 590 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 46.998 người,chiếm gần 53% trong tổng dân số
Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp, các ngành quan tâmnên đạt hiệu quả khá Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 0,3%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm
2009 ước là 1,1% (KH đề ra dưới 0,83%) Dụ kiến đến năm 2010 chỉ tiêu này khó đạtmục tiêu đề ra
(Xem thêm Phụ lục 1)
2.2 Về cơ cấu và chất lượng dân số
Cơ cấu nam luôn thấp hơn nữ, trong năm 2009 nam chiếm 49,1%, nhưng độchênh lệch này sẽ giảm dần qua các năm Do đặc thù là một huyện miền núi nên tỷ
lệ dân số nông nghiệp còn rất cao, chiếm 96,6%, cơ cấu dân đô thị chiếm 3,4% dân
số toàn huyện (thấp nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc) và chỉ từ năm 2008 mới bắt đầu có
12
Trang 14dân đô thị, như vậy tỷ lệ dân nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị Dự báotrong vòng 12 năm tới cùng với việc phát triển mạnh các khu công nghiệp của tỉnh,tốc độ đô thị hóa về dân số của huyện sẽ rất cao (ước thấp nhất là 2,7%/năm1).
Lực lượng lao động chiếm gần 53% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 52,2%
và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm gần 3,2% trong lao động so với tổng lao độngđang làm việc Trong những năm qua, huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằngnhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ trọng lao động không có việc làm thườngxuyên vẫn cao khoảng 4,5% Trong giai đoạn 2006 – 2010 bình quân mỗi năm giảiquyết việc làm cho từ 2.500-3.000 lao động
Chất lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên do nhu cầuphát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ- thương mại Tỷ lệ lao động được đào tạonghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) năm 2009 đạt 38%
Như vậy, nguồn lao động của Sông Lô tuy khá dồi dào, lực lượng lao độngtrẻ, khoẻ, chịu khó, thông minh, nhanh nhạy tiếp thu cái mới nhưng lực lượng laođộng qua đào tạo thấp nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động khihuyện phát triển các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn tới
3 Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển KT-XH huyện Sông Lô
3.1 Lợi thế so sánh
- Là huyện miền núi vừa mới được tách ra từ huyện Lập Thạch cũ nên các điềukiện về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng gần như chưa được đầu tư xây dựng vàphát triển Đây là một trong những thuận lợi cho huyện trong việc quy hoạch pháttriển các ngành kinh tế cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Đường Xuyên á được xây dựng sẽ tạo ra cho huyện Sông Lô có rất nhiềuđiều kiện để phát triển theo hướng hướng ngoại giao lưu kinh tế với thành phố ViệtTrì và huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ
- Người dân Sông Lô có tinh thần đoàn kết, , cần cù, chịu khó, thông minhsáng tạo trong lao động sản xuất nên có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ, khoahọc kỹ thuật tiên tiến
- Sông Lô có nguồn nhân lực khá dồi dào, là thị trường lao động đông đảo và là thịtrường có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn nên đây là yếu tố quyết định việc pháttriển nền kinh tế thị trường hàng hoá của huyện
- Huyện có quỹ đất khá lớn để phát triển các ngành phi nông nghiệp, đặc điểmthổ nhưỡng khá phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng như cây công nghiệp,cây nguyên liệu, thuận lợi cho đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển các làng nghề
- Sông Lô có lợi thế phát triển các loại hình dịch vụ như dịch vụ du lịch, dịch
vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường sông, dịch vụ đào tạo nghề
- Huyện Sông Lô mới được thành lập nên đang được sự quan tâm ưu tiên(trong đó có các chính sách ưu tiên về mở rộng đô thị và phát triển KT-XH huyệnSông Lô) và sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc,các cấp, các ngành Trung ương Đồng thời số lượng cán bộ quản lý trẻ chiếm ưu
1 vì chưa tính dân nhập cư từ nơi khác đến để làm việc ở các ngành phi nông nghiệp
Trang 15thế có tính năng động và sáng tạo cao, đoàn kết, có trách nhiệm và đặc biệt biết vậndụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong pháttriển kinh tế xã hội của huyện.
Nhìn chung, với lợi thế về mặt vị trí địa lý, đất đai, nguồn tài nguyên khoángsản, và các yếu tố khác đã tạo cho Sông Lô một thế đứng vững chắc để phát triểnkinh tế – xã hội ổn định, bền vững
3.2 Hạn chế và thách thức phát triển
Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Sông Lô trong tương lai mặc dù cónhiều lợi thế, nhưng bên cạnh đó huyện đang đứng trước những khó khăn và thửthách sau:
- Hạn chế:
+ Nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25 km và cơ sở hạ tầng giao thôngcòn hạn chế nên việc thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút lao động kỹ thuật cao và pháttriển các ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thương mại ) sẽ gặp nhiều bất lợi
+ Kinh tế chậm phát triển, điểm xuất phát thấp chủ yếu là dựa vào nôngnghiệp, lực lượng lao động nông nghiệp và nông dân chưa qua đào tạo nghề chiếm
tỷ lệ quá cao gây trở ngại cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiệnđại hóa và nâng cao đời sống vật chất cho người dân
+ Một số nguồn tài nguyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ và chưa cóqui hoạch khai thác cụ thể đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụngtài nguyên trên địa bàn huyện Với nguồn tài nguyên như hiện nay không đáp ứng
đủ để sản xuất với quy mô lớn vì vậy trong thời gian tới cần có các biện pháp đểkhảo sát, đánh giá hợp lý nguồn tài nguyên này trên cơ sở đó sẽ tiến hành khai thác
và sản xuất với quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu của huyện và các vùng lân cận
+ Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường: nắng nóng kéo dài, lũlụt, thiên tai, ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng, ảnhhưởng tới sản xuất, môi trường và sức khoẻ người dân
+ Nền kinh tế tuy đã đạt được sự phát triển đáng kể, nhưng hiện nay còn mất cânđối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư, sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềmnăng, thiếu hụt thông tin v.v Đây là hạn chế lâu dài cần phải khắc phục từng bước
- Thách thức:
+ Hệ thống hạ tầng cơ sở 2 của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triểntheo hướng hiện đại, đặc biệt hiện toàn huyện chưa có khu công nghiệp, cụm côngnghiệp được hình thành, nền kinh tế có thể nói là thuần nông do vậy trong thời giantới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực huyện cần trú trọng đầu tư hạtầng cơ sở phục vụ phát triển công nghiệp nhằm thu hút đầu tư bên ngoài
+ Khi thành lập huyện Sông Lô thì hầu hết lao động của các xã là lao độngnông nghiệp vì vậy việc chuyển một bộ phận dân số sang lao động phi nông nghiệp
2 (mềm: chính sách; cứng: kỹ thuật)
14
Trang 16thì vấn đề đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng lao động này tương đối phức tạp,khiến họ khó có cơ hội chuyển nghề nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và giảiquyết việc làm là bài toán khó cho huyện Sông Lô Do vậy, dân số, lao động vừa làmột tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế của huyện nhưng vừa là một thách thứcgay gắt đối với việc đào tạo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
- Kết luận:
Mặc dù huyện có những khó khăn và thuận lợi trong việt phát triển KT-XHnhưng điều cốt yếu cần phải thống nhất quan điểm rằng những lợi thế so sánh,những hạn chế và thách thức cho việc phát triển KT-XH huyện Sông Lô được trìnhbày ở trên chỉ có tính chất tương đối Có nghĩa là lợi thế so sánh nếu không biếtkhai thác tận dụng, hoặc khai thác tận dụng thiếu khoa học nhiều khi sẽ biến thànhnhững bất lợi Ngược lại, những hạn chế không phải là vĩnh viễn, nếu biết khắcphục nó sẽ trở thành lợi thế phát triển
II Thực trạng phát triển kt - xh huyện Sông Lô
1 Thực trạng phát triển kinh tế
1.1 Quy mô và tăng trưởng kinh tế
Quy mô giá trị gia tăng huyện Sông Lô giai đoạn 2005 - 2010
- N«ng, l©m, thñy s¶n
- DÞch vô
Giá trị gia tăng (VA-giá HH) của huyện Sông Lô năm 2009 là 468.999 triệuđồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2008, nâng mức thu nhập bình quân đầungười/năm lên 5,3 triệu đồng (năm 2010 ước thực hiện là 6,5 triệu đồng), nhưng rấtthấp so với tỉnh (24,2 triệu đồng/năm)
Tốc độ tăng trưởng VA trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 12,6% Trên thực tếđây là mức tăng trưởng khá cao, một phần xuất phát từ lý do giá trị gia tăng VA hàngnăm của huyện tương đối thấp nên mặc dù tốc độ tăng cao nhưng qui mô VA đạt đượcvẫn còn rất thấp.(Xem thêm Ph l c) ụ lục) ụ lục)
Trang 17Bảng 1 Các chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Sông Lô giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: Triệu đồng
(ƯTH)
Tốc độ tăng BQ/năm (%) 2006-2010
Trang 18- Xét về quy mô (dân số huyện/tỉnh chiếm 8,9% nhưng chỉ chiếm 2,5% GDPtỉnh) và thu nhập bình quân/người (chuẩn nghèo của nông thôn 4,4 triệuđồng/năm), thì huyện Sông Lô có điểm xuất phát kinh tế thấp so với các huyệnkhác trong tỉnh.
- Ngành công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng VA trung bình khu vựccông nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006 - 2010 là 17,1% cao thứ hai sau ngành dịch
vụ trong đó xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vực công nghiệp đạttrung bình 17,4% Sở dĩ lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn lĩnh vựccông nghiệp là do ở huyện Sông Lô chỉ có một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ,
lẻ do hộ tư nhân cá thể tổ chức, chưa có các khu công nghiệp để có thể tạo ra giá trịsản xuất và giá trị gia tăng cao cho ngành này Xuất phát từ đặc điểm địa hình củahuyện, nên Sông Lô được chọn là vùng phân chậm lũ nên trong thời gian qua đượcnhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng nhằm kiên cố hóa mặt đê do vậy, tốc độ tăngtrưởng bình quân ngành xây dựng đạt cao
- Ngành nông - lâm - thủy sản: Năm 2005 VA ngành nông lâm nghiệp thủysản của huyện đạt 92.264 triệu (giá CĐ 94) và đến năm 2009 là 128.057 đạt tốc độtăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 8,5%/năm
- Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 19,5%/năm.Trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực này còn cao hơn nữa nếu khai tháctốt tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn và hạ tầng thương mại - dulịch Về cơ bản ngành dịch vụ đáp ứng được cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế vàphục vụ tốt đời sống; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảohiểm phát triển nhanh và có tiến bộ Đặc biệt là ngành du lịch có tiềm năng rất lớn
để phát triển với các di tích lịch sử, văn hóa lâu đời như: Thiền Viện Trúc Lâm, ThácBay, tháp Bình Sơn
- Kết cấu hạ tầng được xây dựng thêm nhiều, nhất là đường giao thông, mạnglưới bưu chính viễn thông, nguồn và mạng lưới điện, hệ thống thuỷ lợi, đê điều
1.2 Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a Cơ cấu kinh tế ngành
Nền kinh tế huyện chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng: Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - dịch vụ; Nông lâm - ngư nghiệp
Tỷ trọng khu vực Nông nghiệp giảm qua các năm nhưng về cơ bản vấn đề antoàn lương thực của huyện được đảm bảo Năm 2005 khu vực Nông nghiệp chiếm tỷtrọng 60,5% trong tổng VA của toàn nền kinh tế và ước đến năm 2010 giảm xuốngcòn 48,6%
Tỷ trọng Khu vực phi nông nghiệp tăng lên qua các năm nhưng tốc độchuyển dịch vẫn còn chậm trong cơ cấu nền kinh tế, năm 2005 chiếm 39,5% đến
Trang 19năm 2009 tăng lên là 44,4% Sự phát triển này bước đầu đã hình thành một sốngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như công nghiệpchế biến, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ vận tải.
C¬ cÊu VA n¨m 2010
25,5 25,9
48,6
- C«ng nghiÖp + x©y dùng
- N«ng, l©m, thñy s¶n
- DÞch vô
Như vậy, nhìn vào cơ cấu kinh tế của huyện cho thấy nền kinh tế của huyệnvẫn là huyện nông nghiệp và lực lượng lao động trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn
Cơ cấu nội ngành Nông lâm - ngư nghiệp: ngành trồng trọt trong giá trị sản
xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn Lâm nghiệp và thủy sản có xu hướnggiảm vì vậy trong tương lai để thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cầnphát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; trồng mới và bảo
vệ rừng
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp: Chuyển dịch tích cực từng bước hiện đại hóa,
phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, tạo ra cơcấu sản xuất hợp lý, phù hợp với lợi thế của huyện và đáp ứng nhu cầu của thị trường
Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ: Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển
chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành kinh tế hiện nay Hoạt động thương mại dịch vụ, dulịch phát triển đa dạng, thị trường hàng hóa trên địa bàn phong phú, trong đó phải kểđến một số ngành dịch vụ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ
- thương mại như dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ giao thông vận tải,
b Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Báo cáo thống kê ghi nhận VA trong nền kinh tế phần chính do khu vực kinh
tế tư nhân tạo ra Tuy nhiên hoạt động kinh tế tư nhân ở đây vẫn mang tính tự phát,quy mô nhỏ (vốn và lao động chưa lớn), hiệu quả kinh doanh chưa cao Điều nàyđặt ra vấn đề là cần phải hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư của huyện, nhằmthu hút hơn nữa đầu tư bên ngoài, góp phần xuất hiện các loại hình kinh doanh, cácdoanh nghiệp có quy mô hoạt động hiệu quả nhằm phát triển kinh tế huyện, giảiquyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
18
Trang 20Tóm lại, hoạt động kinh tế huyện trong những năm qua đã có sự chuyển đổi
mạnh sang nền kinh tế thị trường DNNN cần được sắp xếp lại, phát triển đa dạngtheo phương thức mới và hoạt động có hiệu quả hơn Tiếp tục duy trì và khuyến khíchphát triển Kinh tế tư nhân
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảmdần sự chênh lệch giữa các vùng do mở rộng đô thị, do quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn cùng với việc tăngcường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn trong những năm qua
(1) Khu vực đô thị - huyện
Huyện Sông Lô là huyện miền núi mới được tách ra từ huyện Lập Thạch.Các con số thống kê ghi nhận, trước năm 2008 các xã của huyện Sông Lô vẫnkhông có khu vực thành thị, toàn bộ là nông thôn Đến năm 2008 khi tách ra khỏiLập Thạch, Sông Lô dần dần hình thành khu vực đô thị của huyện, đây là nơi tậptrung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tốc độ phát triển đô thịnhanh Đặc biệt trên các tuyến giao thông chính, chất lượng đô thị ngày càng đượcnâng cao nhưng quy mô mở rộng đô thị thấp
(2) Khu vực nông thôn
Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực phi nông nghiệp
do một số xã có nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được hình thành và phát triển
Các mô hình sản xuất theo hướng liên kết ở nông thôn được thành lập vàphát triển nên đã đóng vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ cày bừa, tướitiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giaocông nghệ… phục vụ sản xuất nông nghiệp
Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn Sông Lônhư mô hình kinh tế trang trại đang được nhân rộng và được sự quan tâm đặc biệtcủa lãnh đạo địa phương
1.3 Thu chi ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản
Về thu ngân sách: Thu ngân sách bước đầu đã có những giải pháp nhất định
để đảm bảo nguồn thu Trong 5 năm, tổng thu NSNN ước đạt 611,6 tỷ đồng, trong
đó thu trên địa bàn 55 tỷ đồng (thu cấp quyền sử dụng đất ước đạt 45 tỷ đồng).Huyện đã chủ động khai thác nguồn thu, tranh thủ mọi nguồn vốn để tăng thu ngânsách, nhưng nhìn chung nội lực còn yếu, tăng trưởng chưa vững chắc, chủ yếu vẫn
là nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất
Về chi ngân sách: Là huyện mới thành lập nên nhu cầu chi ngân sách lớn,
khả năng cân đối thu chi còn rất khó khăn Tổng chi ước đạt 610,9 tỷ đồng (trong
đó chi đầu tư XDCB ước đạt 310 tỷ đồng) Nhìn chung các khoản chi đảm bảo nhu
Trang 21cầu chi thường xuyên và ưu tiên chi cho đầu tư phát triển kinh tế, tỷ lệ chi đầu tưphát triển hàng năm đều tăng từ 30 – 35%/năm Trong thời gian tới, huyện cần làmtốt công tác quản lý thu chi ngân sách, thắt chặt các biện pháp quản lý chống thấtthu, giảm chi tiêu thực hành tiết kiệm chống lãng phí có hiệu quả
1.4 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Sản xuất nông nghiệp của huyện đang từng bước chuyển dịch theo hướngsản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, song tỷ trọng hàng hóa trong sảnphẩm nông nghiệp chưa cao (chỉ chiếm gần 23%) Đây là ngành có đóng góp lớnđến tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động và đảm bảo an toàn lương thực chohuyện
Nông - lâm – ngư nghiệp của Sông Lô đạt tốc độ tăng trưởng trung bình sovới tỉnh Vĩnh Phúc và so với các địa phương khác trong tỉnh, giai đoạn 2006-2010đạt 8,5%/năm Tốc độ phát triển và cơ cấu của ngành tuy có giảm do đất nôngnghiệp giảm qua các năm nhưng giá trị sản xuất (GO-giá HH) vẵn tăng, năm 2009đạt 517.659 triệu đồng (tăng 1,1 lần so với năm 2008) và ước thực hiện năm 2010
là 555.988 triệu đồng, điều này phản ánh khả năng áp dụng khoa học công nghệtrong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động của huyện rất tốt
Cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch đúnghướng nhưng còn chậm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thủy sản có tăng nhưngchưa đóng góp đáng kể làm dịch chuyển cơ cấu nội ngành
(1) Nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO- giá HH) luôn tăng từ năm 2005 là 248.799triệu đồng lên 476.263 triệu đồng năm 2009, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nộingành, chiếm tới 92,0% trong Nông - lâm – ngư nghiệp (cao hơn trung bình cả tỉnh64,8%) Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng tỷ trọnggiá trị trồng trọt giảm và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng tuy nhiên vẫn rất chậm
Diện tích trồng trọt hầu như không thay đổi từ 9.493,7 ha năm 2005 xuốngcòn 9.325,32 ha năm 2009, năng suất cây trồng và vật nuôi có tăng nhanh nhưnglên xuống không theo quy luật
Nông nghiệp của huyện Sông Lô còn tồn tại những khó khăn và hạn chế sau:
- Là một huyện miền núi nên diện tích đất trồng lúa và cây lương thực khôngđược màu mỡ
- Sản xuất nông nghiệp của huyện phải chịu thời tiết, lũ lụt khắc nghiệt gâythiếu nước và ngập úng
- Sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vận dưới hình thức tự cấp, tự túc
do 96% dân số nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm tới 68% lao động đanglàm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
20
Trang 22Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung về đô thị hóacủa cả nước, tốc độ phát triển ngành nông nghiệp của Sông Lô cũng có xu hướnggiảm dần qua các năm Tuy vậy GO của ngành vẫn tăng và cũng đã góp phần giảiquyết việc làm cho trên 98% lao động trong khu vực Nông – lâm - thủy sản và đápứng được phần lớn nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân địa phương.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn có những khó khăn và hạn chế
do một số nguyên nhân sau :
(1) Do đặc điểm khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc và của Việt Nam, thì sản xuấtnông nghiệp của huyện vẫn phải chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh;
(2) Nguồn vốn để thực hiện phát triển kinh tế trang trại ở đây chủ yếu là vốn
tự có của người nông dân (chiếm hơn 80%), việc vay vốn vẫn gặp nhiều khó khăn;
(3) Tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khá lớn 65% tổng lao động toànhuyện Mặc dù tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần nhưng nhìn chung tốc độcòn chậm (chỉ khoảng 1,2%/năm)
Trồng trọt :
+ Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2010 ước đạt 5.420 ha, tăng 156,2 ha
so với năm 2005; năng suất lúa bình quân hàng năm tăng: Năm 2010 ước đạt 48,6tạ/ha, tăng 5,76 tạ/ha so với năm 2005; diện tích lạc 732,19 ha; năng suất đạt 17,3tạ/ha Các cây trồng nơi đây thời gian qua cả diện tích và năng suất đều tăng chothấy huyện đã biết ứng dụng khoa học công nghệ về cây trồng, phân bón, thuốc trừsâu để nâng cao năng suất cây trồng
+ Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng qua từng năm, năm 2005 là27.645,44 tấn, năm 2010 ước đạt 32.652 tấn, tăng 5.006,56 tấn Bình quân lươngthực đầu người năm 2010 ước đạt 363,8 kg/người/năm, tăng 39,9 kg/người/năm sovới năm 2005 Trong nông nghiệp, cây lương thực là loại cây trồng chính chiếm phầnlớn diện tích và sản lượng của huyện trong đó chủ yếu là cây lúa (chiếm 58,2% diệntích trồng trọt nhưng lại chiếm 78,6 % sản lượng lương thực)
+ Bên cạnh cây lúa, loại cây công nghiệp dài ngày có diện tích và sản lượng lớncủa huyện là cây mía, cây nhãn, vải thiều đem lại giá trị kinh tế cao cho huyện Ngoài
ra, ở huyện cũng trồng một số cây công nghiệp dài ngày như cam, chanh nhưng sảnlượng không đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội thị
Chăn nuôi
Được xác định là ngành mũi nhọn, khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp,phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa nên chất lượng và số lượng chăn nuôi luôntăng cao So với năm 2005, năm 2009 tổng đàn trâu tăng 2,2%; tổng đàn bò tăng7,8%; tổng đàn lợn tăng 26,1%; tổng đàn gia cầm tăng 15,5% Trong những năm gầnđây, phong trào chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế cao như nhím, rắn trên địa bàn huyện phát triển mạnh, mở ra một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ
Trang 23cấu kinh tế ngành chăn nuôi, doanh thu của các hộ trong những năm qua đạt trên 6,3
tỷ đồng Trong chăn nuôi thường xuyên được chú trọng các khâu chọn giống, thức
ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng, mở rộng truồng trại, tăng cường phòng dịch và tăng diệntích trồng cỏ Mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện về vốn, hỗtrọ kinh phí tiêm phòng do vậy không xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn Đồng thời,thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nôngthôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, hiện nay huyện đang quyhoạch 06 khu chăn nuôi tập trung tại các xã: Bạch Lựu, Đôn Nhân, Đồng Quế, NhạoSơn và Thị trấn Tam Sơn
Thủy lợi
Công tác thủy lợi và PCLB: Hệ thống đê tả Sông Lô có tổng chiều dài 28kmmặt đê đã được bê tông hóa Hàng năm huyện luôn chủ động xây dựng kế hoạchphòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và chỉ đạo các ngành chức năng, các cấpchính quyền lập kế hoạch và phương án di dân, sẵn sàng ừng phó với các tìnhhuống phân chậm lũ Thẩm định, thiết kế dự toán xây dựng và quản lý, khai thác cóhiệu quả các công trình thủy lợi, cải tạo, nâng cấp 18,5 km kênh tưới, 12 hồ, đậpnội đồng, 02 trạm bơm Đức Bác, Cao Phong; xây mới đưa vào sử dụng trạm bơmĐôn Nhân và cải tạo hệ thống tiêu úng trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao năngsuất cây trồng Trong những năm qua có hơn 30 tuyến kênh được cứng hóa, 15 hồđập được nạo vét, nâng cấp, với tổng mức vốn đầu tư gần 20 tỉ đồng, đã đảm bảotiêu 1 phần vào mùa mưa, tưới kịp thời vào mùa hạn hán Đặc biệt trong năm 2008với chính sách miễn thủy lợi phí cho nhân dân đã làm thay đổi lớn trong sản xuấtnông nghiệp Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là
hệ thống tiêu úng
(2) Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là 3.944,37 ha Từ năm 2005– 2010 trồng rừng tập trung đạt 1.409,75 ha, bình quân mỗi năm trồng mới 281,95 harừng Trồng cây phân tán đạt 168,9 nghìn cây, bình quân mỗi năm trồng được 33,78nghìn cây, hoàn thành phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và thực hiện tốt việc giao rừngđến từng hộ gia đình Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừngđược duy trì, không để xảy ra cháy rừng Đến nay độ che phủ rừng chiếm 24,47% trênđịa bàn toàn huyện Tuy nhiên, ở Sông Lô chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, kinh tếđồi, rừng chiếm tỷ trọng rất nhỏ Trong thời gian tới để phát triển kinh tế đồi rừnghuyện cần có nhiều chính sách khuyến khích, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng như:chính sách hưởng lợi từ rừng, chính sách vay vốn để phát triển vùng nguyên liệu, hỗtrợ phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm sản, chính sách khuyếnlâm, cùng với các chính sách đó huyện cần có các biện pháp hỗ trợ, định hướng cho
22
Trang 24người dân như trồng cây gì (luồng, lát, keo, lim), quy mô như thế nào, tiêu thụ sảnphẩm ra sao một cách chi tiết sẽ là động lực tốt thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp pháttriển Ngoài ra, khi trồng rừng được thực hiện tốt sẽ đảm bảo môi trường sinh tháithuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng ở huyện phát triển.
(3) Ngư nghiệp
Là một huyện miền núi nhưng trên địa bàn huyện, sông Lô chảy qua hầu hếtcác xã (28 km) nên thủy sản ở đây ngoài nuôi trồng, sản lượng khai thác chiếm tỷtrọng tương đối cao Diện tích nuôi trồng thủy sản rất lớn và liên tục được mở rộngtrong những năm gần đây dưới hình thức nuôi thả ở đồng chiêm trũng theo môhình 1 cá 1 lúa Sản phẩm chủ yếu là nuôi cá và các loại thủy sản khác
Thực hiện có hiệu quả các dự án 1 lúa, 1 cá ở đồng chiêm trũng Tổng diện tíchnăm 2010 ước đạt 1.030 ha, tăng 306,8 ha so năm 2005 Năm 2010, sản lượng thủysản của huyện ước đạt 1.152 tấn, tăng 492,3 tấn so với năm 2005, trong đó sản lượngnuôi trồng chiếm gần 97% tổng sản lượng Nhìn chung huyện đã khai thác tốt diệntích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và phát huy tốt các dự án khoanh nuôi vùngtrũng, các hồ đập nội đồng Tổng giá trị đóng góp của ngành thủy sản vào GO Nông -lâm – ngư nghiệp huyện tuy rất nhỏ nhưng giá trị và tỷ trọng tăng lên tăng qua cácnăm, cụ thể năm 2005 ngành này đóng góp 11.202 triệu đồng, chiếm 4,2%, đến năm
2009 là 29.761 triệu đồng (tăng 2,6 lần so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 5,7%
Số liệu trên cho thấy, ngành thủy sản của huyện có tăng về giá trị nhưng tốc
độ tăng còn chậm Mặt khác, nuôi trồng thủy sản ở đây vẫn mang tính tự phát,quảng canh sản lượng thủy sản chưa cao và trình độ và kinh nghiệm phát triển thủysản của người dân vẫn còn rất hạn chế
Một số nhận xét tổng quát về nông - lâm - thủy sản:
Kết quả đạt được:
- Mặc dù một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đíchkhác, nhưng diện tích và sản lượng các loại cây trồng vẫn tăng do đưa vào khaithác, sử dụng một số vùng đất hoang hóa và do thâm canh tăng vụ
- Công tác khuyến nông, khuyến ngư, thú y, phòng trừ dịch bệnh được tậptrung chú ý Đã coi trọng đến khâu giống, bao gồm cả chọn giống và cung cấp đủgiống trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt
- Nông - lâm - thủy sản đã có sự phát triển đúng hướng khi gắn sản xuất vớithị trường bằng việc phát triển các loại cây, con có thị trường tiêu thụ ổn định
- Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng được bố trí hợp lý hơn, phát triển nôngnghiệp theo mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi và mô hình hỗn hợp
- Cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tíchcực và theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng
Trang 25Bên cạnh những ưu điểm kể trên, nông - lâm - thủy sản của huyện vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:
- Chưa tận dụng khai thác triệt để tiềm năng lao động, đất đai Việc dồn điềnđổi thửa còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thể canh tác theo quy mô lớn và theohướng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là trong việc thực hiện cơ giới hóa và ápdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiện đại
- Nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng chưa mạnh, cây lương thực vẫn là chủ yếu, chưa tạo được bướcnhảy vọt trong nông nghiệp do trong tiểu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm
tỷ trọng lớn
- Sản xuất nông nghiệp đã theo mô hình, song hiệu quả chưa cao, sản xuấtcòn nhỏ lẻ, manh múng do mức đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp còn thấp vàkhông đồng bộ
- Giá cả vật tư, thiết bị, phân bón phục vụ sản xuất ngày càng cao trong khi
đó giá nông phẩm tăng không đáng kể
- Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp chưa phát triển Công tác nghiêncứu thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng, công táckhuyến nông, hỗ trợ sản xuất cho các nông hộ thông qua các chương trình hỗ trợgiống cây trồng và vật nuôi, trợ giá điện, tiêm phòng, tập huấn kỹ thuật cho nôngdân, Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn vẫn còn bị hạn chế
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá CĐ) liên tục tăng qua các năm,bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 19,0% Sản xuất công nghiệptrên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ tư nhân kinh doanh cá thể thực hiện Giá trịsản xuất (giá HH) của ngành CN-XD năm 2005 đạt 64.896 triệu đồng, đến năm
2009 đạt 169.070 triệu đồng, tăng gần 1,4 lần năm 2008
Hiện tại, huyện có một số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệpvới quy mô nhỏ gồm có công nghiệp khai thác đá, gỗ, xay sát, công nghiệp maymặc, đan lát, chế biến lâm sản cũng đã góp phần rất lớn tạo thêm nhiều công ănviệc làm cho người lao động, giảm áp lực về việc làm trên địa bàn Góp phần ổnđịnh, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đờisống cho nhân dân Ngoài ra ở huyện cũng có nghề khai thác đá và làng nghề đá
mỹ nghệ ở Hải Lựu có nhiều tiềm năng phát triển và hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho huyện, tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên thời gian qua vẫn phát triểnmanh mún và nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng và hiệu quả kinh tế còn thấp
Tính đến năm 2009 toàn huyện có khoảng 2.592 cơ sở sản xuất TTCN Sự pháttriển TTCN sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nông thôn, hình thành thêm các
đô thị trên cơ sở hình thành những ngành nghề mới tại các xã và cụm xã, góp phầnnâng cao dân trí, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của huyện bao gồm:
24
Trang 26 Công nghiệp chế biến: Trong năm 2009 đã đạt được những kết quả đáng
kể như:
Công nghiệp xay sát: Sản lượng 41.840 tấn
Công nghiệp chế biến đậu phụ: Sản lượng 568 tấn
Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như mộc dân dụng - mỹ nghệ,thức ăn gia súc, nấu rượu Tuy nhiên các sản phẩm công nghiệp này chủ yếu vẫncòn ở dạng sơ chế và dạng thô chưa mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương
tùng sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung chủ yếu
Hoạt động sản xuất TTCN của huyện Sông Lô còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu ởcác lĩnh vực sản xuất mộc, sản xuất gạch thủ công, đan hàng xuất khẩu, cây cảnh, gốm
xứ Những năm vừa qua nghề mây tre đan của huyện có bước phát triển đáng ghi nhậnđem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tệ nạn xã hội.Trong thời gian tới, huyện nên trú trọng phát triển nghề trồng mây để tạo nguồn nguyênliệu phục vụ cho nghề mây tre đan phát triển Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đángghi nhận ở trên thì các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu hoạt độngvới quy mô nhỏ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn, nên chất lượng sản phẩm thấp,sản lượng còn ít chỉ đáp ứng được nhu cầu của địa phương và các vùng lân cận
Sản xuất CN-TTCN đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế củahuyện, đáp ứng nhu cầu trong huyện về các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và
mở rộng thị trường ra ngoài huyện đối với một số sản phẩm Sự phát triển TTCN
đã góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nông thôn, hình thành thêm các đô thịtrên cơ sở hình thành những ngành nghề mới tại các xã và cụm xã, góp phần nângcao dân trí, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
o Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện mới chỉ dừng lại ởquy mô sản xuất vừa và nhỏ Với những dây truyền sản xuất công nghệ như hiệnnay, các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra chủ yếu là ở dạng chế biến thô,giá trị kinh tế thấp; các sản phẩm nông lâm nghiệp của huyện khá phong phú và đadạng nhưng chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của người dân trong huyện và cácvùng lân cận chứ chưa có điều kiện để chế biến xuất khẩu ra nước ngoài
o Về làng nghề: Trên địa bàn huyện đã có 02 làng nghề đạt tiêu chuẩn đượcUBND tỉnh công nhận là làng nghề đá truyền thống Hải Lựu; làng nghề sơ chếmây tre đan lát xã Cao Phong Các làng nghề trên địa bàn huyện hiện nay còn ít,các hộ gia đình làm nghề nằm rải rác vì vậy rất khó khăn cho việc xây dựng làng
Trang 27nghề mới; sản xuất vẫn trong tình trạng manh mún, chưa có sự mạnh dạn đầu tưnhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề và phát triển thị trường Cần mở rộng sản xuất,
du nhập thêm các nghề mới để tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương
o Các hộ gia đình làm nghề chưa có sự liên kết chặt chẽ với các đại lý đểnắm bắt được nhu cầu khách hàng nhằm sản xuất sản phẩm hợp thị hiếu người tiêudùng, chưa có các hình thức để quảng bá sản phẩm của các làng nghề ra thị trườngbên ngoài Việc nắm bắt hoạt động của các làng nghề, các nghề không được thườngxuyên, liên tục đã có những ảnh hưởng nhất định đến định hướng phát triển cáclàng nghề chưa sát với điều kiện thực tế của địa phương
o Bên cạnh đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cũng đang làvấn đề mà huyện cần quan tâm Rác thải tại các làng nghề hầu như chưa được đưa vềđiểm tập kết rác của huyện để xử lý lên một số nơi đã có những dấu hiệu ô nhiễm làmảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của người dân tại các làng nghề
- Xây dựng cơ bản:
Do mới được thành lập, nên nhu cầu XDCB của huyện rất lớn, năm 2008 giá trị sảnxuất ngành là 63.518 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên 1,3 lần năm 2008 và đạt 87.461triệu đồng, chiếm tỷ trọng (51,7%) và tốc độ phát triển cao hơn lĩnh vực công nghiệp
Đến nay 100% các xã, thị trấn đã xây dựng được trường tầng, có nhiều đơn
vị hoàn thành xây nhà ở tập thể giáo viên; 100% trụ sở làm việc của các xã, thị trấnđược xây dựng khang trang; 100% trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng, nâng cấptheo mô hình chuẩn Quốc gia và đạt chuẩn Quốc gia; 85,2% thôn dân cư, tổ dânphố hoàn thành xây dựng nhà văn hóa Tuy nhiên, việc huy động nội lực để đầu tưxây dựng cơ bản ở một số đơn vị cơ sở còn yếu, một số công trình thi công còn kéodài và nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn
Trong thời gian tới, đến năm 2015 cần chú ý xây dựng các công trình trọngđiểm như: Xây dựng trụ sở Huyện ủy – UBND, xây dựng bệnh viện đa khoahuyện, nhà máy nước, hệ thống giao thông nội thị, Khu du lịch sinh thái văn hóa,xây dựng các khu đô thị, Trung tâm thương mại, để hoàn thiện hơn nữa hệ thốngkết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế của huyện
Trên địa bàn của huyện Sông Lô có các sản phẩm vật liệu xây dựng3 nhưgạch nung các loại, cát sỏi, chế biến đá, gạch xây dựng , rất thuận lợi cho việcphát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng Hiện nay, tại xã Cao Phong hiện đã xâydựng nhà máy xi măng Vĩnh Phúc
Trang 28vực dịch vụ và tỷ lệ đóng góp của GTSX dịch vụ vào tổng GTSX của huyện tăngdần qua các năm
Thương mại:
Tình hình lưu chuyển hàng hóa xã hội
Tham gia vào kinh doanh bán lẻ hàng hóa xã hội trên địa bàn gồm nhiềuthành phần kinh tế khác nhau Hiện nay cả huyện có 2.610 doanh nghiệp và hộkinh doanh thương mại, thu hút lực lượng lao động 6.636 người Trong đó đángchú ý là khu vực tư nhân, trong giai đoạn 2000-2008, tỷ trọng mức LCHHBLXHcủa thành phần kinh tế này chiếm phần lớn trong tổng mức LCHHBLXH của toànhuyện Tiếp đến là quốc doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ
Năm 2005, LCHHBLXH là 203.675 triệu đồng, đến năm 2009 là 347.059 triệuđồng đạt mức tăng trưởng 7,64%/năm trong giai đoạn 2006-2009 Nhìn vào biểu tínhtoán sức mua bình quân đầu người ta thấy so với các địa phương khác trong tỉnh VĩnhPhúc và các địa phương khác của cả nước thì huyện Sông Lô có sức mua thấp, tổngmức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội (LCHHBLXH) của huyện tăng ổn định nhưngnhịp độ tăng không cao
M c bán l h ng hóa xã h i bình quân ội bình quân đầu người của huyện năm 2005 là 2,39 triệu đầu người của huyện năm 2005 là 2,39 triệu u ng ười của huyện năm 2005 là 2,39 triệu ủa huyện năm 2005 là 2,39 triệu i c a huy n n m 2005 l 2,39 tri u ện năm 2005 là 2,39 triệu ăm 2005 là 2,39 triệu ện năm 2005 là 2,39 triệu ng/ng i; n m 2008 l 3,42 tri u ng/ng i; n m 2009 l 3,92 tri u ng/ng i.
đ ười của huyện năm 2005 là 2,39 triệu ăm 2005 là 2,39 triệu ện năm 2005 là 2,39 triệu đ ười của huyện năm 2005 là 2,39 triệu ăm 2005 là 2,39 triệu ện năm 2005 là 2,39 triệu đ ười của huyện năm 2005 là 2,39 triệu
Bảng 2: Các chỉ tiêu về mức lưu chuyển hàng hóa xã hội của huyện Sông Lô
Độ tăng TB/nă m 06-09
1 Tổng mức
LCHHBLXH
(giá CĐ, tr.đồng)
173.735
175.835
184.398
195.796
205.749
238.244
300.775
347.059
Hệ thống chợ huyện Sông Lô:
Hiện nay, theo số liệu thống kê trên địa bàn huyện Sông Lô có 13 chợ loại 3 trên
Trang 29tổng số 17 xã, thị trấn (không có chợ loại 2 và trung tâm thương mại); nghĩa là bìnhquân 1,3 xã, thị trấn có 1 chợ, hay tỷ lệ xã, phường, thị trấn có chợ là 76,4% Nếu tínhtheo diện tích phục vụ (hay bán kính phục vụ) và dân số bình quân của 1 chợ thì có diệntích phục vụ của chợ bình quân là 11,5 km2/chợ với bán kính khoảng 1,8 km/chợ và6.889 người/chợ Các chợ trên địa bàn huyện thường có quy mô hoạt động tương đốinhỏ, với số người tham gia kinh doanh bình quân 1 chợ khoảng 56,4 người/chợ và đa sốhoạt động vào buổi sáng Do huyện Sông Lô vừa mới được thành lập (tách huyện từLập Thạch) nên việc đầu tư, nâng cấp và xây dựng chợ mới trên địa bàn khá chậmchạp Do vậy, hầu hết các xã hiện nay vẫn phổ biến là các chợ tạm và chợ bán kiến cố Đặc điểm tổ chức và hoạt động các chợ trên địa bàn huyện như sau:
(1) Tình hình quản lý chợ: Các chợ trên địa bàn huyện chủ yếu được quản lí theophương thức khoán, đấu thầu
(2) Tình hình hoạt động của chợ: nhìn chung hoạt động chợ trên địa bàn các xãcủa huyện tuy có sôi động, nhưng do điều kiện và trình độ sản xuất nên chưa có chợchuyên doanh, bán buôn phát luồng lớn đối với những sản phẩm hàng hoá sản xuất ratrên địa bàn
(30 Tình hình hàng hoá trao đổi trên chợ: Hầu hết các chợ trên địa bàn huyệnSông Lô phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hoá trong nội bộ dân cư quanh khu vựcchợ; do đó, về tính chất kinh doanh đều là các chợ kinh doanh tổng hợp với nhữnghàng hoá tiêu dùng thông thường Tuy vậy, tại một số chợ trên địa bàn đã có sựchuyển biến trong yêu cầu mua sắm của người tiêu dùng(Chợ Then), do đó các sảnphẩm được bán qua chợ đã có sự phân loại với nhiều phẩm cấp, chất lượng, quycách và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng
Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn huyện Sông Lô hiện nay, khi mà hệ thốngthương nghiệp bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ngày càng thu hẹp,
đã có vai trò quan trọng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địabàn Tuy nhiên, do những hạn chế về quỹ mua và sức mua của dân cư, cũng như nhữngđiều kiện và đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp nên hệ thống chợ của huyện Sông Lôvẫn chưa có những bước chuyển biến lớn cả về quy mô hoạt động, cường độ hoạt động vàtình trạng cơ sở vật chất, hình thức tổ chức cũng như trình độ phát triển của yếu tố cung vàcầu hàng hoá qua địa bàn chợ Trong bối cảnh đó, chợ với tư cách là một không gian thịtrường cụ thể, trong giai đoạn tới huyện Sông Lô cần phải có đầu tư phát triển hệ thống chợtrên toàn huyện tốt hơn không chỉ đơn thuần là tạo ra cơ sở vật chất chợ mà quan trọng hơn
là tạo ra các yếu tố kinh tế, xã hội để phát triển chợ Các yếu tố kinh tế – xã hội có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chợ chính là mức tăng thu nhập của người laođộng, sức phát triển của sản xuất, sự phát triển của giao thông, nhất là giao thông nôngthôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm trên địa bàn
Các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại:
28
Trang 30Từ khi Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp khu vực thương nghiệp ngoàiquốc doanh phát triển nhanh cả về số lượng và phạm vi hoạt động.
Xét theo thành phần kinh tế, khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càngnhỏ, khu vực kinh tế cá thể (hộ gia đình) tăng nhanh, phù hợp với xu thế phát triểnchung của nền kinh tế thị trường
Các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể có mặt ở tất cả các xã,phường, các lĩnh vực, ngành nghề Các thành phần kinh tế này có vai trò ngàycàng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, đóng góp vàoTMLCHHBLXH ngày càng cao
Tuy nhiên, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong hoạt động xuấtnhập khẩu còn hạn chế, chưa có các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại
có quy mô lớn, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khối tư nhân là lĩnh vực dịch vụ
du lịch
Ngành du lịch:
Sông Lô có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều điểm du lịch, thămquan, đặc biệt có khả năng phát triển du lịch sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡngtrong những năm tới Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền vớicác di tích lịch sử mang giá trị lịch sử văn hóa và tinh thần như: Tháp Bình Sơn, ThácBay, hang Đề Thám, Thiền Viện Trúc Lâm Ngoài ra, Sông Lô còn có vườn cò HảiLựu thuộc xã Hải Lựu và vườn cò Đầm Sai thuộc xã Đồng Thịnh
Khó khăn chủ yếu đối với du lịch huyện là chưa có điều kiện phát triển dulịch dài ngày nên vấn đề tăng doanh thu ngành du lịch nhờ kinh doanh các dịch vụkhách sạn và dịch vụ ăn uống gặp rất nhiều khó khăn do huyện cũng khá gần vớithành phố Vĩnh Yên và thủ đô Hà Nội nên khách có thể quay về Vĩnh Yên và HàNội rất dễ dàng
Dịch vụ giao thông vận tải:
Trang 31Trên địa bàn huyện Sông Lô hình thành 2 hình thức vận tải gồm: Đường bộ
và đường sông Do đặc thù huyện có Sông Lô chảy qua nên hàng năm vận tảiđường sông với khối lượng lớn và không ngừng gia tăng Cụ thể nếu năm 2005khối lượng hàng hóa vận chuyển là 286.000 tấn đạt doanh thu 8.694,4 triệu đồngthì đến năm 2009 con số này đã tăng lên là 445900 tấn (gấp 1,56 lần) đạt doanhthu 15.266,8 triệu đồng (gấp 1,756 lần) Trong khi đó vận tải đường bộ có khốilượng vận tải chỉ bằng 50% vận tải đường sông Năm 2005 vận tải đường bộ là143.000 tấn đạt doanh thu 2.402,4 triệu đồng thì năm 2009 con số này là 445,9 tấnđạt doanh thu 5.706,3 triệu đồng
Hình thức vận tải hành khách đã dần đáp ứng được đầy đủ nhu cầu củangười dân trong huyện và nâng doanh thu vận tải năm sau cao hơn năm trước, đặcbiệt hiện tại đã có tuyến xe buýt Vĩnh Yên – Sông Lô đảm bảo giao thông rất tốtcho đi lại và giao thương Tuy nhiên, giao thông vận tải ở huyện còn có nhiều hạnchế như sau:
- Chất lượng các loại đường bộ đều xuống thấp, diện tích mặt đường nhỏ,chưa đáp ứng được nhu cầu của lưu lượng và tải trọng của phương tiện
- Các cảng sông đều là cảng tạm, phương tiện bốc xếp thủ công, công suấtbốc xếp thấp
- Mối liên kết giữa đường bộ với các cảng đường sông còn nhiều bất cập đãgây ra nhiều khó khăn và phiền toái cho người tham gia dịch vụ này
- Hiện tại vẫn chưa có một cây cầu nào qua Sông Lô để kết nối giao thôngvới thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
Dịch vụ bưu chính viễn thông:
30
Trang 32Dịch vụ bưu chính viễn thông của Sông Lô tương đối phát triển Tính đếnnăm 2009, toàn huyện có 4.610 máy điện thoại thuê bao cố định, bình quân có 5,2máy/100 dân (tỉnh Vĩnh Phúc 19,7.máy/100, toàn quốc có 4,5 máy/100 dân) Toànhuyện hiện nay mới có bưu điện khu vực được đặt tại thị trấn Tam Sơn
Tỷ lệ xã có điểm bưu điện – văn hóa xã đạt 100% (cao hơn tỉnh Vĩnh Phúc86,4% và các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng 97%)
Ngành bưu chính viễn thông đã có sự tiến bộ đáng kể, từng bước phát triểnnâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Các bưu cục đều mở các dịch vụ điện thoại đường dài, phát hành báo chí,chuyển tiền qua bưu điện
Các hoạt động bưu chính viễn thông phát triển mạnh cả về chiều rộng vàchiều sâu, nhiều loại hình phục vụ mới ứng dụng như dịch vụ chuyển tiền, chuyểnphát nhanh với nhiều loại hình đa dạng và hấp dẫn, tăng doanh thu và phần nàođáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện
Mặc dù hệ thống thông tin liên lạc của huyện đã được cải thiện đáng kể,song còn bất cập với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, các công nghệ mới nhưđường truyền internet tốc độ cao, chuyển phát nhanh còn chưa được ứng dụngrộng rãi
Dịch vụ tài chính, ngân hàng:
Huyện có một số chi nhánh ngân hàng gồm: Ngân hàng nông nghiệp, ngânhàng chính sách và một số Quỹ tín dụng Ngành ngân hàng đã đa dạng hóa cáchình thức huy động vốn, nên có nguồn tiền mặt cho vay tương đối dồi dào, cáckhoản cho vay trung hạn và dài hạn ngày càng tăng Ngân hàng chính sách thựchiện tốt công tác cho người nghèo vay vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm đưa họ thoát nghèo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước
Nhìn chung, hệ thống tài chính – ngân hàng của huyện đủ sức phục vụ cho
sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong hiện tại và trong tương lai
2 Các lĩnh vực xã hội
2.1 Giáo dục - đào tạo
Mạng lưới giáo dục của Sông Lô hiện tại còn thiếu hệ thống trường chấtlượng cao cho cả 4 cấp học ngoài ra các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục vànâng cao chất lượng giáo dục luôn được tăng cường Thực trạng được phân tích ởcác khía cạnh sau:
- Chất lượng cán bộ: Tính đến năm 2010, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên đủ về số lượng, chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ và tỷ lệ giáo viênchuẩn, trên chuẩn đạt 99,18% Nhiều cán bộ được nâng cao trình độ quản lý, trình
độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phục vụ sự nghiệp phát triển của địaphương Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý huyện có trình độ đạt chuẩn 54% và
Trang 3315,2% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về sốlượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu: tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn 100%,tiểu học đạt 100,0%, THCS đạt trên 99% trong đó tổng số giáo viên mầm non, tiểuhọc, THCS có trình độ chuyên môn trên chuẩn là 48,7%, tỷ lệ cán bộ giáo viên làđảng viên đạt khoảng 45% tổng số cán bộ giáo viên toàn ngành
- Hiện nay toàn huyện có 17 trường Mầm non, 17 trường THCS, 19 trường tiểuhọc và 2 trường THPT được kiên cố hóa = 98,1%; 21 trường đạt chuẩn Quốc gia =39,6% Trong đó, Mầm non đạt 8/17 trường = 47,0%, Tiểu học đạt 10/19 trường =52,6%, THCS đạt 3/17 trường = 17,6% Chất lượng giáo dục toàn diện được nânglên, hàng năm số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt trên 88%, xếp loại văn hóakhá, giỏi trên 65% Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2008 – 2009 đạt 92,28%;
số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học: 315 học sinh, cao đẳng: 326 học sinh Tuynhiên, chất lượng giáo dục đại trà chưa đáp ứng yêu cầu, có sự chênh lệch giữa cácvùng, miền hệ thống trường chuẩn Quốc gia phát triển chậm, tỷ lệ học sinh thi đỗ vàocác trường ĐH, CĐ hàng năm còn thấp so với tổng số dân (năm học 2008 – 2009 mớiđạt 72 học sinh/vạn dân)
- Hệ thống truờng học tiếp tục được củng cố và mở rộng, mạng lưới trường,lớp học được quan tâm đầu tư, xây dựng, trang thiết bị dạy và học được mua sắmđầy đủ, kịp thời đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập
- Hệ thống đào tạo nghề để phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tếchưa được chú trọng phát triển, còn nhiều khó khăn Số học sinh tốt nghiệp PTTH
và THCS không có nhu cầu học tiếp không được đào tạo nghề kịp thời vì vậy khó
có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong các ngành phi nông nghiệp Đâychính là vấn đề then chốt cần chú trọng trong công tác giải quyết việc làm củahuyện trong những năm tới
- Hệ thống trường chất lượng cao các bậc học chưa có gây khó khăn cho việcbồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi của huyện
Nhìn chung, trong mấy năm qua, ngành giáo dục huyện đã đạt được những
tiến bộ rõ nét, đặc biệt là phổ cập vững chắc GDTH đúng độ tuổi và phổ cậpGDTHCS, quy mô học sinh mầm non và THPT tiếp tục phát triển Chất lượng giáodục toàn diện đạt được nhiều tiến bộ và đánh giá thực chất, chất lượng giáo dụcmũi nhọn được giữ vững và ổn định Huyện đã quan tâm đầu tư phát triển sựnghiệp giáo dục, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của tỉnh về côngtác giáo dục - đào tạo
2.2 Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng - dân số, gia đình và trẻ em
Công tác khám chữa bệnh ban đầu được quan tâm đầu tư Thực hiện tốt côngtác phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi vàchương trình y tế Quốc gia Thường xuyên tuyên truyền, phòng ngữa các loại dịch
32
Trang 34bệnh nguy hiểm như: Phòng chống HIV/AIDS, dịch cúm A(H1N1) Tuy nhiên, côngtác khám chữa bệnh và sử dụng các trang thiết bị y tế còn hạn chế, cơ sở vật chất vàđịa điểm Bệnh viện Đa khoa huyện, trung tâm Y tế còn tạm thời, các cơ sở khám bệnh
và tủ thuốc tư nhân còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu Số lượng bác sỹ và giường bệnh cònquá ít so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong huyện
Tính đến tháng 12/2008 toàn huyện đã có 17/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốcgia về y tế xã, các trạm y tế ở đây đều có vườn thuốc nam mẫu từ 40 cây thuốc trởlên Tính đến cuối năm 2009 toàn huyện có 8 bác sỹ, 50 y sỹ đạt bình quân 5,5cán bộ y tế/đơn vị khám chữa bệnh (cao hơn mức trung bình của tỉnh 5,1 cán bộ ytế/đơn vị khám chữa bệnh)
Duy trì tốt công tác quản lý dược đảm bảo cho điều trị tại trạm y tế Đầu năm
2009 Sở Y tế Vĩnh Phúc đã cung cấp một số trang thiét bị y tế cho các trạm theoyêu cầu của chuẩn quốc gia về y tế xã Nhiều địa phương, Đảng uỷ, chính quyềnthực sự quan tâm đến sự nghiệp y tế, chủ động xin vốn và tìm đối tác xây dựng cơ
sở vật chất cho trạm y tế, đến nay đã có 14 /17 trạm y tế xã, thị trấn khang trangkiên cố đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân , còn 3 trạm y tế đang xâydựng có thể đưa vào sử dụng năm 2010
Thực hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh, thành lập tổ phòngchống dịch cơ động, trang bị đầy đủ vật tư, thuốc men, hóa chất sẵn sàng đối phókhi có dịch bệnh xảy ra Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thực hiện tốt, phấnđấu không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng
đủ 6 loại vắc xin đạt 99%; cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, đạt 100%theo quy định; 100% dân số sử dụng muối iốt
Tuy nhiên, ngành y tế của huyện Sông Lô vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về
cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ y bác sỹ:
- Do mới tách ra từ huyện Lập Thạch và việc thực hiện quy hoạch nên trạm
y tế hiện đang còn rất tạm bợ như trạm y tế xã Hải Lựu, trạm y tế thị trấn Tam Sơn.Trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần có các biện pháp tích cực hơn nữanhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các trạm y tế này để công tác y tế ngày càng phục
vụ tốt hơn cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương
- Nhân lực y tế có trình độ từ bác sỹ trở lên còn quá thiếu (tỷ lệ 8/17) do vậylàm hạn chế khả năng khám chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người dân Mặtkhác, đội ngũ y bác sỹ trẻ chiếm tỷ lệ cao, kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chếnên gặp nhiều khó khăn trong khám, chữa bệnh cho nhân dân
- Nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh chưa
có, đại đa số trang thiết bị cho trạm y tế xã rất thô sơ và rất thiếu
Trang 35- Hoạt động y tế trên địa bàn tiếp tục được đẩy mạnh Chất lượng khám chữabệnh từng bước được mở rộng và nâng lên Công tác y tế dự phòng được tăngcường thực hiện tốt công tác phòng dịch nên không có dịch xảy ra trên địa bàn, vệsinh an toàn thực phẩm đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, quakiểm tra đã uốn nắn các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm Năm 2010, tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sĩ đạt 100%.
- Thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên0,95% (tăng cơ học rất thấp, không đáng kể); chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinhsản với hai gói dịch vụ là soi tươi và siêu âm cho các đối tượng trong chiến dịch vàchiến dịch phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, vitamin A cho trẻ em từ 6-36tháng tuổi và bà mẹ đang cho con bú dưới 6 tháng Tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3giảm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17,1%; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủngvắccin 95%
2.3 Văn hóa - thông tin - thể thao - phát thanh truyền hình
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
và xây dựng thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao đồng bộ Đẩy mạnh cuộc vận độnghọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động xây dựng nếpsống văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn minh đô thị; bài từ mê tín dị đoan Năm
2009, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 67,7%, tỷ lệ hộ 3 năm đạt gia định văn hóa là52,41%; Nhà văn hóa xã hiện có 14/17 nhà = 82,35% Năm 2010 ước đạt trên 55%thôn làng văn hóa và trên 75% gia đình đạt gia đình văn hóa Các hoạt động lễ hộiđược quản lý và tổ chức, đầu tư chiều sâu như: Lễ hội trọi trâu (Hải Lựu), rước câybông (Đồng Thịnh) Công tác bảo vệ di tích được chú trọng, phát động phong trào
“Văn hoá vùng đất - Con người Sông Lô - Truyền thống và đổi mới”
Hoạt động thông tin tuyên truyền có hiệu quả, tất cả các xã đều đã có đàiphát thanh, hàng ngày đài phát thanh này thực hiện tuyên truyền bám sát nhiệm vụchính trị, đúng định hướng; nâng cao tính giáo dục, ổn định dư luận, góp phần nângcao dân trí và đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân Tổng thời lượngtiếp sóng, phát sóng và các chương trình truyền hình quốc gia cũng như địa phươngngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Tỷ lệ hộ xem được truyền hình vànghe được đài phát thanh đạt 100% Đồng thời huyện cũng đang tiếp tục thực hiện
đề án xây dựng trạm truyền thanh không dây cho các xã, thị trấn trên địa bàn
Về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cho hoạt động thể thao huyệnSông Lô chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thể thao chongười dân trong huyện Nguyên nhân là do hầu hết các cơ sở hạ tầng, vật chất thiết
bị chưa được đầu tư tương xứng, thiếu đồng bộ
Về dân tộc và tôn giáo: trên huyện có khoảng trên 4,5% người dân tộc thiểu số,chủ yếu là người Cao lan,Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Sán Dìu và có 2 tôn giáochính là Phật Giáo và Công Giáo ở Quang Yên, Đồng Quế (có nhà thờ Văn Thạch)
34
Trang 362.4 Công tác xóa đói giảm nghèo
Công tác xóa đói giảm nghèo được Huyện uỷ và UBND huyện dành sự quatâm đựac biệt nên đã được kết quả tốt như sau:
- Đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫntinh thần; thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, năm 2010 ước đạt6,5 triệu đồng/năm, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2009 (tính theo VA) Khoảng cáchgiàu nghèo giữa các vùng dân cư cũng như khu vực thị trấn và các xã, vùng trungtâm và vùng xa dần được thu hẹp
- Nhờ sự quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách về xã hội, thực hiện hiệuquả các chương trình xóa đói giảm nghèo gắn với các chương trình phát triển kinh
tế và tạo việc làm cho người lao động nên tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể còn 11,56%năm 2009 so với mức bình quân chung của tỉnh Vĩnh Phúc (theo chuẩn đô thị 260ngàn đồng) là 8% thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện Sông Lô vẫn còn khá cao
- Có được thành tựu xóa đói giảm nghèo như trên là do huyện đã có cácchính sách hỗ trợ hộ nghèo tích cực làm kinh tế như: cho vay vốn xóa đói giảmnghèo (tổng số tiền này năm 2009 là 40.153 triệu), hướng dẫn công tác khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư Ngoài ra, huyện còn tích cực chủ động thực hiệnviệc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, tạo điều kiện cho học sinh nghèo được miễn,giảm học phí và các khoản đóng góp, trợ cấp xã hội cho người tàn tật, trẻ em mồcôi, người già không nơi nương tựa
2.5 Hoạt động khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã và đang phục vụ nhiệm vụ pháttriển KT-XH của huyện Những năm qua việc ứng dụng thành tựu khoa học vào sảnxuất và đời sống sinh hoạt ngày càng nhiều Công nghệ tin học được ứng dụng rộngrãi trong quản lý từ huyện đến cơ sở Đến nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bànhuyện được trang bị máy tính làm việc và kết nối mạng internet để truy cập thông tin
Hướng mục tiêu đưa tiến bộ KHCN vào phục vụ sản xuất và đời sống; nhất làtrong lĩnh vực Nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng trênmột đơn vị diện tích Trong trồng trọt tập trung chuyển giao KHKT vào sản xuất, thửnghiệm và nhân rộng các giống cây có chất lượng, năng suất cao, phù hợp với địaphương Tổ chức tập huấn, tham quan đầu bờ, ứng dụng tiến bộ về phòng trừ dịchbệnh, sử dụng hầm khí Biogas bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người
3 Thực trạng môi trường và đô thị hóa
Trang 37Hiện tại tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí của huyện chưa ở mứcnghiêm trọng, điều kiện môi trường ở Sông Lô khá thuận lợi đối với đời sống củadân cư và phát triển sản xuất Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo có những nguy
cơ cần chú ý:
Môi trường không khí:
Môi trường không khí còn rất tốt do độ che phủ rừng còn ở mức cao, thànhphần các chất độc hại trong không khí tại Sông Lô vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượngmôi trường Việt Nam cho phép Môi trường hiện nay còn khá trong sạch, tuy nhiênhuyện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải từ các cơ sở sảnxuất chưa qua xử lý trước khi thải vào môi trường, chất thải rắn được xử lý bằngphương pháp chôn lấp đơn giản, bãi rác chưa được quy hoạch
Có một số nơi quanh khu vực sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng có lượng bụi
là cao hơn tiêu chuẩn, nhất là về mùa khô Tại đây chất lượng môi trường không khí
bị suy giảm
Môi trường đất, nước sông và nước ngầm:
Trong tương lai, môi trường nước của Sông Lô sẽ chịu tác động của nhiều hoạtđộng: Các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, nước rửa trôi từđồng ruộng
Trong canh tác nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng tiêu chuẩnquy định là rất phổ biến Các thuốc bảo vệ thực vật dùng chủ yếu là nhóm phốt phohữu cơ và carbamate, phần phân hủy chưa hết của chúng đã gây tác hại trực tiếp đếnmôi trường đất, nước, môi trường sinh thái gây ô nhiễm Sự ô nhiễm các chất hữu cơ,chất dinh dưỡng, các loại vi trùng khá nặng không những làm mất đi độ phì nhiêu củađất và làm cho môi trường nước ở sông bị ô nhiễm nên ảnh hưởng đến việc sử dụngnguồn nước này cho sinh hoạt
Môi trường nước trên các sông thuộc địa phận huyện bị ô nhiễm do các chấtthải sinh hoạt chưa được xử lý làm ảnh hưởng đến môi trường nước đã gây tác hạilớn đến tài nguyên thủy sản, môi sinh và hoạt động du lịch
Chất lượng nước ngầm còn khá tốt nhưng trữ lượng ít không đáp ứng đượcnhu cầu nước cho sinh hoạt của người dân
Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên và hậu quả của chiến tranhcũng gây ra những áp lực đối với vấn đề môi trường Do địa hình bị chia cắt, lượngmưa tương đối lớn, độ che phủ của hệ thực vật còn thấp nên đất đồi núi, đặc biệt làđất trống đồi núi trọc, luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị chai cứng, chua,nghèo chất dinh dưỡng và xói mòn trơ sỏi đá trở thành hoang trọc Vì vậy cần phải
dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm,bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiêm môi trườngsinh thái trong khu vực
Tình hình sử dụng đất đai, cây xanh:
36
Trang 38 Đất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất dodùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ, song chưa đến mức báo động, có thểcải thiện được, nếu trong tương lai hoạt động này hạn chế sử dụng ở mức tối thiểu
và có phân bón sinh học thay thế, đồng thời có biện pháp xử lý, khắc phục, cải tạođất để đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái
Nhìn chung diện tích đất phi nông nghiệp về cơ bản tăng lên do nhu cầu mởmang xây dựng công nghiệp, khu dân cư, các công trình đô thị Tình hình khai thácvật liệu xây dựng chiếm khá nhiều đất và làm biến đổi cảnh quan khu vực, gâytiếng ồn, nước thải và bụi cho vùng xung quanh
Các xã của huyện và trung tâm huyện nhìn chung chưa được mở rộng đã làmhạn chế đến việc cải tạo khí hậu cũng như làm dịu bớt cái nóng oi bức của khí hậunhiệt đới, giảm lượng bụi trong mùa khô
Ngoài ra nạn phá rừng bừa bãi cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Các hệ sinh thái tự nhiên:
Các hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự xói mòn
và trôi lớp màu trên bề mặt của đất Đồng thời nó còn có vai trò trong việc điềuchỉnh tiểu khí hậu của địa phương cũng như việc hỗ trợ trong ngành nông nghiệp
và lâm nghiệp
Hiện nay trên địa bàn vẫn còn diễn ra tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp.Huyện đang tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm kiểm soát tốt tình trạng này
Một số nguyên nhân làm tác động đến sự suy giảm môi trường
(1) Do là một huyện mới được chia tách nên khả năng tài chính của huyệnhiện nay chưa đủ sức giải quyết đến các vấn đề môi trường
(2) Nhận thức của các cấp quản lý về môi trường chưa cao, chưa thực sự cócác biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường
(3) Trình độ dân trí về môi trường còn thấp do chưa được giáo dục đầy đủ đểthấy được tầm quan trọng của môi trường
3.2 Thực trạng phát triển đô thị và nông thôn
Thực trạng phát triển đô thị:
Những năm gần đây dọc theo các tuyến đường giao thông và một số khu vựctrung tâm cụm xã đã và đang hình thành các tụ điểm giao lưu kinh tế - xã hội theohướng đô thị hóa Những trung tâm này thực tế là nơi thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế - đời sống cho từng khu vực
Trang 39Các hoạt động dịch vụ - thương mại - ngành nghề ngày càng phát triển, một bộphận lao động đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp hoặc ít nhiều thoát ly nông nghiệp.
Do vậy, có thể nói tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện sẽ có xu hướng tăng nhanh
(iii) Giao thông đô thị đang ngày càng phát triển
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như:
- Việc sử dụng và khai thác đất đai chưa có quy hoạch hiệu quả, xây dựngcòn lộn xộn, tự phát Người dân chưa có ý thức để xây dựng một đô thị trung tâmcủa huyện
- Công trình kiến trúc phần lớn không đảm bảo về công năng sử dụng cũngnhư về không gian kiến trúc cảnh quan
- Hệ thống hạ tầng kĩ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, có hệ thống ảnhhưởng tới việc phát triển kinh tế xã hội của Thị trán trong giai đoạn hiện tại và pháttriển lâu dài
Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trênđịa bàn huyện phát triển theo những hình thái khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện vàmức độ phân bố trong từng khu vực Các tụ điểm dân cư truyền thống (như làng,xóm, thôn) được hình thành với mật độ tập trung đông ở những nơi có giao thôngthuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hóa của xã
Hạ tầng cơ sở trong khu dân cư nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tưsong còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp do vậy hệ thống giao thông, cấpthoát nước, cấp điện vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹthuật, kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vực xây dựng chưa đúng quy địnhlàm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị Đặc biệt có sự chênh lệch giữa các khuvực miền núi và đồng bằng
Trang 40kinh tế phát triển Năm 2009 huyện đã được Tỉnh mở bến xe buýt tuyến Sông
Lô - bến xe Vĩnh Yên tạo thuận lợi cho cuộc sống của người dân
Các tuyến đường tỉnh lộ đều đã được đầu tư nâng cấp cứng hoá 75,8km/75,8km đạt 100%; đường giao thông do huyện quản lý đã cứng hoá được68,75KM/90,266KM đạt 76,16%; đường GTNT do các xã, thị trấn quản lýcứng hoá được 90,4KM/606,4KM đạt 14,9%
* Đường thủy
Sông Lô chảy qua huyện không có sự chênh lệch mực nước giữa mùa mưa
và mùa cạn quá lớn nên việc khai thác giao thông đường thủy trên sông Lô kháthuận lợi Tuy nhiên, hiện nay ở trên sông đoạn chảy qua huyện mới chỉ có vàiđiểm khai thác cát, chỉ có các tàu bè tải trọng nhỏ chuyên chở vật liệu trên sông
Trong tương lai, huyện cần khai thác tốt tiềm năng của Sông Lô như xâydựng các cảng sông, phát triển đường thủy nội địa chuyên chở hàng hóa thay chođường bộ đến các tỉnh bạn và ra cảng biển Hải Phòng cũng như tiếp nhận hàng hóacủa các tỉnh khác chuyên chở đến huyện bằng đường thủy như: than Quảng Ninh,
Xi măng
* Nhận xét chung về giao thông
Để phát triển kinh tế hơn nữa trong tương lai, đưa mức sống trung bình củahuyện cao hơn mức trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc thì hệ thống giao thông hiện tạicủa huyện chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Huyện cần làm tốt hệ thống giaothông liên tỉnh, liên xã để trước hết thuận tiện cho việc đi lại của người dân địaphương, sau đó là thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa, thuận lợi cho khách dulịch đi lại
4.2 Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước
- Hệ thống cấp nước đô thị: Hiện nay huyện đã có hệ thống cấp nước tậptrung nguồn nước lấy từ sông Lô là nhà máy nước sạch tại xã Nhạo Sơn (vốn đầu
tư trên 20 tỷ), hiện huyện đang xây dựng thêm nhà máy nước sạch nữa ở xã NhưThụy để đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cá xã Tuynhiên hệ thống cấp nước này công suất thấp, mạng đường ống xây dựng còn quá ít,nước đưa vào sử dụng chưa được khử trùng
- Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước hiện trạng của huyện Sông Lô là
hệ thống thoát nước chung (thoát chung cả nước mưa và nước thải) Hệ thống thoátnước mới chỉ được đầu tư xây dựng một số tuyến cống, mương xây nắp đan dọctheo các tuyến đường và tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm hành chính củahuyện Việc thu gom và xử lý các chất thải rắn chưa đảm bảo được yêu cầu về antoàn vệ sinh môi trường
4.3 Hiện trạng cấp điện
Hiện tại toàn huyện có: 73.71 Km đường dây cao thế điện áp 10 35KV;124,85 Km đường dây hạ thế 0,4 KV loại 3 pha 4 dây và 65 trạm biến áp có công