Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại có những đặc điểm sau: Thứ nhất: tranh chấp giải quyết bằng trọng tài luôn có sự tham gia của bên thứ 3 là môt
Trang 1MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 1
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I Khái quát chung về Trọng tài thương mại và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 1
1 Trọng tài thương mại 1
2 Khái quát Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 3
II Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 4
1 Sự ra đời 4
2 Các bước thực hiện tố tụng 5
III Ưu điểm, hạn chế của quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 14
C KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 16
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương mại quốc tế Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỉ gần đây Và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là một trong bảy trung tâm được thành lập để đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh đó
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Khái quát chung về Trọng tài thương mại và Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam.
1 Trọng tài thương mại.
1.1 Khái niệm Trọng tài thương mại.
Trọng tài với tư cách là cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài được hiểu là: “Trọng tài bao gồm những cá nhân được các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ vụ việc dân sự của họ” hay Trọng tài là “cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử”
Theo cuốn Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Trọng tài là một phương thức giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng, chính trực xét xử, phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên”
Theo Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ: “Trọng tài là cách giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình tranh chấp cho một hoặc một số người xem xét, giải quyết và
họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các tranh chấp phái thi hành”
Ở Việt Nam, pháp luật luôn giữ quan điểm tiếp cận Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp và sử dụng thuật ngữ “Trọng tài thương mại”
để gọi tên cho phương thức này Tại Khoản, Điều 3, Luật trọng tài 2010 quy
Trang 3thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này” Trọng tài thương
mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài
1.2 Đặc điểm của Trọng tài thương mại.
Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: tranh chấp giải quyết bằng trọng tài luôn có sự tham gia của bên thứ 3 là môt Hội đồng Trọng tài hay một Trọng tài viên duy nhất do các bên thỏa thuận, lựa chọn đóng vai trò là trung gian đứng giữa hai bên, phán xét một cách công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài do chính các bên tự lập ra để giải quyết là trọng tài vụ việc hoặc trọng tài thường trực mà họ tin tưởng
Thứ hai: trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục
tố tụng chặt chẽ Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên và các bên đương sự phải tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục nêu tại Luật Trọng tài thương mại 2010, các điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài quy định
Thứ ba: phán quyết cuối cùng của trọng tài đưa ra là sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán Dựa trên nền tảng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự, trọng tài xem xét, cân nhắc và được quyền đưa ra phán quyết cuối cùng, phán quyết này mang tính chung thẩm
Với tư các là một cơ quan giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại có đặc điểm:
Thứ nhất: trọng tài là tổ chức xã hội- nghề nghiệp, do các Trọng tài viên
tự nguyện thành lập để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Do là một cơ quan hoạt động độc lập với các cơ quan do chính phủ lập ra nên các Trung tâm trọng tài (TTTT) đều có trụ sở, điều lệ hoạt động và quy tắc tố tụng riêng do chính các TTTT này đặt ra Việc quản lí, điều hành lên kế hoạch hoạt động của TTTT đều do các Trọng tài viên trực tiếp đảm nhiệm mà không chịu sự quản lý, chỉ đạo của bất kỳ cơ quan nào khác
Trang 4Thứ hai: thẩm quyền của trọng tài chỉ được hình thành khi có sự thỏa thuận của các bên đương sự Điều này thể hiện các bên đã tin tưởng trao quyền phán quyết cho trọng tài Nếu không có thỏa thuận, trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết
Thứ ba: khác với cơ quan xét xử nhà nước là Tòa án, các phán quyết trọng tài đưa ra không mang tính quyền lực nhà nước Phán quyết trọng tài chỉ
có giá trị bắt buộc với các bên tranh chấp mà không bắt buộc với bên thứ 3 Trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì cần có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thi hành
2 Khái quát Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964)
Theo Điều lệ, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
"1.Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp khác."
Là tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh cùng nhau Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên,
sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng Bởi vậy, mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài được áp dụng quy tắc tố tụng khác, nếu các bên có
Trang 5Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL do Ủy ban về luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (thông qua năm 1976) hay Bản quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và một số công ước quốc tế
có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế
có uy tín (London, Brussell ) thường được coi là cơ sở, khuôn mẫu cho việc xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài
II Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
1 Sự ra đời.
Từ khi ra đời vào ngày 28/4/1993 đến nay VIAC đã có bốn bộ quy tắc tố tụng Bộ quy tắc tố tụng đầu tiên có hiệu lực từ ngày 20/8/ 1993 (Quy tắc 1993) Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận trọng tài kí trước ngày 1/7/2003 Sau gần bốn tháng thành lập VIAC cho ra đời
bộ quy tắc tố tụng đầu tiên đây là một giai đoạn mang tính bước ngoặt lần đầu tiên có một trung tâm Trọng tài trong cả nước có một bộ quy tắc tố tụng riêng cho mình Tuy nhiên, bộ quy tắc tố tụng trọng tài này thực tế vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa hợp lí và giải quyết các vụ tranh chấp bằng Trọng tài là một hình thức mới nên cũng ít được áp dụng
Bộ quy tắc thứ hai có hiệu lực từ ngày 15/4/ 1996 (Quy tắc 1996) Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp trong nước có thỏa thuận trọng tài kí trước ngày 1/7/ 2003 Do những điểm bất cập trong bộ quy tắc trọng tài năm 1993 bộ quy tắc trọng tài thứ hai của VIAC ra đời cùng song song tồn tại với bộ quy tắc trọng tài 1993, đồng thời bổ sung những điểm chưa hợp lí trong bộ quy tắc trọng tài 1993
Bộ quy tắc thứ ba có hiệu lực từ ngày 1/7/ 2004 (Quy tắc 2004) Quy tắc này được áp dụng để giải quyết cả vụ tranh chấp trong nước và vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận trọng tài kí trước ngày 1/7/ 2003 Vào thời điểm này, cùng một lúc ba bản Quy tắc tố tụng tồn tại vì theo Điều 61, Khoản 1 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, các Trung tâm Trọng tài được thành lập trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực Quy tắc 2004 được soạn thảo vào thời điểm Pháp lệnh trọng tài được ban hành đã khắc phục, bổ sung những thiếu sót, bất cập cơ bản trong các bản Quy tắc 1993 và 1996
Trang 6Bộ quy tắc thứ tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 (Quy tắc 2012) Bộ quy tắc này ra đời sau khi Luật Trọng tài Thương mại 2010 ra đời và có hiệu lực được một năm Bộ quy tắc này đã cụ thể hóa và chi tiết các quy định về tố tụng Trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại; đồng thời, bộ quy tắc này đã hoàn thiện, khắc phục, bổ sung những thiếu sót và bất cập của các bộ quy tắc tố tụng Trọng tài năm 1993, 1996 và năm 2004
Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại VIAC Theo Quy tắc tố tụng của VIAC, các bên có thể tham gia trực tiếp tố tụng trọng tài hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia quá trình tố trọng tài Tố tụng trọng tài bắt đầu từ ngày Trung tâm nhận được đơn khởi kiện của Nguyên đơn Và quy tắc tố tụng trọng tài được thực hiện theo các bước sau:
2 Các bước thực hiện tố tụng.
2.1 Đơn khởi kiện.
Khởi kiện là quyền của các bên trong hợp đồng khi có tranh chấp và điều này cũng góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, xử sự theo pháp luật, thanh lọc môi trường thương mại, kinh doanh Và đơn khởi kiện đóng một vai trò rất quan trọng để có thể bắt đầu một vụ kiện Một giải quyết tranh chấp tại VIAC được thụ lí đơn khi đơn kiện đáp ứng được yêu cầu tại Điều 6, quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam Được quy định như sau:
“1 Một bên muốn khởi kiện ra Trung tâm phải gửi Đơn khởi kiện tới Trung tâm.
2 Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:
a) ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
b) tên, địa chỉ của các bên;
c) tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
d) cơ sở khởi kiện;
đ) trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;
Trang 7e) tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 Điều 11 hoặc Điều 12 của Quy tắc này.
g) Chữ kí của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ kí của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân.
3 Kèm theo Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.
4 Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan phải được gửi đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này”.
Trong Đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài, vậy thỏa thuận Trọng tài là gì? Và được thể hiện dưới hình thức nào? Tại Khoản 2, Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010 (LTTTM) quy định “thỏa thuận Trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc
đã phát sinh” Về hình thức của thỏa thuận Trọng tài được xác lập dưới hai hình thức điều khoản trọng tài hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng (Khoản
1, Điều 16, LTTTM) Tại Khoản 2, Điều 16, LTTTM có quy định thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện bằng văn bản
Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan phải được thành lập thành 5 bản nếu Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên hoặc 3 bản nếu Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên Và trước khi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung và rút đơn kiện được quy định tại Điều 13, quy tắc tố tụng của VIAC
Khi nộp đơn khởi kiện, Nguyên đơn đồng thời nộp phí trọng tài Theo quy định tài Điều 32, quy tắc tố tụng của VIAC thì phí trọng tài bao gồm:
“1 Chi phí để trả thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp;
2 Chi phí hành chính của Trung tâm liên quan đến việc giải quyết tranh chấp;
3 Chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp được quy định tại Văn bản hướng dẫn của Trung tâm có hiệu lực tại thời điểm lập dự tính chi phí;
Trang 84 Chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia vầ chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài”.
Và Khoản 1, Điều 33, quy tắc tố tụng của VIAC có quy định việc nộp phí của Nguyên đơn như sau: “Khi nộp đơn khởi kiện, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Nguyên đơn phải nộp đủ các chi phí được quy định tại Khoản 1 và Khoản
2 Điều 32 của Quy tắc này theo Biểu phí trọng tài của Trung tâm có hiệu lực tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện Trong trường hợp Nguyên đơn không nộp đủ các chi phí này trong thời hạn do Trung tâm ấn định thì được coi là rút Đơn khởi kiện nhưng không ảnh hưởng đến quyền được nộp lại Đơn khởi kiện”
2.2 Thụ lí đơn kiện và gửi thông báo.
Sau khi VIAC nhận được đơn kiện sẽ xem xét thẩm quyền giải quyết vụ việc, thụ lí đơn khởi kiện và sẽ gửi thông báo cho bị đơn
Thời hạn gửi thông báo cho bị đơn được quy định tại Điều 7, quy tắc tố tụng VIAC nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan và phí trọng tài, Trung tâm sẽ gửi tới Bị đơn Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liện quan Với việc quy định
về thời hạn gửi thông báo tới Bị đơn của quy tắc tố tụng của VIAC không có gì thay đổi so với quy định tại Điều 32, LTTTM
Trong trường hợp, có đơn kiện lại mà không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Trung tâm nhận được đơn kiện lại, các tài liệu liên quan và phí trọng tài Trung tâm sẽ gửi tới Nguyên đơn thông báo, Đơn kiện lại
và các tài liệu liên quan (Khoản 4, Điều 9, quy tắc tố tụng của VIAC)
2.3 Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Thống báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan Bị đơn phải gửi lên Trung tâm Bản
Tự bảo vệ Bản tự bảo vệ gồm: ngày, tháng; tên và địa chỉ của Bị đơn; cơ sở pháp lí để tự bảo vệ; tên trọng tài viên mà Bị đơn chọn hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định trọng tài viên theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 hoặc Điều 12 quy tắc
tố tụng của VIAC; chữ kí của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền của Bị đơn là tổ chức; chữ kí của cá nhân hoặc người đại
Trang 9diện theo ủy quyền của Bị đơn là cá nhân (Khoản 1, Điều 8 quy tắc tố tụng của VIAC)
Bản tự bảo vệ và các tài liệu có liên quan của Bị đơn phải gửi đúng số lượng được quy định tại Điều 3 quy tắc tố tụng, tức là phải được thành lập thành
5 bản nếu Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên hoặc 3 bản nếu Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên Trong trường hợp, Bị đơn không gửi Bản tự bảo
vệ lên Trung tâm thì tố tụng trọng tài vẫn sẽ được tiến hành
Ngoài ra, Bị đơn có thể nộp Đơn kiện lại Nguyên đơn Đơn kiện lại căn
cứ vào thỏa thuận trọng tài mà Nguyên đơn đã dựa vào đó khởi kiện, Đơn kiện lại gửi đến Trung tâm trọng tài vào cùng thời điểm gửi Bản tự bảo vệ Đơn kiện lại bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm làm đơn; tên, địa chỉ của các bên; tóm tắt lại nội dung của vụ kiện lại; cơ sở kiện lại; giá trị của vụ kiện lại và yêu cầu khác của Bị đơn; chữ kí của người đại diện theo pháp luật hoặc của người ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là tổ chức, chữ kí của cá nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân (Khoản 2, Điều 9 quy tắc tố tụng của VIAC)
Đơn kiện lại và các tài liệu liên quan, Bị đơn gửi lên Trung tâm phải đủ số bản như quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy tắc Mặt khác, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút Đơn kiện lại trước theo quy định tại Điều 13, quy tắc tố tụng của VIAC trước khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết
Trong trường hợp, Đơn kiện lại của Bị đơn được gửi lên Trung tâm mà các bên không có thỏa thuận khác về thời hạn thì 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo, Đơn kiện lại và các tài liệu liên quan Nguyên đơn phải gửi Bản tự bảo vệ đối với Đơn kiện lại và phải gửi đủ số bản được quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quy tắc tố tụng của VIAC (Khoản 5, Điều 9 quy tắc tố tụng của VIAC)
2.4 Hội đồng Trọng tài.
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên của Nguyên đơn
và Bị đơn bầu hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định Việc bầu ra chủ tịch hội đồng trọng tài có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai bên Chủ tịch hội đồng trọng tài xẽ chủ trì các phiên họp của hội đồng trọng tài cũng như trực tiếp xem xét các chứng cứ của vụ tranh chấp để có thể cùng
Trang 10với hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc một Trọng tài viên duy nhất và trong trường hợp các bên không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài viên duy nhất thì sẽ được giải quyết tranh chấp bởi Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên
Đối với thành lập Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên thì quy tắc tố tụng của VIAC quy định tại Điều 11 như sau: Thứ nhất: Nguyên đơn phải chọn hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên Trong trường hợp có nhiều Nguyên đơn thì các Nguyên đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải thông báo cho Trung tâm Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng tài viên không có trong Danh sách Trọng tài viên thì Nguyên đơn phải thông báo cho Trung tâm đại chỉ của Trọng tài viên này Trong trường hợp Nguyên đơn yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay cho Nguyên đơn
Thứ hai: Nếu các bên không có thỏa thuận khác trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận được Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan Bị đơn phải chọn một Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên và phải thông báo cho Trung tâm Trong trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải thông báo cho Trung tâm Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng tài viên không có trong Danh sách Trọng tài viên thì Nguyên đơn phải thông báo cho Trung tâm đại chỉ của Trọng tài viên này
Nếu Bị đơn yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm
ra quyết định chỉ định Trọng tài viên thay thế cho Bị đơn Trong trường hợp, Bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày trên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định một Trong tài viên thay cho
Bị đơn Và trong trường hợp, có nhiều Bị đơn mà không thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc không thống nhất yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài