Mở đầu 1 Li do chon dé tai
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thé ki 21, thế kỉ của nền văn
minh trí tuệ toàn cầu Su phat triển như vũ bão của công nghệ cao, của nền kinh
tế tri thức cho thấy chất xám đang ngày càng được đặc biệt coi trong Vi thé,
trong sự đổi mới toàn diện của đất nước thì đổi mới nền giáo dục là một trong
những trọng tâm của sự phát triển Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ 10 đã khẳng định: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam
Hiện nay, Bộ GD đang triển khai chương trình sách giáo khoa mới thay thế cho bộ sách giáo khoa cũ không còn phù hợp nữa Bộ sách giáo khoa hóa học
mới có một lượng kiến thức tương đối khó, khá rộng, phong phú, đa dạng giúp học sinh có thể giải thích được những hiện tượng tự nhiên liên quan đến hóa học
Ngoài ra, nó còn rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng, tư duy phức tạp song hết sức cần thiết phù hợp với thực tiễn Sau nhiều năm nghiên cứu, thí điểm, sửa chữa sách giáo khoa hoá học 12 đã chính thức được áp dụng trong cả nước từ năm học 2008-2009 Chương trình Hoá học 12 gồm nhiều kiến thức cơ bản và là những kiến thức trong tâm phục vụ cho hai kì thi quan trọng là kì thi tốt nghiệp
THPT va thi vào đại học, cao đẳng
Trong chương trình Hoá học nâng cao 12, phần kim loại là một mảng lớn,
trong tâm, gồm nhiều nội dung lí thuyết va bài tập mà học sinh phô thông buộc
phải hiểu, biết và vận dụng một cách linh hoạt Để soạn đề kiểm tra cho phần
này, giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức và vận dụng các lí thuyết đó một
cách sâu sắc và bản chât
Trang 2
Mặt khác, quá trình dạy học là một quá trình phức tạp bao gồm: quá trình nghiên cứu tài liệu mới quyết định chất lượng lĩnh hội các tri thức; quá trình củng có hoàn thiện kiến thức khắc sâu mở rộng thêm kiến thức, phát triển kĩ năng kĩ xảo cho học sinh; và quá trình kiểm tra đánh giá - làm sáng tỏ tình trạng nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng và thái độ của học sinh đối với yêu cầu của chương trình tạo động lực phấn đấu vươn lên trong học tập, đồng thời giúp giáo viên có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy của mình
Việc truyền đạt đúng, đủ, chính xác nội dung trong sách giáo khoa cho học
sinh không phải là dé dang Việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng
trở thành pháp lệnh, là cơ sở dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh Vấn đề này đang được triển khai rộng rãi trên cả nước, tuy nhiên việc thực hiện mới chỉ là bước đầu và hiệu quả của nó chưa cao
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học theo chương trình sách giáo khoa mơi thì vấn đề chuẩn kiến thức kĩ năng có một vai trò hết sức quan trọng Vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hóa học theo chuẩn kiến thức kĩ năng có một ý nghĩa to lớn Nó không chỉ đơn thuần là chú trọng vào kết
quả của người học mà còn có vai trò to lớn trong việc thúc đây động cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm định chất lượng, hiệu
quả đạy học và trình độ nghề nghiệp của người thầy Tức kiểm tra đánh giá góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đạy và học
Trang 3chương (chương 6, chương 7) của sách giáo khoa nâng cao lớp 12 và thiết kế đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh theo chuẩn kiến thức
kĩ năng
3 Giá thiết khoa học
Nếu làm rõ được chuẩn kiến thức kĩ năng về mức độ, phạm vi thực hiện và thiết kế được bộ đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới
4 phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận
- Phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập được
2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia, quan sát các quá trình học tập, giảng dạy hoá học ở trường THPT
- Phương pháp thực nghiệm sư ph ạm: đánh giá hiệu quả của các đề kiểm tra để từ đó đánh giá được chất lượng của việc giáng dạy và học tập theo chuân
kiến thức, kĩ năng
- Phương pháp thống kê toán học: xử lí phân tích các kết quá thực nghiệm sư phạm
5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện được những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài bao gồm:
- Định hướng đôi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 4
- Nội dung của các phương pháp cần nghiên cứu - Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Quy trình thiết kế một đề kiểm tra theo hướng đổi mới
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn dạy học theo chuẩn:
thiết kế đề kiểm tra ngắn, 15 phút, 45 phút theo chuẩn kiến thức kĩ năng + Thứ nghiệm sư phạm để xác định độ phù hợp của bộ đề kiểm tra Lấy ý
kiến đóng góp đánh giá nhận xét của giáo viên có kinh nghiệm 6 khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hóa học I2 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu: Phần kim loại( chương “kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm” và chương “crom - sắt - đồng”) - sách giáo khoa Hoá học 12 nâng
cao
Trang 5
Nội dung chương trình nghiên cứu Chương 1: cơ sở lí thuyết của đề tài
1 Cơ sớ lí luận về kiểm tra- đánh giá 1.1 Khái niệm về kiểm tra- đánh giá
Trong quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá (KT- DG) 1a giai đoạn kết thúc
của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ
yếu không thể thiếu được của quá trình này.Kiểm tra có 3 chức năng bộ phận liên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau và bồ sung cho nhau, đó là: đáng giá,
phát hiện lệch lạc và điều chỉnh
Kiểm tra là theo dõi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết trong việc đánh giá
Về mặt lí luận dạy học, kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy
học, nó cho biết những thông tin, kết quá về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò để từ đó có những quyết định cho sự điều khiến tối ưu của cả thay va
trò Học sinh sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và được đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng với kĩ thuật tốt và hiệu nghiệm
Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng
chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinh và cả thái độ của học sinh trên cở sở phân tích các thông tin phán hồi từ viêc quan sát, kiểm tra, đánh gia mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong
muôn đạt được của môn học
Trang 6
1.2 ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra- đánh giá có hệ thống, thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược trong”, giúp người học tự điều chỉnh hoạt động
học, kịp thời nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hồng
kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới.Thông qua kiểm
tra- đánh giá học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái
hiện, chính xác hoá, khái quát hoá giúp phát huy trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống cụ thê
Việc kiểm tra-đánh giá được tô chức nghiêm túc, công bằng sẽ giúp học sinh
nang cao tinh than trach nhiém trong học tập, có ý chí vươn lên dat kết quả cao
hơn, cúng có lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn
Việc kiểm tra- đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược ngoài, giúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy
Kiểm tra đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên năm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và
trình độ của mỗi học sinh từ đó có biện pháp phụ đạo bồi đưỡng riêng hợp li Kiểm tra đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đạy học mà mình theo đuổi
1.3 Một số hình thức kiểm tra đánh giá
Để tổ chức KT- ÐG kết quả học tập của học sinh, bên cạnh các phương pháp truyền thống như: kiểm tra miệng, kiểm tra viết thì hiện nay trong giáo dục đã và đang sử dụng phương pháp trắc nghiệm Trắc nghiệm là phương pháp đưa ra một tập hợp câu hỏi để thu nhận phán ứng của học sinh, thông qua đó đo lường
Trang 7
một năng lực hoặc một thuộc tính nào đó của họ Trắc nghiệm có thể là vấn đáp,
quan sát hoặc viết
Dựa vào cách tiến hành, trắc nghiệm được chia làm 2 loại: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
1.3.1 Trắc nghiệm tự luận (TNTL) gọi tắt là tự luận (TL) a Khái nệm
TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, hoc sinh tra lời đưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước
TNTL cho phép học sinh một sự tự do tương đối tương đối nào đó đê trả lời mỗi câu hỏi trong đề kiểm tra
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan
và điểm cho bởi người chấm khác nhau có thê không thông nhất Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mắt nhiều thời gian để viết câu trá lời
b.Ưu, nhược điểm của TNTL
- Uu điểm
* Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn
ngữ của chính mình, vì vậy nó có thể đo được nhiều trình độ kiến thức
e Có thể kiểm tra - đánh giá - các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết
những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng
e Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi trắc nghiệm
khách quan
e Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, khái quát hoá, phân tích, tong hop phat huy tính độc lập tư duy sáng tạo
- Nhược điểm
Trang 8
e Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lượng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại
phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ người chấm đo đó nó có đô tin cậy thấp
e Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm, phương pháp này
có giá trị thấp
e Vì số lượng câu hỏi ít nên không thê kiểm tra hết các nội dung trong chương
trình, làm cho học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ
1.3.2 Trắc nghiệm khách quan a Khai niệm
TNKQ 1a phuong phap kiém tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi TNKQ gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm
b Các loại câu hỏi TNKQ: có thể chia làm 4 loại chính:
Loại I: Câu trắc nghiệm “đúng sai” - Cấu trúc:
+ Câu dẫn là một câu phát biểu có nội dung mà học sinh phải xác định
dung hay sai
+ Câu trả lời là chữ Ð hoặc S mà học sinh phải khoanh tròn khi xác định
- Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ Ð nếu câu sau là đúng và khoanh tròn
vào chữ S nêu câu sau là sai
a Bán kính nguyên tử của Ca lớn hơn của K
b Hoà tan BaSO¿ ta dùng dung dịch HCI loãng
Trang 9- Lưu ý: Đây là loại câu hỏi đơn giản vì vậy soạn thảo câu hỏi dạng này tương đối dé dàng, ít phạm lỗi và mang tính khách quan khi chấm
Tuy nhiên độ tin cậy của câu hỏi thấp vì học sinh có thể đoán mò, học thuộc lòng hơn là hiéu.Ngoai ra hoc sinh giỏi có thê không thoả mãn khi buộc phải chọn “đúng” hoặc “sai” khi câu hỏi viết chưa rõ ràng Do đó khi soạn thảo câu
hỏi dạng này, câu đúng phải hoàn toàn đúng hay đúng nhất, câu sai phải hồn
tồn sai (khơng mập mờ về đúng, sai và đúng sai không còn tranh cãi) và dựa trên sự mơ hồ của học sinh về những khái niệm hoá học để biên soạn câu hỏi
Loại 2: Câu trắc nghiệm có nhiều câu tra loi để lựa chọn - Cấu trúc
+ Phần câu dẫn là một câu hỏi hoặc là một câu chưa hoàn chỉnh (câu bỏ
lửng)
+ Phần trả lời gồm 3-5 (thường là 4) phương án trả lời mà chỉ có một
phương án đúng (hay đúng nhất, đầy đủ nhất), những phương án khác là những câu mồi hay câu nhiễu Học sinh phải khoanh tròn hoặc đánh dấu vào phương án đúng
- Ví dụ: Cho sơ đồ: Cu + HNO; ———*_ Cu(NO;); + NO + H;O
Số nguyên tử Cu bị oxi hoá và số phân tử HNO2 bị khử là
A I và 6 C 3 và 2
B.3 và 6 D.3 và 8
Trả lời: Đáp án C
- Lưu ý: Đây là một hình thức kiểm tra- đánh giá có nhiều ưu điểm như: có thể kiểm tra đánh giá được nhiều mục tiêu dạy học khác nhau, có độ tin cậy cao, tính giá trị tốt hơn, đo được khả năng nhớ tổng quát ho rất hữu hiệu, thật sự
khách quan khi chấm Tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm như: khó soạn câu
Trang 10
hỏi vì phải tìm được câu đúng nhất và câu nhiễu cho phù hợp; có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo sáng tao
giải quyết vấn đề một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi TNTL soạn Kĩ; tốn kém giấy mực để in Vì vậy khi viết câu hoi dang nay can lưu ý:
+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải
diễn đạt rõ ràng một vấn đề, tránh hiểu theo nhiều cách
+ Câu nhiễu cũng phải rõ ràng, dé hiéu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúc song song tức chúng ohải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt, phải có vẻ hợp lí có sức hấp dẫn như nhau đề học sinh kém chọn
+ Cần soạn 4-5_ phương án lựa chọn, trong đó có một phương án đúng
hoặc đúng nhất, không nên soạn các phương án lựa chọn quá ít ( 2 hoặc 3) vì
yếu tố may rủi, đoán mò sẽ tăng hay quá nhiều phương án sẽ khó soạn và mất nhiều thời gian dé đọc câu hỏi
+ Phải có một phương án đúng và là duy nhất, các cu còn lại thật sự
nhiễu
+ Sắp xếp các câu trả lời đúng một cách ngẫu nhiên (không theo một thói quen nào)
Loại 3: Câu trắc nghiệm điền khuyết
- Cấu trúc
+ Phần câu dẫn là những câu, những phương trình hoá học có những chỗ còn bỏ trồng
+ Phần trả lời là những từ, những cụm từ, những cơng thức hố học mà học sinh phải điền vào chỗ trống cho phù hợp
- Ví dụ: Hoàn chỉnh những câu sau
Trang 11
Vàng là kim loại mềm,màu đẻo (người ta có thể cán lá vàng mỏng hơn , từ Ig vàng có thê kéo thành sợi mảnh dài tới ) Vàng có tính dẫn
điện va dẫn nhiệt tốt, chỉ kém Vàng có khối lượnh riêng là , nóng chảy
Vàng có tính khứ yếu (E° =+1,5V)
Dap án: vàng: 0.0002 mm; 3.5 km bạc và đồng; 19,3 g/em*; 1063°C; Au**/Au
- Lưu ý: Với loại câu hỏi này, học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải
nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn
Song, phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào những chỉ tiết vụn vặt, người soạn có thé trích nguyên một đoạn văn trong sách giáo
khoa, việc chấm bài mắt nhiều thời gian và thiếu tính khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn Do đó khi soạn cần lưu ý
+ Tránh trường hợp có nhiều phương án điền đều phù hợp
+ Câu điền khuyết không nên quá dài, khó hiểu hoặc có thể
hiểu theo nhiều cách
Loại 4: Câu trắc nghiệm ghép đôi - Cấu trúc
+ Phần câu dẫn ở cột () gồm một phần của câu (câu chưa hoàn thành), mệnh đề hoặc một yêu cầu
+ Phần câu trả lời ở cột (II) chứa phần còn lại của câu hoặc một đáp số mà học sinh phải chọn dé ghép với phần ở cột (1) cho phù hợp
Trang 12
A Cacbon 1 là nguyên tô kim loại
B Thép 2 là nguyên tổ phi kim
C Sat 3 là hợp kim sat-cacbon (0,01-2%)
D Gang 4 là hợp kim sắt-cacbon (2-5%)
Tra loi: B.3; D.4; C.1; A.2
- Lưu ý: Đây là loại câu hỏi dễ viết, có thể dùng để đo các mức trí năng
khác nhau, đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức
hay lập các mối tương quan
Nhưng loại câu hỏi này không thích hợp cho việc thâm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, tốn nhiều công phu soạn câu hỏi có thể đo được mức trí năng cao cùng như tốn nhiều thời gian để đọc nội dung mỗi cột trước khi trả lời Nên khi soạn dạng câu hỏi này tránh tao kiểu ghép đôi một- một; để không xảy ra trường hợp học sinh ghép được một số cặp, rồi dùng cách loại trừ để ghép các cặp còn lại, phải soạn sao cho phần chọn đê ghép nhiều hơn phần cần ghép, trong đó có cả phương án có thể ghép với nhiều câu, có cả phương án không thê ghép vơi câu nào
1.3 So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Trang 13- Học sinh có thể tự diễn đạt ý tưởng bằngchính ngôn ngữ chuyên môn của mình nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có
- Có thể đo lường khả năng suy luận như: sap xép ý tưởng, suy diễn, tổng quát hoá, so sánh, phân biệt, phân tích, tổng hợp một cách hữu hiệu
- Không đo lường kiến thức ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu * Loại TNKQ
- Học sinh chọn một câu đúng nhất trong số các phương án trả lời cho sẵn
hoặc viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời
- Có thê đo những khả năng suy luận như: Sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt nhưng không hữu hiệu bằng TNTL
- Có thể kiểm tra - đánh gia kiến thức của học sinh ở mức trí năng biết,
hiểu một cách hữu hiệu
b Pham vi bao quat bai trac nghiém
Với một khoảng thời gian xác định
* Loại TNTL: có thể kiểm tra- đánh giá được một phạm vi kiến thức nhỏ
nhưng rất sâu với số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít
* Loại TNKQ: vì có thể trả lời nhanh nên số câu hỏi lớn, đo đó bao quát một phạm vi kiến thức rộng hơn
c ánh hưởng đối với học sinh
* Loại TNTL: khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, điễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên
đánh giá những ý tưởng đó, song một bài TNTL dễ tạo ra sự “lừa đối” vì học
sinh có thể khéo léo tránh đề cập đến ngững diễm mà họ không biết hoặc chỉ
biết mập mờ
Trang 14
* Loại TNKQ: Học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý tưởng của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích luỹ nhiều kiến thức và kĩ năng, không “học tủ” nhưng đôi khi dé tao ra sự đốn mị
d Cơng việc soạn đề kiểm tra
* Loại TNTL: việc chuẩn bị câu hỏi TNTL, do số lượng ít nên không khó
lắm nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn
* Loại TNKQ: Việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có
nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc Đây là công việc rất tốn thời gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này đỡ tốn công sức hơn
e Công việc chấm điểm
* Loại TNTL: Đây là công việc khó khăn, mắt nhiều thời gian và khó cho điểm chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn cần thận, công bằng, tránh thiên VỊ
* Loại TNKQ: Công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc biệt
chiếm ưu thế khi cần kiểm tra một số lượng lớn học sinh
2 Chương trình giáo dục phố thông
2.1 Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình
- Chương trình mơn hố học ở trường phổ thông được xây dựng và phát triển trên cơ sở các quan điểm sau
+ Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ mơn hố học ở trường phô thông Mục tiêu phải được quán triệt và cụ thê hoá trong chương trình của các lớp ở các cấp THCS và THPT
+ Đảm bảo tính phô thông cơ bán hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hoá học
Trang 15
+ Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn hoá học
+ Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo
hướng dạy và học tích cực
+ Đảm bảo định hướng về đôi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình hoá học trong nước
và thế giới
+ Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông
2.2 Chuẩn kiến thức kĩ năng
Chuẩn: Cái được chọn làm căn cứ đề đối chiếu, để hướng theo đó mà làm
cho đúng
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phái và có thê đạt được sau từng giai
đoạn học tập
Chuẩn kiến thức, kĩ năng hóa học 12 được thê hiện trong chương trình giáo
dục phô thông môn hóa học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định ban
hành tháng 6-2007 Chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được xây dựng theo từng chủ
đề của chương trình hóa học 12 bao gồm tên chủ đề, mức độ kiến thức và kĩ
năng cần đạt được và những ghi chú Đây là cơ sở để biên soạn SGK hóa học, SGV, SBT và là cơ sở để đánh giá kết quá học tập môn hóa học thường xuyên,
định kì, các kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyên sinh đại học môn hóa học
VD: Sau đây là một số nội dung thuộc chuân kiến thức kĩ năng ứng với
Trang 16
Kiến thức
Hiểu được
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng ion hoa, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim lọai kiềm - Tính chất hoá học: tính khử mạnh nhất trong số các kim
lọai (tác dụng với nước, axit, phi kim)
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm Kĩ năng
- Dự đoán tinh chất hóa học, kiểm tra và kết luận về tính
chất khử rất mạnh của kim lọai kiềm
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận
xét về tính chất, phương pháp điều chế
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học của kim lọai
kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hoá học điều chế kim lọai kiềm bằng phương pháp điện phân
- Giải được bài tập tổng hợp có liên quan
Trang 17
Kiến thức
Biết được: Một số ứng dụng quan trọng của một 86 hop chất như NaOH, NaHCO;, Na,CO3, KNO¿
Hiểu được: Tính chất hoá học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO; (l6ng tính, phân hủy bởi nhiệt); NaaCOa ( muối của axit yếu); KNO: (có tính oxi
hoá mạnh khi đun nóng) Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và rút ra kết luận về tính chất hoá học của một số hợp chất kim lọai kiềm - Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất một số hợp
chất
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của một số
hợp chất
- Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng muối
Trang 18
Kiến thức
Hiểu được
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, tính chất vat li, trạng thái tự nhiên, năng long ion hod,
số oxi hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm thổ - Tính chất hoá học: Tính khử mạnh chỉ sau kim loại
kiềm (tác đụng với oxi, clo, axit) Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận đợc tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ
- Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chat hoá học
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học
- Giải được bài tập : Tính thành phần % khối lượng kim
loại trong hỗn hợp phản ứng; xác định tên kim loại, một
Trang 19
4 Một | Kiến thức
số hợp | Hiểu được
chất - Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH);,
của kim | CaCOa, CaSOu.2H;O
loại - Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu,
kiềm toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước
thé cung
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của Ca(OH);
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học
- Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phơng
pháp hoá học
- Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng, bài tập khác có liên quan
5 Kiến thức
Nhôm | Hiểu được
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm
- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh ( phản ứng của
nhôm với phi kim, dung dịch axit, nớc, dung dịch kiềm,
oxit kim loại)
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện
phân oxit nóng chảy
Trang 20
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm
.- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hố học của nhơm
- Sử đụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng nhôm trong hỗn
hợp kim loại phản ứng, một số bài tập có liên quan 5 Một sô hợp chất cua nhôm Kiến thức
Biết được: Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp
chat: Al,O3, Al(OH)3, mudi nhôm
Hiểu được: - Tinh chat luong tinh cua Al,03, Al(OH)3
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm
- Nhận biết ion nhôm
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm
- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm - Giải bài tập: Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng
nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; Tính % khối l-
Trang 211 Crom Kiến thức Hiểu được
- Vi tri trong bang tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng Ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vất lí của crom
- Tính chất hoá học: Crom có tính khử (tác dụng với phi
kim, axit)
- Phương pháp sản xuất crom
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của crom
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của crom
Trang 223.Sắt | Kiến thức Hiểu được
- Vi tri trong bang tuần hoàn, cấu hình electrn nguyên tử
sat, ion Fe’*, Fe**, nang long ion hoá, thế điện cực chuẩn
của cặp Fe”"/ Fe”, Fe”' / Fe, số oxi hoá, tính chất vật lí
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dich mudi) Biét duoc trong tu nhién sắt ở dưới dạng các oxIf sắt, FeCOa, FeSa Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt
- Viết các PTHH minh họa tính khử của sắt
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp
phản ứng, xác định tên kim lọai dựa vào số liệu thực
Trang 23+ Tính khử của hợp chât sắt (II): FeO, Fe(OH);, muôi sắt (ID + Tính oxi hóa của hợp chất sắt (II): FezO:, Fe(OH)a, muối sắt (II) + Tinh bazo cua FeO, Fe(OH) , Fe2xO3, Fe(OH)3, Ki nang - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học
- Nhận biết được ion Fe”, Fe” trong dung dịch
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng các muối sắt
hoặc oxit sắt trong phản ứng, xác định cơng thức hố
học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội
dung liên quan 5.Hợp kim của sắt Kiến thức Biết được
- Khái niệm và phân lọai gang, sản xuất gang (nguyên
tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyên vận của lò cao, biện
pháp kĩ thuật)
- Khái niệm và phân lọai thép, sản xuất thép (nguyên tắc
Trang 24
- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đô rút ra được nhận xét
về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép
- Viết các phương trình phản ứng oxi hoá-khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép - Sử dụng và bảo quán hợp lí đồ dùng hợp kim của sắt
- Giải được bài tập: Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất, bài
tập khác có nội dung liên quan
Trang 25
6 Đông và một số hợp chất của đồng Kiến thức Hiểu được
- Vi tri trong bang tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng ion hoa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật
lí
- Tính chất hoá học: Đồng là kim lọai có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, dung dịch muối, axit có tính oxi hoá mạnh)
Biết được
- Tính chất của CuO, Cu(OH); (tính lỡng tính, tính tan),
Trang 267.Sơ lược về vàng, bạc niken, kẽm, chì, thiếc Kiến thức Biết được
- VỊ trí của vàng, bạc, niken, kẽm, chì và thiếc trong
bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí - Tính chất hóa học: tính khử (tác dụng với phi kim, dung dịch axit) -ứng dụng quan trọng Kĩ năng
-Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất của
mỗi kim lọai cụ thé
- Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim
lọai vàng, bạc, niken, kẽm, thiếc và chì
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng kim lọai trong
hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim lọai, bài tập tổng
hợp có nội dung liên quan
CHƯƠNG 3 thiét ké Dé KIEM TRA
Trang 27
1 định hướng đỗi mới đánh giá kết quả học tập môn Hóa Học 1.1 Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả học tập hóa học của học sinh cần căn cứ vào mục tiêu mơn
hố học lớp 10 ở THPT
Đánh giá kết quả học tập hoá học của học sinh cần đám báo tính khách quan, công bằng, khả thi và định hướng quá trình dạy học Hóa Học ở THPT
ngày càng tích cực hơn 1.2 Nội dung đánh giá
Bam sat nội dung chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng Hoá học lớp 12 Ví dụ: nội dung đánh giá phần phi kim lớp 10 (nhóm halogen và nhóm oxi) gồm:
- Đánh giá kiến thức về lí thuyết bao gồm: Vị trí, câu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên, ứng
dụng, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của
các nguyên tố nhóm halogen, nhóm oxi cũng như tính chất của các hợp chất của chúng
- Đánh giá kĩ năng cơ bản: Kĩ năng học tập tích cực mơn hố học, kĩ năng
thực hành hoá học, kĩ năng vận dụng (kĩ năng giải một số loại bài tập hoá học cơ bản và bài tập hoá học tổng hợp)
- Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức kĩ năng hoá học với
một tỉ lệ thích hợp theo hướng tăng cường đánh giá khả năng vận dụng trong
học tập hoá học và cuộc sống
+ Mức độ biết: HS nhớ được định nghĩa, tính chất, hiện tượng hố học,
cơng thức, khái niệm hoá học đã học, trả lời câu hỏi thế nào? là gì? Những
Trang 28
câu hỏi ở mức độ biết chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết ở SGK Tỉ lệ
thích hợp trong đề kiểm tra học kì thường chiếm 20% - 30%
+ Mức độ hiểu: HS cần nêu và giải thích được các khái niệm, tính chất, hiện tượng hố học, cơng thức trả lời câu hỏi tại sao? vì sao? như thé nao? Ti lệ câu hỏi trong đề kiểm tra thường chiếm khoảng 40% - 50%
+ Mức độ vận dụng: HS cần áp dụng kiến thức, kĩ năng hoá học trong các
trường hợp tương tự, giải thích hiện tượng thực tế, áp dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện đã thay đồi trá lời câu hỏi tại sao? như thế nào? vì sao? bằng cách nào?Tï lệ thích hợp trong đề kiểm tra học kì thường khoảng 30% - 40%
- Đánh giá khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và thực tiễn đời sống được mô phỏng trong các bài tập hoá học lí thuyết và thực nghiệm Hiện nay nên khuyến khích tăng cường loại câu hỏi và bài tập theo hướng này
1.3 Hình thức đánh giá
Bảo đám đa đạng các hình thức kiểm tra, đánh giá
- Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra hoá học Thông thường, tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra 45 phút chiếm từ 30%-40% về thời lượng và điểm số Ngoài ra cũng có đề 100% trắc nghiệm khách quan
- Kết hợp cả đánh giá của GV và tự đánh giá của HS tạo điều kiện HS tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau
- Kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết: kết hợp các hình thức kiểm
tra miệng, kiểm tra 10, 15 phút, kiểm tra 45 phút với kiểm tra cuối học kì và
cuôi năm
Trang 29
2 Quy trình thiết kế đề kiểm tra
- Bước 1: Xác định mục đích bài kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức và
kĩ năng thể hiện trong chương trình và SGK Hoá học 12
- Bước 2: Xác định các nội dung cơ bản cần kiểm tra và mức độ nội dung theo ma trận đề
ớ Ma trận đề là một bảng gồm 3 cột chính và các hàng Mỗi hàng cho biết một
nội dung cơ bản cần kiểm tra Mỗi cột cho biết mức độ biết, hiểu, vận dụng và
loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay tự luận Cột cuối cùng và hàng cuối cùng cho biết thông tin tổng hợp về đề kiểm tra
ớ Bảo đảm cân đối số câu hỏi, mức độ và điểm số cho mỗi nội dung theo mỗi
hàng phủ hợp với tỉ lệ phân phối thời gian tơng ứng mà học sinh đã học Dam
bảo mức độ nội dung theo cột sao cho: mức độ biết từ 20%-30%, mức độ hiểu từ 40%-50%, mức độ vận dạng khoảng 30%-40% ớ Tỉ lệ TNKQ và tự luận khoảng 3:7 hoặc 4:6, thường là 4:6 về thời lượng và điểm số Thi dụ: ma trận đề kiểm tra 1 tiết họckì I lớp 12
Mức độ kiên thức, kĩ năng Tông
Tên bài Biết Hiểu Vận dụng
TNKQITL |TNKQ [TL |TNKQ |TL
1 Kim loại kiêm 2
Trang 306 Đông 2 Tông 2 3 5 10
Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Dựa vào ma trận,xác định cấu trúc khung đề kiểm tra Đề kiểm tra học kì I Mơn Hố học 12
Thời gian làm bài: 45phút
Phần I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Câu 1 (điểm) Câu § (điểm) Phần 2 Tự luận (6 điểm) Câu 9 ( điêm) Câu hỏi TNKQ nên chủ yếu là loại có 4 lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án chọn đúng
Câu hỏi cần rõ ràng, chính xác và nằm trong nội dung chương trình đã học
Có thể lựa chọn các câu hỏi đã có trong SGK, SBT Hoá học và các tài liệu
tham khảo nhưng cần có sự biến đổi cho phù hợp với yêu cầu, mức độ kiến thức Câu hỏi và bài tập kiểm tra có nội dung gắn liền với hiện tượng thí nghiệm hoá
Trang 31hoàn thiện
Ngoài ra, có thê thiết kế câu hỏi kiểm tra 15 phút, 45 phút và học kì theo ma
trận đề chỉ gồm các câu hỏi TNKQ
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan với số câu càng nhiều, càng phủ được nhiều nội dung thì sự đánh giá càng chính xác, khách quan.Thông thường, đề
kiểm tra 15 phút nên từ 8-10 câu Trong đề kiểm tra 45 phút hỗn hợp, số câu TNKQ nên có khoảng 8 câu Nếu câu TNKQ quá ít (3-4 câu) thì không thể phủ hầu hết nội dung kiểm tra, học sinh dễ trao đổi bài cho nhau và khó có thể tạo
nên nhiều đề khác nhau trong một lần kiểm tra và sẽ làm mất những ưu điểm của TNKQ
Bước 4 Thiết kế đáp án và biểu điểm
Khung đáp án cần theo khung của đề và bảo đảm số điểm cho mỗi câu đã quy
định trong đề kiểm tra hoá học
Nội dung đáp án cần thê hiện rõ, ngắn gọn, cách làm và kết quả chính xác, có số điểm kèm theo
Điểm số cho mỗi câu, mỗi ý nên là bội số của 0,25 để tiện việc chấm điểm Thường thì đáp án và biểu điểm cũng tiến hành đồng thời với việc thiết kế câu
hỏi
Sau khi thiết kế đề, đáp án và biêu điểm cần xem xét lại bằng cách so sánh với
ma tran đã được thiết lập để hoàn thiện, điều chính cho phủ hợp thống nhất giữa
dé va ma tran
3 Cac dé kiém tra cu thé
Trang 32Mục tiêu
Hiểu được
- Tính chất hoá học: tính khứ mạnh nhất trong số các kim lọai (tác dụng với n-
ước, axit, phi kim)
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm
Câu 1 Trong số các kim loại: K, Na, Li, Cs kim loại có tính khử mạnh nhất là
A.K C Li
B Na D.Cs
Câu 2 Cho Na vào dung dịch CuC1;, phản ứng nào xảy ra? 1) 2Na + CuCl_ — „ 2NaCl + Cu
2) 2Na + 2HO — „ 2NaOH+ H;
3) 2NaOH + CuCl, —_, 2NaCl + Cu(OH)
A (1) C (1), (2)
B (2), (3) D (1), (2), (3)
Cau 3 Dién phan muối clorua của kim loại kiềm (nóng chảy), thu được 0,896 lít khi Cl, (dktc) & anét va 3,12gam kim loai ở catốt Tên của kim loại kiềm là
A Li (7) C K (39)
B Na (23) D Rb (85,5)
Bài 29 Một số hợp chất quan trọng cúa kim loại kiềm
Hiểu được: Tính chất hoá học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO; (lưỡng tính, phân hủy bởi nhiệt); Na;COa ( muối của axit yếu); KNO; (có tính oxi hoá mạnh khi đun nóng)
Câu 1 Nung 4,84 gam hỗn hợp gồm NaHCO; và KHCO: thì thu được 0,56 lit CO; (đktc) Vậy số gam của 2 muối lần lượt là:
A 4 gam; 0,84 gam B 0,84 gam; 4 gam
Trang 33
C 2,84 gam; 2 gam D 2 gam; 2,84 gam Câu 2 Trong quá trình điện phân dung dich NaCl, 6 cuc 4m xảy ra
A Sự khử ion Na" C Sự oxi hoá ion Na” B Sự khử phân tử H;O D Sự oxi hoá phân tử H;
Câu 3 Điện phân dung dịch NaBr thu được dung dịch NaOH có lẫn nhiều
NaBr, người ta cho bay hơi nước nhiều lần dé tách dần NaBr ra khỏi dung dich là vì
A NaBr tan tốt hơn NaOH C NaBr dễ bay hơi hơn NaOH B.NaBr khó bay hơi hơn D NaBr ít tan hơn NaOH
NaOH
Bài 30 Kim loại kiềm thổ Hiểu được
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, trạng
Trang 34Câu 2 So với nguyên tử canxi nguyên tử kali có
A Bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn B Bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn C Ban kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn D Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn
Câu 3 Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng với nước, thu được 6,11 lit khí H; (25°C, Iatm) Tên của kim loại là
A Ca B Mg
C Sr D Ba
Bài 31 Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
Hiểu được
- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH);, CaCO;, CaSOu.2H;O
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng Câu 1 Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng A Mg(NO¿); C CaSO¿ B CaCO; D Mg(OH); Câu 2 Một loại nước cứng khi đun sôi thì mắt tính cứng Trong nước đó hoà tan những hợp chất nào?
A Ca(HCO;);, MgC]; C Ca(HCO;);, Mg(HCO¿);
B Mg(HCO;);, CaC]; D MgCl, CaSO¿
Trang 35Bài 32 Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thé
Hiểu được: Tính chất hoá học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và các hợp
chất của chúng
Câu 1 Na;O và CaO không có tính chất hoá học nào sau đây? A Tac dung với nước tạo thành bazơ tương ứng tan trong nước
B Tác dụng với các dung dịch axit tạo thành muối và nước C Tác dụng với oxit axit tạo thành muối
D Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối
Câu 2 Nhỏ 4-5 giọt dung dịch BaCl; vào 2 ống nghiệm đựng 2 dung dịch
K;SO¿, HạSO¿ không màu Để phân biệt 2 dung dịch trên cần phải cho tiếp vào 2
ống nghiệm ở thí nghiệm trên chất ran nao?
A NaCl C Na;SO¿
B KNO; D Na;CO;
Câu 3 Cho từ từ từng giọt đến hết dung dịch chứa 0,03 mol Na;CO; vào dung
dịch chứa 0,05 mol HCI Thể tích khí thu được là
A 0,672 lít C 0,448 lit
B 0,56 lit D 0,336 lit
Bài 33 Nhôm
Hiểu được: Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (phản ứng của nhôm với phi
kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiểm, oxit kim loại)
Câu 1 Một pin điện hoá được cấu tạo bởi các cặp oxi hoá khử AIŸ/AI,
Cu/Cu, phản ứng hoá học xảy ra khi pin hoạt động là
A 2Al+ 3Cu 2AI + 3Cu””
B.2AI”+ 3Cu 2A1 „+ 3Cu”
C.2AI + 3Cu* 2A? + 3Cu
Trang 36
D 2Al* + 3Cu* 2Al_,+ 3Cu
Câu 2 Cho AI+ HNO; — „ Al(NO:); + NO + H;O Số phân tử HNO; bị AI khử và số phân tử HNO;¿ tạo muối nitrat trong phản ứng là
A 1 và3 C 4 và 3
B 3 và 2 D 3 và 4
Câu 3 Phản ứng có giải phóng khí không màu khử được CuO nung nóng thành Cu là
1 AI + dung dich HCI 3 AI + NaOH đặc
2 Al + CuCl, 4 Al + dung dich H»SO,
A.1,2 C 2,3
B 2,4 D 1, 3,4
Bài 34 Một số hợp chất quan trọng của nhôm
Biết được: Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: AlzOs, Al(OH);,
muối nhôm
Hiểu được: - Tính chất lưỡng tinh cua Al,03, Al(OH);
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dich
Câu 1 Dãy nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch axit vừa tác dụng với dung địch kiềm:
A Alo(SO,)3 va AICI; C Alo(SOx)3 va Al,O3 B Al(NO;)3 va Al(OH); D Al,0; va Al(OH);
Trang 37lượng nhôm oxit cần dùng dé sản xuất 5,4 tắn nhôm (H=100%) là
A 5,4 tấn C 10,2 tan
B 2,7 tan D 5,1 tan
Bài 35 Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Hiểu được: Tính chất hố học của nhơm và một số hợp chất của nhơm
Câu 1 Biến đổi hố học nào sau đây là do Al(OH); có tính axit? A Al(OH); (tr) ——> AI” (đd)
B AI(OH) () ——> Al;O; (r) C AI(OH) (r) ——> [AI(OH)„T (dd)
D.AIOH)() ——> AlbsO;ứ) , Al (1)
Câu 2 Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Al va Al,O; trong dung dich
NaOH dư thu được 6,72lít khí H; (đktc) Phần trăm khối lượng của AI trong hỗn
hợp là
A 48% C 52%
B 50% D 54%
Câu 3 Thá một mảnh AI để ngồi khơng khí đã lâu vào dung dịch HCI loãng d-
ư Hiện tượng quan sát được là
A Có khí màu trắng thoát ra, AI tan dan
B Sui bot khi khong mau, Al tan dan Œ Không có khí thốt ra, AI khơng tan
D AI tan dần nhưng không súi bọt khí
2 Đề kiểm tra 15 phút
Đề 1
Mục tiêu: Hiểu được tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng và phương pháp điều chế của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và các hợp chất của chúng
Trang 38
Câu 1 Nhóm kim loại có thê tác dụng với nước ở điều kiện thường để tạo ra bazơ tương ứng là
A Cu, Fe C Mg, Zn
B K, Na D Cu, Ag
Câu 2 Cho hỗn hợp các kim loại hoá trị I tác dụng với nước thu được 0,448 lít
khí ở đktc và 2 lít dung dịch Nồng độ mol trung bình của dung dịch thu được là
A.0,02M C 0,2M
B 0,01M D 0,1M
Cau 3 Khi dién phan MgCl, nong chay, A 6 cực dương ion Mg”” bị oxi hoá B ở cực âm ion Mg”” bị khử C ở cực dương nguyên tử Mg bị oxi hoá D ở cực âm nguyên tử Mg bị khử Câu 4 Nước tự nhiên có chứa ion nào sau đây thì được gọi là nước cứng tạm thời
A Ca”, Mg”, CT C CI, SO¿”, Ca”, HCO;ˆ
B Ca”, Mg”', SO,” D Ca”, HCO;, Mg”*
Câu 5 Sục khí CO; có thể tích nằm trong khoảng 2,24 đến 7,84lit (dktc) vào
100ml dung dich Ca(OH), 2M Thé tích CO; cần đề thu được lượng kết tủa nhỏ
nhất là
A 4,48 lit C 7,84 lit
B 6,72 lit D 2,24 lit
Câu 6 Cho m gam X gồm Na;O và AlzOs vào nước được thu được 200ml đung
dịch Y chỉ chứa một chất tan nồng độ 0,1M Giá trị của m là
A 3,28gam B 1,54gam
Trang 39
C 1,64gam D 1,46gam Câu 7 Kim loại hoà tan được trong tất cả các dung dich HCl, NaOH, HNOs, FeC1:, H;SO¿ là A Mg C Fe B Cu D Al Câu 8 Những chất có phản ứng với AI là 1.05 3 CaO 5.HCI 7 Fe(OH); 2.Nạ 4 CuO 6 KOH A 1, 2, 3, 4,5, 6 C 1, 4,5, 6 B 1,2, 4,5,7 D 1, 2, 4, 5, 6
Câu 9 Cho 4 kim loại Ba, Ag, A1, Mg Hoá chất dùng để nhận biết 4 kim loại là A.Dung dịch H;SO¿ loãng C H,0
B Dung dich NaOH D Dung dich NH3
Câu 10 Thể tích CO; (đktc) can suc vao 100ml dung dich Ca(OH), 2M dé thu
được 17gam kết tủa là
A 3,808lít D 3,808lít hoặc 4,48lít
B.5,152lít E 3,808lít hoặc 5,152lí
C 4,48lít
Đề 2
Trang 40C Dung dich NaOH D Dung dịch HzSO¿ loãng
Câu 2 Các ion A', B và nguyên tử X đều có cấu hình electron là
1s”2s”2p”3s”3p” A*, B - và X là
A.Na',E' và Ar C K*, Cl va Ar
B Na‘, F° va Ne D Na‘, Cl” va Ar
Cau 3 Cho V ml dung dich HCl 0,05M từ từ vào 200ml dung dịch NaAlIO;
0,05M thu được 0,39 gam kết tủa Giá trị của V bang A 100 D 100 và 400 B 400 E 100 và 500 C 500 Câu 4 Những kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
A Na, K, Ni C Mg, Al, Fe
B Al, Li, K D Na, Ca, Cu
Câu 5 Các phương pháp dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
1 Đun sôi nước 4 Dùng K;PO¿
2 Dùng Ca(OH); vừa đủ 5 Dùng Na
3 Dung dung dịch Xôđa
A 1, 2, 3,4 C 2,3,5
B.3,4,5 D 2, 3,4
Câu 6 Na tác dụng với O; tạo thành Na¿O; trong môi trường nào?
A Môi trường khí O; khô € Môi trường không khí khô B Môi trường khí O; ướt D Môi trường không khí ướt
Câu 7 Cho 0,672 lít khí CO; (đktc) tác dụng với 0,5 lít dung dịch Ca(OH); 0,02M sẽ thu được muối gì? Bao nhiêu mol?