Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
107,5 KB
Nội dung
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) là tổ chức rộng rãi của các tầng lớp phụ nữ cả nước. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế và là thành viên của Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Mục đích hoạt động của hội là vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ vì bình đẳng giới và phát triển. Hội LHPN Việt Nam được thành lập ngày 20/10/1930, đã trải qua và tham gia đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong từng giai đoạn lịch sử, Hội LHPN Việt Nam đã đóng góp sức lực của mình vì lợi ích của đất nước, vì lợi ích của phụ nữ. Hội đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về phụ nữ Việt Nam với tình cảm trân trọng và sự mến thương sâu sắc “Non sông gấm vóc Viết Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong lễ kỉ niệm 65 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, tổng bí thư Đỗ Mười đã thay mặt Đảng, Nhà nước trao tặng Hội bức trướng thêu dòng chữ “Phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”. Qua các thời kì Hội LHPN Việt Nam đã được Nhà Nước khen tặng 9 Huân chương các loại. Hội LHPN Việt Nam rất tự hào về các đồng chí lãnh đạo của mình như bà Hoàng Thị Ái, bà Lê Thị Xuyến, bà Nguyễn Thị Thập, bà Nguyễn Thị Định, vì sự đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước cũng như phong trào giải phóng phụ nữ ở Việt Nam. Huy chương vàng “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ” là phần thưởng cao quý dành ghi nhận và khen tặng những người có đóng góp tích cực vào sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam. THƯ CHÚC MỪNG CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUỲNH ĐẢM NHÂN DỊP KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/1930 – 20/10/2009) Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2009), thay mặt Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi xin gửi đến Ban Chấp hành Trung ương Hội LIên hiệp phụ nữ Việt Nam, các mẹ Việt Nam anh hùng, nữ anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động cùng toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 79 năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, tự tin tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không ngừng lớn mạnh, phát huy tốt vai trò là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới. Chào thân ái ! HUỲNH ĐẢM (đã ký) Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như: - Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ. - Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh. - Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh. - Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia. - Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: "Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang". Cách đây 75 năm (20/10/1930), Hội Phụ Nữ phản đế Việt Nam đã được thành lập. Đó là tổ chức tiền thân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Từ khi ra đời, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng. Đảng chỉ rõ: "Nếu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà chưa giải phóng phụ nữ thì Cách mạng mới chỉ là một nửa". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Phụ nữ Việt Nam Nói đến cái đẹp chắc không ai có thể phủ nhận Phụ nữ chính là một hình ảnh đẹp nhất mà mọi người luôn nghĩ đến đầu tiên. Người phụ nữ với tâm hồn đôn hậu, với thiên chức làm mẹ, làm vợ là ngọn lửa tình thương sưới ấm gia đình, sưởi ấm tâm hồn mỗi người chúng ta. Ngày phụ nữ Việt Nam đang đến gần là một dịp để bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đến người mẹ, người vợ, người chị của mỗi chúng ta. Nhân dịp này, xin được gửi đến bạn đọc một số hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam, biết đâu trong những hình ảnh này bạn lại bắt gặp một hình dáng quen thuộc nào đó. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng một nửa thế giới của chúng ta nhé! Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: "Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang". Cách đây 75 năm (20/10/1930), Hội Phụ Nữ phản đế Việt Nam đã được thành lập. Đó là tổ chức tiền thân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Từ khi ra đời, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng. Đảng chỉ rõ: "Nếu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà chưa giải phóng phụ nữ thì Cách mạng mới chỉ là một nửa". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY - Chuyên đề nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 Trước tiên, Nhân ngày 20/10 Tôi chúc các chị, các mẹ, các em: Luôn Xinh tươi - Hạnh phúc, Tràn trề sức khỏe để hoàn thành việc nước đảm đương việc nhà. Nhân ngày mai 20/10 - ngày phụ nữ Việt Nam, Tôi tổng hợp chuyên đề này mong được đọc, được suy ngẫm nhiều hơn về các giá trị xã hội của người Phụ nữ trong suốt tiến trình lịch sử. Một mặt nhằm mục đích giúp các chị em phụ nữ ngẫm nghĩ về mình. Mặt khác giúp tôi, một con người chậm thay đổi so với sự thay đổi của đất nước và của chị em cần nhìn lại chính mình để có những thay đổi cần thiết cho kịp với chị em, kịp với sự thay đổi của thời đại (để còn lấy được vợ nữa chứ). Ngoài ra một số điều xẩy ra gần đây đã đặt ra trong tôi nhiều câu hỏi mà chưa biết trả lời thế nào: - Trong thời kỳ Phong kiến, người phụ nữ vừa bị kìm giữ trong lễ giáo phong kiến với những chuẩn mực đánh giá hết sức khắt khe: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Tuy nhiên đó cũng chính là phẩm giá của người phụ nữ mà không phải ai cũng đạt được, chỉ cần nghĩ đến nó thôi và hiểu nó thôi thì cũng đã là tuyệt vời lắm rồi. Nó cũng chính là thước đo của người Phụ nữ, là một thước đo tồn tại hàng nghìn năm nay và xem ra rất chuẩn. Ngày nay chị em nghĩ gì về những giá trị đó?, có lẽ nhiều người bĩu môi - Ông này cổ điển. - Những cuộc thi hoa hậu gần đây cứ đặt ra trong tôi câu hỏi, không biết người phụ nữ Việt Nam hiện đại lấy chuẩn mực nào để thể hiện mình?, cũng như lấy chuẩn mực nào để đánh giá mình?. Một người bạn hỏi tôi, Mi thấy em này thế nào? Thú thật tôi không biết nên trả lời như thế nào cả. Có lẽ em này chân dài - Đẹp, hay trông em này được đấy - Rất sành điệu, hay - Trong thời kỳ thay đổi ngày nay, đọc báo cứ thấy những cái tít: @ sống thử, @ lắc, @ sành điệu mà một chuyện gần đây làm tôi hết sức đau lòng về quan điểm sống cũng như lối sống sa đọa của người đóng nhân vật Vàng Anh (VA). Cho thấy sự xuống cấp trong lối sống và văn hóa của người Việt. Cũng như sự sa đọa của những người trẻ tuổi trong đó có tôi. - Quản lý của nhà nước cũng cho thấy sự lạc hậu, chậm chạp thậm chí trong nhiều trường hợp bất lực mà điển hình là những tuyên bố về quản lý blog Mặt khác sự bất lực này cũng thể hiện trong việc đưa một số tin và làm một số chương trình của các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia trong vụ việc Vàng Anh xẩy ra trong những ngày gần đây gây rất nhiều phản ứng trong xã hội. Tôi đã nhận được không biết bao nhiêu tin nhắn, ví dụ như: "Cần phải đổi lại một chi tiết ở truyện Tấm cám, Tấm chết không biến thành Vàng Anh nữa mà biến thành Vành khuyên, như thế mới giải thích được cho các em nhỏ". Hay, "ĐTHVN không tập trung cho những việc quan trong của đất nước lại làm một chương trình chia tay một con người sa đọa để câu khách nhằm quảng cáo" Câu hỏi đặt ra là, Ai thì được đài truyền hình Việt Nam làm cho một chương trình riêng? - Giá trị của người phụ nữ Việt Nam như bị giảm sút, điển hình là các cuộc lựa chọn cô dâu lấy chồng ngoại. Người phụ nữ Việt Nam trở nên như một món hàng, khi người ta mua rồi thì có thể đối xử một cách tàn nhẫn như một sinh vật - Nô lệ tình dục, bị đánh đập dã man, bị bỏ đói, phải trốn nhà, bị đưa lên ti vi rao bán . Tất cả những câu chuyện này làm cho tôi nhớ lại thời buôn bán nô lệ, thậm chí còn tồi tệ hơn thời nô lệ Theo dõi sự thay đổi của nhiều nước, ví như các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản những thâp niên 60, 70 ở họ có những chuyển đổi về quan điểm, ví dụ: sống thử trước hôn nhân Những bây giờ họ đã khác, họ đang cố gắng tìm về những giá trị cổ điển, bền vững hơn. Phải chăng Việt Nam chúng ta trong giai đoạn này và phải bước qua chặng đường đó, mà 8x, 9x, rồi 10x sẽ phải gánh chịu, Nếu thế thì tôi cũng phải nằm trong vòng xoay này rồi . Bài học lịch sử của các nước còn đó, chúng ta nên làm sao để không phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Phải chăng tôi cổ điển quá chậm tiến so với thời đại. Thật lòng mà nói, tranh luận về vấn đề này mãi mãi cũng không xong. Thôi, đọc qua một số bài báo xem mọi người nghĩ gì nào. 1. PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY ở Việt Nam, cũng như trong toàn thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, người ta rất coi trọng “truyền thống lịch sử”, trong đó có”truyền thống phụ nữ” và “người phụ nữ truyền thống”. Từ khi mở cửa và bước đầu hội nhập thế giới hiện đại, người ta vẫn quan tâm, hay đúng ra lại càng quan tâm hơn đến truyền thống phụ nữ. Ngày Quốc tế Phụ nữ Tám tháng Ba được kỷ niệm cùng với Lễ Hai Bà Trưng ngày Sáu tháng Hai âm lịch. Nhân ngày này, Hội Liên hiệp Phụ nữ trung ương cũng như địa phương thường nhắc “truyền thống phụ nữ Việt Nam” để cổ động “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” mà không cảm thấy mâu thuẫn chút nào. Thế nhưng, bất cứ ai quan tâm đến quyền lợi giới đều có thể nhắc chúng ta quả thật lạ lùng nếu, giữa “bảo tồn truyền thống” và “đấu tranh vì tiến bộ”, mục tiêu và vấn đề cần chú ý lại hoàn toàn thống nhất với nhau; huống nữa khi cuộc vận động tiến bộ cho phụ nữ diễn ra trong một xã hội thấm nhuần đạo lý Nho giáo tự lâu đời. Truyền thống quý trọng và tôn vinh phụ nữ? Có nhiều nguyên nhân lịch sử và văn hóa giải thích vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Văn minh Đông Nam Á bản địa trước khi tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn-Hoa vốn có đặc trưng là văn minh nông nghiệp độc canh cây lúa, đặc biệt là lúa nước, giống cây đòi hỏi nhiều công sức lao động thủ công đến nỗi thành viên nữ khó bị gạt ra ngoài lề sản xuất. Đông Nam Á cũng có chế độ mẫu hệ phổ biến và dai dẳng; có nhiều nữ thần đến mức nữ hóa một số Phật và Bồ tát nam, mà trường hợp điển hình nhất là Phật bà Quan âm biến thái từ Quan (cũng đọc Quán) thế âm Bồ tát. Những yếu tố cổ đại này đến nay vẫn là thực tế xã hội, bảo đảm tính bền vững của truyền thống. Anh hùng, bất khuất, không chỉ trong đấu tranh vũ trang; trung hậu, đảm đang, không chỉ trong cuộc sống gia đình; người phụ nữ Việt Nam đã khẳng định mình trong nhiều lãnh vực và hình như cũng được thừa nhận một cách đáng kể, khác biệt khá rõ so với láng giềng Á Đông như Trung quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, người cha nông dân nhìn nhận. Anh trai làng bức xúc: “Trăng lên đỉnh núi trăng tà, Em còn ở đó làm giàu cho cha?” Người vợ tự tin: “Một mai thiếp có xa chàng, Đôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin” (đôi bông là sính lễ, đôi vàng là do “của chồng công vợ” mà sắm được). Người mẹ lo thầm thương trẻ cút côi, hay láng giềng so đo nhận xét: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường.” Chế độ phụ quyền Nho giáo thiết lập nam tôn nữ ti từ luật pháp, lệ làng đến luân thường đạo lý. Nhưng tôn ti chính thống không hoàn toàn triệt tiêu thực tế ăn sâu từ cội nguồn gia đình, làng xã. Người phụ nữ Việt Nam tham gia lao động sản xuất làm ra của cải vật chất và thường là nguồn yêu thương chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình về nhiều phương diện. Đảm đang, tần tảo là từ Hán Việt, có thể ngược về từ nguyên từ cổ đại Trung Hoa; nhưng mẹ hiền vợ đảm thì ai cũng hiểu là những người phụ nữ Việt lặn lội thân cò, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm, cùng lúc làm nhiều việc mà việc nào cũng chu tất, vẹn toàn, là người giỏi giang, hiệu quả mà thầm lặng hy sinh. Vô số ca dao hát về tình yêu đôi lứa trong đó phụ nữ là đối tượng yêu thương, mong nhớ, khát khao, cả giận hờn, oán trách hay thương cảm, xót xa. Cũng rất nhiều bài nói lên sự quý trọng đối với công lao “gánh vác giang sơn nhà chồng”, lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc, thiết tha của con gái, con trai đối với công cha nghĩa mẹ. Người yêu, người vợ, người mẹ, nói chung là người phụ nữ được yêu thương chiếm vị trí rất lớn trong ca dao và trong tâm hồn người Việt. Như vậy phải chăng truyền thống là hoàn toàn tốt đẹp, chỉ cần vun đắp, bảo tồn? Người ta được phép nghi ngờ khi rất nhiều ca dao nói về những mối tình dang dở vì “lòng bác mẹ như rương khóa rồi”, vì “cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con”, vì “xấu người mai chước, lỡ chừng đôi ta”, hay vì đường xa cách trở, vì phụ bạc, lỡ làng; biết bao lời than thở, hờn duyên trách phận vì tảo hôn, vì đa thê, vì hôn nhân không cân xứng; biết bao cơ cực nhọc nhằn từ bé gái đến đời mẹ, đời bà, bao cay đắng của phận làm vợ, làm dâu, của nghèo khổ, thất học và và đói rách… Phụ nữ Việt Nam thời hiện đại, chuyển biến trong nhận thức về giới? Nhưng phụ nữ thời nay còn là tác nhân của hiện tại và tương lai, là người tham dự vào thực tiễn xã hội đang thay đổi nhanh chóng cùng thời đại. Một trong những thành tựu của cách mạng và kháng chiến là khẳng định năng lực và phẩm chất của phụ nữ trong mọi lãnh vực hoạt động, kể cả những lãnh vực “phi truyền thống” nhất. Không phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị; song nhìn toàn cục, người quan sát trong và ngoài nước dễ thống nhất nhận xét phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp, có vẻ gìn giữ và phát huy được vai trò của mình trong nhiều mặt sinh hoạt, cả trong gia đình và cộng đồng rộng lớn hơn, trong học tập, hoạt động nghề nghiệp hay hoạt động chính trị, xã hội. Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng có phần đi cùng một hướng; việc kỷ niệm cùng lúc truyền thống Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vì thế, không phải là không có cơ sở. Sức mạnh của truyền thống, kể cả truyền thống tích cực như phân tích ở trên có khi lại có mặt trái là không thôi thúc chúng ta đổi mới, thậm chí không cho phép chúng ta thoát khỏi lối mòn trong nhận thức, tư duy. Người phụ nữ Việt Nam từng trải hàng nghìn năm đảm đang và chịu đựng, hy sinh. “Đảm đang” là từ Hán Việt, mà nghĩa từ nguyên là đảm nhiệm, gánh vác trách nhiệm; khái niệm đó vốn dĩ không có gì quy định nó phải thuộc về “nữ tính”. Nhưng đối với phụ nữ Việt Nam, đó đã là truyền thống ăn sâu; từ cô bé còn ở tuổi ham ngủ ham chơi đến người chị, người vợ, người mẹ, người dì, cô, thím, mợ, cả đến tuổi bà, tuổi cụ, người phụ nữ Việt thấm nhuần giá trị “đảm đang” đến nỗi không ai không ngại ngùng, xấu hổ nếu phải thừa nhận hay bị đánh giá không phải là gái đảm. Vấn đề là hiểu nghĩa từ “đảm đang” như thế nào để tránh xơ cứng và thể hiện quan tâm chia sẻ nhọc nhằn, áp lực với người vợ, người mẹ đảm. Còn “chịu đựng, hy sinh” thì hình như giới nữ trong xã hội phụ quyền Đông Tây kim cổ đều đã được giáo dục đức tính ấy thuộc về “nữ tính”. Đó là chưa nói đến “tam tòng, tứ đức” của Tống Nho mà nhiều người vẫn chưa muốn gột bỏ khỏi “truyền thống dân tộc”; để rồi, tuy “tam tòng” là rất khó bảo vệ thời nay song “tứ đức” vẫn còn không ít người lưu luyến tìm cách đổ rượu mới vào bình cũ. Thật đáng tiếc khi cứ phải dùng bình cũ, trong lúc đã có những tổng kết tuyệt vời như tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ban tặng phụ nữ Việt Nam: “anh hùng, bất khuất – theo chúng tôi hiểu, không chỉ trong chiến đấu vũ trang hay đấu tranh cách mạng – trung hậu, đảm đang (thay vì “nhẫn nhục, hy sinh” hay “tòng, tùy” ai đó)! Truyền thống có thể là quả núi có nguy cơ đè bẹp hiện tại và che khuất tương lai; cũng có thể là suối nguồn nuôi sức sống mãnh liệt của thực tiễn cuộc sống không ngừng đâm chồi nảy lộc. Bài viết này mong góp phần nhỏ làm tươi nguồn cội và khơi dòng hướng đến ngày mai 11/2004 Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng trường CD Bán Công Hoa Sen 2. Hình ảnh người phụ nữ trong ca khúc chống Mỹ cứu nước - TG: Khả Xuân Chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong những ca khúc viết trong kháng chiến chống Mỹ đã đủ sức dựng lại giá trị chân thực của người phụ nữ Việt Nam trong lửa đạn. Năm 1967, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Văn Tý đã viết bài Tiễn anh lên đường khắc họa hình ảnh người phụ nữ đồng bằng khi tiễn đưa chồng đi đánh giặc. Bằng chất Chèo, với giai điệu giản dị, lời ca mộc mạc đã khắc họa tâm tư người vợ hậu phương: "Yên tâm vững bước mà đi/ Hỡi người mà em yêu/ Việc nhà việc nước có bao nhiêu em sẽ làm tròn". Và họ đã thật sự làm thay cho chồng: "Anh thấy chưa/ Chúng em học cày rồi/ Này chớ có lo mùa tới/ Đây thiếu những người cuốc bẫm cày sâu". Cũng như Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ An Chung đã nhìn thấy niềm vui của người phụ nữ với công việc đồng áng trong ca khúc Đường cày đảm đang. Giai điệu rộn ràng, phóng khoáng: "Ở làng quê ta/ Cày bừa giờ gái thay trai/ Từ luống cao đồng trũng ngoài/ Cày khéo tay nổi tiếng thôn Đoài". Nguyễn Đức Toàn lấy chất liệu dân ca quan họ xây dựng nên một giai điệu rất thoáng nhưng sâu lắng trong bài Khâu áo gởi người chiến sĩ: "Người ơi! Người ơi/Đường kim mũi chỉ vá áo cho anh để mùa đông đỡ rét/Để mùa hạ che mưa…". Cùng góc nhìn này ở người phụ nữ, Thái Cơ trong Thư ra tiền tuyến có phần cứng rắn hơn, tin tưởng hơn: "Nơi quê nhà yêu mến, sau giờ em trực chiến/ Viết lá thư này gởi tới anh/ Em rộn ràng vui như trên đồng, chim trời chấp chới". Trong chiến tranh, cứ ngỡ chỉ có âm thanh gào xé của bom đạn, nào ngờ người nhạc sĩ cũng thấy được giây lát bình yên. Phó Đức Phương nhìn thấy một cánh cò, một đồng lúa mênh mông…và Những cô gái quan họ của anh hiện lên lung linh: "Quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảm đang/ Việc nước, việc nhà vẹn toàn/ Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi duyên…". Nét tươi duyên đó, pha chút kiêu hãnh được tìm thấy ở ca khúc Bài ca Hà Nội. Chiến tranh dường như nhường bước cho tâm hồn bay bổng của cô gái Hà Nội: "Ơi cô gái/ Súng trên vai sao vuông đầu mũ/ Em đi về đâu, mà mắt em tươi sáng/Em đi về đâu, mà chân bước hiên ngang/ Những hôm miệt mài trên bãi tập/ Chiến công này hẳn có tay em…". Giai điệu bài ca mềm dịu bởi được kết cấu từ nhiều luyến láy vang lên tự hào. Với chất liệu Tây Bắc nhất là từ điệu hát then, Văn Ký đã làm hiện lên người phụ nữ dân tộc duyên dáng nhưng không kém phần vất vả trên mặt trận diệt giặc dốt qua bài Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi: "Cô tìm ai?/ Tìm người yêu đang đứng đợi bên bờ suối chắc?/ Không! Không ! Không !/ Cô đi tìm dạy đàn em nhỏ chưa biết chữ trên đỉnh núi cao …". Ở miền Nam, trên tuyến đầu chống Mỹ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua các ca khúc thật sống động. Đó là Bài ca nữ anh hùng miền Nam của Lê Lôi, Tải đạn ra chiến trường của Thanh Anh, Rừng xanh vang tiếng ta lư của Phương Nam…Họ hiện lên thật hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Ca khúc viết về chiến tranh nhưng thật uyển chuyển. Nghe hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ, mà cứ muốn hát đi hát lại, bởi giai điệu đẹp, và lời ca duyên dáng quá: "Chim kêu ven rừng/ Suối gọi ta lên đường nặng hai vai/ Hoa mai vàng chen lá ngụy trang". Phụ nữ đồng bằng rồi phụ nữ đô thị đánh giặc. Phụ nữ Tây Nguyên cũng đánh giặc, chẳng thua kém ai. Hẳn ai cũng nhớ tới bài hát Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp vang lên rộn ràng, tươi nhộn. Rồi nhớ đến Bóng cây Kơ-nia của Phan Huỳnh Điểu. Người con gái Tây Nguyên lên rẫy nhớ chồng nơi xa vẫn một lòng chung thủy son sắt với Đảng và Cách mạng. Bài ca thật mộc mạc, chân thành: "Em và mẹ nhớ anh/Uống nước nguồn miền Bắc/ Như bóng cây kơ nia/ Như gió cây kơ nia ". Có thể nói qua ca khúc viết về phụ nữ trong thời kỳ chống Mỹ, đã hiện lên hình ảnh bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Còn bao nhiêu hình ảnh khác được khắc họa ở Cô gái mở đường của Xuân Giao, ở Chào em cô gái Lam Hồng của Ánh Dương… thể hiện những người phụ nữ của một thời kỳ anh hùng đã qua. Họ đi mở đường vào chiến dịch như đi trẩy hội vậy: "Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh/ Tiếng hát ai vang động cây rừng/ Phải chăng em cô gái mở đường/ Không nhìn thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…". Và những lời ca như thế ấy hẳn không ai dễ nguôi quên… Trong người đàn ông hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống đẹp thế đấy! 3. Phụ nữ Việt Nam - Những con người xứng đáng được tôn vinh Vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng nâng cao và có đóng góp ngày một lớn cho sự phát triển chung trên mọi lĩnh vực. Song, không phải đến bây giờ, giá trị người phụ nữ mới được bộc lộ và tỏa sáng. Nếu nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngay cả những thời kỳ đen tối của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ cả một đời bị buộc ràng bởi biết bao lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, họ vẫn là những viên ngọc sáng lấp lánh trong con mắt dân gian. 4. Tứ Đức và Tam Tùng đối với người phụ nữ thời nay Khi mở đề nói về Tứ Đức và Tam Tùng đối với người phụ nữ thời nay, có một số không ít chị em khoát tay lia lịa cho rằng cái đó là cổ hủ, lỗi thời rồi. Đời tự do dân chủ, Nam Nữ bình quyền, thời khoa học văn minh tiến bộ, Nữ còn giỏi hơn Nam mà đem chuyện Tứ Đức và Tam Tùng cách đây hơn 25 thế kỷ ra bàn luận áp dụng cho phụ nữ có phải là trật đường rầy chăng? 5. Người phụ nữ Việt Nam còn chịu nhiều bất công Được đi đây đi đó nhiều, tôi nhận thấy rằng người Việt Nam chúng ta còn nhiều quan niệm cổ hủ và quá bất công với phụ nữ. Thứ nhất là quan niệm chuộng con trai “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vẫn còn phổ biến rộng rãi. Thứ nhất là quan niệm chuộng con trai “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai xem như có, còn 10 con gái cũng bằng không) vẫn còn phổ biến rộng rãi. Trong khi trên thực tế một nửa nhân loại và một nửa dân số Việt Nam là phụ nữ. Quan niệm này đã tước đi quyền con người tối thiểu của người phụ nữ. Bản thân tôi sắp lập gia đình và nơm nớp lo sợ là chỉ sinh toàn con gái. Thứ hai là quan niệm về trinh tiết phụ nữ. Trong khi đàn ông tự cho mình cái quyền được tự do quan hệ luyến ái “trai năm thê bảy thiếp”, và quyền được phán xét phụ nữ, còn phụ nữ một khi đã mất trinh tiết vì bất kỳ lý do gì thì bị xem gần như là “ đồ bỏ đi” và bị toà án lương tâm và xã hội phán xử suốt đời. Thứ ba là sự độc đoán gia trưởng của đàn ông trong gia đình mà tôi nghĩ là bắt nguồn từ quan niệm xa xưa “chồng chúa vợ tôi”. Rất tiếc là hầu hết chúng ta, cả nam lẫn nữ đều cho đây là điều bình thường. Người chồng có quyền quyết định tất cả và có quyền la mắng, thậm chí xúc phạm và đánh đập vợ mình, còn người vợ thì luôn được răn nhủ là phải nhường nhịn chồng, không được phản ứng lại trong những trường hợp như thế. Chính điều này đã dẫn đến bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực tinh thần mà tôi nghĩ trong cuộc đời làm vợ, làm dâu, không một phụ nữ Việt Nam nào không từng ít nhất một lần trải qua 6. Phụ Nữ Việt Nam Nếu ai nghĩ rằng người phụ nữ Âu Tây đã tiến một bước khá dài trong việc đòi hỏi nam nữ bình quyền thì họ phải ngạc nhiên tại sao người phụ nữ Đông Phương chưa thấy nói năng gì về sự đòi hỏi quyền hành của họ. Nhất là người phụ nữ Việt Nam, với cái nhìn trung thực nơi vai trò của họ, họ không cần phải đòi hỏi quyền bình đẳng vì vai trò của họ trong gia đình thực sự là trên hết. Theo tâm lý, dầu cần một người chồng để nương tựa, nhưng thực tế, người phụ nữ Việt Nam quán xuyến mội việc trong gia đình và ngay cả sự đối xử với anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng. Chẳng thế mà ông bà ta có câu: "Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng." Mới chỉ là con dâu mà ảnh hưởng đã như thế thì vai trò của người vợ và người mẹ trong gia đình giá trị như thế nào ? Bạn đã có câu trả lời. 7. VAI TRÒ PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Đã sinh ra làm kiếp con người, ai mà không trải qua những hỉ, nộ, ái, ố. Ai mà không nếm qua những cay đắng trong cuộc sống để rồi mới đạt tới chân hạnh phúc. Hạnh phúc đối với người đàn ông bao la rộng lớn bao nhiêu thì với người đàn bà, với người vợ lại hạn hẹp và thu gọn bấy nhiêu. Nơi người đàn bà, hạnh phúc chỉ gói tròn trong một mái ấm gia đình. Tình yêu chồng vợ, sự ngoan ngoãn của con cái và sự hiếu thảo của mình đối với cha mẹ. Hoặc có đi xa hơn một tí thì cũng chỉ này ngoài ngưỡng cửa, rụt rè theo bước chân chồng làm quen với xã hội, giao tiếp với một số bạn bè thân thuộc. Rồi thôi, nguyên thủy lại trở về nguyên thủy, để xoay quanh công việc bếp núc, ruộng vườn và chăm lo cho con cái. Thoáng nghe thì dễ nhưng có làm mới thấy rằng khó. Thử đặt mình vào vai trò của họ mới thấy lời nói này không ngoa! Chẳng phải đàn bà được sinh ra để ví như những cành hoa đủ màu sắc tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp, và cũng chẳng phải được sinh ra để ăn, rúc vào một xó và đẻ như gà đâu! Xây dựng thương hiệu văn hoá người Mẹ Ngày của Mẹ (ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5) ở các nước, người ta quảng bá, tôn vinh ngợi ca Mẹ. Một bộ phận giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến ngày này. Tuy nhiên, đó là số không nhiều. Nhân ngày của Mẹ, nói chuyện xây dựng thương hiệu văn hoá người Mẹ - một vấn đề tuy không mới – nhưng còn nhiều trăn trở. Khi các nước có những cách nâng tầm văn hoá cuộc sống như thêm một ngày của mẹ trong năm, thì chúng ta vẫn loay hoay không có những hành động cụ thể để giới thiệu hình ảnh người Mẹ Việt Nam. “Không có hoa hồng, không có tình yêu/ Không có Mẹ, không có anh hùng” , thi ca thế giới khắc hoạ hình ảnh Mẹ đẹp, ngọt ngào và cao quý như thế. Dẫu rằng, tiếng gọi thân thương nhất, ngọt ngào nhất, thường xuyên nhất của trẻ thơ là “Mẹ ơi”. Ngọt ngào như những gì Mẹ yêu thương trao tặng, như thể dòng sữa ngọt ngào, lời ru êm đềm, vòng tay ấm áp. Khi gặp những bất trắc, khổ đau, không có một thống kê cụ thể nhưng phần lớn chúng ta vẫn gọi “Mẹ ơi”, với một số người gọi “Chúa ơi”, “Trời ơi”. Mẹ là một người cụ thể, gần gũi nhất và duy nhất được gọi như thể gọi những bậc siêu nhiên. Ariko, một sinh viên gốc Pháp, sang Việt Nam học Tiếng Việt, khi trò chuyện với các bạn Việt Nam, cô vô tư: “Sao người Việt Nam hay chửi mẹ thế?”. Những người bạn, trong đó có người viết bài này lúc đó chỉ cười trừ rồi cãi cố: “Đâu, chỉ là rất ít thôi”. Dù chúng ta có hô hào rằng mình tiến bộ, mình chạy đua, phát triển… nhưng chính những việc rất nhỏ như rất nhiều người Việt có thói quen chửi thề bằng tiếng Mẹ, cho thấy văn hoá và đạo đức đáng báo động. Đặc biệt, cũng không nên nghĩ mình… vô can khi không chửi thề. Nếu bạn nghe người khác chửi “Mẹ…”, hay”… mẹ” mà không thấy bối rối, không bức xúc, không nhắc nhở được lấy một tiếng thì cũng cần xem lại bản thân. Thay đổi một chút, chính là bạn nâng giá trị văn hoá lên. Ông Lê Đình Tuấn chia sẻ. Có thể thấy, khác với Việt Nam, các nước Châu Á khác rất chú trọng việc tôn vinh giá trị người phụ nữ. Họ nỗ lực xây dựng thương hiệu phụ nữ, như Nhật, Hàn khuyến khích hàng triệu "OG" (office girl) ra khắp thế giới để tích lũy vốn sống và chứng minh với cộng đồng quốc tế sự năng động của mình. Thái Lan cũng đang ra sức thay đổi cách nhìn đã định hình về phụ nữ Thái, vốn toàn "màu sắc" sex , bằng cách đích thân công chúa và hoa hậu Thái liên tục qua lại các hội chợ, luôn sẵn sàng trả lời phỏng vấn. MẸ TÔI Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp Thường ngồi chắp tay cầu khẩn giờ lâu Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi Đứa con trai tù tội mấy phen rồi Hàng nước mắt chảy giòng trên má mẹ Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé [...]... đã bạc màu Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ! Nguyễn Chí Thiện (1963) Hay đến với Đêm đã khuya, tôi không đọc thêm nữa, tuy nhiên là người con bạn nên đến với đường link phía dưới Chúc các bạn những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ Một lần nữa chúc các me, các chị, các em sức khỏe - hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống! . nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 Trước tiên, Nhân ngày 20/10 Tôi chúc các chị, các mẹ, các em: Luôn Xinh tươi - Hạnh phúc, Tràn trề sức khỏe để hoàn thành việc nước đảm đương việc nhà. Nhân ngày. với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con. KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/ 1930 – 20/10/ 2009) Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập