Ngày 12/10/2018, TAND quận Bình Tân, TP.HCM nhậnđược Đơn của bị đơn ông P và bà M, kháng cáo toàn bộ nộidung bản án sơ thẩm:Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét đến năng lực hành vidân sự củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
HCM
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài tiểu luận:
Nghiên cứu bản án số 34/2019/DS-PT ngày 15/01/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “đòi lại tài sản”
Yêu cầu 1: Rút gọn nội dung bản án nhưng phải đầy đủ các vấn đề pháp lý
được giải quyết bởi HĐXX trong vụ án (không quá 1.000 chữ)
Yêu cầu 2: Bình luận hướng giải quyết của Tòa án đối với vấn đề tranh chấp
quyền sử dụng đất trong vụ án trên (không quá 2.000 chữ)
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 2, NỘI DUNG ĐÓNG GÓP VÀ TỈ
-Chia sẻ quan điểm cá nhân bình luận hướng giải quyết của Tòa án.
Biên tập, chỉnh sửa bài luận của nhóm ngắn gọn, súc tích.
-Chia sẻ quan điểm cá nhân bình luận hướng giải quyết của Tòa án.
Đóng góp ý kiến cho bài tổng của nhóm.
4 Lê Thị Trang 89233020076
-V223TP3LK1
Chia sẻ quan điểm cá nhân bình luận hướng giải quyết của Tòa án.
Trang 3BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
BLDS 2015: Bộ luật Dân sự năm 2015
BLTTDS 2015: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 GCNQSHNO: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ởGCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtTAND: Tòa án nhân dân
LTHADS: Luật thi hành án dân sự
HĐXXPT: Hội đồng xét xử phúc thẩm
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: TÓM TẮT BẢN ÁN:
……… 4
PHẦN 2: BÌNH LUẬN VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG VỤ ÁN TRÊN :.6 1 Về trình tự thủ tục tố tụng của Tòa án: 6
1.1 Về thẩm quyền thụ lý vụ án: 6
1.2 Về hình thức: 6
1.3 Về xác định tư cách tham gia tố tụng: 6
2 Về nội dung và cách giải quyết vụ án: 7
2.1 Điểm mới trong chứng cứ của phiên toà Phúc thẩm: 7
2.2 Về chứng cứ “Giấy cam kết” của cụ A: 7
2.3 Về việc xác định hành vi “tự ý vào ở mà không được sự đồng ý của cụ H2” của bị đơn: 8
2.4 Cơ sở xác lập Quyền hưởng dụng của bị đơn: 8
2.5 Về năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn và bị đơn: 9 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI VIẾT 9
Tham khảo 11
Trang 5PHẦN 1: TÓM TẮT BẢN ÁN
Nguyên đơn: Bà Huỳnh Kim H2 (1937)
Bị đơn: Ông Trương Minh P(1960) là con ruột của bà H2; Bà
Nguyễn Huỳnh M (1986)
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn
Thành N (1982) Bà Nguyễn Thị Y (1980)
TÓM TẮT VỤ VIỆC:
Căn nhà và Quyền sử dụng đất tại địa chỉ Số E Đường số
G, phường H, quận B, TP.HCM là tài sản hợp pháp của bà H2theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (GCNQSHNO) vàGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do UBND quận
B cấp ngày 15/7/2008 Khoảng năm 2009 thì ông P dẫn theo bà
M vào ở tại căn nhà trên Trong thời gian ở đây, ông P cho biết
đã chi 70.000.000 VND để tu sửa, sửa chữa nhiều lần căn nhà,đồng thời, ông P bà M cũng có cho thuê một phần căn nhà
Bà H2 tiến hành nộp đơn ra toà án quận B để đòi lại tàisản là căn nhà tại số E
Trang 6BẢN ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM SỐ 793/2018/DS-ST 01/10/2018 CỦA TAND QUẬN B, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Điều 26, 35, 39, 227, 228 Bộ luật tố tụng dân sự
2015 (BLTTDS 2015), Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận toàn bộ
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà H2 và giải quyết vụ án tạiTòa án nhân dân (TAND) quận B
Căn cứ Điều 158, 160, 163, 164, 166 Bộ luật Dân sự 2015
(BLDS 2015), Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông P và bà M cùngnhững người đang thuê trọ trong căn nhà (ông N và bà Y) phảitrả lại cho bà H2 căn nhà và Quyền sử dụng đất tại số E Đường
số G, phường H, quận B, TP.HCM
Căn cứ Điều 147,273 BLTTDS 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH141, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên về nghĩa vụthi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.Ngoài ra, áp dụng thi hành bản án theo Luật thi hành án dân sự(LTHADS)
BỊ ĐƠN KHÁNG CÁO:
sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
Trang 7Ngày 12/10/2018, TAND quận Bình Tân, TP.HCM nhậnđược Đơn của bị đơn ông P và bà M, kháng cáo toàn bộ nộidung bản án sơ thẩm:
Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét đến năng lực hành vidân sự của nguyên đơn trong khi nguyên đơn hiện nay đã trên
80 tuổi; chưa xem xét đến quyền được hưởng dụng tài sản theo
Điều 257 BLDS 2015 cho bị đơn; chưa định giá tài sản tranh
chấp để tính án phí, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của bị đơn Đồng thời xác định, căn nhà đang cho ông N
và bà Y thuê một phần và bị đơn thu, sử dụng tiền cho thuênhà
NGUYÊN ĐƠN KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI CÁC CĂN CỨ BỊ ĐƠN NÊU RA:
Bà H2 còn minh mẫn, đã thực hiện ủy quyền tại phòngcông chứng cho người đại diện tham gia phiên tòa, bản thânnguyên đơn trực tiếp tham gia phiên hòa giải ngày 21/12/2017.Đại diện nguyên đơn xác định chỉ yêu cầu đòi lại nhà, khôngyêu cầu đòi bị đơn số tiền đang cho thuê nhà
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM:
Trang 8cứ Vì lẽ đó nên không chấp nhận kháng cáo về việc này.
Xét thấy trong thời gian ở tại nhà của bà H2 thì bị đơn cócho thuê và sử dụng tiền thuê cho mục đích riêng Đồng thời,
cụ H2 nêu căn nhà là tài sản duy nhất để cho thuê kiếm sống
mà căn nhà do bị đơn ở nên cụ H2 không có thu nhập và gặp
khó khăn trong cuộc sống Theo HĐXXPT, yêu cầu của bị đơn được hỗ trợ và xem xét đến quyền hưởng dụng là không thể chấp nhận nên không chấp nhận yêu cầu kháng cáo
về phần này.
Tuyên xử:
HĐXXPT đã không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bịđơn ông P và bà M; giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm; bị đơn
Trang 9phải chịu án phí phúc thẩm và án phí sơ thẩm, nguyên đơnđược miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm Đồng thời, áp dụng thi
hành án dân sự tại Điều 2, 6, 7, 8, 9, 30 LTHADS.
PHẦN 2: BÌNH LUẬN VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA TOÀ ÁN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG VỤ
ÁN TRÊN
1 Về trình tự thủ tục tố tụng của Tòa án:
1.1 Về thẩm quyền thụ lý vụ án:
Căn cứ khoản 2,3,9 Điều 26, khoản 1 Điều 35 BLTTDS
2015, vụ án này được xem là tranh chấp đất đai nên thuộc
thẩm quyền của TAND cấp quận nơi có tài sản đang tranhchấp
Bị đơn có gửi đơn kháng cáo nên phúc thẩm tại TAND
TP.HCM và nội dung phúc thẩm là phù hợp theo Điều 37,
38, 271, 272, 273 BLTTDS 2015.
1.2 Về hình thức:
Bản án được trình bày đúng đúng thứ tự quy định
theo thể thức được hướng dẫn tại mẫu số 75 - DS (Ban
Trang 10hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017) 2
Tuy nhiên, ở mục căn cứ VBQPPL thì bản án khôngnêu đầy đủ tên của Bộ luật áp dụng (cụ thể là không nêu
rõ là BLDS 2015 và BLTTDS 2015) Vụ việc được xác địnhxảy ra từ năm 2009 tới 2018 mới được toà sơ thẩm xử lý(khoảng thời gian bao gồm cả trước và sau khi BLDS 2015
có hiệu lực) nên việc nêu đầy đủ và căn cứ xử lý cũngmang ý nghĩa quan trọng trong bản án này
Ngoài ra, tại mục Nhận định của toà án (Trang 5) ghi saithông tin về cụ A (chồng của cụ H2 chứ không phải H).Bản án ghi là GCNQSDĐ thay vì GCNQSHNO và QSDĐ làchưa đầy đủ
13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Trang 111.3 Về xác định tư cách tham gia tố tụng:
Bà Huỳnh Kim H2 là nguyên đơn, Ông Trương Minh P,Nguyễn Huỳnh M là bị đơn, Ông Nguyễn Thành N và BàNguyễn Thị Y là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều
là chính xác Bà Huỳnh Kim H2 là người có quyền và lợi ích
bị xâm phạm đã khởi kiện ông P bà M, người đã có hành vixâm phạm quyền và lợi ích của mình Ngoài ra, về án phí,Tòa án đã áp dụng đúng
2 Về nội dung và cách giải quyết vụ án:
2.1 Điểm mới trong chứng cứ của phiên toà Phúc thẩm:
Tại phiên toàn sơ thẩm, chứng cứ chính được sử dụng
là GCN số H02512/2008/H Đây là căn cứ xác định chủ sởhữu của tài sản là nhà và đất ở tại địa chỉ Số E là tài sản
hợp pháp của cụ H2 Căn cứ này phù hợp với khoản 2, Điều 29 Nghị định 88/2009/NĐ-CP; khoản 6, Điều 42 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 60/CP.3
Trang 12Tại phiên toà phúc thẩm, ngoài chứng cứ làGCNQSHNO và QSDĐ số H02512/2008/H, thì có thêmchứng cứ mới là Giấy cam kết lập ngày 14/07/2017 của cụTrương A (chồng cụ H2) cùng với sự thừa nhận của bị đơnthì toà phúc thẩm xác nhận Căn nhà tại số E là tài sản hợppháp của cụ H2
2.2 Về chứng cứ “Giấy cam kết” của cụ A:
Nhóm áp dụng phương pháp IRAC để phân tích nhưsau:
Issue: “Giấy cam kết” của cụ A có được công chứng hoặc theo đúng quy định pháp luật không?
Rule: Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về
việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Khoản 1, Điều 42, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu.
Trang 13gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con đã thành niênmất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng laođộng và không có tài sản để tự nuôi mình thì việc chia tàisản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu HĐXX chưaxem xét và xác minh đến tình trạng thu nhập của anh M từ
đó xem xét đến tính vô hiệu của thỏa thuận chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân của cụ A và cụ H2 Mặt
khác, HĐXX lại lập luận: “Bị đơn không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự phải được giám hộ theo quy định của pháp luật.”
cụ H2 với bị đơn
Trang 142.3 Về việc xác định hành vi “tự ý vào ở mà không được sự đồng ý của cụ H2” của bị đơn:
Issue: Từ năm 2009, bị đơn vào ở có được sự đồng ý
của nguyên đơn không?
Theo lời trình bày của nguyên đơn, từ năm 2009, khinguyên đơn đang cho thuê căn nhà trên thì bị đơn ông P
bà M đã trở về tự ý vào ở mà không được sự đồng ý của cụHuỳnh Kim H2 cho đến nay Nhiều lần nguyên đơn đòi lạinhà nhưng bị đơn không trả mà còn hăm dọa dùng vũ lực.Thế nhưng, theo lời khai từ bị đơn, năm 2010 mẹ ông P lànguyên đơn bà H2 cho vợ chồng ông P về ở tại căn nhà E,đến nay bà H2 đòi lại căn nhà
Trang 15Lời trình bày của nguyên đơn và bị đơn đã có sự mâu
thuẫn nhau ở chỗ ông P bà M “tự ý vào nhà của bà H2 ở” hay là “đã được bà H2 cho phép để vào ở” Thực tế trong
sự việc trên, nhóm nhận thấy, bị đơn mặc dù ở từ năm
2010 nhưng đến năm 2017 thì nguyên đơn mới khởi kiện
ra toà để đòi lại nhà Vậy thì trong khoảng thời gian 7 năm
đó bà H2 đã có hành động đòi lại nhà không? Hay đếnnăm 2017 bà H2 mới có động thái đòi lại nhà, còn trước đó
là bà H2 đồng ý cho ông P bà M ở? Nhóm nhận thấy HĐXXchưa làm rõ vấn đề này
2.4 Về cơ sở xác lập Quyền hưởng dụng của bị đơn:
Issue: Căn nhà số E Đường số G, phường H, quận B, TP.HCM,
bị đơn ông P có quyền hưởng dụng không?
Rule: Điều 257, 258, 259, 260, 261, 262 BLDS 2015
quy định về quyền hưởng dụng; Căn cứ xác lập, hiệu lực,
và thời hạn của quyền hường dụng; Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng.
Application:
Trang 16Việc xác định rõ sự mâu thuẫn trong lời khai của bịđơn, nguyên đơn ở mục 2.2 sẽ xác định được nguyên đơn
có cho phép bị đơn vào ở tại căn nhà trên hay không.HĐXX cần xem xét thêm các chứng cứ khác vì đây là căn
cứ quan trọng căn cứ quan trọng để xác định Quyền hưởngdụng của bị đơn
Ngoài ra, theo lời khai của bị đơn thì trong thời gian ởtại căn nhà số E thì bị đơn đã tu bổ sửa chữa lại nhiều lầnvới tổng số tiền là 70.000.000 đồng HĐXX cần làm rõ thờigian tu sửa này là khi nào và có hoá đơn chứng từ đểchứng minh cho con số này không Nếu xác định được bịđơn có quyền hưởng dụng căn nhà trên thì bị đơn cũng cóquyền cho thuê quyền hưởng dụng, tức là cho thuê một phần căn nhàhoặc có quyền yêu cầu chủ sở hữu hoàn trả lại chi phí đãsửa chữa tu bổ cho căn nhà
Trang 17Issue: Nguyên đơn, bị đơn có năng lực hành vi dân
đại diện là phù hợp theo Điều 186 BLTTDS 2015 Đồng thời, theo khoản 1 điều 22 BLDS 2015, nguyên đơn chưa bị
toà tuyên mất năng lực hành vi dân sự
Tuy nhiên, thay vì xem xét năng lực hành vi dân sựcủa cụ H2 theo yêu cầu của người đại diện theo uỷ quyềncủa bị đơn, HĐXX lại xét năng lực hành vi dân sự của ông
M để lập luận ông M không cần người giám hộ Việc xemxét năng lực hành vi dân sự của một người được thực hiệntheo “yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liênquan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan” Trong vụ này,
Trang 18không đề cập đến việc có bên nào yêu cầu xem xét nănglực hành vi dân sự của ông M nên cũng chưa nhận địnhđược việc xác minh ông M có cần thiết hay không
Conclusion:
HĐXX đưa ra nhận định:“bị đơn không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự phải được giám hộ theo quy định của pháp luật” là chưa đủ căn cứ và thiếu chính
xác Trường hợp ông M không đủ năng lực hành vi dân sựthì người giám hộ là vợ của ông M tức bà P, không phải cụH2 Do đó, cơ sở lập luận của Toà án chưa đi đúng yêu cầu
để giải quyết vụ án
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Theo quan điểm của nhóm và các phân tích trên đây, giảipháp được Hội đồng xét xử đưa ra trong bản án là hợp lý, tuynhiên, có một số điểm cần được xem xét kĩ hơn Có lẽ giải pháp
từ Hội đồng xét xử đưa ra cũng chưa phải là giải pháp tối ưunhất Nhóm cho rằng, Hội đồng xét xử có thể xem xét và áp
dụng lẽ công bằng trong giải quyết, xét xử vụ án trên Hiện nay, lẽ công bằng được áp dụng dựa trên sự đánh giá, phân tích của Toà án trên các tình tiết trong từng vụ án cụ thể Vì vậy
Trang 19góp, tôn tạo, giữ gìn, làm tăng giá trị đất tranh chấp trong các
vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất hiện nay là rất cần thiết có
ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn 4
Qua Bản án số: 34/2019/DS-PT Ngày: 15 - 01 – 2019 V/v đòi lạitài sản, nhóm đề xuất Hội đồng xét xử cần xem xét đến côngsức đóng góp, tôn tạo, giữ gìn tài sản của bị đơn dựa trên lý lẽ
về sự công bằng Thêm vào đó, các nhà làm luật có thể quyđịnh thêm mức tính công sức tối thiểu và tối đa trong một vụ án
là bao nhiêu phần trăm của giá trị tài sản Nhóm đề xuất từ 5%đến 30% giá trị tài sản tùy thuộc vào từng vụ án do Hội đồngxét xử đánh giá
Trang 20DANH MỤC TÀI LIỆU
A Danh mục văn bản pháp luật:
1 Bộ luật Dân sự năm 2015
2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
3 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án
4 Biểu mẫu về Tố tụng dân sự (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
5 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định vềthi hành Luật Đất đai;
7 Nghị định số 60/CP của Chính phủ: Nghị định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
B Danh mục tài liệu tham khảo:
Trang 21PGS.TS PHÙNG TRUNG TẬP
Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Luật Hà Nội
ly-cua-quyen-huong-dung-8654.html
3 Áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết tranh chấp của một
số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tạp chí toà án
quyet-tranh-chap-cua-mot-so-nuoc-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam9741.html
https://tapchitoaan.vn/ap-dung-le-cong-bang-trong-giai-4 Giáo trình Luật dân sự (tập 1) Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM, 2016