1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Tác giả Nguyễn Cẩm Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Văn Hội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 45,59 MB

Nội dung

nước ta sang thị trường EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam,cũng như nhu cầu nhập khẩu của EU.Do đó, khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi sẽ tao ra rất nhiều cơ hội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TE VÀ KINH DOANH QUOC TE

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TE VÀ KINH DOANH QUOC TE

KHOA LUAN TOT NGHIEP

GVHD: PGS.TS Hà Văn Hội GVPB:

SVTH: Nguyén Cam Nhung

LOP: QH-2019- KTQT NB

HỆ: CTĐT Chuan

Hà Nội, tháng 11 năm 2021.

Trang 3

LỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực và cốgắng của bản thân, em còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, cũng

như sự động viên, khích lệ từ gia đình và bạn bè trong khoảng thời gian hoàn thiện

dé tài của mình

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thé quý thầy cô trong khoa

Kinh tế và Kinh doanh Quốc té, Truong Dai hoc Kinh té, Dai hoc Quốc gia Hà Nội

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em nói riêng và các bạn sinh viên khác củaKhoa nói chung được thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong hoàn cảnh dịch bệnh khókhăn như thế này Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Hà VănHội đã hết lòng cũng như tạo điều kiện tốt nhất để hướng dẫn em hoàn thành đề tài

khóa luận này.

Ngoài ra, em cũng muôn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, các anh chị, bạn bè đã

giúp đỡ cho em rât nhiêu trong suôt quá trình nghiên cứu và thực hiện đê tài một cách

hoàn chỉnh nhất

Với thái độ nghiêm túc của bản thân, dù đã hoàn thành bài báo cáo với những nỗ lực

cao nhất nhưng sẽ không thẻ tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức và kinh nghiệmcòn hạn chế Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài khóa luận

của mình được hoàn thiện hơn.

Sinh viên,

Nguyễn Câm Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MUC TU VIET TẮTT 2-2 sSSSE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkerkerg i

DANH MỤC HÌNH VA BANG BIEU 0 c.ccccscccsscessesssessessssssessesssessesssessessesseees iii

MO AAU 07 :‹.*”.I l

1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿2s cS T2 2211211221121 xerre |

2 Tổng quan tài liệu - 2-2 2© £+E£+EE++EE++EE+£EESEEEEE221211221711 21221 .e2 3

3 Mure ti@u nghiém CU - 9

4 Đối tượng va phạm vi nghiên CHU ecs ees eesessessessteseeseesesseeseeseesens 10

5 Phương pháp nghiên CỨU - - 2G 2c 3319119111911 11 1 1 1 kg rệt 10

6 Kết cấu đề tài nghiên €ứu 2-2 1S E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkerkerkerkrree 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TAI LIEU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TAC ĐỘNG

CUA HIỆP ĐỊNH THUONG MAI TU DO TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOA.14

1.1 Cơ sở lý luận về xuất khẫu - - + E£+E£EEeEEeEEEEEErEerkerkerkerkeree 14

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu - 5c Scctectectererterterererkererrree 141.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội 151.1.3 Các hình thức xuất khiẩM .oc.cccccccsccccecscsssessesssessesssessesssessesssssessessseesessseess 171.2 Khái quát về hiệp định thương mại tự do - 2-5555 19

1.2.1 Khai niệm về hiệp định thương mai tir (O à sSSSsseeesees 19

1.2.2 Phân loại hiệp định thương mai tir dO S-cĂĂSĂSsscseeeexee 20

1.2.3 Tác động của hiệp định thương mại tur đO -S-ccs<s+sccsexes 21

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIA TÁC DONG CUA HIỆP ĐỊNH EVFTA TỚI XUẤT

KHẨU NONG SAN CUA VIỆT NAM SANG EU 2-©522ccc+ccccecee 25

2.1 Khái quát về hiệp định E'VETA ¿5222E+++t2E211122222112xcE.EEEe 25

Trang 5

2.1.1 Quá trình hình thành: EVEFTA s5 5s xxx ng re 25

2.1.2 Những cam kết trong EVFTA liên quan tới xuất khẩu nông sản 262.2 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên thị trường toàn cầu 292.3 Đánh giá định lượng về tác động của hiệp định EVFTA tới xuất khẩu nông

sản của Việt Nam sang EU - - - G12 1v TH ng ng ng ng Hết 41

2.3.1 Kịch bản của M6 ÏHÌHÌH SH TH HH HH key 41

2.3.2 Kết quả từ mô NAMM occccccccccceccescesseesssssesssessessesssessesseessesssssessesssessesseessen 42

2.4 Đánh giá định tính về tác động của hiệp định EVFTA tới xuất khẩu nông

sản của Việt Nam sang EU - - - G1 2c 11T TH TH ng ng ry 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU NONG SAN CUA VIỆT NAM SANG EU 2-©52ccc+cxcscecze 58

kh D6i VOU Chimh 8) 8Á 58

3.2 Đối với nội bộ Ngành - ¿+ SE E111 111111111 cty 583.3 Đối với doanh nghiệp -Sc S£SSSEEEeEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrrkervee 59

FOC WU AD 0 - Ỏ 60

Tai 1iGu tham KNA0 1 e 62

PHU LUC 0 65

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

Nghia Tiéng Anh Nghia Tiếng Việt

ACFTA | ASEAN-China Free Trade Area | Khu vực Mậu dịch Tự do

ASEAN - Trung QuốcAEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do

ASEAN

AHKFT | ASEAN - Hong Kong, China Hiệp định Thương mại tự do

A Free Trade Area ASEAN va Hong Kong

AIFTA ASEAN - India, China Free Hiép dinh Thuong mai Tu do

Trade Area ASEAN - An D6ASEAN | Association of South East Asian | Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam

Nations A

BOP Balance of Payments Cán cân thanh toán

CPTPP Comprehensive and Progressive | Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Agreement for Trans-Pacific Tiến bộ xuyên Thai Binh Dương

Partnership

EU European Union Lién minh chau Au

EVETA | European-Vietnam Free Trade Hiép dinh Thuong mai Viét Nam

Agreement - Lién minh chau Au

EVIPA | EU-Vietnam Investment Hiệp định Bảo hộ dau tư

Protection Agreement

FDI Foreign Direct Investment Dau tu trực tiếp nước ngoài

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GDP Gross Domestic Product Tổng san phâm quốc nội

ICO Information Commissioner's Van phong Uy vién Thong tin

Office

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

Trang 7

ITC International Trade Centre Trung tâm Thuong mại Quốc tế

NAFTA | North American Free Trade Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc

Agreement My

ND-CP Nghị định-Chính phủ

RCEP The Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

Economic Partnership diện Khu vực

SNA System of National Accounts Hệ Thông Tài Khoản Quốc Gia

SPS Sanitary and Phytosanitary Hiệp định về các biện pháp vệ

sinh dịch té

TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật thương mại

TC Trade Creation Tạo lập thương mại

TD Trade Diversion Chệch hướng thương mại

TRQ Tariff Rate Quotas Han ngach Thué quan

USDA United States Department of Bộ Nông nghiệp My

Agriculture

VCCI Vietnam Chamber of Commerce | Phong Thương mại va Công

and Industry nghiép Viét Nam

VJEPA Vietnam-Japan Economic Hiép dinh Đôi tác Kinh tế Việt

Partnership Agreement Nam - Nhat Ban VN- Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do

EAEU between Vietnam and Eurasian Việt Nam Liên minh Kinh tế Á

-FTA Economic Union Au

WB World Bank Ngan Hang Thé gidi

WTO World Trade Organization Tổ chức Thuong mai Thé giới

Trang 8

DANH MỤC HINH VÀ BANG BIEU

Hình 2.1 Tiến trình đàm phán EVFTA và EVIPA

Hình 2.2.2 Tình hình xuất khẩu các nhóm mặt hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn

2016-2020

Hình 2.2.5 Sản lượng và tiêu thụ cà phê toàn cầu 2015-2020

Hình 2.2.6 Nhập khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2019-2020

Hình 2.2.7 Tình hình xuất khẩu cà phê (HS0901) của Việt Nam giai đoạn 2016-2020Hình 2.2.8 Cơ cau thị trường xuất khẩu cà phê (HS0901) của Việt Nam năm 2016

và 2020

Hình 2.2.10 Tình hình xuất khâu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Hình 2.2.11 Cơ cau thị trường xuất khẩu hồ tiêu (HS09041 1-090412) của Việt Nam

Bảng 2.1.2 Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam theo EVFTA

Bảng 2.2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra Thế giới giai đoạn

2016-2020

Bang 2.2.3 Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản lớn nhất của Việt Nam 5tháng đầu năm 2021

Bảng 2.2.9 Chủng loại cà phê xuất khâu tháng 11 và 11 tháng năm 2020

Bảng 2.2.12 Chung loại hạt tiêu xuất khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2020

Bang 2.3.1 Tổng quan sự thay đổi trong xuất khẩu nông sản (cà phê, rau quả) của

Việt Nam sang thị trường EU

Bảng 2.3.2 Sự thay đổi trong xuất khâu hàng nông sản (cà phê, rau quả) của Việt

Nam theo thị trường

Bảng 2.3.3 Sự thay đổi trong xuất khâu hàng nông sản (cà phê, rau quả) của ViệtNam theo nhóm sản phẩm

Trang 9

Bảng 2.3.4 Những mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều nhất của

Việt Nam sang thị trường EU

Trang 10

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam được Ngân hàng thế giới (WB) nhận định là một trong nhữngquốc gia năng động nhất Đông Á-Thái Bình Dương Đạt được điều đó, không thểkhông nhắc tới việc chuyền đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh

tế thị trường đã giúp Việt Nam day nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồngthời cũng nhanh chóng đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới

trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Nền kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra quá trình hội nhập và toàn cầu hóa Nhậnthức rõ được xu hướng đó, Việt Nam ta cũng tiến hành việc mở cửa thị trường vàngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hóa Chính vì thế mà cáchoạt động trong thương mại được tăng cường và đây mạnh cả về xuất lẫn nhập khẩu

Do vậy, nền kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng và được cải thiện đáng ké Tuynhiên, chính nhờ việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như vậy ma nền kinh tế nước

ta gánh chịu những anh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu COVID-19, nhưng cũnglại thể hiện được sức chống chịu dang kế trước dai dịch Năm 2020, có thé tự haorằng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên toàn cầu đạt mức tăng trưởng kinh

tế dương, GDP ước đạt 2,91% Thế nhưng đại dịch đã đề lại những tác động dài hạn

đối với kinh tế xã hội của nước ta.

Chính vì thế mà, đi cùng với những chuyên biến và trong bối cảnh hội nhập của nềnkinh tế toàn cầu thì việc mở rộng, tăng cường hơn về tự do hóa thương mai, nhất làtham gia và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang dần dần trở nên mạnh

mẽ và có những tác động nhất định trên khắp thế giới Đồng thời, đây cũng trở thànhmột xu thế mới trong mọi quan hệ kinh tế quốc tế mà bất kỳ một quốc gia nào làkhông thể đứng ngoài cuộc được Nhận thức rõ điều này, Việt Nam trong những giaiđoạn qua đã rất tích cực, năng động trong việc tham gia đàm phán cũng như ký kếtcác Hiệp định FTA song phương và đa phương Tính đến tháng 05/2021, Việt Nam

đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức

ký kết, sắp có hiệu lực, 02 FTA hiện đang đàm phán Trong đó thì có Hiệp định Đối

Trang 11

tác toàn điện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại

tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là các FTA thế hệ mới

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, đây là một FTA có

tiêu chuẩn cao, toàn diện, mức độ cam kết sâu rộng nhưng vẫn đảm bảo được lợi íchcân bằng giữa hai bên va được đánh giá là sẽ góp phần thúc day sự phát triển của ViệtNam cả về kinh tế, pháp luật và thé chế Một năm sau khi thực thi, có thé khang địnhrằng Hiệp định đã đem lại những “trai ngọt” ban đầu và đó chính là động lực mạnh

mẽ dé thúc day quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU trong thời gian tới Cu thể: Trong

6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khâu giữa Việt Nam - EU đạt 27,67 tỷ

USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước khi mà Hiệp định EVFTA còn chưa có

hiệu lực Trong đó, kim ngạch xuất khâu tăng 18,3%, đạt 19,4 tỷ USD và kim ngạch

nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng tăng hơn 19,1%, đạt 8,2 tỷ USD so với cùng kỳ

năm trước đó (Uyên Hương, 2021).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại, sản phẩm điện tử

các loại và linh kiện; máy vi tính; giày dép; dệt may; rau quả; thủy sản; gạo; cà phê;

hồ tiêu Do đó nước ta có thể nhìn nhận thấy một tiềm năng vô cùng to lớn đến từthị trường EU Đặc biệt là một thị trường phù hợp cho nông sản Việt Nam, hơn hết

đó chính là thị trường tiềm năng cho một số sản phẩm nông sản như cà phê, hồ tiêu,rau qua đã và dang khang định vị thé tại thị trường có yêu cầu chất lượng cao như

EU.

Liên minh châu Âu (EU) với 27 nước thành viên và dân số khoảng hơn 400 triệu

người (năm 2020), có nhu cầu nhập khâu hàng hóa lớn, nhất là nhóm hàng nông sản

từ khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong bảng xếp hạng của

EU về những đối tác thương mại nông sản năm 2019, Việt Nam xếp thứ 12 với khanăng cung ứng 2,2% nhu cau tiêu thụ nông sản của thị trường EU (Nguyễn Thị Thu

Hiền, 2021) Còn về phía Việt Nam thì thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ

3 của ngành hàng nông sản Khi EVFTA có hiệu lực từ thang 8 năm 2020, xuất khẩu

nông sản của Việt Nam sang EU đã có sự gia tăng rõ rệt Tuy nhiên, với chỉ khoảng

hơn 2% thị phan này cho thấy rang giá trị và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của

Trang 12

nước ta sang thị trường EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam,cũng như nhu cầu nhập khẩu của EU.

Do đó, khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi sẽ tao ra rất nhiều cơ hội cho hoạt độngxuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và nhóm mặt hàng nông sản nói riêng.Chính vì vậy mà một van đề được đặt ra trước mắt là, làm thé nào dé Việt Nam cóthé gia tăng khả năng xuất khẩu nông sản vào một thị trường khó tính như EU đề phùhợp và tương xứng với những tiềm năng thương mại giữa hai bên mà EVFTA mang

lại cũng như trong bối cảnh thực thi Hiện định EVFTA như hiện nay?

Nhận thấy việc nghiên cứu về tác động của EVFTA là vô cùng quan trọng đối vớinông sản Việt Nam trong khi ngành này còn phải đối mặt với nhiều thách thức, vìvậy tác giả chọn đã đề tài “Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU” dé giải quyết van đề cần tháo gỡ

là làm sao dé có thé biến những thách thức đó thành những cơ hội trong hiện tại vàtương lai, từ đó lay làm cơ sở dé đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm thúc day,tăng cường xuất khẩu nông san của Việt Nam nói chung và xuất khâu nhóm mặt hàng

cà phê, hỗ tiêu, rau quả nói riêng vào thị trường EU trong những giai đoạn sau này

2 Tổng quan tài liệu

e Cac nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam

tham gia tới hoạt động kinh tế nói chung của Việt NamHai tác giả Đỗ Thị Mai Thanh và Trần Thị Trang (2018) với bài nghiên cứu

“Những tác động nồi bật của FTA thế hệ mới đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam”

đã khang định rang “sự xuất hiện của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mớichính là điều tất yêu trong sự phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa” Dé phântích, đánh giá về những tác động của FTA thế hệ mới đến kinh tế Việt Nam, nhómtac giả chủ yêu lay nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các tài liệu sách, tạp chí, kyyếu hội nghị khoa học chuyên dé và một số tổng luận về tăng trưởng kinh tế ViệtNam năm 2018 và 2019 Trên cơ sở đó, hai tác giả tiễn hành tổng hợp, phân tích tàiliệu, hệ thống hóa các vấn đề cụ thê về đặc điểm của FTA thế hệ mới; trình bày nộidung, lĩnh vực của các cam kết trong FTA thế hệ mới, từ đó đánh giá những tác động

Trang 13

của FTA thế hệ mới đối với nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thờigian qua và trong thời gian tới dựa trên hai khía cạnh là tác động thúc đây và những

yếu tô ảnh hưởng đến tác động thúc đây của FTA; tác động tĩnh và các nhân tô ảnh

hưởng đến tác động tĩnh của FTA

Năm 2020, TS Nguyễn Thị Thu Hang, TS Nguyễn Đức Thành và nhóm tác giả

đã xuất bản cuốn sách “Tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lên Nên Kinh tế Việt Nam: Các khíacạnh vĩ mô và trường hợp ngành Chăn nuôi ” Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã môphỏng được tầm ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt và Hiệp địnhThương mại tự do kiểu mới là CPTPP và AEC đối với nền kinh tế của Việt Nam.Đồng thời xem xét những tác động tới cấp độ ngành, bao gồm các yếu tố thương mại,giá cả, sản lượng và phúc lợi nền kinh tế Từ đó, nhóm tác giả tập trung vào phân tích

và xem xét mồi tương quan giữa các tác động của việc gia nhập vào hai FTA này củaViệt Nam dựa trên các yếu tố như: GDP, đầu tư, thương mại, lao động, cung-

cầu Mặt khác, ở cuốn sách này, nhóm tác giả tập trung khai thác khía cạnh về ngành

chăn nuôi, mặc dù đây có thể coi là một ngành không có nhiều lợi thé và rất dé chịutác động tiêu cực từ các FTA nhưng nhóm tác giả vẫn tiễn hành đánh giá được cáctác động của hội nhập quốc tế đối với ngành này thông qua phương pháp định lượng

là mô hình cân bằng từng phần Từ đó, nhóm tác giả thảo luận chính sách theo hai

phần là kinh tế vĩ mô và ngành chăn nuôi

Có thể nói, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hiệp địnhthương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam Hiệp định này không nhữngchỉ tập trung vào tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả về những thỏathuận trong đầu tư, hợp tác kinh tế Với những cam kết có lộ trình về việc cắt giảmthuế quan trong nội dung của Hiệp định sẽ có những tác động hoặc là trực tiếp hoặc

là gián tiếp đến tình hình sản xuất của nước ta Nhận thức rõ được điều này nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Diệu Linh, Huỳnh Thị Diễm Trinh (2020) đã tiến hành nghiên cứu dé tài “Tac động của Hiệp định doi tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

đến nên kinh tế Việt Nam” Với hướng tiếp cận là dựa trên mô hình cân bằng tổng thé

Trang 14

động (DCGE), dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam năm 2012 Nhóm tác giả

đã tiến hành mô phỏng các tác động của việc giảm thuế nhập khẩu có lộ trình trongcam kết của Hiệp định VJEPA đối với nền kinh tế của Việt Nam Từ đó, tác giả trìnhbày kết quả rằng là: khi việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo VJEPA được tiến hành sẽlàm cho nền kinh tế nước tăng trưởng dương trong dài hạn, phúc lợi của hộ gia đìnhđược tăng lên, khoảng cách giàu nghèo giảm xuống Ngoài ra thì một số ngành, nhóm

ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, đặc biệt là hai nhóm ngành da

giày và sản xuất máy móc thiết bị phụ tùng Tuy nhiên ngoài những tác động tích cựcthì Hiệp định VJEPA lại làm cho thu ngân sách chính phủ ta giảm xuống, chính điềunày đã tác động mạnh đến tình trạng thâm hụt thương mại nước ta

Bài nghiên cứu “The impact of free trade agreements on FDI inflows: The case

of Vietnam” cua hai tac gia My Duong, Mark J Holmes & Anna Strutt (2020), đã xem

xét mối quan hệ giữa các FTA va FDI vào Việt Nam bang cách sử dung dữ liệu bangđối với 17 nhà đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2016 và

23 đối tác trong giai đoạn 2005-2016 Trái ngược với các nghiên cứu trước đây tậptrung vào nhiều FTA cho một nhóm quốc gia hoặc nghiên cứu điển hình cho mộtFTA nỗi tiếng, hai tác gia đã đánh giá liệu rang sự tham gia tông thé vào các FTA củamột nước dang phát triển như Việt Nam có làm tăng dong vốn FDI hay không? Tácgiả cũng chỉ ra kết quả từ các mô hình trọng lực rằng các FTA nhìn chung có liênquan đến việc gia tăng dòng vốn FDI, với tác động lớn hơn nhiều trong giai đoạn nàythông qua các tương tác với tỷ giá hối đoái thực, vốn nhân lực và các yếu tô hỗ trợ

e Cac nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tới hoạt động

thương mại nói chung của Việt Nam

Bài luận văn của tác giả Nguyễn Hồng Thu (2009) “Tác động của khu vực mau

dịch tự do ASEAN-Trung Quốc tới thương mại Việt Nam-Trung Quốc” được tác giả

thực hiện thông qua việc tiếp cận một số van dé về quan hệ ASEAN-Trung Quốc nhưnội dung, cơ hội, thách thức, tác động của các hiệp định ACFTA đối với các nướctrong khu vực và đối với Việt Nam Tiếp đó, bài luận văn cũng đã tập trung đi sâu

vào phân tích cũng như trình bày những đánh giá của tác giả về những tác động mà

Trang 15

ACFTA ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại chung dựa theo hai hướng chính: một

là tác động tĩnh tức là tạo thương mại và chệnh hướng thương mại; hai là tác động

tinh tức là tăng cạnh tranh, thương mai gắn với đầu tư, mở rộng thị trường, tăngtrưởng kinh tế và một số tác động khác Từ đó hai tác giả đã đưa ra hai nhóm giảipháp cơ bản nhằm thúc đây phát triển thương mại Việt -Trung: một là đây mạnh xuấtnhập khẩu, hai là nâng cao năng lực cạnh tranh giữa nhà nước và doanh nghiệp

Công trình nghiên cứu “The Asean Free Trade Agreement and Vietnam’s Trade

Efficiency” của nhóm tác giả Nguyễn Thi Hồng Hải và Doan Ngọc Thang (2017), đã

sử dụng mô hình trọng lực ngẫu nhiên dé ước tính hiệu quả hoạt động thương mại

của Việt Nam với các đối tác thương mại chính từ 1995-2015 Hiệu quả thương mạiđược đo lường bằng tỷ lệ giữa khối lượng thương mại thực tế với khả năng xảy ra tối

đa Hơn nữa, nó phân tích tác động của cả rào cản thương mại tự nhiên và nhân tạo

đối với hiệu quả thương mại Các kết quả thực nghiệm cho thấy thương mại thực tếcủa Việt Nam dường như nhỏ hơn nhiều so với mức hiệu quả có thé có và còn nhiều

không gian dé phat trién thém Hiéu qua xuất khẩu vượt trội so với nhập khẩu Tư

cách thành viên AFTA của Việt Nam nhìn chung đã cải thiện hiệu quả thương mại,

trong khi thuế quan và phá giá trong nước hạ cấp nó Phát hiện của chúng tôi dẫn đếnkhuyến nghị rằng Việt Nam nên tham gia thêm các Hiệp định Thương mại Tự do

(FTAs) và xóa bỏ các rao cản do con người tao ra.

Bài bao cáo “Impacts of new generation of free trade agreements (FTAs) on the

development of export-import markets of member-Vietnam case study” cua nhom tac

gia Pham Nguyen Minh, Nguyen Thi Nhieu, Le Huy Khoi, Hoang Thi Van Anh,

Nguyen Khanh Linh (2018) dựa trên cơ sở kết hop giữa nghiên cứu tai liệu và nghiêncứu thực địa thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu các chuyên gia, doanh nhân, bàibáo cáo sẽ trình bày tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vànhững tác động của chúng đối với sự phát triển thương mại và thương mại quốc tếcủa các nước tham gia Việt Nam sẽ là trường hợp đề phân tích, rà soát và dự đoántác động của các FTA thế hệ mới đối với sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu.Điều này sẽ đưa ra một số khuyến nghị và ý nghĩa đối với việc tham gia các FTA thé

Trang 16

hệ mới đối với các nước thành viên.

e Cac nghiên cứu về tác động của các FTA tới xuất khẩu hàng hóa theo từng

nhóm ngành riêng biệt của Việt Nam

Võ Thanh Thu, Lê Quỳnh Hoa, Hoàng Thu Hằng (2018), đã thực hiện bài

nghiên cứu “Effects of EVFTA on Vietnam s apparel exports: An application of WITS-SMART simulation model” Trong báo cáo này, nhóm tac giả đã xem xét các

tác động tiềm tang của Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Namđối với xuất khâu hàng may mặc của Việt Nam ở ba cấp độ: HS tương ứng 2, 4, 6chữ số, với giả định tự do hóa hoàn toàn từ Việt Nam sang Liên minh Châu Âu vào

năm 2026 Thông qua mô hình WITS-SMART, nhóm tac giả cũng xác định được sự

thay đổi của xuất khâu hàng may mặc của Việt Nam cũng như dự đoán một số sảnphẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu

- Việt Nam được áp dụng đầy đủ Kết quả là, Xuất khâu hàng may mặc của Việt Namsang Liên minh Châu Âu sẽ tăng đáng kê 42% so với năm cơ sở (2016) va dự kiếnđạt 4,220 ty USD trong 8 năm tới Do chuyên hướng thương mại chiếm ưu thế hon

so với tác động tạo ra thương mại, hàng may mặc của Việt Nam sẽ thu được nhiều

lợi ích hơn so với các nước ngoài Liên minh Châu Âu - Việt Nam thành viên Hiệp

định Thương mai Tự đo; tuy nhiên, kết quả này không phải do sự phân bổ nguồn lựchiệu quả Từ đó, nhóm tác giả đưa ra hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định là cần

thực hiện một số biện pháp khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc

Việt Nam, giảm giá thành sản xuất dé mang lại lợi thế cho cả Việt Nam và châu Âu

Nhóm tác gia Thi Van Hoa Tran, Thi Thanh Huyen Nguyen, Manh Dung Tran,

Vụ Hiep Hoang, Van Hoa Hoang (2019) với công trình nghiên cứu “mpact of trade agreement on rice export: The case of Vietnam” tập trung vào việc do lường tác động

của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam dựa trên các nguồn

dữ liệu thứ cấp do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tếcung cấp Công trình nghiên cứu được nhóm tác giả tiếp cận dựa trên mô hình trọnglực dé phân tích và lượng hóa các tác động của các FTA đối với việc xuất khâu gạocủa Việt Nam Từ đó, nhóm đưa ra kết luận rằng tác động của các FTA đối với hoạt

Trang 17

động xuất khâu gạo của Việt Nam là tương đối thấp và không phải là bat kỳ một Hiệpđịnh thương mại nào cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nước ta Đồngthời, căn cứ trên kết quả nghiên cứu của mình, nhóm tác giả cũng đã đưa ra một sốhàm ý chính sách, một số khuyến nghị dé việc xuất khâu gạo của Việt Nam thích ứnghơn với nội dung cũng như những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các FTA đã và

sẽ tham gia trong thời gian tới đây.

Tran Duc Trong, Bui Van Thu (2021), “Jmpact of EVFTA on Trade Flows of

Fruits between Vietnam and the EU” Với mong muốn góp phan nâng cao hiệu quahàng nông sản Việt Nam sang EU, nhóm tác giả muốn đánh giá tác động của EVFTAđến dòng trái cây Việt Nam sang thị trường EU Công trình nghiên cứu sử dụngphương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình WITS-SMART với dit liệu vềkim ngạch xuất khâu và cắt giảm thuế quan song song với việc phân tích sự thay đổicủa các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại trái cây giữa hai thị trường khiEVFTA có hiệu lực Do đó, nhập khẩu trái cây của Việt Nam từ EU dự kiến sẽ tăng29,18% vào năm 2021, trong khi dòng xuất khẩu chỉ nhich 0,955%, khá thấp so với

mức tăng giá trị nhập khẩu Do đó, Việt Nam phải đưa ra các chính sách hiệu quả

nhằm đổi mới phương thức sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, để EVFTA cóthé được sử dung dé thúc đây xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU

e Đánh giá những công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên

cứu

Thực tế, đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu, luận án, luận văn được thựchiện về việc đánh giá tác động của các FTA đối với kinh tế và thương mại của cácquốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Sau khi tìm hiểu và chắt lọccác công trình nghiên cứu, có thê nhận thấy một điều hiển nhiên rằng, việc tham gia

và ký kết các FTA đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam rất nhiều lợi ích như khuyến

khích xuất khẩu, hướng Việt Nam đến môi trường thương mại và đầu tư minh bạch,tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triểnbền vững Bên cạnh đó, các công trình có đề cập tới việc để tận dụng có hiệu quảcác ưu đãi to lớn mà các FTA mang lại thì đòi hỏi trước hết là Nhà nước, sau đó là

Trang 18

các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA đặc biệt là các camkết liên quan tới thuế quan, quy tắc xuất xứ và sở hữu trí tuệ để từng bước tiếp cận

dễ dàng hơn với các FTA.

Ngoài ra, hầu hết các công trình khi thực hiện đề tài liên quan tới đánh giá tác độngcủa các FTA tới hoạt động thương mại đều sử dụng mô hình WITS-SMART đề phân

tích tác động của FTA lên từng nhóm ngành riêng biệt Tuy nhiên, các công trình lại

chỉ đừng lại trong việc sử dụng mỗi mô hình trên dé đánh giá tác động Chính vì thé,bài khóa luận lựa chọn chủ đề này dé phân tích và đánh giá sâu hơn tác động của 1FTA cụ thể là Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khâu nông sản của Việt Nam, cụthé là nhóm sản phẩm cà phê, hồ tiêu, rau quả - đây là một trong những mặt hàngnông sản tiềm năng và có tỷ trọng xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.Đồng thời, dựa vào những gì đã tiếp thu, kế thừa từ những công trình nghiên cứu đitrước, bài cũng sẽ tiễn hành tiếp tục nghiên cứu những khoảng trống, cụ thé:

Trước tiên, bài khóa luận sẽ trình bày và phân tích đầy đủ cơ sở lý luận về các tácđộng của Hiệp định thương mại nói chung và khái quát về Hiệp định EVFTA nóiriêng tới hoạt động xuất khâu thay vì là chỉ mỗi phân tích những cơ sở lý luận như

các công trình nghiên cứu trước đã làm.

Thứ hai, bài sẽ đánh giá trên dựa trên hai phương pháp nghiên cứu chính là định

lượng và định tính để đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt độngxuất khẩu nông sản (cụ thể là nhóm ngành cà phê, hồ tiêu, rau quả) của Việt Nam

sang thị trường EU.

Thứ ba, bài cũng sẽ đưa ra những giải pháp, hàm ý chính sách cụ thể theo từng nhómđối tượng nhằm nâng cao, đây mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt

Nam sang thị trường EU trong giai đoạn tới đây.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận này nhăm mục đích là phân tích tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt

động xuất khâu nông sản (cụ thể là cà phê, hồ tiêu, rau quả) của Việt Nam sang thịtrường EU, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm đây mạnh hoạt động xuấtkhẩu của ngành sang thị trường EU

Trang 19

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu các tác động của Hiệp địnhEVFTA tới hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản như

cà phê, hồ tiêu, rau quả của Việt Nam sang thị trường EU

Pham vi nghiên cứu:

+Không gian: Việt Nam, EU (27)

+Thời gian: tập trung nghiên cứu tác động của EVFTA tới hoạt động xuất khâu nông

sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016-2020 định hướng tới năm 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiến hành sử dụng các mô hình phân tíchkhác nhau dé phân tích và đánh giá các tác động của các Hiệp định thương mại tự dođối với các hoạt động trong thương mại, nhất là xuất nhập khẩu Với mỗi mục đíchkhác nhau mà sự lựa chọn giữa các mô hình khác nhau cũng thể hiện ra những ưu-nhược điểm riêng của chúng Có thể ké tới một số loại mô hình như: mô hình cânbang từng phan (PE), mô hình cân bằng tông thé (CGE) Trong đó thì một số mô hìnhcân bang từng phan đã được phát triển dé mô phỏng những thay đổi trong chính sáchthương mại quốc tế như GSIM, ATPSM, SWOPSIM, mà đơn cử và phổ biến nhất

chính là mô hình SMART rất thích hợp để phân tích tập trung vào một lĩnh vực cụ

thé Day là mô hình cân bằng từng phần được xây dung dựa trên cơ sở các lý thuyết

kinh tế, lý thuyết Viner (1960) và hỗ trợ cho việc phân tích các chính sách thương mại, đồng thời mô hình cũng sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu khác về thương mại, thuế

quan của World Bank, UN đề thực hiện các mô phỏng kết quả của việc cắt giảm thuế

quan.

Theo đó, Mô hình SMART đưa ra các giả định về yêu cầu ba tham số làm đầu

vào như sau:

Giả định 1: Giả định về cầu nhập khâu do Armington đề xuất: Một mặt hàng nào đónhập khâu từ một quốc gia này là sản phâm thay thế không hoàn hảo khi nhập khẩu

từ một quốc gia khác vì vậy nhu cầu nhập khâu không hoàn toàn dịch chuyên sang

Trang 20

quốc gia thuộc FTA được ưu đãi thuế

Giả định 2: Quá trình tối ưu hóa hai giai đoạn của người tiêu dùng: Với giai đoạn 1

là tông chỉ tiêu mà người tiêu dùng quyết định chi cho một hàng hóa nhập khẩu phụthuộc vào độ co giãn theo giá của nhu cầu nhập khâu Ở giai đoạn 2, người tiêu dùng

sẽ phân bồ chi tiêu giữa các hàng hóa nhập khẩu thay thế khác nhau của quốc gia, tùythuộc vào giá tương đối của từng hàng hóa Sự thay đổi trong phân bé chỉ tiêu củangười tiêu dùng khi giá tương đối thay đổi được xác định trên cơ sở độ co giãn thay

thế nhập khẩu Trong mô hình SMART, độ co giãn thay thế nhập khẩu Armington

được mặc định bằng 1,5

Giả định 3: Giả định về độ co giãn của cung xuất khâu là vô hạn: Mức độ đáp ứngcủa nguồn cung của nhà xuất khẩu nước ngoài đối với sự thay đổi giá xuất khâu đượcđánh giá bằng độ co giãn của cung xuất khâu Mô hình SMART mặc định rằng độ cogiãn của cung xuất khâu của mỗi quốc gia nước ngoài là vô hạn (tức là 99), nghĩa làmỗi quốc gia nước ngoài có thể xuất khâu bao nhiêu hàng hóa cũng được tại một mức

giá nhất định Giả định này cho phép tính toán tác động của việc xóa bỏ thuế quan

trong khi tác động về giá van ở mức 0, có nghĩa là tất cả các quốc gia đều phải đốimặt với giá thế giới có định, phù hợp trường hợp nước nhỏ như trường hợp của Việt

Nam.

Sử dụng mô hình SMART, trong đó tác động tạo lap và chệch hướng thương

mại được đánh giá cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khâu, trong khi các chỉ tiêu khácbao gồm doanh thu, phúc lợi, tác động xuất nhập khẩu chỉ được tính cho nhà nhập

Trang 21

TC: Tạo lập thương mại M: Nhập khẩu

i: Chỉ số phụ biéu thị hàng hóa Ex: Co giãn của cung xuất khâu

j: Chỉ số phụ biéu thị nước nhập khẩu Em: Co giãn của cầu nhập khẩu

t: Biến dang tỷ giá thuế quan K: Chi số phụ biểu thị nước ngoài thayd: Tiền tố biểu thị sự thay đôi thế

+Chệch hướng thương mai (TD): Laird va Yeats (1986) cũng tính toán sự chéch

hướng thương mai bang cách sử dụng độ co giãn của sự thay thé Sự chệch hướng là

sự gia tăng nhập khẩu từ các nguồn của các đối tác FTA, thay thế nhập khâu từ các

Trong do:

TD: Chệch hướng thương mai t: Biến dang ty giá thuế quan

i: Chi số phụ biéu thi hàng hóa d: Tiền tố biểu thi sự thay déi

j: Chi số phụ biéu thị nước nhập khẩu Es: Độ co giãn của sự thay thế

k: Chi số phụ biểu thị nước nhập khẩu K: Chỉ số phụ biểu thị nước ngoài thayP: Giá thế

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

+ Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: sử dụng số liệu thông qua việc thu

thập các số liệu liên quan xuất khẩu nông sản, đặc biệt là một số loại nông sản như

cà phê, hồ tiêu, rau quả Bên cạnh đó, thu thập và tổng hợp phân tích các số liệu theo

các nguồn khác nhau như: các Báo cáo, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước,

các Bộ ngành của các quốc gia Ngoài ra là tổng hợp từ các kênh khác nhau như

Website; các bài báo trên Internet; các luận văn, công trình nghiên cứu liên quan đên

Trang 22

đề tài Từ đó, tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài

+ Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các đữ liệu thu thập, từ đó tiến hành phânloại, chon lọc, xử lý dit liệu dé trình bày tình hình xuất khẩu nông sản, đặc biệt là cà

phê, hồ tiêu, rau quả của Việt Nam trên thi trường toan cầu.

+ Phương pháp so sánh: dựa trên việc thu thập và xử lý số liệu, bài cũng tiễn hành sosánh các mức sản lượng, giá trị xuất khẩu nông sản thông qua các năm, giữa các quốcgia, khu vực, vùng lãnh thổ với nhau

6 Kết cầu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 3

chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại

tự do tới xuất khẩu hàng hóa

Chương 2: Đánh giá tác động của hiệp định EVFTA tới xuất khâu nông sản của Việt

Nam sang EU

Chương 3: Giải phát nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam

sang EU

Trang 23

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIEU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÁC ĐỘNGCUA HIỆP ĐỊNH THUONG MẠI TU DO TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động cơ bản trong kinh tế đối ngoại, đây là một trong nhữngđộng lực quan trọng để thúc đây kinh tế xã hội tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấukinh tế Mặc dù xuất khẩu được thừa nhận trên thực tiễn nhưng hiện vẫn chưa có kháiniệm thống nhất về nó

Theo từ điển Kinh tế học hiện đại (nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1999)thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất tại một nước dé tiêudùng ở một nước khác Quan niệm xuất khâu xuất phát từ góc độ có phạm vi hẹp,giới hạn ở sự lưu chuyền hàng hóa dịch vụ qua biên giới nhưng chưa chỉ rõ được đặcđiểm chủ thể trong quan hệ mua bán quốc tế nói chung và trong hoạt động xuất khâu

nói riêng.

Theo Luật thương mại năm 1998 và Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã quy địnhchỉ tiết về việc thi hành Luật thương mại về các hoạt động liên quan tới xuất nhậpkhâu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với các đối tác từ nước ngoài thì khái niệm

nhập khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân người

Việt Nam với thương nhân người nước ngoài dựa theo bản hợp đồng mua bán hànghóa bao gồm cả các hoạt động xuất khẩu như: tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập vảchuyền khẩu hàng hóa Còn theo điều 28, mục 1, chương 2 của Luật thương mại ViệtNam năm 2005 thì xuất khẩu hàng hóa ở đây được tiếp cận theo hướng là việc hànghóa được ra khỏi lãnh thé của Việt Nam, hoặc là được đưa vào khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ của Việt Nam, được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của

pháp luật.

Theo Luật Hải quan năm 2000, hàng hóa được coi là xuất khẩu sau khi đã hoàntất các thủ tục hải quan tức là đã thông quan Luật thương mại đã chỉ ra được chủ thểcủa hoạt động xuất khâu là thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài trongkhi đó thì luật Hải quan mới dừng lại ở quan niệm xuất khẩu hàng hóa là hoạt động

Trang 24

lưu chuyên hàng hóa qua biên giới quốc gia Như vậy thì quan niệm về xuất khẩu củaLuật thương mại và luật Hải quan không có sự thống nhất, những hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa tại chỗ diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam giữa thương nhân Việt Nam vàthương nhân người nước ngoài theo Luật thương mại sẽ không thuộc phạm vi điều

chỉnh của Luật Hải quan.

Do đó, dé phuc vu cho muc dich thong ké thuong mai quéc tế, Hệ Thống TàiKhoản Quốc Gia (SNA) do Liên Hợp Quốc xây dựng và bảng cán cân thanh toán

(BOP) do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thiết lập, đã tiếp cận xuất khẩu là việc người cư

trú bán hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú tại một quốc gia nào đó Đối vớicách tiếp cận này thì phạm vi ở đây được mở rộng hơn, bao gồm cả hoạt động xuấtkhẩu tại chỗ và hoạt động xuất khâu qua biên giới

Nói tóm lai, từ những khái niệm được đưa ra ở trên, có thé hiểu đơn giản rang:

“xuất khâu là hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ giữa người cư trú và người không

cư trú tại một quốc gia trong đó thì người cư trú sẽ là bên bán và người không cư trú

sẽ là bên mua.”

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Có thé nói rằng, đối với mỗi một quốc gia trên thế giới thì hoạt động xuất khẩu

hàng hóa có những vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập và tạo ra rất nhiều

tác động tích cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia đó Do vậy, hoạt động xuất khẩudiễn ra với mục đích là liên kết hoạt sản sản xuất hàng hóa với hoạt động tiêu dùngcủa quốc gia này với quốc gia khác Chính vì thế mà xuất khâu đã mang lại một nguồnlợi rất to lớn đối với một quốc gia:

Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguon vốn cho nhập khẩu và phát triển sản xuất,phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

Có thé nhận thay công nghiệp hóa đất nước là con đường tất yếu dé khắc phục tìnhtrạng nghèo nàn và chậm phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Do vậy thì dé thực hiệnđược quá trình này thì trước hết mỗi quốc gia cần phải tiến hành nhập khẩu các loạimáy móc, thiết bị hiện đại từ nước ngoài để về trang bị cho nên sản xuất nội địa Các

nguôn vôn lây đê nhập khâu của nước đó thì thường được dựa vào các nguôn đi vay,

Trang 25

viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu là chủ yếu Do vậy dé dàng nhận thấy thinguồn vốn quan trọng nhất dé nhập khẩu hàng hóa của một quốc quốc gia chính là từhoạt động xuất khẩu Trên thực tế là việc gia tăng xuất khẩu và nhập khẩu của mỗiquốc gia đều có mối quan hệ thuận Theo đó mà khi xuất khâu gia tăng thì xu hướng

về nhập khẩu cũng sẽ tăng lên và ngược lại

Thứ hai, xuất khẩu sẽ tao diéu kiện cho việc chuyển dịch cơ cầu của nên kinh tếcũng như thúc đẩy nhanh hơn vào quá trình sản xuất:

Ngày nay thi đa số các quốc gia đều lay nhu cầu của thị trường thế giới dé làm thước

đo cho quá trình sản xuất Do xu hướng hội nhập toàn cầu, cũng như ảnh hưởng củacác cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã khiến cho cơ cấu trong sản xuất lẫn tiêudùng của mỗi một quốc gia nói riêng và trên thé giới nói chung đã và đang có nhữngbiến đổi vô cùng rõ nét Chính vì vậy mà hoạt động xuất khâu sẽ tạo ra nhiều điềukiện dé cho các nhóm ngành có cơ hội phát triển thuận lợi hơn, giả dụ như nếu ngànhchế biến phát triển sẽ kéo theo cả các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụngành chế biến tăng theo Từ đấy mà hình những cơ hội trong việc mở rộng thị trường

tiêu thụ.

Thứ ba, hoạt động xuất khẩu sẽ day nhanh quá trình cải tiễn máy móc, thiết bị,quy trình, công nghệ sản xuất:

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cau Tại thị trường này tồn tại

sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá cả, chất lượng sản phẩm Chính vì thế đòihỏi bản thân mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng cần phải

có những bước đi mới trong việc cải tiến thiết bị, máy móc Ngoài ra, nâng cao

chất lượng sản xuất cũng như các quy trình công nghệ

Thứ tư, xuất khẩu sẽ giải quyết tot vấn dé việc lam của người lao động:

Hoạt động xuất khâu có nhiều tác động trên mọi mặt tới đời sống của người lao động

Cụ thê: thông qua hoạt động xuất khẩu đã tạo ra khối lượng công việc lớn từ đó thuhút nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống nhân dân Bên cạnh đó,hoạt động xuất khâu cũng sẽ tạo ra một nguồn vốn vô cùng lớn dé phục vụ quá trìnhnhập khâu các mặt hàng thiết yếu

Trang 26

Nói tóm lại, có thé khang định răng hoạt động xuất khâu không những đóng vaitrò là chất xúc tác trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mà nó còn

kết hop cùng với hoạt động nhập khẩu sẽ là yếu tố bên trong dé trực tiếp tham gia

vào các quá trình khác như: vấn đề việc làm; gia tăng vốn; chuyền giao công nghệ 1.1.3 Các hình thức xuất khẩu

Xuất khâu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa trên phạm vitoàn cầu, đây không chỉ dừng lại ở việc buôn bán riêng lẻ mà đó còn là cả một hệ

thống hình thành lên các quan hệ mua-bán trong nền thương mại quốc tế với những

mục đích cơ bản đó là bán hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước ra nước ngoai

để thu về nguồn lớn ngoại tệ, đây mạnh sản xuất hàng hóa nội địa phát triển, chuyềnđổi cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sông của người dân Do đó, dé đáp ứng cũng như

có thé tao ra nhiều lợi ích như vậy thì hoạt động xuất khẩu phải được tiến hành, diễn

ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bên dưới đây là một số hình thức chủ yếu:

- Xuất khẩu trực tiếp:

Đây là hình thức xuất khâu thường được áp dụng đối với các sản phẩm nôngsản, trong đó thì người bán - mua thiết lập một mối quan hệ trực tiếp với nhau (có thé

là thông qua việc gặp mặt trực tiếp hay là qua thư từ hoặc là điện tín) để có thể thươngthao, ban bạc xung quanh các van dé có liên quan tới hang hóa, giá cả cũng như các

điều kiện giao dịch khác

Ưu điểm của hình thức này là không phải thông qua các khâu trung gian và lợi

nhuận thu được từ hình thức nay cũng sẽ cao hơn các hình thức khác Dựa vào những

điều kiện của thương mại quốc, vai trò bán hàng trực tiếp của người bán có khả năng

sẽ nâng cao sự uy tín của mình thông qua một số tiêu chuẩn: thực hiện đúng quy trình,

Trang 27

đảm bảo chat lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người mua Tuynhiên, việc xuất khâu trực tiếp đòi hỏi người bán phải thực sự có sự nhanh nhạy vềcác mặt như: thông tin thị trường, giá cả sản phẩm, và các hàng rào thuế quan và phithuế quan Hơn thế nữa, trong hình thức này, người bán cũng sẽ phải chịu những rủi

ro về ty giá hồi đoái

- Xuất khẩu qua trung gian:

Đây là hình thức mua bán hàng hóa được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, nóđược thực hiện dựa trên sự can thiệp của bên thứ ba-là nhân tố trung gian và nhân tốnày sẽ thu được một khoản tiền nhất định từ chính hoạt động giao dịch của người mua

- bán trên Xem xét trong thực tế thì các nhân tố trung gian này thường phô biến hơntrong các giao dịch quốc tế và thường được gọi là các đại lý và môi giới Việc xuấtkhẩu qua trung gian cơ bản là sẽ làm giảm đi mức lợi nhuận nhận được của ngườibán do việc phải chỉ trả một phần cho người trung gian Thế nhưng, hiện nay trên thịtrường, hình thức xuất khẩu qua trung gian lại là hình thức khá phổ biến tại nhiều

quốc gia nhất là những quốc gia kém và đang phát triển bởi các nhân tố trung gian sẽ

đáp ứng tốt hơn về việc năm bắt các thông tin về thị trường

- Hình thức tái xuất khẩu:

Đây là hình thức thực hiện xuất khâu các loại sản phẩm đã được mua nhưngchưa thông qua hoạt động chế biến nào tại nước tái xuất sang các nước mua khác.Đối với hình thức này thì mục tiêu của việc thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là muahàng hóa ở nước này rồi bán ra ở một mức giá cao hơn ở một nước khác dé từ đó thu

về một khoản tiền chênh lệch dé thu lợi nhuận Cu thé thì, hoạt động tái xuất khẩunày được chia thành hai hình thức là tạm nhập - tái xuất và chuyên khâu:

+ Hình thức tạm nhập - tái xuất: Theo điều 29, Luật thương mại (2005), Tạm nhập,tái xuất là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm

trên lãnh thé Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp

luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khâu

chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Hình thức này thì có một ưu điêm nôi trội đó là việc thu lại lợi nhuận cao trong

Trang 28

khi không cần phải bỏ ra các loại chi phí cho đầu tư về máy móc, thiết bị mà khả năngthu hồi vốn lại diễn ra nhanh Tuy nhiên thì hình thức tạm nhập-tái xuất này chỉ cònphù hợp với một số loại hàng nhất định

+ Hình thức chuyển khẩu: Theo điều 30, Luật Thương mại (2005), Chuyến khẩu hànghóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ dé bán sang một nước, vùng lãnhthé ngoài lãnh thé Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào việt Nam và khônglàm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

Ưu điểm của hình thức này là không phải bỏ ra chi phi đầu tư ban đầu nhưng

van đề về các thủ tục pháp lý dường như rất khó khăn và phức tạp (có hai hợp đồng

riêng biệt: hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng)

1.2 Khái quát về hiệp định thương mại tự do

1.2.1 Khái niệm về hiệp định thương mại tự do

Hiện nay, khi nói đến Hiệp định thương mại tự đo thì đã có rất nhiều các tô chứccũng như các quốc gia trên thế giới đưa ra những ý kiến, quan điểm khác nhau vềkhái niệm của Hiệp định thương mại tự do Tuy nhiên có thể hiểu theo một cách

chung nhất thì Hiệp định thương mại tự do (tên tiếng anh là Free Trade Agreement,

viết tat là FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia, vùng lãnh thé với mục

đích là nhằm tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hang nao đó thông

qua việc cắt giảm thuế quan với các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngtrao đối, buôn bán hàng hóa, dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư giữa các thành viêntham gia Hiệp định Khi các quốc gia ngày càng hội nhập và phát triển hưng thịnhhơn thì đồng nghĩa với việc các Hiệp định này càng đa dạng và phong phú trong nộidung hơn như các hoạt động, vấn đề liên quan tới chuyên giao công nghệ, lao động

hay là môi trường

Ở Việt Nam, theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI thì Hiệp định thươngmại tự do là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rao cảnđối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau Và nội dung trong một

Hiệp định thương mại tự do (FTA) thường sẽ hàm chứa:

Thứ nhất là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan,

Trang 29

Thứ hai là quy định về danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan,

Thứ ba là quy định về lộ trình cắt giảm thuế quan,

Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ

Do đó thì tất cả mọi sự ký kết hợp tác đều cần phải tuân thủ các nguyên tắc cầnthiết và các quốc gia cũng như các tổ chức tham gia đàm phán ký kết FTA cần phảituân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, phải đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia,

Thứ hai, phải tạo được cơ hội phát triển mới: năm bắt được các mặt thuận lợi, khó

khăn, cơ hội, thách thức dé thực hiện các bước dam phán có hiệu quả

1.2.2 Phân loại hiệp định thương mai tự do

Cho đến hiện nay thì vẫn chưa có một nhóm tiêu chí nào đề thông nhất hay định

nghĩa chính xác về việc phân loại các Hiệp định thương mại tự do Xem xét trên thực

tế thì việc phân loại các FTA thường được thực hiện dựa theo các tiêu chí thông dụng

như số lượng thành viên tham gia hay nội dung hoạt động trong các FTA Do vậy, có

thé dựa vào thực tế, phân loại các FTA như sau:

Thứ nhất, các FTA được phân loại dựa theo tiêu chi số lượng và khu vực dia lycủa các nên kinh tế thành viên Bao gồm 2 loại là FTA song phương và FTA đa

phương:

- Các FTA song phương (tức là các FTA được thực hiện giữa hai đối tác với nhau):

VCFTA (FTA giữa Việt Nam với Chi-lê), VKFTA (Hiệp định Thương mại Tự do

Việt Nam - Hàn Quốc), VIEPA (FTA giữa Việt Nam với Nhật Bản), ACFTA (Hiệpđịnh Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc)

- Các FTA đa phương (tức là các FTA được thực hiện giữa nhiều đối tác với nhau):

+ Các FTA giữa nhiều đối tác trong cùng một khu vực: AFTA (Hiệp định Khu vực

mậu dịch tự do ASEAN giữa 10 nước trong khu vực ASEAN), CPTPP (Hiệp định

Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương giữa 11 nước trong khu vựcchâu A - Thái Bình Duong),

+ Các FTA trong đó có một bên đối tác là tổ chức tập hợp nhiều nền kinh tế: ASEAN+(FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, An Độ, Hàn Quốc ), RCEP (Hiệp định Đối tác

Trang 30

Tuy nhiên thì việc phân loại nhóm cho các FTA nay dường như không thật rõ rang

trong một số trường hợp như sau: EVFTA (FTA giữa Liên minh Châu Âu (EU 27)

với Việt Nam, VN-EAEU FTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh

Kinh tế A -Âu) có thể được coi là FTA đa phương nhưng cũng có thé coi đây là FTA

song phương còn phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận rằng EU hay là EAEU là

một khối thống nhất hay là tập hợp nhiều nền kinh tế

Thứ hai, các FTA được phân loại dựa theo tiêu chi về phạm vi và nội dung camkết Gồm 2 loại là các FTA truyền thống và FTA thế hệ mới

- FTA truyền thống: Đây chính là các FTA được đàm phán và ký kết trong giai đoạn

đầu, thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa bi hạn ché.

- FTA thế hệ mới: Day chính là các FTA được đàm phan và ky kết trong thời giangần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh Tại Việt Nam thì CPTPP vaEVFTA được coi là hai FTA thế hệ mới

1.2.3 Tác động của hiệp định thương mại tự do

Việc ký kết và tham gia các FTA sẽ có những tác động nhất định đối với nềnkinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng và nền kinh tế của toàn khối nói chung.Những tác động đấy có thể tạo ra khả năng mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trườngxuất nhập khẩu; khả năng đầu tư, thu hút vốn; thúc đây cạnh tranh, chuyên giao côngnghệ thế nhưng nó cũng tạo ra những hệ lụy như có thê làm gia tăng thêm các hình

thức bảo hộ mới, chệch hướng thương mại Do đó, Hiệp định thương mại tự do sẽ

có tác động theo hai khía cạnh: một mặt là tác động động mặt khác là tác động tĩnh.

Cụ thể:

° Về tác động động:

Thứ nhất, tạo ra khả năng mở rộng thị trường, nhất là thúc day hoạt động xuất nhập

khẩu:

Trang 31

Tự do hóa thương mại có tác động lớn trong việc thúc day hoạt động xuất nhậpkhẩu Với những quy định trong các FTA đã ràng buộc rằng là mỗi nền kinh tế củacác thành viên phải tái cấu trúc cũng như mở cửa thị trường, tạo ra những thị trườngmới nhằm tăng thêm sức hút mạnh mẽ về các chủng loại hàng hóa Một khi việc thựchiện việc cắt giảm thuế quan theo nội dung của các FTA, nhất là khi bước vào giaiđoạn cắt giảm sâu thì khả năng xuất khẩu của bất kỳ một nước thành viên nào đềuđược kỳ vọng là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ Đồng thời, một khi bắt tay vào ký các FTA,

các nước thành viên cũng sẽ được hưởng những ưu đãi to lớn từ các Hiệp định màtrong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rao thuế quan Tạo điều kiện thuận

lợi cho việc lưu thông hàng hóa, lúc này chi phi sản xuất nội địa cao làm cho hanghóa nhập nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước Từ đó mà xuất

nhập khẩu các mặt hàng tiềm năng của mỗi thành viên sẽ được tăng cường và thúc

đây mạnh hơn

Thứ hai, tăng khả năng dau tư và thu hút nguôn vốn lớn:

Việc tham gia và ký kết các FTA đều sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho

các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua lại,sáp nhập, mở rộng, vận hành Đây chính là những cơ hội lớn cho các nhà đầu tưnước ngoai dé tiép cận dé dàng hon với thị trường nội địa Bên cạnh đó, các FTA thế

hệ mới hiện nay thường đi kèm với các nội dung liên quan tới việc dỡ bỏ các biện

pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, mở cửa thị trường mua săm Chính phủ, dịch vụ tàichính điều này sẽ mở ra cơ hội lớn hơn đối với lĩnh vực đầu tư của các nước thành

viên Nhất là tập trung vào các ngành công nghiệp trọng điểm, xây dựng và một số

ngành dịch vụ.

Thứ ba, thúc day cạnh tranh, chuyển giao công nghệ:

Khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do sẽ khiến cho nhiều mặt hànglàm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước có giá thấp hơn, do đó, chi phí sảnxuất của các doanh nghiệp được cắt giảm, từ đó, giá cả hàng hóa sẽ cạnh tranh hơn

so với hàng nhập khẩu, thúc đây sản xuất trong nước dé xuất khâu Mặt khác, việc

cắt giảm thuê quan sẽ làm cho hàng hóa nhập khâu từ nước ngoài sẽ nhiêu hơn vì giá

Trang 32

thành rẻ, mẫu mã phong phú và đa dạng, điều này sẽ tác động tích cực đến sản xuấttrong nước Do đó, khi các FTA mở rộng hơn mối quan hệ thương mại hơn giữa cácquốc gia va tao ra môi trường trao đổi kinh doanh rộng lớn hơn, kéo theo sự cạnhtranh gay gắt hơn Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếmcác phương thức sản xuất hiệu quả nhất, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sảnphẩm dé cạnh tranh được trên thi trường

Ngoài ra, khi tham gia vào FTA, các thành viên không chỉ dừng lại ở việc trao

đổi, mua bán thương mại mà còn được chia sẻ, chuyên giao công nghệ từ những nướctiên tiến hơn bởi vì trong khu vực, mỗi quốc gia đều có một thế mạnh kinh tế riêng.Khi mà hội nhập sâu rộng, đồng nghĩa với việc các quốc gia bắt buộc phải học hỏinhiều hơn về cách thê chế, chính sách dé hoàn thiện đất nước của mình hơn Hon thếnữa thì lúc này các doanh nghiệp cũng có những cơ hội quan sát đối thủ cạnh tranh,hợp tác với khách hàng và đồng thời vận dụng được bài học thực tiễn trong quan hệthương mại quốc tế

° Về tác động tĩnh:

Thứ nhất, tạo lập thương mại:

Có thé hiểu là sự gia tăng thương mại giữa các quốc gia thành viên của các khốithương mại, khi khối thương mại được hình thành hay mở rộng Điều này xảy ra khiviệc dỡ bỏ các rào cản thương mại cho phép chuyên môn hóa cao hơn theo lợi thế sosánh Từ đó, giá có thể giảm và các giao dịch có thể được mở rộng

Khi ký các FTA, các thành viên được hưởng ưu đãi, trong đó có việc cắt giảm

hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan dẫn đến hàng hóa thông qua nhập khâu sẽ rẻ hơn

so với hàng hóa sản xuất trong nước đo có chỉ phí cao hơn

Thứ hai, chệch hướng thương mại:

Khi một trong các quốc gia tham gia FTA, họ sẽ chuyển sang nhập khẩu hànghóa nội khối Và chính điều này sẽ gây thiệt hại cho các quốc gia không phải là thành

viên trong khối FTA Xem xét về bản chất thì ở đây có sẽ xuất hiện sự phân biệt đối

xử trong quan hệ thương mại quốc tế.

Thứ ba, sẽ làm xuất hiện thêm các hình thức bảo hộ mới:

Trang 33

Có rất nhiều ý kiến đưa ra rằng là các quy định ưu đãi trong FTA chỉ dành chocác thành viên nội khối Chính vì thế mà các hiệp định thương mại tự do lúc này sẽtạo ra các nhóm lợi ích, các nhóm này sẽ làm cản trở quá trình phát triển, cải cách nội

bộ vì đơn giản rằng họ không muốt bị mắt đi vị trí trên trường quốc tế do khối tự dothiết lập Mặt khác, do bản chất của các ưu đãi phân biệt đối xử với các bên thứ ba vàbất kỳ hoạt động đề xuất nào nhằm đưa ra các ưu đãi cụ thể cho các đối tác thươngmại mới, các FTA thậm chi có thé gây ra xung đột và căng thắng mới đối với lợi ích

xã hội Hơn thế nữa, mỗi một quốc gia thì sẽ có những sức mạnh kinh tế khác nhau,

điều này có thể dẫn đến việc nước nào lớn mạnh hơn thì có khả năng áp đặt mô hình

tự đo hóa cho các nước yếu thế hơn Điều này sẽ gây ra những rắc rối và khó khăncho mô hình hội nhập chung Điền hình đối với hiệp định NAFTA, Mỹ đã dùng sứcmạnh là một cường quốc và ép buộc Mexico ký hiệp định phụ về lao động và môi

trường.

Trang 34

phát triển tốt đẹp hơn.

Có thể nói rằng, Hiệp định EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao

và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam lẫn EU Một khi hiệp định này đượcthực thi thì đây sẽ là một đòn bây dé đa dang hóa thị trường và thúc day hoạt độngxuất khâu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưnông sản, thủy sản Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị vô

cùng phức tạp thì Hiệp định EVETA cũng sẽ lan tỏa một thông điệp tích cực mà Việt

Nam mong muốn về quyết tâm, sự khao khát của đất nước trong việc thúc day sự hội

nhập sâu rộng vào nên kinh té-chinh trị toàn cầu Dé gặt được những trái ngọt từ Hiệpđịnh, thì không thé không kế đến quá trình day gian truân của Chính phủ trong suốt

10 năm ké từ khi bắt đầu đàm phán đến khi được thực thi Cụ thé như sau:

Vào cuối năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý

khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA Nhưng phải đến gần 2 năm sau đó thì Hiệp

định EVFTA mới được tuyên bố là khởi động đàm phán Sau hơn 3 năm ròng rã vớinhững nỗ lực, chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam thì vào tháng 12 năm 2015 mới kếtthúc đàm phán, bắt đầu thực hiện việc rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết

Hiệp định, việc rà soát này cơ bản được hoàn thành ở mức kỹ thuật vào tháng 6 năm

2017 Tuy nhiên, do có sự phát sinh một số van dé mới có liên quan tới thâm quyền

phê chuân các hiệp định thương mại tự do của EU và của các nước thành viên nên

Trang 35

vào tháng 9 năm 2017, EU đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và

cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định

EVFTA thành một hiệp định riêng Ngay sau đó, tháng 6 năm 2018, Việt Nam va EU

đã chính thức thống nhất việc tách riêng này cũng như nội dung của Hiệp định (Hiệpđịnh Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA))

và kết thúc toàn bộ quá trình kiểm soát pháp lý Sau hơn hai năm nữa đề hoàn thiệnhơn và thực hiện việc ký kết Hiệp định giữa Việt Nam và EU thì ngày 01/08/2020,

EVFTA chính thức có hiệu lực.

Hình 2.1 Tiến trình dam phán EVFTA và EVIPA

ft

@ 30/6/2019 Chính thức ký EVFTA và EVIPA

@ 25/6/2019 Hội đồng châu Âu thông qua nội dung,

i mở đường cho việc ky kết các Hiệp định

@ 17/10/2018 Ủy ban châu Âu chính thức thông qua EVFTA

và EVIPA

@ 8/2018 Hoan tất rà soát pháp lý EVIPA

6/2018 Chính thức hoàn tất quá trình rà soát pháp lý EVFTA

và thống nhất các nội dung của EVIPA

@ 26/6/2018 EVFTA được tách làm 2 Hiệp định là Hiệp định Thương mại

/ tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo đầu tư

Nguồn: Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao

Nguôn: Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao2.1.2 Những cam kết trong EVFTA liên quan tới xuất khẩu nông sản

Hiệp định EVFTA là một Hiệp định có tính toàn diện, chất lượng cao, đảm bảo

cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam lẫn EU, đồng thời Hiệp định cũng phù hợp với cácquy định của Tổ chức Thương mai thé giới (WTO)

Hiệp định EVFTA gồm 17 chương, 02 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ

Trang 36

kèm theo như: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửathị trường); quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệsinh an toàn thực phẩm (SPS); các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); thươngmại địch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); đầu tư; phòng

vệ thương mại; cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua săm của Chính phủ; sở hữutrí tuệ; thương mại và Phát triển bền vững; hợp tác và xây dựng năng lực; các vấn đềpháp ly-thé chế (Bộ Công thương, 2020)

Hiệp định EVFTA mang lại lợi ích cho cả hai bên (Việt Nam - EU) thông qua

việc tăng cường quan hệ về kinh tế, thương mại Đặc biệt là hai lĩnh vực khá nhạycảm đối với cả hai thị trường EU và Việt Nam như nông nghiệp và thủy sản Đối vớiViệt Nam thì các mặt hàng từ hai nhóm ngành này chịu rất nhiều tác động từ thịtrường EU, nhất là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực:

Thứ nhất, thi trường EU là một thị trường lón, đầy tiềm năng và có sức lan tỏa mạnh

mẽ đối với Việt Nam

Thứ hai, Hiệp định EVFTA có nhiều ưu đãi, minh bạch hơn về thuế quan và phi thuế

quan (SPS, TBT).

Thứ ba, Việt Nam có thé thuận lợi hon trong việc nhập khẩu các sản phẩm có chất

lượng cao từ thị trường EU.

Thứ tư, lộ trình đăng ký công nhận chỉ dẫn địa lý có thê thuận lợi hơn cho Việt Nam.

Thứ năm, tuy nhiên thì EU là thị trường rất khó tính và có những đòi hỏi, tiêu chuẩnrất cao về chất lượng nhất là tính thân thiện với môi trường (EU có xu hướng tiêudùng bền vững)

Dưới đây là những nội dung, cam kết cơ bản trong EVFTA về hoạt động xuấtkhẩu nông sản:

- Xóa bỏ về cơ bản hàng rào thuế nhập khẩu đối với nông sản:

+ Về các biện pháp vệ sinh An toàn thực phâm (SPS): Việt Nam và EU đạt được thỏathuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đốiVỚI các sản pham động vat, thực vật Dac biệt, Việt Nam công nhận EU như một khu

vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về SPS.

Trang 37

+ Các biện pháp phi thuế quan khác: Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng

giảm bớt hàng rào thuế quan khác (vi dụ về cam kết về cấp phép xuất khâu/nhập khâu,thủ tục hải quan ) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khâu giữa hai Bên;+ Sở hữu trí tuệ: Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của

EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam

đều liên quan tới nông san, thực phẩm Đây là điều kiện dé một số chủng loại nông

sản nồi bật của Việt Nam tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường

EU.

- Quy tắc xuất xứ hàng hóa:

+ Rau củ quả và các sản phẩm rau củ quả (HS 07, 08 và 20): quy tắc xuất xứ thuần

túy đối với rau củ quả nguyên liệu và có giới hạn tỷ lệ đường không xuất xứ 20% đối

với sản phẩm chế biến từ rau củ quả;

+ Gạo (HS1006): quy tắc áp dụng là xuất xứ thuần túy;

+ Các chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột (HS 11): nguyên liệu sử dụng từ ngũ cốc, tinh

bột, khoai tây, sắn phải có xuất xứ thuần túy;

+ Thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá (HS 24): áp dụng quy tắc chặt khi lá thuốc lá chưachế biến phải có xuất xứ thuần túy, lá thuốc lá đã chế biến chỉ được sử dụng tối đa30% nguyên liệu không xuất xứ cùng Chương 24 so với tổng nguyên liệu Chương 24được sử dụng và sản phẩm thuốc lá diéu phải làm từ lá thuốc lá đã chế biến có xuất

xứ hoặc giới hạn tỷ lệ nguyên liệu không xuất xứ

Cu thé như sau:

- Xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam

thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam vào EU;

- Sau 7 năm, xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim

ngạch xuất khâu của Việt Nam vào EU.

- Đối với 0,3% kim ngạch xuất khâu còn lai (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt,

tỏi, nam, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn), mở cửa

cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs):

Ngày đăng: 25/02/2025, 03:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Công thương (2020), Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2020
8. Congthuong.vn (2021), Nông sản Việt Nam “được lòng” thị trường EU Sách, tạp chí
Tiêu đề: được lòng
Tác giả: Congthuong.vn
Năm: 2021
10. Lương Thanh Hải (2021), Một số giải pháp xuất khẩu rau quả của Việt Nam vàothị trường EU Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp xuất khẩu rau quả của Việt Nam vàothị trường EU
Tác giả: Lương Thanh Hải
Năm: 2021
13.Nguyễn Tiến Hoàng, Tran Thị Vân (2021), Tác động của hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Hoàng, Tran Thị Vân
Năm: 2021
22. Vụ Thị trường Châu Âu-Châu Mỹ (2020), Quan hệ song phương Việt Nam- EU 23. Đỗ Thị Mai Thanh, Tran Thi Trang (2018), Những tác động noi bật của FTA théhệ mới đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động noi bật của FTA théhệ mới đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Mai Thanh, Tran Thi Trang
Năm: 2018
28. Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI (2019), Có những loại FTA nào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có những loại FTA nào
Tác giả: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
Năm: 2019
29. Vietnambiz (2020), Báo cáo “Thị trường cà phê nam 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo “Thị trường cà phê nam 2020
Tác giả: Vietnambiz
Năm: 2020
31.My Duong, Mark J. Holmes &amp;Anna Strutt (2020), The impact of free trade agreements on FDI inflows: The case of Vietnam Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of free trade agreements on FDI inflows: The case of Vietnam
Tác giả: My Duong, Mark J. Holmes, Anna Strutt
Năm: 2020
32. Nguyen Thi Thu Hien, Duong Thu Thu Huong (2021), Exporting agricultural products to the EU: Current situation and policy recommendations Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exporting agricultural products to the EU: Current situation and policy recommendations
Tác giả: Nguyen Thi Thu Hien, Duong Thu Thu Huong
Năm: 2021
1. Bộ Công Thương (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 Khác
2. Bộ Tài Chính (2012), 193/12/TT-BTC Ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế Khác
3.. Bộ Công thương (2020), Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU-Ngành hàng rauquả Khác
5. Bộ Công thương (2020), Ban tin Thị trường Nông, lâm, thủy sản Khác
7. Pham Sỹ Chung (2020), Những thách thức đối với hàng xuất khẩu nông sản củaViệt Nam khi EVFTA có hiệu lực Khác
9. Đặng Văn Cường (2020), Hiệp định thương mai tự do (FTA): Các doanh nghiệpViệt Nam cần vận dụng để tăng cường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nướcngoài Khác
12.Nguyễn Thị Thu Hiền (2021), Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: thựctrạng và giải pháp chính sách Khác
14. Nguyễn Huyền (2021), Nông sản Việt và một mea tín hiệu tốt từ Hà Lan Khác
15. Uyên Hương (2021), Hiệp định EVFTA: Trái ngọt thúc day quan hệ thương mạiViệt Nam- EU Khác
16. Innovative Hub (2020), Báo cáo tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm2020 Khác
17. Kinhtedothi.vn (2021), Nông sản Việt chỉnh phục châu Au Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Tiến trình dam phán EVFTA và EVIPA - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.1. Tiến trình dam phán EVFTA và EVIPA (Trang 35)
Bảng 2.1.2. Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam theo EVFTA Gạo xay xát, gạo chưa | Áp dụng TRQ - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Bảng 2.1.2. Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam theo EVFTA Gạo xay xát, gạo chưa | Áp dụng TRQ (Trang 38)
Bảng 2.2.3. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản lớn nhất của Việt - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Bảng 2.2.3. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản lớn nhất của Việt (Trang 41)
Hình 2.2.6. Nhập khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2019-2020 - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.2.6. Nhập khẩu cà phê toàn cầu niên vụ 2019-2020 (Trang 42)
Hình 2.2.7. Tinh hình xuất khau cà phê (HS0901) của Việt Nam giai đoạn - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.2.7. Tinh hình xuất khau cà phê (HS0901) của Việt Nam giai đoạn (Trang 43)
Hình 2.2.8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê (HS0901) của Việt Nam năm - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.2.8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê (HS0901) của Việt Nam năm (Trang 44)
Hình 2.2.10. Tình hình xuất khấu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.2.10. Tình hình xuất khấu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Trang 45)
Bảng 2.2.12. Chúng loại hạt tiêu xuất khẩu tháng 11 va 11 tháng năm 2020 - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Bảng 2.2.12. Chúng loại hạt tiêu xuất khẩu tháng 11 va 11 tháng năm 2020 (Trang 47)
Hình 2.2.13. Giá trị xuất khẩu rau qua (HS07-08-20) của Việt Nam giai đoạn - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.2.13. Giá trị xuất khẩu rau qua (HS07-08-20) của Việt Nam giai đoạn (Trang 48)
Hình 2.2.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả (HS07-08-20) của Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Hình 2.2.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả (HS07-08-20) của Việt Nam (Trang 49)
Bảng 2.3.3. Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng nông sản (cà phê, rau quả) của - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Bảng 2.3.3. Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng nông sản (cà phê, rau quả) của (Trang 54)
Bảng 2.3.4. Những mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều nhất - Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
Bảng 2.3.4. Những mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều nhất (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w