1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

206 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Thói Quen Sử Dụng Thư Viện Điện Tử Của Sinh Viên Và Học Viên Sau Đại Học
Tác giả TS. Lờ Quỳnh Chi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 61,76 MB

Nội dung

Với vai trò là cầu nối giữa tri thức - sinh viên và học viên sau đại hoc, chúng tôi xem việc nghiên cứu “Thue trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại h

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI KHOA HOC VA CONG NGHE CAP TRUONG

THUC TRANG THOI QUEN SU DUNG THU VIEN

ĐIỆN TU CUA SINH VIÊN VA HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ

HO CHÍ MINH

MA SO: CS.2018

Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Quỳnh Chi

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - tháng 5/2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

" BAO CÁO TONG KET _

DE TAI KHOA HQC VA CONG NGHE CAP TRUONG

HÒ CHÍ MINH

MÃ SÓ: CS.2018

Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - tháng 5/2018

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

DANH MỤC CAC BANG BIEU

MG DAU ouansndintinonttiiiiiititii410161116300000038005011831133013801131838838303338831188811338883883888 |

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÓI QUEN SỬ DỤNG THƯ VIỆN ĐIỆN

THỨ tptiiatossionnntistnittiigt05318160030103801831153311860138108886880048105501438135848838383813513831033118301381823i0g0Í 6 1.1 Lich str nghién ctru nh ố 6

1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài - 2-5222 St crccrrccrrrsrrrcrrrrvee 6

1.1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước - ¿se vxecxezErxecrrzrrred 15

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài - 2-22 222 z2 2sc22z222Zcxzcxercsrree 20

I;2:1 THUS tine thon Quen ‹¿iciciiooipoiioitiiinoiiiisgiiiit41114111481334114611481883314611832 20 I:2:2 Thưêtngữitài AGU điệnH-.:;::::::::.:áccciiioiiiiieiiiaiiasiii32115331221353515855g-E 21

1.2.3 Thuật ngữ thư viện điện tử nhung 23

1.2.4 Thuật ngữ thư viện SỐ 2 2©©2sEC té EEE2EE2EEAe EAeCEEEcEExrrrerrred 25

1.2.5 Thuật ngữ thói quen sử dụng thông tin - ch seiree 27 1.2.6 Thuật ngữ thói quen sử dụng thư viện điện tử - «<< 27

1.3 Lý luận vẻ thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên vả học viên sau đại

¡0 ẽ ẽ ẻẻố 28

1.3.1 Đặc điểm, phân loại và cơ chế hình thành thói QUÊN::::::::::::z::zc:izsszzssz:e: 28

1.3.1.1 Đặc điểm thói quen 65 26 212211221 2t tt ng re 28

I3:12.IPhãniloaiithốiìđIEB :: : -::-2:i:22:ccc c2: 222222112211221859355540x2gtsee 29

1.3.1.4 Cơ chế hình thành thói quen -2- 2222222222222 2222z222Szrzvszc- 30

1.3.2 Đặc điểm người dùng tin la sinh viên và học viên sau đại học của Trưởng

Dai học Sư phạm Thành phố H6 Chí Minh -.2-© 222222 S2Ez222zZcczzerred 31

1.3.3 Các biéu hiện của thói quen sử dung thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 32

1.3.3.1 Thời gian tìm kiếm và sử dụng thư viện điện tử 32

1.3.3.2 Mục dich sử dụng thư viện điện tử -<<c<eseesees 33

1.3.3.3 Việc truy cập thư viện điện OY :c:scessossssesssssssosseasscesveoesssesssosseosscessees 35

1.3.3.4 Loại hình tài liệu tại thư viện điện tử - + 36

Trang 4

1.3.3.5 Việc sử dụng ngôn ngữ tài liệu tại thư viện điện tử 37

1.3.3.6 Cách tra cứu và tìm kiếm tài liệu điện tử tại thư viện 381.3.4 Những yếu tô ảnh hưởng đến thói quen sử dung thư viện điện tử của sinh

viên và học viên sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hé Chí Minh

28858558952815233288388885258558152232885Z883Z2338538558812885Z883533382ã3552855387Z855523352ã3585258252Z85z823ã32555532552 39

Il:3:4:1 Thự viện Hệ Of iosisooeiiiaiiiiiiiiiptiiiiti4i11161103131653303155331381388835833ã60 40

Sih 2 GSB VIÊN::::5::164:211014010311651514611255164516453543862936385303933835983131184388.0:805:.s0 41 J343.8inhvi0n Week EAD VE seco sszcoacaceseavesasessoceacecaseeaasossusaaussssnsasseassesnosasesss 42

THEW KET CHUONG tO isssiicivsssisssirsansssinainsinsnnsmmanaineonamenmimenmnneneaat 45 CHƯƠNG 2 THUC TRANG THÓI QUEN SỬ DUNG THU’ VIEN ĐIỆN TU’

CUA SINH VIEN VA HOC VIEN SAU DAI HOC TRUONG DAI HOC SU

PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH 0 csesscssssssssssseeeecsseceseneesesnsecescenteeeennssees 46

2.1 Tô chức nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thu viện điện tử của SV vàHVSDH tường ĐHSP TE:HCM c ciiceiee e 46

2.1.1 Mc:đích:nghiÊn:CỮU:::cccccoccicoposiitiaeioiiiiosiiiii13812213146216515025ã65156ã18535ã5ãi 46

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử

của SV và HVSĐH trường ĐHSP TP.HCMM - 5 S5 ScS<seeeerrerree 46

2.1.3 Vải nét về khách thé nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng tải liệu

điện tử của SV và HVSĐH tai thư viện trường ĐHSP TP.HCM 51

2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng thói quen sử đụng tài liệu điện tử của SV va

HVSDH tai thư viện trường ĐHSP TP.HCM - - - Án S SH.53

2.2.1 Nhận thức của SV và HVSĐH trường DHSP TP.HCM vẻ thói quen sử

dụng tài liệu điện tử tại thư viỆn 5Á HH HH nu 53

2.2.2 Thue trang viéc tiếp cận nguồn tài liệu điện tử tại thư viện của SV và

HVSDH tai thư viện trưởng ĐHSP TP.HCM - Series 56

2.2.3 Thực trạng thói quen sử dung thư viện điện tử của SV và HVSDH trường

ĐHSP TP.HCM qua một số biểu hiện - S2 522222222221 32S 22x crtrcsrve 60

2.2.3.1 Biêu hiện thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM qua thời gian tìm kiếm và sử đụng - 61

Trang 5

2.2.3.2 Biểu hiện thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH

trường ĐHSP TP.HCM qua mục đích sử dung tai liệu điện tử 66

2.2.3.3 Biêu hiện thói quen sử dung thư viện điện tử của SV và HVSĐH

trường DHSP TP.HCM qua việc truy cập - chao 69

2.2.3.4 Biéu hiện thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH

trường DHSP TP.HCM qua việc sử dụng dang tài liệu và loại hình tài liệu 73

2.2.3.5 Biêu hiện thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH

trường ĐHSP TP.HCM qua việc sử dụng ngôn ngữ tai liệu 77

2.2.3.6 Biểu hiện thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV va HVSDH

trường ĐHSP TP.HCM qua cách tra cứu và tìm kiếm tài liệu 78

2.2.4 Đánh giá chung về thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSDH

trường DHSP "TP! on s0s:ecessessssasescesecsassassosasensaszasscsascasseesseasacestessaszzsecasscssees 83

2.2.4.1 Thực trạng tự đánh giá của SV va HVSDH trường DHSP TP.HCM

về thói quen sử dụng thư viện điện tử - s+Ss££E£2Ez£EEZEEcrxzrxec 83 2.2.4.2 Đánh giá chung về thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và

HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM - (S21 SY H211 1y, 85 2.2.5 Những khó khăn của SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM khi sử dung

thư Viện:điỆH (Ằ:(ossnsaoasoieiiiatiieiiiitiiat11351231118511161114316511561388555855584858514561582588858059 88

2.2.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến thói quen sử dụng thư viện điện từ của SV va

HVSDH itrrdng DHSP TP.HCNM:¡c:ccccccoicooiooiiiiioodidiitiatistiaaaanal 90

2.2.7 Két qua so sánh thói quen sử dung thư viện điện tử của SV va HVSDH

trường ĐHSP TP.HCM theo một số biến số - :-22252222t2c22czczsrrev 93 TIEUNEETICHUDNG Ea eaenisseerrneeniirtiitoiinistiii8130910099001100961216300021019018 SE)97

CHƯƠNG 3 MOT SO BIEN PHAP TAC DONG DEN THÓI QUEN SỬ DUNG

THU VIEN ĐIỆN TỬ CHO SINH VIÊN VA HỌC VIÊN SAU DAI HỌCTRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP.HCM , 993.1 Cơ sở đẻ xuất các biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thư viện điện tử

của SV va HVSĐH trường DHSP TP.HCM 2-©22-csecxeecrxecrrvee 99

3.1.1 Dựa trên các văn ban pháp lý «sen eeree 99

Trang 6

3.1.2 Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kế thừa các công trình nghiên cứu cùng hướng vê thói quen sử dụng thư viện điện tử -¿-sz5sze2 100 3.1.3 Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện

tử của SV và HVSĐH trường DHSP TP.HCM - o2 c55scczcvee 101

3.1.4 Dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dung

thư viện điện tử của SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM 102

3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thư viện điện

tử của SV và HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM 22-22222252zz5222zveccxez 102

3.2.1 Dam bao tinh hệ thống - cầu trúc - .c5ccccccscrvsrrrssee 102

3.2.2 Đảm bao tính kế thừa va phát triển - 2222222 scseczzcEErxecse, 103

3.2.3 Đảm bao tính khoa học - 25c 2202 10221102212 21 1122121122 xee 103

3.2.3 Dam bao tính thực tiễn, khả thi 5-5 5< 55s sec xerszrecsceesee 104

3.2.4, Dam bảo tính hiệu quả kinh tế cccc-ccccccsccssseessesssesssesssesssenseensennnenaes 1043.3 Đề xuất một số giải pháp tác động đền thói quen sử dụng thư viện điện tử của

SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM 2.252 22222SS2S232cSE32 S222 vEzcrrrscee 105

3.3.1 Nhóm giải pháp xuất phát tử thư viện 2-52 552 252 2252225 25122322 105

3.3.1.1 Biện pháp 1: Dau tư phát triển nguồn tài liệu điện tử 105

3.3.1.2 Biện pháp 2: Dam bảo cơ sở hạ tang kỹ thuật về CNTT va ứng dụng

CNTT vào hoạt động thông tin thư viện - - Ăn seeereerserre 108

3.3.1.3 Biện pháp 3: Nâng cao trình độ cán bộ thư viện 112

3.3.1.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác tập huấn sử dụng thư viện điện tử

cho SVY và VSD sissssisssisssssssssascoasssaassasssassvoavenassonstoasteascsastsassvoasaratoonsveasie 115

3.3.1.5 Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả phục vụ SV va HVSĐH 117

3.3.2 Nhóm giải pháp xuất phát từ nha trong esc eee eeeceeeeceeeeenneeeeeee 121

3.3.2.1 Biện pháp 6: Đổi mới phương pháp giảng day, học tập va đánh giá

31463848688538882g5351g5g883g95330836đ836353653668383595636ã83556881955g62339635588398338:8135g8315E254gg83g48:8 121

3.3.2.2 Biện pháp 7: Day mạnh phong trào NCKH trong SV va HVSDH 124

3.3.2.3 Phương pháp 8: Tô chức các cuộc thi về học thuật 126

3.3.3 Nhóm giải pháp xuất phat từ xã hội - 2-52-5222 ccscvsccsrccxee 127

Trang 7

Biện pháp 9: Tuyên truyền về giá trị của thói quen sử dụng thư viện điện tử

0100020007 000620000000 00000200220 aốn 127

3.4 Khảo sát tính quan trọng, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã déMUA Ì:(t016614045165113138811365162350551358359381863386158451923584555635995388586816835788335858353863583758653823898835 129

3.4.1 Tổ chức thực hiện - 2-22 ©Z©E+zEExz+rxztrxztreecreecveecvszcrsecsee 129

3.4.1.1 Công cụ khảo Sất cà chai 129

3i41:2:/Cáo tính:điômibệng đồi aiaseceooiinibioiiiiiiioi440400104000101821086ả0 6 129

3.4.1.3 Khái quát về khách thé nghiên cứu -.2- s2 7s+2czczzccszcxez 1303.4.2 Kết quả khảo sat tính quan trọng, tinh cần thiết va tinh kha thi của cácbiện pháp đề xuắt 2-22-2211 2112 2211221112111227312221271127711 711.1 11 01 te 130

3.4.2.1 Kết quả khảo sát tính quan trong của các biện pháp đề xuắt 1303.4.2.2 Kết quả khảo sát tinh cần thiết của các biện pháp đã dé xuat 133

3.4.2.3 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đẻ xuat 137

TIETIEBTIGHUNGneaeaaanioaiaainiiiaoaiiooiiiiaiorotaioaniutenbioioanei 142 KET LUAN - KIEN 0đđtdầtỒỒ 144

TAPDIPW THAMRHAO iscsiscnsencsrnemmnnnnnnanenennanansnnen 148

PHU) UG si scsssssssscasscasieasssosscaassssiesasscazecasseanscavscsasssssieaiscasieasasaasoassvsssseasssaiscasseaisesees 153

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Cách quy đôi điểm các mức độ cho thang đo - 2 525255552 49

Bang 2.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu ©222©222222272t222E22EEEzzECzzrrcrrcee 51

Bảng 2.3 Nhận thức của SV và HVSDH về tam quan trong của việc sử dung tài

liệu điện tử tại thư viện đối với kết quả học tập - 54

Bảng 2.4 Nhận thức của SV và HVSDH về sự cần thiết của tài liệu điện tử tại thư

viện đối với hoạt động học tập cccoocoooOeioiiiiiisee 55 Bang 2.5 Đánh giá của SV và HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM về việc giảng viên

cung cấp các danh mục tài liệu điện tử tham khảo cho nội dung môn học

"ĐH 57

Bang 2.6 Đánh giá cua SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM về việc giảng viên

hướng dẫn cách tìm kiếm nguồn tài liệu điện tử tại thư viện 58

Bang 2.7 Thời gian tìm kiếm tài liệu điện tử của SV và HVSDH tai thư viện trường

ĐHSP TP.HCM 2c S111 211111122111 211 1101 1T Hàn Hư61

Bang 2.8 Thời gian trung bình sử dụng tài liệu điện tử của SV va HVSĐH tai thư

viện trưởng ĐHSP TP.HCM - - S121 131 211 1 4y,63

Bang 2.9 Thời gian sử dung tài liệu điện tử của SV và HVSDH tai thư viện trường

ĐHSP TE/HỆNNỈ:::ccsinpoiiiiiiioitiiitiitittitii11112113511125133151351183518314331383185813ã3E 64 Bảng 2.10 Mục dich sử dụng tài liệu điện tử của SV và HVSDH tại thư viện trường

DSP TRING iscsssssiscssssssssssssasssaasovssvoasssassoasssassasssaoassssssosaseavsvaaveasavesie! 67 Bang 2.11 Công cụ truy cập thư viện điện tử của SV va HVSDH trường DHSP

ĐHSE TẾ HOỚN, ss2 6206220220162.232.2222212202622222516310220315013203122 74 Bảng 2.15 Thói quen sử dụng loại hình tài liệu điện tử của SV và HVSĐH trường

ĐHSETEHEN 200v nầàn 75

Trang 10

Bảng 2.16 Biểu hiện thói quen của SV và HVSĐH tại thư viện trường ĐHSP

TP.HCM qua việc sử dụng ngôn ngữ tai liệu điện tứ 77

Bang 2.17 Thói quen tra cứu nguồn tài liệu điện tử tại thư viện của SV và HVSĐH

trường ĐHSP TPIHCM is isssississaissesisssisscsisasasaisoasssssasssassiesssvassnaseoasioasiess 79

Bang 2.18 Biéu hiện thói quen của SV và HVSDH tai thư viện trường DHSP

TP.HCM qua cách tìm kiếm nội dung tài liệu điện tử 81Bang 2.19 Tự đánh giá của SV và HVSĐH trường DHSP TP.HCM về thói quen sử

dụng thư viện điện t::‹::::‹:::‹c:-ccccccecieionieiiisiiosgiietiiasiaosgiaE15058125188.5ã5Ÿ6 83

Bang 2.20 Đánh giá chung về thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và

HVSĐHN(;-:;:-;:.::::::::2i:cii2201211711112211121111011231153123335361395363335353653355193572553536 85

Bang 2.21 Những khó khăn của SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM khi sử

dungthư viên điệN!ÑG-:::-::::-:::-:::::::::::::2:221222302111221212611251382902253293852312653623 88

Bang 2.22 Các yếu tô ảnh hưởng đến thói quen sử dung thư viện điện tử của SV và

ĐHSP TP.HCM theo trình độ - co ccccioeeioeeoeeioesieeo 94 Bảng 2.26 So sánh thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH trường

DHSP TP.HCM theo khối ngành 5222222222222 S222 Sxzcsvzc- 94

Bang 2.27 So sánh thói quen sử dụng thư viện điện tử giữa SV vả HVSĐH trường

ĐHSP TP.HCM theo các mặt biểu hiện - eo 95 Bảng 3.1 Cách quy điểm các mức độ cho thang đo 552 25222:ccscccsc 130

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính quan trong của các biện pháp dé xuất 130

Bảng 3.3 Mức độ can thiết của các biện pháp 22-2222 22222222zcvzzccrrcrrrscee 133

Bang 3.4 Mức độ khả thi của các biện phap - c5 Si 137

Trang 11

MO DAU

1 L¥ do chon dé tai

Trường Dai học Sư phạm Thành pho Hỗ Chí Minh (DHSP TP.HCM) là một

trong 14 trường Dai học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường Dai học Su

phạm lớn của ca nước, đóng vai trò nòng cốt đầu đàn đối với hệ thông các trường

sự phạm và pho thông ở phía Nam Trong 40 năm qua, Trường đã đào tạo hàng

trăm nghìn sinh viên đại học, học viên sau đại học, đảo tạo lại và bôi dưỡng thường

xuyên cho giáo viên của các địa phương; hợp tác đảo tạo và nghiên cứu khoa học

với nhiều trường đại học trên thế giới Nhận thức được tam quan trọng của thư

viện, trong những năm gan đây, Thư viện trường ĐHSP TP.HCM đã dan được chú

trọng đầu tư, phát triển (trang thiết bị, nguồn lực thông tin, nâng cao trình độ cán bộthư viện ) chuẩn hóa nghiệp vụ nhằm mục đích phục vụ cho người dùng tin

ngày một tốt hơn Thư viện đang có những sắc thái mới, có bước chuyển mình tir

thư viện truyền thông sang thư viện hiện đại, từng bước hình thành trung tâm thông

tin - tư liệu của một trường đại học.

Trong bốn yếu tô cấu thành nên thư viện thì người dùng tin là một những yếu

tổ quan trọng nhất và là mục tiêu phan đấu, phát triển của thư viện trường DHSPTP.HCM Trong tất cả các nhóm bạn đọc đến thư viện, sinh viên và học viên sauđại học (SV và HVSĐH) chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70 - 80%, bao gồm SV và

HVSĐH tat cả các khóa, các khoa, các hệ đào tạo Thực tế cho thay, quá trình tim

kiểm và sử dụng tai liệu điện tử tai thư viện của môi cá nhân lại rất khác nhau Việc

hình thành những thói quen tích cực về sử dụng thư viện điện tử rất có lợi cho hoạt

động học tập và nghiên cứu khoa học của SV và HVSDH Bởi thói quen là một

trong những yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc đời mỗi người Muốn thànhcông trong công việc, trong cuộc sông con người cần hình thành những thói quentích cực Càng có nhiều thói quen tốt thì con người càng trở nên mạnh mẽ và có thê

chống chọi lại nhiều thử thách cam go trong cuộc song Đối với SV và HVSĐH,

việc hình thành những thói quen tích cực trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa

học (NCKH) là vô cùng quan trọng và can thiết Trong đó, thói quen tìm kiếm và sử

dụng thông tin tại thư viện của nha trường là một thói quen rất có lợi cho hoạt động học tập nghiên cứu khoa học Thói quen này giúp cung cấp cho SV và HVSĐH

|

Trang 12

một lượng kiến thức lớn, nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác cao Với kiến thức có được từ thói quen sử dụng thông tin tại thư viện, SV và HVSĐH

sẽ vận dụng vào quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức hình thành kỹ năng, kỳ xáo hoạt động nghẻ nghiệp.

Với vai trò là cầu nối giữa tri thức - sinh viên và học viên sau đại hoc, chúng

tôi xem việc nghiên cứu “Thue trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của

sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh” là cần thiết.

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học

viên sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh Trên cơ sở đó,

đề xuất một số biện pháp nhằm tác động đến thói quen sử dụng thư viện điện tử củasinh viên va học viên sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học

trường Đại học Sư phạm Thành phố H6 Chí Minh.

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài trung nghiên cứu thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và

HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM vẻ mặt thói quen tìm kiếm và sử dụng tài liệu điện

tử tại thư viện và theo khái niệm xác lập trong cơ sở lý luận mà không nghiên cứu

về cơ chế hay quy luật tâm lý chỉ phối.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các van dé lý luận có liên quan đến dé tài như: thói quen thói

quen dùng tin, thư viện điện tử, thư viện số, tài liệu điện tử

- Khảo sát thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học

viên sau đại học trường Đại học Sư phạm Thanh phố Hỗ Chí Minh Từ đó, đề xuất

một số biện pháp nhằm tác động đến thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh

viên và học viên sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành pho H6 Chí Minh.

t3

Trang 13

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Dé tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn dé theo hướng tiếp cận biện

chứng, hệ thống - cau trúc, lịch sử - logic và thực tiễn.

Đề tài nghiên cứu được tiếp cận theo các hướng cơ bản sau:

5.1.1 Tiếp cận biện chứng

Thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học

trường Đại học Sư phạm Thành phố Hỗ Chí Minh luôn vận động va phát triên trong

mỗi quan hệ giữa nguồn lực thông tin và đảo tạo; thói quen sử dụng thư viện điện tứ

gắn với thực tiễn giáo dục đại học, sau đại học tại các trường đại học và xã hội; nhu cau tin va chất lượng phục vụ.

5.1.2 Tiếp cận hệ thống cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như thói

quen, tài liệu điện tử, thư viện điện từ, thói quen sử dụng thư viện điện tử Nghiên

cứu dé tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiền hành trên cau trúc đã

được xác lập Việc đánh giá thói quen sử dụng thư vện điện tử phải được đặt trong

mối quan hệ giữa thói quen sử dung thư viện điện tử của cá nhân SV, HVSDH vớiyêu cầu đổi mới giáo dục đại học và sau đại học thời kỳ hội nhập, mở cửa

5.1.3 Tiếp cận lịch sử - logic

Dé tài xem xét quá trình hình thành và phát triển của van dé nghiên cứu, từ

đó vạch ra định hướng nghiên cứu ở hiện tại và hướng phát triển trong tương lai Được thé hiện ở phan lịch sử nghiên cứu van dé và việc trình bày kết quả nghiên

cứu một cách logic giữa các phân, các chương.

5.1.4 Tiếp cận thực tiễn

Đề tài xác định và thống nhất cơ sở lý luận đựa trên việc khảo sát thực tế,

phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những bắt cập tồn tại trong thói quen

sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường Đại học Sư

phạm Thành phó Hỗ Chí Minh Thực tiễn là nơi nay sinh cũng là nơi ứng dụng kếtquả của van dé dé dé xuất một số biện pháp nhằm tác động đến thói quen sử dụng

thư viện điện tử của SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM.

Trang 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Dé tiền hành nghiên cứu đẻ tải nảy, người nghiên cứu sử dụng phối hợp các

phương pháp sau:

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục dich: Khái quát hóa, hệ thống hóa một số van dé lý luận cơ bản về thói

quen sử dụng thư viện điện tử để xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận

của dé tài; là nguồn quan trọng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu; là cứ liệu cần

thiết làm sáng tỏ và đối chiếu trong việc bình luận kết quả nghiên cứu.

- Nội dung: nghiên cứu những van đề lý luận, thành tựu lý thuyết liên quanđến thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM

- Cách thực hiện: Tìm kiếm các tài liệu như; sách, tạp chí khoa học đã công

bố cam nang, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án có liên quan Phân tích

các nguồn tài liệu dựa theo nội dung Tông hợp tài liệu, trong đó việc tái hiện và

giải thích quy luật của lịch sử nghiên cứu van dé thói quen sử dụng thư viện điện tử

của SV và HVSDH trường ĐHSP TP.HCM được chú trọng.

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đẻ tài nhằm khảo sát,thu thập dữ liệu dưới dạng định lượng về thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV

và HVSPH trường ĐHSP TP.HCM Từ đó, phân tích đánh giá thực trạng này.

- Nội dung: Đo lường mức độ thói quen sử dụng thư viện điện tử, xác định

những vấn dé thường gặp khi sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH trường

- Mục đích: Phương pháp này được sử dụng dé điều tra một số trường hợp SV

và HVSDH trường DHSP TP.HCM dé có thê làm rõ thêm thực trạng thói quen sử

dụng thư viện điện tứ của SV và HVSDH trường DHSP TP.HCM.

- Nội dung: Phỏng van và thu thập thông tin một cách trực tiếp về mức độ sử

4

Trang 15

dụng thư viện điện tử, các biểu biện vẻ thói quen dùng tin của SV và HVSĐH trường ĐHSP TP.HCM bé sung cho những kết quả định lượng từ phương pháp điều

tra bằng bảng hỏi

- Cách thực hiện: Tiếp cận với khách thẻ khảo sát, tìm hiểu các thông tin cơbản vẻ họ Nêu mục dich, lý do và xin sự đồng thuận phỏng van Tiến hành phỏng

van từ các ý trả lời của khách thé trong phiêu thăm đò Ghi chép hoặc ghi âm phan

phỏng van Chon lọc và sử dụng kết quả trong chỉnh thé nghiên cứu của dé tài

5.2.3 Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm làm rõ hơn cácgiả thuyết nghiên cứu Xử lý số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng

hỏi chính xác, có độ tin cậy cao, làm cơ sở để phân tích, bình luận Tương quan của

các chi số có thé giúp người nghiên cứu xác định những van dé cần được quan tam,

chú trọng đề từ đó có những giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Nội dung: thống kê mô tả: tính tần số thứ hang, tỷ lệ phan trăm, trị số trung binh, ; thong kê phân tích: so sánh giá trị trung bình, các phép kiếm nghiệm thang

- Cách thực hiện: Các thông tin thu thập từ điều tra thực trạng được xử lý và

phân tích trên máy vi tính với phần mềm SPSS for Windows 22.0 dé nhập và xử lý

số liệu, trong đó đề cao tiêu chí cần trọng và khách quan

6 Những đóng góp mới của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Cập nhật các quan điểm lý luận về các khái niệm thói quen, tài liệu điện tử,

thư viện điện tử, thói quen sử dụng thư viện điện tử, góp phân vào việc thông nhất

các thuật ngữ khoa học này và làm sáng tỏ thêm phan lý luận.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Làm rõ thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSDH

trường ĐHSP TP.HCM Trên cơ sở đó, xây dựng biện pháp tác động đến thói quen

sử dụng thư viện điện tử của SV và HVSĐH trường DHSP TP.HCM.

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THÓI QUEN SỬ DỤNG THU VIEN

ĐIỆN TU

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1993, tác giả M A O Basager đã nghiên cứu vẻ việc sử dụng các dich

vụ thông tin điện tử trong thư viện của trường Đại học King Abdulaziz Mục đích

của nghiên cứu này là nhằm khảo sát sự hài lòng của người sử dụng với các dịch vụ

truy cập công cộng trực tuyên OPAC (Online Public Access Catalogue) và các dich

vụ bộ nhớ ghi đĩa chi đọc (CD-ROM) trong thư viện trung tâm của Đại học King

Abdulaziz, Jeddah, SA (Ả-rập Xê-úU, đẻ điều tra tình trạng hiện tại của danh mụcthẻ, dé xác định những van dé và khó khăn mà các nhân viên học viện phải đối mặt

Từ kết quả của cuộc điều tra khảo sát, thấy rằng các học viên trẻ tuổi và những sinh viên tốt nghiệp gân đây đã sử dụng OPAC đáng kê so với trước đó Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 1⁄3 số học viên sử dụng đĩa CD-ROM và khoảng 1⁄2 sử dụng

OPAC, và phần lớn các thư viện còn lại cần có danh mục thé Nghiên cứu nảy đã

xác định tầm quan trọng của thông tin điện tử tại Dai học King Abdulaziz và những

khó khăn mà thư viện đã gặp phải trong lĩnh vực này và cuối cùng là dé xuất cáchthức và phương tiện đề phát triển công nghệ điện tử trong thư viện [28] Qua đây có

the thấy được van dé sử dung các dịch vụ thông tin điện tử trong thư viện bước đầu

đã có sự quan tâm nghiên cứu Đây được xem là một trong những viên gạch đầu

tiên đặt nén móng cho các nghiên cứu VỀ VIỆC SỬ dụng các dịch vụ thông tin điện tử

trong thư viện.

Năm 1999, trong nghiên cứu của Sangkaeo, tác giả đã mô tả các hoạt động

khác nhau mà thư viện ASEAN đã thực hiện dé thúc day thói quen đọc bằng cáchnâng cao nhận thức trong nhân dân Thứ nhất, nghiên cứu đã chi ra các yếu tố hạn

chế thói quen đọc sách tại thư viện ASEAN (văn hóa, cơ chế quản lý và sự hấp dẫn

của các phương tiện truyền thông điện ur) Thứ hai, nghiên cứu đặc biệt nhắn mạnhđến vai trò của các viện, tổ chức trong việc giúp đỡ các thư viện tiến hành các hoạtđộng nhằm nâng cao thói quen đọc sách của địa phương khảo sát Thứ ba là một sỐ

gợi ý về các phương pháp hiệu quả và thành công của các chương trình khuyến

6

Trang 17

khích thói quen đọc sách của thư viện ASEAN đã được thu thập Cũng trong nghiên

cứu này, tác giả Sangkaco đã đưa ra thuật ngữ “thói quen đọc sách” là dùng đề chỉ các hành vi thê hiện “chan dung” của việc đọc sách ở các cá nhân, các loại hình đọc

và thị hiểu của người đọc Trong nghiên cứu của mình, Sangkaeo đã nhấn mạnh đọc

sách là quan trọng đối với tất cả mọi người và thói quen đọc sách chính là cách dé

con người chúng ta thích ứng với những kiến thức mới trong một thể giới luôn thay

đôi Khả năng đọc sách chính là trung tâm của sự tự học và học tập suốt đời của mỗi

con người Tuy nhiên, văn hóa đọc ở tiểu vùng khảo sát là không đáng khích lệ.

Trên cơ sở này, nghiên cứu của Sangkaco nêu rõ rằng thói quen văn hóa của người

din Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan là thích lắng nghe và trò chuyện nhiều hơn đọc [44].

Năm 2002, S B Arbib và F Shor đã nghiên cứu việc sử dụng các nguồn

thông tin điện tử của sinh viên cao đăng Israeli (Israel) Nhóm tác giả đã tiến hành

một cuộc điều tra bằng bảng hỏi với nhóm khách thê là 270 SV theo học chương

trình cử nhân tại trường Ariel, để xác định tần suất sử dụng các nguồn thông tin

điện từ, dé đánh giá mức độ mà hệ thong giáo dục của Israel đáp ứng nhu cầu của

người dùng, và xác định các yếu tô có thể làm tăng việc sử dụng các dịch vụ thôngtin điện tử Số liệu thông kê cho thấy có 31,1% (gan 1/3 mẫu) không sử đụng cácnguồn thông tin điện tử, và một tỷ lệ nhỏ (14,8%) sử dụng vài lan trong tuần, 20.0%

sử dụng mỗi tuần một lần Sinh viên sử dụng các nguồn thông tin điện tử chínhchiếm 43%, tiếp theo là Aleph chiếm 17.7% và cơ sở dit liệu CD-ROM chiếm 14%;

chỉ có 5,9% người được hỏi sử dụng tất cả các nguôn thông tin điện tử với nhau.

Qua kiêm nghiệm T-Test, với trị SỐ tra = 2s = 2,8, p < 0,05 Kết qua nghiên cứu

giúp nhận định là có sự khác biệt về mức độ sử dụng giữa sinh viên có nhận thức

cao và thấp vẻ nguồn tài nguyên điện tử Nghiên cứu còn khuyến nghị Bộ Giáo dục

Israel, các trường học vẻ thư viện và khoa học thông tin (LIS) các cơ quan quản lý trường đại hoc, và các thủ thu thư viện trường can có sự hop tác dé tích hợp hơn

nữa việc sử dụng nguồn tai nguyên điện tử tại các trường cao đăng Israel và cho

phép Israel trở thành một xã hội thông tin tiên tiến [27].

Năm 2003 tác giả A Correia đã xuất bản quyền sách “Policies and Strategies

for the Development of Electronic Information Sources and Digital Libraries” Tá

7

Trang 18

phẩm này được tác giả lần lượt khái quát các chính sách và chiến lược phát triển nguồn thông tin điện tử và thư viện số Quyền sách này đã góp phan hoàn thiện

thêm về mặt lý luận nguồn thông tin điện tử và thư viện số, cũng như đóng góp về

ứng dụng thực tiễn [29].

A A Oduwole, C B Akpati (2003) đã tiến hành một cuộc khảo sát khả

năng tiếp cận và truy xuất thông tin điện tử trong Thư viện Đại học Nông nghiệp

Nigeria Một bảng câu hỏi gồm ba phần đã được trao cho 1000 người trong số tước

tính 5030 người sử dụng thông tin điện tử trong thư viện đại học và thu về được 789

phiếu trả lời có thé sử dụng Nghiên cứu cho thay SV năm năm cuối sử dụng chủyếu thư mục thư viện tự động (OPAC), HVSĐH và các nhân viên học thuật thường

xuyên sử đụng các công cụ cơ sở đữ liệu thư mục như “TEEAL” và “CAB” Dé tài

cho thay phan lớn người dùng hài lòng với thông tin thu được và họ xác nhận cácdich vụ thông tin điện tử dé sử dụng Những khó khăn chính trong tiếp cận thông tin

và truy xuất các dịch vụ thư viện điện tử là cơ sở hạ tầng [40].

Cũng trong năm 2003, tac gia C Tenopir đến từ Trường Khoa học Thông tin

tai Dai hoc Tennessee, Knoxville đã có bai viết tông quan và phân tích các nghiêncứu gần đây về sử dụng và người sử dụng nguồn tài nguyên thư viện điện tử Bài

viết đã khái quát trong vai năm gan đây, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào cách

mọi người sử dụng tải nguyên điện tử hoặc cảm nhận của người dùng vé tài nguyên

điện tử và in trong thư viện Các ấn phẩm từ 1995 đến 2003 tập trung nghiên cứu việc sử dụng tài nguyên thư viện điện tử Tác giả đã điểm qua các nghiên cứu sử dụng nguồn tài nguyên thư viện điện tử và phân chia chúng thành hai cấp nghiên

cứu Không những vậy, giáo sư C Tenopir còn phân tích những phương pháp

nghiên cứu về sử dụng nguồn tải nguyên thư viện điện tử bao gồm quan sát, khảo sát, phỏng vấn, thử nghiệm và phân tích nhật ký giao dịch Công trình này được

xem là “bức tranh toàn cảnh” tông hợp vẻ những nghiên cứu gần đây về sử dụng

nguồn tai nguyên thư viện điện tử một cách khá chi tiết và rõ rang [45].

Manda (2005) đã nghiên cứu việc giảng viên tai Tanzania sử dụng các tài

nguyên điện tử Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc mức độ giảng viên sử dụng

các tài nguyên điện tử ở mức thấp Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng trên do

Trang 19

việc đào tạo người dùng chưa day đủ, kết nói thấp, truy cập vào PCS hạn chẻ, kỹ năng tìm kiếm kém [36].

Nghiên cứu của Nina Shrestha (2008) về việc sử dụng nguồn lực thư viện

một cách hiệu qua của SV Nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức và thói quen tìm kiếm

nguồn lực thư viện và các dich vụ của SV Đại hoc, sự ảnh hưởng của mạng internetđến thói quen tìm kiểm thông tin của SV Nghiên cứu đã tìm hiểu thói quen tìmkiểm thông tin của SV ba trường Đại học, Cao đăng, bao gồm: trường Cao đăng

Thapathali, trường cao đăng khoa học máy tính quốc gia và Đại học Kathmandu.

Nghiên cứu cũng cho thấy: Thư viện sách, tap chí điện tử va internet là NTT được

sử dụng phổ biến nhất trong quá trình làm việc và nghiên cứu của SV Đồng thời,các hướng dẫn trong việc sử dụng tài nguyên thư viện và các địch vụ là cần thiết đểgiúp SV đáp ứng một số yêu cầu thông tin

Sau đó có thể kể đến nghiên cứu của Gruzia Erdamar và Husna Dermirel về

“Những thói quen sử dụng thư viện của SV sư phạm” Xuất phát từ những nghiên cứu trước đó cho thay SV sư phạm không có thai độ tích cực nhiều cho việc đọc và

sử dụng thư viện Nhăm xác định những thói quen của các SV của trường Dai học Gazi khoa giáo dục dạy nghề (GUVEF) Nghiên cứu đã khảo sát trên khách thé là

SV năm đầu tiên và năm thứ tư của GUVEE Với mục đích xác định những thói

quen sử dụng thư viện của các SV, một thang *likert" được phát triển bởi các nhà điều tra Bảng câu hỏi bao gồm hai phần Đặc điểm nhân khẩu học có trong phần

đầu tiên, và câu hỏi nhằm vào các thói quen sử dụng thư viện trong phân thứ hai

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phỏng vẫn các bạn về việc sử dụng thư viện Cách giải

thích được thực hiện theo các kết quả thu được, và khuyến nghị đã được đưa ra cho

sự phát triển những thói quen của SV sư phạm [33].

Nhóm tác giả V O Ekwelem, V N Okafor, & S C Ukwuoma (2009) đã

nghiên cứu về sử dụng các nguôn thông tin điện tử (Electronic Information Sources)

của sinh viên trường Đại học Nigeria, Nsukka Trong nghiên cứu này nhóm tác giả

đã tiền hành điều tra bang bang hỏi và khảo sát 600 SV của trưởng Đề tài này nhằmkiểm tra mức độ và mô hình sử dụng các nguồn thông tin điện tử (EIS) của SV Kếtquả từ nghiên cứu cho biết có 52,3% người dùng đồng ý rằng họ đã tiếp cận với EIS

và 92.5% xác nhận Internet là nguồn thông tin điện tử họ ưu tiên nhất Các rào cản

9

Trang 20

chính đối với việc sử dụng hiệu quả EIS của SV bao gồm tài chính, kỹ năng sử dụng của người dùng và nguồn cung cấp còn hạn chế Nghiên cứu còn khuyến nghị

can có giải pháp đảo tạo người sử dụng và nâng cấp cơ sở hạ tang phù hợp với thựctiễn giáo dục trong trường đại học dé tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với EIS

[32].

Công trình nghiên cứu của Henry Lisa (2010) cùng nhóm cộng sự về

“Improving Student Success: Researching How Students Use Electronic Library Resources” Nghiên cứu được thư viện UNT hợp tác với Bộ Nhân chung học tại

UNT đề tiến hành nghiên cứu dân tộc học về cách sinh viên UNT sử dụng các dịch

vụ thư viện điện tử như thế nào dựa trên 10 quan sát, 20 cuộc phỏng van và 5 nhóm

tập trung Nghiên cứu cho thấy SV chủ yếu tra cứu thông tin điện tử trực tuyến từ

máy tính xách tay, desktop, kindle, ipad và những điểm truy cập thường ưu tiên là

tại nhà, các phòng học truy cập chung và cuối cùng mới đến thư viện Nguôn tài liệu điện tử SV tiếp cận cao nhất là tạp chí điện tử (85%), kế đến là sách điện tử/văn

bản đầy đủ, đề tài luận án/vay mượn liên thư viện và cuỗi cùng là cơ sở dữ liệu

(30%) Dựa trên thói quen của người dùng tin, dé tải con đề xuất các biện pháp cải

thiện trải nghiệm người dùng như thiết kế công cụ tìm kiếm tích hợp, đơn giản hóa

trang web, cai thiện việc hướng dẫn sử dụng thư viện, hướng dẫn bằng video nhanh

và thú vi, cải thiện truyền thông, làm nồi bật cán bộ thư viện [35].

Năm 2012, Mohammad Reza Davarpanah và Nayereh Dadkhah đã nghiên

cứu vé sử dụng và chi phí tải nguyên điện tử trong Thư viện Trung tâm của Đại học Ferdowsi (Iran) dựa trên số liệu điện tử Nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng dữ

liệu Ebsco, Elsevier, Proquest, Emerald, Oxford và Springer và các dit liệu sử dụng

địa phương rất khác nhau Trong số đó, dữ liệu Elsevier có mức độ sử dụng cao

nhất trong tìm kiếm và tải xuống Thống kê cho thấy chỉ có một số lượng nhỏ các

tạp chi được sử dụng Các tạp chí điện tử ít được sử dụng thường xuyên và thậm chi không bao giờ được sử dụng Người dùng thích định dang PDF thay vì HTML [30].

K A Owolabi và B A Ajiboye (2012) đã nghiên cửu sử dụng các nguồn

thông tin điện tử (EIS) của các giảng viên ở các trường đại học Nigeria Nghiên cứu

được thực hiện trên lượng mẫu 1400 giảng viên đến từ 4 trường DH cua Nigeria.Kết quả nghiên cứu cho thấy có 81.15% giảng viên thừa nhận rằng họ luôn sử dung

10

Trang 21

EIS tại DH Ibadan, 74.34% giảng viên tại DH Obafemi Awolowo, 68.39% giảng

viên tai DH Olabisi Onabanjo va 77.47% giảng viên trường DH Agriculture Dé tài

còn cho thấy, mục đích sử dung các nguồn thông tin điện tử của GV dé phục vụ cho

nghiên cứu, giảng day và học tập va EIS được sử đụng phô biến nhất là Internet, kếđến là OPAC CD-ROM và cuối cùng là cơ sở dữ liệu Có 4 địa điểm mà giảng viên

thường truy cập EIS đó là các văn phòng, thư viện, tại nhà và cuối cùng từ quán cà

phê có internet Dé tài cũng chi ra 4 nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dung EIS

của GV cũng như đưa ra 5 khuyến nghị nhằm nâng cao việc sử dung EIS của GV:

Các trường DH cần có sự quan lý của dé cung cấp day đủ các nguôn EIS trong nhàtrường, đặc biệt là ở các khoa và các văn phòng của nhân viên: chính phủ can cảithiện nguồn tài chính trong các trường DH để giúp các GV có thé tiếp cận được cácthông tin mới nhất về các nguồn thông tin điện tử: cần cải thiện việc cung cấp điện

trong nước để đảm bảo hoạt động cung cấp EIS; các giảng viên cần được trang bi

các thiết bị máy tính kết nỗi internet trong văn phòng va lớp học: các trường DH

can cải thiện bang thông [43].

Trước làn sóng nghiên cứu về thư viện điện tử khá sôi nồi tác giả T H

Naqvi (2012) cũng đã tiến hành nghiên cứu sử dụng cơ sở dir liệu điện tử của

HVSDH và các nhà nghiên cứu tại thư viện của GBPUAT, Án Độ Mục đích chính

của nghiên cứu là xác định mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử của HVSĐH và

các nhà nghiên cứu; tìm ra mức độ sử đụng của họ, mức độ hài lòng vẻ van đề và sự

hướng dẫn/giúp đỡ trong việc truy cập cơ sở dit liệu điện tử Dé tải đã khao sát ngẫu

nhiên 250 HVSĐH và các học giả nghiền cứu của GBPUAT và thu về được 143

phiếu đã được trả lời Cuối cùng, nhà nghiên cứu đã sử dụng 137 phiếu đẻ phân tích

kỹ thuật thong kê dé rút ra kết quả Nghiên cứu cho thấy các cơ sở dữ liệu điện tử

như AGRIS, AGRICOLA, CAB, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên được sử

dụng rộng rãi trong số các học viên sau đại học và các nhà nghiên cứu Đa số

HVSDH và các học giả nghiên cứu đều được đào tạo và hướng dẫn cá nhân trong

việc truy cap cơ sở dir liệu va hầu hết các học giả nghiên cứu đều hài lòng với các

cơ sở đữ liệu sẵn có tại thư viện của GBPUAT Nghiên cứu cũng đã xác định tam

quan trọng của cơ sở dit liệu điện tử và vai trò của chương trình giáo dục người sử

dụng nhằm tăng cường việc sử dụng các cơ sở dữ liệu sẵn có tại thư viện của

ll

Trang 22

GBPUAT [38] Rõ ràng công trình nghiên cứu này hoàn toàn không mới với những

gi mà các tác gia trước nghiên cửu về việc sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử tại thư

viện Tuy nhiên, đây có thể xem là một trong những đề tài đầu tiên hướng đến nhóm

khách thể HVSDH và các nhà nghiên cứu.

Nhóm tác giả Kathryn Zickuhr, Lee Rainie, Kristen Purcell (2013) thực hiện

nghiên cứu về những thói quen và sở thích khi nói đến đọc sách thư viện, và công

nghệ của những người trẻ tuổi sống tại Mỹ ở lứa tuôi từ 16 đến 29 Kết quả nghiên

cứu cho thay hau như tat cả người Mỹ dưới 30 tuôi đang trực tuyến, và họ có nhiều

khả năng dé sử dụng máy tinh và internet kết nối thư viện Tuy nhiên, ba phân tư(75%) của tuôi trẻ Mỹ nói rằng họ đã đọc tại thư viện ít nhất một cuốn sách được In

ra trong năm qua, so với 64% của người lớn tuôi từ 30 tuổi trở lên Kết quả nghiêncứu còn cho thay, việc sử dụng théng tin tại thư viện của những người trẻ tuôi ở Mỹ

phản ánh một sự pha trộn của các dịch vụ truyền thống và công nghệ Điều này có nghĩa là việc sử dụng thông tin tại thư viện của những người trẻ tuôi ở Mỹ có sự kết hợp giữa nguon thông tin truyền thống với nguồn thông tin điện tử [46].

Nhóm tác giả Onuoha, Uloma Doris; Unegbu, Enyeribe Vincent và Umahi,

Felicia (2013) có nghiên cứu vẻ thói quen đọc sách và sử dụng thư viện của SV

khoa Quản lý nguồn lực thông tin (IRM), Dai học Babcock, Nigeria Nghiên cứuđược thực hiện trên 184 SV năm thứ 2 và thứ 3, kết quả cho thấy đa số SV tìm kiếm

các tài liệu đọc tại kệ sách chiếm 82.6%; 69,6% SV tham khảo ý kiến nhân viên thư viện và 69,6% SV sử dụng cơ sở dit liệu trực tuyến; địch vụ thư viện được sử dụng

ít nhất là sách điện tử chiếm tỷ lệ 39.1 % Với kết quả nghiên cứu có được nhóm

tác gia đã đưa ra 03 kiến nghị cơ bản: (1) SV IRM nên sử dụng thông tin thường

xuyên hơn tại thư viện trường Đại học dé có được những kinh nghiệm thực tế giá trị; (2) tăng cường việc sử đụng sách điện tử đặc biệt là thông qua internet dé SV có

cơ hội đọc những cuốn sách có thé không có sẵn trong các cửa hang sách hoặc thư

viện các trường Dai học; (3) Từ thực tế dang thông tin được sử dụng nhiều nhất tại

thư viện là tài liệu doc, do vậy thư viện nên cung cấp thêm các tài liệu đọc đề thuhút SV đến thư viện [41] Qua dé tài này thấy được rằng thói quen sử dụng sáchđiện tử của sinh viên thé hiện sự hạn chế hơn so với sử dụng các dịch vụ khác trong

thư viện.

12

Trang 23

Gan đây, tác giả Itunu A Bamidele thuộc thư viện Laz Otti Memorial, Đại học Babcock đã nghiên cứu vé thói quen sử dụng thư viện của học sinh cấp hai

bang Ogun, Nigeria Nghiên cứu được thực hiện trên tổng số 968 khách thé và kếtluận rằng thói quen sử dụng thư viện công cộng của học sinh cấp hai ở bang Ogun,Nigeria đạt ở mức thấp (DTB = 2,55), thói quen nảy được biéu hiện cụ thé thông

qua các hành vi sử dụng thư viện của học sinh, cụ thé chỉ có 18,8% học sinh đến

thư viện hàng ngay (ĐTB = 2,57, tương ứng với mức thấp) và có đến 30.2% học

sinh chỉ đến thư viện khi có nhiệm vụ học tập (PTB = 2,01, tương ứng với mức

thấp); 25,3% học sinh đến thư viện dé đọc báo (DTB = 2.21, tương ứng với mức

thấp) Các hành động khác như tham khảo ý kiến các nhân viên thư viện trong khitìm kiếm tài liệu; hỏi các cán bộ thư viện dé được giúp đỡ khi cần thiết; tận dụngmục lục thư viện khi tìm kiếm các tài liệu đọc đều được thực hiện ở mức trung bình

với tỷ lệ phan trăm dao động từ 15,83% đến 18,3% Thực trạng này có thé được lý

giải do thực tế học sinh không được khuyến khích giới thiệu đến các thư viện

trường học Kết quả nghiên cứu cho thay, đa số học sinh cho rằng không ai khuyến

khích họ sử dụng thư viện chiếm tý lệ 58,3% ; số khác được khuyến khích bởi bạn

bè (15,1%), giáo viên (17.8%), nhân viên thư viện (4%), hiệu trưởng các trường

(3,6%), cha mẹ (0,6%) và trong quá trình định hướng chương trình (0,6%) Thực tế

là nếu học sinh không được khuyến khích sử dụng thư viện trường học sẽ là một bất

lợi và ảnh hưởng lớn đến thói quen sử dung thư viện của học sinh [34].

Tác giả Montenegro và các cộng sự trong nghiên cứu của mình về “Library

resources and student's learning outcomes: Do all the resources have the same

impact on learning?” da phan tich mỗi quan hệ giữa việc sử dụng các tài nguyên

điện tử thông qua thư viện với kết quả học tập của sinh viên một trường đại học ở

Chilê trong hai học kỳ liên tục Kết quả cho thấy rằng việc sinh viên tiếp cận cácnguồn tai nguyên điện tir có tác động lớn hơn đến kết quả học tập và mức độ sử

dụng nguôn tài nguyên tại thư viện của sinh viên chủ yêu do yêu cầu của khóa học

hơn là sở thích cá nhân [37].

M J Deans và C F Durrant (2016) đã nghiên cứu về nhận thức và mức độ

sử dụng cơ sở đữ liệu trực tuyến và danh mục truy cập trực tuyến của sinh viên năm

hes + ` a a L ` A , : >

cuôi ở các trường cao dang cộng đông tai Jamaican Ket quả nghiên cứu chi ra rang

13

Trang 24

sinh viên ngày càng sử dụng các công cụ tiềm kiếm internet hon là các cơ sở dữ liệu

trực tuyến Kết quả cũng chi ra rằng các nguồn tải nguyên thư viện điện tử OPAC

đang được các sinh viên sử dụng nhiều Những chỉ báo từ nghiên cứu này được xem

là cơ sở quan trọng dé các nhà quản lý, nhân viên thư viện và các bên liên quan lập

kế hoạch chiến lược và đầu tư liên quan đến tài nguyên điện tử và là cơ sở dé đề

xuất các biện pháp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng các nguồn nguồn tài

nguyên điện tử trong thư viện [31].

Cũng trong năm 2016, nhóm tác giả S U Omeluzor, A A Akibu, O A.

Akinwove đã tiến hành cuộc điều tra nghiên cứu sự hiệu biết, sử dụng và thách thứccủa sinh viên về các nguồn thông tin điện tử tại Đại học Tài nguyên Dầu mỏ Liên

bang Effurun, Nigeria Mẫu nghiên cứu là 249 sinh viên ở các Khoa Kỹ thuật Các

dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả suy diễn, và

phân tích hỏi quy dé phân tích kết quả của giả thuyết Kết quả từ nghiên cứu này

cho thay cac nguồn thông tin điện tử được sử dụng ở các mức độ khác nhau, với tạp

chí điện tử, cơ sở dữ liệu điện tử, OPAC và kho lưu trữ được sinh viên sử dụng ở

mức cao Phân tích kiểm định thong kê về nhận thức của người dùng với mức độ sử

dụng nguồn thông tin điện tử tại thư viện cho biết trị số B = 0.214, p <0.05 Điều

này giúp kết luận là nhận thức của người dùng ảnh hưởng đến việc sử dụng cácnguồn thông tin điện tử trong thư viện Đề tai đã chỉ ra sự thiểu nhận thức, thiếu dao

tạo, kết nối Internet không đáng tin cậy, thiếu tài nguyên điện tử trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau là những thách thức cản trở việc sử dụng các nguồn lực điện

tử trong sinh viên [39].

Thông qua việc điểm luận một số công trình nghiên cứu có liên quan đếnhướng nghiên cứu của dé tài, chúng ta dé nhận thấy việc nghiên cứu vẻ thói quendùng tin ở nước ngoài đã đã nhận được sự quan tâm một cách đặc biệt từ nhiềuquốc gia và trong nhiều nghiên cửu khác nhau Rõ ràng, nghiên cứu của các tác gia

và mang lại những giá trị về lý luận, ứng dụng thực tiễn cao Song những công trình

nghiên cứu về thói quen sử dụng thông tin điện tử tại thư viện trên nhóm khách thêHVSDH vẫn còn "mỏng" Có thé nói đây là mau chốt dé nhìn nhận, đánh giá, lýgiải cho nhiều van đẻ liên quan đến chất lượng giáo dục đại học trên bình diện khái

quát.

14

Trang 25

1.1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước

Gần với hướng nghiên cứu về thói quen sử dụng tài liệu tại thư viện có thé kẻ

đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Hanh (2005) khi “Tim hiểu hành vicủa bạn đọc tại thư viện Quốc gia Việt Nam ” Công trình nghiên cứu đã cho biết

“hành vi của bạn đọc là phan xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình khai

thác, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tài liệu” Tác giả đã nghiên cứu những hành vi tích cực và tiêu cực của bạn đọc, công tác hỗ trợ bạn đọc của thư viện Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những hạn chế trong hoạt động của thư viện làm hình thành những

hành vi không tốt của bạn đọc từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hình thành và

phát triển hành vi tích cực của bạn đọc [12].

Nhận thức vẻ tính tất yếu phát triển thư viện truyền thống thành thư việnđiện tử dé đáp ứng nhu cầu người dùng tin và giúp họ có thói quen sử dụng thư việnđiện tử Năm 2005, tác giả Nguyễn Tiên Đức - Trung tâm Thông tin KHCN Quốcgia, trong bài viết của mình về “Xây dựng thư viện điện tử và vẫn đề số hoá tài liệu

ở Việt Nam” đã nhắn mạnh dé xây dựng được một TVĐT theo đúng nghĩa, phát

huy được thế mạnh “thông tin đặc thù” của minh, cơ quan chủ quản can có một sốquan điểm thông nhất, có cách tiếp cận đúng và lựa chọn những bước đi thích hợp.Trong bài báo tác giả cho rằng để xây dựng TVDT, cần quan tâm nhiều van dé mà

nôi bật là 4 khía cạnh chủ yếu: Cấu trúc của TVĐT; Hạ tầng cơ sở kỹ thuật; Kho tư

liệu số hoá; Các van dé bảo quản, khai thác và bản quyên Trong xây dựng và phat

triển TVĐT, việc tạo lập kho tư liệu số hoá là nhiệm vụ hàng đầu Giải quyết nhiệm

vụ này doi hỏi cơ quan chủ quản (cơ quan thông tin, thư viện) phải có chương trình

thu thập, số hoá tài liệu và tạo lập các CSDL một cách day đủ, kịp thời, đặc biệt là

các CSDL toàn văn với các tài liệu có giá trị lâu dài thuộc phạm vi bao quát của cơ

quan [8].

Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thi Ai, Tran Thị Mai, Tran Thị Bích

Phương, Mai Thị Thanh Sương và Phan Thị Tỉnh về “Thực trạng sử dụng thư viện

của SV trường Dat học Khoa học Xã hội và Nhân van” Kết quả nghiên cứu cho

thấy, SV sử dụng thông tin tại thư viện với những loại tài liệu khác nhau, trong đó:Giáo trình là tài liệu được sử dụng phé biến nhất, chiếm 36,5%; tiếp đến là luậnvăn, luận án, báo cáo khoa học chiếm 17.6%; tài liệu từ điền chiếm 6,8%; cùng

15

Trang 26

chiếm ty lệ 10,8% là tài liệu báo, tạp chí và tài liệu điện tử; các loại sách văn học,

kỹ năng sông, giải tri cũng chiếm 17,6% Nghiên cứu về thời gian SV đến thư viện

cho thay, đa số SV đến thư viện một cách tuỳ hứng không cô định với 54.8% SVrảnh lúc nao vào thư viện lúc đó, tỷ lệ SV đến thư viện vào buổi sáng nhiều hơnbuồi chiều Về mục đích, SV đến thư viện với mục đích chủ yếu là mượn và đọcsách chiếm 34,9% Bên cạnh đó còn có các mục đích khác như học nhóm chiếm23,6%, nghi ngơi chiếm 20,8%, truy cập internet chiếm 19,8% và ý kiến khác chiếm

0,9% Từ kết quả thực trạng trên, nhóm tác giả đã có những dé xuất nhằm khuyến

khích và nâng cao ý thức sử dụng thư viện của SV Dac biệt là ở góc độ thư viện, đềtài nhân mạnh (1) Cần xây dựng môi trường đọc sách thân thiện; Thư viện phải luôn

sạch sẽ thoáng mát, kho tài liệu luôn được sắp xếp ngăn nắp; Tạo điều kiện cho SV

sử dụng tài liệu và các dịch vụ một cách thoải mái mà không bị gò bó bởi các thủ

tục đăng ký rườm rà làm mat thời gian; (2) Phối hợp bé sung, cập nhật nguồn lựcthông tin tư liệu, nhất là nguồn tài liệu điện tử, trao đôi cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở

dữ liệu toàn văn, cơ sở đữ liệu chuyên ngành (3) Ứng dụng CNTT trong các thư

viện mang lại kết quả tôi ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phan nâng cao hiệu quả phục vu của người dùng tin trong các thư viện nhả trường hiện nay góp phan thu hat SV dén thu vién [1].

Nghiên cứu về “Phát triển sản phẩm va dich vụ thông tin -thie Viện tại

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội” của tác giả Thạch Lương Giang cho thấy

94% người dùng tin là sinh viên; 6% là cán bộ và giảng viên Có đến 89% người

ding tin với mục dich học tập, các mục đích nghiên cứu khoa học, mục đích tự nâng

cao trình độ lần lượt chiếm 33,6% và 29%, bên cạnh đó mục đích giải trí chiếm

13%, mục đích giảng dạy chiếm 5.2% Loại hình tài liệu được người dùng tin

thường xuyên sử dụng đó là sách khi chiếm 62% lựa chọn, 44% lựa chọn các loại

hình báo tạp chi, giáo trình và tài liệu tham khảo, 30% lựa chọn luận án luận văn va

lựa chọn sử dụng tài liệu điện tử chỉ chiếm 14% [11].

Tác gia Trần Thị Huệ với công trình “Nghiên cứu nhu cẩu tin của ngườiding tin tại Thục viện trường Cao đăng Kỹ thuật Cao Thắng ” khảo sát các nhóm đốitượng gém cán bộ quản lý, giáo viên và cắn bộ nghiên cứu, nhóm học sinh - sinh

viên Đã chi ra răng nhóm cán bộ quan lý quan tam đên bao, tạp chí nhóm giáo viên

l6

Trang 27

và cán bộ nghiên cứu sử dụng sách là nhiều nhất, đặc biệt là sách giáo trình và sách

tham khảo, ca hai nhóm đối tượng nảy đều sử dụng tài liệu in truyền thống là chủyếu vì có độ tìn cậy cao Nhóm học sinh - sinh viên quan tâm đến sách giáo trình,ngoài dang tài liệu in, họ con dành nhiều sự quan tâm đến các đạng tài liệu trựctuyến và CD-ROM [15]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, về “Nhu cau thông tin của

SV Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội” tiễn hành khảo sat người dùng

tin - SV tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội Kết quả chothay, SV ngoài việc sử dung thư viện nhằm mục đích học tập, NCKH và nâng cao

kiến thức, họ còn có nhu cầu giải trí sau những giờ học tập căng thăng Phần lớn họ

có nhu cầu tìm tài liệu theo chuyên ngành học tập của mình Sinh viên sử dụng tất

cả các loại hình tài liệu của thư viện và sách vẫn giữ ưu thé với 83% nhu cầu lựachọn, báo và tạp chí đứng vị trí thứ 2 với 52% Qua đó, cho thấy rằng sách, báo vàtạp chí vẫn là nguôn tin đáng tin cậy Chỉ 35% có nhu cầu sử dụng internet và các

loại hình tài liệu khác chỉ chiếm trên dưới 10%, chỉ 3% sinh viên có nhu cầu sử

dụng cơ sở đữ liệu trực tuyến, 2% CD-ROM [5].

Trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ tại thư viện, Trường ĐH Kiem sát

Hà Nội đã thực hiện đề tài “Xây dung và chia sé nguon tài nguyên số Trường Đạihọc Kiểm sát Hà Nội phục vụ công tác quan lý, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu

khoa học " Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ một số van dé về mặt lý luận như khái niệm, mục tiêu, vai trò của tài nguyên sé cũng như thực tiền xây dựng và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội theo đúng

các quy định hiện hành Thông qua những phân tích đó, đề tài đưa ra quan điểm vềviệc sự cần thiết xây dựng và chia sẻ nguồn tài nguyên số, một số nội dung cơ bản

của việc xây dựng và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trường DH Kiểm sát Hà Nội,

bên cạnh đó cũng đưa ra một số kiến nghị định hướng hoàn thiện về việc xây dựng

và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trường DH Kiểm sát Hà Nội.

Trong bài viết “Khai thác hiệu: qua nguồn tài liệu điện từ phục vụ nghiên

cứu khoa học trong các thư viện dai hoc” tác gia Bùi Vũ Bao Khuyén đã trình bày

khái quát về nguồn tài liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học và nhân mạnh đến

vai trò của nguồn tài liệu điện tử đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các

17

Trang 28

thư viện đại học Bên cạnh đó, tác giả còn dé cập đến những yếu tổ tác động đến khai thác tài liệu điện tử cũng như một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tài

liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa [17].

Tác giá Ninh Thị Kim Duyên (2016) nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đẻ tài:

“Nghiên cứu hành vi sử dụng nguồn tài nguyên điện tử của người dùng tin tại Thư viện Trung tâm PHOG-HCM ” Kết quả nghiên cứu cho thay người dùng tin của thư

viện trung tâm có như cầu sử dụng tài liệu điện tử khá cao Tuy nhiên, mức độ sử

dụng tài liệu điện tử của người dùng tin vẫn còn thấp và minh chứng là các nguồn tài nguyên điện tử vẫn chưa được người dùng tin quan tâm và khai thác hiệu quả.

Nghiên cứu còn cho thấy, người dùng tin còn gặp nhiều khó khăn về việc bị giớihạn phạm vi truy cập tài liệu toàn văn và không biết thư viện có các cơ sở đữ liệu.Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm tác động vào hành vi sửdụng nguồn tài nguyên điện tử của người ding tin [7]

Nguyễn Thị Thùy Linh (2016) - Trung tâm Thông tin Khoa học công nghệ

và Tin học Vĩnh Phúc - Sở Khoa học và Công nghệ, đã tiến hành đề tài nghiên cứu

cap tỉnh về “xay dựng thư viện điện tử khoa học và công nghệ tinh Vĩnh Phúc” Vớicách tiếp cận hệ thong và vận dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp, dé tài đã

có những đóng góp nhất định: (1) Luận giải, làm rõ các van dé về thư viện, TVĐT,

mô hình tổ chức TVĐT, vai trò và những nhân tổ tác động đến xây dựng TVĐT

Đây là cơ sở lý thuyết cho định hướng xây dựng TVĐT của ngành KH&CN Vĩnh Phúc: (2) Tông hợp, đánh gia, phân tích hiện trang ứng dụng CNTT của cán bộ Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học Vĩnh Phúc; hạ tang cơ sở kỹ thuật và phan

mềm, đội ngũ can bộ, nguôn tài liệu Đây là cơ sở thực tiễn cho định hướng và

những giải pháp xây dựng TVĐT của ngành KH&CN Vĩnh Phúc; (3) Phân tích lựa

chọn công nghệ, phan mềm đẻ xây dựng TVDT ngành KH&CN tinh Vinh Phúc Dé

tài đã lựa chọn công nghệ mã nguồn mở PHP 5.0, và hệ điều hành máy chủ Linux

dé xây dựng Thư viện điện tử khoa học và công nghệ; (4) Thư viện điện tử KH&CN

tính Vĩnh Phúc được xây dựng với các module, tương đương với các lĩnh vực

KH&CN, bao gồm: Khoa học tự nhiên; Khoa học kỹ thuật - công nghệ: Khoa học y

được; Khoa học nông nghiệp; Khoa học xã hội - nhân văn Ngoài ra, thư viện còn

có thêm một số module Tài liệu Khoa học và công nghệ Tiếng Anh, Tóm tắt luận án

18

Trang 29

Tiến sỹ và kết nỗi với đanh mục sáng kiến và kết quả dé tài nghiên cứu với tong số tài liệu cập nhật là gần 7.000 thông tin Ngoài ra, đề tài còn đưa ra 2 khuyến nghị:

(1) Sở KH&CN tiếp tục cấp kinh phí đê Trung tâm thực biện nhiệm vụ cập nhật

thông tin lên trang Thư viện điện tử hang năm; (2) mỗi cán bộ của Trung tâm thông

tin KHCN và Tin học cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên mồn

nghiệp vụ dé trang hoạt động thông suốt, mỗi thông tin là một tài liệu quý cho bạn

đọc [20].

Đặc biệt phải kê đến nghiên cứu thói quen sử dụng thông tin trong thư viện

của sinh viên trường ĐHSP TP.HCM của nhóm tác giả Lê Quỳnh Chi, Dang Hoàng

An, Lê Văn Hiếu vào năm 2016 Nghiên cứu đã dé cập thực trạng thói quen sử dụng

thông tin trong thư viện của sinh viên Trường DHSP TP.HCM Kết quả nghiên cứu

cho thấy sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM “thỉnh thoảng” mới sử dụng thông tin

trong thư viện với mục đích chính là học tập; sử dụng thông tin trong suốt quá trình học với tần số hàng tuần; thông tin dang in và ngôn ngữ tiếng Việt; tìm kiếm bằng tất cả các hình thức và thường xem lướt qua những ý chính nội dung thông tin

trọng tâm phù hợp với mục đích sử dụng của mình và photo hay in ra dé về nhà xem

cho đỡ mat thời gian Dé tài còn chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn

khách quan ảnh hưởng đến thực trạng thói quen sử dụng thông tin của SV tại thư

viện, trong đó yếu tô có ảnh hưởng nhiêu nhất là “Mục tiêu học tập cá nhân”: yếu tố

có ảnh hưởng ít nhất là "Hình thức phục vụ” của thư viện Bên cạnh đó, các yếu tổ thuộc về thư viện nhà trường cũng có những anh hưởng quan trọng đến thói quen sử

dung thông tin tai thư viện của SV trường DHSP TP.HCM Trên cơ sở thực trạng,

đề tài đã đề xuất một số biện pháp tác động đến thói quen sử dụng thông tin của SV

tại Thư viện trường ĐHSP TP.HCM [2].

Nhận thấy được sự phát triển của KH&CN và tầm quan trọng thư viện điện

tử, gan đây nhất vào tháng 11/2017, tại Thành phố Quy Nhơn, Liên Chi hội Thư

viện Đại học Khu vực phía Bắc (NALA) đã phối hợp với Đại học Quang Trung tô

chức hội thảo với chủ đề “ ‘ay dựng học liệu mở nội sinh ding chung trong các thirviện đại học Việt Nam ” Hội thao có sự góp mặt của hơn 50 đại biểu đến từ thư viện

các trường đại học trong cả nước cùng lãnh đạo Hội Thư viện Việt Nam, thư viện

quốc gia, thư viện tỉnh thành và một số doanh nghiệp cung cấp giải pháp CNTT

19

Trang 30

trong lĩnh vực thư viện Tại hội thảo, Trung tâm Thông tin thư viện, ĐHQG Hà Nội

(LIC) đã giới thiệu công tìm kiểm tích hợp kho tài nguyên số nội sinh của thư viện

4 trường đại học Việt Nam và Singapore, từ đó đưa ra mô hình kết nối với cáctrường khác trong tương lai Hiện tai LIC đã xây dựng được một kho tài liệu số gồm50.000 tài liệu có giá trị khoa học cao, bao trùm tất cả các lĩnh vực đảo tạo và

nghiên cứu tại ĐHQG Hà Nội Đề giúp SV và cán bộ của ĐHQG Hà Nội khai thác

hiệu quả kho tài nguyên số này, LIC đang triên khai sử dụng phần mềm Thư viện số

Libol Digital với giải pháp phan mềm Bookworm Đây là ứng dụng mượn và đọc

sách điện tử đành cho ban đọc thư viện, có thé cài đặt trên mọi thiết bị khác nhau

như máy tính, tablet và điện thoại thông minh, giúp độc giả truy cập và khai thác

kho tài nguyên nội sinh của trường một cách thuận tiện mọi lúc mọi nơi.

Nhìn chung vấn đề nghiên cứu về thói quen sử dụng nguồn tài nguyên tại

thư viện đã được quan tâm bước đầu Tuy nhiên, chưa có đẻ tài nào nghiên cứu

chuyên sâu về van dé thói quen sử dụng thư viện điện tử đặc biệt là nhìn nhận nó

trong mỗi quan hệ với mục tiêu giáo dục đại học ở thực tiễn Rõ ràng tất cả các

nghiên cứu này thường chi tập trung vào việc tìm hiểu thói quen dùng tin trên hệ

thống thư viện truyền thong còn trên hệ thống thư viện điện tử vẫn đang bị bỏ ngỏ,

chưa được khai thác nghiên cứu đúng mức với sự phát triển của công nghệ số hiệnnay Đây là khoảng trong trong mảng nghiên cứu này đề chúng tôi tiến hành thực

hiện nghiên cứu của mình Nghiên cứu của đè tài đã xác lập mang ý nghĩa thực tiễn

và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Thuật ngữ thói quen

Theo từ điện Oxford *Thói quen là một điều mà chúng ta thường xuyên làm

và gân như làm mà không cần suy nghĩ, đặc biệt là rat khó dừng lại một điều gì đó”

(a thing that you do often and almost without thinking, especially something that is

hard to stop doing) [42].

Trong từ dién tiếng Việt do Hoang Phê cho rang “Thói quen là lỗi sống, cáchsong hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen, khó thay đổi" [21] Ở

định nghĩa này, tác giả đã nhân mạnh đến con đường hình thành nên thói quen là sự lap đi lặp lại một hành động nao đó trong khoảng thời gian dai và khó thay đôi là

20

Trang 31

đặc điểm của thói quen, một khi hành động trở nên tự động hóa thì con người sẽ hảnh động mà không cần đến sự tham gia của ý thức.

Tác gia Nguyễn Như Ý trong Dai từ điên Tiếng Việt giải thích thói quen rõ

rang hơn như sau: “Thoi quen là lỗi, cách sống hay hành động do lặp đi lặp lại lâu

ngày thành nếp, rất khó thay đôi” Bắt buộc làm hoài hoặc thành nếp khó thay đỗi

nói lên tính cách lâu dài và không tự chủ khi các thói quen đã hình thành [2Š].

Nha Tâm lý học John F Tristany cho rằng '“ Thói quen la một loạt những

hành ví thâm căn cô dé do học hỏi mà có và được liên tục củng cô bởi các yếu tô

môi trường, cảm xúc và tâm lý Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người làchỉ muốn có niềm vui và tuyệt doi tránh khó khăn, đau khổ"

Theo từ điền Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên thì “Thoi quen là lỗi, cáchsông hay hoạt động do lặp di lặp lại lâu ngày đã trở thành thói quen, khó thay đôi"[6] Là hành động được hình thành bằng cách lặp đi, lặp lại nhiều lần, được đặctrưng bởi mức độ thành thao cao và không can có sự điều khiển, kiểm soát của ý

thức.

Trong tâm lý học quan niệm thói quen “Thói quen là hành động tự động hóa

ôn định trở thành nhu cầu của con người" Ở mỗi chúng ta đều có những thói quen

nhất định, được tạo thành trong quá trình sống của mình: Thói quen tuân thủ chặt

chẽ chế độ lao động và nghỉ ngơi hằng ngày, thói quen don dẹp sạch sẽ nơi lam việc

sau khi thôi làm việc, thói quen niềm nở với mọi người [I]].

Tiếp thu những quan điểm khác nhau về thói quen trong phạm vi nghiên cứu

dé tài theo chúng tôi théi quen là lỗi sông, cách sống hay hoạt động do lặp di lặp

lại lâu, khó thay đổi và liên tục được cúng cỗ bởi các yếu tổ môi trường, cảm xúc

và tam lý Trong định nghĩa chúng tôi chú trọng đến cách thức hình thành, độ lâu

bên của thói quen và những yếu tổ chi phối sự hình thành và tồn tại của thói quen

đó.

1.2.2 Thuật ngữ tài liệu điện tử

Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, chang đã có những

tác động vào mọi mặt của đời sống, con người ngày càng dành nhiều thời gian đề

hoạt động và tương tác với các thiết bị công nghệ, dẫn đến hệ quả tất yeu là đòi hỏi

các thông tin, tài liệu cũng được cập nhật dưới dạng số hóa dé có thé xử lý được

21

Trang 32

bằng các thiết bị điện tử Bởi tính nhanh chóng không bị giới hạn vẻ mặt không gian, thời gian Nguồn tài liệu điện từ không còn quá xa lạ với chúng ta trong thời

kỳ bùng nô của công nghệ thông tin, các dữ liệu dang văn ban, hình ảnh, âm thanh, video sử dụng trên thiết bị điện tử.

Nguồn tài nguyên điện tử được định nghĩa như là những gì được mã hóa và

có thé truy cập sử dụng qua máy tính Nó bao gồm những dữ liệu điện tử có khả

năng truy cập truy cập từ xa và truy cập trực tiếp (Dữ liệu đa phương tiện đã được

chỉnh sửa) Trong những từ trên: Truy cập từ xa (Nguồn TLĐT) ngụ ý chỉ việc sử

dụng nguồn TLĐT qua mạng máy tính (AACR2, an ban 2002; Từ điện thuật ngữ).Truy cập trực tiếp (Nguồn tài nguyên điện tử) ngụ ý việc sử dụng nguồn tài nguyên

điện tử đến những vật mang tin (băng đĩa, máy cát sết, đầu đĩa, ) được thiết kế để

cho vào thiết bị máy tính hoặc thiết bị hỗ trợ [7]

Ekwelem, Okafor và Ukwoma (2007) đã mô tả tài liệu điện tử là các thông

tin có sẵn và có thê được truy cập bằng điện tử thông qua các phương tiện kết nối

máy tính như các danh mục thư viện trực tuyến, internet, các web và thư viện số

[43].

Tài liệu lưu trừ điện tử được nêu trong khoản 1, Điều 13 của Luật Lưu trữ

năm 2011 “Tai liệu điện tử là tài liệu được tạo lập ở dang thông điệp dtr liệu hình

thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tô chức, cá nhân được lựa chon dé lưu trừ hoặc được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác” [3].

Thuật ngữ “số hóa” (Digitization) được sử dụng đề chi quá trình chuyên đôi thông tin trong các đối tượng thực sang dang điện tử Bao gồm các dang tài liệu,

văn bản, tranh vẽ, bản 46, băng hình, băng ghi âm Và kết quả là các đôi tượng

nguồn tin thực được chuyên sang các dang tệp dữ liệu Có thé nói số hóa là phương

thức tạo lập nguồn tài nguyên thông tin điện tử Tài liệu điện tử có thẻ định nghĩa là

tô hợp có tô chức những bộ sưu tập tin kiến thức của các đối tượng sỐ hoặc đã được

số hóa, được lưu trữ theo các công nghệ đặc biệt mà có thể truy cập, chia sẻ, khai

thác theo các giao thức và thủ tục tiêu chuân xác định trong môi trường điện tử [14].

Trong Văn bản hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở Đại học Quốc gia Hà

Nội, có định nghĩa học liệu điện tử là “các tài liệu học tập được số hóa theo một cầu

trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc

22

Trang 33

day và học qua máy tính Dạng thức số hóa có thé là văn ban, slide, bảng dữ liệu,

âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác v.v và cả tài liệu hỗn hợp

gồm các dạng thức nói trên” [16]

Theo tiêu chuẩn của Nga GOST R 51141-98 thì “Tai liệu điện tử là những tài

liệu được tạo lập do sử dụng các vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm việc

xử lý thông tin bằng máy tính điện tử” Theo nghĩa này, tài liệu điện tử được hiểu là

“Tai liệu đọc được bằng máy” như thuật ngữ khoa học được dùng phô biến trong

các tài liệu bằng các tiếng Anh và Nga [22].

Theo AACR2, tài liệu điện tử là “Vật liệu (Dữ liệu hoặc chương trình) đã

được mã hóa bởi các thiết bị máy tính Những vật liệu có thê đòi hỏi việc sử dụng thiết bị ngoại vi kết noi trực tiếp đến thiết bị máy tinh” [7].

Tài liệu điện tử và tài liệu số (số hóa) có thê được hiểu với ý nghĩa tương

đồng, vì về ban chat và phương pháp lưu trữ khác so với tài liệu truyền thong, bởi

thực tế các tài liệu điện tử hay tài liệu số đều cần có phương tiện công nghệ thông

tin hỗ trợ như các thiết bị điện tử, máy tính, mạng internet dé có the truy cap và sử

dụng.

Tiếp thu những quan diém khác nhau về tài liệu điện tử, trong phạm vi

nghiên cứu dé tài theo chúng tôi có thé định nghĩa tai liệu điện tứ là tổ hợp có tỗchức những bộ sưu tập tin kiến thức của các đối tượng là văn bản, tranh vẽ, hình

ảnh, bản đồ băng hình, băng ghỉ âm, bảng dữ liệu, được được số hóa và được

lưu trữ trong môi trường điện tử.

1.2.3 Thuật ngữ thư viện điện tử

Thư viện điện tử là một khái niệm, mà cho đến tận hôm nay, vẫn chưa được

định nghĩa một cách thống nhất Trong thực tiễn định nghĩa này vẫn còn có nhiều

tranh luận, chưa ngã ngũ.

Theo tác giả Nguyễn Minh Hiệp ngành Thông tin - Thư viện đã trải qua ba

giai đoạn phát triển gồm: Quản lý tài liệu; Quản lý thông tin; Quản lý trí thức.

“Trong giai đoạn này việc ap dụng máy tinh đề tự động hoá công tác thư viện và

hoạt động thông tin đã làm tăng khả năng quản lý thông tin rất nhiều Mạng toàncầu Internet với sự ra đời của công nghệ web đã tạo nên một cuộc bùng nỗ thông

tin Việc quản lý thông tin thực sự trở thành một công nghệ trong vai trò quản lý các

23

Trang 34

hình thức Thư viện điện tử Những thành tựu và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã đưa ngành Thông tin - Thư viện đạt đến đỉnh cao của quản lý

thông tin và khai sinh ra một ngành mới là Thông tin học Từ giữa đầu thập niên

1970, với sự kết hợp chặt chế giữa Thư viện học và Thông tin học, một ngành họcmới ra đời Khoa học Thông tin và Thư viện tồn tại cho đến ngày nay mà ta quen gọi

là ngành Thông tin - Thư viện Như vậy, việc ứng dụng máy tính và mạng viễn

thông dé tự động hoá toàn bộ công tác thư viện bao gồm việc quản lý tài nguyên

điện tử khai sinh ra Thư viện điện tử trong giai đoạn này” [I3].

Tác giả Doàn Phan Tân thì “Thư viện điện tử là một hệ thống thông tin tựđộng hoá mà ở đó người ta có thê thu thập xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phô biến cáctài liệu đưới đạng số hoá thông qua các phương tiện của công nghệ thông tin vàtruyền thông hiện dai” [24] Tác giả cho rằng nền tảng của một thư viện điện tửchính là thư viện truyền thông, hạt nhân của thư viện điện tử là nguồn tài liệu điện

tử, đặc biệt là nguồn thông tin toàn văn Nền tảng công nghệ của thư viện điện tử

chính là internet và world wide web.

Cũng theo Doan Phan Tân “Cấu trúc của thư viện điện tử là cầu trúc của mộttrang web có liên kết đến các nguồn thông tin số hoá, trong đó quan trọng nhất làcác cơ sở dit liệu toàn văn Các nguôn tài liệu số hoá này được sưu tam và được tôchức theo một cơ chế thông nhất sao cho có thé dé dàng truy cập sao chép trên các

mạng thông tin viễn thông Cần nhắn mạnh rằng thư viện điện tử hoạt động trên giao điện web va trong môi trường Internet, nhưng một website không thé là một thư viện điện tử vì những thông tin trong đó, tuy khá phong phú nhưng thiếu đặc

điểm được sưu tam và được tổ chức như những thông tin trong thư viện điện tử.Phan cốt lõi của thư viện điện tử là kho tài liệu số hoá Vì vậy xây dựng kho tài liệu

số hoá được coi là công việc quan trọng hàng dau trong xây dựng thư viện điện tử.Công việc này đòi hỏi phải có đầu tư lớn về công sức và tài chính” [24]

Theo Nguyễn Minh Hiệp thì: “Thu viện điện tử là một thư viện phục vụ

thông tin bằng điện tử với nguồn lực thông tin điện tử được truy cập từ những tư

liệu điện tử bao gồm CD-ROM, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyền, thôngqua máy tính và mạng máy tính”.

24

Trang 35

Theo hai tác giả Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty thì thư viện điện tử là

“Một hệ thông thông tin trong đó các nguôn thông tin đều có sẵn đưới dang có thé

xử lý được bằng máy tinh và trong đó tat ca các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảoquan, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số” [19]

Tiếp thu những quan điểm khác nhau vé thư viện điện tử trong phạm vi

nghiên cứu dé tài theo chúng tôi thir viện điện tử là một thư viện chứa các thông

tin số hóa, nơi có chức năng cung cấp các thông tin điện tử, người dùng có khả

năng truy cập, thu thập, xử lý, lưu trữ và tìm kiếm các tài liệu, thông tin điện tử

thông qua các mạng máy tính, các phương tiện công nghệ thông tin.

1.2.4 Thuật ngữ thư viện số

Theo tác giả Nguyễn Minh Hiệp “Hai cuộc hội thảo quốc tế “Tai nguyên

thông tin thư viện đại học cho vốn tri thức Đông Nam A” tại Thư viện Đại học

Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia năm 1997 và “Quan lý thư viện đại học trong

tương lai” tại Dai học East Anglia, Norwich, Anh Quốc năm 1998 đều có một đúc

kết chung rằng: "Nhờ gắn liên với công nghệ thông tin, thư viện thé giới nói chung

vả thư viện đại học nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có”.

Kể từ đó, thư viện thé giới đã xác định việc chuẩn hoá cao độ dé phát triển đồng bộ

và triệt để ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin để nhanh chóng phát triển.

Hình thức thư viện điện tử dần dần chuyên sang thư viện số Thuật ngữ thư viện

điện tử dần dan biến mat trong những tài liệu vẻ Thông tin - Thư viện cũng như trong giáo trình giảng dạy ngành Thông tin - Thư viện Từ năm 2005, tất cả những

từ điển vẻ Khoa học Thông tin - Thư viện đều không còn có mục từ Electronic

Library - Thư viện điện tử mà thay vào đó là Digital Library - Thư viện số." [13].

Theo từ điển Wikipedia “Thu viện số hay thư viện trực tuyến là thư viện mà

ở đó các bộ sưu tập các văn bản, tài liệu hình ảnh, tài liệu âm thanh, tài liệu video

được lưu trữ dưới dạng số (tương phản với các định dang in, vi dạng hoặc các

phương tiện khác) cùng với các phương tiện dé tô chức, lưu trữ và truy cập các tài

liệu dưới dang tap tin trong bộ sưu tập của thư viện Các nội dung kỹ thuật số có thê

được lưu trữ cục bộ, hoặc truy cập từ xa thông qua mang máy tính Thư viện số là

một loại hệ thông truy hồi thông tin (Information Retrieval System) [26].

25

Trang 36

Học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng: “Thu viện số là một hệ thong phân tán có kha năng lưu trữ va tận dụng hiệu qua các loại tai liệu điện tử khác nhau, giúp người dùng tin có thê truy cập và được chuyên giao thông tin dễ

dang qua máy” [23].

Theo định nghĩa về TV số của Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ (Digital Library

Federation): “Thu viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên

chuyên biệt giúp lựa chon, tô chức, cung cấp khả năng truy xuất thông minh, chi

dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thông nhất của các bộ sưu tập theo

thời gian dé đảm bảo sao cho chúng luôn sẵn có dé truy xuất một cách dé dang vàkinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng tin hoặc một nhóm cộng đồng người

ding tin” [23].

Theo từ điền “Dictionary for Library and Information Science” của Joan M

Reitz: “Thu viện số là một thư viện trong đó ngoài tài liệu in ấn và tài liệu dang thu

nhỏ (vi pham), có phục vụ độc giả một tỷ lệ quan trong tài nguyên dang may doc

được truy cập qua máy tính được gọi là Tài nguyên số (Digital Resources) Tài

nguyên số có thé là tài liệu nội sinh ma cũng có thé được truy cập từ xa qua mạng

máy tính Tiến trình số hoá trong thư viện bắt đầu từ hệ thông mục luc, chỉ mục tạp

chí và địch vụ tóm tắt tài liệu đến ấn phẩm định kỳ và tài liệu tham khảo và cuối

cùng là sách in” [13].

Theo Larson định nghĩa “Thu viện số là thư viện áo toàn cầu - hàng ngàn thư

viện điện tử nối mạng với nhau” Thư viện số trình bày các bộ sưu tập tài liệu số và

cho phép người ding tin truy cập tại bat kỳ địa điểm và thời gian nào [18].

Một nhóm làm việc trong cơ quan hạ tang công nghệ thông tin của chính phủ

Mỹ cho rằng “Thu viện số là một hệ thống cung cấp cho người dùng truy cập đến trithức, thông tin trong các kho tài liệu số" [1$]

Theo hai tác giả Hoang Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty “Thư viện số là một

Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa

vả được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tô chức giúp người dùng dédàng truy cập tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua

hệ thông mạng thông tin và các phương tiện truyền thống Một Thư viện số hoàn

chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thông kết

26

Trang 37

hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiêm và phô biến nội dung thông tin.” [19].

Tiếp thu những quan điểm khác nhau vé thư viện số, trong phạm vi nghiên

cứu dé tài theo chúng tôi the viện số là một thư viện điện tử bậc cao mà trong đócác bộ sưu tap tài liệu điện tứ, tài liệu số hóa được tổ chức, lưu trữ và quản lý một

cách khoa học với công nghệ hiện dai được sự giám sát chuyên biệt giáp lựa chọn,

tổ chức, cung cắp khá năng truy xuất thông mình, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính

toàn ven và sự thong nhất của các bộ sưu tập theo thời gian dé dam bảo sao cho

chúng luôn sẵn có để truy xuất một cách dé dang va kinh té nhat

1.2.5 Thuật ngữ thói quen sử dụng thông tin

Thói quen sử dụng thông tin là một trong những thói quen mang ý nghĩa tích

cực có những tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sống của con người đặc biệt là

trong lĩnh vực nghiên cứu.

Thói quen sử dụng thông tin là những lỗi, cách sống, hành động, việc làm của cá nhân được lặp đi lặp lại lâu ngày trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và

kinh nghiệm sống đã được kết tinh trong các sản pham từ các thế hệ đi trước mà

không cần có sự điều khiên, kiểm soát của ý thức.

Hiện nay, người sử dụng thông tin có xu hướng thu hẹp phạm vi nội dung

thông tin, chi sử dụng những thông tin gắn liền với chuyên môn của mình, điều đó

giúp cho những biểu biết chuyên môn sâu sắc hơn Thế nhưng, sẽ rất tốt nếu thói quen sử dụng thông tin được mở rộng hơn đến các phạm vi liên đởi hoặc những phạm vi tưởng chừng không có gì liên quan đến chuyên môn nhưng thực ra nó có

nhiều tác động đến công việc và cuộc song sau nay

Thực tế, tác dụng thói quen sử dụng thông tin không chi dừng lại ở chỗ tiếp

thu kiến thức mà nó còn là một biện pháp đẻ hoàn thiện mọi mặt của con người Với

ý nghĩa này, các loại thông tin thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Văn hóa học, văn

chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở

thành sách chung cho mọi người, cho xã hội.

1.2.6 Thuật ngữ thói quen sử dụng thư viện điện tử

Thói quen và hình thành thói quen sử dụng thư viện điện tứ có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu nói riêng và hoạt động sống

27

Trang 38

của SV và HVSĐH nói chung Xã hội luôn vận động và phát triển, yêu cầu của xã hội, của nghé nghiệp tương lai đối với SV va HVSDH ngày càng cao Vì vậy, thói

quen sử dụng thư viện điện tử cần được rèn luyện thường xuyên liên tục trong suốt

quá trình SV và HVSDH học tập trên giảng đường.

Dựa trên cơ sở các khái niệm về thói quen thói quen dùng tin, thư viện điện

tử, tác giả xây dựng khái niệm thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và

HVSDH theo hướng nghiên cứu của dé tài như sau: Thới quen sử dụng thư viện

điện tir của SV và HVSDH là những lối sống, cách sống, hành động, việc làm

của SV và HƯSĐH được lặp đi lặp lại lâu ngày trong việc chiếm lĩnh các bộ sưutài liệu điện tử, tài liệu số hóa bằng các phương tiện công nghệ thông tin ở bat cứ

đâu và bat cứ lúc nào.

1.3 Lý luận về thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau

đại học

1.3.1 Đặc điểm, phân loại và cơ chế hình thành thói quen

1.3.1.1 Đặc điểm thói quen

Thói quen là hành động tự động hóa ồn định mang tính chất nhu cầu, nếp

sông của con người Dựa trên tính chất ôn định của thói quen người ta có thê đoán

biết tính cách của con người cũng như biết được tâm trạng của họ trong từng tình

hudng cụ thé (hút thuốc, cắn móng tay, giật kéo tóc, rung dui, vỗ bản chân ).

Thói quen có tính bền vững cao, luôn gắn chặt với hoạt động và hành vi của

con người Thói quen thê hiện thường xuyên tính cách con người và quyết định tinh

hiệu quả hay không hiệu quả trong mọi hoạt động, tạo nên sức mạnh bên trong mỗi

con người.

Thói quen rất khó thay đổi, khó sửa chữa, nói khác đi thói quen là những

hành vi đã ăn sâu vào nếp sông của con người Một nhà sư phạm vĩ đại từng nói:

“Thói quen cũng giống như dây thừng Hàng ngày chúng bén từng sợi nhỏ và bén

càng nhiều thì sợi dây thừng càng khó đứt” Do vậy cá nhân cần hình thành những

thói quen tốt, thói quen tích cực ngay tir đầu dé tránh mat thời gian và công sức

trong quá trình thay đôi, sửa chữa thói quen xấu, tiêu cực và hình thành lại thói

quen tốt, tích cực

28

Trang 39

Thói quen được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: Lặp đi lặp lại

các cử động hành động; Bắt chước; Giáo dục và tự giáo dục Dựa trên cơ sở cáccon đường hình thành thói quen này và tính chất của từng loại thói quen cụ thé déxây dựng những thói quen tot, tích cực cũng như hạn chế những thói quen xấu, tiêu

cực.

Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức, có những thói quen tốt, có những

thói quen xau, những thói quen có lợi và những thói quen có hại Trên thực tế, ranh

giới lớn nhất giữa thành công và thất bại xuất phát từ những thói quen khác nhau.

Thói quen tốt là chìa khoá mở cánh cửa thành công Thói quen xấu, tức là một cánhcửa đi đến thất bại đã mở sẵn Thành công nảy mam từ những thói quen tốt - Conngười cần hình thành những thói quen tốt dé tự tạo thành công cho chính mình Nhàtriết Aristotle đã khang định rằng: “Mỗi người thê hiện mình qua những việc thường

làm Thế nên, sự xuất sắc của một con người không phải là ở hành động, mà là thói

quen”.

1.3.1.2 Phân loại thói quen

Có thé phân loại thói quen như sau: Thói quen nhận cảm, thói quen trí tuệ và

thói quen vận động [6].

- Thói quen nhận cảm là sự phản ánh tự động về mặt cảm xúc những tínhchất và đặc điểm của vật thể quen thuộc đã được tri giác trước đó nhiều lần

- Thói quen trí tuệ là cách thức tự động dé giải quyết các nhiệm vụ đã gặp từ

trước.

- Thói quen vận động là tác động tự động lên bê ngoài của vật thé nhờ các

chuyên động đã được thực hiện nhiều lần trước đó với mục đích cải tạo lại nó Thói

quen vận động bao gồm cả thói quen nhận cảm và thói quen trí tuệ và chủ thê điều

chỉnh chúng trên cơ sở phản ánh vật thẻ, các điều kiện và thứ tự thực hiện các độngtác chuyên động, hướng đến việc cải tạo lại các đối tượng thực tế một cách tự động

Đông thời các nghiên cứu cũng phân biệt ra: Thói quen tự động nguồn gốc - thói

quen được hình thành mà không ý thức về các thành phần của nó và thói quen tựđộng thứ phát - các hành động được hình thành với ý thức trước đó về các thành

phân, chúng dé dàng được kiểm soát về mặt ý thức và nhanh chóng được hoàn

thành và điều chỉnh lại.

29

Trang 40

1.3.1.4 Cơ chế hình thành thói quen

Trong quá trình hình thành thói quen, người ta đã phân thành nhiều thời kỳ

riêng biệt được thông nhất ở những giai đoạn chung hơn

Trong giai đoạn thứ nhất, điển ra sự làm quen và chiếm lĩnh vận động lầnđầu tiên Sự học vận động bắt đầu từ việc phát hiện thành phần của nó - tuyển lựa

các thành tó, tính liên tục và các tô hợp của vận động Việc làm quen này diễn ra

bằng con đường trình bày, thuật lại giảng giải và quan sát Ở đây có thể nhìn thấy

vận động khá dé dang Vì thé thời kỳ tiếp theo của giai đoạn thứ nhất, cũng là thời

kỳ tốn công nhất - sự lặp lại vô hạn dé làm rõ bức tranh bên trong của vận động,

đồng thời diễn ra việc học bản mã hóa những tín hiệu xúc cảm thành những mệnh

lệnh tác động Việc tích lũy "từ điển chuyển mã” là một trong những sự kiện quantrọng của giai đoạn này Việc lặp lại nhiều lần là cần thiết bởi cần tìm ra được bản

mã hóa cho bat kỳ phương án vận động nào Sự kiện cực kỳ quan trọng cudi cùng

dé hoàn thành giai đoạn này là những điều chỉnh lần đầu theo các mức độ nằm bên

trong.

Các mức độ làm việc có thé hình dung như hệ thống thứ bậc của các vòng

tròn Sơ đồ này tương doi phức tap, chứa đựng không phải hai ma nhiều thời kỳ hơn

và ở mỗi thời kỳ không phải một mà nhiều vòng tròn.

Giai đoạn thứ hai - giai đoạn tự động hóa vận động Ở đây diễn ra sự chuyên giao day đủ những thành phan riêng của vận động hoặc toàn bộ vận động nói chung

trong sự dẫn dắt của mức độ nén tảng Kết quả là mức độ chủ đạo được giải phóng

từng phần hoặc giải phóng hoàn toàn Ở đây đã diễn ra hai quá trình rất quan trọng.

Một là sự phối hợp hoạt động của tất cả các mức độ cấp thấp Hai là tông hợp

những khối vận động đã được chuẩn bị sẵn, được hình thành theo mục đích khác

-chính nó giải thích cho những bước đột biến chất lượng đôi khi quan sát thấy khi

chiếm lĩnh những vận động mới Theo mức độ tự động hóa, vận động thoát khỏi sự

kiểm soát của ý thức và su“ rút lui” này có thé cần trợ giúp, đó là ngừng chú ý đến

vận động Đồng thời giúp thúc đây nhịp độ vận động sự lặp lại nhiều lần liên tục

và hiện thực nhất là đưa một vận động vào nhiệm vụ vận động phức tạp hơn

Giai đoạn thứ ba - giai đoạn cudi cùng điền ra sự mài bóng thói quen một

cách triệt dé nhờ sự ôn định và sự chuẩn hóa Khi 6n định, thói quen tìm được độ

30

Ngày đăng: 23/02/2025, 20:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Vài nét về khách thê nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.2. Vài nét về khách thê nghiên cứu (Trang 61)
Bảng 2.3. Nhận thức của SV và HƯSĐH về tam quan trọng của việc sử dụng tài liệu điện tứ tại thư viện đối với kết quả học tập - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.3. Nhận thức của SV và HƯSĐH về tam quan trọng của việc sử dụng tài liệu điện tứ tại thư viện đối với kết quả học tập (Trang 64)
Bảng 2.5. Đánh giá của SV và HVSPH trường ĐHSP TP.HCM về việc giảng viên cung cap các danh mục tai liệu điện tử tham khảo cho nội dung môn học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.5. Đánh giá của SV và HVSPH trường ĐHSP TP.HCM về việc giảng viên cung cap các danh mục tai liệu điện tử tham khảo cho nội dung môn học (Trang 67)
Bảng 2.13. Điểm truy cập thư viện điện tử của SV và HVSPH trường ĐHSP - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.13. Điểm truy cập thư viện điện tử của SV và HVSPH trường ĐHSP (Trang 82)
Bảng 2.16. Biéu hiện thói quen của SV và HVSPH tai thư viện trường ĐHSP - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.16. Biéu hiện thói quen của SV và HVSPH tai thư viện trường ĐHSP (Trang 87)
Bảng 2.18. Biểu hiện thỏi quen của SV và HVSDH tại thư viện trường DHSP - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.18. Biểu hiện thỏi quen của SV và HVSDH tại thư viện trường DHSP (Trang 91)
Bảng 2.19. Tự đánh giá của SV và HVSPH trường ĐHSP TP.HCM về thói quen sử - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.19. Tự đánh giá của SV và HVSPH trường ĐHSP TP.HCM về thói quen sử (Trang 93)
Bảng 2.20. Đánh giá chung về thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.20. Đánh giá chung về thói quen sử dụng thư viện điện tử của SV và (Trang 95)
Bảng 2.22. Các yếu tổ ảnh hưởng đến thoi quen sử dụng thư viện điện tử của SV và - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.22. Các yếu tổ ảnh hưởng đến thoi quen sử dụng thư viện điện tử của SV và (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w