1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch tham quan bảo tàng tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

50 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài thu hoạch tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh
Tác giả Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Lê Hoàng Hà Phương, Vũ Thị Thùy Sương, Hoàng Thị Như Quỳnh, Trần Thanh Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Túy
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị khách sạn
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố thành phố hồ chí minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 12,04 MB

Nội dung

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh không chỉ là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật,tài liệu về chiến tranh mà còn là một trung tâm giáo dục và truyền bá thông điệp hòa bình.Qua các chuyê

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG

TÊN HỌC PHẦN : LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LỚP HỌC PHẦN : 24211511013703

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN – ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS NGUYỄN THỊ TÚY

HỌC KỲ 2 - NĂM 2024

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Việc nghiên cứu bảo tàng này giúp chúng em hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sửquan trọng, đặc biệt là những đau thương và mất mát mà dân tộc ta đã trải qua trongcác cuộc chiến tranh Những hình ảnh, hiện vật và tư liệu tại bảo tàng là những chứng

cứ sống động, phản ánh chân thực sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần đấu tranhkiên cường của người Việt Nam Nghiên cứu về bảo tàng cũng giúp chúng em nhậnthức sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và những công lao to lớn của những người đitrước Quá trình tìm hiểu về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh không chỉ mang lạikiến thức lịch sử mà còn giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong việcbảo vệ và xây dựng đất nước Chúng em hiểu rằng, để duy trì hòa bình và phát triển,thế hệ trẻ cần học hỏi từ quá khứ, trân trọng những giá trị mà cha ông đã để lại vàkhông ngừng phấn đấu vì một tương lai tươi sáng hơn Chuyến đi tham quan này còngiúp chúng em rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích và trình bày thông tin mộtcách khoa học và logic Qua việc thực hiện báo cáo, chúng em có cơ hội rèn luyện tưduy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp, những yếu tố quan trọngcho sự phát triển toàn diện trong học tập và cuộc sống

Từ những lý do trên, chúng em tin rằng nghiên cứu về "Bảo tàng Chứng tíchChiến tranh" không chỉ giúp chúng em hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc mà còn khơi dậylòng tự hào và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc

2 Giới thiệu sơ lược về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum) được thành lập vàongày 4 tháng 9 năm 1975, ban đầu có tên là "Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy" Saunhiều lần đổi tên, đến năm 1990, bảo tàng chính thức mang tên hiện nay Bảo tàngnằm tại số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ ChíMinh Đây là bảo tàng vì hòa bình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ ChíMinh và là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảotàng thế giới (ICOM)

2.1 Vài nét nổi bật

Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày các tư liệu,hình ảnh, hiện vật về tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

Trang 5

Bên cạnh đó, bảo tàng còn giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấutranh bảo vệ độc lập, hòa bình, chống chiến tranh xâm lược và tình đoàn kết giữa cácdân tộc Hiện nay, Bảo tàng đang lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh,với hơn 1.500 mục được trưng bày qua 9 chuyên đề thường xuyên.

Bảo tàng là một địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được công chúng trong

và ngoài nước tín nhiệm Trong 48 năm hoạt động (1975 - 2023), bảo tàng đã đón hơn

23 triệu lượt khách tham quan, bao gồm hơn 11 triệu lượt khách quốc tế và hơn 2 triệulượt khách tham quan triển lãm lưu động

Trong 45 năm hoạt động (1975 - 2020), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã đượcNhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba (1996), Huân chương lao độnghạng Hai (2001) và Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hóa Thông tin (2004) Bên cạnh

đó, Bảo tàng còn được du khách quốc tế bình chọn trên trang web du lịch nổi tiếngTripAdvisor là một trong những "Bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á" (liên tục từ 2012 –2017)

Gần đây, Bảo tàng đã áp dụng công nghệ quét mã QR code trên các đai vách trưngbày và hướng dẫn âm thanh (Audio guide) với 6 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Nga,Nhật, Hoa) Điều này giúp du khách dễ dàng truy xuất thông tin liên quan đến hìnhảnh và hiện vật trưng bày Ngoài ra, các thiết bị máy tính hiện đại như màn hình cảmứng cũng được lắp đặt tại các gian trưng bày để khách có thể tra cứu thêm thông tin

2.2 Khái quát về bảo tàng

Nội dung trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được tổ chức theo trình tựvấn đề, không theo niên đại, nhằm mang lại một góc nhìn rõ ràng và cụ thể về các khíacạnh khác nhau của cuộc chiến tranh Việt Nam Qua nhiều lần bổ sung, chỉnh lý và nângcấp, bảo tàng đã xây dựng một hệ thống trưng bày phong phú và chi tiết, bao gồm cácchuyên đề và khu vực như sau:

- Chuyên đề "Những sự thật lịch sử": Trưng bày những sự kiện và sự thật lịch sử vềcuộc chiến tranh Việt Nam, giúp khách tham quan có cái nhìn toàn diện về bối cảnh vàdiễn biến của cuộc chiến

- Chuyên đề "Hồi Niệm – Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược của Mỹ ở ViệtNam”: Tập hợp các hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc đau thương và tàn khốc của cuộcchiến, nhằm giúp người xem hiểu rõ hơn về tác động của chiến tranh đối với con người

và đất nước Việt Nam

Trang 6

- Chuyên đề "Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình": Trưng bày những hình ảnh và tàiliệu minh họa cho sự chuyển biến từ chiến tranh đến hòa bình, thể hiện sự nỗ lực của ViệtNam trong việc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

- Chuyên đề "Tội ác chiến tranh xâm lược": Phản ánh những tội ác và hành vi vi phạmnhân quyền trong suốt cuộc chiến, nhằm lên án chiến tranh và kêu gọi hòa bình

- Chuyên đề "Hậu quả chất độc da cam": Giới thiệu về hậu quả nghiêm trọng của chấtđộc da cam/dioxin đối với con người và môi trường Việt Nam, cũng như nỗ lực khắcphục và hỗ trợ các nạn nhân

- Chuyên đề "Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam": Trưng bày nhữnghình ảnh và hiện vật về chế độ lao tù khắc nghiệt trong chiến tranh, minh họa cho sựkháng cự kiên cường của các chiến sĩ và người dân Việt Nam

- Chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến": Ghi lại sự ủng hộ và đoàn kếtcủa cộng đồng quốc tế đối với cuộc kháng chiến của Việt Nam, phản ánh sự đồng lòng vàtinh thần quốc tế

- Chuyên đề "Hiện vật vũ khí trưng bày ngoài trời": Trưng bày các loại vũ khí, xetăng, máy bay và các thiết bị quân sự đã được sử dụng trong chiến tranh, giúp người xemhiểu rõ hơn về công nghệ và khí tài quân sự thời kỳ đó

- Phòng trải nghiệm "Bồ Câu Trắng": Một không gian đặc biệt dành cho thiếu nhi, nơicác em có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục và tìm hiểu về lịch sử một cách trựcquan và sinh động Phòng này giúp trẻ em học hỏi về giá trị của hòa bình và lòng yêunước

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh không chỉ là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật,tài liệu về chiến tranh mà còn là một trung tâm giáo dục và truyền bá thông điệp hòa bình.Qua các chuyên đề và hoạt động phong phú, bảo tàng không ngừng nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về hậu quả của chiến tranh và tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình

2.3 Lịch sử và quá trình hình thành

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi Hoàng tử Minh Mạng (tức vua Minh Mạng,niên hiệu Minh Mạng) chào đời Theo Đại Nam nhất thống chí, sau khi lên ngôi, vuaMinh Mạng ra lệnh lập ngôi chùa tại mảnh đất này để ghi dấu tích nơi ngài chào đời, xem

là vùng đất lành Tuy nhiên, ngôi chùa cùng với số phận của dân tộc Việt Nam, đã rơi vàotay thực dân Pháp

Trang 7

Ngày 18/12/1859, thiếu tướng Hải quân Rigault De Genouilly chỉ huy liên quân Pháp

- Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định Chùa Quốc Ân Khải Tường tự vì ở sát thànhGia Định, nên bị quân Pháp chiếm làm đồn lũy Từ đó, chùa Khải Tường được gọi là đồnKhải Tường hay đồn Barbé (tên của đại úy trưởng đồn) Đêm 07/12/1860, nghĩa quâncủa Trương Định ở Gò Công kéo lên Gia Định phục kích và giết chết Barbé ở bên ngoàiđồn Khải Tường Quân Pháp cho đục xóa toàn bộ chữ Hán trên bia rồi khắc lên chữ Pháplàm mộ bia cho đại úy Barbé ở khu đất Thánh Tây (Công viên Lê Văn Tám ngày nay).Tấm bia này hiện đã được đem về lăng Hoàng gia ở Gò Công, Tiền Giang

Năm 1869, đồn Barbé tức khung sườn còn lại của chùa Khải Tường bị phá hủy để xâydựng các công trình của chế độ thuộc địa

Năm 1880, chùa bị tháo dỡ, trường dời qua cơ sở mới là trường Xách-lơ-lu(Chasseloup Laubat) xây cất xong khoảng năm 1877” Pháp lấy tên Barbé đặt cho conđường này, nay là Lê Quý Đôn Pho tượng Phật chùa Khải Tường được đem về cất giữ ởkho phủ Toàn quyền, sau đó được giao cho Hội Cổ học Ấn - Hoa Hiện nay, tượng đangđược trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian sau nữa, trên nền đất chùa bỏ hoang này, Pháp cho xây cất một dinh thựdành cho quan chức trong bộ máy cai trị Trong thời kỳ Tổng Thống Ngô Đình Diệmcầm quyền, nơi này được dùng làm Trường Đại học Y Dược Theo Vương Hồng Sểntrong Sài Gòn năm xưa thì "nền chùa Khải Tường truy rõ lại, ở lọt vùng đất trường đạihọc Y dược hiện thời, số 28 đường Trần Quý Cáp, trên khu đất mang số bông đồ kim thời

1, 8 9, - section B 2è feuille, ville de Saigon Sau khi chế độ của Tổng thống Ngô ĐìnhDiệm bị lật đổ, các tướng lãnh cho các cố vấn quân sự đến trú đóng Sau ngày 30/4/1975,miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước Đến ngày 04/9/1975, chính quyền cáchmạng đã thành lập tại nơi đây Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy Ngày 10/11/1990 đổi tênthành Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược Đến ngày 04/7/1995, chính thứcchuyển đổi thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cho đến nay

Trang 8

PHẦN 2: NỘI DUNG

1 Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam

Chuyên đề “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược VIệt Nam" là một phần quantrọng trong lịch sử Việt Nam, tập trung vào những chính sách và hành động của các lựclượng chiếm đóng và chính quyền bù nhìn tại Việt Nam từ thế kỷ 19 đến nửa cuối thế kỷ

20 Dưới đây là một giới thiệu khái quát về chuyên đề này:

- Tội ác thực dân Pháp:

 Bối cảnh lịch sử: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam vào cuối thế

kỷ 19 và biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến Quá trình thực dânhóa đi kèm với những chính sách áp bức, bóc lột người dân

 Chính sách cai trị: Thực dân Pháp thực hiện các chính sách khai thác thuộcđịa, bóc lột tài nguyên và lao động của người dân Việt Nam Chúng xâydựng hệ thống pháp luật và chính quyền nhằm duy trì sự kiểm soát

 Tội ác: Các tội ác như đàn áp phong trào đấu tranh của người dân, tra tấn,bắt bớ và hành quyết các chiến sĩ yêu nước, gây ra nhiều đau thương vàmất mát cho dân tộc

- Đế quốc Mỹ:

 Bối cảnh lịch sử: Sau khi thực dân Pháp thất bại, Mỹ can thiệp vào ViệtNam với mục tiêu ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản Mỹ đãtiến hành chiến tranh tại Việt Nam từ năm 1955 đến 1975

 Chiến tranh Việt Nam: Mỹ triển khai quân đội và sử dụng vũ khí hiện đại

để chiến đấu Cuộc chiến đã gây ra những hậu quả nặng nề về con người vàmôi trường, với nhiều tội ác chiến tranh như vụ thảm sát Mỹ Lai, sử dụngchất độc da cam

 Tội ác: Những hành động tàn bạo của quân đội Mỹ đã gây ra nhiều cái chết

và thương tật cho người dân, đồng thời phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng và môitrường

- Chính quyền Ngụy:

 Bối cảnh lịch sử: Chính quyền Ngụy là chính quyền thân Mỹ, được lập ra

và hỗ trợ bởi Mỹ tại miền Nam Việt Nam Chính quyền này tồn tại từ năm

1955 đến 1975

Trang 9

 Chính sách cai trị: Chính quyền Ngụy thực hiện các chính sách đàn áp, bắt

bớ và tra tấn các nhà hoạt động cách mạng và người dân yêu nước

 Tội ác: Chính quyền này cũng xây dựng các trại giam, nhà tù để giam giữ

và tra tấn các chiến sĩ cộng sản và người dân yêu nước, gây ra nhiều nỗiđau cho dân tộc

- Xây nhà tù nhiều hơn trường học:

 Chính sách giáo dục và đàn áp: Trong thời kỳ thực dân và đế quốc, cácchính quyền thường ưu tiên xây dựng nhà tù để đàn áp phong trào đấutranh của người dân hơn là đầu tư vào giáo dục Chính sách này nhằm duytrì sự kiểm soát và đàn áp mọi sự phản kháng, đảm bảo quyền lực của họkhông bị thách thức

 Hậu quả: Sự thiếu đầu tư vào giáo dục đã để lại những hậu quả lâu dài, làmgiảm trình độ dân trí và phát triển của đất nước Một xã hội thiếu tri thức sẽgặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Nhiềungười có tài năng và tinh thần yêu nước đã bị đàn áp, giam giữ hoặc giếthại Điều này không chỉ gây ra mất mát về nhân lực mà còn làm suy yếusức mạnh và tinh thần đấu tranh của dân tộc Không những vậy, chính sáchgiáo dục hạn chế và ưu tiên xây dựng nhà tù đã kéo dài thời kỳ lạc hậu,khiến cho quá trình phát triển đất nước sau khi giành được độc lập trở nênkhó khăn và chậm trễ hơn

Chuyên đề này không chỉ nhằm làm sáng tỏ những tội ác và chính sách áp bức của cácthế lực chiếm đóng và chính quyền tay sai, nêu bật những đau thương và mất mát mà dântộc Việt Nam đã phải chịu đựng mà còn để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của giáodục và sự hy sinh của những người đi trước vì một đất nước độc lập, tự do và phát triển.Qua đó, chúng ta có thể rút ra những bài học lịch sử quý báu và tôn vinh những người đã

hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc

Trang 10

Kích thước chuồng cọp rất đa dạng: có loại cho tù nhân nằm trên đất cát; cóloại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai; có loại phải đứng lom khomkhông thể đứng thẳng mà ngồi thì phải ngồi trên dây kẽm gai,… Tù nhân chỉđược mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.

 "Ăn cơm nhạt": Tù nhân không được ăn muối, sau 2 tháng mắt sẽ bị mờ, sau

 "Đục răng" và "bẻ răng": Kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búađóng làm răng gãy văng ra

 "Roi cá đuối": Dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù Trướckhi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần Roi cá đuối thườngquấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo, sau đó lấy muối ớtxát vào da thịt nạn nhân Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khiđến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô

 "Đóng đinh": Những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón taycủa tù binh trong quá trình tra tấn Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay củangười tù bị vỡ nát Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vàothân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu Có người

bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.Ngoài ra, còn một số hình thức khác như: Lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảonước sôi; dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ conngươi; dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục,…

Trang 11

3 Tình trạng tù binh tại các trại giam

Tình trạng tù binh trong chiến tranh xâm lược Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1971

Tháng 2 năm 1963, số lượng tù nhân là 19.000 tù nhân Sau đó, số lượng tù nhângiảm xuống còn 15.000 tù nhân vào tháng 12 năm 1964 Số lượng tù nhân tăng đột biếnthêm 18.437 tù nhân và đạt con số 33.437 tù nhân vào năm 1966 do Mỹ ngày càng “salầy” vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Số lượng tù nhân có sự giảm nhẹ xuống30.144 tù nhân vào năm 1967 và sau đó lại tăng lên 34.004 tù nhân vào năm 1968 Mộtnăm sau đó tức 1969, số lượng tù nhân không thay đổi gì nhiều cụ thể là 34.372 tù nhân.Cuối cùng, vào tháng 2 năm 1971, số lượng tù nhân giảm nhẹ xuống còn 29.084 tù nhân

Tù nhân ở các nhà tù phải làm rất nhiều loại lao dịch, các công việc thường phải làm baogồm: phục vụ các công sở bên ngoài, đi lao động đắp đê, duy tu đường xá, dọn bể chứaphân bên trong nhà tù… Tù nhân buộc phải lao động hết sức mình, vì hiệu suất công việc

sẽ gắn với từng bữa ăn của họ, tù nhân sẽ không nhận được thức ăn nếu như không hoàn

Trang 12

thành công việc được giao.Tù nhân còn bị những hình phạt do nhà tù quy định như: bịgiam vào ngục tối, bị xích bằng cùm đôi và nhốt lại sau bữa ăn tối, bị xích trong đêm, bịcưỡng chế lao động nặng nhọc…

Những trại giam chật hẹp, tồi tàn được dựng lên như những nấm mồ tập thể, giamgiữ hàng chục, thậm chí hàng trăm con người trong cùng một căn phòng Nơi đây thiếuthốn mọi thứ, từ lương thực, nước uống, thuốc men đến các vật dụng thiết yếu nhất Tùbinh phải sống trong cảnh đói khát, bệnh tật, và thường xuyên bị đe dọa bởi dịch bệnh dođiều kiện vệ sinh quá tồi tàn

Tình trạng tù binh tại các trại giam tính đến ngày 19/02/1972

Số lượng sĩ quan và hạ sĩ quan tại Phú Quốc lần lượt là 809 và 1407, cao nhấttrong các khu vực Đà Nẵng, Pleiku, Quy Nhơn, Biên Hòa, Cần Thơ, Phú Quốc Số lượng

tù nhân phụ nữ ở Quy Nhơn là cao nhất với 974 tù nhân Số lượng tù nhân thiếu nhi ởBiên Hòa là cao nhất với 857 tù nhân Số lượng trong bộ máy quản lí trong các khu vực

Đà Nẵng, Pleiku, Quy Nhơn, Biên Hòa, Cần Thơ, Phú Quốc có tổng cộng 970 sĩ quan,

Trang 13

1732 hạ sĩ quan và 31.195 binh sĩ Tổng cộng số lượng tù nhân nữ là 992 tù nhân và tổngcộng số lượng tù nhân thiếu nhi là 943 tù nhân.

4 Sơ đồ tổ chức trung tâm cải huấn

4.1 Sơ đồ tổ chức trung tâm cải huấn tỉnh

Giám thị trưởng: Giám thị trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động củatrung tâm cải huấn, bao gồm việc đảm bảo các quy định và quy trình được tuân thủnghiêm ngặt, Đảm bảo an ninh và trật tự trong trung tâm, ngăn chặn và xử lý các hành vi

vi phạm nội quy, bạo loạn hay vượt ngục Ngoài ra, giám thị trưởng còn giám sát và chỉđạo công việc của các giám thị và nhân viên khác, đảm bảo họ thực hiện đúng nhiệm vụ

và tuân thủ các quy định của trung tâm, giám sát các chương trình giáo dục, cải huấn và

Trang 14

chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn, xử

lý các khiếu nại của phạm nhân và nhân viên, giải quyết các sự cố khẩn cấp hoặc tìnhhuống xảy ra trong trung tâm.Giám thị trưởng không chỉ đảm bảo trung tâm cải huấnhoạt động tốt mà còn góp phần vào việc cải thiện và tái hòa nhập xã hội cho các phạmnhân sau khi hoàn thành án phạt

Lực lượng phòng thủ: Lực lượng phòng thủ trong trung tâm cải huấn đóng vai tròthiết yếu trong việc bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn cho phạm nhân, nhân viên và toàn

bộ trung tâm, ngăn chặn các hành vi vi phạm nội quy Lên kế hoạch và tổ chức diễn tậpphòng chống các tình huống khẩn cấp để đảm bảo mọi nhân viên và phạm nhân biết cách

xử lý khi xảy ra sự cố, tổ chức huấn luyện định kỳ cho các nhân viên về các kỹ năngphòng thủ, kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp và các biện pháp an ninh

Ban cải huấn: Đảm nhận vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ việc cải tạo, giáo dục

và tái hòa nhập của phạm nhân Cụ thể, ban cải huấn lên kế hoạch và tổ chức các chươngtrình giáo dục, đào tạo nghề, và các hoạt động cải huấn khác cho phạm nhân Lập và duytrì hồ sơ cải huấn cho từng phạm nhân, bao gồm thông tin về quá trình cải tạo, tham giacác chương trình và tiến trình cải huấn Nói tóm lại, Ban Cải Huấn đóng vai trò then chốttrong việc đảm bảo các phạm nhân không chỉ tuân thủ các quy định trong trung tâm cảihuấn mà còn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể tái hòa nhập xã hội mộtcách hiệu quả sau khi mãn hạn tù

Ban quản trị: Ban Quản Trị trong sơ đồ tổ chức của một trung tâm cải huấn đóngvai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động hành chính, tài chính và

tổ chức của trung tâm Lập kế hoạch ngân sách hàng năm và giám sát việc thực hiện ngânsách của trung tâm Ngoài ra, ban quản trị còn tổ chức và quản lý các hoạt động hànhchính của trung tâm như văn thư, lưu trữ, quản lý tài sản và trang thiết bị, đảm bảo cáchoạt động hành chính diễn ra suôn sẻ và tuân thủ các quy định pháp luật Nói tóm lại, BanQuản Trị đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo trung tâm cải huấn hoạt động mộtcách hiệu quả, tuân thủ các quy định pháp luật và đáp ứng được mục tiêu cải tạo, giáo dục

và tái hòa nhập xã hội cho phạm nhân

Ban an ninh trật tự: Ban này có chức năng chủ yếu là đảm bảo an ninh và trật tựtrong trung tâm Đây là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo môi trường ổn định và antoàn cho cả phạm nhân lẫn nhân viên Ban an ninh trật tự giám sát và kiểm soát hoạt độngcủa phạm nhân nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm nội quy, gây rối hoặc bạo lực, thực

Trang 15

hiện các biện pháp đảm bảo an ninh nội bộ, bao gồm kiểm soát các khu vực nhạy cảm vàngăn chặn các vụ trốn thoát Kiểm tra định kỳ và đột xuất các khu vực giam giữ, khu vựclàm việc và sinh hoạt của phạm nhân để phát hiện các vật dụng cấm và ngăn chặn hành vi

vi phạm Ngoài ra, ban ban ninh trật tự còn tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện về kỹnăng phòng thủ, xử lý tình huống và các biện pháp an ninh cho nhân viên Nói tóm lại,Ban An Ninh Trật Tự đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo một môi trường an toàn,

ổn định và trật tự cho các hoạt động cải huấn, giáo dục và sinh hoạt của phạm nhân, đồngthời bảo vệ quyền lợi và an toàn cho tất cả nhân viên trong trung tâm

4.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm cải huấn Sài Gòn

Trang 16

Quản đốc trung tâm: Đóng vai trò quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động củatrung tâm Đây là vị trí quan trọng đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, tuân thủ pháp luật vàđạt được mục tiêu cải huấn cho phạm nhân, , đồng thời hỗ trợ phạm nhân trong quá trìnhcải tạo và tái hòa nhập xã hội.

Phó quản đốc: Phó quản đốc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản đốc,đảm bảo mọi hoạt động của trung tâm cải huấn diễn ra một cách hiệu quả, an toàn và tuânthủ các quy định pháp luật Vị trí này giúp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững củatrung tâm, đồng thời hỗ trợ phạm nhân trong quá trình cải tạo và tái hòa nhập xã hội

Phòng hành chính: Phòng Hành Chính đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợtoàn bộ hoạt động của trung tâm cải huấn, đảm bảo mọi quy trình hành chính được thựchiện hiệu quả, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của trung tâm

Phòng kế toán: Phòng Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tínhchính xác và minh bạch của các giao dịch tài chính, quản lý nguồn lực tài chính của trungtâm một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và quy địnhnội bộ

Phòng cải huấn: Phòng cải huấn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo rằng

hệ thống cải tạo không chỉ là nơi giam giữ mà còn là nơi giúp tù nhân có cơ hội thay đổi,học hỏi và chuẩn bị cho cuộc sống mới sau khi hoàn thành án phạt

Phòng hướng nghiệp: Phòng hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việcgiúp tù nhân phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tăng cường cơ hội việc làm và chuẩn bị tốthơn cho cuộc sống sau khi hoàn thành án phạt, góp phần giảm tỷ lệ tái phạm và hỗ trợ táihòa nhập cộng đồng

Phòng can nhân: Phòng can nhân đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý và cảitạo tù nhân, đảm bảo rằng họ không chỉ bị giam giữ mà còn được giáo dục và hỗ trợ để táihòa nhập xã hội một cách hiệu quả và bền vững

Phòng chuyên môn: Phòng chuyên môn có vai trò cung cấp các dịch vụ chuyênmôn hỗ trợ quá trình quản lý và cải tạo tù nhân

5 Nhà lao – nơi các tội ác diễn ra

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nhà lao là nơi chứng kiện tội áccủa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai Đồng thời, những nơi nàycòn chứng kiến biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất, kiên cường của những chiến sĩcách mạng Việt Nam đã ngày đêm đương đầu đối phó, chiến đấu với bàn tay tàn ác của

Trang 17

kẻ địch mà không một vũ khí, một tấc sắt trong tay Cho dù có đau đớn, khốn khổ, cho dùphải hy sinh, họ vẫn giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, với Tổ Quốc.

5.1 Trung tâm cải huấn Tân Hiệp (Nhà tù Tân Hiệp)

Trung tâm cải huấn Tân Hiệp còn được gọi với cái tên khác là: “Nhà lao TânHiệp” hay “Trung tâm huấn chính”, tọa lạc trên quốc lộ 1, phường Tân Tiến, tỉnh BiênHòa (Đồng Nai) Trung tâm huấn chính được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng Cụthể, nhà lao nằm biệt lập, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa, phía trước là quốc lộ 1, phíasau là đường xe lửa Bắc - Nam Vị trí này giúp thuận tiện trong giao thông, dễ dàng canhgác, bảo vệ, vì vậy nhà lao Tân Hiệp chính là nơi nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù điCôn Đảo, Phú Quốc

Mỗi phòng giam trong nhà lao Tân Hiệp rộng khoảng 200m2 , xung quanh là bốnbức tường bịt kín làm cho tù nhân không có đủ không khí để thở Ở góc phòng giam cómột thùng tôn để tù nhân đại tiện, tiểu tiện, vì phòng kín nên mùi xú uế luôn nồng nặc.Mỗi bữa cơm, nhà tù sẽ cho tù nhân ăn lưng bát cơm gạo mục lẫn đất cát cùng với mắmthối đầy giòi Để có thể sống sót, các tù nhân phải “bồi bổ” thêm bằng cách lén bứt cỏhoặc bắt thằn lằn, côn trùng để ăn và uống nước tiểu trong thùng tôn

Theo ban điều tra hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai, trong 21 năm nhà tù hoạtđộng, hàng trăm chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước của ta đã bị giết hại hoặc đánhđập, tra tấn đến tàn phế Đế quốc Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn đã giam giữ tổng cộng từ8.000 đến 10.000 tù nhân tại nhà lao Tân Hiệp, trong đó đại bộ phận là các cán bộ Đảngviên và đồng bào yêu nước ở khắp các tỉnh Nam Bộ

1994, nhà lao Tân Hiệp đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch

sử cấp quốc gia

Trang 19

được hoàn thành, 1.600 tù nhân cùng với máy chém ở Khám Lớn Sài Gòn được chuyểnsang

Với diện tích 7 hecta và 8 dãy nhà xếp đều nhau tạo thành hình bát giác, nhìn từtrên cao, khám Chí Hòa giống như một trận đồ bát quái giữa lòng Sài Gòn 8 góc củacông trình tượng trưng cho 8 quẻ: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Cẩn, Khảm, Đoài, Ly trongKinh Dịch Sau này, một vài tài liệu nghiên cứu lại cho rằng, Khám Chí Hòa được xâydựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc với 8 quẻtương ứng với 8 cửa trận là: Hưu - Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai Khám

có 3 tầng lầu, 8 khu giam phạm nhân trong đó có 2 dãy nhà là dùng để giam các nữ tùnhân và 238 phòng Phía ngoài của mỗi dãy nhà đều được xây bịt kín, còn phía trong thìhoàn toàn là khung sắt Mỗi dãy nhà có 4 buồng giam Lối đi vào của Khám Chí Hòacũng được thiết kế đặc biệt Nó là một hệ thống đường hầm được thiết kế theo cung vịgiống như một mê cung, vì vậy, nếu không được hướng dẫn, người đi vào sẽ không thểnào tìm đường ra được Ở giữa là một vọng gác cao hơn 20m để lính canh có thể dễ dàngquan sát tất cả các phòng giam Ngoài ra, trong khuôn viên nhà lao Chí Hòa, thực dânPháp còn xây một nhà thờ dùng để “rửa tội” cho các tù nhân trước khi bị đưa đi xử tử

Với kiến trúc độc đáo này, tù nhân khó có thể vượt ngục được, tuy nhiên tronglịch sử vẫn có 2 trận vượt ngục thành công đó là trận vượt ngục của tướng cướp ĐiềnKhắc Kim vào năm 1972 và tử tù Phước “tám ngón” vào năm 1995

Trang 20

5.3 Hầm giam số 8

Hầm giam số 8 thuộc khu giam giữ Chín Hầm, thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An(nay là phường An Tây), thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 6km về phíaTây Nam, dưới chân núi Thiên Thai và cách biệt thự của Ngô Đình Cẩn khoảng 1km.Trong chế độ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn hay còn được gọi là “chúa tể miền Trung”

đã cải tạo Chín Hầm thành những “chuồng cọp” giam giữ các chiến sĩ cách mạng, nhữngngười tham gia phong trào yêu nước… Nhà giam Chín Hầm đã tồn tại từ 1954- 1963.Trong đó, hầm giam số 8 có vị trí nằm ở sau đỉnh đồi núi Thiên Thai, cũng được thiết kếnhư các hầm khác là có hình dáng hình chữ nhật, chiều rộng bằng ⅔ chiều dài Cụ thể,chiều dài hầm khoảng 10m, chiều rộng khoảng 6m, cao khoảng 4m, ở giữa được ngănthành 2 dãy xà lim chuồng cọp ở 2 bên với mỗi bên có khoảng 10 “chuồng” Bên trongmỗi “chuồng cọp” có chiều dài và chiều cao khoảng 2m, rộng khoảng 90cm, phía trênchuồng cọp được gia cố bởi 16 thanh sắt ngang và 2 thanh sắt dọc Hầm được cải tạobằng cách xây thêm bê tông, cốt sắt và chỉ chừa một lỗ thông gió nhỏ, sâu hun hút khiếnbên trong không phân biệt được ngày đêm Hầm số 8 được mệnh danh là: “Địa ngục trầngian”, tại nơi đây, chúng giam giữ những tù nhân mà chúng gọi là “Việt cộng nằm vùng”,

“cộng sản” Tại hầm số 8, những chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước đã phải trãiqua những gian khổ khốc liệt Ngoài những đòn tra khảo tàn bạo của kẻ thù, tù nhân cònphải chịu cả những “đòn tra khảo” của thời tiết Vào trời mưa, nước ở căn hầm ngập lêntận thắt lưng, vào trời nắng thì nóng hầm hập như lò than, còn khi trời rét thì lạnh đến tậnxương tủy, cắt da cắt thịt Chưa kể các tù nhân ở đây còn phải sống chung với chuột, dòi,muỗi, mòng… Ngày 16/12/1993, nhà giam Chín Hầm được Nhà nước Việt Nam côngnhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia với tên gọi: “Di tích lịch sử lưu niệm tội áckhu vực Chín Hầm và nhà Ngô Đình Cẩn”

Trang 21

5.4 Nhà lao quảng trị

Nhà lao Quảng Trị hay còn được biết với cái tên “Thành Cổ Quảng Trị”, tọa lạc ởtrung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị Thành được xây từ thời Gia Long, vì vậy cólối kiến trúc thành trì Việt Nam Thành có dạng hình vuông, có chu vi hơn 2.000 m, caohơn 4 m, nền đất thành dày hơn 12 m, đỉnh thành dày 72cm Thành được bao quanh bởi

hệ thống hào (hầm) với bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài theo các hướng lầnlượt là Đông Tây Nam Bắc Tường thành được làm từ gạch nung cỡ lớn theo lối kiếnTrúc Việt tạo thành hình vuông tương ứng với 4 cửa Tiền, Hậu, Tả, Hữu Mỗi cửa cóhình vòm, rộng 3,4m, phía trên là vọng lâu có mái cong, lợp ngói

Trong triều đại nhà Nguyễn, thành cổ Quảng Trị là trung tâm hành chính và pháođài quân sự của nhà Nguyễn Trong thời Pháp thuộc, thành Cổ Quảng Trị trở thành trungtâm đầu não của bộ máy cai trị cấp địa phương, cấp tỉnh, là một trong những cứ điểmquan trọng của hệ thống đồn quân sự 1929, thực dân Pháp cho xây thêm hệ thống nhàlao kiên cố Chính nơi đây đã giam cầm những hạt nhân nòng cốt của thanh niên, nhữngchiến sĩ cộng sản đầu tiên của Quảng Trị và nhiều vị lãnh đạo của Tỉnh ủy, Xứ ủy thuộcthời kỳ tiền khởi nghĩa Cấu trúc nhà lao gồm có 5 phòng giam và dãy xà lim 32 phòngbằng đá hộc, rộng chưa đầy 3m2

Ngoài ra, trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, thành cổ Quảng Trị còn là nơi ghidấu cuộc chiến 81 ngày đêm bi hùng Đồng thời đây cũng là nơi minh chứng cho lòngyêu nước mãnh liệt và tinh thần bất khuất của quân dân ta

Trang 22

5.5 Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Trong chế độ cũ, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được chính quyền Ngụy gọi với cái tên

mỹ miều là: “Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt” Nhà lao được thành lập vào năm

1971, tọa lạc trên ngọn đồi cao gần thắng cảnh hồ Than Thở, nhìn về đỉnh núi Langbian,từng giam giữ hơn 600 thiếu nhi từ 12 - 17 tuổi có tinh thần cách mạng đến từ tất cả cácnhà tù ở miền Nam Cụ thể, ngày 23/4/1971, 126 tù thiếu nhi đã được chính quyền SàiGòn đưa từ nhà tù Kho đạn (Đà Nẵng) vào, đánh dấu hoạt động chính thức của nhà laothiếu nhi Đà Lạt Sau đó, các tù thiếu nhi từ các khu vực Hội An, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Phú Yên, Bến Tre và cả nhà lao Phú Quốc, khám Chí Hòa… liên tiếp được đưa vềđây Chính quyền Ngụy đã dùng hình thức mị dân để đánh lừa công luận, lấy danh nghĩagiáo dục nhằm che đậy âm mưu cách ly, đàn áp, tiến tới thủ tiêu tình thần cách mạng củatrẻ em miền Nam Là một trung tâm giáo huấn tuy nhiên thực chất đây chính là một nhàlao dành cho thiếu nhi bởi nó có đầy đủ bản chất của một nhà tù đế quốc Trung tâm giáohuấn thiếu nhi Đà Lạt được chính quyền Ngụy tổ chức với quy mô lớn, trình độ tổ chứccao và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn

Cấu trúc của nhà lao là một khối hình chữ nhật khép kín, xung quanh là tường đá.Các phòng giam nằm chủ yếu ở hai dãy nhà hai bên với một dãy nhà có 6 phòng giamdành cho các tù nhân nam, còn dãy bên kia có 2 phòng giam là khu giam giữ các tù nhân

Trang 23

nữ Mỗi phòng giam có diện tích khoảng 30m2 , giam giữ khoảng 60 đến 70 tù nhân, giaiđoạn cao điểm có phòng giam giữ đến tận 100 tù nhân Cuối hành lang mỗi khu giam làcác dãy xà lim dùng để biệt giam những chiến sỹ chống đối Khuất sau hành lang xà lim

là một hầm đá được bố trí lưới kẽm gai dày đặc, đây là nơi dùng để thực hiện hình phạtphơi sương, phơi nắng tù nhân Các dãy nhà ngang tạo cho nhà lao hai khoảng sân trốngnhằm phục vụ các hoạt động của tù nhân Mọi hoạt động của tù nhân thiếu nhi đều nằmtrong phòng giam làm bằng những bức tường đá kiên cố, với rất nhiều cuộn dây kẽm gaiken dày trên mái, bên ngoài có 2 lớp cửa kiên cố nhưng hầu như lúc nào cũng đóng kín.Các tù nhân khi được cho ra ngoài tắm nắng chỉ được phép đi lại giới hạn trong các ô kẻvạch trên sân tiếp giáp với các phòng giam Các phòng làm việc của bộ máy quản lí nhàlao nằm ở khối nhà hình chữ A Phía trước khối nhà này là sân cờ, có cột cờ treo thườngtrực cờ của chính quyền Ngụy bấy giờ Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, các tù nhân phải tậptrung tại nơi đây để chào cờ và hát quốc ca, nếu ai chống đối sẽ bị tra tấn cho đến khikhuất phục thì thôi

Trang 24

Cuối năm 1971, chính quyền Sài Gòn đã tập trung các chiến sĩ cách mạng nhỏtuổi đang bị giam cầm ở nhà lao Côn Đảo và nhà lao Chí Hòa về đây Điều này vô tình đãtạo thuận lợi cho các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi tập hợp lực lượng nòng cốt, thành lập

bộ phận chỉ huy thống nhất và đề ra các yêu sách cụ thể để tiến hành các biện pháp đấutranh liên tục, bền bỉ trong xuyên suốt quá trình tồn tại của nhà lao Trong quá trình đấutranh, các chiến sỹ cách mạng nhỏ đã bị hành hạ, tra tấn bằng nhiều hình thức dã man nhưcòng tréo, đánh bằng roi tết từ dây điện, dây kẽm gai, gậy hướng đạo, hay dùng bóng điện

Trang 25

cao áp sáng nóng ấn vào mặt Tại khu biệt giam xà lim, giữa đêm Đà Lạt lạnh giá, nhiệt

độ xuống dưới 15o C, các tù nhân biệt giam còn bị kẻ địch dội nước lạnh Các chiến sĩnhỏ tuổi đã phải ngủ trên nền xi măng, san sẻ cho nhau từng hạt cơm, ngụm nước, chỗnằm… để tồn tại Ngày 21/11/1971, sau khi bàn bạc, thống nhất, tổ chức đã cử 5 đồng chíthực hiện kế hoạch mổ bụng ngay tại sân chào cờ để phản đối sự đàn áp của địch Trong

đó, có 3 đồng chí đã thực hiện được việc mổ bụng, còn 2 đồng chí chưa kịp hành động đã

bị địch phát hiện và khống chế Bằng ý chí kiên cường, những tù nhân nhỏ tuổi đã biếnđớn đau da thịt thành hành động đấu tranh bất khuất khiến kẻ địch phải khiếp sợ Tốingày 23/01/1973, các tù nhân thiếu nhi tổ chức tiêu diệt tên cai ngục Nguyễn Cương, kẻcam tâm làm tay sai cho giặc Các chiến sĩ nhỏ tuổi với khát vọng tự do và mong muốnđược trở về tiếp tục chiến đấu đã tổ chức tổng cộng bảy lần vượt ngục Đầu năm 1973,địch âm mưu biến các chiến sỹ cách mạng nhỏ tuổi thành tù thường phạm bằng cách épbuộc các chiến sỹ lăn tay, chụp hình để thay đổi hồ sơ Đứng trước tình hình đó, ngày22/02/1973, cuộc đấu tranh làm chủ nhà lao đã nổ ra và giành nhiều thắng lợi Chínhphong trào đấu tranh gan dạ, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đã làm thấtbại âm mưu thâm độc của kẻ địch khi thành lập nhà lao này, buộc nó phải giải tán vàogiữa năm 1973

Qua đó thấy được chỉ có phẩm chất và lý tưởng cách mạng, ý chí kiên cường vàniềm tin cháy bỏng vào tương lai tươi sáng mới giúp các chiến sĩ có sức chịu đựng mạnh

mẽ, vượt qua đói rét, đòn roi của kẻ thù

Sau thống nhất đất nước năm 1975, các cựu tù nhân nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đãtản mạn về các địa phương, tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh chống giặc, xâydựng và bảo vệ đất nước Một số người đã đảm đương các chức vụ quan trọng trong hệthống chính trị Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước,năm 2009, tập thể cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã được Chủ tịch nước trao tặng danhhiệu Tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

Ngày đăng: 22/02/2025, 21:13

w