Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác dưới góc nhìn xuất phát từ quy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ Sinh học, Nano, Y học,giải phẫu học thế giới đã và đang tạo ra nhiều kỳ tích chưa từng có trong lịch sử nhânloại, từ đó làm cho cuộc sống của con người chứng kiến, thụ hưởng nhiều thay đổi kỳdiệu Trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, từ chỗ con người có thể bịchết do một bộ phận cơ thể nào đó trên cơ thể nào đó bị bệnh, bị hỏng thì con người ngàynay lại có thể được hồi sinh bằng việc được cấy, ghép từ bên ngoài một bộ phận cơ thểcủa người khác đã hiến tặng Có thể nói, việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người hayhiến, lấy xác để phục vụ cho mục đích nhân đạo và phát triển y học đã không còn là hiệntượng hiếm gặp mà trở thành một trong số những hoạt động chuyên môn của lĩnh vực yhọc, giải phẫu học Hoạt động đó diễn ra ở mọi quốc gia trên thế giới, được điểu chỉnhbởi khung pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Với pháp luật quốc tế, việc hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được điều chỉnh bởi hai phương diện là cácquyền dân sự, chính trị và quyền trong lĩnh vực y học, chẳng hạn, Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã thông qua Nghị quyết về việc phát triển các hoạt động cấy ghép năm 2004.Hay như chính tổ chức UNNESCO cũng đã thành lập một cơ quan trực tiếp liên quan đếnlĩnh vực này là Uỷ ban quốc tế về Đạo đức y sinh Cơ quan này cũng đã công bố Tuyên
bố toàn cầu về đạo đức sinh học và quyền con người, trong đó đưa ra những nguyên tắcchung được thừa nhận rộng rãi nhằm bảo vệ quyền con người như nguyên tắc khôngđược thương mại hoá mô, bộ phận cơ thể người, mô máu, tế bào; nguyên tắc bảo vệngười chưa thành niên và những người được pháp luật bảo hộ; nguyên tắc phải có sựđồng ý của người hiến tặng…Bên cạnh các văn kiện pháp lý quốc tế có tính phổ cập nêutrên còn có sự điều chỉnh của văn kiện quốc tế ở tầm khu vực như Công ước về bảo vềquyền con người và nhân phẩm con người trong việc ứng dụng các tiến bộ y học và sinhhọc ngày 04 tháng 4 năm 1997 (gọi tắt là Công ước OVEDO) Sự điều chỉnh của thiếtchế pháp lý của quốc tế và khu vực nêu trên cho thấy rõ việc hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác có vai trò đặc biệt quan trọng gắn với cơ chế phát triển và đảmbảo thực hiện quyền con người trong cộng đồng quốc tế
Ở Việt Nam, việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đượcđiều chỉnh bởi hệ thống thể chế khá phát triển như Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác năm 2006; Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 2015.Nhưng do tính chất đặc thù của lĩnh vực này nên trên thực tế, việc hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác diễn ra phức tạp, tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc, nhất
là yêu cầu đảm bảo danh giới giữa mục đích nhân đạo, phát triển y học tiên tiến với hành
vi vi phạm pháp luật, thương mại hoá việc hiến, nhận mô hay bộ phận cơ thể người
Chính vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu về “Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ là
rất cần thiết
Trang 42 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
(i) Các quan điểm, công trình nghiên cứu, học thuyết pháp lý liên quan đến quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo quy định của pháp luật dân sựViệt Nam
(ii) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
(iii) Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền
hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác dưới góc nhìn xuất phát từ quyền conngười, quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam Ngoài ra, việc phân tích, đánh giáthực trạng pháp luật dân sự Việt Nam cũng như thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác nhằm làm nổi bật những bất cập quy định của pháp luật vềvấn đề này; là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Về thời gian: Luận án nghiên cứu, phân tích về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác theo Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Hiến, lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và các văn bản quy phạm phápluật có liên quan Nên, luận án cũng sẽ tham khảo các số liệu, bản án liên quan đến thực tiễnthực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác như: Lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam; Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa,những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác; Nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thựctrạng pháp luật dân sự cũng như thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác ở Việt Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghịhoàn thiện pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích được một số vấn đề lý luận như Lịch sử phát triển của quyền
hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam;Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Thứ hai, làm rõ thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận mô, bộ
Trang 5phận cơ thể người và hiến, lấy xác trên cơ sở so sánh với pháp luật một số quốc gia trênthế giới, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nh
ận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ ba, phân tích thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về
quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Việc nghiên cứu luận án sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin Đây được coi là kimchỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nghiên cứu sinh tro
ng suốt quá trình thực hiện luận án
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin, trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và
quy định pháp luật dân sự hiện hành điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác
Thứ hai, phương pháp phỏng vấn, tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp
luật và thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác,nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp
Thứ ba, phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
giữa pháp luật dân sự Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
5 Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài luận án: “Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam”, có thể đem lại những điểm
mới cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và chỉ ra những nét tổng quát nhất về quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Trong đó đã luận giải những nội dung phù hợp vàchưa phù hợp của khái niệm quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xáccủa một số học giả Qua đó xây dựng được khái niệm phù hợp nhất về vấn đề này Đồngthời đã phân tích được các đặc điểm của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác mà trước đó chưa có một công trình nghiên cứu nào triển khai Bên cạnh đóphân tích khá cụ thể ý nghĩa cũng như các yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, trong đó có một yếu tố hoàn toàn mới màchưa có công trình nào đề cập đó là yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ
Thứ hai, phân tích được các nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác, đặc biệt đã bổ sung thêm hai nguyên tắc mà nội dung luậtthực định chưa quy định “nguyên tắc vô danh và nguyên tắc tôn trọng cơ thể người”
Thứ ba, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến,
nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo hướng khái quát hoàn toàn mới
Trang 6nhằm xây dựng một bức tranh toàn diện những bất cập của pháp luật dân sự Qua đó đãgiúp cho các nhà lập pháp và các nhà nghiên cứu của Việt Nam có được cái nhìn bao quátnhất về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Thứ năm, việc phân tích thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác ở Việt Nam là minh chứng thực tiễn cho quyền nhân thân này màchưa có một công trình khoa học nào triển khai được
Thứ sáu, việc nghiên cứu quy định pháp luật của môt số nước trên thế giới theo
hướng so sánh sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ bảy, những đánh giá của luận án về những quy định pháp luật sẽ giúp các nhà
lập pháp và các nhà nghiên cứu của Việt Nam thấy rõ những lỗ hổng trong quy định phápluật dân sự hiện hành về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Qua
đó góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật dân sự điều chỉnh quyền nhân thânnày
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả đạt được của Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trongkhoa học pháp lý về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Xâydựng được các khái niệm, đặc điểm, cũng như luận giải được ý nghĩa quan trọng, nhữngyếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác; Phân tích nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam, trong đó đã làm sáng tỏ và bổ sung thêmcác nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; cơchế quản lý nhà nước trong hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác…Luận
án cũng đã phân tích được thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác, chỉ ra những bất cập và đưa ra các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
7 Kết cấu của luận án
Ngoài danh mục từ viết tắt, lời cảm ơn, phần mở đầu, phần tổng quan về tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục các công trình của nghiên cứu sinh đã công bố liên quanđến đề tài Luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Tại phần nội dung, kết quảnghiên cứu của Luận án được nghiên cứu sinh trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác
Chương 2: Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Trang 7TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1 Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án
1.1.Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài
Thứ nhất, các công trình khoa học nghiên cứu ở Việt Nam
Luận án Tiến sỹ Y học “Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán chết nãocủa Việt Nam trên các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng” của tác giả Phạm Tiến Quân, Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2017; Luật văn Thạc sĩ Luật học "Một số khía cạchpháp lý liên quan đến vấn đề hiến bộ phận cơ thể người”, của tác giả Hoàng Thị Minh Du, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008
Đề tài khoa học: Đề tài khoa học cấp trường"Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệquyền nhân thân theo pháp luật dân sự" của Trường Đại học Luật Hà Nội, tác giả PhùngTrung Tập làm chủ nhiệm đề tài, năm 2008; Đề tài khoa học cấp trường "Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Trường Đạihọc Luật Hà Nội, tác giả Phùng Trung Tập làm chủ nhiệm đề tài, năm 2011
Sách chuyên khảo: Cuốn sách "Quyền hiến, lấy xác và bộ phận cơ thể người", tácgiả Phùng Trung Tập (Chủ biên), NXB Hà Nội, 2013; Cuốn sách "Tập hợp hóa một sốvăn bản pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng của một số nước trên thế giới và Việt Nam"tác giả Nguyễn Hoàng Phúc (Chủ biên), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2017
Bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo: Bài viết "Nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác" của tác giả Phạm Công Lạc, Tạp chí Luật học số6/2008; Bài viết "Phong tục tập quán Việt Nam trong mối quan hệ với những quy định vềhiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" của tác giả Vũ Thị Hồng Yến,Tạp chí Luật học số 6/2008; Bài viết "Một số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung trongLuật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" của tác giả Trần ThịHuệ, Tạp chí Luật học (số 03/2013)
Thứ hai, các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài
Alexandra K Glazier, (CJASN August 2018), "Organ Donation and thePrinciples of Gift Law"; Ajigboye, Mayowa Oyeniy (2018), "Law and IncreasingKidney Donation in Autralias" (2018); Won Hyun Cho (2019) "Organ donation in 2018and an introduction of the Korea national organ donation system"; Wolf Rommel &Hartmut H J Schmidt (2010), "Organ transplantation in Germany – Gegal frameworkand organizational manegement"; Nupur Nadir "Organ Transplantation Law in India"; Law of the Russian Federation About organ transplantation and (or) tissues of theperson; Sonya Norris "Organ Donation and Transplantation in Canada: Statistics, trendsand international Comparisons”
1.2 Các vấn đề còn tồn tại, hạn chế
Một là, các công trình khoa học chỉ giải quyết được phần nào những nội dung lý
luận và thực tiễn; Hai là, các công trình khoa học ở nước ngoài hầu hết không trực tiếp
nghiên cứu về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ở Việt Nam;
Ba là, những điểm hạn chế nổi bật: (i) Chưa nghiên cứu sâu, toàn diện, có hệ thống về lý
luận của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; (ii) Chưa phân tích
Trang 8sâu thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác; (iii) Chưa luận giải sâu sắc được những vấn đề về thực tiễn thực hiện và cũngchưa đưa ra được kiến nghị sâu sắc nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
2 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu luận án
Thứ nhất, một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác: Tiến trình phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác ở Việt Nam Một số công trình cũng đã tiếp cận tiến trình phát triển củaquyền này, nhưng cũng chỉ tiếp cận dưới góc độ khai lược; Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
và những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác; Nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác
Trên cơ sở tiếp thu một số công trình đó, luận án luận giải tiến trình phát triển củaquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ở Việt Nam; Một số côngtrình dưới góc độ đề tài khoa học, luận văn…cũng mới chỉ dẫn chiếu khái niệm trên cơ sởluật thực định điều chỉnh quyền nhân thân này; Đồng thời, cũng chưa có công trình khoahọc nào phân tích được đặc điểm cũng như ý nghĩa của việc ghi nhận quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ hai, thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác: Quy định chung của pháp luật điều chỉnh quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Quy định đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thựchiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Quy định về trình tựthực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Luận án tiếp thu nội dung phân tích thực trạng quy định chung về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của một số công trình khoa học như đãviện dẫn ở trên Tuy nhiên, luận án nghiên cứu, luận giải dưới góc độ sâu hơn, bao quáthơn những bất cập của pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác, đồng thời so sánh với hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
để thấy được bức tranh toàn cảnh những hạn chế, bất cập của nội dung này; Luận án đã đisâu nghiên cứu pháp luật một số quốc gia, trên cơ sở đó phân tích bất cập của pháp luậtdân sự Việt Nam về nội dung này trong việc thực hiện quyền; Trên cơ sở luật thực định
đó là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và một số công trìnhkhoa học đã khái quát ở trên Luận án phân tích những bất cập của pháp luật dân sự vềtrình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, là cơ sở để
đề xuất các kiến nghị hoàn thiện tại chương 3
Thứ ba, thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: (i) Đối với thực tiễn thực hiện quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, luận án đã phân tích: Thực tiễn thực hiệnquy định chung của pháp luật dân sự điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác;Thực tiễn thực hiện quy định đối với cơ quan tổ chức hỗ trợ việcthực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thực tiễn thực hiện
Trang 9quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
; (ii) Đối với giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác Trên cơ sở tiếp thu các công trình khoa học trích dẫn ở trên, luận án đềxuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có những kiến nghị mang tính độtphá, hoàn toàn mới mà chưa có một công trình khoa học nào đề cập
3 Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác: Luận án tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển trên cơ sở kết quả phápđiển hoá quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; nghiên cứu kháiniệm đặc điểm, ý nghĩa, những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác; Đồng thời phân tích nội dung pháp luật của quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Thứ hai, thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác: Luận án phân tích, làm rõ những bất cập chung của pháp luật dân
sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; luận giải, so sánh vớipháp luật nước ngoài để nêu bật những bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc điềuchỉnh những vấn đề chung của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác Luận án phân tích những quy định của pháp luật dân sự về trình tự thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, trong đó chỉ ra và luận giải nhữngnội dung bất cập của pháp luật điều chỉnh nội dung này
Thứ ba, thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: (i) Đối với thực tiễn thực hiện quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, luận án đã phân tích: Thực tiễn thực hiệnquy định chung của pháp luật dân sự điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác;Thực tiễn thực hiện quy định đối với cơ quan tổ chức hỗ trợ việcthực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thực tiễn thựchiện quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác; (ii) Đối với các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác Những kiến nghị tại các công trình khoa học mà luận ándẫn chiếu ở trên chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa đào sâu luận giải cụ thể, chưa định hướngđược tầm nhìn xa Đặc biệt từ khi BLDS năm 2015 được thông qua và có hiệu lực phápluật, thay thế BLDS năm 2005, một số công trình cũng đã tiếp cận và đề xuất hoàn thiệncũng chỉ mang tính sơ lược, khái quát
Trang 10CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HIẾN, NHẬN MÔ,
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 1.1 Lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Trước năm 1989, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xácchưa được pháp luật ghi nhận Tuy nhiên, thực tiễn ở những năm 50 của thế kỷ trước,mặc dù chưa có luật điều chỉnh việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác nhưng các bác sĩ của Việt Nam đã thực hiện thành công một số ca ghép
mô, bộ phận cơ thể người đó là các ca ghép da, ghép giác mạc mà nguồn hiến từ tử thi vôthừa nhận, đặc biệt vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, việc ghép gan,ghép tim đã được thực hiện thử nghiệm trên cơ thể lợn do Giáo sư Tôn Thất Tùng và một
số bác sĩ tiến hành, các thử nghiệm đã mang lại kết quả rất thành công Tuy nhiên, thời kỳnày lại chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác
Từ năm 1989 đến nay, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 được thông qua,trong luật đã quy định rất nhiều và cụ thể về vấn đề phòng ngừa bệnh, khám bệnh, chữabệnh và phục hồi chức năng…trong đó lần đầu tiên quy định về vấn đề hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người Để đảm bảo những quy định về lấy, ghép đối với người hiến cũngnhư người nhận mô, bộ phận cơ thể trong Điều 30 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm
1989 đi vào thực tiễn cuộc sống, vấn đề này đã được cụ thể hóa trong Nghị định ban hànhkèm theo Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng số 23 - HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng ngày 24/11/1991 Điều lệ đã có những quy định cụ thể hơn về cơ sở y tế khi tiếnhành lấy mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, ngoài trường hợp luật đã quy định làtrường hợp người chết có di chúc để lại và người chết không có di chúc
BLDS năm 2005 thay thế BLDS năm 1995 quy định khá đầy đủ về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Nhưng Bộ luật lại tách ra làm 3 quyền cơbản: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết(Điều 34); Quyền nhận bộ phận cơ thể (Điều 35) Điều 33 BLDS năm 2005 quy địnhquyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân khi còn sống vào một trong hai mục đích là chữabệnh và nghiên cứu khoa học Điều 34 quy định về quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết cũng với hai mục đích là chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học
Để quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày càng lan tỏađến mọi người dân trong xã hội cũng như phát huy được ý nghĩa nhân đạo cao cả củaquyền nhân thân này Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ
thể người và hiến, lấy xác khá cụ thể, khoản 3 Điều 20 Hiến pháp quy định: "Mọi người
có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác theo quy định của luật Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm" Thể chế hóa tinh thần Hiến pháp năm
2013, BLDS năm 2015 ra đời thay thế BLDS năm 2005 đã pháp điển hóa cả về mặt nội
Trang 11dung, cả về mặt hình thức đối với quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác và đã thu gọn lại thành một điều luật (Điều 35) Cấu trúc mới trong BLDS năm 2015được đánh giá là tinh gọn, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu Bên cạnh đó,tên Điều luật đã bổ sung thêm trường hợp "hiến, nhận mô" bị bỏ sót trong BLDS năm
sau:“Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là một bộ phận của quyền con
người, quyền nhân thân đối với chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó, chủ thể
có quyền định đoạt hoặc quyết định đối với việc tách mô, bộ phận cơ thể (bao gồm cả xác người sau khi chết) khi còn sống hoặc sau khi chết để tự nguyện tham gia vào hoạt động nhân đạo hoặc hoạt động nghiên cứu, phát triển y học của đất nước nói riêng, thế giới nói chung Hành vi hiến của chủ thể có tính chất phi thương mại, tuân thủ sự chặt chẽ của y học, giải phẫu học và chịu sự điều chỉnh nghiêm ngặt của pháp luật dân sự cũng như pháp luật liên quan”.
Luận án đưa ra khái niệm quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác như
sau:“Quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác là một bộ phận của quyền con
người, quyền nhân thân trong đó cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể từ chủ thể khác hiến tặng để chữa bệnh cho mình nhằm tiếp tục duy trì sự sống; đồng thời đó là khả năng tiếp nhận bằng hoạt động chuyên môn của chủ thể là các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu có chức năng theo quy định của pháp luật hiện hành để điều phối, thực hiện việc cấy ghép thành công mô, bộ phận cơ thể vào cơ thể cá nhân có nhu cầu và được thụ hưởng
mô, bộ phận cơ thể từ cá nhân hiến tặng Đồng thời thực hiện chức năng nghiên cứu, giảng dạy theo điều kiện, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định”.
1.2.2 Đặc điểm của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, đặc điểm cơ bản đầu tiên được thể hiện đó là mục đích chủ yếu của việc
thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người va hiến, lấy xác không phải đem lạilợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm đem lại lợiích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội Lợi ích mà chủ thể quyền đạt được ở đây đó
là lợi ích về tinh thần, ý chí tự nguyện hiến của chủ thể nhằm mục đích mang lại sự sống,ánh sáng hay quyền được làm cha, làm mẹ cho người khác, đồng thời giúp cho các cơ sở
y tế, cơ sở nghiên cúu y học, cơ sở giảng dạy có được nguồn mô, bộ phận cơ thể, xác hiến
để chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, thực nghiệm nhằm tìm ra những phác đồ điều trịmới tốt hơn, hiệu quả hơn
Thứ hai, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là quyền thể
hiện ý chí tự nguyện hiến vì các mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy,thực nghiệm Để thực hiện được quyền này, cá nhân phải thể hiện ý chí tự nguyện hiếnkhi họ còn sống và việc thể hiện ý chí tự nguyện hiến đó khi họ còn minh mẫn, sáng suốtkhi đưa ra quyết định Đối với việc lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến được thực hiện
Trang 12khi người hiến còn sống hay sau khi họ chết tùy theo trước tiên là ý chí tự nguyện củangười hiến, bên cạnh đó còn căn cứ vào bộ phận cơ thể được hiến
Thứ ba, quyền hiến và quyền nhận là hai mặt của một quan hệ, một bên là chủ thể
hiến có quyền hiến và một bên là chủ thể nhận có quyền nhận Quyền hiến là tiền đề choquyền nhận Mặc dù hiến nhận là hai mặt của một quá trình nhưng việc thực thi quyềnnhận sẽ phức tạp và nhạy cảm hơn, nếu không thực hiện tốt sẽ gây ra phản ứng xã hộikhông tốt, ảnh hưởng trở lại đến chính quyền hiến của cá nhân, làm mất đi giá trị nhânvăn, nhận đạo, cũng như ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác
1.2.3 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác
Thứ nhất, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là quyền
mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc Khi cá nhân thực hiện quyền thì sẽ đem lại lợi íchcho người khác, cho toàn xã hội, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắcbệnh hiểm nghèo và đang chờ sự giúp đỡ, đặc biệt là khi những người bệnh đó lại làngười thân ruột thịt của mình, niềm vui khi thấy mình có thể cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học, giảng dạy thuộc lĩnh vực y học, dược học, giải phẫu học Lợi ích củachủ thể thực hiện quyền này chủ yếu là về mặt tinh thần bởi họ sẽ cảm thấy khi mình sốnghết cuộc đời rồi đến khi chết đi thì bản thân họ vẫn có thể làm được một việc có ích chođời
Thứ hai, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ghi
nhận, đây là một nghĩa cử cao đẹp, tinh thần mình vì mọi người mà con người luôn mongmuốn thực hiện.Việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác là quyền dân sự góp phần nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng của quyền nhân thân này, thúc đẩy việc thực hiện để quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác phát huy hiệu quả cao trong cuộc sống
Thứ ba, đối với Nhà nước, việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác với tư cách là quyền nhân thân trong hệ thống các quyền dân sựthể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi, sức khỏe nhân dân, luôn đảm bảo choquyền lợi của người dân được thực hiện ở mức tốt nhất Nhà nước ta luôn xem y tế vàgiáo dục là hai lĩnh vực luôn được ưu tiên hàng đầu, qua đó góp phần củng cố niềm tincủa nhân dân đối với Nhà nước Đồng thời giúp Nhà nước xây dựng một hệ thống y tế từ trung ương đến cơ sở không ngừng phát triển, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chữa bệnhcủa người dân và nghiên cứu khoa học
1.2.4 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Luận án đã luận giải những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận , mô,
bộ phận cơ thể người như: Yếu tố phong tục tập quán; Yếu tố tín ngưỡng tôn giáo; Yếu tố kinh
tế - xã hội; Yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ Trong từng yếu tố, luận án đã phântích sự ảnh hưởng cũng như những thành tựu có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền Đặc biệt
là yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ, thì vai trò của khoa học công nghệ đã có tác
Trang 13động rất lớn đến việc thực hiện quyền, với những thành tự cụ thể của thế giới cũng như ở ViệtNam
1.3 Nội dung pháp luật của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
1.3.1.Chủ thể và đối tượng thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác
1.3.2 Nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến , lấy xác
1.3.2.1 Nguyên tắc tự nguyện đối với người hiến, người được ghép
1.3.2.2 Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học
1.3.2.3 Nguyên tắc phi thương mại
1.3.2.4 Nguyên tắc vô danh
1.3.2.5 Nguyên tắc tôn trọng cơ thể người
1.3.2.6 Nguyên tắc quyền được thông tin của người hiến, người được ghép
1.3.3 Cơ chế quản lý nhà nước trong hoạt động hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tại chương 1 của luận án, nghiên cứu sinh đã làm rõ ba vấn đề lớn về mặt lý luận:(i) Phân tích cụ thể lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam; (ii) Phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩacủa việc ghi nhận cũng như các yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; (iii) Phân tích nội dung pháp luật về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam