Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác như: Lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thển
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐOÀN THỊ NGỌC HẢI
QUYỀN HIẾN, NHẬN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
VÀ HIẾN, LẤY XÁC THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củanghiên cứu sinh Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đúng quy định Các kết quả nêu trong luận án chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác
Nghiên cứu sinh xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án
NGHIÊN CỨU SINH
ĐOÀN THỊ NGỌC HẢI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đối vớingười Thầy của mình: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu – Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng đàotạo và Khảo thí, Trường Đại học Luật Hà Nội Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn vềphương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu sinh định hướng đúng nội dung nghiêncứu, đồng thời Thầy cũng luôn luôn động viên, khích lệ để nghiên cứu sinh vượt quanhững khó khăn và hoàn thành công trình nghiên cứu của mình đúng tiến độ
Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy Cô đã vàđang công tác tại Tổ bộ môn Luật Dân sự - Khoa pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật
Hà Nội, đặc biệt là các Thầy Cô trong tiểu ban đánh giá các chuyên đề Luận án; CácThầy Cô trong Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở và cấp phản biện độc lập đã cónhững góp ý rất sâu sắc để nghiên cứu sinh hoàn thiện công trình khoa học của mìnhđược tốt nhất
Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các Anh Chị và các Y Bác sĩ đã và đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an:
-Vụ Pháp chế - Bộ Y tế; Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người,Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Bệnh viện Phổi trung ương; Bệnh viện mắt Trung ương;Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Tim trung ương; Bệnh viện trung ương Huế; Bệnh việnĐại học Y Hà Nội; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Xanh Pôn; Bệnh viện Đa khoa quốc
tế Vimic; Viện huyết học – Truyền Máu trung ương; Bệnh viện Nội tiết trung ương;Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Bệnh viện Trung ương Quân đội 103; Viện Bỏngquốc gia Lê Hữu Trác; Bệnh viện 198 – Bộ Công an, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh…đã
hỗ trợ nghiên cứu sinh rất nhiệt tình về mặt chuyên môn để nghiên cứu sinh hoàn thànhcông trình khoa học của mình
Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
NGHIÊN CỨU SINH
ĐOÀN THỊ NGỌC HẢI
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: …1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài …1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …2
2.1 Đối tượng nghiên cứu …2
2.2 Phạm vi nghiên cứu …2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …2
3.1 Mục đích nghiên cứu……….……… 2
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……….………… 2
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu …3
5 Những đóng góp mới của luận án …3
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án …4
7 Kế luận của luận án …4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU …5
1 Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án …5
1.1 Một số công trình khoa học trong nước …5
1.1.1.Luận án, luận văn……….……… 5
1.1.2.Đề tài khoa học……….……….5
1.1.3.Sách chuyên khảo……….…….6
1.1.4 Bài đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo……….……….7
1.2 Một số công trình khoa học nước ngoài …9
2 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu luận án 11
2.1 Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ……… 11
2.2 Thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……… …….12
2.3 Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác………12
3 Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án……….…… 1
3 3.1 Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người à hiến, lấy xác ……… 13
3.2 Thực trạng pháp luật dân sự quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……… ………….13
3.3 Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……….……13
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HIẾN, NHẬN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC……….……… 15
1.1.Lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam 15
1.2 Khái niệm, đặc điểm, sứ mệnh và những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác………18
Trang 61.2.1 Khái niệm quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……… 181.2.2.Đặc điểm của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác……… ………281.2.3 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác……… ……….291.2.4 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác……….311.3 Nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xáctrong pháp luật dân sự Việt Nam……….………… 481.3.1 Chủ thể và đối tượng thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác……… 481.3.2 Nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 561.3.3 Cơ chế quản lý nhà nước trong hoạt động hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác……… 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG I……… …….73CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN HIẾN,NHẬN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC……… 742.1 Quy định chung của pháp luật dân sự điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác……… ……742.1.1.Quy định về điều kiện chủ thể trong hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác……… …….742.1.2 Quy định về quyền lợi, chế độ đối với chủ thể hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác và thân nhân gia đình người hiến……….94
2.1.3 Quy định về hoạt động hiến máu, quản lý và sử dụng sản phẩm máu và tế bào gốc
2.3 Quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác 1202.3.1 Đối với hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống, sau khi chết, hiến xác……….1202.3.2 Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống, sau khi chết và lấy xác……… …124KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 132CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ QUYỀN HIẾN, NHẬN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤYXÁC 133
3.1 Thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 134
Trang 73.1.1 Thực tiễn thực hiện quy định chung của pháp luật dân sự điều chỉnh quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……….134 3.1.2 Thực tiễn thực hiện quy định đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác………1363.1.3 Thực tiễn thực hiện quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác………1413.1.4 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền hiến, nhận mô bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác của toà án ở Việt Nam………144
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác 1463.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định chung của pháp luật điều chỉnh quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……….…….1463.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……….153
3.2.3 Kiến nghị hoàn thiện về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác……….1593.2.4 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung khách trong pháp luật dân sự về quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác………162KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 173KẾT LUẬN CHUNG 174DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH……….175DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176DANH MỤC CÁC BẢN ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 185
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU……… 186MỤC 1: CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……… 1861.1 Một số công trình khoa học trong nước……….1861.2 Một số công trình khoa học ngoài nước………194MỤC 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VINGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……… 1962.1 Nhóm các vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác……… 1962.2 Nhóm các vấn đề về thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác………1992.3 Nhóm các vấn đề về thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự vềquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……….202MỤC 3: HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ THUỘC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬNÁN……… 205
Trang 83.1 Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
………2053.2 Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác ……… 2063.3 Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác……….……….207PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH BỆNH VIỆN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ VỀ VIỆCCÔNG NHẬN CÁC BỆNH VIỆN ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GHÉP MÔ, BỘPHẬN CƠ THỂ NGƯỜI CỦA CÁC BỆNH VIỆN………208PHỤ LỤC 2: CƠ SỞ Y TẾ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG MÔ(BAO GỒM CƠ SỞ LƯUTRỮ NOÃN, TINH TRÙNG, PHÔI, GIÁC MẠC)………
Trang 9MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ Sinh học, Nano, Y học,giải phẫu học thế giới đã và đang tạo ra nhiều kỳ tích chưa từng có trong lịch sử nhânloại, từ đó làm cho cuộc sống của con người chứng kiến, thụ hưởng nhiều thay đổi kỳdiệu Trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, từ chỗ con người có thể bịchết do một bộ phận cơ thể nào đó trên cơ thể nào đó bị bệnh, bị hỏng thì con người ngàynay lại có thể được hồi sinh bằng việc được cấy, ghép từ bên ngoài một bộ phận cơ thểcủa người khác đã hiến tặng Có thể nói, việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người hayhiến, lấy xác để phục vụ cho mục đích nhân đạo và phát triển y học đã không còn là hiệntượng hiếm gặp mà trở thành một trong số những hoạt động chuyên môn của lĩnh vực yhọc, giải phẫu học Hoạt động đó diễn ra ở mọi quốc gia trên thế giới, được điều chỉnhbởi khung pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Với pháp luật quốc tế, việc hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được điều chỉnh bởi hai phương diện là cácquyền dân sự, chính trị và quyền trong lĩnh vực y học, chẳng hạn, Tổ chức y tế thế giới(WHO) đã thông qua Nghị quyết về việc phát triển các hoạt động cấy ghép năm 2004.Hay như chính tổ chức UNNESCO cũng đã thành lập một cơ quan trực tiếp liên quan đếnlĩnh vực này là Uỷ ban quốc tế về Đạo đức y sinh Cơ quan này cũng đã công bố Tuyên
bố toàn cầu về đạo đức sinh học và quyền con người, trong đó đưa ra những nguyên tắcchung được thừa nhận rộng rãi nhằm bảo vệ quyền con người như nguyên tắc khôngđược thương mại hoá mô, bộ phận cơ thể người, mô máu, tế bào; nguyên tắc bảo vệngười chưa thành niên và những người được pháp luật bảo hộ; nguyên tắc phải có sựđồng ý của người hiến tặng…Bên cạnh các văn kiện pháp lý quốc tế có tính phổ cập nêutrên còn có sự điều chỉnh của văn kiện quốc tế ở tầm khu vực như Công ước về bảo vệquyền con người và nhân phẩm con người trong việc ứng dụng các tiến bộ y học và sinhhọc ngày 04 tháng 04 năm 1997 (gọi tắt là Công ước OVEDO) Sự điều chỉnh của thiếtchế pháp lý của quốc tế và khu vực nêu trên cho thấy rõ việc hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác có vai trò đặc biệt quan trọng gắn với cơ chế phát triển và đảmbảo thực hiện quyền con người trong cộng đồng quốc tế
Ở Việt Nam, việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đượcđiều chỉnh bởi hệ thống thể chế khá phát triển như Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác; Hiến pháp năm 2013; Bộ luật dân sự năm 2015 Nhưng dotính chất đặc thù của lĩnh vực này nên trên thực tế, việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác diễn ra phức tạp, tồn tại không íts khó khăn, vướng mắc, nhất làyêu cầu đảm bảo danh giới giữa mục đích nhân đạo, phát triển y học tiên tiến với hành vi
vi phạm pháp luật, thương mại hoá việc hiến, nhận mô hay bộ phận cơ thể người Chính
vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu về “Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ là rất
cần thiết
Trang 102 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
(i) Các quan điểm, công trình nghiên cứu, học thuyết pháp lý liên quan đến quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo quy định của pháp luật dân sựViệt Nam
(ii) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
(iii) Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền
hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác dưới góc nhìn xuất phát từ quyền conngười, quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam Ngoài ra, việc phân tích, đánh giáthực trạng pháp luật dân sự Việt Nam cũng như thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác nhằm làm nổi bật những bất cập của quy định pháp luật vềvấn đề này; là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Về thời gian: Luận án nghiên cứu, phân tích về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác theo Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Hiến, lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 và các văn bản quy phạm phápluật khác có liên quan Nên, luận án cũng sẽ tham khảo các số liệu, bản án liên quan đến thựctiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác như: Lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam; Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa,những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác; Nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thựctrạng pháp luật dân sự cũng như thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác ở Việt Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghịhoàn thiện pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích được một số vấn đề lý luận như Lịch sử phát triển của quyền
hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam;Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Trang 11Thứ hai, làm rõ thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác trên cơ sở so sánh với pháp luật một số quốc gia trênthế giới, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nh
ận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ ba, phân tích thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về
quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Việc nghiên cứu luận án sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin Đây được coi là kimchỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nghiên cứu sinh tro
ng suốt quá trình thực hiện luận án
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin, trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và
quy định pháp luật dân sự hiện hành điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác
Thứ hai, phương pháp phỏng vấn, tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp
luật và thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác,nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp
Thứ ba, phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
giữa pháp luật dân sự Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
5 Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài luận án: “Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam”, có thể đem lại những điểm
mới cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và chỉ ra những nét tổng quát nhất về quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Trong đó đã luận giải những nội dung phù hợp vàchưa phù hợp của khái niệm quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xáccủa một số học giả Qua đó xây dựng được khái niệm phù hợp nhất về vấn đề này Đồngthời đã phân tích được các đặc điểm của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác mà trước đó chưa có một công trình nghiên cứu nào triển khai Bên cạnh đó
đã phân tích khá cụ thể ý nghĩa cũng như các yếu tố tác động đến việc thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, trong đó có một yếu tố hoàn toànmới mà chưa có công trình khoa học nào đề cập đó là yếu tố về sự phát triển của khoa họccông nghệ
Thứ hai, phân tích được các nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác, đặc biệt đã bổ sung thêm hai nguyên tắc mà nội dung luậtthực định chưa quy định (nguyên tắc vô danh và nguyên tắc tôn trọng cơ thể người)
Thứ ba, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến,
Trang 12nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo hướng khái quát hoàn toàn mớinhằm xây dựng một bức tranh toàn diện những bất cập của pháp luật dân sự Qua đó đãgiúp cho các nhà lập pháp và các nhà nghiên cứu của Việt Nam có được cái nhìn bao quátnhất về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Thứ năm, việc phân tích thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác ở Việt Nam là minh chứng thực tiễn cho quyền nhân thân này màchưa có một công trình khoa học nào triển khai được
Thứ sáu, việc nghiên cứu quy định pháp luật của môt số nước trên thế giới theo
hướng so sánh sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam trong thời gian tới vềquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ bảy, những đánh giá của luận án về quy định pháp luật dânb sự sẽ giúp các n
hà lập pháp và các nhà nghiên cứu của Việt Nam thấy rõ những lỗ hổng trong quy địnhpháp luật dân sự hiện hành về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xá
c Qua đó góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật dân sự điều chỉnh quyền nhân thân này
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả đạt được của Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trongkhoa học pháp lý về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Xâydựng được các khái niệm, đặc điểm, cũng như luận giải được ý nghĩa quan trọng, nhữngyếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,lấy xác; Phân tích nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam, trong đó đã làm sáng tỏ và bổ sung thêmcác nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; cơchế quản lý nhà nước trong hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác…Luận
án cũng đã phân tích được thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác, chỉ ra những bất cập và đưa ra các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
7 Kết cấu của luận án
Ngoài danh mục từ viết tắt, lời cảm ơn, phần mở đầu, phần tổng quan về tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục các công trình của nghiên cứu sinh đã công bố liên quanđến đề tài Luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Tại phần nội dung, kết quảnghiên cứu của Luận án được nghiên cứu sinh trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác
Chương 2: Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Trang 13TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1 Các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài luận án 1.1 Một số công trình khoa học trong nước
1.1.1 Luận án, luận văn
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam”, của tác giả Lê Đình Nghị, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008 Tácgiả đã luận giải khái quát chung về quyền nhân thân và vị trí của quyền bí mật đời tưtrong hệ thống các quyền nhân thân; bản chất pháp lý của quyền bí mật đời tư; bảo vệquyền bí mật đời tư; thực tiễn bảo vệ quyền bí mật đời tư và giải pháp hoàn thiện
+ Luận án Tiến sỹ Y học “Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán chết nãocủa Việt Nam trên các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng” của tác giả Phạm Tiến Quân, Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2017 Luận án đã phân tích khá cụ thể cả về lý luậncũng như thực tiễn thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn chẩn đoán chết não trên các bệnhnhân chấn thương sọ não nặng Luận án có giá trị tham khảo để nghiên cứu sinh nghiêncứu, phát triển và luận giải tại chương cơ sở lý luận của luận án
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học "Quyền hiến bộ phận cơ thể theo pháp luật Việt Namhiện hành" của tác giả Nguyễn Thị Thúy, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2014 Tác giả đã nêu được khái niệm bộ phận cơ thể người và hiến bộ phận cơ thể người,các nguyên tắc trong vấn đề hiến bộ phận cơ thể người và nêu được tiến trình phát triểnnhững quy định pháp luật Việt Nam của quyền hiến bộ phận cơ thể người Điểm nhấnquan trọng của Luận văn là tác giả đã đưa ra được khái niệm bộ phận cơ thể người là gì?
Bộ phận cơ thể người là một thể thống nhất được hình thành từ các loại mô khác nhau tạothành một cơ thể sống hoàn chỉnh mà mỗi bộ phận cơ thể thực hiện một chức năng traođổi chất khác nhau
+ Luật văn Thạc sĩ Luật học "Một số khía cạch pháp lý liên quan đến vấn đề hiến
bộ phận cơ thể người”, của tác giả Hoàng Thị Minh Du, Trường Đại học Luật Hà Nội,năm 2008 Trong Luận văn, tác giả đã nêu lên được khái niệm, các nguyên tắc trong vấn
đề hiến bộ phận cơ thể người; phân loại bộ phận cơ thể người
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học "Phong tục, tập quán Việt Nam trong mối quan hệvới những quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" của tácgiả Phạm Thu Hồng, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014 Ở Phần cơ sở lý luận củaLuận văn, tác giả đã luận giải những khía cạnh pháp lý về sự tác động của phong tục, tậpquán đối với những quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1.1.2 Đề tài khoa học
+ Đề tài khoa học cấp trường:"Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyềnnhân thân theo pháp luật dân sự" của Trường Đại học Luật Hà Nội, tác giả Phùng TrungTập làm chủ nhiệm đề tài, năm 2008 Đây là công trình khoa học có tính hệ thống vềquyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nói chung Đặc biệt,ngoài những vấn đề chung về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luậtdân sự, các tác giả thực hiện đề tài đã phân tích cụ thể một số vấn đề lý luận về quyềnhiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết
Trang 14+ Đề tài khoa học cấp trường: "Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cánhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Trường Đại học Luật Hà Nội, tác giảPhùng Trung Tập làm chủ nhiệm đề tài, năm 2011 Đây là công trình khoa học có tính hệthống về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác Các tác giả đã luận giải các vấn
đề lý luận, thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luậthiện hành về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác
+ Đề tài khoa học cấp Bộ Y tế (2021),“Đánh giá thực trạng đề xuất giải phápnhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chính sách hiến, ghép mô, tạng ở Việt Namhiện nay”, Tác giả Nguyễn Hoàng Phúc – Chủ nhiệm đề tài Tại công trình khoa học này,các tác giả đã phân tích thành tựu, đánh giá thực trạng và đề xuất nâng cao hiệu quả triểnkhai chính sách hiến, ghép mô, tạng ở Việt Nam
1.1.3 Sách chuyên khảo
+ Cuốn sách “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người” của KhoaLuật, Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội, năm 2011 Trong cuốn sáchnày, các tác giả đã liệt kê tổng thể và phân tích toàn diện các văn kiện quốc tế về quyềncon người
+ Cuốn sách "Quyền hiến, lấy xác và bộ phận cơ thể người", tác giả Phùng TrungTập (Chủ biên), NXB Hà Nội, năm 2013 Các tác giả đã có những nghiên cứu, luận giải
về khái niệm quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác một cách rất cụthể và rõ ràng
+ Cuốn sách "Hoạt động của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người, giai đoạn 2013-2016", tác giả Trịnh Hồng Sơn (Chủ biên), NXB Giáo dụcViệt Nam, năm 2017 Trong cuốn sách này, các tác giả đã tập chung nghiên cứu và triểnkhai các nội dung như: Tóm lược một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ghép
bộ phận cơ thể trên thế giới và Việt Nam; Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của Trung tâmĐiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người; Nguyên tắc tổ chức ghép bộ phận cơthể của tổ chức y tế thế giới, mô hình tổ chức ghép bộ phận cơ thể tại Cộng hòa Pháp vàViệt Nam…
+ Cuốn sách “Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật,” của tác giảNguyễn Minh Đoan, NXB Tư pháp, năm 2014 Trong cuốn sách tham khảo này, tác giả
đã luận giải và đưa ra các phương pháp để hoàn tốt môn học Lý luận Nhà nước và Phápluật, trong đó có lý giải nội dung phong tục tập quán là gì? Cuốn sách có giá trị tham khảorất lớn để nghiên cứu sinh triển khai nội dung cơ sở lý luận của luận án
+ Cuốn sách "Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam", tác giả NguyễnVăn Huy (Chủ biên), NXB Tư pháp, năm 2019 Trong cuốn sách này, ngoài việc làm rõmột số quy định về quyền nhân thân của cá nhân dễ bị tổn thương trong pháp luật dân sự Việt Nam Tại chương 3 của cuốn sách có tiêu đề "Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác của cá nhân" nội dung có liên quan đến đề tài luận án, trong nộidung này, các tác giả đã nghiên cứu và nêu lên thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam vềquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác; một số hạn chế trong thực tiễnthi hành pháp luật về hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác
+ Cuốn sách "Ghép tạng và chết não", tác giả Trịnh Hồng Sơn (Chủ biên), NXB Y
Trang 15học, năm 2021 Ở cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu rất sâu về ghép tạng và chếtnão thông qua các chương cụ thể: Các phương pháp điều trị ung thư tế bào gan nguyênphát; Đại cương về thuốc ức chế miễn dịch; Quy trình chăm sóc sau ghép thận giai đoạnhậu phẫu; Chẩn đoán hình ảnh chết não; Chẩn đoán chết não; Chăm sóc của điều dưỡng
và vận chuyển bệnh nhân chết não; Đặc điểm lâm sàng ở người cho tạng chết não năm
2014 tại khoa phẫu thuật gan, mật, tụy - Bệnh viện Hautepierre, Strasbourg, Cộng hòaPháp; Ghi nhận số liệu đăng ký hiến, ghép tạng, lấy tạng từ người cho chết não tại ViệtNam và một số hạn chế, bất cập khi thực hiện luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác của Việt Nam…
+ Cuốn sách "Tập hợp hóa một số văn bản pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạngcủa một số nước trên thế giới và Việt Nam" tác giả Nguyễn Hoàng Phúc (Chủ biên),NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, năm 2017 Trong cuốn sách này, các tác giả đã tập hợphóa các văn bản pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng của một số nước và Việt Nam như:Pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng của Hoa Kỳ; Pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạngcủa Pháp; Pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạng của Tây Ban Nha; Pháp luật về hiến, lấyghép mô, tạng của Vương Quốc Anh; Công ước về Nhân quyền và Y sinh của Liên minhChâu Âu; Pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạng của Nhật Bản; Pháp luật về hiến, lấy ghép
mô, tạng của Autralias; Pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạng của Singapore; Pháp luật vềhiến, lấy ghép mô, tạng Hàn Quốc; Pháp luật về hiến, lấy ghép mô, tạng của Ấn Độ; LuậtHiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam và các Nghị địnhhướng dẫn thi hành; Tuyên bố ISTANBUL về chống buôn bán tạng và du lịch ghép tạngtại Việt Nam
1.1.4 Bài đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo
+ Bài viết "Hiến, lấy, ghép bộ phận cơ thể người theo pháp luật Cộng hòa Pháp"của tác giả Jacky Clauquin – Bài phát biểu tại kỷ yếu tọa đàm Dự thảo Luật Hiến, lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể người, Bản dịch của Nhà pháp luật Việt – Pháp, năm 2006.Trong bài viết này, tác giả đã phân tích những nguyên tắc trong pháp luật Cộng hoà Pháp
về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người: Nguyên tắc phải có sự đồng ý của đương sự;Nguyên tắc cấm quảng cáo cho một người hoặc một tổ chức cụ thể; Nguyên tắc cấm trảthù lao; Nguyên tắc vô danh; Nguyên tắc an toàn y tế
+ Bài viết “Chiến lược tổng thể về ghép mô, tạng và bộ phận cơ thể trong giaiđoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, của tác giả Lê Thế Trung, Tạp chí y học
và bỏng, số 01 Trong bài viết này, tác giả đã phân tích Chiến lược tổng thể về ghép mô
và bộ phận cơ thể trong giai đoạn 2006 – 2010, đưa ra được tầm nhìn rộng đến năm 2020
ở Việt Nam
+ Bài viết "Hoàn thiện hơn nữa Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác"của tác giả Bùi Đức Hiển,Tạp chí nghiên cứu lập pháp (số tháng 4/2008).Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên những bất cập của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể và hiến, lấy xác, trên cơ sở đó đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về hiến xác, hiến
bộ phận cơ thể người: Trình tự, thủ tục; Độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể;Thẩm quyền xác định chết não; Quyền lợi của người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khichết; Nguyện vọng của tử tù hiến xác cho y học, hiến bộ phận cơ thể chữa bệnh cứungười; Chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người hiến, ghép…
Trang 16+ Bài viết "Nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, hiếnxác" của tác giả Phạm Công Lạc, Tạp chí Luật học số 6/2008 Trong bài viết này, tác giảđưa ra cách tiếp cận về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười, hiến xác được quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác, trên cơ sở đó luận giải những nội dung quan trọng của các nguyên tắc này.
+ Bài viết "Phong tục tập quán Việt Nam trong mối quan hệ với những quy định
về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" của tác giả Vũ Thị HồngYến, Tạp chí Luật học số 06/2008 Tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận về phongtục tập quán Việt Nam trong mối quan hệ về những quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, đã định nghĩa phong tục là gì? tập quán là gì?
+ Bài viết "Một số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung trong Luật Hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" của tác giả Trần Thị Huệ, Tạp chí Luật học(số 03/2013) Ở bài viết này, tác giả đã nêu ra một số vấn đề mà Luật Hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người còn bỏ ngỏ, một số quy định thiếu thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác dẫn đến việc thực hiện và áp dụng gặp nhiều khó khăn
+ Bài viết “Phong tục, tập quán và áp dụng phong tục tập quán trong công tác xét
xử án dân sự” của tác giả Phùng Trung Tập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 (285),tháng 3 Ở bài viết này, tác giả đã phân tích một số khía cạnh của phong tục, tập quán và
áp dụng phong tục, tập quán trong công tác xét xử án dân sự ở Việt Nam
+ Bài viết "Sự hình thành chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ởViệt Nam" của tác giả Nguyễn Hoàng Phúc, Tạp chí nhân lực, khoa học và xã hội, số03/2017 Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên quan niệm về chính sách hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người, tại mục này tác giả đã nêu lên một số khái niệm: Hiến mô, bộ phận cơ thể người; lấy mô, bộ phận cơ thể người; ghép mô, bộ phận cơ thể người; Cácyếu tố cơ bản góp phần hình thành chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở ViệtNam
+ Bài viết "Tổ chức thực hiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam và vấn đề đặt ra hiện nay" của tác giả Nguyễn Hoàng Phúc, Tạp chí Kinh
tế - Kỹ thuật, số tháng 4/2018 Ở bài viết này, tác giả đã chia ra thành hai giai đoạn: Giaiđoạn từ năm 1989 đến năm 2006 và giai đoạn từ năm 2007 đến nay
+ Bài viết "Giải pháp hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Hoàng Phúc, Tạp chí Nhân lực và Xãhội, số tháng 04/2018 Từ thực tiễn thi hành và tổ chức thực hiện chính sách hiến, lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam, bài viết đã triển khai các nội dung: Nhữngcăn cứ chủ yếu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể người ở Việt Nam hiện nay
+ Bài viết “Chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô tạng tại Việt Nam, thựctrạng và một số giải pháp đề xuất sửa đổi, bổ sung”, của tác giả Nguyễn Hoàng Phúc, Kỷ yếu Hội thảo đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng tại Việt Nam,Viện Nghiên cứu Lập pháp & Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thểngười, đồng tổ chức (11/2021) Bài viết phân tích những bất cập về chính sách hiến, ghép
mô, bộ phận cơ thể người trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn
Trang 17đề này.
+ Bài viết “Báo cáo đánh giá tác động một số chính sách Dự án Luật hiến, lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lất xác (sửa đổi)” của tác giả Trần Thị Trang, Kỷyếu Hội thảo đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng tại Việt Nam, Việ
n Nghiên cứu Lập pháp & Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người,đồng tổ chức (11/2021) Bài viết phân tích một số hạn chế của pháp luật hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, đề xuất các phương án hoàn thiện
+ Bài viết "Chính sách bảo hiểm y tế trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười", của tác giả Đặng Hồng Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ Y tế với chủ đề
"Cơ chế tài chính trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người", ngày 09/03/2021 Bàiviết được tác giả triển khai một số quy định hiện hành về chính sách bảo hiểm y tế như:Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP; Thông tư số 30/2020/TT-BYT của
Bộ Y tế…cũng như quyền lợi của người được hưởng chính sách bảo hiểm y tế trong hiến,lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; Một số quy định hiện hành về chính sách bảo hiểm y
tế của một số quốc gia như Mỹ, Thái Lan; Cuối cùng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sửađổi trong chính sách bảo hiểm y tế hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người của ViệtNam
+ Bài viết “Pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể nguời và hiến, lấy xác
ở Việt Nam – Tiếp cận duới góc độ quyền con nguời” của tác giả Lê Văn Trung, Kỷ yếuHội thảo đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng ở Việt Nam, ViệnNghiên cứu Lập pháp & Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người,đồng tổ chức (11/2021) Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác ở Việt Nam – Nhìn từ góc độ quyền con người vànhững hạn chế của pháp luật trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
+ Bài viết “Hoạt động của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia giai đoạn29/6/3013 – 30/9/2021” của tác giả Trịnh Hồng Sơn, Kỷ yếu hội thảo Đánh giá chínhsách pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, tạng tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Lập pháp &Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, đồng tổ chức (11/2021).Bài viết phân tích tình hình hoạt động của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận
cơ thể người từ khi thành lập đến nay, những kết quả đạt được và đưa ra một số giải pháphoàn thiện
+ Bài viết “Một số bất cập khi áp dụng Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và kiến nghị” của tác giả ĐồngVăn Hệ, Kỷ yếu hội thảo khoa học – Đánh giá chính sách, pháp luật về hiến, ghép mô,tạng tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Lập pháp & Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép
bộ phận cơ thể người, đồng tổ chức (11/2021) Bài viết phân tích một số bất cập khi ápdụng Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Bệnh viện Hữunghị Việt Đức, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện
1.2 Một số công trình khoa học nước ngoài
+ Alexandra K Glazier, (CJASN August 2018), "Organ Donation and thePrinciples of Gift Law" Bài viết được tác giả nghiên cứu, phân tích về hiến bộ phận cơ
Trang 18thể và các nguyên tắc của pháp luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể của Hoa Kỳ
+ Clin J Am Soc Nephro (2018), "Organ Donation and Principles of Gift law".Bài viết nghiên cứu và phân tích về khung pháp lý quản lý việc hiến bộ phận cơ thể ở Hoa
Kỳ được xây dựng trên nguyên tắc đề cao vai trò quan trọng để hỗ trợ hệ thống cấy ghép
bộ phận cơ thể Bài viết cũng nhất mạnh đạo luật chính điều chỉnh việc hiến bộ phận cơthể ở Hoa Kỳ là đạo luật Quà tặng giải phẫu thống nhất (UAGA) UAGA là một luật mẫu
do các Uỷ viên thống nhất soạn thảo, sau đó được các Bang của Hoa Kỳ thông qua thànhluật Bài viết có giá trị tham khảo quan trọng Có thể nói đây là một công trình nghiêncứu khá toàn diện về pháp luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể ở Hoa Kỳ dựa trên cơ sởphân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này
+ Ajigboye, Mayowa Oyeniy (2018), "Law and Increasing Kidney Donation in Australias" (2018) Bài viết đã phân tích các nội dung quy định của pháp luật về hiến thận
ở Australias, trong đó tác giả luận giải việc cấy ghép thận là một thủ tục y tế và cần sự tựnguyện từ phía người hiến thận, thực tế ở Australias số lượng thận từ người hiến khôngnhiều so với nhu cầu của người ghép
+ Won Hyun Cho (2019) "Organ donation in 2018 and an introduction of theKorea national organ donation system" Đây là công trình nghiên cứu tổng quan về hiến
bộ phận cơ thể người ở Hàn Quốc năm 2018 và giới thiệu hệ thống hiến bộ phận cơ thể quốc gia Hàn Quốc
+ Wolf Rommel & Hartmut H J Schmidt (2010), "Organ transplantation inGermany – Gegal framework and organizational manegement" Đây là công trìnhnghiên cứu khoa học về ghép bộ phận cơ thể ở Đức – Khung pháp lý và quản lý tổ chức",các tác giả đã nghiên cứu và diễn giải khái niệm cấy ghép bộ phận cơ thể là phương phápđiều trị được lựa chọn trong bệnh suy mô, bộ phận cơ thể và các loại ung thư riêng biệt.Năm 1997, Đạo luật ghép bộ phận cơ thể của Đức được ban hành, tạo khung pháp lýquan trọng cho hoạt động cấy ghép cứu người ở Đức phát triển
+ Nupur Nadir "Organ Transplantation Law in India" Bài viết nghiên cứu tổngthể về Luật Cấy ghép bộ phận cơ thể ở Ấn Độ, bài viết được tác giả triển khai cả trên cơ
sở lý luận và thực tiễn về cấy ghép bộ phận cơ thể, đưa ra khái niệm như cấy ghép bộphận cơ thể là gì, người hiến bộ phận cơ thể là gì?
+ Law of the Russian Federation About organ transplantation and (or) tissues ofthe person Đây là công trình khoa học nghiên cứu quy định pháp luật của Liên bang Nga
về hiến mô, bộ phận cơ thể Luật xác định các điều kiện, thủ tục cấy ghép bộ phận cơ thể của một người dựa trên các thành tựu hiện đại của khoa học giải phẫu cơ thể người đồngthời xem xét các khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO Luật cũng đưa ra cácnguyên tắc cơ bản như nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc phithương mại, thủ tục hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể, cơ quan quản lý việc lấy, ghép
mô, các vấn đề về chết não
+ Sonya Norris "Organ Donation and Transplantation in Canada: Statistics,trends and international Comparisons” Bài viết nêu lên sự nỗ lực để cải thiện hệ thốnghiến, ghép bộ phận cơ thể của Canada đã tăng lên trong 20 năm qua, trong những nămgần đây số người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể tăng lên đáng kể, số ca ghép cũng tănglên So sánh với quốc tế cho thấy Canada là đất nước nằm trong số 20 quốc gia có tỉ lệ
Trang 19người hiến bộ phận cơ thể sau chết cao nhất thế giới.
2 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu luận án 2.1 Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, tiến trình phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác ở Việt Nam Một số công trình cũng đã tiếp cận tiến trình phát triển củaquyền này, nhưng cũng chỉ tiếp cận dưới góc độ khai lược Trên cơ sở tiếp thu một sốcông trình đó, luận án luận giải tiến trình phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác ở Việt Nam
Thứ hai, đối với khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và những yếu tố tác động đến việc
thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: Chưa có côngtrình khoa học nào đưa ra được khái niệm cụ thể về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Một số công trình dưới góc độ đề tài khoa học, luận văn…cũngmới chỉ dẫn chiếu khái niệm trên cơ sở luật thực định điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác; Đồng thời, cũng chưa có công trình khoa học nàophân tích được đặc điểm cũng như ý nghĩa của việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ ph
ận cơ thể người và hiến, lấy xác; Bên cạnh đó, chỉ có cuốn sách chuyên khảo "Quyềnhiến, lấy xác và bộ phận cơ thể người” của tác giả Phùng Trung Tập đã khái lược đượcyếu tố về phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác: Đề tài khoa học cấp trường (2011)
"Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thựctiễn" tác giả Phùng Trung Tập làm chủ nhiệm đề tài Cũng đã phân tích một số yếu tố ảnhhưởng đến việc thực hiện quyền hiến xác và hiến bộ phận cơ thể người; và bài viết
"Phong tục tập quán Việt Nam trong mối quan hệ với những quy định về hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" của tác giả Vũ Thị Hồng Yến, Tạp chí Luậthọc số 6/2008 Tuy nhiên, cũng chưa luận giải cụ thể các yếu tố tác động đến việc thựchiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Do đó, luận án đã tiếpcận và phát triển sâu hơn, đồng thời bổ sung một số yếu tố như yếu tố về sự tác động củakhoa học đến quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ ba, nội dung pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam Chưa có công trình khoa học nào phân tíchđược nội pháp luật như: Chủ thể thực hiện quyền, bản chất mối quan hệ giữa các chủ thểhiến và nhận; chỉ có Luận văn thạc sĩ Luật học "Một số khía cạch pháp lý liên quan đếnvấn đề hiến bộ phận cơ thể người”, của tác giả Hoàng Thị Minh Du, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2008, đã nêu được đối tượng của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác, tuy nhiên nội dung luận giải cũng chỉ mang tính sơ lược, chưaphân tích cụ thể đối tượng của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác là gì? Đối với các nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác: Hầu hết các công trình khoa học chỉ khai lược các nguyên tắc trên cơ sởĐiều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 Tuynhiên, luận án đã mở rộng hơn và đề xuất bổ sung thêm một số nguyên tắc nhằm đảm bảoquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được thực thi trong thực tiễn
Trang 20ở Việt Nam; Đối với chế quản lý nhà nước trong hoạt động hiến, nhận mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác thì chưa có công trình nào đề cập, do đó việc nghiên cứu nội dungnày trong luận án là rất cần thiết.
2.2 Thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, quy định chung của pháp luật dân sự điều chỉnh quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Luận án tiếp thu nội dung phân tích thực trạng quyđịnh chung về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của một sốcông trình khoa học như đã viện dẫn ở trên Tuy nhiên, luận án nghiên cứu, luận giải dướigóc độ sâu hơn, bao quát hơn những bất cập của pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, đồng thời so sánh với hệ thống pháp luật củamột số quốc gia trên thế giới để thấy được bức tranh toàn cảnh những hạn chế, bất cậpcủa nội dung này
Thứ hai, quy định đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thực hiện quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Gần như tất cả các công trình khoa học ở trên,
đa phần chưa đề cập đến nội dung này, có chăng cũng chỉ luận giải sơ sài dựa trên cơ sởluật thực định của Việt Nam điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác Luận án đã đi sâu nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên cơ sở đó phântích bất cập của pháp luật dân sự Việt Nam trong việc thực hiện quyền
Thứ ba, quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác Trên cơ sở luật thực định đó là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác và một số công trình khoa học đã khái quát ở trên Luận án phântích những bất cập của pháp luật dân sự về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộphận cơ thể người và hiến, lấy xác, là cơ sở để phân tích thực tiễn thực hiện và đề xuấtcác kiến nghị hoàn thiện tại chương 3
2.3 Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, đối với thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác, luận án phân tích từng nội dung cụ thể: Thực tiễn thực hiện quy địnhchung của pháp luật điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác; Thực tiễn thực hiện quy định đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thực tiễn thực hiện quy định vềtrình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Trongtừng nội dung, nghiên cứu sinh minh chứng bằng số liệu thực tiễn và bản án cụ thể, trên
cơ sở đó phân tích nội dung số liệu cũng như bản án để làm căn cứ cho việc đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện
Thứ hai, đối với giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác Trên cơ sở tiếp thu các công trình khoa học trích dẫn ở trên,luận án đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có những kiến nghịmang tính đột phá, hoàn toàn mới mà chưa có một công trình khoa học nào đề cập
Trang 213 Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án
3.1 Một số vấn đề lý luận về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, tiến trình phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác ở Việt Nam Luận án tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển trên cơ sở kếtquả của quá trình pháp điển hoá quyền nhân thân này đó là quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ hai, khái niệm đặc điểm, ý nghĩa, những yếu tố tác động đến việc thực hiện
quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Luận án tập trung nghiêncứu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cũng như những yếu tố tác động đến việc thực hiệnquyền như: Yếu tối phong tục tập quán; Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo; Yếu tố về trình độdân trí và sự phát triển kinh tế, xã hội; Yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ
Thứ ba, nội dung pháp luật về quyền hiến và quyền nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam, trong đó phân tích chủ thể thựchiện quyền cũng như bản chất mối quan hệ giữa chủ thể thực hiện quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và lấy xác; Đồng thời phân tích đối tượng của quyền hiến, nhận mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác “mô, bộ phận cơ thể người và xác hiến”; phân tích các nguyên tắc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; luậngiải cơ chế quản lý nhà nước trong hoạt động hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người vàhiến, lấy xác ở Việt Nam
3.2 Thực trạng pháp luật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, quy định chung của pháp luật điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác Luận án phân tích, làm rõ những bất cập chung của phápluật dân sự về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; luận giải, sosánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới để nêu bật những bất cập của pháp luậtViệt Nam trong việc điều chỉnh những vấn đề chung của quyền hiến, nhận mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ hai, quy định đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thực hiện quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Luận án cũng nghiên cứu làm rõ những bấtcập của pháp luật dân sự điều chỉnh đối với cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc thực hiện quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, so sánh với pháp luật một số quốcgia trên thế giới để nêu bật những hạn chế, bất cập của nội dung này
Thứ ba, quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác Luận án phân tích những quy định của pháp luật dân sự về trình tự thựchiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, trong đó chỉ ra và luậngiải những nội dung bất cập của pháp luật điều chỉnh nội dung này
3.3 Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Thứ nhất, đối với thực tiễn thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác Như đã triển khai ở phần trên, luận án phân tích từng nội dung cụ thể:Thực tiễn thực hiện quy định chung của pháp luật điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ
Trang 22phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thực tiễn thực hiện quy định đối với cơ quan, tổ chức
hỗ trợ việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thựctiễn thực hiện quy định về trình tự thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác Trong từng nội dung, nghiên cứu sinh minh chứng bằng số liệu thực tiễn
và bản án cụ thể, trên cơ sở đó phân tích nội dung số liệu cũng như bản án để làm căn cứcho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện
Thứ hai, đối với các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền hiến, nhận mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác Những kiến nghị tại các công trình khoa học mà luận
án dẫn chiếu ở trên chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa đào sâu luận giải cụ thể, chưa định hướngđược tầm nhìn xa Đặc biệt từ khi BLDS năm 2015 được thông qua và có hiệu lực phápluật, thay thế BLDS năm 2005, một số công trình cũng đã tiếp cận và đề xuất hoàn thiệncũng chỉ mang tính sơ lược, khái quát Nên, việc đưa ra những kiến nghị hoàn thiện phápluật về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng mà luận án cần phải giải quuyết
Trang 23CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HIẾN, NHẬN MÔ, BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 1.1 Lịch sử phát triển của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật dân sự Việt Nam
Trước năm 1989, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xácchưa được pháp luật ghi nhận (từ thời phong kiến Pháp thuộc cho đến những năm cuốithập niên 80 của thế kỷ XX) Tuy nhiên, thực tiễn ở những năm 50 của thế kỷ trước, mặc
dù chưa có luật điều chỉnh việc thực hiện quyền nhưng các bác sĩ của Việt Nam đã thựchiện thành công một số ca ghép mô, bộ phận cơ thể người đó là các ca ghép da, ghép giácmạc mà nguồn hiến từ tử thi vô thừa nhận, đặc biệt vào những năm đầu thập niên 70 củathế kỷ trước, việc ghép gan, ghép tim đã được thực hiện thử nghiệm trên cơ thể lợn doGiáo sư Tôn Thất Tùng và một số bác sĩ tiến hành, các thử nghiệm đã mang lại kết quả rấ
t thành công1 Tuy nhiên, thời kỳ này lại chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quyđịnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, điều đó xuất phát từnhững nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, do ảnh hưởng của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ của dân tộc, lúc này, Đảng và Nhà nước ta phải tập trung toàn bộ nhân lực, vậtlực cũng như trí lực để đẩy mạnh sản xuất tạo ra của cải vật chất phục vụ kháng chiến và chiến đấu để chiến thắng kẻ thù, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, có nghĩa là khiđất nước chưa giành được độc lập thì chưa có cơ sở và điều kiện để quan tâm phát triển
và mở rộng quyền con người nói chung, quyền nhân thân nói riêng trong đó có quyềnhiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ hai, khuôn khổ lễ giáo phong kiến của cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là
phong tục ma chay với quan niệm "chết phải toàn thây" đã ảnh hưởng sâu sắc trong tiềmthức của nhân dân ta từ bao đời nay nên việc hiến mô, bộ phận cơ thể người khi sống, đặc biệt là hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết là làm trái với quan niệm, phongtục ma chay vốn đã mang tính "thâm căn cố đế" Mặt khác, trình độ dân trí của nhân dân
ta trong thời kỳ này còn rất thấp, người dân chưa hiểu được những hoạt động mang tính
kỹ thuật cao của hoạt động ghép mô, bộ phận cơ thể người nên cũng chưa hiểu được hết ýnghĩa nhân văn cao cả của quyền nhân thân này
Thứ ba, mặc dù nền y học cổ truyền của nước ta ở giai đoạn này cũng đã khá phát
triển song lĩnh vực giải phẫu học (giải phẫu cơ thể người) còn rất khiêm tốn và mờ nhạt.Cũng trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân gặp rất nhiềukhó khăn, chúng ta chưa có điều kiện đầu tư cho khoa học kỹ thuật nói chung và khoahọc y học giải phẫu cơ thể người nói riêng Trong khi việc thực hiện các ca lấy, ghép mô, ghép bộ phận cơ thể người đòi hỏi phải có trình độ y học phát triển với các trang thiết bị
kỹ thuật giải phẫu hiện đại và đội ngũ y bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao
Đến cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, những calấy, ghép, thử nghiệm, giác mạc, thận, gan trên cơ thể người đã cho những kết quả đángmừng, người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng cho ngành ghép mô, bộ phận cơ thể người
ở Việt Nam không ngừng phát triển phải kể đến đó là Giáo sư Tôn Thất Tùng Thời điểmnày, mặc dù nền kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đứng trước nhu cầughép thận trong nước, Bộ Y tế đã cử đoàn gồm 10 bác sỹ sang Cuba học tập, làm chủ kỹthuật ghép thận Sau một thời gian học tập, ngày 04/06/1992 ca ghép thận đầu tiên của
1 Hương Giang (2017), Khoa học và công nghệ với những mốc son trong chặng đường ghép tạng Việt Nam, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 5, tr.14.
Trang 24Việt Nam do GS.TS Bác sĩ Lê Thế Trung và các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 103 - Họcviện Quân y thực hiện thành công Đây là mốc son đầu tiên trong lịch sử ngoại khoa ViệtNam, mở ra trang đầu tiên trong lĩnh vực ghép bộ phận cơ thể của nước nhà, đồng thời
mở cánh cửa hồi sinh cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối2
Khi nhu cầu của nhân dân về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng, để tạokhung pháp lý cho việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệuquả, năm 1989 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân được thông qua, trong luật đã quy định rất
cụ thể về vấn đề phòng ngừa bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng…trong
đó lần đầu tiên quy định về vấn đề hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người3 Tuy nhiên,Luật mới chỉ thừa nhận quyền hiến và quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người, còn quyềnhiến và quyền lấy xác vẫn chưa được pháp luật thừa nhận nên Luật Bảo vệ sức khoẻ nhândân năm 1989 vẫn chưa có các quy định đầy đủ về điều kiện, trình tự, thủ tục, nguyên tắcthực hiện đối với người hiến và người nhận mô, bộ phận cơ thể và lấy xác Luật chỉ quyđịnh trong những trường hợp nào "thầy thuốc" (cụ thể là cơ sở y tế có thẩm quyền) đượcquyền lấy mô, bộ phận cơ thể hiến khi cá nhân còn sống hoặc sau khi cá nhân chết
Để đảm bảo những quy định về lấy, ghép đối với người hiến cũng như người nhận
mô, bộ phận cơ thể trong Điều 30 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 đi vào thựctiễn cuộc sống, vấn đề này đã được cụ thể hóa trong Nghị định ban hành kèm theo Điều
lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng số 23 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày24/11/19914 Điều lệ đã có những quy định cụ thể hơn về cơ sở y tế khi tiến hành lấy mô,
bộ phận cơ thể người sau khi chết, ngoài trường hợp luật đã quy định là trường hợp ngườichết có di chúc để lại và người chết không có di chúc Và để được lấy mô, bộ phận cơ thể của người chết vô thừa nhận thì điều lệ đã bổ sung thêm trường hợp được lấy mô, bộphận cơ thể của người chết và tử thi vô thừa nhận Đồng thời quy định cụ thể hơn đối vớitrường hợp lấy mô, bộ phận cơ thể người chết không có di chúc nhưng được thân nhângia đình đồng ý thì sự đồng ý phải thể hiện rõ bằng văn bản
Đồng thời, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 mới chỉ quy định quyềnhiến và quyền nhận mô, bộ phận cơ thể ở người sống và quyền hiến cũng như quyền nhận
mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết chứ chưa quy định về quyền hiến xác Nhưngbước đầu cũng đã tạo khung pháp lý cho việc thực hiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười nhằm mục đích cứu chữa người bệnh Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ lànhững quy định chung mang tính nguyên tắc, chưa đầy đủ và cụ thể nên khó đi vào thựctiễn Chẳng hạn như chưa coi quyền hiến xác là một quyền dân sự, chưa có quy định vềđiều kiện đối với người hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể, chưa có quy định về vấn đề hiếnxác, chưa có quy định về độ tuổi đối với người hiến, cũng chưa có quy định việc hiến,nhận mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoahọc; không quy định rõ trình tự, thủ tục hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác cũngnhư quyền lợi của người hiến được hưởng hay trách nhiệm pháp lý của người hiến hay
2 Hương Giang (2017), Tlđd, tr.14.
3Điều 30 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định: 1.Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của
cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại; 2 Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được
sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành niên; 3 Bộ Y tế quy định chế độ chăm sóc sức khoẻ người cho mô hoặc một bộ phận của cơ thể.
4 Khoản 2, Điều 10 Nghị định ban hành kèm theo Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng số 23 – HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24/11/1991 quy định: : "…2 Việc lấy mô hoặc BPCT người được tiến hành trong các
trường hợp: - Người chết có di chúc để lại đồng ý cho mô hoặc bộ phận cơ thể của họ; - Người chết không có di chúc nhưng được thân nhân người chết cho bằng văn bản; - Người chết vô thừa nhận".
Trang 25người sử dụng mô, bộ phận cơ thể và xác không vì mục đích y tế như thế nào…Vớinhững thiếu sót như vậy, nên việc pháp điển hoá nội dung của văn bản quy phạm phápluật này là hết sức cần thiết Đồng thời, ngay sau sự ra đời của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhândân, trong Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 23 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24/01/1991 quy định chi tiết hơn, đó là sự
“đồng ý” của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở hai điểm, phải được người đó tự nguyện
và viết thành văn bản
Trang 26Như vậy có thể thấy, ở thời kỳ này pháp luật mới chỉ quy định quyền hiến, nhận
mô, bộ phận cơ thể ở người sống và quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể ở người sau khichết chứ chưa quy định về quyền hiến xác của cá nhân Nhưng bước đầu cũng đã tạokhung pháp lý cho việc thực hiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người nhằm mục đích cứuchữa người bệnh Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ là những quy định chung mangtính nguyên tắc, chưa đầy đủ và cụ thể nên khó đi vào thực tiễn Chẳng hạn như chưa coiquyền hiến xác của cá nhân là một quyền dân sự, chưa có quy định về điều kiện đối vớingười hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể, chưa có quy định về vấn đề hiến xác, chưa có quyđịnh về độ tuổi đối với người hiến, cũng chưa có quy định việc hiến, nhận mô, bộ phận cơthể, hiến xác nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Cùng với tiến trình xây dựng đất nước, khi đời sống của nhân dân ngày càng đượccải thiện thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của nhân dân cũng ngày càng được chútrọng Việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tiếp tục được đề cậptrong BLDS năm 1995 (Điều 32) Thiếu sót ở lần pháp điển hoá này đó là vẫn chưa cómột điều luật rõ ràng quy định về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác mà vẫn chỉ là sự lồng ghép nhiều nội dung trong cùng một điều luật Đồng thời, luậtcũng vẫn chỉ thừa nhận quyền hiến và quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người còn quyềnhiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết vẫn chưa được pháp luật quy định như mộtquyền nhân thân trong hệ thống các quyền nhân thân cơ bản Trong khi thực tiễn sốngười bệnh được ghép mô, ghép bộ phận cơ thể trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chủyếu nguồn mô, bộ phận cơ thể để ghép đó lại từ những người hiến chết não, chết ngừngtim BLDS năm 1995 chưa ghi nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết và hiếnxác là một điều còn bỏ ngỏ và cần tiếp tục pháp điển hoá về nội dung để bổ sung một sốnội dung trong chế định quyền hiến, nhận mô, nhận bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác
Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tạo một khung pháp lý vững chắc, đảm bảocho các cá nhân cũng như pháp nhân thực hiện được quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
và hiến, lấy xác một cách thuận lợi BLDS năm 2005 thay thế BLDS năm 1995 quy địnhkhá đầy đủ về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Nhưng Bộluật lại tách ra làm 3 quyền cơ bản: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); Quyền hiếnxác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); Quyền nhận bộ phận cơ thể (Điều 35) Điều
33 BLDS năm 2005 quy định quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân khi còn sống vàomột trong hai mục đích là chữa bệnh và nghiên cứu khoa học Điều 34 quy định về quyềnhiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết cũng với hai mục đích là chữa bệnh hoặcnghiên cứu khoa học
Trang 27Với những quy định tại các Điều 33 và Điều 34 BLDS năm 2005, khi Luật Hiến,lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội thông qua vào ngày29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, tại Điều 5 của luật cũng đã quy định vềquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác5 Tuy nhiên, BLDS năm
2005 chỉ ghi nhận quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể một cách chung chung nhất, cầnthiết phải đưa vào điều chỉnh trong dự thảo luật để quy định trình tự, thủ tục cụ thể đốivới các quyền nhân thân này Hơn nữa, quy định tại Điều 34 về cá nhân được hiến trướckhi có Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì còn nhiều cáchhiểu khác nhau Có cách hiểu cho rằng, cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai, không phân biệt
họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần và hành vihiến đó hoàn toàn tự nguyện, quan điểm khác lại cho rằng cá nhân hiến mô, bộ phận cơthể phải là người thành niên – mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi6 Sở dĩ có cách hiểu khác nhau như vậy bởi vì trong Bộ luật chưa quy định điều kiện cụthể đối với cá nhân ở đây là gì về các điều kiện như độ tuổi, về năng lực nhận thức, về sứckhoẻ
Để quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày càng lan tỏađến mọi người dân trong xã hội cũng như phát huy được ý nghĩa nhân đạo cao cả củaquyền nhân thân này Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền hiến,
nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác khá cụ thể: "Mọi người có quyền hiến
mô, bộ phận cơ thể và hiến xác theo quy định của luật Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm" Thể chế hóa tinh thần Hiến pháp năm 2013, BLDS năm
2015 ra đời thay thế BLDS năm 2005 đã pháp điển hóa cả về mặt nội dung, cả về mặthình thức đối với quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và đã thugọn lại thành một điều luật (Điều 35) Cấu trúc mới trong BLDS năm 2015 được đánh giá
là tinh gọn, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu Bên cạnh đó, tên Điều luật đã
bổ sung thêm trường hợp "hiến, nhận mô" bị bỏ sót trong BLDS năm 2005 Việc bổ sungnày hoàn toàn phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013 và luật thực định điều chỉnhquyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đó là Luật Hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác hiện hành
1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1.2.1 Khái niệm quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Nghiên cứu quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trước hếtphải nghiên cứu và luận giải dưới góc độ quyền con người, quyền nhân thân nói chung.Với tư cách là thành viên trong xã hội, ngay từ khi sinh ra, con người đã được hưởngnhững quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưquyền tự do dân chủ về chính trị, các quyền về dân sự, quyền về kinh tế - xã hội7 Trải quaquá trình đấu tranh và phát triển của thực tiễn xã hội, các quyền của cá nhân ngày càngđược tôn trọng thực hiện Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền con người, quyềndân sự và không tách rời khỏi quyền con người8
5 Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: "Người từ đủ muời tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết
và hiến xác".
6Phạm Thu Hồng (2016), Phong tục, tập quán Việt Nam tròng mối quan hệ với những quy định pháp luật về hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.110
7Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2014), Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 – Quan điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.49
Trang 28Trước thời kỳ cách mạng tư sản, quyền con người có bước tiến mạnh mẽ cả vềnhận thức, quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành Một số nhà nước tư sảnlớn đã có những đóng góp nhất định vào sự hình thành và phát triển lý luận quyền conngười hiện đại, trong đó có cơ chế bảo vệ quyền con người và điều kiện cho sự phát triểncủa xã hội như nhà nước pháp quyền, cơ chế thị trường, xã hội dân sự…nhờ đó, về kháchquan đã tạo tiền đề cả về mặt chính trị, kinh tế và xã hội cho việc đảm bảo các quyền conngười9 Các nhà tư tưởng lớn trên thế giới đã nghiên cứu sâu về quyền con người như: Thomas Paine, trong tác phẩm nổi tiếng “Các quyền của con người” (Rights of Man, 1791), J Locke “Bàn về khế ước xã hội”, Montesquie “Bàn về phân chia quyền lực”, J Rutxobàn về quyền lực của nhân dân, Edmund Burke (1729 - 1797) và Jeremy Bentham (1748-1832) Edmund Burke, trong tác phẩm “Suy nghĩ về Cách mạng Pháp” (Reflections onthe Revolution in France, 1770) và Jeremy Bentham, trong tác phẩm “Phê phán họcthuyết về các quyền tự nhiên, không thể tước bỏ” (Critique of the Doctrine ofInalienable, Natural Rights, 1843) cũng cho rằng ý tưởng về các quyền tự nhiên là vônghĩa (Nonsense upon stilts) và chẳng có quyền nào lại không thể tước bỏ (Nalienable)
…đã tác động mạnh mẽ đến các cuộc cách mạng tư sản và phẩm giá con người, đượckhẳng định trong các văn kiện nhân quyền nổi tiếng như: Hiến chương Magna Carta (theMagna Carta, 1251), Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1689) của nước Anh;Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (the Declaration of the Rights
of Man and of the Citizen, 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (the Declaration of Independence, 1776) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1789/1791) của HoaKỳ
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng vấn đề quyền con người “về bản chất bao hàm
cả hai mặt tự nhiên và xã hội” 10 Quyền con người, trước hết là một thuộc tính tự nhiên
thể hiện ở quyền được sống, quyền tự do, quyền được sáng tạo, phát triển, quyền đượcđối xử như con người, xứng đáng với con người Về mặt xã hội, con người mặc dù là
“động vật” cao cấp nhất của tự nhiên, nhưng đã trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội
Trong Luận cương thứ VI về Phoi – ơ – bắc, C Mác cho rằng:“Trong tính thực hiện của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” Theo Mác: “Quyền con người là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người”11 Quyền con người phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triểncon người, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội Conngười càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền conngười càng được mở rộng và bảo đảm bấy nhiêu12
Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều địnhnghĩa khác nhau Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, từ trước đến nay có đến gần 50định nghĩa về quyền con người đã được công bố13, mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ mộtgóc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào baohàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người Bên cạnh đó, liên quan đến kháiniệm trên, cũng cần lưu ý rằng thuật ngữ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch
là quyền con người (theo tiếng thuần Việt) hoặc nhân quyền (theo Hán – Việt) Theo Đại
8Lê Đình Nghị (2008), Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiễn sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8.
9Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Nxb Chính
trị, Hà Nội, tr.258-tr.259.
10C.Mác – Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.12.
11 C.Mác - Ph.Ăngghen (1986), tlđd, tr.21.
12C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.14.
13 United Nations, Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994, tr.4.
Trang 29từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền’’ chính là “quyền con người” Nên, xét về mặt ngôn ngữhọc, đây là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiêncứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về quyền con người14.Từ các luận điểm trên có thểhiểu, quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là “chuẩn mực tuyệt đối” mang tínhphổ biến, vừa là “sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hoá
và không ngừng phát triển” Quyền con người “không thể tách rời”, đồng thời cũngkhông hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội…là một tổng thểnhững quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, đó là quyền cá nhân vàquyền của dân tộc, cộng đồng, quyền dân sự - chính trị và kinh tế, văn hoá, xã hội, quyềncủa cá nhân đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội mà không thể chuyển giao Ở góc độ nào
đó, quyền con người đều được cấu thành bởi hai yếu tố: (i) Đó là những đặc quyền vốn có
tự nhiên của con người và chỉ con người mới có; (ii) Đó là yếu tố pháp lý Nói cách khác,các quyền tự nhiên vốn có đó khi được pháp luật điều chỉnh, ghi nhận thì sẽ trở thànhquyền con người Nên, quyền con người chính là sự thống nhất giữa hai yếu tố kháchquan và chủ quan được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng nhưpháp luật quốc tế
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận quyền nhân thân của con người
là một quyền tự nhiên, tuyệt đối, không thể chuyển giao, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi
họ sinh ra cho đến khi chết đi Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng như trên thực tế,thuật ngữ quyền nhân thân thường bị nhầm với giá trị nhân thân Giá trị nhân thân lànhững giá trị tinh thần gắn liền với cá nhân, có từ khi sinh ra và không phải mọi giá trịnhân thân đều được xác định là quyền nhân thân Có thể thấy rằng, quyền nhân thân cómối quan hệ mật thiết với tự do cá nhân, đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân, về bảnchất, quyền nhân thân mang đặc tính quyền cá nhân, nên việc thực hiện và bảo đảmquyền nhân thân tức là thoả mãn quyền tự do, lợi ích của cá nhân
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội giải thích
về quyền nhân thân:“Giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Chỉ những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân Quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định” 15 Theo cách giải thích này có thể hiểu, chủthể của quyền nhân thân có thể là tổ chức và quan niệm khi giá trị nhân thân của cá nhân,
tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đó mới là quyền nhân thân Chỉ những giá trịnhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân; Quyền nhân thânluôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật
có quy định; Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhânthân không gắn với tài sản Quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền nhân thân khi đượcxác lập thì làm phát sinh các quyền tài sản và quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinhquyền tài sản khi có những sự kiện pháp lý nhất định (chẳng hạn như quyền tác giả…);Quyền nhân thân không gắn với tài sản là quyền nhân thân tồn tại một cách độc lậpkhông liên quan đến tài sản16
Tại Hội thảo khoa học “Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự”17, Giáo sư Ravanas đã phân tích khái niệm quyền nhân thân xuất phát từ kháiniệm quyền con người, quyền công dân, quyền tự do dân sự và quyền của cá nhân Sau
14 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Sđd, tr.38.
15 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.
16Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích luật học, tr.105.
17Nhà pháp luật Việt – Pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng pháp
luật dân sự, Hà Nội, ngày 24,25,26/11/1997, tr.7 – tr.10.
Trang 30khi phân tích, Giáo sư đã đưa ra nhận định:“Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và nhằm bảo vệ nhân thân của mỗi người không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, địa vị, tuổi tác của họ” và nêu cụ thể các đặc điểm của quyền nhân thân,
bao gồm: (i) từ khi sinh ra, tất cả mọi người đều có quyền nhân thân; (ii) quyền nhân thânkhông nằm trong tài sản của cá nhân; (iii) quyền nhân thân không thể bị định đoạt, cónghĩa là không thể chuyển nhượng; và (iv) quyền nhân thân không thể chuyển giao chongười khác Quan điểm của Giáo sư Ravanas về quyền nhân thân cũng xuất phát từ quanniệm “là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân”
Tác giả Lê Đình Nghị có đưa ra khái niệm quyền nhân thân theo hai nghĩa khácnhau18: Một là, theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân được hiểu là một phạm trù pháp
lý bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành, trong đó có nộidung quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây
là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình; Hai là, theo nghĩa chủ quan, quyền nhân
thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cánhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác; và tác giả Nguyễn Thị Quế Anh thì cho rằng, quyền nhân thân trong luật dân sự là
“quyền chủ thể của các cá nhân xuất hiện do việc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự đối với các quan hệ liên quan đến các giá trị nhân thân của các chủ thể đó” 19;
Và, trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu luật học
đã định nghĩa quyền nhân thân là “quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” 20 Với định
nghĩa này, quyền nhân thân chỉ thuộc về mỗi cá nhân với những đặc tính không thểchuyển giao, tức là không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự, trừ một số trườnghợp mà pháp luật có quy định khác
Cũng trong khoa học pháp lý, công trình của TAND tối cao21 đã đề cập đến quyền
nhân thân dưới hai góc độ: Một là, dưới góc độ chủ thể, quyền nhân thân về dân sự được
hiểu là quyền con người về dân sự gắn liền với mỗi cá nhân được thụ hưởng với tư cách
là thành viên của cộng đồng kể từ thời điểm người đó được sinh ra và bằng các quyền đó,mỗi cá nhân được khẳng định địa vị pháp lý của mình trong giao lưu dân sự, do đó mỗi cánhân đều có quyền nhân thân riêng và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác; Hai là, dưới góc độ khách thể, quyền nhân thân về dân
sự của cá nhân được hiểu là chế định pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật vềcác quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân để bảo đảm địa vị pháp lý cho mỗi cá nhân, là
cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền con người về dân sự trong sự bảo hộcủa Nhà nước và pháp luật Theo đó, quyền nhân thân được nhìn nhận trên hai yếu tố cơbản là chủ thể quyền (quyền con người) và khách thể (chế định pháp luật) đều gắn liềnvới mỗi cá nhân
Như vậy, xét về các đặc tính của quyền nhân thân, hầu hết các định nghĩa, cácluận điểm đã nêu ở trên đều thừa nhận các đặc tính cơ bản của quyền nhân thân gồm: (i)Đối tượng của quyền nhân thân là giá trị tinh thần (phi vật chất); (ii) gắn liền với cá nhân
và không thể chuyển giao; và (iii) có tính cá biệt hoá cá nhân Đây là những đặc trưng cơ
18 Lê Đình Nghị (2008), Tlđd, tr.18.
19Nguyễn Thị Quế Anh, Quyền nhân thân trong pháp luật dân sự và sự ghi nhận quyền nhân thân trong Dự thảo Bộ
luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Luật học, Số đặc biệt: Góp ý hoàn thiện dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), số 06/2015,
tr.34.
20Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa – Nxb.Tư pháp, Hà Nội,
tr.653.
21Toà án nhân dân tối cao, Vai trò của Toà án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy
định của Bộ Luật Dân sự, Đề tài khoa học cấp Bộ, số đăng ký: 96-98-063/ĐT.
Trang 31bản của quyền nhân thân của cá nhân, khác biệt với các quyền dân sự thông thường khác.
Từ những quan điểm, định nghĩa nêu trên và qua quá trình nghiên cứu, tiếp thu cũng như
có những đánh giá nhất định, nghiên cứu sinh nhận thấy có nhiều cơ sở để khẳng định về
cơ bản quyền nhân thân chỉ thuộc về cá nhân, tuy nhiên trong một số quyền nhân thân cụthể thì có thể thuộc về cả pháp nhân và các chủ thể khác Điều đó được nghiên cứu sinhluận giải bởi một số lập luận:
(i) Xuất phát từ chính cụm từ “quyền nhân thân” “Quyền là những xử sự đượcphép của các chủ thể nói chung Quyền của chủ thể có thể là quyền tự nhiên, vốn có,không do ai quy định, cho phép và cũng có thể trên cơ sở quy định của pháp luật, trên cơ
sở uỷ quyền từ phía chủ thể khác Nhân thân là tổng hợp các đặc điểm về xuất thân, giớitính, tuổi tác, sức khoẻ, tính cách, học vấn, quá trình giáo dục, nghề nghiệp, thành phầntôn giáo, hoàn cảnh gia đình, địa vị xã hội của cá nhân…Mỗi người đều có nhân thânriêng, ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người đó22
(ii) Quyền nhân thân thuộc phạm trù của quyền con người, chỉ gắn với mỗi conngười cụ thể Ở mức độ cao nhất, quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có khicon người sinh ra, thiêng liêng và bất khả xâm phạm, như quyền sống, quyền tự do,quyền mưu cầu hạnh phúc Mỗi con người đều có đời sống riêng, tâm tư, tình cảm, nhâncách, phẩm giá, uy tín riêng, cá biệt hoá với cộng đồng thông qua hình ảnh, họ tên…làmnên những giá trị tinh thần cốt lõi của họ Do vậy, các quyền nhân thân luôn thể hiện đờisống tinh thần của mỗi con người cụ thể
(iii) Đối tượng của quyền nhân thân là giá trị tinh thần (phi vật chất), luôn luôngắn liền với cá nhân và không thể chuyển giao (trừ một số trường hợp đặc biệt theo quyđịnh của pháp luật) Còn các yếu tố như danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác đó lànhững giá trị vô hình của pháp nhân, chủ thể khác thông qua quá trình hoạt động, gắn liềnvới lợi ích mà pháp nhân, chủ thể khác hướng tới và mong muốn đạt được,
(iv) Một số quyền nhân thân được bảo vệ vô thời hạn mà không phụ thuộc là cánhân đó còn sống hay đã chết Pháp nhân, chủ thể khác xét về tư cách chủ thể là do đượcthành lập trên cơ sở quyết định hành chính hoặc đăng ký thông qua trình tự, thủ tục hànhchính, được phân biệt thông qua tên gọi, trụ sở, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, tàisản…và có thể bị chấm dứt sự tồn tại trên cơ sở thủ tục hành chính hoặc thủ tục tư pháp
do pháp luật quy định Danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác được tích luỹ do quátrình hoạt động của pháp nhân, chủ thể khác và sẽ mất đi khi pháp nhân, chủ thể khác đóchấm dứt sự tồn tại
Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là quyền nhân thântrong hệ thống các quyền nhân thân được pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận và điềuchỉnh Do đó, khi nghiên cứu dưới góc độ lý luận, nghiên cứu sinh luận giải khái niệmtrên cơ sở tách ra thành hai quyền cơ bản: (i) Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người vàhiến xác; (ii) Quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác:
Thứ nhất, quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là một phạm trù của
quyền con người, quyền nhân thân và là một khái niệm đã xuất hiện khá lâu không chỉ ởViệt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi nó không chỉ là một khái niệm thuần tuýtrong y học, giải phẫu học mà còn là khái niệm trong luật học và đã rất phổ biến trong đờisống dân sự ở đa phần các quốc gia trên thế giới và mỗi quốc gia họ cũng đã xây dựngriêng một đạo luật điều chỉnh việc thực hiện quyền tại quốc gia mình Khi xã hội ngàycàng phát triển, điều kiện sống của phần lớn người dân trong xã hội ngày càng nâng cao,nhu cầu được chữa bệnh để duy trì sự sống và kéo dài tuổi thọ của con người cũng ngày
22 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.237 & tr.264.
Trang 32càng lớn thì quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác lại càng trở nên đặc biệtquan trọng, bởi nó gắn liền với tính mạng, sức khoẻ của con người Trên thế giới, sốngười có nguyện vọng được ghép mô, bộ phận cơ thể để chữa bệnh rất lớn, số người hiến
mô, bộ phận cơ thể và hiến xác vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu, giảng dạy,thực nghiệm ngày càng tăng nên khái niệm này không còn là một khái niệm xa lạ với đaphần nhiều người dân trong xã hội Tuy nhiên, dưới độ y học, giải phẫu học và khoa họcpháp lý thì rất ít người, thậm chí là chưa có học giả nào đưa ra được khái niệm cụ thể về:Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt23 hiến là động từ chỉ "hành động dâng hay tự nguyện chocủa một chủ thể", là hành vi mang tính chủ động "cho cái quý giá của mình một cách tựnguyện"; Theo Đại từ điển Tiếng Việt24 hiến là dâng cái quý giá của mình một cách trântrọng, tự nguyện Hiểu đơn thuần về mặt câu chữ thì “hiến” có nghĩa là tặng cho mô hoặcmột phần cơ thể của chủ thể xác định hoặc xác của cá nhân sau khi cá nhân đó chết Tuynhiên, đối tượng đem tặng cho ở đây hết sức đặc biệt "mô, bộ phận cơ thể người và xác –
đó chính là món quà sự sống, đồng thời cũng là món quà giúp cho nền y học, giải phẫuhọc nước nhà phát triển khi các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo Y học, Dược học có
mô, bộ phận cơ thể người và xác hiến để nghiên cứu, thực nghiệm" Về mặt thuật ngữ, b
ản thân từ “hiến” cũng thể hiện rõ tính tự nguyện của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác mà không cần đòi hỏi bất kỳ sự trao đổi lợi ích vật chất nào, do đó đã nóiđến “hiến” thì không thể vì mục đích thương mại mà vì mục đích cao quý hơn rất nhiều
đó là nhằm cứu chữa người bệnh hoặc vì mục đích phục vụ sự nghiệp nghiên cứu y họctìm ra những phương thức để phòng, chữa trị cho những người mắc bệnh hiểm nghèo vàhành động hiến đó chính là sự thể hiện “ý chí tự nguyện’ của chủ thể có mô, bộ phận cơthể và xác hiến”
Mặc dù các định nghĩa trên chưa thật sự rõ ràng khi sử dụng mệnh đề "hiến…làhiến" nhưng nó đã chỉ ra một điểm rất quan trọng: nguồn gốc của đối tượng hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác phải xuất phát từ chính cơ thể của chủ thể thực hiện hành
vi hay hành vi hiến phải là hành vi trực tiếp (tự mình thực hiện, không đại diện) của cánhân, ngay cả trong trường hợp cá nhân không có thẻ đăng ký hiến sau khi chết phải có
sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ, vợ, chồng, đại diện các con đã thành niên của họ.Đây là trường hợp sự đồng ý của người thân được hiểu đó là căn cứ cho rằng người chết
đã không từ chối và có thể đồng ý hiến trước đó Bên cạnh đó, định nghĩa trên còn đặcbiệt nhấn mạnh đến tính tự nguyện của chủ thể khi thực hiện hành vi để nêu bật lên tínhnhân văn cao đẹp của nó cho dù bản thân từ hiến đã bao hàm sự tự nguyện Hành vi hiến
mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác không phải là của một cá nhân bất kỳ nào, mà phải
là “người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ"25 và "từ đủ 20 tuổi trở lên –trong trường hợp hiến tinh trùng" Hành vi hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của chủ thểkhi sống hay sau khi chết được pháp luật quy định căn cứ vào mức độ năng lực hành vidân sự đầy đủ của cá nhân Pháp luật dân sự quy định về điều kiện chủ thể trong hiến mô,
bộ phận cơ thể và hiến xác cả khi sống cũng như sau khi chết đã loại trừ những cá nhânkhông có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự thì không cóquyền hiến Quy định về điều kiện chủ thể như vậy đã hoàn toàn dựa vào điều kiện củachủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến các giao dich dân sự Tuynhiên, những chủ thể bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 24 BLDSnăm 2015 thì không bị hạn chế quyền định đoạt trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể và
23 Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.362.
24Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đai từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá – Thông tin, tr.803.
25 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015
Trang 33hiến xác, kể cả khi họ sống và sau khi họ qua đời vì đó là quyền tự nhiên của con người,quyền nhân thân của mỗi cá nhân.
Một số học giả cũng đã đưa ra quan điểm của mình về quyền hiến mô, bộ phận cơ
thể người, hiến xác như: Quan điểm của TS Nguyễn Hoàng Phúc cho rằng "Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết: Một cá nhân khi còn sống tự nguyện hiến một phần cơ thể để cứu chữa cho những bệnh nhân suy tạng khác như hiến một quả thận hay một phần lá gan hoặc hiến tất cả các mô, bộ phận cơ thể khác sau khi chết, chết não như: tim, gan, phổi, thận, tụy, giác mạc, da, xương” 26 ; Quan điểm của PGS.TS Phùng Trung Tập27, những
bộ phận cơ thể được tách ra khỏi cơ thể của một cá nhân để ghép vào cơ thể của một cánhân khác nhằm mục đích chữa bệnh Và việc tách mô, bộ phận cơ thể đó phải căn cứ vào
sự tự nguyện của một cá nhân đã tự nguyện hiến khi bản thân họ đang sống hoặc sau khi
họ chết
Các quan điểm trên có thể hiểu, ý chí của chủ thể hiến được thể hiện ở sự tựnguyện của chính người có mô, bộ phận cơ thể khi còn sống hoặc sau khi qua đời Sự thểhiện ý chỉ được tôn trọng tuyệt đối Mọi hành vi doạ nạt, ép buộc, áp đặt ý chí đối với chủthể hiến đều là những hành vi trái pháp luật và việc hiến sẽ không thể được thực hiện
Tuy nhiên ý chí của người hiến có hai trường hợp bị hạn chế: Trường hợp thứ nhất, ý chí
của người hiến bị hạn chế theo luật định28; Trường hợp thứ hai, không phụ thuộc vào ý
chí của người hiến Trường hợp thứ hai khác trường hợp thứ nhất ở chỗ, người chết cóthẻ đăng ký hiến nhưng sau khi người có thẻ chết mà những người thân thích của ngườinày không đồng ý cho cơ sở y tế lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh hoặc sửdụng vào mục đích nghiên cứu, giảng dạy, thực nghiệm thì nguyện vọng của họ sau khichết cũng không thể thực hiện được Pháp luật không thể quy định trong trường hợpnhững người thân thích của người chết ngăn cản và không thực hiện nguyện vọng củangười đó là cho phép người khác lấy mô, bộ phận cơ thể, lấy xác nhằm các mục đíchchữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, buộc họ phải thực hiện nguyện vọng của một ngườitrước khi chết Hành vi của những người thân thích của người tự nguyện hiến không bịcoi là hành vi cản trở và cũng không bị coi là trái pháp luật Bởi việc hiến mô, bộ phận cơthể hay hiến xác ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn phụ thuộc vào phong tục, tậpquán, tín ngưỡng, tôn giáo cho nên pháp luật điều chỉnh quyền hiến mô, bộ phận cơ thểngười và hiến xác được dự liệu để khuyến khích lòng nhân ái, sự sẻ chia, tình thương yêugiữa con người và con người đối với nhau mà không quy định một trách nhiệm bất kỳnào đối với người hiến và những người thân thích của họ
Đối với quyền hiến xác, cũng có quan điểm cho rằng29, hiến xác là một hành động,một nghĩa cử cao đẹp thể hiện ý thức và trách nhiệm cũng như tinh thần vì cộng đồng củamỗi cá nhân Việc hiến xác cho các tổ chức y tế sẽ góp phần vào việc nghiên cứu tìm ranhững vấn đề mới để giúp phát triển các phương pháp chữa bệnh mới cho con người Khicon người còn sống, cơ thể con người là một thực thể tự nhiên, là hạt nhân quyết định sựtồn tại của thực thể - con người30 Cơ thể của cá nhân là tập hợp các bộ phận tự nhiên tạothành thân thể của con người Mỗi bộ phận cơ thể của cá nhân có chức năng trao đổi chất
26Nguyễn Hoàng Phúc (2017), Sự hình thành chính sách hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam, Tạp
chí Nhân lực, khoa học xã hội, số 3, tr 61.
27PGS.TS Phùng Trung Tập (2013), Tlđd, tr.18.
28 Khoản 1 Điều 21 và Khoản 2 Điều 22 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006.
29 Hoàng Thị Minh Du (2008), “Một số khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đề hiến bộ phận cơ thể người”, Luận
văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.7- tr.8.
30PGS.TS Phùng Trung Tập (2013), Quyền hiến, lấy xác và bộ phận cơ thể người, NXB Hà Nội, tr.91-tr93.
Trang 34để bảo toàn sự sống của chính cá nhân đó và là một bộ phận không thể thiếu của một cơthể sống hoàn chỉnh Khi cá nhân chết, cơ thể của cá nhân được gọi là thi thể (xác) Tuỳtheo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và quan niệm về sự sống của từng vùng,miền, từng dân tộc hay từng quốc gia mà có nhiều danh từ được sử dụng để nhằm chỉ về
sự chết của cá nhân con người Xét dưới góc độ pháp luật dân sự, thời điểm chết của cánhân đồng thời là thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Nhưng nếuxét về mặt sinh học, chết là sự ngừng trao đổi chất của một cơ thể Khi cá nhân chết, các
bộ phận cơ thể của cá nhân chấm dứt quá trình trao đổi chất theo nghĩa sinh học và chấmdứt năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật và lúc này, thi thể của cá nhân
đã chết đó chính là đối tượng của việc hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khichết và đó chính là quyền nhân thân của cá nhân khi họ còn sống
Duới góc độ pháp lý, bản chất của hành vi hiến mô, bộ phận cơ thể người hay hiếnxác không phải là hợp đồng mà là hành vi đơn phương của chủ thể hiến, bởi nó thể hiệnduy nhất ý chí tự nguyện của chủ thể hiến mà không phải là sự thỏa thuận giữa các bênchủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong hoạt độnghiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, nó không thoả mãn khái niệm hợp đồng đượcquy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 Khi người hiến ký tên vào đơn đăng ký hiến và
cơ sở y tế hoàn tất thủ tục đăng ký cho người hiến thì đó không phải là hợp đồng tặng chođược ký kết mà đơn giản chỉ là một thủ tục ghi nhận duy nhất ý chí tự nguyện của chủ thểhiến, còn cơ sở y tế chỉ là một chủ thể có nhiệm vụ trợ giúp người hiến thực hiện quyềncủa họ mà thôi Bên cạnh đó31, các nhà xây dựng luật lại coi hiến phôi là hợp đồng tặngcho giữa một cặp vợ chồng và cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng rõ ràng
ở đây, cái được gọi là “hợp đồng tặng cho” này không phản ánh đúng bản chất của cụm
từ mà nó mang bởi: (i) Bên nhận là cơ sở y tế không có quyền sở hữu số lượng phôi trên,
họ cũng không có quyền định đoạt chúng bởi bất cứ hành vi nào để chuyển giao hay từ bỏquyền sở hữu cho dù giả thuyết rằng đây là loại tài sản hạn chế lưu thông Việc phân phối
số phôi này đều phải trên cơ sở nguyên tắc luật định; (ii) Cơ sở y tế không thể chủ độngtrong mối quan hệ hiến - nhận này với tư cách là một bên tự nguyện của hợp đồng để từchối không tiếp nhận phôi dư được “tặng cho” mà luôn tiếp nhận nếu nó được đảm bảo
an toàn y tế với tư cách là một mắt xích của hệ thống hiến mô, bộ phận cơ thể người vàhiến xác
Khoản 1 Điều 35 BLDS năm 2015 đưa ra quy định chung nhất về quyền hiến mô,
bộ phận cơ thể người và hiến xác:“Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết để chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác”, bên
cạnh đó, khoản 6, Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
đã định nghĩa rằng:“Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô,
bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết” Khái niệm này nghiên cứu sinh
luận giải theo hai nghĩa: (i) Theo nghĩa khách quan, quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác là một phạm trù pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhànước ban hành, trong đó có nội dung quy định cho các cá nhân được thực hiện quyềnhiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi sống và hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác saukhi chết vì mục đích nhân đạo chữa bệnh cứu người hoặc nghiên cứu khoa học, giảngdạy, thực nghiệm; (ii) Theo nghĩa chủ quan, quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người vàhiến xác là một quyền dân sự chủ quan gắn liền với chính bản thân cá nhân trong việcđưa ra quyết định của mình đối với ý chí tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác,
31 Điều 11 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học.
Trang 35quyền này không thể chuyển giao được cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác.
Đây là quyền của cá nhân trong việc tự định đoạt ý chí hiến mô, bộ phận cơ thểcủa mình khi sống, sau khi chết và hiến xác nhằm để chữa bệnh cứu người, nghiên cứukhoa học và giảng dạy Quyền tự định đoạt cơ thể của cá nhân xét cho cùng thì con ngườikhông những vì các lý do phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và quan niệm về sựsống, chết của con người, mà còn vì lòng nhân đạo, sự yêu thương, ý thức vì cộng đồng
32 Nhưng trong thời đại mà khoa học nói chung đã phát triển ở trình độ kỹ thuật rất caonhư hiện nay, việc tách một bộ phận cơ thể ra khỏi thân thể của người đó không còn làvấn đề quá phức tạp và không thể không thực hiện được Hành vi hiến nhằm mục đíchnhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu, giảng dạy, thực nghiệm là một quan niệm đúng Vấn
đề được đặt ra ở đây đó là bộ phận cơ thể người hiểu như thế nào? Bộ phận cơ thể nàođược hiến để nhằm chữa bệnh cứu người và bộ phận cơ thể nào được hiến để nhằmnghiên cứu, giảng dạy?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác thì bộ phận cơ thể được hiểu: Một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện chức năng sinh lý nhất định Như vậy, bộ phận cơ
thể được hiểu là một thể thống nhất được hình thành từ các loại mô khác nhau tạo thànhmột cơ thể sống hoàn chỉnh, mà mỗi một bộ phận cơ thể thực hiện một chức năng trao đổichất khác nhau Theo học thuyết Paplốp33, nhà sinh vật học vĩ đại người Nga thì chết là
sự ngừng trao đổi chất, do vậy sống là sự trao đổi chất của các bộ phận trong cơ thểngười Cơ chế trao đổi chất của một cơ thể sống xét về mặt sinh học diễn ra rất phức tạp,
mà cho đến nay con người chỉ hiểu về nguyên tắc và quy luật trao đổi chất nói chungtrong cơ thể sống của con người, còn mối liên hệ giữa các bộ phận cơ thể người thực hiệnchức năng trao đổi chất Tuy nhiên, tại sao lại coi quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác là một “quyền” trong khi lợi ích mà nó mang lại cho chủ thể quyền gần như làkhông có Điều này có thể lý giải: Nói đến “quyền”34 là nói đến sự tự do ý chí lựa chọnhành động của chủ thể trong khuôn khổ pháp luật Rõ ràng, mỗi cá nhân có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với thân thể của mình, không ai có quyền canthiệp hay cản trở Khi một cá nhân đã có nguyện vọng hiến một phần cơ thể khi sốnghoặc hiến toàn bộ sau khi chết, hiến xác vì lợi ích của xã hội thì bất cứ ai, kể cả nhữngngười thân trong gia đình cũng không được cản trở Việc ghi nhận “quyền” chính là mộtbảo đảm cho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cá nhân trong lĩnh vực đặc thù vàhết sức nhạy cảm
Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm quyền hiến mô, bộ
phận cơ thể người và hiến xác như sau:“Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là một bộ phận của quyền con người, quyền nhân thân đối với chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó, chủ thể có quyền định đoạt hoặc quyết định đối với việc tách
mô, bộ phận cơ thể (bao gồm cả xác người sau khi chết) khi còn sống hoặc sau khi chết
để tự nguyện tham gia vào hoạt động nhân đạo hoặc hoạt động nghiên cứu, phát triển y học của đất nước nói riêng, thế giới nói chung Hành vi hiến của chủ thể có tính chất phi thương mại, tuân thủ sự chặt chẽ của y học, giải phẫu học và chịu sự điều chỉnh nghiêm ngặt của pháp luật dân sự cũng như pháp luật liên quan”.
Thứ hai, quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác là một nôi dung của quyền nhân thân được pháp luật quy định và thừa nhận cũng dựa trên cơ sở lý luận nhất
32PGS.TS Phùng Trung Tập (2013), Tlđd, tr.17.
33PGS.TS Phùng Trung Tập (2013), Tlđd, tr.18.
34 PGS.TS Phùng Trung Tập (2013), Tlđd, tr.19.
Trang 36định Con người sinh ra đã có quyền sống và quyền được chữa bệnh, đó là quyền conngười cơ bản của họ khi họ sống trong một Nhà nước độc lập có chủ quyền và quyền conngười của họ luôn được đảm bảo và ở đây, quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấyxác cũng là một bộ phận của quyền con người, quyền nhân thân Do đó, lẽ tất nhiên cũngđược Nhà nước thừa nhận và bảo vệ Khi con người sinh ra thì họ có quyền sống, trongcuộc sống của họ không may họ bị mắc một căn bệnh nào đó có thể do nguyên nhân ditruyền hoặc do điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt hoặc điều kiện làm việc trong môitrường độc hại mà không may mô hay một bộ phận cơ thể của họ bị nhiễm bệnh, khôngcòn thực hiện được chức năng trao đổi chất và buộc phải cắt bỏ, thay thể bằng một bộphận cơ thể khác thì họ mới tiếp tục duy trì được sự sống…họ hoàn toàn có quyền đượcchữa bệnh thông qua việc nhận mô, bộ phận cơ thể từ người khác tự nguyện hiến để chữabệnh cho mình, bởi nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác là quyền nhân thân thể hiệnviệc cá nhân được quyền chữa bệnh và quyền được sống của mỗi cá nhân trong một nhànước độc lập có chủ quyền.
Bên cạnh đó, các cơ sở y tế, pháp nhân có thẩm quyền nghiên cứu, giảng dạy, thựcnghiệm thuộc lĩnh vực y học, dược học cũng có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người vàlấy xác từ người hiến để chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, thực nghiệm, nhất là trongđiều kiện khoa học kỹ thuật (đặc biệt là giải phẫu học) trên thế giới cũng như ở Việt Namphát triển mạnh mẽ như hiện nay, những ca ghép mô, bộ phận cơ thể người được thựchiện thành công rất cao thì việc ghi nhận quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xáccàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bởi nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác làquyền nhân thân của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiêncứu khoa học, các tổ chức này nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để thực hiện các hoạtđộng với mục đích: chữa bệnh, thực nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa họckhác Từ nội dung này, nghiên cứu sinh có căn cứ để luận giải, các cơ sở y tế, cơ sởnghiên cứu thực hiện chức năng theo thẩm quyền cũng có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác để phục vụ sự nghiệp chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và giảng dạythuộc lĩnh vực chuyên môn của họ Bởi đối với các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, quyềnnhận này gắn với các thao tác chuyên môn trong y học là tách, ghép mô, bộ phận cơ thểngười Nên, quyền nhân thân này thực chất liên quan đến hành vi pháp lý của chủ thểchuyên môn, quản lý, điều phối nguồn mô, bộ phân cơ thể hiến để sử dụng vào mục đíchchữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, thực nghiệm
Thực tiễn cả quốc tế và trong nước, chưa có học giả nào nghiên cứu sâu về quyềnnhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác, mà chỉ luận giải lồng ghép với quyền hiến vàviệc luận giải cũng chỉ mang tính khái quát, chưa đi sâu phân tích và đưa ra quan điểm cụthể về quyền nhận, nên cũng chưa có học giả nào đưa ra được khái niệm “quyền nhận
mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác là gì?” Xét về mặt sinh học, con người là một cơ thểthống nhất gồm nhiều bộ phận, nhiều cơ quan thực hiện chức năng trong cơ thể ngườihợp lại, các cơ quan đấy phải thực hiện chức năng trao đổi chất Tuy nhiên, không phải aisinh ra mà các bộ phận cơ thể cũng hoàn thiện mà có người bị khuyết thiếu bẩm sinh,chẳng hạn như có người sinh ra đã bị khuyết tật về mắt, khuyết tật về chân tay, khuyếtthiếu hậu môn, khuyết thiếu bộ phận sinh dục hay bị tim bẩm sinh…và họ cần được nhận
mô, bộ phận cơ thể từ người tự nguyện hiến để chữa bệnh cũng như được thực hiện thiênchức làm mẹ
Khoản 1 Điều 38 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Mọi người có quyền được bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”; tuy nhiên điểm hạn chế của
Hiến pháp năm 2013 mới chỉ ghi nhận quyền hiến, chưa ghi nhận quyền nhận mô, bộphận cơ thể người và lấy xác của cá nhân cũng như pháp nhân Khắc phục hạn chế đó, p
Trang 37háp luật dân sự Việt Nam quy định: "Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác" 35 Việc thừa nhận
quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người, lấy xác của cá nhân, cơ sở y tế, pháp nhân có thẩmquyền về nghiên cứu khoa học đã mở ra cơ hội được sống cho rất nhiều người bệnh, đâychính là quyền nhân thân cơ bản; đồng thời là cơ sở tạo điều kiện cho nền y học trong lĩnh vực ghép mô, bộ phận cơ thể người của Việt Nam ngày càng phát triển Bên cạnh đó,chủ thể nhận không cần phải được xác định cụ thể bởi bất cứ ai cũng có quyền nhận đểchữa bệnh cho mình hoặc bất cứ cơ sở y tế hay pháp nhân có thẩm quyền nghiên cứukhoa học, giảng dạy thuộc lĩnh vực y học, giải phẫu học đều có quyền nhận mô, bộ phận
cơ thể và lấy xác để phục vụ mục đích nhân đạo chữa bệnh cũng như nghiên cứu khoahọc và giảng dạy, học tập
Do đó, quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác được hiểu theo hai nghĩa:(i) Hiểu theo nghĩa khách quan, quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác là tổnghợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định chocác cá nhân được quyền chữa bệnh và quyền được sống Đồng thời đây còn là quyền của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học Các tổchức này nhận mô, bộ phận cơ thể người, lấy xác để thực hiện các hoạt động với mụcđích: chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và nghiên cứu khoa học khác; (ii) Hiểu theonghĩa chủ quan, quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác là quyền dân sự của mỗi
cá nhân, cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu trong việc nhận mô, bộ phận cơ thể và lấy xác từ cánhân hiến tặng, món quà hiến tặng ở đây rất đặc biệt đó là mô, bộ phận cơ thể người vàxác hiến để chủ thể nhận họ sử dụng vào các mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa họchoặc giảng dạy để phục vụ cho sự phát triển của ngành y tế nói chung, đặc biệt là nghiêncứu khoa học, giải phẫu học và chữa bệnh cứu người
Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm về quyền nhận mô, bộ
phận cơ thể người và lấy xác như sau:“Quyền nhận mô, bộ phận cơ thể người và lấy xác
là một bộ phận của quyền con người, quyền nhân thân trong đó cá nhân có quyền nhận
mô, bộ phận cơ thể từ chủ thể khác hiến tặng để chữa bệnh cho mình nhằm tiếp tục duy trì sự sống; đồng thời đó là khả năng tiếp nhận bằng hoạt động chuyên môn của chủ thể
là các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu có chức năng theo quy định của pháp luật hiện hành
để điều phối, thực hiện việc cấy ghép thành công mô, bộ phận cơ thể vào cơ thể cá nhân
có nhu cầu và được thụ hưởng mô, bộ phận cơ thể từ cá nhân hiến tặng Đồng thời thực hiện chức năng nghiên cứu, giảng dạy theo điều kiện, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định”.
1.2.2 Đặc điểm của quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Thứ nhất, đặc điểm cơ bản đầu tiên được thể hiện đó là mục đích chủ yếu của việc
thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người va hiến, lấy xác không phải đem lạilợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm đem lại lợiích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội Lợi ích mà chủ thể quyền đạt được ở đây đó
là lợi ích về tinh thần, ý chí tự nguyện hiến của chủ thể nhằm mục đích mang lại sự sống,ánh sáng hay quyền được làm cha, làm mẹ cho người khác, đồng thời giúp cho các cơ sở
y tế, cơ sở nghiên cúu y học, cơ sở giảng dạy có được nguồn mô, bộ phận cơ thể, xác hiến
để chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, thực nghiệm nhằm tìm ra những phác đồ điều trịmới tốt hơn, hiệu quả hơn Ở đây, lợi ích vật chất mà người tự nguyện hiến có thể cónhưng không phải là chính yếu, ví dụ như: được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí,
35 Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trang 38được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể khi người đó sau khi hiến lại không may mắc bệnhcần phải có bộ phận cơ thể ghép mới tiếp tục duy trì được sự sống, được cấp thẻ bảo hiểm
y tế miễn phí, được cấp thẻ sử dụng các dịch vụ công cộng miễn phí…Lợi ích của chủ thểquyền thực sự rất nhỏ bé và khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã hội nhận được từ chủthể hiến Đặc điểm này chỉ có ở quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác mà thôi
Thứ hai, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là quyền thể
hiện ý chí tự nguyện hiến vì các mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy,thực nghiệm Để thực hiện được quyền này, cá nhân phải thể hiện ý chí tự nguyện hiếnkhi họ còn sống và việc thể hiện ý chí tự nguyện hiến đó khi họ còn minh mẫn, sáng suốt,tỉnh táo khi đưa ra quyết định Đối với việc lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến đượcthực hiện khi người hiến còn sống hay sau khi họ chết tùy theo trước tiên là ý chí tựnguyện của người hiến, bên cạnh đó còn căn cứ vào bộ phận cơ thể được hiến Khi lấy đimột bộ phận cơ thể, tuỳ thuộc vào chức năng của từng bộ phận mà nó sẽ ảnh hưởng đếnsức khoẻ của người hiến sống ở những mức độ khác nhau: Có thể là ảnh hưởng khônglớn (thận, gan, phổi, tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo…), nhưng có thể ảnhhưởng đế quyết định sinh tồn của chủ thể hiến (tim, não, mật, tuỵ…) Nên, quyền hiến
mô, bộ phận cơ thể không phải lúc nào cũng thực hiện được đối với người hiến sống
Thứ ba, quyền hiến và quyền nhận là hai mặt của một quan hệ, một bên là chủ thể
hiến có quyền hiến và một bên là chủ thể nhận có quyền nhận Quyền hiến là tiền đề choquyền nhận Mặc dù hiến nhận là hai mặt của một quá trình nhưng việc thực thi quyềnnhận sẽ phức tạp và nhạy cảm hơn, nếu không thực hiện tốt sẽ gây ra phản ứng xã hộikhông tốt, ảnh hưởng trở lại đến chính quyền hiến của cá nhân, làm mất đi giá trị nhânvăn, nhận đạo, cũng như ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của quyền hiến Bởi vì ở bất cứ quốc gianào cũng xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngườivới khả năng cung cấp các bộ phận cơ thể hiến, nhu cầu luôn vượt xa so với khả năng đápứng Mục đích chủ yếu của pháp luật về hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác ở các quốc gia trên thế giới là thiết lập một cơ chế phân bổ một cách công bằng, bìnhđẳng, minh bạch nguồn “tài nguyên” chữa bệnh quý giá và khan hiếm này cho nhữngbệnh nhân nguy kịch
1.2.3 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác
Thứ nhất, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là quyền
mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc Khi cá nhân thực hiện quyền của mình thì sẽ đemlại lợi ích cho người khác, cho toàn xã hội, là niềm vui khi cứu sống được người khácđang mắc bệnh hiểm nghèo và đang chờ sự giúp đỡ, đặc biệt là khi những người bệnh đólại là người thân ruột thịt của mình, niềm vui khi thấy mình có thể cống hiến cho sựnghiệp nghiên cứu khoa học, giảng dạy thuộc lĩnh vực y học, dược học, giải phẫu học.Lợi ích của chủ thể thực hiện quyền chủ yếu là về mặt tinh thần bởi họ sẽ cảm thấy khimình sống hết cuộc đời rồi đến khi chết đi thì bản thân họ vẫn có thể làm được một việc
có ích cho đời
Đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ số hoá phát triển mạnh
mẽ như hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển thì đồng nghĩa kỹ thuật y học cũng pháttriển theo (đặc biệt là giải phẫu cơ thể người), cuộc sống con người sẽ ngày càng bảo đảm
do điều kiện sống của con người đã được nâng lên, thu nhập của nguời dân đã được cảithiện Những tiến bộ của khoa học giải phẫu cơ thể người đã cho phép một số mô, bộphận cơ thể của người hiến có thể ghép cho người nhận khi mô, bộ phận cơ thể của ngườihiến tương thích với cơ thể của người nhận Do đó, việc ghi nhận quyền nhân thân này có
ý nghĩa rất lớn đối với nền y học thế giới nói chung, y học nước nhà nói riêng, nhất là
Trang 39trong điều kiện mong muốn được chữa bệnh của người dân càng cao và nhu cầu có mô,
bộ phận cơ thể và xác hiến phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, thực nghiệm của các cơ
sở y tế, cơ sở nghiên cứu càng lớn nhằm tìm ra các phương pháp chữa bệnh mới ứngdụng vào thực tiễn hiệu quả hơn…thì việc ghi nhận quyền nhân thân này càng có ý nghĩahết sức to lớn Đây là tia hy vọng giúp có đủ nguồn mô, bộ phận cơ thể để cấy, ghép cứuchữa kịp thời, giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch về tính mạng và kéo dài tuổi thọcho họ Đồng thời giảm được những chi phí thuốc men, chi phí chạy thận nhân tạo và cácchi phí không cần thiết khác
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có văn bản pháp luật riêng điều chỉ
nh vấn đề “Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhân đạo”36 Chính
vì thế mà ngành y học của họ rất phát triển do được sự hỗ trợ tốt về hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ và cần thiết Còn ở Việt Nam thì đây là một vấn đề “nóng” đã và đangthu hút sự chú ý quan tâm, tranh luận của rất nhiều bộ ngành và các cấp chính quyền địaphương, mặc dù chúng ta cũng đã có Luật điều chỉnh quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơthể người và hiến, lấy xác hơn 15 năm nay37 Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn hết sứcquan trọng vì nó liên quan và chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố và vấn đề khác nhaunhư: quyền được sống, quyền tự quyết, giá trị tinh thần gắn với đạo đức, phong tục tậpquán, tín ngưỡng, tôn giáo…cùng vô số những quan điểm lý lẽ đan xen nhau Nhưng khi
đi vào phân tích theo ba quan điểm của một vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn tới chính trị vàliên quan tới đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, có gắn với sự cần thiết để ngành
Y học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không ngừng phát triển thì có thểthấy rằng vấn đề hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể người là một việc nên đưa vào cuộcsống Bản thân của vấn đề này không làm ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” của cá nhânkhi sống, sau khi chết, mà còn thuận lòng người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhucầu thực tế của tất cả những người đang sống và vì sự phát triển của khoa học y học Khi
đi vào cuộc sống thì khi ấy sẽ được người dân chấp thuận, chắc chắn nó sẽ không viphạm văn hoá dân tộc như trước đây mọi người trong xã hội vẫn lầm tưởng Cho dù trongthời gian gần đây, Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân trong xã hội
đã dần nhận ra rằng đây chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá trị đạo đức, cógiá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời nó làm tái hiện sự sống cho người khác
Thứ hai, quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ghi
nhận, đây là một nghĩa cử cao đẹp, tinh thần mình vì mọi người mà con người luôn mongmuốn thực hiện.Việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác là quyền dân sự góp phần nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng của quyền nhân thân này, thúc đẩy việc thực hiện để quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấyxác phát huy hiệu quả cao trong cuộc sống Với người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể saukhi họ chết, hành động hiến đó có thể vì người thân cần cấy ghép, hoặc họ hiến vì mụcđích chữa bệnh cứu người, nghiên cứu, thực nghiệm Việc này có vai trò vô cùng quantrọng đối với người hiến, qua đó thể hiện tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta, đồng thờigóp phần tạo điều kiện cho việc hình thành các ngân hàng mô, bộ phận cơ thể người ởnước ta sau này
Thứ ba, đối với Nhà nước, việc ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác với tư cách là quyền nhân thân trong hệ thống các quyền dân sựthể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi, sức khỏe nhân dân, luôn đảm bảo cho
36Nguyễn Hoàng Phúc (2021), Các quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép, mô, tạng trên thế giới và Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
37 Phùng Trung Tập (2013), Tlđd, tr.24
Trang 40quyền lợi của người dân được thực hiện ở mức tốt nhất Nhà nước ta luôn xem y tế vàgiáo dục là hai lĩnh vực luôn được ưu tiên hàng đầu, qua đó góp phần củng cố niềm tincủa nhân dân đối với Nhà nước Đồng thời giúp Nhà nước xây dựng một hệ thống y tế từ trung ương đến cơ sở không ngừng phát triển, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chữa bệnhcủa người dân cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học Việc ghi nhận quyền nhân thân này đã đóng vai trò to lớn đưa nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới hơn nữa Mặt khác,đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranhchấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác ở Việt Nam
1.2.4 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1.2.4.1.Yếu tố phong tục tập quán
Bản sắc của một dân tộc hay phong cách, nếp nghĩ, nếp sống của từng cá nhân cụthể không phải bỗng nhiên mà có Tất cả đều được hình thành, tồn tại, phát triển bởinhiều yếu tố khách quan, chủ quan và qua nhiều năm tháng tích luỹ, đúc rút kinh nghiệmmới có được Việc đi sâu tìm hiểu yếu tố ấy sẽ giúp chúng ta nắm được diễn biến, hiểuđược nguồn gốc, rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào cuộcsống hàng ngày Người Việt Nam trải qua hàng ngàn năm nay với những biến động,thăng trầm của lịch sử qua nhiều triều đại khác nhau, họ đã có những thói quen sinh hoạt,lao động sản xuất và giải trí được lặp đi lặp lại nhiều lần Khi nhà nước Văn Lang ra đời,qua các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, phong tục của người Việt cổ ta thấy đượcrằng trong đời sống của người Việt cổ đã hình thành vô vàn phong tục tập quán: các nghithức lễ hội với trống đồng, các tập quán sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, đặc biệtkhu vực đồng bằng bắc bộ với nền văn minh truyền thống đó là văn minh sông Hồng đãphát triển qua các giai đoạn như: Văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đồng Đậu, văn hoá
Gò Mun và văn hoá Đông Sơn…đã hình thành nên những phong tục tập quán vô cùng tốtđẹp; bên cạnh đó, tập quán trong sinh hoạt như cưới hỏi, thôi nôi, ma cha, đình đám, giỗchạp…có thể nói giai đoạn này chính là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển phong tục tập quán ở Việt Nam
Phong tục tập quán là một trong những yếu tố thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa củamỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi vùng miền Vậy phong tục tập quán là gì? Chúng hội tụnhững nét đặc trưng cơ bản nào? Phong tục tập quán là những quy tắc xử sự, thói quensinh hoạt, kinh nghiệm, tri thức được đúc kết từ trong cuộc sống của con người trong mộtvùng, miền, dân tộc…được tích lũy có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác vàđược xem là một trong những chuẩn mực của cách ứng xử trong xã hội mà mọi ngườitrong cộng đồng đó có nghĩa vụ giữ gìn, vận dụng và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.Nhiều dân tộc trên thế giới quan niệm con người chết chưa phải là hết, mà người chết vẫntiếp tục "sống" ở cõi vĩnh hằng cho nên người chết cần được mai táng Nghi thức maitáng người chết của nhiều dân tộc diễn ra rất cầu kỳ, phức tạp và cẩn trọng, có dân tộckhông chôn xác của người chết mà thiêu bằng lửa, chẳng hạn như Ấn Độ và một số quốcgia Tây Á Khi thiêu, ngọn lửa với nhiệt lượng cao đã hóa thân xác một cách toàn vẹnnhất và tro cốt của người chết được bảo quản giữ gìn rất cẩn thận tại một nơi trang trọngnhất trong gia đình, nhà thờ hoặc đền, chùa, miếu, am, từ đường
Những phong tập, tập quán mai táng người chết theo nghi thức dân gian đã tồn tạicùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói chung và của một khu vực,vùng, miền, của một tộc người nói riêng…Những phong tục, tập quán này đã tác độngmạnh mẽ đến quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, điều đó đượcthể hiện ở quan niệm: Với quan niệm "sống gửi, thác về", những người thân thích củangười chết luôn quan tâm đến việc mai táng xác của người thân ở đâu, cũng như chọn vị