Tìm hiểu nội dung công việc giảng dạy của người giáo viên, của tổ bộ môn ở trường học Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG
KẾ HOẠCH THỰC TẬP GIẢNG DẠY TOÀN ĐỢT
Họ và tên sinh viên : Phan Thế Anh
Mã sinh viên : 21S1010084
Trường : Đại học Sư phạm-Đại học Huế Khoa : Toán học
Trường TTSP 2 : THPT Hải Lăng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thư
Quảng Trị, 02/2025
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
"Bước chân vào Trường THPT Hải Lăng, chúng em mang theo niềm háo hức và cả những lo âu của buổi đầu thực tập Nghề giáo cao quý, đòi hỏi không chỉ kiến thức uyên thâm mà còn cả tấm lòng nhiệt huyết, đã thôi thúc chúng em không ngừng học hỏi và rèn luyện Dưới sự dìu dắt tận tình của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo tổ Toán, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Minh Thư, chúng em dần hòa nhập vào môi trường sư phạm đầy ắp tình yêu thương và trách nhiệm
Những ngày đầu tiên, chúng em dành thời gian tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, nội quy, và đặc biệt là phương pháp giảng dạy của tổ chuyên môn Toán "Kế hoạch giảng dạy toàn đợt" trở thành kim chỉ nam, giúp chúng
em từng bước xây dựng phong cách sư phạm của riêng mình Mỗi tiết học
là một thử thách, nhưng cũng là cơ hội để chúng em áp dụng những kiến thức đã học, đồng thời lắng nghe và thấu hiểu học sinh
Trường THPT Hải Lăng không chỉ là nơi thực tập, mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi chúng em được sống trong tình yêu thương và sự sẻ chia Những bài giảng, những hoạt động ngoại khóa, và cả những khoảnh khắc đời thường bên thầy cô và học sinh, tất cả đã tạo nên một hành trang quý giá, giúp chúng em tự tin bước vào con đường sự nghiệp trồng người."
Trang 3A TÌM HIỂU TỔ CHUYÊN MÔN
CƠ CẤU TỔ BỘ MÔN TOÁN HỌC
ST Họ và Tên Chức vụ
Trang 4B TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I Tìm hiểu nội dung công việc giảng dạy của người giáo viên, của tổ bộ môn
ở trường học
Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy Để làm tốt công việc này thì giáo viên phải thực hiện tốt ba giai đoạn chính đó là giai đoạn chuẩn
bị trước khi lên lớp, giai đoạn lên lớp, giai đoạn sau khi lên lớp
1 Công việc giảng dạy của người giáo viên
a Việc chuẩn bị lên lớp
- Chúng ta đều biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa
Trang 5có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi
sự chuẩn bị chu đáo Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết nà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với người giáo viên mới bước vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm
- Việc chuẩn bị lên lớp của người giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và việc chuẩn bị lên lớp cho từng tiết học
cụ thể
* Việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ bao gồm
những công việc sau:
- Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ
và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với học sinh
- Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học
và những hình thức dạy học thích hợp
- Tìm hiểu những phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để
có kế hoạch cùng với học sinh xây dựng nên tủ sách của lớp Qua đó mà có những dự định đổi mới phương pháp dạy học
Trang 6- Với những tài liệu hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục và với sự nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên mà mỗi giáo viên, tập thể nhóm giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo từng chương mục cả năm học hay từng học kỳ của mình
* Việc chuẩn bị trực tiếp lên lớp bao gồm việc phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án và chuẩn bị những điều kiện cho việc lên lớp:
- Về phân tích nội dung các bài trong sách giáo khoa, thường phải phân tích
về mặt khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, về mặt giáo dục và cuối cùng
là về mặt lý luận dạy học
- Phân tích về mặt khái niệm bao gồm: Việc xác định cấu trúc những tri thức, nghĩa là việc xem xét những khái niệm cơ bản nào với những dấu hiệu đặc trưng của chúng và những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những khái niệm đó; định rõ những tri thức phải nắm; những tri thức nào có tính chất thông báo
+ Xác định khối tri thức mới và mối liện hệ với tri thức đã học
+ Trên cơ sở mối liên hệ giữa những khái niệm mới và khái niệm đã học mà
tổ chức cho học sinh tự lực hình thành hoặc giúp đỡ họ hình thành khái niệm bằng con đường tái hiện hay sáng tạo
+ Xác định những khái niệm nào trong số đó cần đào sâu, mở rộng, hoặc những khái niệm sẽ phải nghiên cứu sâu hơn trong các tiết học sau
- Về việc soạn giáo án: Giáo viên cần dựa trên kế hoạch dạy học theo
chương mục, nội dung sách giáo khoa, trình độ tri thức của học sinh và
Trang 7những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể mà xây dựng kế hoạch tiến hành từng kế hoạch cụ thể Khi soạn giáo án cần xác định trạng thái tri thức ban đầu cần phải có để lĩnh hội tri thức của tiết học và từ đó mà xác định trình độ tri thức của học sinh lớp mình và đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh (nếu có)
b Lên lớp
- Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án
đã vạch ra Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất Đây là lúc người giáo viên và người học tiếp xúc với nhau Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình
- Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của thầy
và trò
- Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, vào đề tài của tiết học Tiếp đó, tổ chức công tác tự lực của cá nhân hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề Tiết học cũng có thể mở đầu bằng công tác độc lập chung cho cả nhóm giải quyết một vấn đề dựa trên tri thức đã học và việc giải quyết vấn đề đó có liên quan đến tri thức sắp học
- Tiến trình của tiết học không chỉ phụ thuộc vàp việc mở đầu tiết học mà
Trang 8còn phụ thuộc cả vào việc thông báo đề bài, mục đích, yêu cầu của tiết học, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học sẽ đem đến cho họ
- Trong tiến trình tiết học, giáo viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới…
- Tư thế, tác phong của người giáo viên phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói
- Kết thúc tiết học phải làm sao đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học
c Sau khi lên lớp:
- Sau tiết học, người giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:
+ Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
+ Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo
+ Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
+ Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học…
- Từ sự phân tích tiết học đó, những kinh nghiệm thành công và thất bại rút
ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những tiết học lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn
2 Tổ bộ môn:
Trang 9- Tổ đề ra kế hoạch hoạt động trong tháng, được cụ thể hóa qua từng
tuần.Các kế hoạch này vừa mang tính đặc trưng của tổ chuyên môn vừa phù hợp với mục tiêu, kế hoạch của nhà trường
II Tìm hiểu về đặc điểm của môn Toán và những vấn đề của môn học
1 Về thực hiện nội dung dạy học
- Soạn giáo án đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của SGK Giáo viên tập trung vào phần trọng tâm của bài và chú ý hướng dẫn học sinh tự học theo SGK, tránh chép nội dung của SGK lên bảng
- Khi tiến hành bài lên lớp, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo được hứng thú học tập của học sinh)
- Tận dụng tối đa các thiết bị, phương tiện hỗ trợ (máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan ) đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông minh trong bài lên lớp
2 Về kiểm tra, đánh giá
- Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra định kì, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì như trong khung phân phối chương trình
- Bài kiểm tra 15 phút nên tiến hành dưới hình thức 100% trắc nghiệm khách quan Bài kiểm tra 45 phút và cuối học kì nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận Tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%
Trang 10III Tìm hiểu các loại hồ sơ, sổ sách lớp học, cách đánh giá, cho điểm
1 Các loại hồ sơ, sổ sách
a Hồ sơ sổ sách của tổ trưởng
- Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học)
- Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn
b Hồ sơ sổ sách của giáo viên
- Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học)
- Kế hoạch bài dạy
- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh
- Sổ chủ nhiệm
c Sổ sách lớp học
- Sổ gọi tên - ghi điểm
- Sổ ghi đầu bài
- Học bạ
2 Cách đánh giá, cho điểm
- Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học Kiểm tra là thu thập thông tin riêng lẽ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học; đánh giá
là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, từng cấp học Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hóa thành các
Trang 11chuẩn kiến thức kỹ năng Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh Việc kiểm tra cho điểm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá
- Kiểm tra thường xuyên: được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của các lớp học chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập kiểm tra bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Kiểm tra định kỳ: được thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một phần của chương trình hoặc sau một học kỳ
- Kiểm tra tổng kết: được thực hiện vào cuối chương trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộng chương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học chương trình của năm học sau
a Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành
b Các loại bài kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên gồm:
+ Kiểm tra miệng
+ Kiểm tra viết dưới 1 tiết
Trang 12- Kiểm tra định kỳ gồm:
+ Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên
+ Kiểm tra học kỳ
c Hệ số điểm kiểm tra
- Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên
- Hệ số 2: điểm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên
- Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ
d Số lần kiểm tra và cách cho điểm
- Số lần kiểm tra định kỳ được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn
- Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn chuyên
C LỚP THỰC TẬP
PHẦN I KẾ HOẠCH ĐẠI CƯƠNG
(Thời gian từ 10/02/2025 đến 05/04/2025)
1 Nội dung công việc
- Soạn đề cương dự giờ và giáo án giảng dạy theo đúng kế hoạch
- Lập kế hoạch chủ nhiệm cụ thể cho từng tuần
- Thực tập giảng dạy, dự giờ giáo viên và giáo sinh theo đúng kế hoạch
- Dự giờ giáo viên và giáo sinh theo kế hoạch đã lập
- Trao đổi và rút kinh nghiệm các tiết dự giờ
Trang 132 Biện pháp thực hiện
- Soạn giáo án, đề cương dự giờ theo đúng kế hoạch
- Tiến hành tập giảng với nhóm bộ môn trước khi giảng dạy
- Lên lớp đúng giờ
- Dự giờ giáo viên và sinh viên thực tập theo đúng kế hoạch
- Lắng nghe ý kiến đóng góp sau giờ dạy
- Lên lớp giảng dạy đảm bảo thuộc giáo án và luôn giữ bình tĩnh trong quá trình dạy, có phong thái giảng dạy chững chạc, đảm bảo chất lượng
và hiệu quả của bài dạy
3 Chỉ tiêu
- Tập giảng đạt hiệu quả cao
- Dạy và dự giờ đủ số tiết theo kế hoạch và có chất lượng
* Cụ thể chỉ tiêu phấn đấu:
- Số tiết dạy
- Số tiết dự giờ giáo sinh
06 06
- Phấn đấu kết quả thực tập loại: Giỏi
PHẦN II KẾ HOẠCH CHI TIẾT
I KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Trang 14Ngày
giảng
dạy
Lớp dạy
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Tiết theo PPCT
Công việc chuẩn bị
Điều chỉnh
25
Thứ 5
(20/02)
10A10 1
Phương trình quy về
phương trình bậc hai (tiết 1)
65
Soạn giáo
án, chuẩn
bị SGK, SGV, phiếu học tập, hình ảnh liên quan đến bài dạy
26
Thứ 6
(28/02)
10A10 4
Phương trình đường thẳng (tiết 2)
69
Soạn giáo
án, chuẩn
bị SGK, SGV, phiếu học tập, hình ảnh liên quan đến bài dạy
Trang 15Thứ 5
(06/03)
10A10 1
Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
Góc và khoảng cách (tiết 2)
71
Soạn giáo
án SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, hình ảnh minh họa
(11/03)
10A10 2 Đường tròn
trong mặt phẳng tọa độ (tiết 1)
án SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, hình ảnh minh
Trang 1628
Thứ 6
(14/03)
Quy tắc đếm (tiết 3)
85
Soạn giáo
án SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, hình ảnh minh họa
(18/03)
chỉnh hợp và
tổ hợp (tiết 3)
án SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, hình ảnh minh
Trang 17II KẾ HOẠCH DỰ GIỜ
DỰ GIỜ GIÁO SINH
TT
Ngày
dự
Lớp dự
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Tiết theo PPCT
Người dạy
Người dự
Ghi chú
1
Thứ 3
(18/02)
Phương trình đường thẳng (tiết 1)
68
Lê Thúy Quỳnh
Phan Thế Anh
(22/02)
tròn trong mặt phẳng tọa độ
Thị Thanh Tuyền
Phan Thế Anh
Trang 18(tiết 1)
3
Thứ 3
(25/02)
Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
Góc và khoảng cách (tiết 2)
71
Lê Thúy Quỳnh
Phan Thế Anh
4
Thứ 5
(27/02)
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (tiết 1)
65
Nguyễn Thị Minh Tâm
Phan Thế Anh
(05/03)
mặt phẳng
Vân Anh
Phan Thế Anh
Trang 19vuông góc (tiết 2)
6
Thứ 7
(15/03)
Hoán
vị, chỉnh hợp và
tổ hợp (tiết 1)
87
Mai Thị Thanh Tuyền
Phan Thế Anh
Quảng Trị, ngày 12 tháng 02 năm 2025
DUYỆT CỦA GVHD CHUYÊN MÔN SINH VIÊN THỰC TẬP
Nguyễn Thị Minh Thư Phan Thế Anh