MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế về văn hóa tại Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong giai đoạn phát triển mới của đất nư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(KHẢO SÁT QUA CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA: ẨM THỰC, LỄ HỘI,
NGHỆ THUẬT)
Đà Nẵng, năm
Giảng viên hướng dẫn : HOÀNG THỊ MAI SA
Sinh viên : MAI THỊ TÌNH NHI
Mã số sinh viên : 3200223077
Trang 2MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế về văn hóa tại Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, giai đoạn chủ động và tích cực hội nhập quốc tế như sau:
“Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa”. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, làm chủ quá trình hội nhập quốc tế, cần hiểu được các giá trị, các chuẩn mực chung, hiểu được sự tác động qua lại giữa những yếu tố của văn hóa chung (hội nhập) và văn hóa quốc gia - dân tộc, hệ quả của sự tác động đó trong phát triển đất nước
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta đang đương đầu với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế Nhưng nguyên nhân tụt hậu kinh tế không chỉ nằm trong kinh tế mà còn nằm trong chính trị và đặc biệt là trong văn hóa; thậm chí nguyên nhân quan trọng nhất lại nằm trong văn hóa - văn hóa hội nhập Không có văn hóa hội nhập, không thể hội nhập thành công
Trang 3Với những lý do trên em đã chọn đề tài Hội nhập quốc tế về văn hóa ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát qua các hình thái văn hóa: ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật) làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học
2
NỘI DUNG 2.1 Khái niệm
2.1.1 Văn hóa là gì?
Văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân
2.1.2 Hội nhập quốc tế là gì?
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng
Trang 4Hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc
tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác
2.1.3 Hội nhập quốc tế về văn hóa có những biểu hiện gì?
Hội nhập quốc tế về văn hoá – xã hội có thể thông qua việc tham gia các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: tham gia, thực hiện Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song
phương, khu vực và đa phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể chủ động tích cực tham gia các hoạt động, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, thể thao với hình thức song phương, khu vực và thế giới
Nếu hội nhập kinh tế diễn ra theo xu hướng hòa đồng các giá trị thì hội nhập văn hóa - vấn đề cốt tử là phải bảo tồn cho được các giá trị riêng biệt, đó chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Hội nhập văn hóa là sự thống nhất giữa
“nhận” và “cho” “Nhận” cái mới của nước ngoài và “cho” thế giới, đóng góp cho thế giới những điều đặc sắc của văn hóa Việt Nam Tức là, quá trình hội nhập, chúng ta không chỉ tiếp biến văn hóa nhân loại để làm giàu có thêm kho tàng văn hóa Việt Nam, mà văn hóa Việt Nam có thể đóng góp những giá trị đặc sắc của mình vào văn hóa chung của nhân loại Văn hóa Việt Nam có đủ tầm vóc, bản lĩnh, tự tin để tham gia định hình những giá trị chung trong văn hóa của nhân loại Đó là một nội dung quan trọng của tiến trình hội nhập văn hóa
Trang 52.2 Bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Vì sao phải hội nhập quốc tế?
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài
và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác
Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc
tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hoá ngày một sâu sắc Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song
phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu
Sau thắng lợi của cuộc Tổng tấn công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, cả nước đã thống nhất, cùng đi lên CNXH Kiên định con đường đã lựa chọn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng ta đã ngày một nhận thức đầy đủ hơn về xu thế khách quan của thời đại Từ việc nhận thức sâu sắc rằng: hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của thế giới, và đó là con đường phát triển nhanh và bền vững, để xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN- đồng thời cũng là con đường không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa, với tinh thần đổi mới, Đảng ta đã từng bước chủ động hội nhập thế giới và khu vực
Trang 6Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam chậm hơn những nước khác.
Thuận lợi khi tham gia hội nhập quốc tế
Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á – Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương ; lại nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam
Rào cản khi tham gia hội nhập quốc tế
Thực tế cho thấy quá trình hội nhập còn làm nảy sinh những nghịch lí ở chỗ nó không chỉ tạo ra cho sự phát triển văn hóa mỗi nước những thời cơ thuận lợi mà còn ẩn chứa ngay trong nó những nguy cơ lớn Một trong số những nguy cơ đó chính là sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống trước
sự du nhập, tấn công của các yếu tố văn hóa mới lạ từ bên ngoài vào; sự hòa tan bản sắc riêng độc đáo vốn có của mỗi nền văn hóa thành một sản phẩm lai tạp, hỗn loạn, không còn có cơ sở để nhận diện, mất đi những yếu tố làm nên căn cước văn hóa của mỗi dân tộc
2.3 Biểu hiện của hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Ẩm thực
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, việc thâm nhập vào thị trường quốc
tế với những sản phẩm, thương hiệu "made in Vietnam" trở thành một trong
Trang 7những chiến lược phát triển quan trọng của các doanh nghiệp Việt Khi các sản phẩm này được thế giới công nhận chất lượng, chúng sẽ trở thành bệ phóng đưa doanh nghiệp vươn tầm quốc tế Lĩnh vực thực phẩm cũng không ngoại lệ
Những trải nghiệm, đánh giá từ nhiều chuyên gia ẩm thực đã cho thấy khác biệt trong sản phẩm hay công nghệ sản xuất, chế biến có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh Nhưng điều đó chưa hẳn là đủ Điểm mấu chốt chính là sự nhạy cảm với nhu cầu thị trường và tinh tế khi lựa chọn hướng đi xuất khẩu Đây là bài toán đòi hỏi sự tính toán, cân đối hợp lý
Trên thực tế, không phải chờ tới sự kiện những thực khách là người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn như Tổng thống Bill Clinton ăn phở ở
TP.HCM, hay Tổng thống Barack Obama ăn bún chả ở Hà Nội thì ẩm thực Việt mới được biết đến; mà nó đã hấp dẫn và níu chân khách du lịch cả quốc
tế lẫn nội địa từ trước đó rất lâu với vô vàn những lời ngợi khen và xuýt xoa
có cánh
Bằng chứng là những phở, bún chả, nem, bánh mì… lần lượt được thừa nhận và vinh danh là những món ngon, độc đáo hàng đầu thế giới mà bạn
“không thể không thưởng thức khi đến Việt Nam” qua cuộc bình chọn của những trang báo, tạp chí du lịch, ẩm thực và kênh truyền hình hàng đầu Cụ thể:
Phở thuộc top 50 món ăn ngon nhất thế giới năm 2011 do CNN bình chọn, gỏi cuốn cũng nằm trong danh sách vinh danh này – top 12 món
ăn ngon nhất thế giới trên tờ Huffington Post (Mỹ)
Bún chả quạt Hà Nội thuộc top 25 món ăn mùa hè hấp dẫn nhất thế giới năm 2013 do CNN bình chọn – top 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới năm 2014 do National Geographic bình chọn
Trang 8 Bánh mì Việt là bánh mì ngon nhất thế giới do Condé Nast Traveler (Mỹ) bình chọn – top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới năm
2014 do Huffington Post bình chọn – top 10 món sandwich ngon nhất thế giới năm 2017 theo Traveller
“Bún bò Huế là món súp ngon nhất thế giới” - theo đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdian và được phát trên kênh CNN nổi tiếng toàn cầu
Bún riêu cua thuộc top những món ăn hấp dẫn nhất châu Á năm 2012
do CNN bình chọn
Và hàng chục món ăn Việt khác được các báo, tạp chí nước ngoài đề tên và ca ngợi
Song với đó ẩm thực nước ngoài cũng được du nhập vào Việt Nam điển hình như fast food
Khác với cảm giác “xa xỉ” cách đây 10 năm, việc giới trẻ Việt Nam ngày nay bước vào một cửa hàng ăn nhanh như KFC, Lotteria, đã trở lên quen thuộc, không còn xa lạ
Theo khảo sát của Neilsen Vietnam năm 2010, nhiều người Việt Nam mong muốn được ăn fastfood, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn chọn các loại phở, bánh canh, xôi và cháo là các món ăn nhanh của mình
Cũng theo nhận định trên, Việt Nam hiện đã có mặt khá đầy đủ các thương hiệu fastfood nổi tiếng trên thế giới và các đô thị lớn đang là tâm điểm canh tranh giữa các hãng fastfood
Điều lưu ý là các sản phẩm fastfood chủ yếu mang “vị” Tây, chưa phù hợp với người Việt Ngoài ra so với các món bình dân tại Việt Nam, fastfood vẫn khá đắt đỏ, trong khi đây cũng chỉ là món ăn bình dân ở trời “Tây”
Du lịch, được đi vòng quanh thế giới được thưởng thức những món ăn ngon và lạ là điều tuyệt vời mà mỗi người trong chúng ta đều ao ước Thế
Trang 9nhưng, không phải ai cũng có thể thực hiện được nên việc những nhà hàng Âu-Á đang dần phổ biến ở Việt Nam là một điểm đến hết sức hấp dẫn Khi ta chỉ cần ngồi một chỗ nhưng vẫn có thể thưởng thức được những món ăn ngon khắp thế giới Điển hình như những món đang dần trở thành quen thuộc như Kim Chi của Hàn Quốc; Sushi, Sashimi của Nhật Bản; Pizza, Spaghetti của Ý;
2.3.2 Lễ hội
Việt Nam là đất nước có số lượng lễ hội dân gian rất phong phú, theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, mỗi năm cả nước có 7.965 lễ hội, trong đó
có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 10
lễ hội du nhập từ nước ngoài và 40 lễ hội khác
Từ quá khứ đến hiện tại, sinh hoạt lễ hội đáp ứng nhu cầu văn hóa to lớn của người dân Đồng thời đó cũng là nơi hầu hết các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông được thể hiện, từ phong tục tập quán, trang phục, âm nhạc, nghi lễ, trò chơi, đến ẩm thực… Có thể coi lễ hội dân gian như một “bảo tàng sống” về văn hóa, chứa đựng được nhiều nhất những sắc thái văn hóa của một cộng đồng
Với truyền thống khoan dung văn hóa, người Việt Nam biết hội nhập tất
cả những nét văn hóa hay, đẹp trong quá trình giao lưu với các dân tộc láng giềng và những nước có điều kiện tiếp xúc Bằng cách này, người Việt Nam tạo thêm tính phong phú cho văn hóa của mình và rất dễ hội nhập với các cộng đồng khác Đây chính là yếu tố giúp Việt Nam hội nhập với quốc tế một cách nhanh nhạy và linh hoạt
Từ lịch sử hình thành Festival Huế ta thấy rõ sự hội nhập quốc tế về nghệ thuật một cách rõ nét:
Trang 10Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt – Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ương và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000
Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt – Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút
sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế
du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam
Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 – thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp
đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa Thông tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 – một
lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên
ở Việt Nam
Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, với sự tham gia của trên 30 đơn vị nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham
dự Festival, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt khách quốc tế… Đây thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc