1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề trình bày thực trạng, thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm Ở một Đô thị trên thế giới Đã thành công trong việc thực hiện zero waste trong quản lý ctr Đô thị và Đề xuất các giải pháp cho các Đô thị Ở việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày thực trạng, thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm ở một đô thị trên thế giới đã thành công trong việc thực hiện zero waste trong quản lý ctr đô thị và đề xuất các giải pháp cho các đô thị ở Việt Nam
Tác giả Trần Hương Lam, Đặng Lê Trà My, Phạm Gia Hân, Đinh Thị Ngân Hà, Lê Xuân Hiệp
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Diệu Hằng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Theo báo cáo môi trường quốc gia mới nhất, các nguồn phát sinh CTR đô thị bao gồm: CTR xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng; CTR công nghiệp: phát sinh từ các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU & ĐÔ THỊ

-*** -BÀI TẬP NHÓM QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ

KHU CÔNG NGHIỆP

Chủ đề:Trình bày thực trạng, thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm ở một đô thị trên thế giới đã thành công trong việc thực hiện zero waste trong quản lý CTR đô thị và đề xuất các

giải pháp cho các đô thị ở Việt Nam

Nhóm 1: Trần Hương Lam -11223209

Đặng Lê Trà My - 11224346 Phạm Gia Hân -11222054 Đinh Thị Ngân Hà -11236812

Lê Xuân Hiệp -11236817

Lớp học phần: Quản lý môi trường đô thị và Khu công nghiệp

Giảng viên: TS Nguyễn Diệu Hằng

Trang 2

1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Có thể nói, hiện nay Trái Đất đang đối mặt với một làn sóng rác thải ra môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu và

sự cạn kiệt về tài nguyên môi trường Chính vì thế, các nhà môi trường học đã đề xuất một lối sống bền vững mới, giải pháp tiết kiệm nhất cho vấn đề môi trường Và bắt đầu từ những năm gần đây, Zero Waste – nói không với rác thải, một xu hướng hoàn toàn mới cho toàn cầu dần được phổ biến

1.1 Zero waste

1.1.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của Zero Waste International Alliance (ZWIA): “The conservation of all resources by means of responsible production, consumption, reuse, and recovery of products, packaging, and materials without burning and with no discharges to land, water, or air that threaten the environment or human health.” - “Bảo tồn tất cả các nguồn tài nguyên bằng cách sản xuất, tiêu thụ, tái sử dụng và thu hồi có trách nhiệm các sản phẩm, bao bì và vật liệu mà không đốt cháy, không thải ra đất, nước, không khí, đe dọa môi trường hoặc sức

khỏe con người.” Zero Waste không chỉ đơn thuần là giảm thiểu rác thải, mà là một hệ thống quản lý chất thải toàn diện, hướng đến việc tái sử dụng và tái chế tối đa mọi nguồn lực Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín, nơi không có khái niệm "rác thải" Hiểu đơn giản Zero Waste (không rác thải) hướng tới lối sống không xả rác

thải ra môi trường dưới mọi hình thức, thông qua tái chế, tái sử dụng, tiết giảm,…

1.1.2 Đặc điểm

Zero Waste thúc đẩy việc sản xuất, sử dụng sản phẩm có chọn lọc để giảm gánh nặng lên môi trường Giúp chúng ta quan tâm nhiều hơn đến vòng đời của một sản phẩm, vật dụng

Từ đó có kế hoạch lựa chọn, tái chế một cách hợp lí và hiệu quả

Ở góc độ vĩ mô, Zero Waste hướng tới tái định nghĩa nền kinh tế Chúng ta đang sống

ở nền kinh tế tuyến tính – khai thác và tận dụng các tài nguyên từ Trái Đất và xả thải rác thải

ra môi trường

Mục đích của Zero Waste là tiến tới nền kinh tế tuần hoàn – nói không với rác Nền kinh tế tuần hoàn lấy ý tưởng từ tự nhiên – mọi tài nguyên đều luân chuyển tuần hoàn, không

có sự tồn tại của “rác” Áp dụng Zero Waste không những giải quyết được các vấn đề về nhức nhối về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của con người, hướng tới sự phát triển bền vững

1.1.3 5 nguyên tắc cơ bản

Trang 3

● Refuse (Từ chối): Không nhận những gì không cần thiết (Từ chối túi nilon, ống hút nhựa, tờ rơi quảng cáo, quà tặng không mong muốn, ) Nói không với hàng hóa sử dụng một lần,ưu tiên các sản phẩm có thể tái sử dụng hoặc làm từ vật liệu tự nhiên

● Reduce (Giảm thiểu): Mua sắm có ý thức, chỉ mua những gì thực sự cần thiết, tránh mua sắm quá mức Chọn sản phẩm bền vững, ưu tiên các sản phẩm có tuổi thọ cao, dễ sửa chữa và có thể tái chế Giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, tnấu ăn tại nhà

để giảm thiểu bao bì và chất thải thực phẩm

● Reuse (Tái sử dụng): Tìm cách sử dụng lại các đồ vật cũ như chai lọ, hộp đựng, quần

áo, sửa chữa các đồ vật hỏng hóc thay vì mua mới Tìm người cần những đồ vật mà bạn không còn sử dụng

● Recycle (Tái chế): Phân loại rác thải tại nguồn để dễ dàng tái chế Ưu tiên sử dụng các sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế Tìm hiểu và tham gia các chương trình thu gom tái chế tại địa phương

● Rot (Phân hủy): Compost rác thải hữu cơ, biến rác thải hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ trái cây thành phân compost để bón cho cây trồng Xử lý rác thải sinh học một cách

an toàn và vệ sinh

Trang 4

1.2 Quản lý chất thải rắn (CTR) đô thị

1.2.1 Nội dung quản lý CTR đô thị

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác CTR là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải (Theo khoản 18, 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Theo báo cáo môi trường quốc gia mới nhất, các nguồn phát sinh CTR đô thị bao gồm: CTR xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng; CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các KCN; CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh; CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người như: đồ điện tử cũ hỏng bị loại bỏ,

Nội dung quản lý tổng hợp CTR bao gồm việc tập trung giảm khối lượng và/hoặc tính độc hại của chất thải phát sinh Tất cả mọi người đều có thể thực hiện giảm nguồn với mục tiêu nội hóa chi phí quản lý CTR Nhiều cá nhân, tập thể và tổ chức có liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định về quản lý chất thải, do đó cần lấy ý kiến các bên liên quan để giúp hoàn thiện thiết kế, tăng nhận thức và tạo sự đồng tình và ủng hộ

1.2.2 Một số phương pháp tiếp cận quản lý CTR

“Cuối đường ống” Bị động, đòi hỏi chi phí lớn nhưng vẫn cần

thiết

“Theo đường ống” Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản

xuất Nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng Tập trung nâng cao nhận trước của người

tiêu dùng Tái chế Đưa chất thải tái chế được quay lại thành

nguyên liệu của quá trình sản xuất

Lợi ích:

- Tiết kiệm tài nguyên, giảm nhu cầu khai thác vật liệu thô, từ đó làm giảm tác động môi trường đối với

Trang 5

khai thác và chế biến; và giảm lượng năng lượng tiêu thụ

- Tăng công suất bãi chôn lấp

- Cải thiện hiệu quả và chất lượng tro của các lò đốt và các cơ sở làm phân compost nhờ tách các vật liệu không cháy

Đốt (waste-to-energy) Giúp giảm khối lượng chất thải đáng kể, từ

đó có thể thu hồi năng lượng dưới dạng hơi nước hoặc ở dạng điện năng

Bãi chôn lấp Hình thức quản lý chất thải không mong

muốn nhưng luôn cần thiết Thách thức là đảm bảo rằng tất cả các bãi chôn lấp đang hoạt động được thiết kế phù hợp và

được giám sát sau khi chúng đóng cửa

2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

2.1 Trên Thế giới:

2.1.1 Thực trạng ô nhiễm CTR đô thị trên Thế giới:

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2018, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt trung bình toàn cầu khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 4,54 kg/người/ngày

Trang 6

Nguồn: World Bank (2018)

Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn cầu vào khoảng 2 tỷ tấn năm 2016, trong đó nhiều nhất là ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương với 468 triệu tấn (23%) và thấp nhất là Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tấn (6%) Lượng rác thải mỗi ngày trên thế giới là rất đáng kể, 3,5 triệu tấn rác Ước tính tổng khối lượng các loại CTR có thể vào khoảng 7-10 tỷ tấn/năm 2016 Dự báo CTR đô thị sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn năm 2030 và 3,4 tỷ tấn năm 2050, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất ở các khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông

Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ

STT Quốc gia/ Vùng Lãnh thổ 2000 2005 2010 2015 2016 2017

(Nguồn: AIT, 2004; JWNET, 2018; Chhay và cộng sự, 2018; US EPA, 2019)

Trang 7

2.1.2 Thực trạng quản lí CTR trên TG:

- Tỷ lệ CTR đô thị được thu gom thay đổi theo mức thu nhập của các quốc gia, theo

đó, thu nhập của quốc gia càng cao thì tỷ lệ thu gom CTR càng cao Cụ thể, tỷ lệ thu gom CTR ở các nước thu nhập cao và các nước Bắc Mỹ đạt gần 100% Các nước thu nhập trung bình thấp có tỷ lệ thu gom trung bình khoảng 51%, trong khi ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ khoảng 39% Ở các nước thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ thu gom đạt 71% ở các đô thị và 33% ở khu vực nông thôn Tỷ lệ bao phủ dịch vụ thu gom ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương trung bình đạt khoảng 77% ở đô thị và 45% ở nông thôn

- Theo nghiên cứu của UNEP năm 2015 và Ngân hàng Thế giới 2018, tỷ lệ tái chế

CTR đô thị tăng đều trong 30 năm qua ở các nước thu nhập cao, trung bình đạt

khoảng 29% Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ CTR đô thị được tái chế ước tính thấp hơn 10%, cụ thể là chỉ khoảng 6% đối với nhóm nước thu nhập trung bình thấp Nhìn chung, ngành công nghiệp tái chế phát triển ở các nước thu nhập cao và rất kém phát triển ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi mà hoạt động tái chế chủ yếu là do khu vực phi chính thức thực hiện Riêng Trung Quốc gần đây đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển công nghiệp tái chế, đặc biệt là thu hồi năng lượng

- Về vấn đề xử lý, khoảng 37% chất thải rắn trên thế giới được xử lý thông qua các bãi

chôn lấp vệ sinh Ở các quốc gia thu nhập thấp, tỷ lệ chôn lấp và bãi rác không kiểm soát có thể lên đến 93%

2.2 Tại Việt Nam:

2.2.1 Thực trạng ô nhiễm chất thải rắn tại các đô thị ở Việt Nam:

- Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024, hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 68.000 tấn/ngày, trong đó khu

vực đô thị chiếm 60% Chỉ tính riêng các thành phố lớn như ở Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường, trong đó phần lớn rác thải rắn sinh hoạt được xử lý theo hình thức chôn lấp.

- Bên cạnh CTR sinh hoạt, nhiều loại CTR khác cũng đang gia tăng nhanh trong thời gian qua như CTR xây dựng, công nghiệp, y tế, nông nghiệp CTR xây dựng được ước tính chiếm khoảng 25% khối lượng CTR tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và 12-13% tại các địa phương khác như An Giang, Bắc Giang, Hải Phòng Chất thải nguy hại công nghiệp thường chiếm 15-20% lượng CTR công nghiệp, phát sinh chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, luyện kim, hóa chất CTR y tế phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 - 50 tấn là chất thải nguy hại CTR nông nghiệp hàng năm gồm khoảng 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón; 76 triệu tấn rơm rạ và; 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi

2.2.2 Thực trạng quản lí chất thải rắn tại các đô thị ở Việt Nam:

- Đối với CTR sinh hoạt đô thị, tỷ lệ thu gom đã tăng từ 78% năm 2008 lên 85,5% năm

2017 Dịch vụ thu gom đã được mở rộng tới các đô thị loại V Một số đô thị đặc biệt,

đô thị loại I như Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt 100%; riêng TP Hà Nội đạt khoảng 98% ở 12 quận và thị xã Sơn Tây Tỷ lệ thu gom tại các vùng nông thôn ven đô hoặc thị trấn, thị tứ đạt tỷ lệ cao hơn, khoảng 60-80%, còn tại một số nơi vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt dưới 10%

Trang 8

- Tỷ lệ tái chế CTR sinh hoạt hiện vẫn còn thấp, khoảng 8-12% CTR sinh hoạt đô thị

và 3,24% đối với CTR sinh hoạt vùng nông thôn theo Báo cáo của Bộ TNMT Tuy nhiên đến năm 2022, các ngành công nghiệp tái chế chất thải rắn phát triển đạt mức tăng 11,3% so với năm 2021, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới về tái chế kim loại, nhựa, giấy và thủy tinh

- Về vấn đề xử lý, theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019, cả nước có

904 bãi chôn lấp CTR hoặc tập kết chất thải cấp xã, trong đó, 49,1% bãi chôn lấp có diện tích nhỏ hơn 1 ha, hầu hết các bãi chôn lấp đều quá tải, gần 80% bãi chôn lấp không hợp vệ sinh; 381 lò đốt, 37 dây chuyền sản xuất phân compost.Tính đến 2024,

cả nước có khoảng 1.712 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (tăng 390 cơ sở so với năm 2019), bao gồm 467 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 38 dây chuyền sản xuất phân compost, khoảng 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Khoảng 64% tổng lượng chất thải được xử lý bằng chôn lấp và 20% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt Thế nhưng, tỉ lệ thu hồi năng lượng chỉ đạt khoảng 9,3%

3 CASE STUDY: ĐÔ THỊ “ZERO WASTE” SAN FRANCISCO (MỸ)

3.1 Thực trạng

- Theo San Francisco Public Press năm 2020, trung bình, San Francisco tạo ra

khoảng 2,7 pound rác/người/ngày, thấp hơn mức trung bình của Mỹ nhưng vẫn là

một con số đáng kể Đặc biệt, nhựa vẫn là một vấn đề dai dẳng, với nhựa chất lượng cao được tái chế trong nước, trong khi nhựa kém chất lượng thường được xuất khẩu sang Đông Nam Á

- Ngoài ra, khoảng 19% vật liệu có thể tái chế vẫn bị nhiễm bẩn và bị chuyển vào bãi

chôn lấp do phân loại sai từ phía người dân

- Theo báo cáo của Sở Môi trường năm 2022, San Francisco chuyển hướng 80% tất

cả các vật liệu bị loại bỏ trong thành phố khỏi bãi rác thông qua giảm nguồn, tái

sử dụng, tái chế và ủ phân Các chương trình không rác thải của thành phố, hợp tác

với Recology, đã giúp San Francisco trở thành Thành phố Xanh nhất ở Bắc Mỹ Để đạt được các Mục tiêu Hành động Khí hậu Không Rác thải, Hội đồng Giám sát và Thị trưởng San Francisco đã đặt ra mục tiêu không gửi rác thải đến bãi rác vào năm 2020 Trong thập kỷ qua, San Francisco đã giảm một nửa lượng rác thải đến bãi rác Một nửa số rác thải đến bãi rác – 444.000 tấn vật liệu – có thể được tái chế hoặc ủ phân Mặc dù San Francisco không đạt được mục tiêu không rác thải vào năm 2020, thành

phố đã đưa ra hai mục tiêu Không Rác thải mới: giảm 50% lượng rác thải đến bãi

rác vào năm 2030 và giảm 15% lượng rác thải rắn vào năm 2030.

3.2 Thành tựu

San Francisco đã khẳng định mình là một đô thị dẫn đầu toàn cầu về quản lý chất thải Vào năm 2016, thành phố đã đạt được 77% việc chuyển hướng chất thải, cao nhất tại Hoa

Kỳ, với cách tiếp cận ba hướng: ban hành luật giảm thiểu chất thải mạnh mẽ, hợp tác với một công ty quản lý chất thải có cùng chí hướng để đổi mới các chương trình mới và nỗ lực tạo ra văn hóa tái chế và ủ phân thông qua các ưu đãi và tiếp cận

Trang 9

Tỷ lệ tái chế và compost cao: San Francisco đạt được tỷ lệ tái chế và compost cực kỳ

cao, vượt xa mục tiêu của nhiều thành phố khác Thành phố thường đạt tỷ lệ tái chế trên 80%, trong khi mức trung bình của Hoa Kỳ chỉ khoảng 35% và cũng đã đạt tỷ lệ compost cao, với khoảng 25% chất thải được compost hóa

Chương trình phân loại rác tại nguồn: San Francisco đã trở thành một hình mẫu về

quản lý chất thải trên toàn cầu, đặc biệt là trong việc triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn Thành công của chương trình này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải đưa ra bãi chôn lấp mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên

● Phân loại ba loại rác: San Francisco yêu cầu cư dân và doanh nghiệp phân loại rác thành ba loại: rác tái chế, rác compost và rác thải Mỗi loại rác được đặt vào các thùng màu khác nhau để dễ dàng nhận biết và xử lý

● Hỗ trợ từ Công ty hợp tác Recology: Công ty Recology, đối tác chính của thành phố, cung cấp các dịch vụ thu gom và xử lý rác thải Recology cũng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại rác

● Chính sách khuyến khích: Thành phố áp dụng các chính sách khuyến khích tài chính để thúc đẩy việc phân loại rác Ví dụ, các hộ gia đình và doanh nghiệp

có thể giảm chi phí dịch vụ nếu họ phân loại rác đúng cách và giảm lượng rác thải đưa vào bãi chôn lấp

● Giáo dục và nâng cao nhận thức: San Francisco đã đầu tư vào các chương trình giáo dục cộng đồng, bao gồm các buổi hội thảo, tài liệu hướng dẫn và các chiến dịch truyền thông để khuyến khích cư dân tham gia phân loại rác

Giảm thiểu rác thải nhựa:

Trang 10

● Cấm túi nilon: San Francisco là thành phố đầu tiên ở Hoa Kỳ ban hành lệnh

cấm túi nilon vào năm 2007 Lệnh cấm này áp dụng cho tất cả các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, yêu cầu họ sử dụng túi giấy hoặc túi tái sử dụng thay vì túi nilon

● Cấm chai nhựa dùng một lần: Vào năm 2014, San Francisco đã ban hành lệnh cấm bán chai nhựa dùng một lần có dung tích dưới 21 ounces (khoảng 620ml) tại các sự kiện trên đất công và trong các tòa nhà thuộc sở hữu của thành phố

Chương trình tái chế và ủ phân:

● Tỷ lệ chuyển hướng rác thải: San Francisco đã chuyển hướng đạt khoảng 80% rác thải khỏi bãi chôn lấp, tương đương hơn 1,5 triệu tấn mỗi năm Đây là một trong những tỷ lệ cao nhất ở Hoa Kỳ

● Chương trình ủ phân từ thực phẩm: Thành phố đã thu gom hơn 300 tấn rác thực phẩm mỗi ngày, biến chúng thành phân hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp và làm phân bón cho các công viên và vườn cây Đây là chương trình ủ phân từ thực phẩm lớn nhất ở Hoa Kỳ

3.3 HẠN CHẾ

Chi phí cao:

● Chi phí thu gom và xử lý chất thải: Theo báo cáo của thành phố, chi

phí cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây Cụ thể, chi phí này đã vượt qua 300 triệu USD mỗi năm

Chi phí tái chế: San Francisco đã đầu tư mạnh vào các chương trình tái

chế, nhưng chi phí cho việc duy trì và vận hành các cơ sở tái chế cũng rất cao

Ví dụ, chi phí vận hành các cơ sở tái chế của thành phố ước tính khoảng 100 triệu USD mỗi năm

Chi phí xử lý chất thải nguy hại: Việc xử lý chất thải nguy hại đòi hỏi

các biện pháp an toàn nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến, dẫn đến chi phí cao Một báo cáo từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho biết chi phí xử

lý chất thải nguy hại có thể lên đến 50 triệu USD mỗi năm

Không gian xử lý chất thải:

● Địa hình hạn chế:

San Francisco có địa hình đồi núi,có hơn 50 ngọn đồi bên trong địa giới thành phố.hạn chế việc tìm kiếm các vùng đất bằng phẳng để xây dựng bãi chôn lấp hoặc các cơ sở xử lý rác thải khác Việc tìm kiếm các khu vực rộng lớn để xây dựng các cơ sở này càng trở nên khó khăn hơn khi thành phố có mật độ dân cư đông đúc, San Francisco có mật độ dân cư rất cao, khoảng 18.634 người/km² (7.194 người/dặm vuông), trong khi địa hình đồi núi nên diện tích đồng bằng càng hạn chế

Cạnh tranh quyền sử dụng đất:

Đất đai tại San Francisco luôn bị cạnh tranh để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xây dựng nhà ở, văn phòng, công viên, Ví dụ: Việc chuyển đổi một khu đất từ mục đích nông nghiệp hoặc công nghiệp sang mục đích xử

lý rác thải thường gặp phải sự phản đối từ các nhà đầu tư bất động sản và cộng đồng địa phương

4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 18/02/2025, 10:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w