1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về Đặc Điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học dân gian qua tác phẩm truyện cổ tích tấm cám

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học dân gian qua tác phẩm truyện cổ tích tấm cám
Tác giả Nguyễn Thị Nhung
Trường học Trường Đại Học
Thể loại bài báo cáo
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 157,61 KB

Nội dung

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN QUA TÁC PHẨM TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM -Nguyễn Thị 10D7... Vì thế, thông qua bài báo cáo "Tìm hiểu về đặc điểm nội

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN QUA TÁC PHẨM TRUYỆN CỔ

TÍCH TẤM CÁM

-Nguyễn Thị 10D7

Trang 2

A,ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hiện nay, chúng ta đã và đang được học rất nhiều tác phẩm thuộc về văn học dân gian Tuy nhiên, khi đọc các tác phẩm này, chúng ta thường chỉ tập trung vào các sự việc xảy ra trong câu chuyện mà quên mất những nét đặc sắc về đặc điểm thể loại Vì thế, thông qua bài báo cáo "Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân qua tác phẩm truyện cổ tích tấm cám ", tôi sẽ cung cấp những tri thức bổ ích nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn Khái lược về văn học dân gian Khái niệm văn học dân gianVăn học dân gian chính là những sáng tác của một tập thể, được lưu truyền bằng miệng Các sáng tác thuộc văn học dân gian ra đời từ thời công thủy nguyên sơ, trải qua vô vàn thời kì, tiếp tục tồn tại đến thời đại hiện nay.Ở Việt Nam, văn học dân gian còn được gọi với rất nhiều cái tên khác như: văn chương bình dân, văn chương truyền khẩu, văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian Các thể loại của văn học dân gian Tục ngữ câu đố Các thể loại tự sự dân gian: thần thoại, truyện cổ tích,… Các thể loại trữ tình dân ca: Ca dao, dân ca Sân khấu, chèo sân đình,

Trang 3

B.NỘI DUNG:

I.Khái quát thể loại:

1.Thể loại truyện cổ tích

- Truyện cổ tích là loại truyện kể dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật như: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, Truyện thể hiện cách nhìn nhận của người xưa về cuộc sống, đồng thời bày tỏ khát vọng, mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp 2.Đặc điểm nội dung của truyện cổ tích

 -Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh các cuộc đấu tranh trong xã hội Truyện

cổ tích đặt ra các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giai cấp Ta có thể bắt gặp nội dung này trong một số truyện thân thuộc "Thạch Sanh", "Tấm Cám",

3.Chủ đề của truyện cổ tích

Chủ đề của truyện cổ tích thường rất phong phú Song, chủ đề nổi bật và quen thuộc nhất vẫn là ước mơ về một xã hội công bằng, lí tưởng, hạnh

Trang 4

phúc, cái thiện chiến thắng cái ác Những truyện "Cây tre trăm đốt", "Em

bé thông minh", là các ví dụ tiêu biểu

II.Phân tích tác phẩm

1 Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám

a,Tóm tắt cốt truyện:

Truyện kể về hai nhân vật chính là Tấm và Cám Tấm hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng bố mất sớm nên phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên là Cám Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử tàn nhẫn, bất công, phải làm hết mọi công việc trong nhà.Một lần dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tép, ai được nhiều sẽ thưởng Tấm chăm chỉ bắt nên được giỏ được đầy còn Cám rong chơi nên giỏ trống không Thấy vậy, Cám lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép vào giỏ của mình.Tấm ngồi khóc nức nở thì được bụt hiện lên giúp đỡ Nhờ sự giúp đỡ của Bụt mà Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần

Trang 5

áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẻ giúp đỡ Ít lâu sau, nhà vua mở hội, xem ai đi vừa chiếc giày tìm thấy ở khúc sông hôm hội làng sẽ được làm hoàng hậu, và Tấm đi vừa vì đó chính là đôi giày nàng đánh rơi.Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị, nên nhân một lần Tấm về giỗ cha đã tìm cách hại chết Tấm Sau lần ấy, Cám vào cung tiến vua thay Tấm Tấm lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ.Sau bao nhiêu khó khăn, cô Tấm được trở lại làm người và quay trở về sống hạnh phúc bên vua Còn mẹ con Cám nhận trừng phạt thích đáng là cái chết

b Thể loại

- Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì

- Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám, ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám

c Nhân vật Tấm:

Trang 6

• Khát quát về nhân vật Tấm: Là nhân vật trung tâm của truyện, có số phận bất hạnh Tấm có sự trưởng thành, phát triển về nhận thức và hành động trong quá trình chiến đấu với cái ác để giành và giữ lấy hạnh phúc

- Cuộc sống nghèo khó

- Mồ côi mẹ từ nhỏ

– Cha lấy vợ khác sau đó cũng sớm qua đời Tấm ở cùng dì ghẻ và

em gái cùng cha khác mẹ là Cám

– Tấm phải làm việc suốt ngày đêm, trăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc, xay cám, giã gạo

→ Là con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi nhục Hoàn cảnh của Tấm thương tâm, tội nghiệp

– Tấm hiền lành, nết na, chịu khó là hiện thân cho cái thiện Mẹ con Cám lười biếng, độc ác gây ra bao nỗi bất hạnh cho Tấm, họ là hiện thân cho cái ác

→ Sống với cái ác, vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật Quá trình chiến đấu với cái ác của Tấm là cuộc đấu tranh để giành và giữa lấy hạnh phúc

Trang 7

d Nhân vật mẹ con Cám:

+ Cám: lười biếng, được mẹ nuông chiều chơi dông dài

+ Hai mẹ con Cám mưu mô, thủ đoạn, dùng lời ngon ngọt lừa dối, bóc lột, tước đoạt những niềm vui vật chất và tinh thần của Tấm → Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho thân phận của Tấm, đồng thời lên án, bất bình trước cách đối xử của mẹ con Cám đối với Tấm

e Không gian, thời gian nghệ thuật

      Không gian, thời gian nghệ thuật thường phiếm chỉ, không rõ ràng Đặc biệt, truyện cổ tích thường bắt đầu với mô-típ thời gian là

"ngày xửa ngày xưa", "ngày xưa"

f Người kể chuyện:

Trước hết, người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể lại các sự việc Trong truyện cổ tích, người kể chuyện ở ngôi thứ ba

Trang 8

2 Giá trị nội dung và giá trị nghệ thật qua câu truyện Tấm Cám

a Giá trị nội dung  

- Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác Đây chính là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác và cũng thể hiện niềm tin của nhân dân ta vào

sự công bằng trong xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo 

  - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện đã phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ

b Giá trị nghệ thuật

   - Sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường với sự xuất hiện của ông Bụt và những lần biến thân của Tấm

- Sự chuyển biến trong những lần biến thân của Tấm là một dụng ý nghệ thuật: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại

sự sống và hạnh phúc cho mình Đó cũng là chân lí trong cuộc sống

và tâm lí của mỗi con người, có áp bức thì sẽ có đấu tranh

Trang 9

3 Cảm nhận về truyện cổ tích Tấm Cám

• Quả không sai khi nói truyện cổ tích góp phần mang một ý nghĩa giáo dục, xây dựng nên tính cách, những nét đẹp trong văn hóa, ứng

xử và tâm hồn con người Nó mang đến những giá trị vĩnh cửu, lưu truyền khắp muôn đời Tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám là một tác phẩm nổi tiếng đã in đậm trong lòng ta vì điều đó, bên cạnh đó còn thể hiện được những tâm tư, tình cảm của nhân dân, những mơ ước trong cuộc sống đáng được trân trọng

• Câu truyện với cốt truyện hết sức hay, câu chuyện kể về cuộc đời của cô Tấm xinh đẹp, ngoan hiền, mẹ mất sớm, cha của Tấm thương con vô bờ nên đã lấy một người vợ kế.  Nhưng ước mong của người cha giờ chẳng bao giờ là hiện thực, vì điều mà người mỗi chúng ta thấy được là một câu chuyện muôn thuở về sự không đội trời chung giữa mẹ kế và con chồng, dân gian ta đã có câu rất đúng “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, làm Tấm

đã bao phen khó xử, khổ đau, sự xung đột lại chưa dừng lại ở đó còn tồn tại lại là từ chính hai người cô con gái giữa Tấm và người em con

Trang 10

của mẹ kế Cám, một loạt những mâu thuẫn đưa đến giữa ba con người này, làm cho câu truyện trở nên đầy kịch tính, kéo hết tình tiết này đến tình tiết khác, nhất là bất hạnh đến sau khi người bố thân yêu của cô rời bỏ cô mãi mãi, tình yêu, sự bảo vệ chẳng còn.Cô từ đây phải sống những ngày tháng tăm tối của cuộc đời, sự đối lập trong tính cách giữa hai bên là quá rõ rệt, chỉ riêng với Tấm và Cám Tấm khổ, vất vả, nhưng bù lại quá chăm chỉ, đẹp người, đẹp nết bao nhiêu thì Cám lại sung sướng, an nhàn từ tâm bé, việc nặng nhọc chẳng đến tay, được sự đùm bọc của mẹ, tính nết ưa nịnh, ích kỷ nhưng vẫn ngây thơ, chưa mưu mô như mẹ của cô bấy nhiêu

• Càng nói, càng kể ta cảm nhận được ý đồ của tác giả dân gian, đặt nhân vật vào tình thế éo le nhất để nhân vật có thể bộc lộ hết những tâm tư, tình cảm của mình Mở đầu câu truyện, cũng là tình huống đầu tiên xuất hiện, là khung cảnh rộng thoáng nhưng ánh lên sự hoạt động của con người, giữa những con người đang vất vả trên đồng trồng lúa, có hai chị em cũng tham gia, Tấm vốn quen với việc đồng áng nên việc đồng áng, những việc của nhà nông cô đã nhanh chóng làm xong, cô cũng đã làm xong việc của người dì ghẻ đã giao là bắt

Trang 11

tôm, bắt tép, còn Cám thì vì mải chơi, hái hoa bắt bướm nên chẳng thể có được thành quả nào trong giỏ của mình, Cám đã lập kế hoạch xấu để nhằm trút hết giỏ tôm tép của chị để về lĩnh thưởng của mẹ Cám kêu lên: “Chị Tấm ơi, chị Tấm đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo

về mẹ mắng” Cô Tấm cũng vì nhẹ dạ cả tin mà đã bị mất hết công sức, cô khóc nhưng đã chẳng có cách nào cứu vãn được, cô khóc  nấc

vì oan ức, tức giận nhưng chẳng thể làm được gì, trước sự ranh ma, tham lam của Cám Ta cũng thường biết trong những câu truyện xưa,

sẽ có những người đại diện cho công lý, những vị thần tiên sẽ giúp

đỡ, bênh vực những người hiền lành mà yếu đuối, chèn ép Bụt đã xuất hiện, cho cô một điểm tựa, cho cô một cơ hội thay đổi, tin tưởng

để tiếp tục cuộc sống Đó là một con cá bống làm bạn và dặn dò cẩn thận, cách gọi bống lên ăn cơm, dường như chỉ là sự bí mật giữa hai người

• Vốn là người có lòng thương người, thương động vật sâu sắc mà  Bống lớn hơn qua từng ngày qua sự chăm sóc của Tấm, cũng nuôi lớn sự đố kỵ, tò mò của hai mẹ con nhà Cám Họ đã dồn Tấm vào bước đường cùng, thực hiện ý đồ xấu một lần nữa- giết đi con cá

Trang 12

Bống làm thịt.  Ta đã quá hiểu tâm lý đau đớn khi bị mất đi người thân thương đến cả người bạn nhỏ cũng quá khắc nghiệt, thật là đáng thương! Và Tấm phải trải qua cảm giác đó, cô chẳng còn cách nào khác là khóc mà kêu trời, kêu Bụt giúp Có chăng giờ chỉ có mỗi Bụt

có thể giúp được cô, ông lại hiện lên, hiền từ mà chỉ cách cho Tấm vượt qua khó khăn này, sắp xếp để mở ra hướng mới cho cuộc đời Tấm, tìm xương cá Bống nhờ sự giúp sức của chú gà- “Cục ta, cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”, Tấm không để lỡ cơ hội, nàng làm đúng như lời ông Bụt dặn, để rồi những điều kỳ lạ xuất hiện, phù hợp với chuỗi tình tiết tiếp theo dành cho Tấm, từ bốn chân giường, hóa ra toàn đủ thứ đẹp đẽ, nó như một món quà tuyệt vời mà Bụt đã giành cho cô để cô thêm tự tin mà đi dự hội lớn của nhà Vua như bao người, và việc đánh rơi chiếc giày trên đường đi về cũng là một sự ngẫu nhiên, mở  ra cho cô một cơ hội tốt nhất, quý nhất chưa bao giờ cô dám mơ tới đó là trở thành một Hoàng Hậu thực thụ cùng với người mà mình yêu thương để bù đắp cho Nàng khoảng thời gian thiệt thòi kia, vượt xa, bỏ qua sự dè bỉu, châm chọc, ghen tức của mẹ con Cám

Trang 13

• Những tưởng những điều xấu xa của họ gây ra cho Tấm sẽ chẳng còn nữa, nhưng nào có thể dừng lại câu truyện ở đây, câu truyện sẽ chẳng có bài học gì Tấm còn phải đối mặt với vô vàn sự việc khó khăn với mức độ tăng dần Nhưng sau tất cả, cô vẫn hiện lên, vẫn cho chúng ta thấy được những màn hóa thân kỳ diệu, mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn vì không cần đến nữa sự xuất hiện của Bụt như ngày nào, khiến độc giả chẳng thể dời mắt khỏi câu truyện

• Loạt tình huống thử thách cô, từ việc đã bị đe dọa mất đi tính mạng

vì đức tính hiếu thảo với người thân yêu, cô cũng đã trở lại trước sự kinh ngạc của mẹ con Cám, nàng bị dì ghẻ lừa, rắp tâm hãm hại đến chết, lừa lên cây cau để lấy buồng để cúng giỗ Bố và bị chặt gốc cau

để ngã xuống ao Cám vô tình được thừa kế cơ hội của chị để rồi tiến cung Vua thay.  Tấm lại xuất hiện ngay sau đó, lần này là trở thành chú chim Vàng Anh, làm Vua vui thích, chỉ ngắm mà bỏ quên Cám

Sự xuất hiện này khiến Cám trở tay không kịp, bị tra tấn tinh thần  bở

i chú chim Vàng Anh biết nói này “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”, Cám càng thêm tức giận cùng với mẹ, rình bắt bằng được và làm thịt như con cá Bống nọ, và

Trang 14

vứt lông ra vườn, nhưng lần này đâu phải là hết, hai cây Xoan đào mọc lên vươn tán ra rộng từ những chiếc lông chim kia, Vua thường lui tới nơi đây, làm xóa tan mệt mỏi Điều này lại lọt vào mắt của người xấu, họ lại làm thủ đoạn, nhấn sâu vào vũng bùn của tội lỗi, chặt cây để làm gỗ làm khung, khung cửi vững chắc như sự trở lại mạnh mẽ của Tấm, đã thế, mỗi lần dệt, Cám đã nghe lời đe dọa “Cót

ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra” Hành động đốt khung cửi, rồi đổ tro thật xa, hành động của Cám đã thể hiện rõ sự lo

sợ trước những điều xấu của mình làm ra Từ đây, Tấm lại hiện về ẩn trong quả thị thơm, chín mọng duy nhất của cây thị cao lớn ấy, một

bà lão đi đường ngước nhìn và thầm nói: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để

bà ngửi chứ bà không ăn”, vừa nói đến đoạn, thị rụng, bà lão hí hửng mang quả về nhà Như duyên phận từ trước, Tấm thấy bà muốn giúp

đỡ, nên cứ hàng ngày giúp trong âm thầm, và sau này bị bà phát hiện, hai người đã trở thành mẹ con nguyện sống trong tình cảm gia đình này đơn giản mà ấm áp hơn bao giờ hết Và trong cuộc du hành, nhà Vua thấy quán sạch sẽ bèn ghé vào, hai người không ngờ lại được hội ngộ sau bao năm xa cách bằng cái nhìn, trí nhớ sâu đâm, tình yêu

Trang 15

của Vua lại trở về- với chỉ một chi tiết miếng trầu têm cánh phượng đẹp đẽ của người Vợ ngày nào, và chàng càng ngạc nhiên vì thấy Vợ càng xinh đẹp hơn trước

• Có thể thấy được trong sự hóa thân của Tấm có sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả của đạo Phật Vì Tấm là người tốt nên được tái sinh thành người và được hưởng hạnh phúc trọn đời, sức sống mãnh liệt hơn, dù có bị vùi dập bởi ngàn những điều ác Nhân dân ta là vậy, sống với chủ nghĩa nhân đạo ngập tràn trong dòng máu, suy nghĩ Bên trong, Tấm là suy nghĩ của nhân dân còn tồn tại một quan điểm đồng hóa với đạo lý đất trời “Ác giả ác báo”, vậy nên dễ hiểu hành động trả thù của Tấm đối với Cám- hành động Tấm giết Cám không phải chỉ là vấn đề trả thù mà còn là vấn đề sinh tồn Vì khi nói về mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là một  mâu thuẫn gay gắt, một mất một còn, không thể hóa giải được Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hại Tấm, quyết tâm tiêu diệt Tấm đến cùng Tấm giờ đây đã đại diện cho công lý, không cần đến thế lực thần tiên

ra mặt (Bụt) để trừng phạt mẹ con Cám, bắt họ phải đền tội, trả giá

Trang 16

đau khổ bằng mạng sống như chính họ đã làm Ai ai cũng đều cảm thấy hả hê, sảng khoái khi thiện đã thắng cái ác

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM

• Câu chuyện này phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt

là mối quan hệ mẹ kế - con chồng; cuộc đấu tranh giữa và cái thiện thắng cái ác của người Việt

C.TỔNG KẾT:

• Câu truyện đã khép lại, cho ta hiểu thêm về kết cấu của một  truyện

cổ tích, những sự đối lập, những tình tiết kịch tính, và đặc biệt là có

sự xuất hiện của thần thánh càng làm thể loại truyện này thu hút hơn bao giờ hết cả trong nước và trên thế giới, gây cảm giác thích thú với người đọc, và điều làm ta thỏa mãn nhất chính là những mâu thuẫn từ gia đình đến giai cấp lần lượt được giải quyết hết sức hợp đạo lý, ngoài ra truyện còn cho ta những bài học bất hủ về lối sống thiện lương, cái nhân, cái đức để làm mục tiêu sống, điều đó mới làm xã hội phát triển bền vững

Ngày đăng: 18/02/2025, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w