1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế, phân tích tình trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay Để giảm thất nghiệp ở việt nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế, phân tích tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Để giảm thất nghiệp ở Việt Nam chính phủ cần làm gì?
Tác giả Lâm Thị Vân Anh, Đào Khánh Huyền, Trần Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Bùi Thị Nhung, Trần Thị Hiên, Nguyễn Lê Ngọc Hân
Người hướng dẫn GVHD: Trần Thị Hòa
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Một số khái niệm liên quan đến thất nghiệp: Người trong độ tuổi lao động: những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định được

Trang 1

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI :

THẤT NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THẤT NGHIỆP TỚI NỀN KINH

TẾ, PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỂGIẢM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM CHÍNH PHỦ CẦN LÀM GÌ?

GVHD: TRẦN THỊ HÒANHÓM SV: 08

NHÓM LỚP : 07 DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

Trần thị Mỹ Duyên Nguyễn Thị Liên

Nguyễn Thị Thùy Dương Bùi Thị Nhung

Trang 2

Hà Nội,11/2023

MỤC LỤC

Contents

3

1.1 Thế nào là thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp? 3

1.2 Phân loại thất nghiệp 3

1.2.1 Theo hình thức thất nghiệp 3

1.2.2 Theo lý do thất nghiệp 4

1.2.3 Theo nguồn gốc thất nghiệp 4

1.2.4 Thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện 5

1.2.5 Thất nghiệp tự nhiên 5

1.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế 6

1.3.1 Ảnh hưởng tiêu cực 6

1.3.2 Ảnh hưởng tích cực 8

II PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (2023) 8

2.1 Đặc điểm của thị trường lao động tại Việt Nam 8

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam 10

2.3 Tình trạng thất nghiệp trong quý 1 (2023) 11

2.4 Tình trạng thất nghiệp trong quý 2 (2023) 13

2.5 Tình trạng thất nghiệp trong quý 3 (2023) 16

2.6 Các xu hướng mới tại thị trường lao động Việt Nam 19

III ĐỂ GIẢM THẤT NGHIỆP CHÍNH PHỦ CẦN LÀM GÌ 21

3.1 Giải pháp giảm thất nghiệp tự nhiên 21

3.2 Giải pháp giảm thất nghiệp thực tế 22

3.3 Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế 23

3.4 Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc 23

3.5 Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội 24

3.6 Những biện pháp khác: 24

Trang 3

DANH MỤC LIỆU THAM KHẢO 25

I THẤT NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THẤT NGHIỆP TỚI NỀN KINH TẾ

I.1 Thế nào là thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp?

Thất nghiệp là hiện tượng thiếu việc làm so với những mong muốn của người laođộng được làm việc

Tỷ lệ thất nghiệp là (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong lựclượng lao động

Một số khái niệm liên quan đến thất nghiệp:

Người trong độ tuổi lao động: những người trong độ tuổi lao động là những

người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định được ghi trong Hiếnpháp của mỗi nước Ở Việt Nam được ghi trong hiến pháp năm 1992

Lực lượng lao động: là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc

chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm

Người có việc làm: là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trongcác doanh nghiệp trong các tổ chức xã hội và thu nhập

Người thất nghiệp: là người trong độ tuổi lao động đang tìm kiếm việc làm

nhưng chưa tìm kiếm được

Người ngoài lực lượng lao động: là những người trong độ tuổi lao động bao gồm

người đi học, người nội trợ, ốm đau không đủ sức khỏe để lao động, người bị tướcquyền lao động, những người không muốn tìm kiếm việc làm với những lý do khácnhau

Người ngoài độ tuổi lao động: là trẻ em chưa đến tuổi lao động, người già đã

nghỉ hưu Hiến Pháp Việt Nam quy định trẻ em dưới 16 tuổi không được tham gia laođộng, người nam lớn hơn 60 tuổi, nữ lớn hơn 55 tuổi là hết tuổi lao động Trừ một sốnghề nghiệp và điều kiện nhất định nghỉ hưu có thể được kéo dài

I.2 Phân loại thất nghiệp

I.2.1 Theo hình thức thất nghiệp

Thất nghiệp là một gánh nặng cho xã hội, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, và bộphận dân cư nào, ngành nghề nào, cần biết những điều đó để hiểu rõ về đặc điểm,

Trang 4

tính và tác hại của thất nghiệp trong thực tế để đáp ứng được mục đích này chúng ta

có thể phân loại thất nghiệp theo các tiêu thức phân loại sau đây: Thất nghiệp theogiới tính,thất nghiệp theo lứa tuổi,thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ,thất nghiệp theongành nghề thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc

I.2.2 Theo lý do thất nghiệp

Bỏ việc: người lao động tự ý bỏ việc vì những lý do khác nhau như: lương thấp,không đúng nghề nghiệp, điều kiện làm việc, ăn ở không phù hợp,

Mất việc: các hãng kinh doanh cho thôi việc do những khó khăn trong kinh

doanh,

Mới vào: là những người lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa

tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang làm việc, sinh viên mới tốtnghiệp đang tìm việc làm, )

Quay lại: những người đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn quay lại làm

việc nhưng chưa tìm được việc làm

Như vậy, số người thất nghiệp là con số mang tính thời điểm, nó biến độngkhông ngừng theo thời gian Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có việc, mớitrưởng thành, trở nên thất nghiệp rồi rời khỏi trạng thái đó Vì thế việc nghiên cứudòng luân chuyển thất nghiệp rất có ý nghĩa

Nếu ta coi thất nghiệp như là một bể chứa những người không có việc làm, thìđầu vào của dòng thất nghiệp là đội quân gia nhập lực lượng thất nghiệp, và đầu ra lànhững người rời khỏi lực lượng thất nghiệp (những người đã tìm được việc làm mới).Trong một thời kỳ dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô của thất nghiệp sẽ tăng vàngược lại thì quy mô của thất nghiệp sẽ giảm Khi dòng thất nghiệp không đổi thì quy

mô của thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tương đối ổn định Dòng thấtnghiệp cũng đồng thời phản ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trườnglao động

I.2.3 Theo nguồn gốc thất nghiệp

Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian

tìm kiếm công việc, hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với nhu cầu mong muốn củamình hoặc chờ đợi đi làm,

Trang 5

Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung, cầu giữa các loại laođộng, giữa các ngành nghề, khu vực, Loại này gắn liền với cơ cấu kinh tế và khảnăng điều chỉnh cung cầu của thị trường lao động khi sự biến động này mạnh, kéo dàithì nạn thất nghiệp trở lên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn.

Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mất cầu chung về lao động giảm xuống.

Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu

kỳ vì các nền kinh tế thị trường luôn gắn với tính chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng

tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi vàmọi ngành nghề trong nền kinh tế

Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: loại thất nghiệp này còn được gọi là thất

nghiệp theo lý thuyết cổ điển Nó xảy ra khi tiền công, tiền lương được ấn định khôngbởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường laođộng.Việc ấn định lương có thể do sự thống nhất của giới công đoàn hoặc do chínhphủ ấn định Khi chính phủ ấn định mức lương nhất định và yêu cầu giới sử dụng laođộng trả cho người lao động trên mức đó, được gọi là lương tối thiểu

Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệtcủa thị trường lao động Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đang đi xuốngtoàn bộ thị trường lao động trong xã hội bị ảnh hưởng mất cân bằng Còn thất nghiệptheo lý thuyết cổ điển do các yếu tố chính trị xã hội tác động

I.2.4 Thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện

Cách phân tích hiện đại về thất nghiệp đưa ra một khái niệm mới là thất nghiệp

tự nguyện Dựa trên cơ sở xem xét sự cân bằng của thị trường lao động và nhấn mạnhmột phần nào thất nghiệp là thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện

Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người tự nguyện không muốn làm việc doviệc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của bản thân.Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp thường do tổng cầu suy giảm sẽđến thiếu việc làm và thất nghiệp

I.2.5 Thất nghiệp tự nhiên

Thất nghiệp tự nhiên là dạng thất nghiệp thường tồn tại trong mọi nền kinh tế.Thất nghiệp tự nhiên được xem là cần thiết để một nền kinh tế vận hành một cách nhịpnhàng bởi vì sự thay đổi cơ cấu hay quy mô của các doanh nghiệp đòi hỏi người lao

Trang 6

động cần có thời gian để di chuyển từ công ty này sang công ty khác hoặc từ côngviệc này sang công việc khác.

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cânbằng.Tại mức đó tiền lương và giá cả là hợp lý bởi các loại thị trường đều đạt cânbằng dài hạn Số người thất nghiệp tự nhiên bằng tổng số người thất nghiệp tựnguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trườnglao động

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp không có sự gia tănglạm phát Ở các nước phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là (3%-5%) và tỷ lệ này

có xu hướng gia tăng theo thời gian Tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể cao hơn, bằnghoặc thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên khi nền kinh tế có những biến động Đặc biệt

là sự suy giảm tổng cầu, các doanh nghiệp hoạt động đình đốn, mức tổng cầu ít, laođộng sẽ giảm

I.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế

I.3.1 Ảnh hưởng tiêu cực

Thứ nhất: Tác động đến tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát

Tỷ lệ thất nghiệp cao gây tổn hại cho nền kinh tế, khi tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và nguồn lực về con người không được sử dụng Đặc biệt là thất nghiệp ởthanh niên gia tăng có nghĩa là một lực lượng lao động xã hội tiềm năng nhất khôngđược huy động vào hoạt động kinh tế tăng lên Đây là sự lãng phí lao động xã hội ghêgớm, trong khi ngân sách nhà nước nói chung và nguồn tài chính của các gia đình nóiriêng còn đang rất eo hẹp

Từ tính toán thực tế của các chuyên gia xã hội học cho thấy, ngay cả khi xem xétcác doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ cần mỗi doanh nghiệp có từ 5 đến 10 lao động,khi vài trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa như ở nước ta, thì số người mất việc có thểlên đến cả triệu người Nếu thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp mức 3 triệuđồng/người/tháng thì số thu nhập của người lao động mất đi của cả triệu lao động sẽ là3.000 tỷ đồng/tháng (tương đương mức 150 triệu USD) Đặc biệt khi thất nghiệp xảy

ra, của cải vật chất không những không tăng thêm mà ngày càng tiêu hao thêm nữa,thiệt hại do “cơn bão” thất nghiệp rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ USD mỗi năm chomỗi quốc gia

Trang 7

Thanh niên là nhóm dân số đóng vai trò quan trọng xét về góc độ kinh tế: họ vừa

là động lực cho sản xuất, vừa là động lực cho tiêu dùng Điều đó có nghĩa là thấtnghiệp ở thanh niên sẽ gắn liền với khủng hoảng ở cả hai chiều sản xuất và tiêu dùngcủa nền kinh tế Thanh niên luôn có nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi không có việclàm (tức là không có thu nhập) ắt sẽ dẫn đến những căng thẳng trong cuộc sống.Thanh niên là những người năng động, luôn tìm tòi và luôn có khát vọng được thểhiện và cống hiến, nếu bị khống chế bởi những chính sách việc làm chưa phù hợp thì

có thể gây ra xung đột xã hội Như vậy tình trạng thất nghiệp ở thanh niên là một vấn

đề nan giải, cần phải giải quyết sớm, nhất là khi tình hình kinh tế đã có nhiều thay đổi.Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát

Thứ hai: Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động

Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó,đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Eo hẹp về tài chính,nhiều nhu cầu thiết yếu của gia đình sẽ bị cắt giảm; một số điều kiện học tập của concái người lao động cũng sẽ không được đáp ứng; không hiếm trường hợp một vài con

em trong gia đình phải nghỉ học để đi làm giúp cha mẹ Đặc biệt khi người thất nghiệp

là thanh niên, nhu cầu học tập, tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp là rất lớn Tuy nhiên, khó khăn về tài chính đã thủ tiêu các cơ hội học tập của thanh niên để

họ có thể nhanh chóng trở lại thị trường lao động Có thể nói, thất nghiệp đã dồn thanhniên, những người sẵn sàng một cuộc sống lao động sáng tạo đến sự bần cùng, chánnản và bất lực trước cuộc sống Mất việc làm và thu nhập là mất cơ hội phát triển, từ

sự mất tự tin và cũng bị suy giảm niềm tin, thanh thất thường dàng những sai phạmđáng tiếc

Thất nghiệp luôn là một nỗi lo lớn đối với các nền kinh tế, nhất là ở các nướcđang phát triển với hệ thống an sinh xã hội chưa hoàn thiện như nước ta Khi thấtnghiệp gia tăng, chính phủ các nước đang phải có những “gói cứu trợ” khẩn cấp đểgiải cứu nền kinh tế và phải chi một khoản tiền khổng lồ để trợ cấp thất nghiệp, giúpngười lao động qua cơn nguy khốn về kinh tế Nền kinh tế vốn đã trì trệ lại phải chịuthêm những gánh nặng do các gói trợ giá cho tiêu dùng, hỗ trợ người thất nghiệp tìmkiếm việc làm

Trang 8

Do vậy, thất nghiệp trở thành một thách thức to lớn cho an sinh xã hội và sự pháttriển bền vững của một nền kinh tế Tuy nhiên, đây chỉ là gói hỗ trợ ngắn hạn, tạmthời cho người thất nghiệp khi chưa tìm được việc làm với điều kiện người lao độngtrước đó tự nguyện đóng bảo hiểm thất nghiệp Bởi không có một nền kinh tế nào cóthể trả lương thất nghiệp lâu dài và thường xuyên cho người lao động

Thứ ba: Ảnh hưởng đến trật tự xã hội

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi công, biểutình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phátsinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; sự ủng hộ của người laođộng đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm…Từ đó, có thể có những xáo trộn về

II PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (2023)

II.1 Đặc điểm của thị trường lao động tại Việt Nam

Thứ nhất : Thừa và thiếu lao động ở nhiều ngành nghề (mất cân đối cung cầu lao

động khá lớn):đặc biệt quan hệ cung – cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngànhnghề kinh tế đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng ở một số ngành nghềnhư ngân hàng, quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại và chăm sóc khách hàng, sản xuất,Công nghệ thông tin Tình trạng dư thừa lao động không có kỹ năng và thiếu nhiềulao động kỹ thuật, tay nghề phổ biến Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việctuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao độngphổ thông có tay nghề Hiện tượng này chủ yếu là đối với các doanh nghiệp trong cáckhu công nghiệp, khu chế xuất

Thứ hai : Vấn đề chất lượng lao động, tình trạng thể lực của lao động Việt Nam

ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa

Trang 9

đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bịtheo tiêu chuẩn quốc tế Cụ thể: chiều cao của thanh niên 15 tuổi thấp hơn so vớichuẩn quốc tế 8,34 cm đối với nam, 9,13 cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên Nhật Bản

là 8 cm đối với nam, 4 cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên các nước trong khu vực làThái Lan, Singapore từ 2-6 cm ảnh hưởng đến việc sử dụng, vận hành máy móc, hiệnđại, hạn chế năng suất lao động, bắt buộc người lao động phải gắng sức nhiều và làmtăng nguy cơ mất an toàn lao động Ngoài ra, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề cònthấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khảnăng cạnh tranh thấp giữa thành thị và nông thôn, so với khu vực và thế giới

Thứ ba : Trình độ lao động, tỷ trọng lao động qua đào tạo ngày càng được cải

thiện nhưng mức độ cải thiện và chênh lệch lao động có tay nghề là chưa đáng kể giữacác vùng kinh tế - xã hội trong cả nước so với tốc độ phát triển của khu vực và thếgiới tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tácphong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp giữa thành thị vànông thôn, so với khu vực và thế giới Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực nhưtrình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm hơn 20%lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN

Thứ tư : Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,

tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ước tính đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, song cơcấu ngành kinh tế vẫn còn lạc hậu Tỷ trọng toàn ngành công nghiệp và công nghiệpchế biến, chế tạo tăng lên song chưa đạt được mục tiêu kế hoạch, sản xuất côngnghiệp vẫn mang tính gia công và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài Bên cạnh đó, tỷtrọng lao động tăng lên ở các ngành xây dựng và bán buôn bán lẻ cũng cho thấy xuhướng chuyển dịch lao động, cũng chưa theo hướng hiện đại, lao động vẫn chủ yếuchuyển dịch sang các ngành truyền thống, gia tăng không cao Như vậy, có thể thấy cơcấu ngành kinh tế của Việt Nam hiện chuyển dịch cơ cấu ngành chưa theo hướng hiệnđại, sản xuất vẫn mang tính gia công và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và phụ thuộcvào khu vực nước ngoài

Bên cạnh chênh lệch về trình độ, tốc độ phát triển; phân bố nguồn lực, nguồnnhân lực giữa các vùng, những hạn chế của lao động Việt Nam do nhiều nguyên nhânkhác nhau trong đó đáng chú ý chính sách lao động việc làm và đào tạo nghề chưa phù

Trang 10

hợp Chính sách phát triển việc làm chủ yếu chú trọng tạo việc làm theo chiều rộng

mà chưa chú trọng đến chất lượng; sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo nghề, công tácđào tạo nghề hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứngnhu cầu xã hội, đây thực sự là những thách thức lớn cần có chính sách điều chỉnh phùhợp

Ngoài ra, tham gia cộng đồng kinh tế chung ASEAN và việc ký kết các hiệpđịnh thương ít thách thức khi phải cạnh tranh với lao động nước ngoài Nền kinh tếViệt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài (vấn đề biến động giá cả, phụthuộc các đối tác thương mại, sự kiện chính trị trong khu vực và toàn thế giới) Điềunày thể hiện rõ ràng thông qua các tranh chấp lao động, khoảng cách thu nhập giữangười giàu và người nghèo, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng tại Việt Nam hiện

nay.

II.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam

Một là, thiếu định hướng nghề nghiệp Ngay từ trong quá trình đào tạo, học viên,

sinh viên thiếu định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến việc chọn ngành nghề không phùhợp với bản thân

Hai là, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp Việt Nam có nguồn lao động vô

cùng dồi dào nhưng chất lượng chưa cao Trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời khoahọc công nghệ phát triển thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việtchưa đạt yêu cầu

Ba là, thiên tai, dịch bệnh Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong

lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong mộtkhoảng thời gian dài; Còn dịch bệnh chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với chúng ta.Khi xảy ra dịch bệnh, hầu hết những công việc phải dừng lại Tình hình dịch bệnh kéodài đã làm nhiều người lao động mất việc làm, thậm chí nhiều DN phải phá sản vìkhông thể cầm cự

Bốn là, máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người Cách mạng công nghiệp

lên ngôi, không ít người lao động bị thay thế bởi máy móc hiện đại Khi áp dụng, sửdụng máy móc trí tuệ nhân tạo AI, các DN sẽ không phải quản lý, không phải thưởngthêm, chi trả bảo hiểm… Trên hết, năng suất mà máy móc tạo ra cao hơn con người

Trang 11

Năm là, mức lương chưa hấp dẫn Mức lương ở thị trường lao động chưa thực sự

hấp dẫn với người lao động Nhiều lao động vẫn loay hoay tìm việc vì mức lương củathị trường không xứng đáng với trình độ của họ

Sáu là, chất lượng lao động chưa cao Việt Nam có nguồn lao động dồi dào

nhưng chất lượng chưa cao Trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời khoa học côngnghệ phát triển thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt chưa đạt yêucầu

II.3 Tình trạng thất nghiệp trong quý 1 (2023)

Ngày 10/01/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thịtrường lao động linh hoạt, hiện đại nhằm phục hồi nhanh kinh tế – xã hội Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các địa phương triển khai chương trình phụchồi và phát triển thị trường lao động, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ người laođộng quay trở lại nơi làm việc, cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thịtrường lao động; theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu côngnghiệp, khu chế xuất, trong thời gian trước và sau tết Nguyên đán, để kịp thời cóphương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết; tìnhhình thị trường lao động quý I năm 2023 khá ổn định Nguyên nhân khách quan: lànhững yếu tố ngoài tầm kiểm soát của người lao động, chủ yếu liên quan đến sự biếnđộng của nền kinh tế và thị trường lao động Ví dụ như suy thoái kinh tế, giảm cầuthừa cung, ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai,

-Nguyên nhân chủ quan: là những yếu tố phụ thuộc vào bản thân người lao động, chủyếu liên quan đến trình độ, kỹ năng, năng lực, thái độ và hành vi của họ Ví dụ nhưyếu tiếng Anh, thiếu kinh nghiệm thực tế, không phù hợp với công việc, không chịuhọc hỏi, cập nhật kiến thức, thất nghiệp tự nguyện, vi phạm kỷ luật,

Do kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng dương, một số ngành sử dụng nhiều lao động nhưnông nghiệp và xuất khẩu nông sản, du lịch hoặc vận tải đang có cơ hội về thị trườngtiêu thụ cũng như phục hồi về nhu cầu trên diện rộng Ngoài ra, ảnh hưởng của dịchCovid-19 đã lắng xuống, các hoạt động sản xuất, kinh doanh gần như bình thường trởlại

Trang 12

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 là khoảng 1,05 triệungười, giảm 34,6 nghìn người so với quý trước và giảm 65,1 nghìn người so với cùng

kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 là 2,25%, giảm0,07 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳnăm trước

Hình 2.3 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2023

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I năm 2023 là 7,61%, giảm 0,09điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,32 điểm phần trăm so với cùng kỳ nămtrước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,46%, cao hơn 2,81 điểmphần trăm so với khu vực nông thôn

II.4 Tình trạng thất nghiệp trong quý 2 (2023)

So với quý trước, thất nghiệp quý II tăng cả về số lượng và tỷ lệ Thị trường laođộng Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.Thị trường lao động ViệtNam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh chịu tác độngkéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga

và Ukraine và tổng cầu thế giới suy giảm làm cho nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơnhàng…

Ngày đăng: 16/02/2025, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.3  Số người  và tỷ lệ  thất nghiệp trong độ  tuổi lao  động  theo quý, 2020-2023 - Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế, phân tích tình trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay  Để giảm thất nghiệp ở việt nam
nh 2.3 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2023 (Trang 12)
Hình 2.4.2 : Tỷ lệ thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo theo vùng kinh tế-xã hội, quý II năm 2022 và quý I, quý II năm 2023 - Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế, phân tích tình trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay  Để giảm thất nghiệp ở việt nam
Hình 2.4.2 Tỷ lệ thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo theo vùng kinh tế-xã hội, quý II năm 2022 và quý I, quý II năm 2023 (Trang 15)
Hình 2.5.2: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng, giai đoạn 2019-2023 - Thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp tới nền kinh tế, phân tích tình trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay  Để giảm thất nghiệp ở việt nam
Hình 2.5.2 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng, giai đoạn 2019-2023 (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w