Vì vậy, điều này cũng dẫn đến nhiều xung đột về giá trị và gây ra những khókhăn cho lứa tuổi này, có thể tóm lại là những khó khăn về học tập, định hướng nghềnghiệp, mối quan hệ xã hội.V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤCCHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TÂM LÝ THƯỜNGGẶP Ở TUỔI THANH THIẾU NIÊN, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ RA
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCGVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
SVTH: NGUYỄN THỊ QUẾ TRÂN – 207TL15661
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 241_71PSYE40053_01
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em, dưới sự hướng dẫn của cô NguyễnThị Kim Anh Các tài liệu tham khảo hay trích dẫn có sử dụng trong bài nghiên cứu nàyđều được em ghi rõ nguồn ở phần tài liệu tham khảo Các số liệu và kết quả nghiên cứutrong bài này là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứunào Nếu phát hiện có sự gian lận, em xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng vàPháp luật
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Kim Anh vì sự giảng dạy tận tìnhcủa cô, những bài học cùng với sự tận tâm trong việc dạy học của cô dành cho em trongsuốt học kỳ vừa qua Những buổi học dưới sự chỉ dạy của cô đã giúp em trang bị thêmnhiều kiến thức Cô đã luôn hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ để em bổ sung cho bản thân nhữngbài học bổ ích Sự hỗ trợ của cô đã giúp em có thêm cho mình cơ hội rèn luyện với nhữngvấn đề trong xã hội này Sự giúp đỡ của cô đã giúp em trang bị thêm cho hành trang quýgiá trong hành trình tiến đến sự thành công trong tương lai
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng Em sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những điều quý giá mà cô đã giành cho em Kính chúc cô sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc
và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
Trân trọng
2
Trang 4Mục lục
I GIỚI THIỆU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu
b Phương pháp nghiên cứu trường hợp
II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm công cụ
2.1.1 Khái niệm tình huống tâm lý
2.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên
2.2 Tổng quan về một số tình huống tâm lý thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên hiệnnay
2.2.1 Tình huống tâm lý liên quan đến học tập
2.2.2 Tình huống tâm lý liên quan đến các mối quan hệ xã hội
2.2.3 Tình huống tâm lý liên quan đến bạo lực học đường
2.2.4 Tình huống tâm lý liên quan đến vấn đề giới tính và tình dục
2.2.5 Tình huống tâm lý liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội dẫn đến tha hóa đạo đức
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình huống tâm lý thường gặp ở thanh thiếuniên
2.3.1 Yếu tố từ gia đình
Trang 52.3.2 Yếu từ xã hội và môi trường học đường
2.3.3 Yếu tố từ việc sử dụng mạng xã hội
2.3.4 Yếu tố từ các yếu tố sinh lý và tâm lý
2.4 Biện pháp khắc phục và hỗ trợ
2.4.1 Hỗ trợ từ phía gia đình
2.4.2 Hỗ trợ từ phía nhà trường
a Hỗ trợ và can thiệp kịp thời
b Tư vấn về phương pháp học tập và định hướng nghề nghiệp
c Hình thức triển khai
2.4.3 Hỗ trợ từ xã hội
a Tạo cơ hội tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ xã hội
b Tạo môi trường học tập an toàn
c Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và kỹ năng sống
III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
3.2 Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang đánh giá điểm / Lời nhận xét của GV
4
Trang 6Tóm tắt : Nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhầm mục đích phát hiện ra những tìnhhuống ảnh hưởng đến tâm lý của thanh thiếu niên và cụ thể hơn là thanh thiếu niên tạiViệt Nam Dưới đây là tổng hợp các bài nghiên cứu và tổng hợp số liệu Nghiên cứu nàychỉ ra được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tâm lý của thanh thiếu niên Đồngthời đưa ra những khuyến cáo giúp khắc phục.
Từ khóa: Mạng xã hội, Tình huống tâm lý, Thanh thiếu niên, Gia đình và giáo dục, Trầmcảm và lo âu, Mối quan hệ xã hội, Can thiệp tâm lý, Học tập và thi cử, giới tính, tình dục
cơ cấu dân số vàng ( tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn người phụ thuộc Nói tómlại, thanh thiếu niên đóng vai trò trong việc phát huy nguồn lực của đất nước và thúc đẩy
Trang 7sự phát triển kinh tế - xã hội Trong giai đoạn này, thanh thiếu niên phải đối mặt vớinhững sự thay đổi mạnh mẽ cả về mặt thể chất, tâm lý khi phải đồng thời đưa ra nhữngquyết định quan trọng cho tương lai như việc chọn ngành nghề để học, tìm kiếm việc làmhay việc lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai Mối quan hệ xã hội của họ cũng có sự thay đổi lớn như mối quan hệ gia đình, khi con người càng lớn lên họ sẽ trở nên xã cáchvới bố mẹ của mình so với lúc còn nhỏ, thay vào đó họ tham gia vào các nhóm xã hội mớinhiều hơn Vì vậy, điều này cũng dẫn đến nhiều xung đột về giá trị và gây ra những khókhăn cho lứa tuổi này, có thể tóm lại là những khó khăn về học tập, định hướng nghềnghiệp, mối quan hệ xã hội.
Việc nghiên cứu các tình huống ảnh hưởng đến tâm lý của thanh thiếu niên là một côngviệc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn, vì quá trình hình thành và phát triển tâm
lý của lứa tuổi này không chỉ diễn ra trong giai đoạn vị thành niên mà còn là bước đệm đểtiếp tục phát triển tâm lý trong suốt những năm tháng sau này, ảnh hưởng sâu sắc đến chấtlượng cuộc sống tâm lý của mỗi cá nhân Hiểu rõ các tác động và khó khăn mà lứa tuổinày đã gặp phải trong quá trình phát triển bản thân sẽ giúp chúng ra đưa ra các biện phápcan thiệp kịp thời, giảm thiểu các tác động tiểu cực và hỗ trợ để quá trình này phát triểntheo chiều hướng tích cực, lành mạnh
Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Phân tích và xử lý một số tình huống tâm lýthường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắcphục” để có thể phân tích và hiểu rõ hơn về các yếu tố tâm lý trong độ tuổi này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ những tình huống tâm lý thường gặp của thanh thiếu niênViệt Nam ( 12 – 20 tuổi ) trong mối liên hệ với một số yếu tố nhân khẩu cùng yếu tố tâm
lý cá nhân và luên cá nhân Qua đó, nghiên cứu này chỉ ra những tình huống tâm lý củalứa tuổi này trong từng tình huống và dựa trên cơ sở đó đề xuất ra một kiến nghị nhằmmục đích thúc đẩy thanh thiếu niên phát triển bản thân một cách tích cực, lành mạnh
3 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu
6
Trang 8Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo hoặc các nghiên cứu khoa học đã công bố về cáctình huống ảnh hưởng đến tâm lý của thanh thiếu niên Lợi ích của phương phápnày là giúp xây dựng cơ sở lý thuyết và so sánh các kết quả nghiên cứu từ đó rút rađược kết luận.
Tuy nhiên cần lưu ý khi thực hiện phải đảm bảo đối tượng nghiên cứu là những cánhân có độ tuổi phù hợp với khách thể đang chọn để nghiên cứu và có môi trườngsống đa dạng, đảm bảo tính đạo đức như bảo mật thông tin cá nhân, phải có sự đồng ý từ người tham gia nghiên cứu Kiểm tra kỹ độ tin cậy và tính chính các khi
sử dụng các công cụ đo lường đã được chuẩn hóa để đảm bảo kết quả thật sự đángtin cậy
b Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết về một đối tượng, sự kiện, tình huống hoặc mộtnhóm người trong một ngữ cảnh cụ thể Phương pháp này giúp ta tìm hiểu và phântích từ đó làm rõ các vấn đề, hiện tượng, các mối quan hệ trong thực tế thông quaviệc thực hiện nghiên cứu trực tiếp các trường hợp cụ thể Thông qua việc thu thập
dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn, quan sát, tài liệu nghiên cứu, cáccuộc khảo sát Người thực hiện nghiên cứu có thể đưa ra được những nhận định rõràng để giải thích và rút ra kết luận có giá trị với đối tượng nghiên cứu
II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm công cụ
2.1.1 Khái niệm tình huống tâm lý
Tình huống tâm lý ( psychological situations ) đề cập đến những sự kiện hoặc hoàn cảnh
mà một cá nhân đã trải qua, những trải nghiệm này có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến mặtcảm xúc, mạch suy nghĩ và hành vi của họ (Lazarus, 1984) Những tình huống nàythường là kết quả của những yếu tố bên ngoài như xung đột trong các mối quan hệ xã hội,gia đình, công việc, nhưng nó cũng có thể phát sinh từ những yếu tố nội tâm như sự tự ti,
lo âu (Lazarus, 1984) Tuy nhiên, các tình huống tâm lý có khả năng tạo ra sự căng thẳngmạnh mẽ, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn cho
Trang 9sức khỏe tâm lý (Lazarus, 1984) Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên, những tình huống tâm
lý như sự thay đổi thể chất trong giai đoạn dậy thì, xung đột với gia đình hoặc bạn bè vàcác quyết định liên quan đến nghề nghiệp, học vấn cũng có thể gây ra những căng thẳng
và sự khủng hoảng (Steinberg, 2014)
2.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên
Đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng giữa tuổi trẻ và tuổi trưởng thành, kéo dài từ 12đến 24 tuổi, tại thời điểm này thanh thiếu niên sẽ trải qua nhiều biến đổi về thể chất, tâmsinh lý và các mối quan hệ xã hội (Santrock, 2018) Đây cũng là lúc không chỉ tồn tại sự phát triển về thể chất mà họ còn hình thành và hoàn thiện các bản sắc cá nhân, tìm kiếmmục tiêu cho cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ xã hội bền vững (Steinberg, 2014).Mặc dù thanh thiếu niên đối mặt với những thử thách rất lớn, như sự thay đổi về nhậnthưc, lựa chọn nghề nghiệp, khủng khoảng cá nhân thì họ vẫn phải tìm kiếm cơ hội đểphát triển bản thân, bởi vì đây là thời kỳ khám phá bản thân, ở độ tuổi này thường sẽkhiến họ cảm thấy áp lực khi phải đưa ra các quyết định quan trọng cho tương lai củamình (Arnett, 2007)
2.2 Tổng quan về một số tình huống tâm lý thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên ởViệt Nam hiện nay
2.2.1 Tình huống tâm lý liên quan đến học tập
Tại thời điểm hiện nay, với sự phát triển mạnh mẻ của nền kinh tế thị trường, quá trìnhcông nghệ hóa – hiện đại hóa cùng sự hội nhập các nền văn hóa quốc tế cũng đã ảnhhưởng ít nhiều đến các tầng lớp xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, trong đó các em họcsinh, sinh viên là chịu tác động nhiều nhất (Mô, 2018) Mà nhắc đến các cá nhân này thìđiều mà ảnh hưởng họ nhiều nhất chính là các vấn đề liên quan đến học tập đặc biệt làtrong bối cảnh giáo dục hiện nay (Mô, 2018) Việc học tập không chỉ yêu cầu sự chămchỉ, mà nó còn là một yếu tố quan trọng quyết định tương lai của các em (Phan, 2020).Điều này dẫn đến nhiều áp lực tâm lý khi các em thường xuyên phải đối diện với kỳ vọnglớn từ gia đình, xã hội và cả bản thân của mình về mặt thành tích vì thế điều này lại gây racảm giác căng thẳng và lo âu (Trần, 2019) Những áp lực này có thể khiến họ gặp khó
8
Trang 10khăn trong việc duy trì động lực học tập hoặc dẫn đến tình trạng stress kéo dài, thậm chí
là trầm cảm trong một số trường hợp (Nguyễn, 2021)
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như quy trình thi cử căng thẳng, phức tạp kèm theo sự cạnhtranh khắc nghiệt giữa các bạn bè đồng trang lứa cũng góp phần làm gia tăng tình trạng áplực học tập đối với thanh thiếu niên (Lê, 2018) Những tình huống này đôi khi khiến họcảm thấy bế tắc, thiếu tự tin vào bản thân mình, không thể cân bằng giữa việc học và cáchoạt động xã hội khác (Phạm, 2022)
Một cuộc khảo sát được thực hiện với quy mô là 200 em học sinh tại một số trường trunghọc cơ sở trên địa phận tỉnh Phú Yên cho thấy kết quả đáng lo ngại khi có đến 100% các
em điều gặp khó trong học tập, đặc biệt là áp lực đến từ các kỳ thi (Mô, 2018) Các emgặp trở ngại trong việc lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả, tự học, cũng như trongviệc đối phó với tình huống căng thẳng, phức tạp khi đến mùa thi (Mô, 2018)
Kết quả khảo sát khác tại thành phố Huế với 477 trẻ vị thành niên cho thấy 64,4% họcsinh gặp khó khăn trong học tập (Anh, 2011) Tương đương với những nghiên cứu khác,chẳng hạn như khảo sát tại trường THCS Lý Tự Trọng – Thanh Hóa, với 147 học sinhnhưng có đến 28,6% các em học sinh cũng gặp khó khăn trong học tập (Tâm, 2012)
2.2.2 Tình huống tâm lý liên quan đến các mối quan hệ xã hội
Theo tổ chức Hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc( CASEL ), năng lực cảm xúc – xã hội ( CXXH ) được định nghĩa là một tập hợp các khảnăng giúp trẻ em và thanh thiếu niên hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân mình Tuy vậy,đây cũng là thứ hỗ trợ cho việc tương tác hiệu quả với những người khác, là công cụ xâydựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, cùng với việc tham gia vào các hoạt động mộtcách hiệu quả (Trần Thị Tú Anh, 2019) Năng lực này bao gồm năm thành phần chính là:
Tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức xã hội, thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội từ
đó đưa ra quyết định có trách nhiệm (Sklad, 2012) Mặc dù năng lực cảm xúc – xã hộiđược coi là một nền tảng quan trọng giúp ta đảm bảo sự thành công trong cuộc sống vì thế đây cũng là một điều đặc biệt đối với thanh thiếu niên bởi vì khi xã hội ngày càng phát
Trang 11triển thì các nhu cầu kết bạn, tìm kiếm mối quan hệ khác cũng ngày càng tăng lên gâybiến động phức tạp về mặt cảm xúc trong giai đoạn này (Sklad, 2012).
Thuyết gắn bó, là một học thuyết tâm lý học được khởi xướng bởi nhà tâm lý học ngườiAnh - John Bowlby, vào những năm 1950 (Bowlby, 1951) Đây đã trở thành một trongnhững học thuyết quan trọng nhất trong việc lý giải các mối quan hệ giữa con người vớinhau và tác động của các mối quan hệ ấy đến sức khỏe tâm lý (Bowlby, 1951) Sự gắn bóđược định nghĩa như một kết nối tâm lý lâu dài giữa các cá nhân (McLeod, 2017) Theo lýthuyết này thì một đứa trẻ cần có một mối quan hệ gắn bó an toàn và ổn định về cảm xúcvới mẹ hoặc người chăm sóc, vì điều đó chúng phát triển cảm xúc một cách bình thường(Bowlby, 1951)
Khi trẻ em trưởng thành và bắt đầu mở rộng các mối quan hệ xã hội hơn, mối liên kết gắn
bó ấy sẽ chuyển từ mối quan hệ mẹ-con sang những mối quan hệ khác, đặc biệt là mốiquan hệ với bạn bè đồng trang lứa, khi đến độ tuổi vị thành niên các cá nhân thường có xuhướng tìm kiếm sự hỗ trợ về cảm xúc từ bạn bè nhiều hơn so với giai đoạn trước điều nàythường xảy ra khi họ xảy ra xung đột với cha mẹ (Nickerson, 2005) Theo nghiên cứu củaDykas, Ziv và Cassidy, những thanh thiếu niên có kiểu gắn bó an toàn thường sẽ có nhữnghành vi đúng mực hơn so với các cá nhân có kiểu gắn bó không an toàn hoặc bị bỏ rơi,khi đó họ dễ trở nên yếu đuối và trở thành nạn nhân của bạn bè (Dykas, 2008) Một phântích tổng hợp của Gorrese, cho thấy rằng mối quan hệ gắn bó với bạn bè có liên quan đếnchứng lo âu, trầm cảm và nhiều vấn đề nội tâm khác (Gorrese, 2016)
2.2.3 Tình huống tâm lý liên quan đến vấn đề bạo lực học đường
Theo như định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới năm 1996, hành vi bạo lực được địnhnghĩa như việc cố ý sử dụng sức mạnh thể chất hoặc quyền lực để đe dọa hoặc thực hiệncác hoạt động đó để chống lại bản thân, người khác, nhóm người hay cộng đồng, gây rahoặc làm tăng lên khả năng gây ra thương tích, tử vong, làm tổn thương tâm lý, ảnhhưởng đến sự phát triển, gây mất mát cả về tinh thần và sức khỏe (WHO, 1996)
Có ý kiến cho rằng, hành vi bạo lực học đường ( BLHĐ ) là một loại hình thức bạo lựcxảy ra bên trong hoặc bên ngoài phạm vi trường học, nhưng có liên quan đến các thành
10
Trang 12viên trong cộng đồng học đường BLHĐ có thể xảy ra giữa học sinh với nhau, sinh viênvới nhau cũng có thể giữa người học và người dạy học (Anh T T., 2012) Theo quy địnhcủa Chính phủ tại Điều 2, khoản 5 trong luật về môi trường giáo dục, BLHĐ được mô tả
là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đạp, xâm phạm đến thân thể và sức khỏe tinh thần,lăng mạn, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm hoặc cô lập, đánh đuổi và các hành vi cố
ý khác gây tổn hại đến thể chất, tinh thần của học sinh trong trong các cơ sở giáo dục(phủ, 2017)
2.2.4 Tình huống tâm lý liên quan đến vấn đề giới tính và tình dục
Giới tính được định nghĩa như là những đặc điểm sinh học bao gồm yếu tố di truyền, nộitiết và cấu trúc giải phẫu, những yếu tố này giúp phân loại một cá nhân thành giới tínhnam, nữ và giới tính khác (Hà, 2020) Tuy nhiên, tính dục là khả năng thể hiện giới tính
nó bao gồm các yếu tố thể chất, tâm lý và sinh lý, phản ánh những đặc điểm đặc trưng củanam và nữ (Hà, 2020) Tính dục là một khái niệm rộng lớn, không chỉ phản ánh mối quan
hệ giới tính mà còn chứa đựng những yếu tố rõ ràng cũng như tiềm ẩn của mỗi cá nhânmặc dù trong tiếng Việt, khi đề cập đến mối quan hệ giới tính, tính dục thường được dùngvới nghĩa tình dục, điều này cho thấy sự phức tạp và đa dạng của khái niệm này (Hà,2020)
Tuổi thiếu niên là giai đoạn có sự thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý, đặt biệt lànhững thay đổi liên quan đến giới tính (Forbes, 2010) Trong độ tuổi này, thanh thiếu niênphải đối mặt với rất nhiều áp lực, trong đó có những xung đột mạnh mẽ nhất là xung độngtính dục (Zehr, 2007) Ngoài ra, họ còn chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như áplực học tập, cạnh trạnh với bạn bè cùng trang lứa, duy trì sự cân bằng giữa các mối quan
hệ xã hội, gia đình và bản thân vốn là một chuyện khó khăn (Jetha, 2012) Nhiều thanhthiếu niên khi trải qua giai đoạn này thường đặt ra những câu hỏi về tâm sinh lý, lo lắng
về hình ảnh bản thân, không ít người còn gặp phải trạng thái hoang mang, lo âu và thiếuđịnh hướng (Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2020)
2.2.5 Tình huống tâm lý liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội dẫn đến tha hóa đạo đức
Trang 13Theo nhà đạo đức học Mácxít G.Bandzeladze, định nghĩa đạo đức là một hệ thống cácchuẩn mực thể hiện sự quan tâm tự nguyện và tự giác của con người trong các mối quan
hệ xã hội (G Bandzeladze, 1985) Tác giả Vũ Trọng Dung cũng chỉ ra rằng đạo đức tồntại như một mối quan hệ xã hội có quy tắc, chuẩn mực và giá trị, điều này không được ghitrong bất kỳ văn bản pháp lý nào mà thực sự là nếp sống, phong tục và tập quán do cộngđồng tạo ra trong quá trình chung sống với nhau (Dung, 2008) Theo quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin, đạo đức là sản phẩm tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan; nó làkết quả của hoạt động thực tiễn và nhẫn thức của con người, đạo đức không chỉ đơn thuần
là lý thuyết mà nó được thể hiện qua các hành vi và mối quan hệ xã hội, vì thế, nó gópphần tạo nên ý thức tự giác và mang lại lợi ích cho cộng đồng (Engels, 1995)
Bên cạnh đó, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng xã hội ( MXH ), theo quanđiểm của Thomas L.Friedman, Trái Đất dường như được “ Làm phẳng”, nơi mà conngười có thể thoải mái kết nối với nhau mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian,ngôn ngữ hay văn hóa (Liên, 2024) MXH đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trongđời sống xã hội, bao gồm cả đạo đức và lối sống (Liên, 2024) Tuy nhiên, bên cạnh nhữnglợi ích mà nó mang lại, MXH cũng tạo nên những tác động tiêu cực, chưa được kiểm soát
và từ đây nó đã trở thành một mối nguy hiểm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình họctập, rèn luyện và phát triển nhân cách của thanh thiếu niên (Liên, 2024)
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình huống tâm lý thường gặp ở thanh thiếuniên
2.3.1 Yếu tố từ gia đình
Gia đình luôn được xem là nền tảng vững chắc của xã hội, nơi các thành viên sống trong
sự bình đẳng, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau Tuy nhiên, thực tế thì hiện nay lại xuất hiệnrất nhiều báo cáo về tình trạng bạo lực gia đình, đặc biệt là những vụ bạo lực liên quanđến phụ nữ và trẻ em (Sáu) Ngặt nghèo thay người gây ra những nỗi đau đó lại là nhữngngười họ gọi là người thân, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,trong ba năm gần đây, mỗi năm Việt Nam nhận gần 4.000 vụ trẻ em bị bạo hành đáng nói
là con số thực tế có thể cao hơn nhiều do không phải vụ nào cũng được trình báo (Sáu)
12