Giao tiếp phi ngôn ngữ là một khía cạnh quan trọng của việc truyền đạtthông tin mà không sử dụng từ ngữ hay ngôn ngữ tự nhiên.. Các yếu tố phi ngôn ngữ có thể biểu thị sự cảm thụ văn hóa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ
………… o0o…………
BÀI TIỂU LUẬN MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ Hương
Nhóm thực hiện: 2 Lớp: 22MK111
BIÊN HÒA – THÁNG 3/2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
2 TRẦN ÁI NHƯ - Phần II mục 1 ngôn ngữ hữu thanh
- Chỉnh sửa tiểu luận
6 PHẠM LÊ HỒNG NHÃ - Phần III yếu tô nào quan trọng nhất
- Phần IV tầm quan trọng của giao tiếpphi ngôn ngữ
- Lời mở đầu và Kết luận bài tiểu luận
- Thuyết trình
100%
MỤC LỤC
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1: GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ LÀ GÌ 5
PHẦN 2: CÁC YẾU TỐ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 7
1.Ngôn ngữ hữu thanh 7
2 Ngôn ngữ cơ thể 9
2.1 Giao tiếp qua biểu cảm khuôn mặt 9
2.2 Giao tiếp bằng mắt 10
a Những mẹo khi giao tiếp bằng mắt: 11
b Những điều không nên làm khi giao tiếp bằng mắt 12
2.3 Bắt tay 12
a Các trường hợp nên bắt tay 12
b Thứ tự bắt tay 13
c Cách bắt tay 13
d Những điều tối kị cần tránh khi bắt tay 13
2.4 Dáng đứng 14
2.5 Dáng ngồi 14
2.6 Cử chỉ tay 16
3 Ngôn Ngữ Vật Thể 17
3.1 Trang Phục 17
3.2 Đồ trang sức và phụ kiện 17
3.3 Trang điểm 18
3.4 Mùi hương 19
4 Ngôn ngữ môi trường 20
4.1 Địa điểm 20
4.2 Khoảng cách 21
PHẦN 3: Yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao? Nêu ví dụ minh họa 22
PHẦN 4: Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4Thân gửi lời chào đến giảng viên hướng dẫn môn Giao Tiếp Kinh Doanh – Trần Thị
Mỹ Hương và toàn thể sinh viên lớp 22MK111, ngành Marketing, Khoa Quản TrịKinh Tế - Quốc Tế, Trường Đại học Lạc Hồng
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp không chỉ dựa trên ngôn ngữ, mà còn sử dụngmột loạt các phương tiện và phương pháp khác nhau để truyền đạt ý nghĩa và tươngtác với nhau Giao tiếp phi ngôn ngữ là một khía cạnh quan trọng của việc truyền đạtthông tin mà không sử dụng từ ngữ hay ngôn ngữ tự nhiên Nó rơi vào lĩnh vực giaotiếp phi ngôn ngữ, nghiên cứu về cách chúng ta sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ đểtruyền đạt thông điệp và tạo ra mối liên kết
Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm một loạt các yếu tố như cử chỉ hình thái, biểu hiệnkhuôn mặt, âm thanh, hình ảnh, biểu tượng và nhiều hình thức khác Những yếu tốnày đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa, diễn đạt cảm xúc và tạo ra
sự giao tiếp hiệu quả Chúng là những phương tiện thay thế hoặc bổ sung cho từ ngữ,giúp chúng ta truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn
Tuy giao tiếp phi ngôn ngữ không sử dụng từ ngữ, nhưng nó không kém phần phứctạp và đa dạng Các yếu tố phi ngôn ngữ có thể biểu thị sự cảm thụ văn hóa, quy tắc xãhội, tình cảm, ý nghĩa trừu tượng và nhiều khía cạnh khác của truyền đạt thông tin.Việc hiểu và sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ đòi hỏi chúng ta có khả năng đọc hiểucác dấu hiệu phi ngôn ngữ và tương tác một cách tinh tế
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm: kháiniệm, các yếu tố cơ bản và tầm quan trọng của chúng Bên cạnh đó, chúng ta sẽ điểmqua một số ví dụ minh họa để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và sự ảnh hưởng của giao tiếpphi ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày
PHẦN 1: GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ LÀ GÌ
Trang 5Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến, cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhómngười thông qua nhiều cách thức, phương tiện, ngôn ngữ, hoặc hành động khác nhau.Giao tiếp không chỉ là việc truyền đạt thông tin mà còn bao gồm việc hiểu và phản ứngvới thông điệp nhận được Giao tiếp là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong cuộc sốnghàng ngày, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của quan hệ cá nhân, nghề nghiệp và xã hội.Giao tiếp ngôn ngữ là quá trình truyền đạt ý kiến, thông tin, ý nghĩa, và cảm xúc thôngqua sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết
Trong Hán cổ "phi" (非) có nghĩa là "không," "không phải" Như vậy ta có thể hiểu rằnggiao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp truyền tải thông tin, ý nghĩa và cảm xúc của cá nhân
mà không cần phải sử dụng ngôn ngữ nói
Theo M Knapp:
“Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ Các hành động hoặc biểu hiện vốn có ý nghĩa được chia sẻ về mặt xã hội đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi hoặc tiếp nhận một cách có ý thức”
Trang 6Rachel Leland Levine Mara Beth Adelman
Ngoài ra Dwyer có cách nhìn khái quát hơn và, với các ví dụ đi kèm, đã ý thức rõ hơn vềcác bình diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn ngữ như cận ngôn và ngoại ngôn Theo
tác giả: “Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận của thông điệp không được
mã hoá bằng từ ngữ, ví dụ: giọng nói, diện hiện hoặc cử chỉ và chuyển động.”
Judith Dwyer
Với những nhận định do những tác giả nổi tiếng hiểu về giao tiếp phi ngôn ngữ cùng vớinhững nổ lực tìm hiểu về giao tiếp phi ngôn ngữ chúng tôi đã đưa ra một định nghĩa theocách hiểu của chúng tôi:
“Giao tiếp phi ngôn ngữ là quá trình truyền đạt thông tin, ý nghĩa, và cảm xúc mà không
sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhậnthông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp nó baogồm được thể hiện qua dáng điệu, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, qua biểu hiện nét mặt, qua
Trang 7trang phục cá nhân, qua không gian giao tiếp và tất ả các biểu hiện khác mà không diễnđạt bằng lời nói.”
Phi ngôn ngữ Giọng nói (tốc độ, phát âm ) Điệu bộ, dáng vẻ, nét mặt, ánh
mắt, điệu bộ,
Bảng 1: Sơ đồ giao tiếp phi ngôn ngữ
Từ bảng phân tích trên ta có các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ:
Ngôn ngữ hữu thanh: tốc độ, giọng nói, phát âm,
Ngôn ngữ cơ thể (vô thanh): biểu hiện nét mặt, ánh mắt, tư thế, cử chỉ,
Ngôn ngữ vật thể (vô thanh): trang phục, trang sức phụ kiện, trang điểm, mùi hương, Ngôn ngữ môi trường (vô thanh): địa điểm, khoảng cách, thời gian, không gian,
PHẦN 2: CÁC YẾU TỐ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
1.Ngôn ngữ hữu thanh
Ngôn ngữ hữu thanh là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ vì nó không sử dụng các từ
ngữ hoặc ngữ pháp cụ thể như trong ngôn ngữ tự nhiên Thay vào đó, ngôn ngữ hữuthanh sử dụng các biểu hiện âm thanh và ngữ điệu âm thanh để truyền đạt ý nghĩa mộtcách sâu sắc
Đối với người sử dụng ngôn ngữ hữu thanh họ sẽ tập trung vào cách phát âm, giọng nói,
và tốc độ nói Đó là những biểu hiện âm thanh, để có thể truyền đạt thông điệp, cảm xúc,
ý nghĩa tới người nghe
Phát âm: Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, việc người nói phát âm có chuẩn hay
không, có rõ ràng hay không, giọng điệu của họ như thế nào, tốc độ nhanh hay chậm,điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá trình giao tiếp
Nếu phát âm chuẩn, rõ ràng giúp người nghe dễ dàng hiểu được thông điệp Sự chính xáctrong cách phát âm giúp truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác và nhanh chóng rõ ràngmang lại hiệu quả cao trong việc giao tiếp, giúp người nghe hiểu được chính xác nội
Trang 8dung người nói muốn truyền đạt Người nói có khả năng truyền đạt ý nghĩa của họ mộtcách rõ ràng, giúp tăng cường sự hiểu biết và tương tác trong giao tiếp.
Phát âm không chuẩn có thể tạo ra khó khăn cho người nghe trong việc hiểu ý nghĩa củalời nói Người nghe có thể hiểu sai hoặc không hiểu được nội dung do phát âm khôngđúng Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống cần sự chính xác, như trongcông việc, giáo dục hoặc giao tiếp quan trọng
Ví dụ: Khi bạn gặp đối tác nước ngoài thì bạn phải luyện tập phát âm chuẩn vì nếu phát
âm sai có thể làm làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ ngữ và đôi khi khiến người nghe sẽkhông hiểu những gì bạn muốn truyền đạt
Giọng nói: Phản ánh trạng thái tâm lý của người nói, người nghe có thể cảm nhận được
tính chân thành của thông điệp, làm tăng độ tin cậy trong giao tiếp Khi một người nóidiễn đạt cảm xúc của mình thông qua giọng nói, người nghe có thể cảm nhận được sựchân thành và tình cảm của người đó Sự chân thành giọng nói có thể làm cho thông điệpcủa người nói trở nên đáng tin cậy
Giọng nói có thể là một phương tiện mạnh mẽ để truyền đạt sự chân thành và tình cảmcủa người nói Sự biến đổi âm điệu, nhấn mạnh, hoặc thậm chí là cách người nói điều chỉgiọng nói có thể phản ánh trực tiếp tâm trạng và cảm xúc của họ
Giọng nhẹ nhàng và ấm áp: Tạo ra một không khí thoải mái, gần gũi Điều này làm chongười nghe cảm thấy thân thiện và dễ chịu, thích hợp trong các tình huống như giao tiếphàng ngày, chia sẻ cảm xúc
Giọng rõ ràng và dứt khoát: Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự uy lực và quyết đoán Mỗi từngữ được diễn đạt như một mệnh lệnh có thể thúc đẩy sự tuân thủ và tôn trọng từ phíangười nghe
Tốc độ: Có thể được sử dụng để biểu hiện cảm xúc và tâm trạng của người nói Một tốc
độ nhanh có thể diễn đạt sự hứng khởi hoặc lo lắng, trong khi tốc độ chậm có thể thể hiện
sự bình tĩnh hoặc trầm lặng Nhịp độ nói trầm, bổng, có điểm nhân thì mới có sự tập trungcủa thính giả vào những lời nói
Nội dung từ đó cũng được người nghe dễ đọng lại trong tâm trí và ghi nhớ một cách dễdàng, cho thấy bạn không chỉ nói theo bản năng mà còn biết làm chủ cuộc nói chuyện,
Trang 9làm chủ sân khấu và đưa câu chuyện đi đúng đường, đạt được mục đích của cuộc giaotiếp.
Ví dụ: Trong bài thuyêt trình, nếu không có những điểm nhấn, không ngắt nghỉ linh hoạt
thì không khác gì bạn đang đọc Dẫn đến việc người nghe bị nhàm chán Vì vậy phải cần
có sự nhấn nhá từng câu chữ, đoạn văn nào là cần chú ý, nêu bật được nội dung và sựquan trọng của từ đó
2 Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể, một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ dựa trên việc sử dụng các cử chỉ,biểu cảm khuôn mặt, tư thế cơ thể và các dấu hiệu khác để truyền đạt thông điệp, ý nghĩahoặc tình cảm Nó thường diễn ra tự nhiên và không cần sử dụng từ ngữ Thực tế, nóchiếm một tỷ lệ lớn trong các cuộc giao tiếp hàng ngày, khoảng từ 60% đến 65% Ngônngữ cơ thể không chỉ giúp chúng ta thể hiện cảm xúc, ý kiến, tình trạng tâm trạng mà còncung cấp thông tin về cảm nhận của người khác trong một tình huống cụ thể Nó cũnggiúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và là một công cụ quan trọng để tạo ra và duy trì sựgần gũi, hiểu biết và kết nối trong giao tiếp giữa con người Trong môi trường kinhdoanh, ngôn ngữ cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ vàđạt được mục tiêu trong kinh doanh Trong môi trường doanh nghiệp, khả năng hiểu và
sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả không chỉ giúp chúng ta thể hiện sự tự tin và sự chuyênnghiệp mà còn tạo ra sự gần gũi và tin cậy trong mối quan hệ với đối tác và khách hàng.Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, việc chú trọng đến ngôn ngữ cơ thể không chỉ làmột kỹ năng mà còn là một lợi thế cạnh tranh quan trọng
Ví dụ: Trong một buổi phỏng vấn việc làm, việc sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể và biết kiểmsoát các yếu tố như ánh mắt, tư thế cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ tay có thể tạo ra
sự ấn tượng tích cực và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của cuộc phỏng vấn
2.1 Giao tiếp qua biểu cảm khuôn mặt
Giao tiếp qua biểu cảm khuôn mặt là việc truyền đạt thông điệp, ý nghĩa hoặc tình cảmbằng cách sử dụng các biểu hiện tự nhiên trên khuôn mặt, như nụ cười, nhăn mày, ánhmắt và biểu lộ của miệng
Trang 10Hình 2.1: Biểu cảm khuôn mặt
Không cần sử dụng từ ngữ phức tạp, giao tiếp qua biểu cảm khuôn mặt thường diễn ra tựnhiên trong các tình huống hàng ngày Biểu cảm khuôn mặt có thể phản ánh nhiều loạicảm xúc và tâm trạng khác nhau, từ vui vẻ, buồn bã, hạnh phúc đến lo lắng, sự ngạc nhiên
và nhiều cảm xúc khác
Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng biểu cảm khuôn mặt một cách hiệu quả giúptruyền đạt ý kiến, tình cảm và ý nghĩa một cách rõ ràng và sâu sắc, tạo ra một môi trườnggiao tiếp tích cực Trong lĩnh vực kinh doanh, biểu cảm khuôn mặt chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác vàkhách hàng Những nhà lãnh đạo và nhân viên kinh doanh thành công không chỉ biếtcách sử dụng biểu cảm khuôn mặt để thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp, mà còn biếtcách sử dụng chúng để tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và gần gũi Bằng cáchdiễn đạt sự quan tâm và sự tôn trọng thông qua biểu cảm khuôn mặt, họ có thể tạo ra ấntượng mạnh mẽ và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy, đồng thời góp phần tích cực vào
sự thành công của doanh nghiệp
2.2 Giao tiếp bằng mắt
Giao tiếp qua ánh mắt là một kỹ thuật tuyệt vời để truyền đạt thông điệp, cảm xúc và ýđịnh mà không cần sử dụng ngôn từ Giao tiếp bằng mắt có thể truyền đạt sự quan tâm, tựtin, hoặc thậm chí là cảm xúc như sự ngạc nhiên, sự khinh thường, hoặc sự quan tâm.Đây là một phần quan trọng của giao tiếp giữa con người và thường được coi là một yếu
tố quan trọng trong việc tạo ra sự gần gũi, hiểu biết và tương tác tích cực trong các mối
Trang 11quan hệ Trong lĩnh vực kinh doanh, giao tiếp bằng mắt không chỉ là một phần của việctruyền đạt thông điệp mà còn là một phần của hình ảnh và thái độ của bạn Khi bạn duytrì giao tiếp bằng mắt, điều này thường tạo ra một cảm giác sự quan tâm và tôn trọng đốivới người mà bạn đang nói chuyện Điều này cực kỳ quan trọng trong các cuộc thảo luậnkinh doanh, gặp gỡ khách hàng hoặc đàm phán hợp đồng, tạo ra sự tin tưởng, tạo nên mộtmôi trường giao tiếp tích cực và thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa các bên Nó cũngthể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp, giúp bạn xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và đángtin cậy trong mắt đối tác kinh doanh.
a Những mẹo khi giao tiếp bằng mắt:
- Chỉ duy trì việc nhìn vào mắt từ 4-5 giây: Việc nhìn vào mắt thể hiện sự chânthành trong giao tiếp Tuy nhiên, nhìn chằm chằm quá lâu có thể khiến cả bạn vàngười đối diện cảm thấy không thoải mái Hãy giữ giao tiếp bằng mắt trongkhoảng 4-5 giây mỗi lần, hoặc tương đương với khoảng thời gian bạn cần để ghinhớ màu mắt của đối phương
- Nhìn khu vực gần mắt (mũi, miệng, cằm) để tránh nhìn vào mắt quá lâu: Khi cảmthấy nhìn vào mắt đối phương gợi cảm giác áp lực hoặc khó chịu, hãy thử nhìnvào những điểm gần mắt như mũi, miệng, hay cằm Những vị trí này không gợicảm giác bạn đang né tránh ánh nhìn khi giao tiếp mà còn giúp bạn cảm thấy thoảimái, nhẹ nhõm hơn
- Sử dụng kỹ thuật tam giác: Để cân bằng giữa việc nhìn chằm chằm quá lâu vànhìn vào một nơi vô định khi giao tiếp, bạn có thể sử dụng kỹ thuật tam giác Hãytưởng tượng một hình "tam giác" nối giữa hai mắt và miệng của đối phương, saumỗi bốn đến năm giây bạn có thể di chuyển hướng nhìn qua mỗi đỉnh tam giác
Trang 12b Những điều không nên làm khi giao tiếp bằng mắt
- Tránh ánh mắt của người khác: Việc tránh ánh mắt của người khác có thể tạo racảm giác thiếu quan tâm và không tôn trọng Nó cũng có thể gây ra sự không thoảimái trong giao tiếp và làm mất đi sự kết nối giữa hai bên
- Chớp mắt quá nhiều: Khi chớp mắt quá nhiều, có thể làm cho người khác cảmthấy rằng người đối diện không tự tin và không chắc chắn trong lời nói của mình.Điều này có thể làm mất đi sự tin cậy và ảnh hưởng đến hiệu quả của thông điệpmuốn truyền đạt
- Mắt nhìn bất định, xa xăm: Sự không quyết đoán trong ánh nhìn có thể tạo ra sựhỗn độn và thiếu sự tập trung trong giao tiếp Điều này có thể gây hiểu lầm và làmgiảm sự tin tưởng của người khác
- Mắt lờ đờ vô hồn: Ánh nhìn lơ đãng và không có sự sắp xếp có thể tạo ra ấn tượng
về sự không quan tâm hoặc thiếu hiểu biết Nó cũng có thể làm mất đi sự tập trung
và gây ra sự mất mát trong giao tiếp
2.3 Bắt tay
Bắt tay là một phần không thể thiếu trong quy trình giao tiếp đầu tiên, đặc biệt làtrong môi trường chuyên nghiệp Đây là một hành động biểu thị sự tôn trọng và thànhthật khi chào hỏi người khác Bằng cách này, bắt tay không chỉ là cách thể hiện sự gầngũi và niềm hứng khởi trong cuộc gặp gỡ mà còn tạo ra một liên kết tạm thời giữa haibên Hành động này thường được coi là biểu hiện của sự tự tin và sẵn lòng mở cửacho mối quan hệ mới
a Các trường hợp nên bắt tay
*Trong giao tiếp xã hội:
- Khi gặp mặt lần đầu tiên
- Khi gặp lại người quen sau một thời gian dài không gặp
- Khi chào đón hoặc tiễn đưa khách mời
*Trong công việc:
- Khi gặp đối tác kinh doanh mới
- Thể hiện sự cam kết và đồng thuận
- Trong các sự kiện chính thức của tổ chức như lễ kỷ niệm, lễ trao giải, hoặc buổitiệc mừng
Trang 13- Khi gặp lại cấp trên hoặc cấp dưới sau một khoảng thời gian không gặp.
Cách bắt tay với lãnh đạo, cấp trên: Cấp dưới phải đợi cấp trên giơ tay ra trước
để tỏ ra tôn trọng
Giữa chủ và khách: Chủ nhà phải giơ tay ra trước để tỏ ý chào đón khách
Với khách hàng: Tuỳ thuộc vào mối quan hệ, địa vị đã biết hay chưa biết để xử
lý như bên trên Trong trường hợp hẹn gặp khách hàng ở một địa điểm bênngoài, người đến trước sẽ chủ động đưa tay ra trước
Đối với người được giới thiệu: Người được giới thiệu sẽ bắt tay trước
c Cách bắt tay
Việc bắt tay thường diễn ra sau hoặc cùng với lời chào Bắt tay bằng tay phải.Người bắt tay phải chủ động, dứt khoát, không nắm quá chặt, không xiết quámạnh, không lắc quá nhiều, không giữ quá lâu (không được gây ngại cho ngườibắt tay) Ngược lại không nắm hững hờ, hời hợt Trong trường hợp bắt tay nhữngngười đeo nhẫn, không để họ bị đau Khi bắt tay phải nhìn thẳng vào mặt ngườimình bắt tay (không nhìn đi chỗ khác) Cử chỉ, thái độ phải thể hiện phù hợp vớimức độ quan hệ
d Những điều tối kị cần tránh khi bắt tay
– Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt
– Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốngiữ khoảng cách nhất định với họ Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đốiphương
– Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lêntrên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng
Trang 14– Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương Nếu có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thìnên giải thích với đối phương một cách lịch sự
2.4 Dáng đứng
Khi giao tiếp, thần thái của một người là rất quan trọng, một điều thiết yếu trong đóchính là dáng đứng Như vậy khi giao tiếp với người khác, đứng như thế nào để đemlại ấn tượng tốt cho người khác cũng cần chú ý Cụ thể có bốn điểm:
- Ngẩng cao đầu, hai mắt nhìn ngang phía trước hoặc nhìn đối phương, miệng khép
hờ, hàm dưới hơi đóng, khuôn mặt mỉm cười nhẹ
- Nam dáng ngồi chỉnh tề, nữ dáng ngồi thanh nhã
- Ngồi xuống nhẹ nhàng, đứng dậy vững vàng
- Khi người khác chưa ngồi, không nên tùy tiện ngồi trước Sau khi ngồi, khôngnên đổi tư thế liên tục cũng không nên nhìn hết chỗ này chỗ kia