1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề Xây dựng hệ thống bài thực hành CAD sử dụng PTC Creo parametric.docx

113 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng hệ thống bài tập hướng dẫn thực hành CAD sử dụng phần mềm PTC Creo Parametric
Tác giả Trương Văn Tâm
Người hướng dẫn TS. Vũ Ngọc Chiên
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2025
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 20,23 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Tổng quan phần mềm PTC Creo parametric (11)
    • 1.1 Giới thiệu về phần mềm (11)
    • 1.2 Các tính năng trong Creo parametric (11)
      • 1.2.1. Thiết kế sản phẩm cơ khí (11)
      • 1.2.2. Lắp ráp và mô phỏng động học (11)
      • 1.2.3. Phân tích CAE (Simulation) (12)
      • 1.2.4. Lập bản vẽ 2D (13)
      • 1.2.5. Lập trình gia công CNC (14)
      • 1.2.6. Thiết kế khuôn (15)
  • Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành CAD (16)
    • 2.1. Phần mở đầu (16)
    • 2.2 Bài thực hành số 1: Môi trường Sketch (17)
      • 2.2.1. Mục đích (17)
      • 2.2.2. Nội dung bài thực hành (17)
        • 2.2.2.1. Tạo thư mục lưu File (17)
        • 2.2.2.2. Tạo File mới (17)
        • 2.2.2.3. Môi trường Sketch (18)
        • 2.2.2.4. Các bước vẽ phác thảo bản vẽ trong Sketch (19)
      • 2.2.3. Bài tập vận dụng (23)
    • 2.3 Bài thực hành số 2: Sử dụng lệnh Extrude để xây dựng vật thể (25)
      • 2.3.1. Mục đích (25)
      • 2.3.2. Tạo khối vật thể bằng lệnh Extrude (25)
        • 2.3.2.1. Các bước vẽ 3D vật thể bằng lệnh Extrude (25)
    • 2.4 Bài thực hành số 3: Sử dụng lệnh Revolve để xây dựng vật thể (31)
      • 2.4.1. Mục đích (31)
      • 2.4.2. Tạo khối vật thể bằng lệnh Revolve (31)
      • 2.4.3. Bài tập vận dụng lệnh Revolve (34)
    • 2.5. Bài thực hành số 4: Sử dụng lệnh Sweep để xây dựng vật thể (38)
      • 2.5.1. Mục đích (38)
      • 2.5.2. Các bước vẽ 3D vật thể bằng lệnh Sweep (38)
      • 2.5.3. Bài tập vận dụng lệnh Sweep (42)
    • 2.6. Bài thực hành số 5: Sử dụng lệnh Swept Blend để xây dựng vật thể (44)
      • 2.6.1. Mục đích (44)
      • 2.6.2. Các bước vẽ 3D chi tiết bằng lệnh boundary blend (44)
      • 2.6.3. Bài tập vận dụng lệnh Swept Blend (52)
    • 2.7 Bài thực hành số 6: Sử dụng lệnh Boundary Blend để xây dựng vật thể (53)
      • 2.7.1. Mục đích (53)
      • 2.7.2. Các bước vẽ 3D chi tiết bằng lệnh boundary blend (53)
      • 2.7.3. Bài tập vận dụng (66)
    • 2.8 Bài thực hành số 7: Hướng dẫn xuất bản vẽ trong môi trường Drawing (0)
      • 2.8.1. Hướng dẫn các bước (71)
    • 2.9. Hướng dẫn lắp ráp Assembly và lập bản vẽ phân rã (84)
      • 2.9.1. Hướng dẫn Lắp ráp Assembly (84)
      • 2.9.2. Hướng dẫn lập bản vẽ phân rã trong môi trường drawing (95)
    • 2.10. Bài thực hành số 9: Luyện tập tổng hợp (104)
      • 2.10.1. Các bài luyện tập (104)
  • Chương 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (107)

Nội dung

Chuyên đề Xây dựng hệ thống bài thực hành CAD sử dụng PTC Creo parametric.docx Chuyên đề Xây dựng hệ thống bài thực hành CAD sử dụng PTC Creo parametric.docx

Tổng quan phần mềm PTC Creo parametric

Giới thiệu về phần mềm

PTC Creo Parametric, trước đây được biết đến với tên gọi Pro/ENGINEER hay ProE, là phần mềm thiết kế cơ khí hàng đầu cung cấp các tính năng CAD/CAM/CAE Phần mềm cho phép người dùng thiết kế, tạo khuôn, lập trình gia công CNC và mô phỏng các chi tiết hoặc vật thể một cách hiệu quả Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chọn Creo Parametric làm nền tảng thiết kế CAD 3D, và tùy theo nhu cầu, họ có thể bổ sung thêm các module thiết kế, mô phỏng và sản xuất.

Các tính năng trong Creo parametric

1.2.1 Thiết kế sản phẩm cơ khí

Phần mềm Creo được trang bị nhiều công cụ vẽ 2D và 3D giúp người dùng có thể mô hình hóa 3D các chi tiết cơ khí đã lên ý tưởng.

Hình 1.1 Chi tiết mâm xe được vẽ 3D bằng phần mềm PTC Creo.

1.2.2 Lắp ráp và mô phỏng động học Ở công cụ Assembly giúp người dùng có thể lắp ráp những chi tiết máy thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh sau đó tạo những khớp nối giữa các chi tiết lại với nhau và mô phỏng chuyển động gần như thực tế

Hình 1.2 Tua bin được lắp ráp bởi nhiều chi tiết.

Hình 1.3 Mô phỏng chuyển động động cơ quay của tua bin.

Chức năng kiểm nghiệm ứng suất, chuyển vị và biến dạng, bao gồm cả biến dạng tuyến tính và phi tuyến, giúp dự đoán khả năng phá hủy vật liệu, từ đó hỗ trợ quá trình thiết kế tối ưu sản phẩm.

Hình 1.3 Môi trường Live Simulation trong PTC Creo

Hình 1.4 Phân tích ứng suất cho chi tiết.

Tính năng này cho phép người dùng chuyển đổi mô hình thiết kế thành bản vẽ 2D theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như ISO và TCVN, đồng thời đảm bảo đầy đủ các ký hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực cơ khí.

Hình 1.5 Lập bản vẽ 2D trong PTC Creo.

1.2.5 Lập trình gia công CNC

Giúp người dùng lập trình gia công CNC dễ dàng hơn, có thể lựa chọn và chỉnh sửa linh hoạt các kiểu phay: Profile, Pocketing, Face, Roughing, Reroughing, Finishing.

Ngoài ra có thể tiện ren, tiện lỗ, mặt đầu…, với những chi tiết dạng bề mặt tròn xoay.

Hình 1.6 Chi tiết gia công phay trên PTC Creo Parametric.

Creo cung cấp các chức năng hỗ trợ thiết kế khuôn và tách khuôn, cho phép người dùng tạo ra các hình dạng lồng khuôn cho chi tiết sản phẩm Đặc biệt, tính năng Mold Cavity giúp mô phỏng quá trình tách khuôn một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng thiết kế và sản xuất.

Hình 1.6 Mô phỏng tách khuôn trong PTC Creo

Xây dựng hệ thống bài tập thực hành CAD

Phần mở đầu

Chương này trình bày các bài tập thực hành CAD sử dụng phần mềm Creo Parametric 8.0, được thiết kế dựa trên chương trình môn học CAD/CAM/CNC của khoa cơ khí Đại học Nha Trang Các bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp người học làm quen với phần mềm PTC Creo, từ đó có khả năng mô hình hóa các vật thể 3D Ngoài ra, những bài tập này cũng hỗ trợ cho lý thuyết, giúp người học hiểu rõ hơn về công nghệ CAD.

Nội dung hệ thống bài tập thực hành CAD bao gồm:

 Bài thực hành số 1: Môi trường Sketch.

 Bài thực hành số 2: Sử dụng lệnh Extrude xây dựng vật thể.

 Bài thực hành số 3: Sử dụng lệnh Revolve xây dựng vật thể.

 Bài thực hành số 4: Sử dụng lệnh Sweep xây dựng vật thể.

 Bài thực hành số 5: Sử dụng lệnh Swept Blend để xây dựng vật thể.

 Bài thực hành số 6: Sử dụng lệnh Boundary Blend để xây dựng vật thể.

 Bài thực hành số 7: Hướng dẫn xuất bản vẽ 2D trong môi trường Drawing.

 Bài thực hành số 8: Hướng dẫn lắp ráp Assembly và lập bản vẽ phân rã.

 Bài thực hành số 9: Bài luyện tập tổng hợp.

Bài viết trình bày nội dung hệ thống về các công cụ dựng hình 3D từ cơ bản đến nâng cao, giúp người học dễ dàng tiếp cận và nắm vững môn học Creo Parametric.

Bài thực hành số 1: Môi trường Sketch

 Giúp người học bước đầu làm quen với giao diện PTC Creo Parametric 8.0.

 Hướng dẫn sử dụng các lệnh vẽ 2D cơ bản, ràng buộc hình học, hiệu chỉnh kích thước và các tùy chọn cơ bản…

2.2.2 Nội dung bài thực hành

2.2.2.1 Tạo thư mục lưu File

Vào File chọn Select Working Directory, hộp thoại Select Working Directory xuất hiện cho ta chọn đường dẫn để tạo và lưu các file đã làm việc vào đây.

Ví dụ: C:\Users\ttam5\OneDrive\Documents\baithuchanhso1\

Để bắt đầu tạo môi trường vẽ sketch, bạn hãy vào phần File và chọn New, sau đó nhấn vào biểu tượng Sketch Tiếp theo, hãy đặt tên cho file và nhấn OK để hoàn tất.

Hình 2.2 Khởi tạo file sketch 2D.

Người dùng có thể tận dụng tất cả các lệnh vẽ trên thanh ribbon, kết hợp linh hoạt giữa chuột và bàn phím để nâng cao hiệu quả làm việc.

Hình 2.3 Giao diện vẽ 2D của môi trường sketch.

2.2.2.4 Các bước vẽ phác thảo bản vẽ trong Sketch:

Hình 2.4 Bản vẽ 2D hình học với các bán kính và góc a) Các bước vẽ skech 2D như hình 2.4:

Bước đầu tiên, hãy chọn chế độ Xây dựng trên thanh công cụ, sau đó sử dụng lệnh Vẽ đường thẳng (Line) và lệnh Vẽ đường tròn (Circle) để tạo hình theo biên dạng và điều chỉnh kích thước như hình 2.5.

Hình 2.5 Dựng phác thảo bằng Construction Mode

Bước 2: Vẽ lần lượt các đường tròn trên các đường Construction Mode mà ta đã xây dựng trước đó và hiệu chỉnh kích thước như hình 2.6.

Để vẽ các đường tròn 2D, bạn cần sử dụng lệnh Circle Bước 3 là chọn lệnh Center and Ends, sau đó xác định tâm tại điểm của đường tròn R96,8 và tiếp tục vẽ các đường tiếp tuyến cho các đường tròn theo hình 2.7.

Hình 2.7 Vẽ phác thảo sketch các đường cung.

Bước 4: Sử dụng lệnh Arc để vẽ các đường cong R44,5 và R77,7 Tiếp theo, áp dụng lệnh Tangent để ràng buộc đường cong R77,7 với hai đường tròn R9,65 Lặp lại quy trình tương tự cho đường cong R44,5 Cuối cùng, sử dụng lệnh Line để vẽ đường thẳng nối hai đường tròn R9,65 như hình 2.8.

Hình 2.8 Vẽ phác thảo sketch 2D các đường cung còn lại Bước 5: Ở thanh ribbon chọn Delete Segment xóa đi các đối tượng thừa ta được như hình 2.9.

Hình 2.9 Bản phác thảo Sketch 2D hoàn chỉnh

Bài thực hành số 2: Sử dụng lệnh Extrude để xây dựng vật thể

 Giúp người học có thể vẽ 3D được các chi tiết cơ khí cơ bản.

 Hướng dẫn người học có thể thao tác dựng hình 3D bằng lệnh Extrude.

2.3.2 Tạo khối vật thể bằng lệnh Extrude

2.3.2.1 Các bước vẽ 3D vật thể bằng lệnh Extrude.

Hình 2.10 Bản vẽ chi tiết gối đỡ a) Các bước để vẽ chi tiết:

Bước đầu tiên là chọn mặt phẳng tham chiếu Top để bắt đầu vẽ phác thảo Sketch 2D Tiếp theo, bạn cần chọn chế độ xem sketch view để điều chỉnh hướng nhìn, sau đó tiến hành vẽ biên dạng và điều chỉnh kích thước theo hình 2.11.

Hình 2.11 Biên dạng sketch 2D Bước 2: Dùng lệnh Extrude để đùn chi tiết với kích thước dày 15 mm.

Hình 2.12 Biên dạng 3D sau khi sử dụng lệnh Extrude

Bước 3: Chọn mặt phẳng tham chiếu Front để vẽ phác thảo sketch 2D như hình 2.13.

Hình 2.13 Biên dạng Sketch 2D của phần đỡ trục

Bước 4: Dùng lệnh Extrude để tạo 3D với kích thước dày 39 mm sau đó chọn symmetric để đùn chi tiết về 2 phía như hình 2.14.

Hình 2.14 Biên dạng sau khi sử dụng lệnh Extrude

Hình 2.15 Chi tiết hoàn chỉnh 2.3.3 Bài tập vận dụng lệnh Extrude.

Bài 1: Bản vẽ chi tiết Giá đỡ

Bài 2: Bản vẽ chi tiết Giá V

Bài 3: Bản vẽ chi tiết chạc

Bài 4: Bản vẽ chi tiết Gối

Bài 5: Bản vẽ chi tiết giá

Bài thực hành số 3: Sử dụng lệnh Revolve để xây dựng vật thể

 Phần này mục đích giúp người học có thể vẽ 3D được những chi tiết có biên dạng trụ tròn xoay.

2.4.2 Tạo khối vật thể bằng lệnh Revolve

2.4.2.1 Các bước vẽ để vẽ chi tiết:

Hình 2.16 Bản vẽ chi tiết trục a) Các bước để vẽ chi tiết:

Bước đầu tiên là chọn một mặt phẳng tham chiếu để thực hiện việc vẽ Sketch 2D cho từng biên dạng chi tiết Sau đó, sử dụng lệnh centerline để xác định tâm xoay và điều chỉnh kích thước theo hình mẫu đã cho.

Hình 2.17 Biên dạng chi tiết trước khi mô hình hóa 3D

Bước 2: Dùng lệnh Revolve để tạo khối tròn xoay cho chi tiết.

Hình 2.18 Biên dạng chi tiết sau khi được mô hình hóa 3D

Bước 3: Chọn Plane để tạo mặt phẳng tham chiếu mới cho chi tiết cách mặt phẳng

Top khoảng cách 15 mm như hình 2.19, sau đó chọn mặt phẳng này để vẽ sketch 2D rãnh cho chi tiết như hình 2.20.

Hình 2.19 Tạo mặt phẳng Plane

Hình 2.20 Biên dạng trước khi tạo rãnh

Bước 4: Dùng lệnh Extrude chọn Remove Material để cắt vật liệu ở phần Depth chọn To Next ta có biên dạng rãnh như hình 1.31.

Hình 2.21 Biên dạng sau khi tạo rãnh Bước 5: Làm tương tự như bước trên ta được rãnh thứ 2 của chi tiết.

Hình 2.22 Tạo rãnh thứ 2 cho chi tiết

Bước 6: Dùng lệnh Chamfer vát góc như hình 1.33 ta được chi tiết hoàn chỉnh.

Hình 2.23 Chi tiết hoàn chỉnh.

2.4.3 Bài tập vận dụng lệnh Revolve

Bài 1: Bản vẽ chi tiết bạc

Bài 2: Bản vẽ chi tiết bánh đai

Bài 3: Bản vẽ chi tiết trục vít

Bài 4: Bản vẽ chi tiết ống lót

Bài 5: Bản vẽ chi tiết ống nối

Bài thực hành số 4: Sử dụng lệnh Sweep để xây dựng vật thể

 Giúp người học có thể mô hình 3D các vật thể có biên dạng cong.

2.5.2 Các bước vẽ 3D vật thể bằng lệnh Sweep

Hình 2.24 Chi tiết ống dẫn a) Các bước để vẽ chi tiết:

Bước 1: Chọn mặt phẳng tham chiếu sau đó dùng Sketch vẽ đường cong R80 như hình 2.25.

Hình 2.25 Vẽ biện dạng cong 2D

Bước 2: Dùng lệnh Sweep và chọn Sketch vừa vẽ ở bước 1, sau đó vẽ Sketch 2D đường tròn đường kính 40mm để tạo khối chi tiết.

Hình 2.26 Biên dạng trước khi dùng lệnh Sweep

Hình 2.27 Biên dạng sau khi dùng lệnh Sweep.

Bước 3: Dùng lệnh Extrude vẽ biên dạng mặt bích với 4 lỗ ở đáy chi tiết.

Hình 2.28 Tạo mặt bích bằng lệnh Extrude

Bước 4: Tương tự bước 3 dùng lệnh Extrude vẽ biên dạng thứ 3 cho chi tiết như ở hình 2.29.

Hình 2.29 Tạo mặt bích nghiêng bằng lệnh Exrude

Bước 5: Dùng lệnh Sweep chọn đường dẫn Sketch tương tự bước 1, kế tiếp chọn

Để tạo lỗ thông đường kính 30 mm cho chi tiết như hình 1.39, bạn cần sử dụng chức năng Remove Material để cắt vật liệu bên trong Sau khi nhấn OK, chi tiết sẽ hoàn chỉnh như trong hình 2.30.

Hình 2.30 chi tiết được thể hiện mặt cắt.

Hình 2.31 Chi tiết hoàn chỉnh

2.5.3 Bài tập vận dụng lệnh Sweep:

Bài 1: bản vẽ chi tiết ống nối

Bài thực hành số 5: Sử dụng lệnh Swept Blend để xây dựng vật thể

 Giúp người học có thể kiểm soát và tạo các biên dạng phức tạp.

2.6.2 Các bước vẽ 3D chi tiết bằng lệnh boundary blend

Hình 2.32 Bản vẽ chi tiết ống nối dẫn dòng. a) Các bước để vẽ chi tiết:

Bước đầu tiên là chọn mặt phẳng tham chiếu Front và sử dụng lệnh Extrude để tạo ra khối vật thể với bán kính R60 và độ dày 80 mm, từ đó hình thành biên dạng đầu tiên của chi tiết.

Hình 2.33 Tạo khối bằng lệnh Extrude

Bước 2: Tiếp tục chọn mặt phẳng tham chiếu Front để vẽ biên dạng Sketch

Để thực hiện bước 3 trong quy trình thiết kế, sử dụng lệnh Sweept Blend để chọn biên dạng Sketch 2D đã vẽ ở bước 2 Sau đó, điều chỉnh hướng mũi tên theo chỉ dẫn trong hình 2.35.

Hình 2.35 Hình minh họ quét theo đường dẫn với lệnh Sweep Blend

Bước 4: Ở bảng Sections chọn Sketch để thực hiện vẽ 2D phần miệng ống như hình 2.36.

Để vẽ biên dạng 2D phần miệng ống, chọn công cụ Sketch như hình 2.36 Tiếp theo, thực hiện vẽ theo thứ tự như hình 2.37, sau đó ràng buộc và điều chỉnh kích thước cho phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Hình 2.37 Hình minh họa vẽ biên dạng Sketch 2D

Bước 6: Chọn và copy đối tượng 2D vừa vẽ ở bước 5 bằng cách nhấn phím

Ctrl + C hoặc chọn icon copy đã đánh dấu dưới hình 2.38 sau đó nhấn OK.

Hình 2.38 Hình minh họa chọn và copy đối tượng

Bước 7: Chọn Insert bắt đầu vẽ biên dạng 2D tiếp theo.

Hình 2.39 Hình minh họa chọn và chèn section

Bước 8: Chọn điểm đã đánh dấu và sử dụng tính năng Sketch để vẽ biên dạng 2D tiếp theo tại vị trí này Lưu ý rằng điểm này có khoảng cách nhất định từ phần miệng ống.

55 mm và chỉ chọn được điểm này khi đã vẽ chia đoạn thẳng 55 mm ở bước 2).

Hình 2.40 Hình minh họa Bước 9: Nhấn phím Ctrl + V để lấy biên dạng 2D đã copy ở bước 6.

Hình 2.41 Hình minh họa chèn đối tượng đã coppy

Bước 10: Điều chỉnh kích thước và đặt vị trí như hình 2.42 ta được biên dạng

Bước 11: Tiếp tục chọn Insert để thêm phần section 3 như hình 2.43 sau đó chọn Sketch để vẽ biên dạng 2D thứ 3.

Hình 2.43 Hình minh họa chèn section

Bước 12: Như ở bước 9, hãy lấy biên dạng đã sao chép và điều chỉnh kích thước, sau đó ràng buộc đối tượng vào vị trí mong muốn như hình 2.44.

Hình 2.44 Hình minh họa bước 12

Hình 2.45 Hình minh họa bước 12

Bước 13: Dùng lệnh Round bo đối tượng với R5.

Hình 2.46 Hình minh họa bước 13 Bước 14: Dùng lệnh Shell để tạo độ rỗng cho chi tiết.

Hình 2.47 Hình minh họa bước 14

Bước 15: Vẽ các biên dạng còn lại với lệnh Extrude tạo lỗ bằng lệnh hole hoặc lệnh Extrude ta được chi tiết hoàn chỉnh như ở hình 2.49.

Hình 2.48 Chi tiết hoàn chỉnh 2.6.3 Bài tập vận dụng lệnh Swept Blend:

Bài thực hành số 6: Sử dụng lệnh Boundary Blend để xây dựng vật thể

 Giúp người học có thể kiểm soát và tạo được các biên dạng phức tạp.

2.7.2 Các bước vẽ 3D chi tiết bằng lệnh boundary blend:

Hình 2.49 Bản vẽ chi tiết móc cẩu a) Các bước để vẽ chi tiết:

Bước đầu tiên là chọn môi trường sketch và thiết lập mặt phẳng tham chiếu là Front Tiếp theo, bạn tiến hành vẽ các biên dạng 2D theo thứ tự như trong hình 1, sau đó nhấn OK Sử dụng lệnh poin để chọn từng vị trí như trong hình 1.1, nhằm xác định các điểm ràng buộc cho các bước tiếp theo.

Hình 2.50 Hình minh họa vẽ Sketch 2D

2.51 Hình đánh dấu vị trí Poin

Bước 2: Chọn môi trường Sketch và thiết lập mặt phẳng tham chiếu là Top để vẽ phần 2D theo hình 2 Phần 2D sẽ được cố định tại điểm Poin đã được xác định ở bước 1.

Hình 2.52 Hình minh họa vẽ biên dạng Sketch 2D

Bước 3: Tiếp theo ta chọn mặt phẳng tham chiếu là Right chọn môi trường Sketch, vẽ biên dạng 2D biên dạng như hình 2.53.

Hình 2.53 Hình minh họa vẽ sketch 2D

 Khi hoàn thành các bước trên, ta sẽ có biên dạng như hình 2.54.

Bước 4: Chọn Plane để tạo một mặt phẳng tham chiếu mới, với khoảng cách

220 mm so với mặt phẳng Top.

Hình 2.55 Hình minh họa tạo mặt phẳng plane

Bước 5: Chọn mặt phẳng tham chiếu mới mà ta vừa tạo, sau đó chọn môi trường Sketch để vẽ 2D đường tròn như hình 2.56.

Hình 2.56 Hình minh họa bước 6

Bước 6: Chọn mặt phẳng tham chiếu Front, ở môi trường sketch ta dùng lệnh

Project chọn lần lượt 2 biên dạng cong như hình 2.57.

Hình 2.57 Hình minh họa bước 7

Bước 7: Chọn mặt phẳng tham chiếu Front và sử dụng lệnh Revolve Đầu tiên, vẽ sketch 2D và tạo một đường centerline như trong hình 2.58 Sau khi nhấn OK, bạn sẽ nhận được kết quả như hình 2.59.

Hình 2.58 Hình minh họa bước 8

Hình 2.59 Hình minh họa bước 8Bước 8: Chọn Boundary Blend để tạo biên dạng mặt như hình 2.60.

Hình 2.60 Hình minh họa bước 8

Bước 9: Ở môi trường Boundary Blend ta giữ phím Ctrl chọn lần lượt 2 đường cong mà ta đã tạo ở bước 7.

Bước 11: Tương tự như bước 10, chọn phần direction thứ 2 và lần lượt chọn 5 phần chain đã dựng ở các bước trước, kết quả sẽ hiển thị như hình 2.62.

Hình 2.62 Hình minh họa bước 11 Bước 12: chọn Fill để tạo biên dạng mặt ở phần trên đỉnh đối tượng, phần này nhằm mục đích làm kín đối tượng.

Hình 2.63 Hình minh họa bước 12

Hình 2.64 Hình minh họa bước 12

Bước 13: Chọn lệnh Merge để gộp nhiều đối tượng thành một Trong môi trường Merge, hãy bôi xanh toàn bộ các đối tượng cần gộp lại và sau đó nhấn OK.

Hình 2.65 Hình minh họa bước 13

Hình 2.66 Hình minh họa bước 13

Bước 14: chọn Solidifiy (Lệnh tạo khối rắn) và chọn đối tượng cần tạo khối, ta được 1 đối tượng từ biên dạng mặt thành 1 biên dạng khối như hình 2.67.

Hình 2.67 Hình minh họa bước 14

Bước 15: Chọn mặt phẳng Front và sử dụng lệnh Revolve Đầu tiên, trong phần Sketch, hãy đặt một đường Centerline làm tâm xoay và vẽ hình 2D như hình 2.68 Sau khi nhấn OK, bạn sẽ nhận được một khối tròn xoay như hình 2.69.

Hình 2.68 Hình minh họa bước 15

Hình 2.69 Hình minh họa bước 15

Bước 16: Chọn lệnh Cosmetic Thread để tạo ren cho đối tượng.

Trong bước 17, trong môi trường Thread, chọn bề mặt cần tạo ren và nhấp vào phần Standard Thread để chọn ren theo tiêu chuẩn ISO, như minh họa trong hình 17.

Hình 2.71 Hình minh họa cho bước 17

Hình 2.72 Chi tiết hoàn chỉnh 2.7.3 Bài tập vận dụng:

Bài 1 a) Các bước vẽ chi tiết:

Bước 1: Tạo biên dạng trụ tròn xoay bằng lệnh Revolve.

Hình 1 Hình minh họa bước 1

Bước 2: Tạo lần lượt các biên dạng rãnh và lỗ cho chi tiết với lệnh Extrude như hình 2.

Hình 2 Hình minh họa bước 2 Bước 3: Chọn mặt phẳng tham chiếu Front, dùng lệnh Sketch vẽ 2D lần lượt từng biên dạng như hình 3.

Hình 3 Hình minh họa bước 3

Bước 4: Tương tự như bước trên ta vẽ lần lượt 2 biên dạng sketch hình tròn và hình elip như hình 4.

Hình 4 Hình minh họa bước 4

Bước 5: Tạo biên dạng mặt trên dựa trên sketch trước đó ở bước 4.

Bước 6: Tiến hành tạo biên dạng mặt tiếp theo theo hình 6 Đừng quên chọn tùy chọn Merge để gộp nhiều đối tượng thành một, giúp dễ dàng thao tác ở các bước tiếp theo.

Hình 6 Hình minh họa bước 6.

Bước 7: Chọn solidify để tạo khối rắn.

Hình 7 Hình minh họa bước 7.

Bước 8: Tạo lỗ cho chi tiết với lệnh Extrude, ta được chi tiết hoàn chỉnh.

Hình 8 Chi tiết hoàn chỉnh

Bài thực hành số 7: Hướng dẫn xuất bản vẽ trong môi trường Drawing

Phần này nhằm mục đích giúp người học có thể thao tác cơ bản về xuất bản vẽ ở môi trường drawing trong Creo Parametric.

Ví dụ 1: Bản vẽ chi tiết bàn trượt 2.8.1 Hướng dẫn các bước:

Bước 1: Ở phần hộp thoại chọn drawing, phần này dùng để tạo bản vẽ mới.

Hình 1.20 Hình minh họa bước 1

Bước 2: Bảng New Drawing xuất hiện ta chọn Empty with format, hai phần được đánh dấu có ý nghĩa sau:

Hình 1.21 Hình minh họa bước 2

 Default Model là mục chọn mô hình 3D (một chi tiết hoặc cụm lắp) có sẵn.

Hình 1.22 Mục chọn mô hình 3D có sẵn

Phần định dạng bản vẽ, hay còn gọi là Format, cho phép người dùng chọn khung tên và khung bản vẽ với các kích thước như A4, A3, v.v Trong mục Format, phần mềm PTC cung cấp một số bản vẽ mẫu để luyện tập, tuy nhiên người dùng cũng có thể lựa chọn các mẫu có sẵn phù hợp với tiêu chuẩn của tổ chức.

Để tạo bản vẽ kỹ thuật, bước 3 cung cấp giao diện cho phép người dùng chuyển đổi mô hình 3D thành bản vẽ 2D một cách dễ dàng.

Hình 1.24 Giao diện để lập bản vẽ 2D từ mô hình 3D.

Bước 4: Trên thanh ribbon, chọn chế độ General view, sau đó một hộp thoại sẽ hiện ra Nhấn OK và chọn một vị trí bất kỳ, rồi nhấp chuột trái để đặt chi tiết tại vị trí đó, thực hiện theo các bước như hình 1.25.

Bước 5: Để điều chỉnh cách hiển thị hình chiếu trong bản vẽ, hãy nhấn đúp chuột vào chi tiết để mở hộp thoại drawing view.

Hình 1.26 Điều chỉnh và thiết lập hình chiếu 3D trong bản vẽ 2D.

Bước 6: Chọn hướng nhìn theo tiêu chuẩn là rất quan trọng, vì hướng nhìn của chi tiết phụ thuộc vào mặt phẳng tham chiếu đã được thiết lập trong quá trình dựng 3D Tại mục View Type, chúng ta có thể điều chỉnh hướng nhìn của vật thể; trong trường hợp này, chọn Front sẽ hiển thị vật thể theo hướng nhìn như hình 1.27.

Hình 1.27 Thiết lập chế độ xem của bản vẽ.

Bước 7: Thiết lập tỷ lệ bằng cách chọn Scale như hình 1.28 Việc thay đổi tỷ lệ hình ảnh sẽ làm phóng to hoặc thu nhỏ chi tiết mà không ảnh hưởng đến kích thước thật của mô hình, giúp bản vẽ phù hợp với kích thước khung giấy.

Hình 1.28 Điều chỉnh tỷ lệ

Bước 8: Chọn mục Sections để thiết lập hiển thị mặt cắt cho chi tiết trên bản vẽ, ở hình 1.29 loại mặt cắt được chọn là mặt cắt 2D (2D cross-section).

 Full (Mặt cắt toàn phần): để hiển thị toàn bộ phần bị cắt.

 Half (Mặt cắt bán phần): để hiển một nửa mặt cắt chi tiết.

Mặt cắt cục bộ là phương pháp cắt và hiển thị một phần nhỏ của chi tiết, thay vì hiển thị toàn bộ hoặc một nửa Phạm vi mặt cắt thường được khoanh vùng bằng một đường, thường là hình tròn hoặc hình elip, nhằm tập trung vào khu vực cần thiết mà không cần phải cắt toàn bộ chi tiết.

Mục này ta chọn Full (mặt cắt toàn phần) để hiển thị mặt cắt cho toàn bộ chi tiết như hình 1.30

Bước 9: Chọn "Lock view movement" để mở khóa di chuyển các chi tiết trên bản vẽ, giúp cố định vị trí hoặc góc nhìn của mô hình trong không gian 2D.

Bước 10: Lựa chọn vị trí bố trí hợp lý và chọn chế độ Projection View để hiển thị các góc nhìn khác nhau của chi tiết trên bản vẽ 2D, nhằm trình bày bản vẽ kỹ thuật một cách rõ ràng, chính xác và đúng tiêu chuẩn.

 Ở đây cần hiển thị hình chiếu đứng, bằng và cạnh như hình 1.32

Hình 1.32 Hình minh họa hiển thị góc nhìn của chi tiết

Để chuyển đổi hai hình chiếu đã lấy ra sang chế độ 2D, bạn chỉ cần nhấn đúp chuột vào chi tiết để mở hộp thoại drawing view, sau đó chọn View.

Display và chọn phần Hiden đã đánh dấu ở hình 1.33 ta được các hình 2D như hình dưới.

Tùy chọn này cho phép bạn tùy chỉnh cách mô hình hiển thị trong bản vẽ 2D để phù hợp với nhu cầu trình bày, kiểm tra hoặc sản xuất.

Người ta thường dùng nhất là:

 Hidden: Thường dùng để hiển thị các đường khuất để dễ dàng nhìn thấy cấu trúc bên trong hoặc các phần bị che khuất bởi các bộ phận khác.

 No Hidden: Thường dùng để thể hiện bản vẽ kỹ thuật chính xác.

 Shading With Edges: Thích hợp để minh họa và quan sát trực quan.

Phần này ta chọn Hidden để để biểu diễn như hình 1.33.

Để biểu diễn hình chiếu trục đo trong bản vẽ, bước 12 là chọn chế độ General để lấy chi tiết 3D ra Bạn có thể điều chỉnh các góc nhìn của hình chiếu trục đo cho phù hợp, như minh họa trong hình 1.34 Để thực hiện điều này, hãy truy cập vào file 3D gốc đã được mô hình hóa trước đó và thao tác theo từng bước như hướng dẫn ở hình 1.35.

Hình 1.35 mô tả quy trình tạo và lưu một góc nhìn tùy chỉnh (Custom View) trong phần mềm Creo, đặc biệt là việc sử dụng tùy chọn Reorient để điều chỉnh và lưu lại góc nhìn của mô hình 3D.

Hình 1.34 Thêm chi tiết 3D vào bản vẽ

Hình 1.35 Tùy chỉnh và lưu góc nhìn

Bước 13: Dim kích thước cho chi tiết

Ta có thể thực hiện Dim các kích thước tiêu chuẩn như ở hình 1.36 bằng chọn linh hoạt 1 trong 2 công cụ Show Model Annotations hoặc Dimension.

Công cụ Show model Annotations cho phép trích xuất dữ liệu từ mô hình 3D gốc, như kích thước thiết kế, và hiển thị chúng trên bản vẽ 2D Tuy nhiên, nhược điểm của công cụ này là chỉ có thể chọn các kích thước có sẵn trong dữ liệu gốc mà không thể thêm các kích thước tùy ý khác.

Kích thước trong bản vẽ 2D được xác định bằng cách chọn các đường, điểm hoặc mặt của chi tiết để thêm các kích thước cần thiết mà không cần phụ thuộc vào dữ liệu gốc của mô hình 3D Tuy nhiên, việc thao tác này thủ công có thể tốn thời gian.

Hình 1.36 Hình minh họa bước 13

Bước 14: Để thêm sai lệch giới hạn và dung sai vào bản vẽ, nhấp chuột vào kích thước cần chỉnh sửa để hiển thị thanh ribbon Dimension Tại phần công cụ Tolerance, chọn Symmetric và nhập giá trị sai lệch giới hạn phổ biến như ±0,01 Ngoài ra, có thể thêm văn bản yêu cầu kỹ thuật bằng cách sử dụng công cụ Note.

Hình 1.37 Hình minh họa bước 14

Hình 1.38 Thêm kí tự văn bản vào bản vẽ

Bước 15: Điều chỉnh và hoàn thiện bản vẽ.

Như vậy với các bước trên ta có thể nắm được cơ bản về cách xuất 2D bản vẽ trong phần mềm Creo Parametric.

Hình 1.39 bản vẽ chi tiết bàn trượt

Hướng dẫn lắp ráp Assembly và lập bản vẽ phân rã

2.9.1 Hướng dẫn Lắp ráp Assembly:

Mục tiêu của phần này là trang bị cho người học kỹ năng lắp ráp một cụm máy từ các chi tiết 3D đã được thiết kế trong môi trường assembly.

Để vào môi trường lắp ráp, bạn cần chọn Assembly và Design Lưu ý tắt phần "Use default template" để có thể lựa chọn đơn vị Các bước thao tác sẽ tương tự như hình minh họa.

Hình 1.41 Chọn môi trường thiết kế

Bước 2: Chọn đơn vị như ở hình 1.42, đơn vị này phải cùng đơn vị với với mô hình 3D mà ta đã thiết kế ra.

Trong bước 3, tại giao diện lắp ráp, người dùng chọn công cụ assembly để lựa chọn mô hình cần lắp ráp Mục review sẽ hiển thị những mô hình mà người dùng muốn quan sát, được đánh dấu trong hình 1.43.

Bước 4: Chọn mô hình đầu tiên và nhấn Open để lấy mô hình này Như thể hiện trong hình 1.44, sau khi chi tiết được lấy ra, hãy chọn loại ràng buộc là Default trong mục constraint Type và nhấn Ok để chèn chi tiết vào giao diện.

Hình 1.44 Hình minh họa bước 4

Bước 5: Tương tự như ở bước 3 ta lấy ra chi tiết số 2 (eng_bearing) để lắp vào chi tiết thứ 1 (eng_block_front).

Hình 1.45 minh họa bước 5 trong quy trình Bước 6 cho thấy chi tiết được lấy ra tương tự như hình ảnh đó, với phần ô vuông đánh dấu là hệ trục điều khiển (manipulator) có chức năng điều chỉnh vị trí và phương hướng của các bộ phận Điều này giúp người dùng dễ dàng tương tác với mô hình 3D, đảm bảo các chi tiết được đặt đúng vị trí và hướng theo yêu cầu thiết kế.

Bước 7: Di chuyển chi tiết 2 đến gần chi tiết 1 bằng hệ trục điều khiển đã đề cập ở bước 1 Sau đó, chọn ràng buộc lắp ráp bằng cách chọn bề mặt cần ràng buộc của chi tiết số 1 và bề mặt tương ứng của chi tiết số 2 Quá trình này giúp cố định hai chi tiết theo cùng một phương.

Hình 1.47 Hình minh họa bước 7

Bước 8: Khi lắp ráp, hãy chọn bề mặt tiếp xúc được đánh dấu X trên chi tiết, như trong hình 1.48 Mặt đầu của chi tiết tròn xoay số 2 sẽ được ràng buộc trực tiếp vào bề mặt của chi tiết số 1, như thể hiện trong hình 1.49.

Hình 1.48 Hình minh họa bước 8

Bước 9: Sử dụng công cụ assembly để lấy chi tiết số 3 và tiếp cận chi tiết số 1 bằng hệ trục điều khiển đã đề cập ở bước 6 Tiếp theo, chọn hai bề mặt cần tiếp xúc để ràng buộc hai mô hình trên cùng một phương, như minh họa trong hình 1.50.

Hình 1.50 Hình minh họa bước 9

Bước 10: Chọn 2 bề mặt tiếp xúc với nhau, thực hiện tương tự như ở bước 8, ta sẽ được như hình 1.51.

Hình 1.51 Hình minh họa bước 10

Bước 11: sao chép chi tiết số 2 bằng cách chọn và nhấn Ctrl + C hoặc chọn trực tiếp icon copy được đánh dấu ở hình 1.46.

Bước 12: Lắp chi tiết vừa sao chéo vào chi tiết số 3 bằng cách chọn biểu tượng repeat trên thanh ribbon Thực hiện các thao tác theo hướng dẫn trong hình 1.53, trong đó phần đánh dấu X chỉ các bề mặt cần chọn và mũi tên chỉ thứ tự các bước thực hiện.

Hình 1.53 Hình minh họa bước 12

Bước 13: Tiếp cận chi tiết số 4 bằng hệ trục di chuyển như hình 1.54, sau đó chọn các bề mặt ràng buộc Khi hoàn thành các điều kiện cần thiết, kết quả sẽ giống như hình 1.55.

Hình 1.54 Hình minh họa bước 13

Hình 1.55 Hình minh họa bước 13

Bước 14: Trong phần View, chọn section để cắt một nửa chi tiết, giúp quan sát bên trong và dễ dàng thao tác lắp ráp Mặt cắt được minh họa như hình 1.56.

Để hoàn thành mô hình lắp ráp, bạn cần thực hiện các bước tương tự như đã hướng dẫn ở bước 14 Sau khi lắp ráp các chi tiết còn lại, bạn sẽ thu được mô hình hoàn chỉnh như hình 1.57 và 1.58.

Hình 1.57 Mô hình được thể hiện mặt cắt

Hình 1.58 Mô hình không thể hiện mặt cắt

2.9.2 Hướng dẫn lập bản vẽ phân rã trong môi trường drawing

Bước đầu tiên trong quá trình xuất bản vẽ chi tiết là chọn mục "drawing" và lấy cụm máy bằng cách chọn "General view", sau đó đặt cụm máy ở một vị trí bất kỳ.

Để tiến hành phân rã cụm máy, đầu tiên chọn tệp ở bên trái màn hình theo hình 1.60 Sau đó, chuyển đến giao diện lắp ráp tiếp theo và chọn "edit position" được đánh dấu trong hình 1.61 để bắt đầu quá trình phân rã.

Hình 1.60 Hình minh họa bước 2

Hình 1.61 Hình minh họa bước 2 Bước 3: Ở giao diện edit position ta có thể phân rã được các chi tiết như ở hình

1.56 vị trí phân rã có thể tùy chỉnh tùy ý, ở đây ta chỉ cần click chọn lần lượt từng chi tiết và điểu chỉnh phương hướng mũi tên như hình 1.62 sau đó nhấn OK lưu lại phân phân rã và trở về môi trường drawing,

Bài thực hành số 9: Luyện tập tổng hợp

Ngày đăng: 15/02/2025, 12:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Vũ Ngọc Chiên – Bài giảng thực hành công nghệ CAD/CAE (Lưu hành nội bộ ) – Trường Đại học Nha Trang 6/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thực hành công nghệ CAD/CAE
Tác giả: TS. Vũ Ngọc Chiên
Nhà XB: Trường Đại học Nha Trang
Năm: 2020
2. Ngô Hồng Quân – Đồ án xây dựng các bài tập CAD/CAM trong PTC Creo – 12/2010 – Thư viện trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ án xây dựng các bài tập CAD/CAM trong PTC Creo
Tác giả: Ngô Hồng Quân
Nhà XB: Thư viện trường Đại học Nha Trang
Năm: 2010
3. Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn (1999), Vẽ kỹ thuật Cơ khí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẽ kỹ thuật Cơ khí, tập 1
Tác giả: Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1999
4. Nguyễn Phước Hải - Giáo trình thiết kế 3D Creo parametric 4.0 – xuất bản tháng 8 năm 2017 Khác
5. CAD & CAM Practice Drawings for Beginners Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w