Và, cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước là một chỉnh thể gồm các thể chế pháp lý và các thiết chếcủa Nhà nước có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơquan nhà nước, g
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quyền lực nhà nước được sinh ra để giữ gìn trật tự xã hội và thúc đẩy xãhội phát triển Quyền lực nhà nước là một thứ được coi là có sức mạnh để bảođảm hoạt động hướng đích của xã hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, phục vụlợi ích của cộng đồng và của mỗi con người Nhà nước là trung tâm của quyềnlực chính trị, nắm giữ những nhân tài vật lực to lớn nhất với phạm vi quản lýtrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Điều này tạo ra nguy cơ nhà nước cóthể vượt quá các phạm vi, giới hạn quyền lực mà nhân dân giao phó cho nhànước Do đó, sự lạm dụng quyền lực nằm ngay bên trong nhà nước chứ khôngphải sự tương tác từ bên ngoài Do tính chất đặc biệt của quyền lực nhà nướcnhư vậy, nên ngay từ khi ra đời cho tới nay, vấn đề kiểm soát quyền lực nhànước luôn được đặt ra với những phương thức thực hiện khác nhau Tóm lại,việc kiểm soát quyền lực là một tất yếu khách quan nhằm tránh cho quyền lựckhông trở thành tuyệt đối
Quyền hành pháp không là việc thi hành pháp luật mà nó còn bao gồm cảviệc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực củađời sống xã hội Đây là một trong các nhánh quyền lực có sự đụng chạm mạnhnhất tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các chủ thể khác trong quátrình thực thi và quản lý Đây cũng là nhánh quyền lực có bộ máy đồ sộ nhất baogồm các cơ quan sức mạnh như quân đội, cảnh sát, chi tiêu ngân sách quốc gianhiều nhất…Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực thiquyền hành pháp là một đòi hỏi khách quan của việc xây dựng nhà nước phápquyền, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Kiểm soát quyền hànhpháp là cơ chế chính trị - pháp lý được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện thông qua các phương thứcthanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, tài phán, phản biện xã hội, nhằm bảođảm quyền hành pháp được thực hiện liên tục, đúng đắn và đầy đủ theo quy định
Trang 2của Hiến Pháp, pháp luật; phát huy hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức và hoạtđộng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân
Thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩachỉ ra rằng tình trạng quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ,
kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưađược đẩy lùi Trong quá trình thực thi công vụ, do lạm dụng chức vụ, quyền hạn,nhiều cán bộ, công chức hành pháp đã đưa ra những quyết định sai trái làm ảnhhưởng đến lợi ích của nhân dân, điều này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đếnkinh tế - xã hội Hơn nữa, trong thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ một số
cơ quan nhà nước đã hành động mang tính cường quyền, trái pháp luật, áp đặtnhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây nên nhiều bức xúc trong dưluận xã hội Vì thế, việc nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền hành pháp vì thếđóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quảhoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành pháp nói riêng
Dưới ánh sáng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013
Xuất phát từ những lý do trên, sinh viên chọn đề tài: "Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam" để viết tiểu luận kết thúc môn với mong muốn làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận và thực tiễn về xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đốivới việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của tiểu luận là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng
cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hànhpháp
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soát quyềnlực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp, bao gồm: Khái niệm, đặc
Trang 3điểm, các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí xây dựng và hoànthiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp; nội dung và phương thức hoạtđộng của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soátquyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam Từ đó,tiểu luận làm rõ cơ sở khoa học giải pháp xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soátquyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sáchcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì dân; cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Trang 44.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, tiểu luận sửdụng: phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của triết học Mác-Lênin và phương pháp phân tích tài liệu để nghiên cứu cácvấn đề liên quan đến nội dung đề tài
5 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 chương, một số tiểu tiết và các nội dung khác gồm phần
mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP Ở
VIỆT NAM 1.1 Khái quát về kiểm soát quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước hay còn gọi là quyền lực chính trị là yếu tố không thểthiếu để thiết lập và duy trì trật tự và những quy tắc vận hành của xã hội Tronglịch sử phát triển của xã hội, cộng đồng xã hội bị chi phối bởi nhiều loại quyềnlực cụ thể như: quyền lực của cha xứ đối với con chiên, quyền lực của người tộctrưởng đối với dòng họ, quyền lực của thân trưởng trong gia đình, thậm chí kể
cả quyền lực của đấng siêu nhiên… Sự hình thành quyền lực là một nhu cầu tấtyếu của xã hội, nó bảo đảm cho các quan hệ xã hội vận hành theo những nguyêntắc và trật tự nhất định Mỗi cá nhân trong xã hội đều nhận thức về sự cần thiếtphải duy trì trật tự, đảm bảo an ninh cá nhân và quyền tài sản, do đó, cần phải tạo
ra một quyền lực chung đứng lên trên xã hội, điều hành hoạt động của xã hội Tổchức của một cộng đồng xã hội sẽ tan rã nếu các thành viên trong cộng đồng đókhông có sự dung hòa giữa quyền tự do cá nhân với quyền lực công cộng nhằmđiều hành xã hội phát triển theo một trật tự nhất định Quyền lực nhà nước làmột dạng đặc biệt của quyền lực chính trị Sở dĩ nói nó là quyền lực đặc biệt làbởi vì đó là quyền lực nhân danh cộng đồng, thực hiện công khai, thống nhất vàbao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Quyền lực nhà nước đượcđảm bảo bằng sức mạnh cưởng chế nhằm ràng buộc và kiểm soát các chủ thểkhác phải phục tùng Quyền lực nhà nước là loại quyền lực đặc thù sử dụngnhững biện pháp cưỡng chế nhân danh nhà nước (chủ thể nhà nước và nguồngốc quyền lực mang tính công) Quyền lực ấy được tạo nên bởi ý chí của giaicấp cầm quyền và nó được hiện thực hoá bởi bộ máy nhà nước
Có thể hiểu rằng: "kiểm soát" chính là là: "xem xét để phát hiện, ngănchặn những gì trái với quy định" [133, tr.523] Kiểm soát quyền lực nhà nước
Trang 6được xem là một chủ thuyết chính trị pháp lý nói về việc chính quyền phải phục
vụ cho toàn thể mọi người, bảo vệ quyền cá nhân và ngăn chặn sự lạm dụngquyền lực
Kiểm soát quyền lực nhà nước là việc nhà nước, nhân dân và toàn thể xã hội bằng các quy định của pháp luật, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, giám sát, phát hiện và ngăn ngừa việc lạm dụng quyền lực nhà nước, bảo đảm cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích và đạt hiệu quả nhằm duy trì trật tự và công bằng xã hội.
1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp
1.2.1 Khái niệm cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp
Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Phê định nghĩa cơ chế là "cáchthức, sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện" [76,tr.234] Ngày nay, người ta thường dùng từ "cơ chế" đi đôi với từ "chính sách"thể hiện những biện pháp của Nhà nước để tác động tới xã hội (thông qua phápluật, thông qua các công cụ tiền tệ, các công cụ quản lý hành chính khác, cáccông cụ kinh tế) Như vậy, thuật ngữ cơ chế có thể hiểu theo nhiều nghĩa, tùyvào hoàn cảnh và lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên, có một đặc điểm chung khi bàn vềkhái niệm cơ chế, các học giả đều thống nhất một quan điểm đó là nghiên cứu vềmột hiện tượng hoặc một quá trình nào đó ở trạng thái động của một yếu tố nào
đó theo một quy luật vận động và phát triển của chúng
Để kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát hành pháp nóiriêng, trong khoa học pháp lý ngày nay hình thành khái niệm cơ chế pháp lýkiểm soát quyền lực nhà nước Vậy, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhànước đối với việc thực hiện quyền hành pháp là gì?
Trang 7Có ý kiến cho rằng, cơ chế pháp lý là những hình thức, quy trình, chuẩnmực, quy định của Hiến pháp, pháp luật và các thiết chế có liên quan, gắn bóchặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất [122] Và, cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước là một chỉnh thể gồm các thể chế pháp lý và các thiết chếcủa Nhà nước có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơquan nhà nước, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng vận hành nhằm ngăn ngừa, loại
bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước,đảm bảo cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện theo đúng Hiếnpháp, pháp luật, đúng mục đích mong muốn và có hiệu quả Quyền hành pháp làmột nhánh quyền của quyền lực nhà nước Đối với kiểm soát quyền lực nhànước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng, trước hếtphải dựa vào phương tiện pháp luật Đó chính là các thể chế do Hiến pháp vàpháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, phương tiện, hình thức, cách thứcthực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước Đồng thời, trên cơ sở thể chế ấy,phải hình thành các thiết chế với các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định chặcchẽ
Từ sự phân tích nói trên, có thể rút ra định nghĩa cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp như sau: Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp ( viết gọn là cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp) là các quy định của Hiến pháp, pháp luật và các thiết chế liên quan đến việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất
và vận hành trong một điều kiện phù hợp nhằm đảm bảo cho quyền hành pháp được thực thi hiệu quả.
Trang 81.2.2 Đặc điểm cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp
Đối tượng của kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực thi quyềnhành pháp là quá trình tổ chức và triển khai thực hiện quyền hành pháp thôngqua cơ chế pháp lý kiểm soát cụ thể
Từ định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của cơ chế pháp kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp như sau:
Thứ nhất, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp là một tổng thể bao gồm các yếu tố thể chế là các quyđịnh của Hiến pháp, pháp luật và các thiết chế có thẩm quyền kiểm soát quyềnhành pháp tương ứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫnnhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích kiểm soát có hiệu lực
và hiệu quả đối với hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp
Thứ hai, mục đích của cơ chế này là để kiểm soát việc thực hiện quyền
hành pháp - một nhánh quyền lực của Nhà nước có tổ chức bộ máy đồ sộ, sửdụng ngân sách nhà nước rất lớn; hoạt động trực tiếp liên quan đến quyền và lợiích hợp pháp của đông đảo các tầng lớp nhân dân Bởi quyền hành pháp làquyền tổ chức và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các mặt củađời sống xã hội như xây dựng và thực thi chính sách công, tổ chức việc thi hànhpháp luật, tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội; quyền xác lập, ban hành văn bản pháp quy,quyền tổ chức, điều hành hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, triển khai chínhsách, pháp luật vào đời sống…Vì vậy, đây là cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước quan trọng bậc nhất Phòng chống sự tha hóa quyền lực trong thực hiệnquyền hành pháp được xem là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà nước dân chủ vàpháp quyền
Thứ ba, phương thức thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước đối với
việc thực hiện quyền hành pháp rất đa dạng, gắn với các quy định của pháp luật
Trang 9về địa vị pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của chủ thể Đó là hoạt động giám sát tốicao của lập pháp với hành pháp; là hoạt động xét xử, xử lý vi phạm của tư phápđối với hành pháp; là hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của chính các cơ quanthực thi quyền hành pháp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quyềnhạn của mình; là việc kiểm tra và xử lý đối với việc ban hành các văn bản quyphạm pháp luật trái luật hoặc vi hiến; là kiểm tra, xử lý vi phạm các quy tắc sinhhoạt đảng của các tổ chức đảng đối với các chủ thể trong hoạt động hành pháp;
là hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và cácthành viên của Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức xã hội đối với hoạt động củacác cơ quan hành pháp; là hoạt động thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp củacông dân như khiếu nại, tố cáo, tham gia quản lý nhà nước của nhân dân …trongquá trình thực hiện các quyền dân chủ xã hội…Do vậy, đây là một cơ chế pháp
lý rất phức tạp, rộng lớn, bao gồm nhiều cơ chế con hợp thành Đó là cơ chếkiểm soát bên ngoài do các chủ thể là nhân dân bao gồm các thiết chế đại diệncủa nhân dân và các cá nhân công dân thực hiện Cơ chế kiểm soát bên trongbao gồm các chủ thể là thiết chế quyền lực nhà nước như lập pháp, tư pháp kiểmsoát việc thực hiện quyền hành pháp và các chủ thể bên trong tỏ chức quyềnhành pháp thực hiện Cơ chế pháp kiểm soát độc lập do luật định Tất cả các cơchế con đó vận hành trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành cơchế pháp lý kiểm soát quyền quyền hành pháp
Thứ tư, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp tuy là một cấu trúc phức tạp nhưng đều phải do Hiến pháp
và luật quy định Pháp luật quy định về chủ thể và thẩm quyền, phạm vi, nộidung, trình tự, đối tượng giám sát của mỗi chủ thể; quy định trách nhiệm giảitrình hoặc chế tài áp dụng đối với đối tượng được kiểm soát… Việc quy định rõ
sự vận hành của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thựchiện quyền hành pháp bằng pháp luật nhằm đảm bảo cho cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước được vận hành hiệu quả, đồng thời vẫn bảo đảm tính năngđộng sáng tạo của hành pháp trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội
Trang 10Thứ năm, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp luôn linh hoạt, không ngừng phát triển và ngày càng hoànthiện Trong quá trình hình thành và phát triển, các yếu tố cấu thành của cơ chếluôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội, đươngnhiên, cơ chế ấy cũng thay đổi theo Ngoài ra, các yếu tố môi trường vận hànhcủa cơ chế, các đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nưới như việc quản trị nhànước trong cuộc cách mạng công lần thứ Tư, các yêu cầu xây dựng một Chínhphủ liêm chính, kiến tạo, đòi hỏi minh bạch và hiện đại nền hành chính, các yêucầu xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền XHCN…đều là cácyếu tố làm cho việc vận hành cơ chế luôn vận động và phát triển để thích ứngvới yêu cầu mới của xã hội
1.2.3 Vai trò của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp
Trong kiểm soát quyền lực nhà nước thì kiểm soát việc thực hiện quyềnhành pháp có vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò được thể hiện ở các điểm cơbản sau đây:
Thứ nhất, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong phòng sựtha hóa quyền lực nhà nước Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực Nhà nước nóichung cũng như cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thựchiện quyền hành pháp nói riêng là một tổng thể thống nhất gồm các cơ chế concấu thành từ nhiều yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ do Hiến pháp
và luật quy định tạo thành phương tiện pháp lý tổng hợp mạnh mẽ có hiệu lực vàhiệu quả trong phòng chống sự tha hóa quyền lực Nhà nước nói chung và quyềnhành pháp nói riêng
Quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp là của nhân dân.Nhân dân đã trao quyền một cách trực tiếp và gián tiếp cho các cơ quan nhànước Thông qua việc bầu ra bộ máy nhà nước, xây dựng các quy phạm pháp
Trang 11luật quy định cơ cấu tổ chức, địa vị pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của các cơquan nhà nước, đóng thuế để duy trì nhà nước hoạt động và giám sát việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ đó… nhân dân đã chuyển giao quyền lực của mìnhcho các cơ quan nhà nước và theo dõi, đánh giá, kiểm soát việc thực hiện quyềnlực đó Quyền hành pháp của nhân dân được nhân dân trao quyền, ủy quyền cho
nó để sử dụng vì mục đích chung Tha hóa quyền lực là hiện tượng làm biếntướng bản chất, mục đích đó của quyền lực Đó là hiện tượng biến quyền lực củacộng đồng, của nhân dân trao cho, ủy quyền thành quyền lực của bộ máy, biếnquyền lực của bộ máy thành quyền lực của nhóm người, của cá nhân thực hiện
vì mục đích của bộ máy, nhóm người, cá nhân; đó còn là tình trạng không thựcthi được quyền được giao do vô trách nhiệm, thiếu nỗ lực hay thiếu năng lực,ảnh hưởng đến mục đích chung v.v
Thứ hai, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp không những là phương tiện pháp lý tổng hợp mạnh mẽ
có hiệu lực và hiệu quả trong phòng chống sự tha hóa quyền lực hành pháp màcòn là phương tiện pháp lý đảm bảo cho việc kiểm soát quyền lực nhà nước dânchủ và pháp quyền, vừa đấu tranh phòng chống sự tha hóa quyền hành pháp mộtcách kiên quyết, vừa đảm bảo cho quyền hành pháp phát huy hiệu lực và hiệuquả Trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, việc vận hành cơ chế pháp lýkiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp được đặcbiệt coi trọng, bởi, nếu coi nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị thìquyền hành pháp được coi là trung tâm của quyền lực nhà nước, quản lý các lĩnhvực của quốc gia, có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đến tổ chức và vận hànhcủa nhà nước Kiểm soát quyền hành pháp không phải là "bó tay bó chân"quyền lực nhà nước lại, mà điều khó khăn nhất của kiểm soát quyền lực nhànước là, một mặt phải đảm bảo quản lý nhà nước có hiệu lực hiệu quả, năngđộng và kiến tạo đối với sự phát triển của các quá trình xã hội Và mặt khác, bộmáy nhà nước phải kiểm soát được chính mình, phòng chống được sự lộngquyền, lạm quyền trong thực thi quyền lực nhà nước Thực tiễn chỉ ra rằng, một
Trang 12đất nước muốn phát triển thì Chính phủ phải thông minh, năng động, sáng tạo,nhanh nhạy, kịp thời kiến tạo các quan hệ mới Với một tổ chức có kết cấu đadạng, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyềnhành pháp có ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường và hiệu quả của một quốcgia, do vậy, việc kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyềnhành pháp phải đảm bảo sao cho quyền hành pháp được thực hiện có hiệu quả,trật tự xã hội ổn định, loại bỏ được các yếu tố tùy tiện, không dân chủ và phápquyền trong kiểm soát quyền lực nhà nước, phù hợp với tính chất và đặc điểmcủa tổ chức và hoạt động của quyền hành pháp Việc đấu tranh phòng chống sựtha hóa quyền lực nhà nước nhất là quyền hành pháp phải tiến hành thận trọng
để đảm bảo cho Chính phủ phát huy hết vai trò kiến tạo của mình
Thứ ba, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp là phương tiện pháp lý nhằm đáp góp phẩn bảo đảm vàbảo vệ quyền con người, quyền công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dânthông qua các tổ chức đoàn thể của mình Như trên đã viết, quyền hành pháp cóphạm vi tác động rộng lớn trên các mặt của đời sống xã hội, liên quan đến quyền
và lợi ích hợp pháp của mọi người dân Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhànước đối với việc thực hiện quyền hành pháp không chỉ là cơ chế bao gồm cácthiết chế quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau mà còn bao gồm các tổ chứcđoàn thể của nhân dân, mà ở nước ta là Mặt trận tổ quốc các cấp và các thànhviên, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp…(gọi chung là tổ chức xã hội) và các cánhân công dân được giao quyền giám sát và phản biện xã hội Như vậy, có thểnói, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp là phương tiện pháp lý phát huyquyền làm chủ của nhân dân thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội
Thứ tư, cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực
hiện quyền hành pháp là phương tiện quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu xâydựng nhà nước pháp quyền, duy trì trật tự xã hội dân chủ và ổn định Nhà nướcpháp quyền là nhà nước được tổ chức và vận hành trong điều kiện pháp luật
Trang 13được coi là "tối thượng", bảo đảm một trật tự xã hội mà ở đó mọi quyền lực nhànước đều thuộc về nhân dân Việc phân công và kiểm soát quyền lực nói chung,quyền hành pháp nối riêng nhằm mục đích bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạtđộng hiệu quả, nhà nước thực hiện đúng vai trò duy trì trật tự xã hội, pháp luậtđược đề cao và được thực hiện nghiêm minh, mọi hành vi vi phạm đều được xử
lý nghiêm minh bằng một hệ thống các quy phạm có giá trị điều chỉnh cao, cácquyền tự do dân chủ của nhân dân được bảo đảm và bảo vệ Như vậy, cơ chếpháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành phápđược vận hành hiệu quả trong xã hội chính là yêu cầu của xây dựng nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam hiện nay
1.3 Các thiết chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp
Theo quan điểm chung hiện hành, thiết chế được hiểu là hệ thống tổ chức
bộ máy, quy chế, chương trình hành động được thiết lập trên cơ sở thể chế quyđịnh của Hiến pháp, pháp luật để thực hiện một hoạt động nào đó trong xã hội.Các thiết chế chính trị xã hội có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển của một đấtnước Thiết chế đó được hình thành càng dân chủ thì càng có vai trò củng cố,bảo vệ chế độ pháp quyền và quyền của công dân Thiết chế kiểm soát quyềnhành pháp được hiểu là hệ thống cơ quan, tổ chức cùng với các nguyên tắc,thẩm quyền, quy trình, thủ tục hoạt động…được thiết lập trên cơ sở Hiến pháp
và pháp luật nhằm thực hiện việc kiểm soát quyền hành pháp
Để kiểm soát quyền hành pháp, Nhà nước thiết chế rộng lớn và nhiều mốiquan hệ đa dạng nhất, ở đó bao gồm một hệ thống tổ chức bộ máy đồ sộ, một hệthống chế định pháp luật phục vụ cho quản lý xã hội và với một đội ngũ cán bộcông chức, viên chức, nhân viên đông đảo [41, tr.13] Thiết chế Nhà nước sẽ
là đầy đủ hay khiếm khuyết, tích cực hay hạn chế phụ thuộc nhiều vào thể chếquy định, trong đó, thể chế chính trị - pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng
Trang 14Để kiểm soát được quyền lực nhà nước đối với việc thực thi quyền hànhpháp, ngoài các thiết chế nhà nước, còn đòi hỏi phải có hệ thống các thiết chếmang tính nhân dân Thiết chế đó là toàn bộ các thể chế về thiết lập tổ chức cómục đích để nhân dân kiểm soát quyền hành pháp Thiết chế đó bao gồm tổchức bộ máy, quy chế, quy trình vận hành của các tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, nghề nghiệp; các quy định về phương tiện, nội dung, điều kiện
để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền hành pháp Tính hiệu quả của thiết chếkiểm soát quyền hành pháp được xác định thông qua việc thiết kế các tổ chức,
bộ phận, các yếu tố có đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ hay không
Hệ thống thiết chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đốivới việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam bao gồm:
* Các thiết chế bên trong bộ máy nhà nước
Sự ra đời của cơ chế kiểm soát quyền hành pháp từ bên trong bộ máy nhànước gắn liền với sự hình thành và phát triển của lý thuyết phân quyền Cơ chếphân quyền kiềm chế và đối trọng quyền lực được thể hiện ra là: (1) Lập phápban hành Hiến pháp, luật, giám sát việc thực hiện các đạo luật, giám sát hoạtđộng của hành pháp, tư pháp trên cơ sở tôn trọng các quy phạm phám luật; (2)Hành pháp có nhiệm vụ thực thi pháp luật, triển khai các quy phạm pháp luận dolập pháp ban hành trên thực tiễn, phát hiện những bất cập, những lỗ hổng phápluật…kiến nghị với lập pháp để việc xây dựng luật thống nhất, đồng bộ; (3) Sựđộc lập của cơ quan tư pháp và các quan toà nhằm bảo vệ công dân khỏi sự xâmhại bởi những đạo luật của cơ quan lập pháp cũng như hành vi tuỳ tiện (nếu có)của cơ quan hành pháp
- Kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với hành pháp
Cơ quan thực hiện quyền lập pháp thường là Quốc hội, một số nước gọi
là Nghị viện Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội là một chức năng độclập, nó được thể hiện qua các phương thức, cơ chế cụ thể, nhằm chủ yếu để kiểmsoát Chính phủ đối với việc thi hành pháp luật Các hoạt động có tính kiểm soát
Trang 15của Quốc hội đối với Chính phủ và cơ quan tư pháp được hiểu là: Thông qua cáchình thức, cơ chế cụ thể, Quốc hội sẽ hạn chế việc Chính phủ, cơ quan tư pháphoạt động vượt quá những quyền hạn do hiến pháp quy định, nhằm bảo vệ trật
tự pháp luật, bảo vệ quyền công dân và quyền tham chính của các tổ chức chínhtrị xã hội khác
Thông qua hoạt động giám sát văn bản và các báo cáo tại kỳ họp Quốchội Ngoài ra, trong phạm vi chức năng của cơ quan lập pháp, Quốc hội cũng cóquyền xem xét tính chất pháp lý của các văn bản do Chính phủ, các cơ quan củaChính phủ hay Toà án tối cao ban hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân 2015 quy định Quốc hội thực hiện các hoạt động giám sátđối với hoạt động hành pháp như: Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do Quốc hội thành lập.Xem xét các loại báo cáo khác như: Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội;Báo cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sáchnhà nước; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo củaChính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo của Chính phủ vềthực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng,chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Báo cáo của Chính phủ về công tác thihành án; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bìnhđẳng giới; Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theoquy định của pháp luật
- Kiểm soát quyền lực của tư pháp đối với hành pháp
Tư pháp được xác định là nhánh quyền lực có vị thế tương đối độc lập.Tính độc lập của quyền tư pháp cũng là nguyên tắc hoạt động của cơ quan tưpháp, và do có tính độc lập nên nó là thể chế quan trọng để thực hiện giám sát
Trang 16đối với hai nhánh quyền lực còn lại Dĩ nhiên, việc thành lập nên cơ quan tưpháp cao nhất là do cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp tiến hành, nhưngtrong tương quan giữa các nhánh quyền lực, tư pháp luôn được thiết kế sao chođảm bảo tính độc lập, tạo ra sự kiềm chế và đối trọng với hai nhánh quyền lựccòn lại Sự độc lập ở đây chính là tiền đề cho cơ quan tư pháp thực hiện sự kiểmsoát của mình đối với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp Ở Việt Nam,nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp là nguyên tắcHiến định Đối với cơ quan hành pháp, tư pháp có quyền giám sát việc thực thiquyền hành pháp Căn cứ vào Hiến pháp và các văn bản pháp luật, toà án cóquyền tuyên bố một quy định hành chính vô hiệu hoặc một hành vi hành chínhnào đó trái thẩm quyền, vi phạm pháp luật đồng thời chịu một chế tài nhất địnhcủa cơ quan tư pháp
Kiểm soát của tư pháp đối với hành pháp là hoạt động tài phán hànhchính nhằm kiểm tra tính hợp pháp trong các quy định hành chính và hành vihành chính của các cơ quan đối với việc thực thi quyền hành pháp, của cán bộ,công chức trong các hoạt động công vụ bị nhân dân khiếu kiện và phán quyết vềbồi thường thiệt hại cho công dân do quy định hành chính, hành vi hành chính
đó gây ra
- Kiểm soát quyền hành pháp trong các cơ quan thực thi quyền hành phápQuyền hành pháp được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước đứng đầu là Chính phủ Từ trước đến nay, hệ thống các cơ quannày luôn được xác định là trung tâm của bộ máy nhà nước Với chức năng thựcthi pháp luật, tổ chức điều hành tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nắmtrong tay những nhân tài vật lực của quốc gia, có một bộ máy công chức viênchức đông đảo…, hành pháp luôn là trung tâm của kiểm soát Việc kiểm soátquyền hành pháp còn được thực hiện bằng các thiết chế bên trong của chính các
cơ quan thực thi quyền hành pháp bằng việc thiết lập các thiết chế kiểm tra,thanh tra Ở một số nước, cơ chế tự kiểm soát được thực hiện bằng các thiết chế
Trang 17như thanh tra, kiểm tra theo chiều dọc và chiều ngang ngay trong nội bộ cơ quanhành pháp Kiểm soát quyền hành pháp còn được thực hiện qua cơ quan hànhchính cấp trên đối với cơ quan hành chính cấp dưới Thanh tra chính phủ ở nước
ta là một thiết chế vừa thực hiện chức năng kiểm soát quyền hành pháp vừa thựchiện quản lý nhà nước Hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước làmột phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước trong nội bộ hệ thống hànhpháp Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của chính mình, là chủ thể hiểu rõ mìnhhơn bất cứ chủ thể nào, hoạt động của thanh tra nhà nước hướng vào nội bộ hệ
60 thống hành pháp, giúp cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước kiểm soát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ cán bộ, công chức domình quản lý Các cơ quan thanh tra thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhànước là cơ quan có vai trò hiệu quả nhất đối với việc thanh tra, giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng và phòng chống tham nhũng; hạn chế lạm quyền trong thựcthi quyền hành pháp
* Các thiết chế kiểm soát quyền hành pháp bên ngoài bộ máy nhà nước
Kiểm soát quyền lực từ bên ngoài nhà nước được hiểu là sự kiểm soátcủa các thiết chế không mang tính quyền lực nhà nước Các thiết chế này nhận
sự ủy quyền của nhân dân, là sự tập hợp ý chí và nguyện vọng của nhân dân,hoạt động trên các tôn chỉ, các điều lệ của tổ chức Các thiết chế kiểm soátquyền lực nhà nước đối với việc thực thi quyền hành pháp bên ngoài nhà nướccũng khá phong phú, bao gồm các chủ thể sau đây:
Trang 18có vai trò quan trọng đối với với việc thực thi quyền hành pháp là khách quan,tất yếu trong hệ thống chính trị ở nước ta
Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hànhpháp thông qua hoạt động kiểm tra Đảng Hoạt động kiểm tra của Đảng mangtính chất chính trị - xã hội rộng lớn trong đời sống nhà nước và xã hội Thôngqua hoạt động kiểm tra mà các cơ quan tổ chức của Đảng có thể đánh giá đượcviệc chấp hành đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng, pháp luật củanhà nước, của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhằmtăng cường kỷ cương kỷ luật nhà nước, góp phần phòng chống sự tha hóa quyềnlực nhà nước nới chung và trong quá trình thực thi quyền hành pháp nói riêng
- Công dân là chủ thể quan trọng trong kiểm soát quyền hành pháp Các thiết chế của cơ chế kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam là hệthống các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân vừa do hiến pháp, pháp luật quyđịnh vừa được điều lệ các tổ chức đó quy định Các thiết chế, chính là các chủthể kiểm soát quyền hành pháp Số lượng chủ thể kiểm soát quyền hành pháp,không mang tính quyền lực nhà nước rộng lớn, đa dạng, mỗi chủ thể có đặcđiểm, tính chất, vị trí, vai trò khác nhau cho nên hậu quả pháp lý của hoạt độngkiểm soát quyền hành pháp của các chủ thể đó cũng khác nhau Bên cạnh đó,còn có các chủ thể không chính thức như: tôn giáo, văn hoá tuỳ theo từng phạm
vi, góc độ cũng có ảnh hưởng nhất định, tác động trực tiếp hay gián tiếp tới vậnhành các thiết chế và cả cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở ViệtNam
Như vậy, hệ thống thiết chế trong cơ chế kiểm soát quyền hành phápchính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân được thiết lập trên cơ sở hiếnpháp, pháp luật thực hiện quyền năng kiểm soát của mình đối với quyền lực nhànước Các thiết chế đó tổ chức minh bạch, chặt chẽ, khoa học với quyền hạn vànhiệm vụ được phân công rõ ràng, phù hợp là cơ sở để cơ chế kiểm soát quyềnhành pháp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Có như vậy, cơ chế kiểm soát quyền
Trang 19hành pháp mới tránh được các biểu hiện chung chung, hình thức và kém hiệuquả
1.4 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp
Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiệnquyền hành pháp bao gồm các yếu tố cấu thành; đó là thể chế, các thiết chế đượcvận hành trong trạng thái tương tác qua lại lẫn nhau Mỗi một yếu tố nói trên tuy
có vị trí, vai trò khác nhau nhưng luôn có mối liên hệ mật thiết, chi phối, ảnhhưởng tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau quyết định hiệu quả hoạt động củatoàn bộ cơ chế; đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng trong sự thống nhất thểhiện thông qua chức năng, nhiệm vụ của chúng
Thứ nhất, về thể chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực hành pháp
Yếu tố thể chế đóng vai trò then chốt, là cơ sở, căn cứ pháp lý chi phối việc thiếtlập các thiết chế và xác lập các khả năng, điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thiện
và hoạt động của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp Thể chế của cơ chếpháp lý kiểm soát quyền hành pháp có mối liên hệ mật thiết, phụ thuộc và chịu
sự chi phối của thể chế chính trị, pháp lý Do đó, khi thể chế chính trị, thể chếpháp lý có sự thay đổi thì cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối vớiviệc thực hiện quyền hành phápcũng thay đổi theo Sự thay đổi của thể chế kéotheo sư thay đổi của hệ thống thiết chế và các điều kiện để đảm bảo cho cơ chếhoạt động Sự thay đổi này có thể kéo theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
Nếu sự thay đổi diễn biến theo hướng tích cực đòi hỏi phải hoàn thiện vàdân chủ hóa nội dung các thể chế tạo điều kiện để các yếu tố thiết chế và đảmbảo chính trị đươc phát triển tương ứng, phù hợp, giúp toàn bộ cơ chế vận hành
có hiệu quả Bên cạnh đó, nếu diễn biến theo hướng tiêu cực, điều đó có nghĩa
là, thể chế không chiụ đổi mới phù hợp với xu thế phát triển dân chủ phápquyền, không mở rộng phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ dẫn đến các yếu
tố về thiết chế và đảm bảo không có điều kiện hoạt động tốt, kiểm soát quyền
Trang 20lực nhà nước kém hiệu quả Mặt khác, thể chế là yếu tố đảm bảo cho các thiếtchế, tổ chức và hoạt động đảm bảo theo quy định pháp luật, cơ chế pháp lý kiểmsoát quyền hành pháp được nhịp nhàng, thống nhất, hướng đích và đạt được kếtquả Như vậy, một thể chế chính trị, dân chủ, tiến bộ chính là một trong nhữngđảm bảo để thể chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp được hoànthiện và hoạt động có hiệu quả.
Thứ hai, thiết chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực hành pháp
Thiết chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền hành pháp đóng vai tròhiện thực hóa quy định của thể chế bằng cách thiết lập cấu trúc tổ chức và hoạtđộng tương ứng với cấu trúc hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước được thể hiệnqua các chế định pháp luật Các thiết chế vận hành, hoạt động trong khuôn khổthể chế xác lập và luôn có xu thế phát triển, mở rộng ra ngoài thể chế khiến thểchế chỉ có tính ổn định mang tính tương đối Các thiết chế của cơ chế pháp lýkiểm soát quyền hành pháp là một trật tự pháp lý, một trật tự điều lệ hay hỗnhợp; đó còn là các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức dân chủ khác tácđộng thường xuyên vào hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyềnlực nhà nước Hiệu quả hoạt động của các thiết chế phụ thuộc vào tính đồng bộ,khoa học do thể chế quy định và mối liên hệ tác động qua lại giữa các thiết chế
có chặt chẽ, hợp lý hay không Các thiết chế hoạt động tương tác với nhau tácđộng trực tiếp đến quyền lực nhà nước và chỉ có hiệu quả khi có các điều kiệnđảm bảo tương ứng, do đó thiết chế có tác động trở lại đối với việc hoàn thiệncác đảm bảo cho cơ chế hoạt động
Tiểu kết chương 1
Kiểm soát quyền hành pháp là toàn bộ các hoạt động phân công và tổchức thực thi quyền hành pháp cùng các cơ chế, nội dung, phương thức tiếnhành của các chủ thể tác động lên việc thực thi quyền hành pháp nhằm phòngngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật, khắc phục sự tha hóa
Trang 21quyền lực; góp phần bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể,duy trì trật tự xã hội.
Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiệnquyền hành pháp gồm ba cơ chế bộ phận: cơ chế kiểm soát bên ngoài, cơ chếkiểm soát bên trong và cơ chế kiểm soát độc lập Các cơ chế bộ phận (hoặc cóthể gọi là cơ chế con) đều được cấu thành từ các yếu tố thể chế, thiết chế và cácđiều kiện đảm bảo thực hiện
Trang 22Chương 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT
NAM
Đánh giá thực trạng cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối vớiviệc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam là nghiên cứu cơ chế pháp lý này ởtrạng thái tĩnh thông qua thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật được banhành
2.1 Thực trạng cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp theo Hiến pháp 2013
2.1.1 Thực trạng cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của
cơ quan lập pháp đối với cơ quan thực hiện quyền hành pháp
Trên cơ sở các quy định của Hiến Pháp 2013 và có tính kế thừa các quyđịnh trong các Hiến pháp trước, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được banhành nhằm thể chế hóa cơ chế kiểm soát quyền lực đối với quyền hành pháp, thểhiện qua một số nội dung sau:
Thứ nhất, kiểm soát của cơ quan lập pháp bằng hoạt động giám sát
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mà cụ thể là Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốchội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồngnhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, … "có quyền giám sát theo dõi, xem xét,đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát đối với việctuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xửlý" [91] đã được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hộiđồng nhân dân năm 2015
Trang 23Đối với cơ quan hành chính nhà nước, Quốc hội có quyền xem xét cácbáo cáo của Chính phủ; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hộitheo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thihành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của côngdân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hộiđồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêucầu[91]
Thứ hai, kiểm soát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp thông qua các hoạt động cụ thể
Một là, Quốc hội có quyền lấy phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính
phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và bỏphiếu tín nhiệm đối với các chức danh nói trên trong các trường hợp: Uỷ banthường vụ Quốc hội đề nghị; Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng
số đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội; Cókiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; Người được lấyphiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giátín nhiệm thấp
"Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hộiđánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì
cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặcphê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm,bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người đó"[91]
Trang 24Hai là, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
- Yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy địnhchi tiết HP, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Toàn án nhân dântối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toàn án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội [91]
Ba là, Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để điều tra làm rõ một số vấn
đề cụ thể khi xét thấy cần thiết (Điều 88, điều 89 Luật Tổ chức Quốc hội năm2014), trong đó có điều tra về những vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnquyền hành pháp khi cần thiết Ủy ban lâm thời được Quốc hội thành lập trongcác trường hợp như:
- Thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do Ủyban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vựcphụ trách của Hội đồng dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội;
- Điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết
Bốn là, giám sát của đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị của công dân và chất vấn Thủ tướng Chính phủ và các thànhviên Chính phủ thể hiện trong các nội dung sau:
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu khi nhận được khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị của công dân, kịp thời chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết;đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết Người có thẩm quyền giải quyếtphải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật
Trang 25- Đại biểu Quốc hội có quyền
+ Gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầuxem xét lại trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghịkhông đúng pháp luật Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu
cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tốcáo, kiến nghị đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét,xác minh vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm
- Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính phủ và các thành viênChính phủ là một phương thức giám sát đối với những người thực hiện quyềnhành pháp do Quốc hội bầu và phê chuẩn
Thông qua hoạt động của Quốc hội, có thể thấy, việc thực hiện cácchương trình giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp đã góp phầnkhẳng định, vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội trong kiểm soát việc thựchiện quyền hành pháp Hơn nữa, trong điều kiện số lượng đại biểu Quốc hộichuyên trách ở nước ta còn thấp, thì việc xây dựng và thực hiện chương trìnhgiám sát của Quốc hội là một sự đổi mới mang tính đột phá, đặt ra yêu cầu mới
là hoạt động giám sát của Quốc hội phải có trọng tâm, trọng điểm và ngày càngcoi trọng tính hiệu quả hơn
Những hạn chế trong cơ chế giám sát quyền lực của Quốc hội đối với việc thực thi quyền hành pháp
Với tư cách là một phương thức kiểm soát quyền lực trong việc thực hiệnquyền hành pháp, hoạt động kiểm soát quyền lực của Quốc hội đã được tăngcường, góp phần phòng chống được các vi phạm pháp luật trong thực thi quyềnhành pháp Tuy nhiên, trong hoạt động thực tế, theo nhiều kết quả nghiên cứu,kiểm soát quyền lực của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp còn
có những hạn chế sau: