Đểđề ra phương giải pháp đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa XV.Thực hiện chủ trương của Đảng về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của Quốc hội tại Nghị
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI:
Thực trạng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động
của Quốc hội
***
HỌC PHẦN: HIẾN PHÁP 2 GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TH.S NGUYỄN THỊ PHI YẾN SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRẦN VĂN SÁNG
MSSV: 20A5011447 LỚP: K44G LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021
Số phách
Trang 2Lời Cảm Ơn!
ời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại Học Luật – Đại Học
Huế đã đưa bộ môn Hiến Pháp 2 vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Ths Nguyễn Thị Phi Yến Chính
cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp cận
với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của
em.
L
Bộ môn Hiến Pháp 2 là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuy nhiên, đây là
lần đầu em có cơ hội tiếp xúc với dạng bài tiểu luận và những kiến thức và kỹ năng về
môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh
khỏi những sai sót Kính mong thầy/ cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3
Mục lục
I.PHẦN MỞ ĐẦU … ……… …… …… 1
II PHẦN NỘI DUNG……….……… …… …… …1
Chương 1:Thực trạng tổ chức và hoạt động của Quốc hội 1
1.1 Những kết quả đạt được 1
1.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 6
1.2.1.Hạn chế 6
1.2.2.Nguyên nhân 7
Chương 2: Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội 10
2.1 Giải pháp đổi mới tổ chức của Quốc hội 10
2.2 Giải pháp đổi mới hoạt động của Quốc hội 11
III PHẦN KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4I.PHẦN MỞ ĐẦU
Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam,
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớccao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 83 Hiến Pháp 1992 ghi
nhận “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Quốc hội với tư cách
là một cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước ở trung ương bắt đầu chính thức được ghi nhận
ở một chế định trong Hiến Pháp 1959 Trải qua bốn bản Hiến pháp là Hiến pháp 1959,Hiến pháp 1980 và Hiến Pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 cùng với hơn nửa thế kỷ đivào thực tiễn từ Quốc hội đầu tiên là Quốc hội khóa I (1946- 1950) cho đến Quốc hộikhóa XV (2021-2026), Quốc hội đã, đang và sẽ ngày càng khẳng định được vai trò đặcbiệt to lớn và vô cùng quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đấtnước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập Đặc biệttrong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, với vai trò là cơquan quyền lực cao nhất của Nhà nước, Quốc hội đã chủ động, kịp thời đưa ra nhữngquyết sách mạnh mẽ, quyết liệt; tạo điều kiện tốt nhất cho Chính phủ trong công tácphòng, chống dịch Covid-19
Bên cạnh những vai trò to lớn mà Quốc Hội mang lại, theo tôi trong tổ chức quản
lý hoạt động của quốc hội còn có những tồn tại và hạn chế Bản thân tôi với mongmuốn chỉ ra những những vướng mắc và khó khăn đồng thời đưa ra giải pháp khắc
phục cho những vấn đề còn tồn tại ấy, đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “ Thực trạng
và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội” là đề tài tiểu luận của bản
thân
II
PHẦN NỘI DUNG Chương 1:Thực trạng tổ chức và hoạt động của Quốc hội
1.1 Những kết quả đạt được
Quốc hội đầu tiên của nước ta ra đời sau cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vàongày 06 tháng 01 năm 1946 Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ vị trí và tính chất củaQuốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tính đến nay quốc hội đã trải qua XV
kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và XIV khóa Quốc hội, đạt được nhiều thành tựu và nhiềukết quả.Quốc hội vẫn giữ được những vai trò cơ của mình và phát triển thêm các vaitrò quan trọng khác quy định tại điều 69 Hiến pháp 2013
Với hành trình dài Quốc hội hiện tại đạt được những thành tựu trong tổ chức và hoạt
Trang 5trạng những kết quả thành tựu đạt được trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội Để
đề ra phương giải pháp đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa XV.Thực hiện chủ trương của Đảng về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của Quốc hội tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết số 18-NQ/TWngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóaXII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chínhtrị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW;Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Kếhoạch số 735-KH/ĐĐQH14 ngày 18/01/2018 của Đảng đoàn Quốc hội đã đề ra yêucầu, nhiệm vụ phải sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó
có Luật Tổ chức Quốc hội để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội,
đồng thời khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thihành Luật thời gian qua
-Quốc hội khóa XIV đã tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách theo mục tiêu đã
đề ra lên 30%; giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các cơquan hành pháp xuống 15%
-Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có số lượng với tỷ
lệ hợp lý giữa lãnh đạo, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách của Hội đồngDân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo hướng giảm số lượng cấp phó và Ủy viênThường trực xuống dưới 05 người
-Bộ máy giúp việc của Quốc hội được sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong của Vănphòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hợp nhất Vănphòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh thành mộtVăn phòng tham mưu giúp việc chung
-Với tổng số 494 đại biểu được bầu từ đầu nhiệm kỳ đã cơ bản bảo đảm yêu cầu về sốlượng, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định; trong đó, tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạtđộng chuyên trách, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu là phụ
nữ, đại biểu có trình độ từ đại học trở lên đều tăng
-Xác định công tác lập pháp là nhiệm vụ trọng tâm, Quốc hội khóa XIV tiếp tục đẩymạnh việc xây dựng và ban hành một khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật, đã
kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa Hiến
Trang 6pháp năm 2013, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội
và hội nhập của đất nước
-Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 72 luật, 02 pháp lệnh và nhiềunghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, trong đó, có những đạo luật giữ vị trí, vai trònền tảng trong hệ thống pháp luật, có những luật hoặc chính sách mới lần đầu tiênđược ban hành, tác động lớn, toàn diện, sâu sắc đến đời sống kinh tế – xã hội, kịp thờiđáp ứng đòi hỏi của thực tiễn…
-Trong nhiệm kỳ này, hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục được tăng cường, có
sự đổi mới, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng,được cử tri và Nhân dân đánh giá cao Nội dung giám sát tập trung vào nhiều vấn đềbức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực Thông qua hoạt động giám sát,
đã kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách,pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm
kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện tốt hơn nhiệm vụ
-Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện khá hiệu quả, thảo luận kỹlưỡng, công khai, minh bạch, có tính xây dựng, góp phần bảo đảm tổ chức và thựchiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đúng quy định Giám sát chuyên đề tiếptục đi vào chiều sâu, hiệu quả rõ nét, lựa chọn “trúng” và “đúng” vấn đề Chất vấn vàtrả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, là nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt củađại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
-Hoạt động xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề
và chất vấn được tăng cường Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết số85/2014/QH13 của Quốc hội, góp phần tiếp tục phát huy dân chủ trong hoạt động của
cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội
-Hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy bancủa Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến rõ rệt Các Đoàn đại biểuQuốc hội, đại biểu Quốc hội đã chú trọng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luậttại địa phương; đồng thời, bám sát và triển khai giám sát có hiệu quả các chuyên đềđược Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, cung cấp nhiều thông tin thực tiễn
từ địa phương, cơ sở, giúp nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, các cơ quan củaQuốc hội; tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, gópphần giữ vững sự ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn…
Trang 7-Trong giai đoạn 5 năm qua, Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quantrọng, có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, gắn với nhiệm vụbảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó có những vấn đề mới, khó, phức tạp, chưa cótiền lệ Quốc hội đã quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn2016-2020 và hằng năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, hệthống kế hoạch trong lĩnh vực tài chính, ngân sách9; bảo đảm tính tổng thể, có sự gắnkết chặt chẽ hơn giữa yêu cầu nhiệm vụ với nguồn lực thực hiện.Đặc biệt, kế hoạchđầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 lần đầu tiênđược thông qua, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cả trong ngắn hạn và trung hạn đốivới lĩnh vực tài chính, ngân sách, hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệuquả hơn, bảo đảm an toàn nợ công, tính bền vững của ngân sách.
-Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phứctạp, đặc biệt do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong năm 2020, Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kịp thời quyết định mới hoặc điều chỉnh các chínhsách cho phù hợp với yêu cầu tại từng thời điểm, nhất là các vấn đề kinh tế – xã hội
“nóng”, nổi bật, mới phát sinh
-Các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, chính sách tiền tệ và tài khoá được xem xét thậntrọng, linh hoạt, bảo đảm ứng phó kịp thời, góp phần hạn chế các tác động bất lợi, duytrì, phục hồi các hoạt động sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng, kiềm chế lạmphát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an sinh xãhội và phúc lợi xã hội
-Quốc hội đã bầu và phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước theo quy định,bảo đảm chặt chẽ, thận trọng, đúng quy trình và nhận được sự đồng thuận cao Đặcbiệt, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BanChấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch nước, là sựkiện chính trị quan trọng của đất nước, được Nhân dân và cử tri đánh giá cao
-Căn cứ tình hình thực tiễn, Quốc hội đã miễn nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệmngười giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhằm kịp thời kiện toàn nhân sựcủa bộ máy nhà nước Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về tổchức của các cơ quan hữu quan và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, góp phần hoànthiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước
-Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triển khai thực hiện có hiệu quả thẩm quyền mới vềphê chuẩn bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; ban hành một số nghị
Trang 8quyết về Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, tổ chứcNghị sỹ hữu nghị Việt Nam….
Ngoài những thành tựu Khóa XIV và những thành tựu trước đó, thì quốc hội khóa XVtrong năm 2021 đã hoàn thành kỳ họp thứ nhất,Quốc hội khóa XV diễn ra với nhiềunội dung rất quan trọng, trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp vàlan rộng
Sau 9,5 ngày làm việc liên tục, khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, trí tuệ vàtrách nhiệm, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình
đề ra và thành công tốt đẹp Và có được những kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất: Quốc hội đã xem xét thảo luận, quyết định các giải pháp vĩ mô trongphòng chống đại dịch Covid- 19, nhất là tháo gỡ về thể chế, pháp lý để Chính phủ, cấp
ủy chính quyền địa phương có căn cứ pháp lý, nguồn lực, chỉ đạo phòng chống hiệuquả nhằm đẩy lùi đại dịch Covid 19
Thứ hai: Quốc hội đã bầu và phê chuẩn nhân sự 50 chức danh của các cơ quan nhànước nhiệm kỳ 2021 – 2026 và thông qua báo cáo xác nhận tư cách đại biểu Quốc hộikhóa XV; báo cáo kết quả cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấpnhiệm kỳ 2021 – 2026
Thứ ba: Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước 06tháng đầu năm 2021 và các nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2021; phê chuẩnquyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 Đồng thời xem xét quyết định các kế hoạch
05 năm giai đoạn 2021 - 2025 về: Phát triển kinh tế xã hội, tài chính quốc gia, đầu tưcông trung hạn nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tạo khuôn khổpháp lý quan trọng để Chính phủ điều hành phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốcphòng an ninh và đối ngoại của đất nước 05 năm tới
Thứ tư: Xem xét thông qua 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Nghe ý kiến, kiến nghị của
cư tri cả nước gửi tới Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ nhất; Cho ý kiến báo cáo củaChính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2020
Đặc biệt Quốc hội đã hoàn tất công tác nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước.Đó làQuốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ hệ trọng là xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức vàbầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện,đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Trang 91.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
và kiến nghị của cử tri; chưa chủ động đề xuất nội dung giám sát, đưa ra sáng kiến lậppháp hoặc tự giám sát những vấn đề mình quan tâm…
-Tính dự báo trong việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa cao; Chươngtrình còn phải điều chỉnh nhiều, trong đó có không ít dự án được bổ sung gần sát kỳhọp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho việc thẩm tra, xem xét, quyết định; vẫn còntình trạng lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi Chương trình Việc lấy ý kiến về dự
án đôi lúc còn hình thức, thời gian dành cho lấy ý kiến ngắn, đối tượng được lấy ý kiếnchưa đầy đủ; một số dự án có nội dung đánh giá tác động chưa sâu, chưa bảo đảm chấtlượng, có chính sách mới được bổ sung nhưng chưa được đánh giá tác động
-Trong nhiệm kỳ này, việc Quốc hội biểu quyết những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn,còn có ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo chưa được thực hiện theo quy định
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtđể làm căn cứ cho việc tiếp thu, chỉnh
lý, hoàn thiện Trong một số báo cáo thẩm tra còn có nội dung chưa thể hiện rõ quanđiểm, tính phản biện đôi lúc chưa cao, chưa bảo đảm tính toàn diện, chưa cung cấp đầy
đủ luận cứ phục vụ việc xem xét, lựa chọn các phương án đối với một số vấn đề còn có
ý kiến khác nhau Một số luật có tính khả thi, dự báo chưa cao, vẫn còn có sự mâuthuẫn, chồng chéo, phải sửa đổi, bổ sung; một số quy định còn chung chung, nên khitriển khai thực hiện vẫn phải phụ thuộc vào văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thihành
-Hiệu quả công tác giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thihành luật chưa cao Một số nội dung giám sát còn chủ yếu dựa vào việc xem xét báo
Trang 10cáo của các cơ quan chịu sự giám sát; hoạt động giám sát, khảo sát có thời điểm còntập trung tại một số địa phương; có trường hợp cơ quan chịu sự giám sát chưa bảo đảmtiến độ, chất lượng báo cáo theo yêu cầu Thời gian dành cho hoạt động chất vấn chưabảo đảm để tất cả các chất vấn của đại biểu Quốc hội đều được trả lời trực tiếp tại hộitrường; một số câu hỏi và câu trả lời chất vấn có chất lượng chưa cao Hoạt động giảitrình mới chỉ được một số cơ quan quan tâm triển khai Việc tổ chức hoạt động giámsát của Đoàn đại biểu Quốc hội còn gặp khó khăn; hoạt động giám sát của đại biểuQuốc hội chủ yếu theo chương trình giám sát của Đoàn, mà ít đại biểu có hoạt độnggiám sát riêng Một số yêu cầu tại các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn chưađược nghiêm túc triển khai thực hiện; việc theo dõi, đôn đốc kiến nghị giám sát cũngchưa thực sự quyết liệt, thường xuyên;…
-Một số vấn đề mang tầm chiến lược, vĩ mô chưa được thảo luận một cách đầy đủ,thấu đáo (như: quan điểm về tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong một chiến lượcdài hạn, định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế vùng, ngành động lực; địnhhướng, giải pháp huy động và phân bổ nguồn lực của đất nước trong từng giai đoạnphát triển của đất nước; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế…); khó đánh giá, xác địnhtrách nhiệm trong trường hợp không hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội đề ra;…
1.2.2.Nguyên nhân:
-Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2016 tuy đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốchội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất của nước ta, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiệnLuật, cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, đó là: Về đạibiểu Quốc hội, quy định tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội còn chưathật cụ thể nên qua công tác bầu cử và xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội nhiệm kỳkhóa XIV cho thấy, đã có trường hợp người ứng cử có đồng thời quốc tịch Việt Nam
và quốc tịch 01 nước khác Về Đoàn đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội chưa
có quy định về việc phê chuẩn việc cho thôi giữ chức vụ Trưởng đoàn, Phó Trưởngđoàn đại biểu Quốc hội cũng như việc xác định địa bàn tiếp xúc cử tri của đại biểuQuốc hội trong trường hợp chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội khác Một sốquy định về bảo đảm kinh phí, điều kiện hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, bảođảm chế độ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương cần đượcchỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm thực hiện chủ trương hợp nhất Văn phòng Đoàn đạibiểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp