1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG HÀN

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp các phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hàn
Tác giả TS. Hoàng Nguyên Phương
Trường học Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông
Chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa
Thể loại bài viết
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Trang 1

T ỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ VỰNG

TS Hoàng Nguyên Phương

Khoa Ngôn ng ữ và Văn hóa Phương đông

hooangphuong@yahoo.com

Do nhận thức được từ vựng là công cụ giúp người học tiếng Hàn có thể phát triển tốt và toàn diện các kỹ năng khác nên việc nắm bắt được các phương pháp

giảng dạy từ vựng tiếng Hàn là điều cần thiết đối với người dạy tiếng Hàn Bài viết đưa ra các cách dạy từ vựng đã được hệ thống lại nhằm giúp cho người dạy có thể

tận dụng linh hoạt tùy vào mục đích giảng dạy và tùy vào năng lực của người học Bài viết đưa ra 6 phương pháp tổng quát là phương pháp do học giả đề nghị, phương pháp của giáo trình, phương pháp sư phạm, phương pháp dùng phương tiện hỗ trợ, phương pháp cấu trúc từ, phương pháp văn hóa ngôn ngữ và 24 phương pháp chi

tiết về những cách giảng dạy tiếng Hàn

Từ khóa: phương pháp giảng dạy từ vựng, từ vựng tiếng Hàn, năng lực từ vựng, tiếp

c ận từ vựng

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Như chúng ta biết từ là đơn vị cơ bản cấu thành nên các đơn vị lớn hơn cụm từ và câu Do vậy, hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là nền tảng

và là yếu tố đầu tiên được đề cập đến khi muốn trau dồi và phát triển các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ Thông thường, trong chương trình đào tạo ngoại ngữ, người ta thường chia các môn học theo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết (trong đó có ngữ pháp), và từ vẫn là đơn vị cơ bản được vận dụng khi rèn luyện các kỹ năng đó

Trong quá trình học ngoại ngữ, việc hiểu chính xác ý nghĩa và cách sử dụng từ, chọn đúng từ khi nói hoặc viết bằng ngôn ngữ đó là điều rất quan trọng Nếu không có sự hiểu biết chính xác ý nghĩa và cách sử dụng từ vựng thì sẽ dễ hiểu nhầm khi nghe, đọc và cũng khó thể hiện thành công quan điểm của bản thân trong quá trình nói hoặc viết Hơn nữa, khi mức độ học tập tăng lên thì người học cũng sẽ thấy khó khi phải tiếp nhận nhiều từ mới có tính chuyên môn và khó ghi nhớ

Việc sử dụng từ vựng thích hợp sẽ dẫn đến khả năng diễn đạt tốt và việc vận dụng ngoại ngữ cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn Chính vì vậy giảng

Trang 2

dạy từ vựng giúp phát triển vốn từ là rất quan trọng trong công tác giảng dạy ngoại ngữ Trong các giáo trình học tiếng Hàn, trước khi vào học một chủ đề hay một kỹ năng nào đó thì từ vựng luôn được đặt ở phần đầu tiên của bài Vốn từ vựng nói chung và vốn từ chuyên ngành nói riêng sẽ tỉ lệ thuận với năng lực ngoại ngữ của người học

Bài viết này tổng hợp một số phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hàn nhằm giúp người dạy có sự lựa chọn phù hợp với nội dung giảng dạy và trình độ của người học

1.2 Về khái niệm “năng lực từ vựng”, theo Laufer (1997), năng lực từ vựng không phải là mặt định lượng mà là có kiến thức sâu về từng từ riêng lẻ Laufer cho rằng các bước cơ bản để tiếp cận và hiểu từ vựng phải trải qua các giai đoạn cụ thể như một là, biết về hình thức như cách phát âm và cách viết; hai là, biết các cấu trúc của hình vị (hình vị độc lập, hình vị phụ thuộc, hình vị biến đổi); ba là, biết cấu trúc ngữ pháp trong cụm từ và câu; bốn là, biết nghĩa khái niệm và nghĩa thực dụng; năm là, biết mối quan hệ ý nghĩa với từ vựng khác; sáu là, biết liên từ Bên cạnh đó Bon-gwan Gu (2008) cho rằng người giỏi về từ vựng tiếng Hàn là người nắm bắt và hiểu rõ cách tư duy từ vựng của người Hàn ở phương diện lịch sử, văn hóa, địa lý chứ không dừng ở nghĩa

và cấu trúc của từ

1.3 Về đặc trưng của từ vựng tiếng Hàn, Tiếng Hàn có thể chia theo các

đặc trưng như đặc trưng âm vị, đặc trưng hình thái, đặc trưng cú pháp, đặc trưng ngữ nghĩa và đặc trưng xã hội học Đặc trưng của từ vựng tiếng Hàn có liên quan hầu hết các đặc trưng trên Điều này là do từ trong tiếng Hàn không được sử dụng độc lập mà được sử dụng trong mối quan hệ với các từ khác trong bối cảnh có ý nghĩa của xã hội

Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính (gắn thêm vào căn tố) nên từ vựng trong tiếng Hàn được hình thành bằng việc kết hợp của các hình

vị Nói cách khác các quan hệ ngữ pháp được thể hiện qua sự kết hợp với trợ

từ, hoặc kết hợp với vĩ tố tiền kết thúc câu(23) liên quan đến ‘thì, sự tôn kính, khiêm nhường, hồi tưởng, phỏng đoán’ Về mặt cấu trúc, từ vựng tiếng Hàn cũng được hình thành từ sự kết hợp các từ vựng hoặc các từ phái sinh của các phụ tố Ngoài ra, quán dụng ngữ lại được hình thành từ nhiều liên từ kết hợp với nhau Về mặt ý nghĩa, từ trong tiếng Hàn có từ đơn nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa và các khái niệm về từ (23) Vĩ tố tiền kết thúc câu (선어말 어미: ‘-시-’, ‘-었-’, ‘-더-’, ‘-겠-’)

Trang 3

được phân loại theo từ chung ‘상의어’ hoặc từ riêng ‘하의어’ Từ chung

‘상의어’ (24) là từ vựng tổng quát và toàn diện hơn bất kỳ từ nào khác như từ

‘con người’, ‘đồ vật’, ‘thực vật’ Từ riêng ‘하의어’ (25) là từ vựng cụ thể hơn bất kỳ từ vựng nào khác như từ ‘nam’ (chỉ giới tính của người), ‘cái bàn’, ‘củ cải trắng’ (Nguồn: Đại từ điển bách khoa toàn thư Văn hóa dân gian Hàn Quốc)

1.4 Về các cách tiếp cận theo đặc trưng từ vựng tiếng Hàn, tùy theo cách tiếp cận khi xem xét từ mà người ta có thể phân loại từ theo hình thức, chức năng của chúng Nếu xét theo phương diện cấu tạo từ, ta có từ phái sinh,

từ ghép, quán dụng ngữ, từ tượng thanh Nếu xét theo nghĩa, theo quan hệ nghĩa của từ, ta có từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa, từ chung, từ riêng,

từ đồng âm khác nghĩa, từ đồng âm (thường là các động từ có ý nghĩa thay đổi tùy vào danh từ đứng trước nó) Đứng trên quan điểm xã hội học, người ta phân biệt các cấp độ dùng như kính ngữ, từ nói giảm nói tránh, tiếng lóng (từ thô tục), phương ngữ, từ ngoại lai (từ vay mượn)

2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG HÀN

Giảng dạy từ vựng tiếng Hàn là điều cần thiết để tăng vốn từ cho người học Song song với điều đó người dạy cần giúp người học nâng cao

khả năng sắp xếp, tổ chức và tạo ra sự liên hệ giữa các từ để người học chủ động hơn trong việc học và tận dụng từ vào kỹ năng ngoại ngữ Để chuẩn bị cho việc dạy từ vựng thì người dạy cần trả lời vài câu hỏi sau:

- Từ vựng nào cần được giảng dạy?

- Chọn phương pháp nào để giảng dạy?

- Chia các giai đoạn dạy từ vựng như thế nào cho hợp lý?

- Làm thế nào để người học ấn tượng và có thể ghi nhớ từ nhanh?

- Làm cách nào để liên kết từ vựng với các kỹ năng liên quan?

(24)

http://encykorea.aks.ac.kr/Contents/SearchNavi?keyword=%EC%83%81%EC%9D%98%EC%96%B4&ridx

=0&tot=2

(25)

http://encykorea.aks.ac.kr/Contents/SearchNavi?keyword=%ED%95%98%EC%9D%98%EC%96%B4&ridx

=0&tot=2

Trang 4

2.1 Các phương pháp do các học giả đề nghị

 Gwang-Hae Kim (1993) đề nghị cách giảng dạy từ vựng ởthời kỳ đầu theomô hình sau:

Phương pháp trực

Phương pháp phi ngôn ng ữ (PP cảm

nh ận)

Phương pháp thay thế

P hương pháp gián

quốc ngữ

Câu văn mẫu Câu ví dụ Phương pháp ngôn

ngữ (Phương pháp mang

Phương pháp cầu nối Giải thích

 Theo Hyeon-Young Jo (2000), tùy theo trình độ người học và tình hình lớp học mà nên chia việc giảng dạy từ vựng theo ba cấp độ cơ bản gồm

sơ - trung - cao Giai đoạn sơ cấp sẽ dùng trực tiếp tiếng mẹ đẻ và từ vựng cần học Giai đoạn trung cấp dùng cách tận dụng nguyên lý sản sinh từ vựng Giai đoạn cao cấp tận dụng phương pháp mở rộng từ vựng Ngoài ra cũng có thể tận dụng ba cấp độ luân chuyển linh hoạt cho nhau khi người học ở trình độ Trung - Cao

 Theo Young-sun Pak (2005), giảng dạy từ vựng nên đi theo các bước

ý nghĩa theo khái niệm, ý nghĩa theo tình huống, ý nghĩa theo ý đồ, ý nghĩa theo thói quen sử dụng, ý nghĩa theo tính ẩn dụ

2.2 Các phương pháp thường gặp trong giáo trình

Trình bày từ cần

học và có giải thích

bằng ngôn ngữ

khác

Nếu ngôn ngữ khác là ngôn ngữ mẹ đẻ thì sẽ tạo được sự thân thuộc và dễ dàng hiểu nghĩa của từ

Vd: 시장chợ

-Nếu ngôn ngữ khác cũng là ngoại ngữ thì sẽ mất thêm 1 bước dịch nghĩa của ngoại ngữ

đó

Vd: 연휴long holiday -Không phải từ vựng nào cũng

có thể dịch ngay bằng ngôn ngữ khác hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ

Trang 5

Vd: 쓰다 wear/put on/write/use

Vừa trình bày từ

trái nghĩa vừa cho

nghĩa của từ cần

học bằng tranh

Giúp suy nghĩ một cách trực tiếp đến từ vựng mà không phải dịch

-Gây khó khăn trong việc hiểu tổng thể nghĩa của từ vựng vì cách này chỉ tập trung vào đặc điểm lớn nhất của từ vựng rồi

biểu hiện bằng hình ảnh

-Khó diễn đạt bằng hình ảnh các từ trừu tượng

Vừa trình bày từ

cần học vừa đưa ra

hình ảnh và thông

tin liên quan

Thiết thực đối với việc

dạy văn hóa và giáo dục ngôn ngữ một cách tự nhiên (phù hợp với trình

độ Trung - Cao)

Có thể gặp khó khăn với từ vựng giải thích (ở phần thông tin liên quan)

Sau khi trình bày từ

cần học, lấy từ

riêng và từ liên

tưởng làm trung

tâm, đưa ra một số

từ vựng dưới dạng

hình ảnh kèm ví dụ

của từ đó

Giúp mở rộng vốn từ vựng bằng cách trình bày nhiều phần thông tin với nhau

Có thể xảy ra vấn đề là thiếu sự

nhất quán

2.3 Các phương pháp sư phạm

2.3.1 Giờ học từ vựng tập trung vào giải thích: Phương pháp giảng dạy lấy người dạy làm trung tâm, trong đó người dạy giải thích ý nghĩa, cấu trúc, các trường hợp sử dụng và cách sử dụng của từ vựng (Phương pháp diễn dịch/top-down)

Giải thích  Hiểu  Ghi nhớ  Tái hiện/Phát lại  Ứng dụng

2.3.2 Giờ học từ vựng tập trung vào việc tìm tòi: Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, người học cần quan sát từ vựng để tìm ra nguyên lý và quy tắc của từ vựng (Phương pháp quy nạp/bottom up)

Đưa ra vấn đề  Phát triển giả thiết  Kiểm định giả thiết  Đưa ra kết luận  Ứng dụng và khái quát các kết luận

2.3.3 Giờ học từ vựng tập trung vào việc tổng hợp: Tổng hợp và hướng dẫn từ vựng liên quan đến ngôn ngữ đời sống

Trang 6

- Tổng hợp giao tiếp đa văn hóa: tổng hợp từ vựng bằng tiếng mẹ đẻ và

từ vựng bằng tiếng Hàn

- Tổng hợp giữa các kỹ năng với nhau: nghe, nói, đọc viết

2.4 Phương pháp tận dụng các phương tiện hỗ trợ (26)

2.4.1 Phương pháp trực quan: dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh liên quan đến từ vựng trừu tượng (hình về trừu tượng) hoặc từ vựng tả thực (hình về tả

thực)

2.4.2 Phương pháp nghe nhìn: sử dụng các phương tiện âm thanh như bài hát hoặc phim ảnh

- Học sinh, sinh viên: Sử dụng vần điệu mầm non đơn giản và dễ tiếp nhận như bài hát trẻ con, phim hoạt hình dành cho người mới bắt đầu; phim truyền hình hoặc phim điện ảnh, các bài hát dành cho giới trẻ, bài hát quốc dân cho người ở trình độ Trung - Cao

- Người đi làm, người có tuổi: chọn nội dung bài hát hay phim ảnh phù hợp nhưng vẫn có nội dung dễ tiếp cận và từ vựng đơn giản

2.5 P hương pháp giảng dạy theo cấu trúc từ vựng

2.5.1 Phương pháp giải thích, cho ví dụ, liên tưởng

Giải thích nghĩa của

từ theo nghĩa trong từ

điển bách khoa

Đưa ra những ví dụ cụ thể như những sự kiện hay tình

huống có liên quan đến từ vựng

Đưa ra những từ liên tưởng

để người học liên kết với từ

cần học

2.5.2 Phương pháp tận dụng ngữ cảnh (27)

 Định nghĩa ngữ cảnh

- Mối quan hệ ngữ nghĩa và logic được thiết lập giữa mỗi thành phần của câu

- Mối quan hệ giữa các đoạn văn được tạo thành từ nhiều câu văn

 Phạm vi của ngữ cảnh: Ngữ pháp văn viết, ngữ pháp văn nói

(26) Tham khảo ‘Phụ lục’: (4) Ví dụ cho việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ

(27) Tham khảo ‘Phụ lục’: (5) Ví dụ cho phương pháp tận dụng ngữ cảnh

Trang 7

 Từ đơn: mỗi từ có nghĩa riêng của nó và có thể biết được ý nghĩa của

từ đơn tùy thuộc vào cách nó được dùng trong câu như thế nào

2.5.3 Phương pháp dùng từ vựng phân loại đối tượng (28)

- Từ vựng phân loại theo đối tượng là lớp danh từ đồng nhất về nghĩa

- Lớp ngữ nghĩa được hệ thống hóa hơn so với việc dùng để giải thích cách sử dụng của vị ngữ và xét nghĩa trong phạm vi lớn

- Có thể sử dụng vị ngữ được xác định với vai trò trọng tâm để làm rõ nghĩa của ngữ cảnh

2.5.4 Phương pháp dạy liên từ(29): là một đơn vị ngữ nghĩa được kết hợp từ hai từ trở lên Sửa lỗi thông qua liên từ sẽ đạt được hiệu quả giảng dạy cao hơn

2.5.5 Phương pháp dùng hình thức/cấu tạo từ: thực hiện có chọn lọc sau khi hiểu nghĩa giải thích của từ hoặc hiểu cấu trúc từ ở một mức độ nào đó

 Sử dụng tiền tố (tiếp đầu ngữ)

- Ứng dụng 1: gợi ý ý nghĩa của tiền tố trước khi trình bày ý nghĩa

‘잔-’ (가늘고 작은: dài và nhỏ): 잔주름 (nếp nhăn), 잔글씨 (chữ nhỏ mảnh), 잔털 (lông tơ), 잔돈 (tiền nhỏ, lẻ)

‘시-’ (남편의: phía chồng): 시댁 (nhà chồng), 시부모 (ba mẹ chồng), 시누이 (chị chồng), 시동생 (em chồng)

- Ứng dụng 2 (người dạy): tiền tố < lớp ngữ nghĩa

Vd: Tiền tố + gốc danh từ chỉ người

+ ‘맏-’ (cả, đầu, mới): 맏형 (anh cả), 맏아들 (con trai trưởng)

+ ‘홀-’ (một mình): 홀아비 (góa vợ), 홀어미 (góa chồng)

+ ‘숫’ (trong sáng, trong sạch): 숫총각 (trai tân)/처녀(xử nữ)

 Sử dụng hậu tố (tiếp vị ngữ): đưa trọng tâm vào những từ vựng có cấu tạo tương tự

- Danh từ phái sinh theo từ ‘-질’ (‘việc’): hậu tố ‘-질’ gắn vào danh từ chỉ dụng cụ để tạo ra từ vựng chỉ hành động được thực hiện bằng dụng

cụ

(28) Tham khảo ‘Phụ lục’: (6) Ví dụ cho phương pháp dùng từ vựng phân loại đối tượng

(29) Tham khảo ‘Phụ lục’: (7) Ví dụ cho phương pháp dạy liên từ

Trang 8

 가위질: việc cắt (bằng kéo); 걸레질: việc lau (bằng giẻ); 부채질 việc quạt (bằng quạt tay)

- Danh từ phái sinh theo từ ‘-개’ (‘cái’, ‘đồ’): hậu tố ‘-개’ gắn vào động

từ để chỉ những vật dụng đơn giản, chỉ hành động của con người

 날개 (cánh + ‘개’: cái cánh); 덮개 (đậy + ‘개’: cái bìa); 지우개 (gôm/tẩy +

‘개’: cục gôm); 오줌싸개 (đi tè + ‘개’: đồ tè dầm)

- Danh từ phái sinh theo từ ‘việc/sự’ (‘-이’; ‘-기’): hậu tố được gắn vào gốc từ chính như động từ để tạo ra một danh từ

 재떨이 (gạc tàn thuốc); 옷걸이 (móc áo); 책꽂이 (kệ sách); 손톱깎이 (đồ

cắt móng tay); 통닭구이 (gà chiên nguyên con); 소금구이 (nướng muối)

 읽기 (đọc); 쓰기 (viết); 더하기 (cộng); 빼기 (trừ); 글짓기 (làm văn); 줄넘기 (nhảy dây); 달리기 (chạy bộ)

2.5.6 Phương pháp dùng bảng từ

 Khái niệm: Bảng từ là tập hợp các nhóm từ có sự tương đồng hoặc có tính tương tự nhau về mặt nghĩa hoặc khái niệm Một bảng từ có chứa những

từ vựng khác liên quan với nhau

 Cách dùng bảng từ:

- Trình bày mối quan hệ của từ chung và từ riêng(30): cơ sở sử dụng - thông thường, ý nghĩa của danh từ được ghi nhớ bằng cách từ vựng được sắp xếp thứ bậc từ điển trong đầu hoặc được liên kết với các phạm trù quen thuộc

- Trình bày từ đồng âm khác nghĩa(31): tùy vào trình độ mà đưa ra các cấp độ giải thích khác nhau

- Trình bày từ đa nghĩa(32)

: trình bày từ từ tả thực đến từ trừu tượng 2.5.7 Phương pháp suy luận từ vựng(33)

: cách kết nối từ vựng theo dạng

âm vị học, hình thức, ý nghĩa

* Sự tương đồng về âm vị học hoặc giống nhau về âm thanh (nhận ra từ đồng âm)

* Sự giống nhau về hình thức - hình dạng (nhận ra từ vựng cùng phụ tố)

(30) Tham khảo ‘Phụ lục’: (8) Ví dụ cho phương pháp Trình bày mối quan hệ của từ chung và từ riêng (31) Tham khảo ‘Phụ lục’: (9) Ví dụ cho phương pháp Trình bày từ đồng âm khác nghĩa

(32) Tham khảo ‘Phụ lục’: (10) Ví dụ cho phương pháp Trình bày từ đa nghĩa

(33) Tham khảo ‘Phụ lục’: (11) Ví dụ cho phương pháp suy luận từ vựng

Trang 9

* Sự giống nhau về ngữ nghĩa - sự giống nhau về chức năng (nhận ra bởi lớp ngữ nghĩa)

 Suy luận bằng liên tưởng loại suy: giúp người học ở trình độ sơ trung thu thập được các từ bằng cách liên tưởng loại suy

 Suy luận bằng cách lập luận: giúp người học ở trình độ cao chủ động sử dụng thông tin về từ vựng mà họ đã biết khi được làm quen với từ vựng mới 2.5.8 Phương pháp trình bày theo chủ đề(34): Là phương pháp trình bày

từ riêng của chủ đề đó và phạm trù hóa những từ vựng liên quan đến từ riêng

đó sau khi định ra chủ đề

2.6 D ạy từ vựng theo phương diện văn hóa ngôn ngữ

2.6.1 Phương pháp tiếp cận kinh nghiệm ngôn ngữ: là cách sử dụng ý tưởng và từ ngữ của người học khi chuẩn bị tài liệu dạy sơ cấp

- Ưu điểm: Có hiệu quả trong việc kiểm soát từ vựng, cấu trúc ngữ pháp

và nội dung bài học ở trình độ sơ cấp (Người học tiếp thu từ vựng theo cách quen thuộc khi đọc/nghe các nội dung bài có chứa từ vựng hoặc ý tưởng phản ánh kinh nghiệm của người học)

- Khuyết điểm: Không có tác dụng đối với trình độ trung - cao

2.6.2 Phương pháp tiếp cận để hiểu văn hóa Hàn Quốc

 Phương pháp tiếp cận để hiểu nền văn hóa hiện có: là hình thức giới thiệu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của Hàn Quốc, khác biệt với nền văn hóa của các quốc gia khác

- Vấn đề tồn tại: chỉ nhấn mạnh sự xuất sắc của văn hòa Hàn quốc, mang tính quảng bá, dễ gây phản cảm

- Nguyên nhân: Thiếu sự giải thích bối cảnh văn hóa hoặc thiếu sự so sánh với các văn hóa khác

 Phương pháp tiếp cận từ điển văn hóa: là cách giải thích từ vựng bằng cách tận dụng các hình thức mang tính văn hóa nhằm giúp cho người học có thể hiểu các nền văn hóa ở phương diện đa văn hóa (Vd: những hoạt động hay món ăn lễ Tết của Việt Nam và Hàn Quốc)

 Phương pháp dạy văn hóa phản ánh qua từ vựng:

(34) Tham khảo ‘Phụ lục’: (12) Ví dụ cho phương pháp Trình bày theo chủ đề

Trang 10

- Dạy ngôn ngữ: hướng dẫn nhận thức về giá trị và thái độ cơ bản của văn hóa Hàn Quốc xuất hiện trong ngôn ngữ

- Dạy từ vựng: hướng dẫn xem xét sự hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc (Thiếu nền tảng văn hóa nên có thể xảy ra việc khó tiếp thu từ vựng)

 Trường hợp khó hiểu văn hóa Hàn Quốc: Trình bày tình huống liên quan đến từ vựng gây ra sự lúng túng, không quen khi sử dụng

Vd: ‘우리’ - chúng tôi, chúng ta, ‘của tôi’  우리 아내, 우리 남편

Có thể giải thích từ ‘우리’ như sau(35)

: + Nhóm người bao gồm 2 phía người nói và người nghe  chúng ta

+ Nhóm người chỉ bao gồm phía người nói  chúng tôi

+ Chỉ nói đến sở hữu thuộc về bản thân  của tôi

2.6.3 Phương pháp dạy từ vựng xuất hiện do du nhập từ nước ngoài

 Nguyên nhân xuất hiện:

- Sau giải phóng, một lượng lớn từ vựng tiếng Anh du nhập vào do ảnh hưởng từ các quốc gia nói tiếng Anh

- Không có từ tiếng Hàn tương ứng với nền văn hóa mới du nhập vào Hàn Quốc

- Kết quả của nhu cầu thể hiện của tầng lớp trí thức

- Kết quả du nhập gián tiếp từ Nhật Bản của từ vựng tiếng Anh

 Lý do giảng dạy: trên quan điểm người học là người nước ngoài nói tiếng Anh thì họ phải học vì từ vựng du nhập gốc tiếng Anh có thể có ý nghĩa khác với ý nghĩa nước họ đang sử dụng

Nghĩa của từ khác với

nghĩa vốn có

핸들 (vô lăng xe hơi), 파이팅 (cố lên)

Handle (quai, tay cầm, xử lý), fighting (trận ẩu đả) Lượt bỏ hoặc chỉ sử

dụng một phần của từ

에어컨 – Aircon (máy điều hòa), 리모컨 - Remocon (cái điều khiển)

Air conditioner, remote control

(35) ‘Tờ Văn hóa cùa chúng tôi’ http://www.koya-culture.com/mobile/article.html?no=92090

Ngày đăng: 14/02/2025, 21:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w