1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân và phân biết với tội giao cấu với người từ Đủ 13 tuổi Đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân và phân biệt với tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân”
Tác giả Đặng Đình Hiếu
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Bài tập lớn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 791,66 KB

Nội dung

Khái niệm và quy định pháp lý Tội loạn luân được quy định tại điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau: “ Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN MÔN:

LUẬT HÌNH SỰ 2

Đề tài số 05:

Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân và phân biết với tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân” theo quy định của BLHS hiện hành?

Họ và tên: Đặng Đình Hiếu Ngày, tháng, năm sinh: 30/06/2002 MSSV: 21A500100075

Lớp: 21A0501 Ngành: LUẬT

Trang 2

A MỞ ĐẦU 1

1 Khái niệm và quy định pháp lý

2 Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân

3 Phân biệt tội loạn luân với tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân”

1 2 2

Mục lục

1

Trang 3

MỞ ĐẦU Loạn luân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng quan hệ gia đình Hành vi loạn luân được quy định là tội danh độc lập thuộc nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong luật hình sự Việt Nam kể từ khi Bộ luật hình sự cũ năm 1985 có hiệu lực Trước đó, Luật hình sự Việt Nam cũng đã coi loạn luân là tội phạm Tội phạm này xâm phạm nghiêm trọng đến các giá trị đạo đức mang tính nền tảng trong mối quan hệ gia đình cũng như xã hội Ngoài ra, hành vi loạn luân còn gây ra những ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực tới sự phát triển của giống nòi do các đặc điểm về di truyền học

NỘI DUNG

1 Khái niệm và quy định pháp lý

Tội loạn luân được quy định tại điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau: “ Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng

mẹ khác cha thì bị phạt tù từ 01-05 năm.”

Tội loạn luân được hiểu là hành vị thuận tình giao cấu giữa những người mà giữa họ có quan hệ gia đình gần gũi với nhau hoặc là cùng dòng triều về trực hệ hoặc là giữa anh chị em ruột (cùng cha mẹ hoặc chỉ cùng mẹ hay cha) Trước khi

Bộ luật hình sự cũ năm 1985 có hiệu lực, những người được ghi là giữa họ có quan

hệ gia đình gần gũi còn bao gồm cả bố chồng với con dâu và mẹ vợ với con rể Nếu giữa những người này có hành vi thuận tình giao cấu thì họ cũng bị coi là phạm tội loạn luân

Tội loạn luân cần được phân biệt với trường hợp giữa những người có đủ điều kiện về chủ thể của tội loạn luân có hành vi giao cấu với nhau nhưng không phải là thuận tình mà do một trong hai người đã dùng thủ đoạn khác nhau để giao cấu với người kia trái với ý muốn của họ Trường hợp này trước hết cấu thành tội phạm

3

Trang 4

xâm phạm tình dục tương ứng với thủ đoạn đã sử dụng có thể là tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm Tình tiết loạn luân được coi là tình tiết tăng nặng định khung khi tội xâm phạm tình dục đó có quy định như tội hiếp dâm Trong trường hợp tội xâm phạm tình dục đã phạm không quy định tình tiết này thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân

2 Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân

2.1 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội loạn luận có các dấu hiệu như sau:

- Có hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha

- Người cùng dòng máu về trực hệ là: Giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà nội, ngoại với cháu

- Hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên

Đối với những người tuy có quan hệ giữa cha, mẹ đối với các con; giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại, nhưng đó không phải là người có dòng máu trực hệ thì cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội loạn luân, như: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa bố dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng Mặc dù những người này Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn nhưng do không phải là người có dòng máu trực hệ nên việc giao cấu với nhau giữa những người này không phải là hành vi loạn luân, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà người có hành vi giao cấu có thể bị xử phạt hành chính (nếu có sự thỏa thuận) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và cưỡng dâm (nếu bị

ép buộc hoặc cưỡng bức)

Việc giao cấu giữa những người có dòng máu trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là sự thỏa thuận, đồng tình của hai người; nếu một trong hai người bị ép buộc hoặc bị cưỡng bức thì người có hành vi ép buộc, cưỡng bức không phạm tội loạn luân mà tùy trường hợp

cụ thể mà người có hành vi ép buộc, cưỡng bức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm

Tội loạn luân được xác định là tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam

và nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu Hậu quả của hành vi

4

Trang 5

loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này Hành vi giao cấu giữa con nuôi đối với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này Hậu quả của hành vi loạn luân

là những thiệt hại do việc giao cấu giữa người có cùng dòng máu trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Những thiệt hại này chủ yếu là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh

dự của chính người phạm tội Ngoài ra, những hành vi loạn luân còn gây ra thiệt hại về tinh thần cho những người thân của người phạm tội, đồng thời gây thiệt hại cho xã hội về thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc Tuy nhiên, hậu quả của tội loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, cho dù hậu quả như thế nào thì tội phạm cũng đã hoàn thành từ khi hai người thực hiện hành vi giao cấu

Đối với trường hợp thực hiện hành vi đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành

vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi dến dưới 16 tuổi với tình tiết tăng nặng là có tính chất loạn luân (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017)

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về Tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi

bổ sung năm 2017) hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều

142 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017)

Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143

Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017)

Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự

2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017)

5

Trang 6

2.2 Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp Nếu vô ý mà thực hiện hành vi thì không cấu thành tội loạn luân Một trong hai người miễn cưỡng hoặc bị

ép buộc thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của mình thì người cố ý và mong muốn thực hiện hành vi giao cấu cũng không phạm tội loạn luân mà phạm vào một trong các tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân (theo các trường hợp được liệt

kê ở mục mặt khách quan của tội phạm)

2.3 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và có quan hệ huyết thống với người thuận tình giao cấu với mình Trường hợp hai bên đều thỏa mãn dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuổi nói trên thì những người này đều là chủ thể của tội loạn luân

2.4 Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình (đã bị Luật hôn nhân và gia đình quy định cấm)

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc giao cấu cận huyết có khả năng dẫn đến nguy cơ sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, chậm phát triển, mang dị tật bẩm sinh rất cao… Đặc biệt, nếu hành vi giao cấu là giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (bao gồm những người có cùng huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau) hoặc giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì nguy cơ trên sẽ cao hơn nữa

Bên cạnh đó, hành vi loạn luân sẽ làm đảo lộn trật tự trong gia đình, tạo nên sự chồng chéo phức tạp giữa các mối quan hệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh của gia đình - dòng tộc nói riêng và truyền thống văn hóa của xã hội văn minh nói chung

2.5 Hình phạt đối với tội loạn luân

Căn cứ theo Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm

2017 quy định người phạm tội loạn luân sẽ bị phạt tù từ 01-05 năm

3 Phân biệt tội loạn luân với tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân”

6

Trang 7

3.1 Phân tích đặc điểm của tội loạn luân với tội giao cấu với người từ đủ

13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân”

Các yếu tố

phân biệt

Tội Hiếp dâm

Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết

“có tính chất loạn luân”

Quy định

Pháp luật

Điều 184, BLHS năm 2015, sửa đổi,

bổ sung năm 2017

Điểm c, khoản 2, điều 145, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

7

Trang 8

Mặt khách

quan Mặt khách quan của tội loạn luận cócác dấu hiệu như sau:

- Có hành vi giao cấu với người

cùng dòng máu về trực hệ, với anh

chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em

cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ

khác cha

- Người cùng dòng máu về trực hệ

là: Giữa cha mẹ với con cái, giữa

ông bà nội, ngoại với cháu

- Hành vi giao cấu là thuận tình,

không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc

cưỡng ép và thực hiện với người từ

đủ 16 tuổi trở lên

- Tội loạn luân được xác định là tội

phạm hoàn thành kể từ khi hai người

nam và nữ có cùng dòng máu trực hệ

thực hiện hành vi giao cấu

- Hậu quả của hành vi loạn luân

không phải là dấu hiệu bắt buộc của

cấu thành tội phạm này Hành vi

giao cấu giữa con nuôi đối với cha

mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà

nội ngoại; cha chồng với con dâu;

mẹ vợ với con rể; cha dượng với con

riêng của vợ; mẹ kế với con riêng

của chồng thì không cấu thành tội

này

- Người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người trong độ tuổi từ đủ

13 đến dưới 16 tuổi đây là hành vi giao cấu được thực hiện với sự đồng tình của trẻ em

* Có tính chất loạn luân là một trong các trường hợp sau đây: – Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị

em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

– Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;

– Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;

– Phạm tội đối với con riêng của

vợ, con riêng của chồng, bố dượng,

mẹ kế;

– Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể

Chủ thể - Là chủ thể đặc biệt có quan hệ

huyết thống với người thuận tình

giao cấu với mình

- Người có năng lực trách nhiệm

hình sự

- Là người đã thành niên, không phân biệt nam hay nữ

- Người từ đủ 18 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự

Khách thể - Xâm phạm đến thuần phong mỹ tục - Xâm phạm đến quyền được bảo

8

Trang 9

và đạo đức xã hội, xâm phạm đến

quan hệ gia đình, truyền thống, làm

ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

(đã bị Luật hôn nhân và gia đình quy

định cấm)

- Đối tượng:

+ Người cùng dòng máu về trực hệ :

Giữa cha mẹ với con cái, giữa ông

bà nội, ngoại với cháu

+ Người cùng dòng máu trực hệ phải

từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực

trách nhiệm hình sự

vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em

- Đối tượng tác động của tội phạm

là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; có quan hệ về dòng máu, trực

hệ với người phạm tội

Chủ quan Người phạm tội thực hiện tội phạm

với lỗi cố ý trực tiếp Nếu vô ý mà

thực hiện hành vi thì không cấu

thành tội loạn luân Một trong hai

người miễn cưỡng hoặc bị ép buộc

thực hiện hành vi giao cấu trái ý

muốn của mình thì người cố ý và

mong muốn thực hiện hành vi giao

cấu cũng không phạm tội loạn luân

mà phạm vào một trong các tội xâm

hại tình dục có tính chất loạn luân

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố

ý trực tiếp Đối với tội phạm này, nạn nhân có thể đồng ý để người phạm tội thực hiện hành vi thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc hành vi của người phạm tội có thể trái ý muốn của nạn nhân Dù nạn nhân đồng ý với hành vi của người phạm tội hay không thì cũng không ảnh hưởng đến việc người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội danh giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ

đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Hình phạt Phạt tù 01 năm đến 05 năm Phạt tù 03 năm đến 10 năm 3.2 Nhận xét:

Những điểm khác biệt rõ nhất của hai tội này là:

- Thứ nhất, ở mặt khách quan của tội phạm, nếu như hành vi khách quan của Tội loạn luân chỉ có hành vi giao cấu thì hành vi của Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân” gồm: giao cấu và hành vi tình dục khác

- Thứ hai, ở chủ thể của tội phạm của tội loạn luân chỉ cần là người có quan hệ trực hệ, từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và cả người thực hiện hành vi giao cấu và người bị thực hiện hành vi giao cấu cũng có thể là chủ thể của

9

Trang 10

tội này Còn với điểm c, khoản 2, điều 145 thì bắt buộc chủ thể phải đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự theo thông tư liên tịch số: 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC

- Về khách thể : đối tượng của tội loạn luân là người có cùng trực hệ từ đủ 16 tuổi trở lên Còn với điểm c, khoản 2, điều 145, thì đối tượng là trẻ em từ 13 đến dưới

16 tuổi có cùng trực hệ Vì người phạm tội đều nhận được sự đồng ý từ đối tượng của khách thể, nên đây là điểm quan trọng nhất để phân biệt hai tội này

C KẾT LUẬN Loạn luân và giao cấu với trẻ em từ 13 đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân” đều là các tội xâm phạm đến đến đạo đức Hơn nữa, đối tượng của những tội này phần lớn là trẻ em, trẻ vị thành niên do sự thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức nên bị chính những thân trong gia đình lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Trong thời đại phát triển như ngày nay, trẻ em dễ dàng tiếp cận với các thông tin, đặc biệt là vấn đề tình dục và giới tính Tuy nhiên, nếu không có sự hướng dẫn, quản lý một cách hiệu quả từ gia đình, nhà trường, các cấp quản lý thì hậu quả để lại với những tội phạm này là khôn lườn và ảnh hưởng lớn nhất chính là sức khoẻ, tinh thần, tương lai của các bạn trẻ

10

Ngày đăng: 14/02/2025, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự - Dấu hiệu pháp lý của tội loạn luân và phân biết với tội giao cấu với người từ Đủ 13 tuổi Đến dưới 16 tuổi với tình tiết “có tính chất loạn luân
Hình s ự (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN