Đó là những quy phạm cụ thể, hiện hữu, xác dịnh, thể hiện rõ ràng, chúng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một phạm vi không gian xác định - Ta có thể hiểu quan niệm ở
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
MSV: 24A5001D0087
HÀ NỘI, …/…/2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… ……….3
PHẦN NỘI DUNG……… ……… 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT TRONG XÃ HỘI ……… 5
1 KHÁI NIỆM……… ……….5
1.1 Khái niệm của pháp luật 5
1.2 Khái niệm về vai trò của pháp luật trong xã hội……….6
1.3 Khái niệm nguồn gốc của Pháp Luật……… 6
2 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT……… … ………8
2.1 Bản chất của Pháp Luật thể hiện qua tính giai cấp……… ………9
2.2 Bản chất của Pháp Luật thể hiện qua tính xã hội……… …… 10
3 CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT……….10
3.1 Chức năng điều chỉnh của pháp luật ……….11
3.2 Chức năng bảo vệ của pháp luật ………11
3.3 Chức năng giáo dục của pháp luật ……….11
CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT………12
1 Vai trò của pháp luật đối với xã hội……… ………… 12
1.1 Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội……… ……….12
1.2 Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội ……… 12
1.3 Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội …………13
1.4 Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người……….13
1.5 Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội ……….13
1.6 Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội ……… 14
1.7 Vai trò giáo dục của pháp luật ……… 15
Trang 32 Vai trò của pháp luật đối với nhà nước……….15 2.1 Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lí vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước……….15 2.2 Pháp luật là công cụ bảo vệ nhà nước, bảo đảm an toàn cho các nhân viênnhà nước ……… 16 2.3 Pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước ……… 17 2.4 Pháp luật là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí mọi mặt của đời sống
xã hội ……… 17
3 Vai trò của pháp luật đối với cuộc sống của chính bản thân em……… 18 3.1 Pháp luật là cơ sở để xây dựng xã hội an toàn, văn minh, tiến bộ…… 18 3.2 Pháp luật là phương tiện đảm bảo và bảo vệ quyền con người……… 20 3.3 Pháp luật là phương tiện bảo đản dân chủ, công bằng, bình đẳng…… 21 3.4 Pháp luật là công cụ giúp em tự điều chỉnh hành vi của mình…………22PHẦN KẾT LUẬN……… ……… 24DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 25
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Sau Cách mạng Tháng Tám lật đổ nhà nước thực dân phong kiến, chúng
ta đã phải xây dựng một nhà nước và hệ thống pháp luật mới để củng cố và bảo vệ những thay đổi cơ bản của xã hội trên phương diện pháp lý Bởi vậy trong đời sống xã hội, pháp luật đã không còn là một khái niệm mới mẻ đối với mỗi chúng ta Pháp luật luôn thể hiện tính xã hội và tồn tại gắn liền với đời sống xã hội Vì vậy mà mọi quốc gia trên thế giới vận hành đều phải có nền tản pháp luật vững chắc Cùng với sự phát triển của xã hội, tính xã hội của pháp luật ngày càng được phổ biến và rộng rãi, vai trò của pháp luật cũng vì thế mà trở nên lớn lao hơn Nó đã trở thành một phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung
và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó
có ý thức đạo đức Do đó, việc hiểu rõ pháp luật là một điều vô cùng quan trọng
Có thể nói, pháp luật không chỉ đơn thuần là những quy định, khuôn khổbuộc con người phải tuân theo mà luôn vận động và vai trò kiên quyết với đời sống xã hội của từng quốc gia
Tuy nhiên, pháp luật không phải công cụ duy nhất đẻ quản lý xã hội, và
nó không phải là không có thiếu sót Pháp luật luôn chịu tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý, dân cư,… trong quá trình tồn tại và phát triển của nó Các công cụ khác như đạo đức, phong tục tập quán cùng tham gia quản lý xã hội cùng với pháp luật và chúng gắn
bó với nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và tiến bộ (TS Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trịQuốc gia tr5-6) Chính vì vậy, việc hiểu rõ chức năng và mối liên hệ của pháp luật trong đời sống xã hội, cũng như suy ra những lợi ích và hạn chế
Trang 5của pháp luật trong đời sống xã hội để sử dụng chúng sao cho thật là hiệu quả là điều hết sức cần thiết
Trước đó đã có rất nhiều bài báo, bài luận ngắn dài khác nhau nói về vaitrò của pháp luật với đời sống xã hội Ví dụ như Pháp luật trong đời sống xã hội (Lê Đồng) Pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống? (Hoàng Thị Lài) nhưng chưa có một bài thật sự tập trung vào phân tích vai trò của pháp luật đối với cuộc sống của bản thân chúng ta và cụ thể ở đây là đối với em Vậy nên trong tiểu luận em đã tập trung tìm hiểu, phân tích vai trò của pháp luật trong đời sống để từ đó tìm ra giải pháp, hướng đi tốt trong xây dựng luật khiến vai trò của luật ngày càng rõ ràng, càng được nâng cao trong công cuộc xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh Với kiến thức cũngnhư kinh nghiệm còn hạn chế, bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy quan tâm và chỉ bảo để em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT TRONG
XÃ HỘI
1 KHÁI NIỆM
1.1 KHÁI NIỆM CỦA PHÁP LUẬT
Theo quan niệm của trường phái pháp luật thực định, pháp luật là những quytắc do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội Đó là những quy phạm cụ thể, hiện hữu, xác dịnh, thể hiện rõ ràng, chúng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một phạm vi không gian xác định
- Ta có thể hiểu quan niệm ở đây rằng pháp luật đã đồng nhất với văn bản
vi phạm pháp luật
- Được nhà nước ban hành dưới dạng văn bản thể hiện thành điều khoản Nếu giải thích khái niệm pháp luật theo quan điểm trên thì ta sẽ bị mắc phải một vấn đề khó giải quyết như sau : Trong khoản 2 điều 4 bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 của việt Nam lại quy định rằng : “ tòa án không được từ chối thụ lý đơn
khởi kiện của đơn sự nếu chỉ vì lý do không có điều khoản để áp dụng”.
- Nếu ta chỉ hiểu rằng pháp luật chỉ do nhà nước ban hành dưới dạng văn bản thì ở trường hợp này tòa án không được từ chối thụ lý đơn và khi lật xem điều khoản lại không có điều khoản nào để giải quyết vụ án thì vụ
án này sẽ không bao giờ có thể giải quyết được
- Nếu pháp luật chỉ được mặc định là những văn bản do nhà nước ban hành mà trong tình huống vụ án có thể giải quyết linh hoạt bằng những quy tắc tất yếu, một điều hiển nhiên đúng Từ đó ta nhận thấy pháp luật phải linh hoạt ngoài văn bản pháp luật hiện hành thì phải dùng tập quán hay các quy định có liên quan khác để giải quyết
Theo quan niệm của trường phái pháp luật tự nhiên, pháp luật là những quy tắc tất yếu, mọi quy luật, mọi điều hiển nhiên trong đời sống chứ không phải do nhà nước ban hành, là thứ vĩnh cửu và bất biến, không bị thay đổi ở mọi dân tộc và mọi thời đại
Trang 7- Ta nhận thấy được rằng ở quan niệm này thì sự giải quyết vụ án đã không chỉ dùng đến văn bản pháp luật do nhà nước ban hành nữa mà đã lan ra đến quy luật của tự nhiên, những điều tất yếu đúng.
- Mặc dù vấn đề phương pháp xem xét vụ án đã được mở rộng nhưng vẫn
có mặt hạn chế cụ thể ở đây là những điều không phải do viết ra hoặc chép ra thì chưa chắc mọi người đều biết và hiểu được
Theo cách hiểu chung nhất, pháp luật là tập hợp các tiêu chuẩn chung về quy tắc xử sự do nhà nước thiết lập hoặc thừa nhận và được đảm bảo tuân thủ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với mục tiêu và mục đích của nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định Pháp luật là nền tảng pháp lý cho cơ cấu và sự vận hành của đời sống xã hội, đồng thời là công cụ để nhà nướcphát huy quyền lực.( Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật ĐHQGHN Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tr 200 )
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đạt ra hoặc thừa nhận vàđảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng nhànước ( GS.TS Nguyễn Minh Đoan (chủ biên), TS Nguyễn Văn Năm (chủ biên) (2021), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb tư pháp Hà Nội, tr 212 )
1.2 KHÁI NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG XÃ HỘI
Như vậy, có thể hiểu vai trò của pháp luật trong xã hội chính là quá trình tác động, điều chỉnh, ảnh hưởng tích cực của pháp luật đến các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, nhằm thiết lập nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với đời sống xã hội
1.3 KHÁI NIỆM NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
Nguồn gốc của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học lý
luận về nhà nước và pháp luật, đồng thời cũng là đối tượng dấu tranh giữa quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về pháp luật Từ đó chúng ta cần phải nghiên cứu nguồn gốc của pháp luật để có nhận thức đúng đắn về bản chất, chức năng, vai trò và mục đích của pháp luật trong xã hội
Trang 8Có khá nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh nguồn gốc của pháp luật Tuy nhiên về cơ bản thì có hai quan điểm trái ngược nhau là quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật.
- Theo quan điểm duy tâm thì pháp luật là sản phẩm của thượng đế (thuyết thần học) Thượng đế sinh ra nhà nước thì cũng tạo ra pháp luật cho nhà nước Vì coi pháp luật như là ý chí của thượng đế thì việc tuân theo pháp luật trở thành điều bắt buộc, nếu không tuân theo sẽ bị thượng
đế trừng phạt Dựa vào quan điểm đó mà giai cấp thống trị lợi dụng để phục vụ cho việc cai trị của họ Sai lầm của quan điểm duy tâm ở đây là không xem nguồn gốc của pháp luật là xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của con người Đồng thời quan điểm này hiện naycũng được cho không khoa học và có học thuyết phản tiến bộ
- Khác với quan điểm duy tâm thì theo chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là theohọc thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước và pháp luật là hai phạm trù lịch sử cơ bản của đời sống chính trị - xã hội, cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển và cùng tiêu vong trong những điều kiện lịch
sử nhất định
Theo như chúng ta biết, chế độ xã hội cộng sản nguyên thủy không có sự xuất hiện của nhà nước nên cũng không có pháp luật Vì vậy hành vi của con người lúc này được điều chỉnh theo tập quán và tín ngưỡng tôn giáo, những điều đó được coi
là các quy phạm chung của xã hội Khi lịch sử phát triển đến giai đoạn chế độ tư hữu và xã hội bắt đầu phân chi giai cấp thì các quy phạm chung ban đầu không còn phù hợp Xung đột giữ các giai cấp diễn ra ngay gắt, khó có thể điều hòa thì trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, để tổ chức, quản lí xã hội lúc bấy giờ Sau khi hình thành và phát triển nhà nước đã đưa ra một loạt các quy tắc mới để điều chỉnh lại các mối quan hệ xã hội cơ bản giữa các giai cấp và tầng lớp khác nhau Loạt quytắc mới này được gọi là pháp luật
Tuy nhiên, sự hình thành của pháp luật cũng phải trải qua một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và bổ sung chứ không phải có ngay được Trên cơ bản thì pháp luật được tổng kết và hình thành từ ba nguồn sau:
- Nguồn thứ nhất: Thừa nhận các phong tục, tập quán đã có từ lâu, phù hợp với ý chí và lợi ích xã hội Sau đó chính thức công khai xác nhận đó
Trang 9cũng là pháp luật nhà nước, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biệnpháp cưỡng chế Tập quán đó gọi là tập quán pháp.
- Nguồn thứ hai: Thừa nhận các quyết định có trước về một vụ việc cụ thểcủa cơ quan hành chính, xét xử mà đã được nhà nước công nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự Hay nói là nhà nước thừa nhận các tiền lệ pháp và án lệ của Tòa án
- Nguồn thứ ba: Nhà nước tìm hiểu và nghiên cứu để ban hành những quy tắc xử sự mới để điều chỉnh lại các quan hệ xã hội mới nảy sinh do sự phát triển của xã hội và sự hình thành hệ thống văn bản pháp luật
Qua sự trình bày trên về nguồn gốc của pháp luật, ta có thể nhận ra được rằng pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành Pháp luật ra đời cùng nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực của nhà nước, duy trì nhằm bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, ổn định các mối quan hệ xã hội với nhau Như vậy, pháp luật ra đời như một yếu tố khách quan, nhằm đáp ứng nhu câu xã hội để quản lí xã hội khi có sự tranh chấp lợi ích của các giai cấp Nhà nước chủ nô được xem là những tổ chức quyền lực chính trị đầu tiên trong lịch sử đã cắm mốc cho sự khởi đầu lịch sử pháp luật trên thế giới
Một câu thể hiện rõ nhất rằng trong sự hình thành pháp luật, nhà nước chỉ đóng vai trò như người “ bà đỡ ” , nhà nước chỉ làm cho pháp luật “hiện diện” trong đờisống với hình thức xác định chứ pháp luật không do nhà nước sinh ra mà pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm tự nhiên của đời sống xã hội ( GS.TS Nguyễn Minh Đoan (chủ biên), TS Nguyễn Văn Năm (chủ biên) (2021), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
tư pháp Hà Nội, tr 214 )
2 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
Theo các quan điểm thần học và quan điểm tư sản thì Pháp luật không có thuộctính riêng Bản chất Pháp luật của quan điểm thần học gắn liền với bản chất của Người nắm quyền (người đại diện đấng siêu nhiên) Pháp luật của quan điểm tư sản
là thể hiện ý chí của tất cả mọi người trong xã hội, do đó không mang tính giai cấp Trái với các quan điểm trên, quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất Pháp luật mang thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội Theo học thuyết Mác –
Trang 10Lênin, pháp luật chỉ phát sinh tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp
2.1 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT THỂ HIỆN QUA TÍNH GIAI CẤP
Pháp luật thể hiện tính giai cấp vì pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước Trong đó, nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp
Tính giai cấp thể hiện qua quá trình tạo lập nên nhà nước Trên cơ sở sự hình thành của nhà nước, pháp luật được hình thành Do vậy, pháp luật cũng thể hiện tính giai cấp
Nhu cầu hình thành pháp luật là nhằm thiết lập trật tự xã hội theo mục đích của giai cấp cầm quyền, thống trị Do đó pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền, thống trị
Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp cầm quyền, thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình theo cách tập trung, thống nhất thông qua hệ thống các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành và các hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nước Pháp luật được thiết lập với mục đích phục
vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bảo vệ và phát triển những giá trị mà giai cấp thống trị theo đuổi
Mục đích của pháp luật là tạo ra một trật tự xã hội ổn định, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Như vậy, pháp luật thể hiện sự thống trị của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác, tầng lớp khác
C.Mác và Ph Anghen khi nghiên cứu về giai cấp tư sản đã khẳng định: Pháp luật của giai cấp tư sản là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật pháp, ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định
*Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật :
Pháp luật của nhà nước tư sản luôn hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp luật của nhà nước phong kiến luôn bảo vệ quyền lợi của vua chúa, của giai cấp địa chủ Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân và hướng mọi người sống tự do, bình đẳng, bảo đảm thực sự dân chủ và công bằng xã hội…
Trang 112.2 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT THỂ HIỆN QUA TÍNH XÃ HỘI
Là sản phẩm của nhà nước, bên cạnh việc phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật còn nhằm phục vụ nhu cầu của các thành viên trong xã hội Thuộc tính xã hội là một thuộc tính khách quan, mang tính tất yếu và phổ biến của pháp luật Để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, nhà nước cũng cần quan tâm đến ý chí và lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội ví dụ như: tội phạm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, môi trường…
Do vậy không nên coi nhẹ bản chất xã hội của pháp luật Quy phạm pháp luật
có thể coi là sản phẩm của quá trình “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội Các cá nhân
và tổ chức có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, những mối quan hệ này thể hiện qua nhiều hành vi xử sự khác nhau Nhà nước, thông qua xã hội, đăng
ký các hành vi được đa số đồng tình và được nhà nước thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật Mặt khác, tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở chỗ, quy phạmpháp luật là thước đo hành vi của con người, đồng thời là công cụ kiểm tra các quá trình và diễn biến xã hội, đồng thời là công cụ để đánh giá và điều chỉnh xã hội (TS Lê Minh Toàn (chủ biên) (2010), Pháp luật đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, tr43)
Trong thời đại hiện nay, tính xã hội của pháp luật không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà còn mở rộng, có quan hệ đến nhiều quốc gia trong khu vực vàlan rộng ra toàn thế giới
*Ví dụ về bản chất xã hội của pháp luật :
Bộ luật hình sự không quy định các chủ thể là pháp nhân thương mại nhưng do điều kiện xã hội phát sinh thêm chủ thể này nên bộ luật hình sự sau này
đã kịp sửa đổi , bổ sung để phù hợp với sự phát triển của xã hội
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định con cái có nghĩa vụ chăm sóc , phụng dưỡng cha mẹ
Tóm lại, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính
xã hội sâu sắc Hai thuộc tính này có mối liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
3 CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT
Trang 12Vai trò của pháp luật được thể hiện qua những chức năng của pháp luật Chức năng của pháp luật là những đặc điểm và tác động cơ bản của pháp luật, phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật
3.1 CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
Chức năng điều chỉnh của pháp luật là sự tác động trực tiếp của pháp tới các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và tạo lập hành lang pháp lý để hướng các quan
hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn
Chức năng điều chỉnh của pháp luật là ảnh hưởng trực tiếp của pháp luậtđối với các quan hệ xã hội cơ bản và có ý nghĩa quan trọng, và xây dựng hành lang pháp lý
để định hướng các quan hệ xã hội phát triển một cách có trật tự, ổn định theo mục đích của pháp luật
Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật phản ánh vai trò và giá trị xã hội của pháp luật Sự điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội diễn ra theo hai hướng Một mặt, pháp luật vừa làm nhiệm vụ “trật tự hóa” các quan hệ xã hội bằng cách đưa chúng vào những phạm vi và khuôn mẫu cụ thể; mặt khác, nó đãtạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợpvới ý chí của giai cấp thống trị và với quy luật vận động khách quan của các quan
hệ xã hội
3.2 CHỨC NĂNG BẢO VỆ CỦA PHÁP LUẬT
Việc quy định các biện pháp nhằm mục đích bảo vệ các mối quan hệ xã hội phản ánh chức năng bảo vệ của pháp luật Khi ai đó vi phạm pháp luật bằng cách xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, họ sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế được nêu trong phần chế tài của quy phạm pháp luật
3.3 CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA PHÁP LUẬT
Chức giáo dục của pháp luật được thể hiện ở sự tác động của pháp luật đến nhậnthức và tâm lý con người, làm cho cá nhân có những hành động phù hợp với các quy phạm pháp luật (TS Lê Minh Toàn (chủ biên) (2010), Pháp luật đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, tr47-48)
Nhận thức của người dân chịu tác động từ việc ban hành, tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật Con người hiểu được xã hội và nhà nước mong đợi họ hành động như thế nào trong những tình huống nhất định, và những hậu quả mà họ sẽ đối mặt nếu họ không làm như vậy Nhận thức này hướng mọi người đến những hành động và hành vi phù hợp với lợi ích của xã hội và cá nhân của họ
Trang 13CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
1 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI XÃ HỘI
1.1 Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Nếu coi đời sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai
bờ sông của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng cháy, làm cho sự chảy không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải dựa trên cơ sở vận động, phát triển khách quan của các quan hệ
Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp
luật càng được thể hiện rõ “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu
đế điều tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan trọng đó” ( Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Xã hội và pháp luật ,
nxb Chính trị quốc gia, H 1994, tr 34)
1.2 Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội
An toàn xã hội được hiểu là tình trạng con người được yên ổn trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, họ tập, nghỉ ngơi, tính mang, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín,… không bị xâm hại An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, trong mọi lĩnh vực Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có
ấm no và có điều kiện xây dựng và phát triển An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên
toàn thế giới Thực tế cho thấy “an toàn xã hội luôn có nguy cơ bị phá vỡ hoặc bị
xâm hại từ nhiều phía” (GS.TS Lê Minh Tâm, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân,
H 2003, tr 17) mà nguyên nhân chủ yếu là lòng tham và sự kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Cùng với việc xác định cách thức xử sự cho cho các chủ thể, pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống Nhờ có