Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa của người Ê - đê được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
CÁC YẾU TỐ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ ĐƯỢC TÁI HIỆN TẠI LÀNG VĂN HOÁ – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC
VIỆT NAM
Hà Nội, 2024
MỞ ĐẦU
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Hoài – 23A4601D0085
Ngô Hà Châu – 23A4601D0030
Đỗ Phạm Như Ngọc – 23A4601D0153
Trang 21 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa của người Ê - đê được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Người Ê - đê là một trong những dân tộc thiểu số của Việt Nam, với hệ thống văn hóa phong phú, từ kiến trúc, âm nhạc, đến tín ngưỡng, lễ hội Nghiên cứu đề tài không chỉ giúp ghi nhận và tái hiện chính xác các yếu tố văn hóa độc đáo của người Ê- đê mà còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản dân tộc Đồng thời, việc tái hiện này tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam còn tạo cơ hội quảng
bá giá trị văn hóa Ê - đê đến đông đảo du khách trong và ngoài nước
2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam, tọa lạc tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội Đây là khu vực tái hiện văn hóa của
54 dân tộc anh em trên cả nước, trong đó không gian văn hóa của người Ê - đê được đầu tư tái hiện công phu, bao gồm các yếu tố kiến trúc, sinh hoạt văn hóa, và các hoạt động nghệ thuật truyền thống Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong ngày 18/11/2024 bằng việc quan sát trực tiếp nhằm thu thập các dữ liệu chi tiết và chân thực nhất
3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp chính như:
- Khảo sát thực địa: Quan sát trực tiếp không gian tái hiện văn hóa của người Ê - đê
tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, bao gồm kiến trúc, hiện vật, và các hoạt động trình diễn văn hóa
- Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các nghệ nhân người Ê - đê và cán bộ phụ trách tái hiện văn hóa tại khu vực để thu thập thông tin từ góc nhìn của người trong cuộc
Trang 3- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các tài liệu về văn hóa Ê - đê từ các nguồn sách, báo, và nghiên cứu khoa học để đối chiếu và bổ sung dữ liệu
- Phân tích nội dung: Tổng hợp và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của việc tái hiện văn hóa Ê - đê, từ đó đưa ra các nhận định và đề xuất
Những phương pháp này giúp đảm bảo rằng nghiên cứu được thực hiện một cách toàn diện và chính xác, góp phần làm nổi bật giá trị văn hóa của người Ê - đê trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam
Trang 4NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I SƠ BỘ VỀ LÀNG VĂN HOÁ - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1 Vị trí, đường đi đến (từ trung tâm Thủ đô Hà Nội)
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có diện tích 1.544 ha (gồm: 608,69 hecta đất, 935,31 hecta mặt nước) thuộc hồ Đồng Mô, thị xã Sơn Tây Nằm cách trung Thành phố tâm Hà Nội 40 km về phía Tây, du khách di chuyển để đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo cách:
- Từ trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 60 phút bằng xe ô tô, đi hết đại lộ Thăng Long, đi thêm 8km và rẽ phải sẽ đến Làng
- Từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 70 phút bằng xe ô tô từ nút giao vành đai 3 rẽ phải, đi hết đại lộ Thăng Long, đi thêm 8km và rẽ phải sẽ đến Làng
2 Ngày thành lập (Quyết định thành lập), ngày khai trương
2.1 Quyết định thành lập
Cuối năm 1988 đầu năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và UBND TP Hà Nội đã đề xướng xây dựng dự án Làng Văn hóa - các dân tộc Việt Nam với định hình ban đầu đây chỉ là một dự án với một làng nhỏ vài chục nhà sàn bên hồ Tây
Ngày 26/09/1992, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4375/KG nêu yêu cầu về việc cần kết hợp thêm mục đích du lịch cho Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Ngày 19/10/1992, Bộ Văn hóa - Thông tin cùng với UBND TP.Hà Nội gửi Công văn số 3397.VX/UB báo cáo Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh nội dung cuộc họp giữa Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND TP.Hà Nội về việc thống nhất xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Trang 5Ngày 05/04/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định 503TC/QĐ thành lập Ban Chuẩn bị đầu tư với nhiệm vụ xây dựng Đề án chung xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Ban Chuẩn bị đầu tư đã làm việc với Hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Viện Văn hóa Dân gian về nội dung văn hóa dân tộc của dự án
và đã tổ chức “Trưng cầu ý tưởng quy hoạch Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, mời 05 đơn vị trong nước và 01 đơn vị nước ngoài tham vấn, đồng thời tổ chức một
số triển lãm các ý tưởng quy hoạch để giới thiệu, xin ý kiến các nhà chuyên môn, trí thức và đông đảo nhân dân trong cả nước về việc xây dựng, thực hiện dự án tiền khả thi - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Đầu tháng 09/1995, dự án tiền khả thi được hoàn thành, trình Chính phủ và
Bộ Kế hoạch - Đầu tư Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Quyết định số 667/TTg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký phê duyệt Quy hoạch tổng thể và nêu rõ tên dự án
“Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam”, khẳng định dự án phục vụ du lịch bằng hoạt động văn hóa
Với chủ trương để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, tạo điều kiện để các địa phương, đồng bào các dân tộc tham gia từ khâu thiết kế thi công đến quản lý, vận hành, khai thác Khu các làng dân tộc, Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN luôn tích cực xin ý kiến các nhà chuyên môn, nhân sĩ, trí thức, già làng, trưởng bản, các nhà quản lý về văn hóa dân tộc Từ năm 2005 - 2007, cơ bản hoàn tất việc xin ý kiến chủ thể văn hóa, các cấp địa phương, các cơ quan Trung ương liên quan về xây dựng Khu các làng dân tộc với 17 hội nghị, hội thảo và tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam (11/2005)
Bên cạnh đó, Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN đã đề xuất và xây dựng
đề án về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008, lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và tổ chức thành công Lễ công bố Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Làng VHDL các DTVN ngày 19/4/2009
Trang 6Ngày 19/4/2010, Ban Quản lý Làng VHDL các DTVN đã tổ chức thành công Hội nghị cơ chế phối hợp với các địa phương, dân tộc trong quản lý, khai thác, vận hành Khu các làng dân tộc thuộc Làng VHDL các DTVN với sự tham dự của 270 đại biểu, đại diện các nhà quản lý của các Bộ, Ban, ngành, tổng cục, cục vụ, viện ở Trung ương, UBND, Sở VHTTDL, Ủy ban Dân tộc của 40 tỉnh, thành phố, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về văn hóa dân tộc, nhân sĩ trí thức, già làng, nghệ nhân dân gian của 47 dân tộc trong 54 dân tộc anh em
2.2 Ngày khai trương:
Ngày 19/9/2010, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã chính thức khai trương - mở cổng Làng Trải qua hơn một thập kỷ, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã cho thấy sự đổi mới, ngày càng phát triển trong vận hành khai thác, kiến trúc cảnh quan, từng bước trở thành “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em Kể từ khi Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chính thức được khai trương đi vào hoạt động, với phương châm vừa vận hành khai thác cục
bộ vừa xây dựng Ngay sau khi khai trương, ngoài việc tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam luôn chú trọng công tác khai thác vận hành Khu các làng dân tộc bằng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đa dạng phong phú với sự tham gia của đồng bào các dân tộc, đồng thời song song duy trì công tác đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình theo kế hoạch
3 Chức năng, nhiệm vụ bố trí của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Khu Tên gọi Diện tích Công năng
A Khu trung tâm văn
hóa và vui chơi giải
trí
125 ha Nằm ở khu vực trung tâm có nhiệm
vụ kết nối cổng chính và các khu chức năng Đây là một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí
Trang 7B Khu các làng dân
tộc
198,61 ha Chia làm 4 cụm làng tương ứng với
từng vùng miền, được xây dựng thành quần thể tái hiện cấu trúc của làng, bản các dân tộc Việt Nam với kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, bảo tồn cũng như phát triển
C Khu di sản thế giới 46 ha Là quần thể tái hiện các công trình
kiến trúc nổi tiếng của thế giới như tháp Effen, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp…
D Khu dịch vụ tổng
hợp
138,89 ha Khu phức hợp các dịch vụ du lịch
tổng hợp, thể thao quy mô lớn để khai thác không gian cảnh quan tự nhiên
E Khu công viên và
bến thuyền
341,53 ha Khu vực dịch vụ gắn với mặt nước
hồ Đồng Mô và cổng B của làng văn hóa
F Khu cây xanh mặt
nước hồ Đồng Mô
600,9 ha Không gian cảnh quan được sử
dụng khai thác phát triển những hoạt động sinh thái
G Khu quản lý điều
hành văn phòng
Bao gồm các khu văn phòng, quản
lý điều hành trung tâm, khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên, nơi
ăn ở và nơi tiếp đón các đoàn khách
Trang 8trong và ngoài nước đến thăm quan.
4 Bố trí của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Khu các làng dân tộc tổng diện tích 205ha được chia thành 04 cụm làng theo những nhóm và hệ ngôn ngữ khác nhau:
Cụm làng I: Là không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ, hiện có các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú đang sinh sống hàng ngày Đến đây, quý khách sẽ được lắng nghe làn điệu Then mượt mà, sâu lắng; hòa cùng điệu múa xòe của cô gái Thái hay tiếng khèn gọi bạn tình của chàng trai dân tộc Mông Đặc biệt là không gian văn hóa Chợ Vùng cao đậm sắc núi rừng
Cụm làng II: Là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, với những mái nhà Rông cao vút, hay những ngôi nhà dài của chế độ mẫu hệ; cùng hòa chung vào nhịp cồng chiêng và điệu múa xoang rộn ràng của các dân tộc nơi đây Hiện có các dân tộc Tà ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê - đê đang hoạt động hàng ngày
Cụm làng III: Là không gian văn hóa của 04 dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru
và Chơ Ro Tại đây, tái hiện 02 công trình tâm linh đặc sắc là quần thể chùa Khmer
và tháp Chăm
Cụm làng IV: Là không gian văn hóa của 04 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu hiện đang trong quá trình hoàn thiện
Trang 9II GIỚI THIỆU KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI Ê - ĐÊ TẠI LÀNG VĂN HOÁ - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1 Vị trí, diện tích, cấu trúc của không gian văn hóa của tộc người Ê - đê trong Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Vị trí:
Không gian văn hóa của người Ê - đê thuộc cụm làng II, nằm cách cổng chính khoảng 3 - 4km, gần các không gian văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên khác, tạo thành một khu vực thống nhất về văn hóa vùng miền
Diện tích:
- Diện tích khu vực xây dựng: 6.977m2
- Diện tích công trình xây dựng: 526m2
- Diện tích sàn: 1.052m2
Cấu trúc của làng:
Trang 10Làng tộc người Ê - đê tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam được tái hiện một cách chân thực, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng Làng được
tổ chức xoay quanh ngôi nhà dài truyền thống, nằm ở vị trí trung tâm Ngôi nhà dài được xây dựng trên nền đất cao, sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa và mái lợp lá hoặc tôn giả tranh Nhà dài có hai cầu thang, thường làm từ gỗ, trong đó cầu thang cái được chạm khắc hình đôi bầu vú, biểu tượng của chế độ mẫu hệ Phía trong nhà, gian tiếp khách được bố trí ở đầu, là nơi diễn ra các sinh hoạt chung, tiếp khách và tổ chức nghi lễ Phần giữa và cuối nhà là không gian sinh hoạt của từng gia đình trong dòng họ, với các vật dụng như chiếu, bếp lửa, gùi đựng đồ, thể hiện đời sống sinh hoạt thường ngày
Phía trước nhà dài là sân sinh hoạt chung, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống như múa cồng chiêng, lễ cúng bến nước, và lễ mừng lúa mới Sân được lát bằng đất nện, nổi bật với cột lễ (cột ngà) được chạm khắc hoa văn, biểu tượng linh thiêng trong tín ngưỡng của người Ê - đê Khu vực này cũng là nơi biểu diễn văn hóa nghệ thuật, du khách có thể trải nghiệm múa hát và tìm hiểu nhạc cụ dân tộc
Hình 2 Không gian bên ngoài nhà dài
Trang 112 Các yếu tố văn hóa vật thể của tộc người Ê - đê được tái hiện tại không gian văn hóa
2.1 Nhà cửa
Nhà dài của người Ê - đê là một kiểu nhà sàn truyền thống, được dựng từ tre, nứa và gỗ Sàn và vách tường thường làm từ thân cây bương hoặc tre già đập dập, mái lợp bằng cỏ tranh Độ dài của nhà phản ánh sự giàu có của gia chủ – nhà càng dài, gia đình càng sung túc
Nhà dài có hai cửa: cửa trước dành cho đàn ông và khách, cửa sau dành cho phụ nữ Cầu thang lên nhà cũng mang ý nghĩa đặc biệt, được chia thành cầu thang đực và cầu thang cái Cầu thang cái chạm khắc hình bầu sữa mẹ và trăng khuyết, tượng trưng cho tình yêu, sự kính trọng và lòng biết ơn đối với người mẹ Khi lên thang, người Ê - đê thường chạm vào hình bầu sữa như một hành động thể hiện truyền thống này
Không gian bên trong nhà dài được chia thành hai gian chính: Gah và Ôk
Trang 12- Gian Gah là nơi quan trọng nhất, dùng để tiếp khách, tổ chức sinh hoạt chung, thờ cúng và lưu giữ những vật quý Đây cũng là nơi đặt ghế Kpan – chiếc ghế dài thiêng liêng và trống H’gơr Trống này có hai mặt: mặt lớn bọc da trâu cái, mặt nhỏ bọc da trâu đực Độ dài của ghế và kích thước trống biểu trưng cho sự giàu sang của gia đình
- Gian Ôk là không gian sinh hoạt riêng, gồm phòng ngủ của các cặp vợ chồng, con gái chưa chồng và khu vực bếp, kho lúa Phòng con gái chưa chồng luôn đóng kín, còn đã lập gia đình thì mở cửa
Những hoa văn chạm khắc trên nhà dài, như hình voi, cua, cá không chỉ thể hiện sự giàu có mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa độc đáo của người Ê - đê, không trộn lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác
2.2 Đồ dùng được bày bán
Các đồ dùng được bày bán ở làng văn hóa tộc người Ê - đê bao gồm: giỏ tre, quạt nan, khăn thêu thổ cẩm
Cách làm quạt nan tre
- Chuẩn bị nan tre: Chọn loại tre dẻo dai, bền để đảm bảo chất lượng
- Xử lý tre: Chẻ tre thành nan nhỏ, mài nhẵn để dễ dàng sử dụng
- Tạo khung quạt: Dùng nan tre lớn hơn làm khung, đảm bảo khung chắc chắn và cân đối
- Đan quạt: Đan nan tre vào khung theo kiểu chéo hoặc xen kẽ, sắp xếp đều
để tạo hình quạt cân đối
- Tùy chỉnh hoa văn: Lựa chọn kiểu đan phù hợp với hoa văn mong muốn
- Cố định quạt: Dùng dây buộc chặt các điểm giao nhau của nan để quạt chắc chắn, cắt tỉa nan và dây thừa để quạt gọn gàng
Trang 13- Kiểm tra: Đảm bảo các nan được cố định và không có chỗ lỏng lẻo.
- Trang trí: Thêm họa tiết hoặc màu sắc nếu cần
- Bảo quản: Để quạt ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc
3 Các yếu tố văn hóa phi vật thể được tái hiện
Nét đẹp của nhà dài Ê - đê không chỉ nằm ở lối kiến trúc độc đáo mà còn ở giá trị văn hóa đậm nét của chế độ mẫu hệ Theo truyền thống, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia tộc, người giữ vai trò trụ cột gia đình, chính là chủ nhân của nhà dài Bà là người đầu tiên đặt nhát dao lên gỗ để làm cầu thang, như một nghi thức
mở đường, trước khi những người thợ bắt đầu công việc chạm khắc và xây dựng Với người Ê - đê, cầu thang của nhà dài mang ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, bởi đây là nơi đầu tiên mà khách đặt chân khi đến thăm nhà Họa tiết trên cầu thang, nổi bật với hình ảnh đôi bầu vú căng tràn, không chỉ là nét trang trí mà còn là biểu tượng cho quyền uy và vai trò quan trọng của người phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ Điều này vừa thể hiện sự kính trọng dành cho người phụ nữ, vừa khẳng định dấu ấn sâu sắc của chế độ mẫu hệ trong đời sống người Ê - đê Người Ê - đê sở hữu một kho tàng âm nhạc dân gian phong phú, với nhiều hình thức ca hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Một số hình thức tiêu biểu gồm: hát khan hát ru hát đối đáp hát nghi lễ, , , …