Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp B
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-* -
LUẬT DÂN SỰ 2
Chủ đề 7: Phân tích điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Chỉ ra những thiệt hại có thể được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại?
Ngành Luật
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Hiếu
Lớp : Luật 2250A01
Mã sinh viên : 22A5001D0096
Trang 2I Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
-Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được hiểu là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
1 Có thiệt hại xảy ra
-Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng ttách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại,
do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức Trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội có cấu thành hành thức thì không đòi hỏi có hậu quả vật chất Nhưng trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường Vì thiệt hại là điều kiện bát buộc phải
có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường vì vậy trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại
+ Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực
tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
Trang 3+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại;
+ Tổn thất về tinh thần
-Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thưong, cảnh góa bụa, mồ côi, sự xấu hổ, về nguyên tắc, không thể trị gỉã được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như ttong trao đổi và không thể phục hồi được Nhung với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải: “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người
bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải gánh chịu
2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
-Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm" đến các quyền tuyệt đối đó Bởi vậy, Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1 Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2 Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trang 43 Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
-Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy
định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015: “Không được xâm phạm đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác".
-Việc “xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư
-Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó Vấn đề hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng không hành động có phải bồi thường thiệt hại không và sẽ áp dụng như thế nào là vấn đề phức tạp hiện đang còn có nhiều tranh luận, về phương diện lí luận, hành vi này vẫn coi là hành vi trái pháp luật và có khi phải chịu trách nhiệm hình sự (không cứu giúp người bị nạn ) nhưng khó có thể buộc người đó bồi thường thiệt hại Lỗi trong trách nhiệm dân sự là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tuy nhiên mức độ lỗi, hình thức lỗi không có ý nghĩa nhiều ưong việc xác định trách nhiệm bồi thường
-Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi
đó Trong trường hợp này, người gây thiệt hại không phải bồi thường Người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đông ý của người bị thiệt hại (Điều 594; khoản 1 Điều
595 Bộ luật dân sự năm 2015); tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ
Trang 5chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại
3 Lỗi của người gây ra thiệt hại
-Về nguyên tắc, một người bị áp dụng một chế tài pháp lí (cưỡng chế của Nhà nước) thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự (các Đ 601,602,603 ) -Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
-Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
-Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung Nhưng lỗi trong trách nhiệm dân sự có những trường hợp là lỗi suy đoán Bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi Điều này được thể hiện ở khoản 3 Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015: “ nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường” Vì vậy, người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh
-Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Những người không có năng lực hành vi, bị mất năng
Trang 6lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của họ thì họ không phải chịu trách nhiệm
-Lỗi của pháp nhân trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là lỗi của người thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân Vì vậy, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
-Lỗi trong trách nhiệm dân sự có những điểm khác với lỗi trong trẩch nhiệm hình sự Trong trách nhiệm hình sự, hình thửc lỗi và mức độ lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định người phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội -Trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại, vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm Thậm chí, người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản 3 Điều 601, Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015)
-Tuy nhiên, có trường hợp người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt
và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì không phải bồi thường
4 Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
-Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra Điều này được quy định tại Điều 584
Bộ luật dân sự năm 2015 dưới dạng: “người nào xâm phạm mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường Ở đây có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó Vì vậy, việc xem xét chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó được đánh giá
Trang 7dưới góc độ xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến hành vi của con người, liên quan đến con người vào thời điểm có hành vi và hậu quả xảy ra
-Lí thuyết về quan hệ nhân quả có nhiều quan điểm khác nhau trong giới luật học nhưng tựu trung có thê có hai quan điểm chính trong giới luật gia tư bản cũng như XHCN
+Thứ nhất, thuyết điều kiện cần thiết, theo đó nguyên nhân được coi là hành vi trái pháp luật đầu tiên làm nảy sinh những hậu quả tiếp sau và kết quả không thể xảy ra nếu không có hành vi ban đầu
+Thứ hai, nguyên nhân phổ biến, theo đó trong những điều kiện thông thường hành vi có thể làm phát sinh hậu quả
II Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo điều 585 BLDS 2015: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1 Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2 Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4 Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Trang 85 Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra
do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Cụ thể:
* Theo Khoản 1:
- “Thiệt hại thực tế” là thiệt hại đã xảy ra theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều
2 Nghị quyết này, được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường Thiệt hại phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại
- “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ” là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường
- “Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời” là thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại
-Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu cấp bách của người bị thiệt hại (như buộc thực hiện trước một phần nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng )
- Để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời, việc giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự, vụ án hành chính phải được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính
-Trường hợp vụ án hình sự, vụ án hành chính có nội dung giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại nhưng chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính thì vấn đề bồi thường có thể tách ra
để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
Trang 9- Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ
-Trường hợp người yêu cầu bồi thường thiệt hại không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
* Theo Khoản 2:
-Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường
là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn
bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án
-Ví dụ: Một người vô ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 2.000.000 đồng Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại
* Theo Khoản 3:
-Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội; sự biến động về giá cả; sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại; sự thay đổi về khả năng kinh
tế của người có trách nhiệm bồi thường mà mức bồi thường không còn phù hợp với
sự thay đổi đó
-Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại
* Theo Khoản 4 quy định như sau:
-Bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó
Trang 10* Theo Khoản 5 quy định như sau:
-“Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra
do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình” là trường hợp bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã
để mặc thiệt hại xảy ra thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại
-Ví dụ: Nhà của A bị cháy, B đỗ xe ô tô gần nhà A, B biết được nếu không di dời thì khả năng đám cháy sẽ lan sang làm cháy ô tô của B và B có điều kiện để di dời nhưng B đã bỏ mặc dẫn đến xe ô tô bị cháy Trường hợp này, B không được bồi thường thiệt hại
III Những thiệt hại có thể được bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại
*Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận 04 trường hợp về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, cụ thể:
-Về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601)
1 Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật
2 Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
3 Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;