Vật chất Quan điểm của MácXit về vật chất: - “Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
Trang 1HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
*
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC?
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN? CHO VÍ DỤ MINH HỌA
NHÓM 1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 2PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ
1 242020041 Hà Ngọc Kim Ngân Phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức
2 242020032 Lê Nguyễn Thanh Ngân Phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức
3 242020061 Nguyễn Lê Kiều My Phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức
4 232040079 Tống Thị Gương Ý nghĩa phương pháp luận
5 232040008 Huỳnh Thảo My Ý nghĩa phương pháp luận
6 242020026 Cao Phương Nam Tìm kiếm ví dụ minh họa
7 242020006 Trần Thị Anh Kiều Tìm kiếm ví dụ minh họa
8 242020051 Đinh Thị Khánh Ly Làm Powerpoint
9 242020055 Trần Minh Luân Làm Powerpoint
10 242020044 Trương Thành Lộc Thuyết trình
11 242020009 Hoàng Việt Long Thuyết trình
12 232030039 Trịnh Trần Gia Kiệt Tổng hợp, chỉnh sửa nội dung, làm
file word, in bài, làm câu hỏi củng cố
Trang 3MỤC LỤC
I VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1
1 Vật chất 1
2 Ý thức 1
II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 2
A VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC 2
1 Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức 2
2 Vật chất quyết định nội dung ý thức 2
3 Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức 3
4 Vật chất quyết định sự vận động, phát triển và cũng là điều kiện để hiện thực hóa ý thức 3
B Ý THỨC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TRỞ LẠI VẬT CHẤT 3
III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 4
IV VÍ DỤ MINH HỌA: 5
CÂU HỎI CỦNG CỐ 5
Trang 4I VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1 Vật chất
Quan điểm của MácXit về vật chất:
- “Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
- Vật chất là khái niệm chung nhất của Triết học
- Đầu tiên, vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta luôn nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người Tuy nhiên, trong định nghĩa vật chất của Lênin thì
nó lại là kết quả của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá các thuộc tính, các mối liên
hệ vốn có của sự vật, hiện tượng Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra và không mất đi Do đó không thể đồng nhất các vật chất với một hay một
số dạng có biểu hiện cụ thể của vật chất được
- Thứ hai, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan ở trong hiện thực, bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người "Tồn tại khách quan" chính là thuộc tính cơ bản của vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất Con người có nhận thức được hay không thì vật chất cũng vẫn luôn tồn tại
- Thứ ba, vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người Khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các giác quan thì ý thức chính là sự phản ánh vật chất, còn vật chất lại là cái được ý thức phản ánh
2 Ý thức
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người
và được biểu hiện ra bên ngoài, là tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin,
Trang 5- Ý thức là sự phản ánh vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, có sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo
- Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người được nhận định là các yếu tố tự nhiên là sự bắt nguồn và cũng là nguồn gốc
tự nhiên của ý thức Sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan
là do có sự tác động của thế giới khách quan tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức Như vậy, có thể nhận định một điều rằng sự phản ánh
về thế giới khách quan từ con người được xem là ý thức
- Thứ hai, nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm các nhân tố cơ bản nhất như lao động và ngôn ngữ, nó trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.
Một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người được nhận định là lao động Còn cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức thì chính là ngôn ngữ
II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
- Theo quan điểm của Triết học Mác Lênin: “Vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất”
A VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC
1 Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức
- Vật chất “sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên, ý thức
- một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra
- Vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức
2 Vật chất quyết định nội dung ý thức
- Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan, là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người
Trang 6- Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính
xã hội - lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ảnh Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan Sự phát triển của hoạt động thực tiễn
cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và
độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại
3 Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức
- Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức
4 Vật chất quyết định sự vận động, phát triển và cũng là điều kiện để hiện thực hóa ý thức.
- Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức của con người
B Ý THỨC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TRỞ LẠI VẬT CHẤT
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất Xong, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v để thực hiện mục tiêu của mình Ở đây, ý thức đã thể hiện
sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Trang 7Và ý thức còn có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm thế giới vật chất
- Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới sẽ được phát triển, ngày càng đi lên theo chiều hướng tốt đẹp Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người sẽ đi ngược lại các quy luật khách quan và những hành động đó sẽ có tác động xấu đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan
Chính vì lẽ đó mà ý thức sẽ quyết định được hành động, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại
III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
- Phải tôn trọng tính khách quan
(+) Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Ví dụ: Để trở thành sinh viên 5 tốt cần phải căn cứ vào đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt
(+) Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, trách tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có
(+) Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của
nó Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan
Ví dụ: Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá ý thức, thái độ của sinh viên như đi học đầy đủ, đúng giờ, không mất trật tự, ý thức chuẩn
bị, xây dựng bài, kết quả học tập, Không xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên dựa trên thích hay ghét sinh viên
- Phải phát huy tính năng động chủ quan
Trang 8(+) Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân
tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, ta chủ quan không đội mũ bảo hiểm đúng quy định, phóng nhanh, vượt ẩu sẽ gây ra tai nạn; công nhân lao động sản xuất trên công trường, nhà máy chủ quan không mang bảo hộ lao động, không thắt dây an toàn sẽ dễ xảy ra tai nạn
(+) Phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục
tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
(+) Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện hiện nay
IV VÍ DỤ MINH HỌA:
Ví dụ 1:
- Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông tin còn rất yếu Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba cũng sẽ tốt hơn rất nhiều Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy
Ví dụ 2: “Có thực mới vực được đạo”
- Nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
Ví dụ 3: Ý thức tác động trở lại vật chất:
- Khi ở nhiệt độ 0 độ C thì nước đông thành đá, do đó con người muốn uống nước đá đã cung cấp một nhiệt độ vừa đủ để nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
Trang 9- Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để sau gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn
CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu hỏi 1 Vật chất được định nghĩa như thế nào trong triết học Mác-xít?
A Là sản phẩm của ý thức con người
B Là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức
C Là những cảm giác chủ quan của con người
D Là những hiện tượng vật lý dễ nhận thấy
Đáp án: B
Câu hỏi 2 Ý thức là gì?
A Là sự phản ánh chủ quan về cảm xúc
B Là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người
C Là tổng hợp các hành động vô thức
D Là khả năng cảm nhận thế giới xung quanh
Đáp án: B
Câu hỏi 3 Theo triết học Mác Lênin, vật chất quyết định ý thức như thế nào?
A Ý thức không có mối liên hệ với vật chất
B Vật chất quyết định nội dung, hình thức và sự biến đổi của ý thức
C Ý thức hoàn toàn độc lập với vật chất
D Vật chất chỉ ảnh hưởng đến ý thức trong một số trường hợp
Đáp án: B
Câu hỏi 4 Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua:
A Các giấc mơ của con người
B Hoạt động thực tiễn của con người
C Các tình huống ngẫu nhiên
D Các yếu tố tự nhiên
Đáp án: B
Trang 10Câu hỏi 5 Tại sao cần tôn trọng tính khách quan trong mọi chủ trương
và kế hoạch?
A Để tránh sự phân chia giữa con người và vật chất
B Để đảm bảo các quyết định dựa trên thực tế khách quan và các điều kiện hiện có
C Để tăng cường ý thức chủ quan của con người
D Để dễ dàng đưa ra các quyết định không cần căn cứ
Đáp án: B