Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện Nghiên cứu mô hình phân tích mức tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid điện
Trang 1HÀ NỘI – 2025
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LÊ HUỆ TÀI MINH
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỨC TIÊU HAO
NHIÊN LIỆU CỦA Ô TÔ HYBRID ĐIỆN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Ô TÔ
Trang 2HÀ NỘI – 2025
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LÊ HUỆ TÀI MINH
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỨC TIÊU HAO
NHIÊN LIỆU CỦA Ô TÔ HYBRID ĐIỆN
Ngành: Kỹ thuật ô tô
Mã số: 9520130
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Ô TÔ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quảnêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đề tàinghiên cứu nào khác
Hà Nội, tháng năm 2025
Người hướng dẫn khoa học 1
PGS TS Đàm Hoàng Phúc
Người hướng dẫn khoa học 2
TS Lê Văn Nghĩa
Nghiên cứu sinh
Lê Huệ Tài Minh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
NCS xin trân trọng cảm ơn Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Đào tạo, Trường
Cơ khí, Khoa Cơ khí Động lực, Nhóm chuyên môn Ô tô và xe chuyên dụng đã tạođiều kiện cho NCS thực hiện luận án tại Đại học Bách khoa Hà Nội
NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể hướng dẫn là PGS.TSĐàm Hoàng Phúc và TS Lê Văn Nghĩa, những người hướng dẫn khoa học, đã tậntình giúp đỡ hướng dẫn trong việc định hướng nghiên cứu và phương pháp giảiquyết vấn đề cụ thể đặt ra giúp thực hiện và hoàn thành luận án
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và quý Thầy, Cô Đại học Khoa học và Côngnghệ Hà Nội đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho NCS trongquá trình học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn Câu lạc bộ BK – AUTO đã hỗ trợ, giúp đỡ NCS trong quá trìnhthí nghiệm phục vụ việc hoàn thành luận án
Xin Cảm ơn quý Thầy, Cô, các nhà khoa học trong và ngoài trường đã ủng
hộ và giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu củaNCS
Cuối cùng NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia định và bạn bè, nhữngngười đã luôn động viên khuyến khích giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu vàthực hiện công trình này
Nghiên cứu sinh
Lê Huệ Tài Minh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
TÓM TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5
1.1.Đặt vấn đề 5
1.2.Phương pháp xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ trên ô tô 8
1.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe 21
1.3.1.Yếu tố vận tốc 21
1.3.2.Hiệu quả tái tạo năng lượng 23
1.3.3.Hiệu suất nguồn động lực 28
1.4.Mục tiêu luận án 30
1.5.Đối tượng nghiên cứu 30
1.6.Phạm vi luận án 30
1.7.Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận án 31
Kết luận Chương 1 31
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN LƯỢNG NHIÊN LIỆU TIÊU THỤ CỦA XE HYBRID 33
2.1.Thông số đặc trưng giao thông 33
2.1.1.Chu trình tiêu chuẩn và những hạn chế 33
2.1.2.Phương pháp xác định thông số đặc trưng điều kiện giao thông khu vực 35
2.2.Xây dựng mô hình 40
2.2.1.Công suất tại bánh xe 40
2.2.2.Công suất phanh 41
2.2.3.Công suất hệ thống truyền lực và hệ thống cơ điện 42
2.2.4.Công suất động cơ đốt trong 44
2.2.5.Kết quả tính toán mô hình 45
2.3.Phương pháp xác định các hàm tham số mô hình 46
2.3.1.Hệ số tái tạo năng lượng 47
2.3.2.Hiệu suất ĐCĐT 48
2.3.3.Hiệu suất hệ thống cơ điện 48
2.3.4.Kết luận 54
Kết luận Chương 2 54
Trang 6CHƯƠNG 3 THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM THAM SỐ MÔ HÌNH VÀ KIỂM
CHỨNG MÔ HÌNH 56
3.1.Mục tiêu, yêu cầu và quy hoạch thực nghiệm 56
3.1.1.Mục tiêu và yêu cầu 56
3.1.2.Quy hoạch thực nghiệm 56
3.2.Thiết bị và cấu hình thí nghiệm 62
3.3.Thí nghiệm xác định hàm tham số mô hình 70
3.3.1.Mục đích và quy trình thí nghiệm 70
3.3.2.Yêu cầu và phương pháp xử lý dữ liệu 70
3.3.3.Bộ thông số đặc trưng điều kiện giao thông Hà Nội 82
3.3.4.Tính toán hệ số tái tạo năng lượng 84
3.3.5.Tính toán hiệu suất động cơ đốt trong 89
3.3.6.Tính toán hiệu suất hệ thống cơ điện 94
3.3.7.Kết luận 100
3.4.Thí nghiệm kiểm chứng mô hình 100
3.4.1.Mục đích và quy trình thí nghiệm 100
3.4.2.Trình tự thí nghiệm 101
3.4.3.Kết quả 103
3.4.4.Kết luận 107
Kết luận Chương 3 107
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU VÀ CẮT GIẢM PHÁT THẢI CỦA CHUYỂN DỊCH GIAO THÔNG XANH 108
4.1.Đặt vấn đề 108
4.2.Phương pháp nghiên cứu 110
4.3.Kết quả 114
Kết luận Chương 4 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
DANH MỤC THAM KHẢO 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 128
PHỤ LỤC A – QUY HOẠCH THÍ NGHIỆM 130
PHỤ LỤC B – KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHƯƠNG 3 132
B.1.KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM THAM SỐ MÔ HÌNH 132
B.2.KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH 134
PHỤ LỤC C – BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG QUÃNG ĐƯỜNG DI
CHUYỂNCỦA TÀI XẾ TAXI TRONG NỘI ĐÔ HÀ NỘI 135
PHỤ LỤC D – KẾT QUẢ THỐNG KÊ 136
Trang 7GTVT Giao thông vận tải
TBH Trung bình hóa
ADVISOR Phần mềm mô phỏng động học Advanced Vehicle
SimulatorPSAT Phần mềm mô phỏng động học Power System
Analysis ToolboxANL Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne (Hoa Kỳ)
NREL Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (Hoa
Kỳ)HEV Xe hybrid / Hybrid Electric Vehicle
ICE
Động cơ đốt trongĐCĐT
ĐCĐ Động cơ điện
CTDC Chu trình di chuyển
HTTL Hệ thống truyền lực
PTT Phanh tái tạo
CAN Control Area Network - Mạng điều khiển cục bộ
OBD-II Cổng kết nối máy chẩn đoán (On-board Diagnostics)
MG1 Máy phát 1
MG2 Mô tơ 2
NSX Nhà sản xuất
ACEA Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu
IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy
Agency)NDC Đóng góp do Quốc gia tự quyết định
OEMS Chiến lược quản lý năng lượng tối ưu (Optimal energy
management strategy)IEMS Chiến lược quản lý năng lượng tức thời (Instantaneous
energy management strategy)ĐHBKHN Đại học Bách Khoa Hà Nội
𝑣𝑎𝑣𝑔 Vận tốc trung bình bậc nhất m/s
𝑣𝑖𝑛𝑖𝑡𝑖𝑎𝑙 Vận tốc tại bước tính trước trong lúc giảm tốc m/s
T Thời gian hoàn thành chu trình di chuyển s𝑃̅𝑓 Công suất cản trung bình do các yếu tố môi trường W
Trang 8𝑘𝑡𝑡 Hệ số tái tạo năng lượng
𝑃𝑐 Công suất cản mặt đường tức thời W𝑃̄𝑐 Tổng công suất cản mặt đường và cản khí động trungbình W𝑃̄𝐻𝑇𝑇𝐿−𝑟𝑎 Công suất đầu ra hệ thống truyền lực trung bình W𝑃̅𝐻𝑇𝑇𝐿_𝑡ổ𝑛
𝑡ℎấ𝑡
Công suất tổn thất hệ thống truyền lực trung bình W𝑃̄𝐻𝑇𝑇𝐿−𝑣à𝑜 Công suất đầu vào hệ thống truyền lực trung bình W
𝜂𝐻𝑇𝑇𝐿 Hiệu suất hệ thống truyền lực %
𝑃̄𝑐𝑑_𝑡𝑡 Công suất tổn thất trên hệ thống cơ điện trung bình W𝑃̄𝑝𝑡 Công suất phụ tải trung bình W𝑃̄𝑒 Công suất động cơ đốt trong trung bình W
𝜆 Hệ số quy đổi 01 lít xăng sang năng lượng kWh/l
𝐵 Lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe (Tính theo mô hình) l/100km
FC Nhiên liệu tiêu thụ của xe lít xăng
𝜆 Tỷ lệ quy đổi từ lít xăng sang năng lượng kWh/lít
𝑈𝑝𝑖𝑛 Hiệu điện thế tức thời của pin V
𝐼𝑝𝑖𝑛 Cường độ dòng điện tức thời của pin A
𝑇𝑀𝐺1 Mô men sinh ra tại máy phát MG1 Nm
𝑛𝑀𝐺1 Tốc độ vòng quay của máy phát vòng/phút
𝑇𝑀𝐺2 Mô men sinh ra tại mô tơ MG2 Nm
𝑛𝑀𝐺2 Tốc độ vòng quay của mô tơ MG2 vòng/phút
Trang 9𝑡𝑐𝑑−𝑛ạ𝑝 Tỷ lệ thời gian pin nạp điện trên tổng thời gian hệthống cơ điện hoạt động trên CTDC %
𝑡𝑐𝑑−𝑥ả Tỷ lệ thời gian pin xả điện trên tổng thời gian HT cơđiện hoạt động trên CTDC %
𝑃𝑒 Công suất tức thời của động cơ đốt trong W
𝑛𝑒 Tốc độ vòng tua tức thời của động cơ đốt trong vòng/phút
𝛥𝑣 Chênh lệch vận tốc xe sau và trước khi hoàn thànhCTDC m/s
𝐸𝑡𝑡 Năng lượng tái tạo quy về bánh xe trên 01 CTDC J
𝐸𝑝 Năng lượng phanh yêu cầu tại bánh xe trên 01 CTDC J
𝑣𝑡𝑟 Vận tốc tại bước tính trước đó – trong luận án chọn là1 giây m/s
𝐹𝐶 Nhiên liệu tiêu thụ của xe lấy từ bộ đo nhiên liệu l
𝐹𝐶𝑡đ Nhiên liệu tiêu thụ tương đương của xe (Bao gồm quyđổi điện năng tiêu thụ của hệ thống cơ điện) l
𝛿 Hệ số quy đổi từ điện năng tiêu thụ sang nhiên liệutiêu thụ trên xe hybrid 1%SOCml/
∑ 𝐹𝐶 Nhiên liệu tiêu thụ của ĐCĐT khi pin được sạc từ39,6% lên 47,05% l
S Quãng đường xe hoàn thành chu trình di chuyển km
𝐹𝐶𝑘𝑚 Lượng tiêu thụ nhiên liệu từng mẫu xe taxi trong ngày l/100km
∆SOC Chênh lệch phần trăm dung lượng pin sau và trước khi
𝑆𝑡𝑏 Giá trị trung bình quãng đường taxi di chuyển hằngngày km
𝐹𝐶𝑛𝑔à𝑦 Nhiên liệu tiêu hao trong ngày của toàn bộ taxi l
σ𝐹𝐶 Sai lệch kết quả mô hình và thực nghiệm %
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mức tiêu thụ năng lượng theo ngành tại Việt Nam (2010-2021) [2] 5
Hình 1.2 Mức tiêu thụ năng lượng theo loại phương tiện [3] 5
Hình 1.3 Sự xuất hiện của thông số nhiên liệu tiêu thụ trong vòng đời của xe 6
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các mô hình trong việc thiết kế và đánh giá hiệu năng ô tô [5] 7
Hình 1.5 Trình tự phương pháp thực nghiệm trên xe 9
Hình 1.6 Sơ đồ nghiên cứu của phương pháp mô phỏng backward-facing [8] 10
Hình 1.7 Sơ đồ nghiên cứu của phương pháp mô phỏng forward-facing [8] 10
Hình 1.8 Giao diện của ADVISOR [10] 11
Hình 1.9 Giao diện của FASTSim [12] 12
Hình 1.10 Sơ đồ mô hình xe điện từ ĐHBKHN [13] 13
Hình 1.11 Thu thập dữ liệu theo nghiên cứu của Alberto Diaz Alvarez [15] 14
Hình 1.12 Mô tả phương pháp “Single layer perception” 14
Hình 1.13 Sơ đồ lực trên ô tô để thiết lập cân bằng lực kéo [16] 15
Hình 1.14 Tham số sử dụng trong hai phương pháp 17
Hình 1.15 Trình tự tính toán theo phương pháp TBH 17
Hình 1.16 Bảng tính theo phương pháp TBH trên xe hybrid song song [5] 18
Hình 1.17 Kết quả thí nghiệm của Bo Peng [20] 22
Hình 1.18 Chế độ vận hành khi tăng tốc 23
Hình 1.19 Chế độ vận hành khi phanh tái tạo 23
Hình 1.20 Hệ số phanh tái tạo biến đổi theo gia tốc chậm dần của xe 24
Hình 1.21 Hệ số phanh tái tạo biến đổi theo vận tốc xe 24
Hình 1.22 Mô hình xe hybrid song song trong ADVISOR [33] 28
Hình 1.23 Phương pháp áp dụng thuật toán [33] 28
Hình 1.24 Bản đồ hiệu suất ĐCĐT 29
Hình 1.25 Đặc tính ĐCĐ trong nghiên cứu của W.J Sweeting [34] 29
Hình 1.26 Trình tự nội dung nghiên cứu 32
Hình 2.1 Các chu trình tiêu chuẩn phổ biến 34
Hình 2.2 Minh họa về quá trình xây dựng chu trình 34
Hình 2.3 Cặp chu trình dùng cho kiểm chứng hai thông số đặc trưng về tốc độ xe 36
Hình 2.4 Sơ đồ phương pháp kiểm chứng hai thông số đặc trưng về tốc độ xe 36
Hình 2.5 Kết quả kiểm chứng thông số vận tốc trung bình bậc ba 37
Hình 2.6 Kết quả kiểm chứng thông số vận tốc trung bình 37
Hình 2.7 Các chu trình dùng cho kiểm chứng gia tốc đặc trưng 38
Hình 2.8 Sơ đồ phương pháp kiểm chứng thông số gia tốc đặc trưng 38
Trang 11Hình 2.9 Kết quả kiểm chứng thông số gia tốc đặc trưng 38
Hình 2.10 Chu trình tiêu chuẩn trên đường cao tốc (HWFET) 39
Hình 2.11 Chu trình tiêu chuẩn WLTP 39
Hình 2.12 Sơ đồ phương pháp kiểm chứng thông số đặc trưng trên chu trình tiêu chuẩn 39
Hình 2.13 Kết quả kiểm chứng thông số đặc trưng trên chu trình HWFET 40
Hình 2.14 Kết quả kiểm chứng thông số đặc trưng trên chu trình WLTP 40
Hình 2.15 Sự phân bố công suất tại bánh xe 41
Hình 2.16 Phân chia lại các hệ thống trên xe hybrid 43
Hình 2.17 Dịch chuyển công suất trên HTTL và hệ thống cơ điện 43
Hình 2.18 Phương pháp xác định hàm tham số mô hình 46
Hình 2.19 Cấu trúc hệ thống truyền lực của xe hybrid hỗn hợp [48] 49
Hình 2.20 Chế độ hoạt động khi ĐCĐT khởi động [48] 49
Hình 2.21 Chế độ di chuyển ở vận tốc thấp khi điện tích pin ở mức >39,6% [48] 50 Hình 2.22 Chế độ di chuyển ở vận tốc thấp khi điện tích pin ở mức <39,6% [48] 50 Hình 2.23 Chế độ di chuyển ở vận tốc cao hoặc 100% bàn đạp ga [48] 51
Hình 2.24 Chế độ hoạt động khi xe giảm tốc [48] 51
Hình 2.25 Chế độ hoạt động khi xe lùi [48] 52
Hình 2.26 Đường truyền năng lượng trong hệ thống cơ điện khi pin nạp 53
Hình 2.27 Đường truyền năng lượng trong hệ thống cơ điện khi pin xả 53
Hình 2.28 Sơ đồ và trình tự tính toán mô hình tính toán nhiên liệu tiêu thụ trên xe hybrid 55
Hình 3.1 Kịch bản lộ trình thử nghiệm thực tế 59
Hình 3.2 Sơ đồ lắp đặt hệ thống thiết bị thu thập dữ liệu vận hành xe 62
Hình 3.3 Hình ảnh mô tả cổng OBD-II [51] 63
Hình 3.4 Giao diện phần mềm thu thập dữ liệu của xe 64
Hình 3.5 Tập dữ liệu thu thập về máy tính 64
Hình 3.6 Sơ đồ lắp đặt hệ thống thiết bị đo lượng tiêu thụ nhiên liệu cùa xe 65
Hình 3.7 Giao diện phần mềm thu thập dữ liệu xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ [56] 67
Hình 3.8 Tập dữ liệu thu thập về máy tính 67
Hình 3.9 Sơ đồ lắp đặt toàn bộ các thiết bị thử nghiệm 68
Hình 3.10 Một số hình ảnh thử nghiệm thực tế 69
Hình 3.11 Sơ đồ tổng hợp quá trình xử lý số liệu 72
Hình 3.12 Dữ liệu về ĐCĐT và nhiên liệu tiêu thụ sau 01 lần chạy trên 01 chu trình theo kịch bản nội đô thấp điểm 73
Trang 12thấp điểm 86 Hình 3.24 Quan hệ giữa hệ số tái tạo năng lượng và thông số đặc trưng 88 Hình 3.25 Dữ liệu được xử lý để tính hiệu suât động cơ đốt trong trên chu trình nộiđô
thấp điểm 90 Hình 3.26 Quan hệ giữa hiệu suất ĐCĐT và thông số đặc trưng 92 Hình 3.27 Đường đặc tính ĐCĐT chạy chu trình Atkinson trên xe hybrid [58] 93 Hình 3.28 Quan hệ giữa thông số đặc trưng điều kiện giao thông và thời gian ĐCĐThoạt động ở vòng tua hiệu quả 93Hình 3.29 Dữ liệu được xử lý để tính hiệu suất hệ thống cơ điện khi pin nạp trên chutrình nội đô thấp điểm 95 Hình 3.30 Dữ liệu được xử lý để tính hiệu suất hệ thống cơ điện khi pin xả trên chutrình nội đô thấp điểm 96Hình 3.31 Quan hệ giữa tỷ lệ thời gian pin nạp điện và thông số đặc trưng điều kiệngiao thông Hà Nội 98 Hình 3.32 Quan hệ giữa tỷ lệ thời gian pin xả điện và thông số đặc trưng điều kiệngiao thông Hà Nội 98
Trang 13Hình 3.33 Biểu đồ mối quan hệ giữa hiệu suất hệ thống cơ điện và thông số đặc trưng
99
Hình 3.34 Trình tự thí nghiệm kiểm chứng mô hình 101
Hình 3.35 Kết quả kiểm chứng mô hình bằng thực nghiệm 106
Hình 4.1 Lượng phát thải theo từng lĩnh vực 108
Hình 4.2 Quy mô thị trường taxi Việt Nam [70] 109
Hình 4.3 Quy trình xác định thông số đặc trưng giao thông khu vực khảo sát 110
Hình 4.4 Sơ đồ và trình tự tính toán mô hình trên xe thuần ĐCĐT 112
Hình 4.5 Áp dụng mô hình vào hai mẫu xe khảo sát 113
Hình 4.6 Khả năng tiết kiệm nhiên liệu khi chuyển dịch sang taxi hybrid 117
Hình 4.7 Khả năng giảm phát thải khí CO 2 khi chuyển sang taxi hybrid .117
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Sai số theo phương pháp “Single layer perception” 15
Bảng 1.2 Sai lệch giữa ADVISOR và phương pháp TBH trên chu trình NEDC [5]
19
Bảng 1.3 Tiêu chí mô tả phương pháp tính toán năng lượng xe 19
Bảng 1.4 Đặc điểm từng phương pháp tính toán năng lượng 20
Bảng 2.1 Mô tả về thông số đặc trưng điều kiện giao thông khu vực 35
Bảng 2.2 Thông số các chu trình khảo sát 38
Bảng 2.3 Thông số đặc trưng CTDC HWFET 39
Bảng 2.4 Thông số đặc trưng CTDC WLTP 39
Bảng 2.5 Ví dụ tính toán công suất trung bình cho xe hybrid điện cho 01 chu trình 45
Bảng 2.6 Phân chia chế độ hoạt động trên xe hybrid theo tình trạng pin 52
Bảng 3.1 Thông tin về chu trình thử nghiệm 59
Bảng 3.2 Bảng tra hệ số Student-Fischer [50] 60
Bảng 3.3 Tra cứu số lần thí nghiệm [50] 60
Bảng 3.4 Kết quả xác định số lần thí nghiệm cần thiết 61
Bảng 3.5 Yêu cầu về thiết bị và dữ liệu thí nghiệm 62
Bảng 3.6 Hình ảnh và tính năng của bộ chuyển đổi dữ liệu GTS TIS3 OTC [52]
63Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật máy tính laptop thu thập dữ liệu 64
Bảng 3.8 Danh mục dữ liệu có thể trích xuất từ cổng OBD-II [54] 65
Bảng 3.9 Thông số kỹ thuật bộ đo nhiên liệu Kistler DFL-3x-5bar [55] 66
Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật bộ xử lý tín hiệu [55] 66
Bảng 3.11 Thông số thí nghiệm xe khảo sát 70
Bảng 3.12 Thông số đặc trưng điều kiện giao thông Hà Nội của 32 lần thí nghiệm 82
Bảng 3.13 Kết quả hệ số tái tạo năng lượng của 32 lần thí nghiệm 87
Bảng 3.14 Kết quả hiệu suất ĐCĐT của 32 lần thí nghiệm 91
Bảng 3.15 Kết quả 32 lần thí nghiệm xác định hiệu suất hệ thống cơ điện 97
Bảng 3.16 Yêu cầu về thiết bị và dữ liệu cần thu thập cho phần việc quy đổi năng lượng điện thành nhiên liệu tương đương 102
Bảng 3.17 Thông tin cơ bản thí nghiệm kiểm chứng mô hình 103
Bảng 3.18 Yêu cầu về thiết bị và dữ liệu cần thu thập cho phần việc kiểm chứng
môhình 103
Bảng 3.19 Quy đổi từ điện năng tiêu thụ sang nhiên liệu tiêu thụ trên xe hybrid
104Bảng 4.1 Thông số cơ bản xe khảo sát [72] 111
Trang 15Bảng 4.2 Thông số đặc trưng CTDC nội đô Hà Nội 114
Bảng 4.3 Kết quả áp dụng mô hình trên xe Toyota Corolla Cross 1.8V 115
Bảng 4.4 Kết quả áp dụng mô hình trên xe Toyota Corolla Cross 1.8HV 116
Bảng A.1 Kết quả xác định số lần thí nghiệm tối thiểu để kết quả đạt xác suất tin
cậy( β = 0,9) 130
Bảng D.2 Quãng đường taxi di chuyển trong ngày 136
Trang 16mô hình tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe hybrid điện hỗn hợp, kết hợp vớicác phương pháp quy đổi sang lượng phát thải nhà kính, để đánh giá hiệu quả vậnhành của xe hybrid điện hỗn hợp trong điều kiện giao thông Hà Nội.
Các nghiên cứu trước đây về mô hình tính toán nhiên liệu thường dựa trêncác điều kiện tiêu chuẩn, chưa phản ánh đầy đủ việc di chuyển thực tế của xe và sựbiến đổi của điều kiện giao thông khu vực Do đó, luận án đề xuất mô hình tính toánlượng nhiên liệu tiêu thụ của xe hybrid điện, có tính đến các đặc trưng giao thôngcủa Hà Nội thông qua việc xác định các thông số đặc trưng cho điều kiện giao thôngtại đây Các tham số của mô hình cần được biểu diễn thành hàm tham số biến đổitheo đặc trưng giao thông Hà Nội, không còn là các giá trị tức thời Mô hình đề xuất
sẽ giúp tăng tính tiện lợi, giảm đáng kể thời gian tính toán và phù hợp với các bàitoán khảo sát quy mô rộng về hiệu quả vận hành của xe hybrid điện trong một khuvực cụ thể
Để nâng cao độ tin cậy của mô hình thông qua việc xác định các hàm tham
số theo đặc trưng điều kiện giao thông khu vực, trong luận án đã trình bày phươngpháp thí nghiệm để xác định các hàm phụ thuộc này Quy mô thí nghiệm được triểnkhai để đảm bảo kết quả thí nghiệm có độ tin cậy 90% trên các kịch bản thí nghiệm
đã lựa chọn Sai số lượng nhiên liệu tiêu thụ khi tính toán bằng mô hình và xác địnhbằng thực nghiệm dưới 10% đã khẳng định tính chính xác của mô hình đề xuất
Luận án đã áp dụng mô hình được kiểm chứng để đánh giá hiệu quả tiết kiệmnhiên liệu và cắt giảm khí CO2 của sự chuyển đổi taxi truyền thống sang taxi hybridđiện trong khu vực giả định tại nội đô thành phố Hà Nội với 1.000 taxi lưu thông.Các kịch bản di chuyển đặc trưng cho khu vực được xây dựng, và từ đó tính toánđược vùng thông số đặc trưng điều kiện giao thông khu vực khảo sát để làm đầu vàocho mô hình Lượng nhiên liệu tiêu thụ được tính toán quy đổi tương đương nhờ ápdụng mô hình đã xây dựng Sau đó, kết hợp với quãng đường di chuyển hàng ngàycủa từng xe thu được qua việc khảo sát thực tế, có thể tính toán được lượng tiêu thụnhiên liệu cho từng xe và lượng phát thải khí CO2 Những kết quả tính toán thuđược có thể sử dụng để xây dựng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đánhgiá hiệu quả vận hành của xe hybrid điện cho người dùng, và cải tiến thiết kế xe
Trang 172hybrid điện phù hợp với điều kiện giao thông cụ thể.
Trang 18MỞ ĐẦU
Xe hybrid điện ngày càng phổ biến tại Việt Nam nhờ ưu điểm tiết kiệm nhiênliệu, giảm phát thải khí nhà kính so với xe ô tô truyền thống sử dụng thuần động cơđốt trong và không cần hạ tầng trạm sạc phức tạp như xe thuần điện Tuy nhiên,hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá diện rộng về lợi ích của xe hybrid điệnđối với giao thông vận tải tại Việt Nam, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn như Hà Nội
Do đó, cần thiết phải phát triển một mô hình tính toán lượng tiêu thụ nhiên liệunhanh chóng, đơn giản và tin cậy, có thể áp dụng để đánh giá diện rộng với sốlượng xe lớn, phù hợp với điều kiện giao thông tại Hà Nội, nhằm đánh giá chính xáchiệu quả mà xe hybrid điện đem lại cho giao thông khu vực
Trong việc xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe hybrid điện, yếu tố dichuyển đóng vai trò quan trọng Các phương pháp hiện tại thường xây dựng môhình dựa trên điều kiện tiêu chuẩn, chưa phản ánh đầy đủ điều kiện vận hành của xetrong một khu vực giao thông cụ thể Vì vậy, để tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụcủa xe hybrid điện trong điều kiện giao thông Hà Nội, luận án xây dựng mô hìnhtính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ ô tô có kể đến các yếu tố vận hành đặc trưng Cácyếu tố vận hành này bao gồm vận tốc, gia tốc và các hiệu suất thành phần (hệ số táitạo năng lượng, hiệu suất động cơ đốt trong và hiệu suất hệ thống cơ điện), thể hiện
sự biến đổi của xe trong điều kiện vận hành và tương quan với tiêu hao năng lượng.Luận án tập trung vào lựa chọn các chỉ số liên quan đến vận tốc và gia tốc để đặctrưng cho điều kiện giao thông Hà Nội, và các hiệu suất thành phần (bao gồm hệ sốtái tạo năng lượng, hiệu suất động cơ đốt trong và hiệu suất hệ thống cơ điện) đểđặc trưng cho vận hành của xe trong khu vực khảo sát
Hiện nay, nhiều phương pháp đã được sử dụng để xác định lượng nhiên liệutiêu thụ của xe, trong đó phương pháp trung bình hóa tham số (TBH) là phươngpháp đơn giản nhất Tuy nhiên, điều kiện giao thông Hà Nội biến đổi ngẫu nhiên, vàcho đến nay chưa có nghiên cứu nào ứng dụng phương pháp TBH để tính toánlượng nhiên liệu tiêu thụ của xe thay đổi theo điều kiện giao thông khu vực Do đó,luận án sẽ tập trung nghiên cứu mô hình tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ của xehybrid điện theo phương pháp TBH, có phản ánh điều kiện giao thông Hà Nội, bằngcách đặc trưng hóa điều kiện giao thông khu vực bằng các thông số đặc trưng vàhàm hóa các yếu tố kỹ thuật vận hành của xe phụ thuộc theo các thông số đặc trưngđiều kiện giao thông này Để triển khai phương pháp, cấu hình xe hybrid điện loạihỗn hợp được chọn vì đây là cấu hình phức tạp nhất, bao gồm cả việc sử dụng nănglượng hóa thạch và năng lượng điện để vận hành xe
Trang 19Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm
để xây dựng mô hình tính toán lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe hybrid điện hỗnhợp, cụ thể như sau:
+ Quá trình xây dựng mô hình bắt đầu bằng việc đề xuất bộ thông số đặctrưng cho điều kiện giao thông Hà Nội, đại diện cho hành vi tăng giảm tốc độ vàvận hành của ô tô trong một điều kiện môi trường cụ thể của khu vực khảo sát
+ Luận án đề xuất phân chia các thành phần trên xe hybrid điện loại hỗn hợpthành các hệ thống theo hai chế độ hoạt động đơn giản hơn: Khi pin nạp điện và xảđiện Theo đó, toàn bộ pin, bộ chuyển đổi điện, động cơ điện và bộ bánh răng hànhtinh là hệ thống cơ điện, còn trục các đăng, truyền lực chính và các bán trục thuộc
hệ thống truyền lực Mô hình sẽ tính toán ngược dòng năng lượng từ bánh xe đếnnguồn năng lượng, từ đó quy đổi sang lượng tiêu thụ nhiên liệu và lượng phát thải
CO2
+ Nghiên cứu thực nghiệm trong luận án được thực hiện tại Phòng thínghiệm ĐLH ô tô (Nhà khung – Đại học Bách Khoa Hà Nội) và trên các cungđường thực tế tại Hà Nội đối với xe hybrid điện loại hỗn hợp Mục tiêu đầu tiên làxác định hàm tham số mô hình và biểu diễn chúng phụ thuộc vào các thông số đặctrưng điều kiện giao thông Hà Nội Sau đó, tiếp tục thực nghiệm để kiểm chứng vàđánh giá độ tin cậy của kết quả tính toán sau khi áp dụng các hàm tham số mô hìnhđược xác định qua thực nghiệm nêu trên
+ Nghiên cứu ứng dụng mô hình trong đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổitaxi truyền thống sang taxi hybrid điện theo hai khía cạnh: Mức tiết kiệm nhiên liệu
và mức giảm phát thải khí CO2 Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là thực hiệnkhảo sát thực tế quãng đường di chuyển trung bình của tài xế taxi trong ngày tại HàNội, kết hợp với các hệ số quy đổi, giúp đưa ra kết quả biện luận về hiệu quảchuyển dịch từ taxi truyền thống sang taxi hybrid điện
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ứng dụng phương pháp trung bìnhhóa tham số để thiết lập mô hình tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe hybridđiện loại hỗn hợp phụ thuộc vào đặc trưng điều kiện giao thông cụ thể, đơn giảnnhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy Phương pháp thực nghiệm để xác định hàm tham sốgiúp cho kết quả tính toán bằng mô hình chính xác hơn Quá trình tính toán lượngtiêu thụ nhiên liệu cho xe hybrid điện loại hỗn hợp được thực hiện thông qua thựcnghiệm, có bao gồm quy đổi chênh lệch dung lượng pin trong quá trình thử nghiệmthành lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương Mô hình đã xây dựng được ứng dụng
để đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch xanh trong lĩnh vực taxi, có khả năng cungcấp nhiều số liệu có ý nghĩa cho các nhà làm chính sách năng lượng Luận án có thể
Trang 205làm tài liệu tham khảo cho các nhà sản xuất ô tô trong quá trình cải tiến hoặc thiếtkế
Trang 21mới nhằm tối ưu cấu hình xe hybrid điện loại hỗn hợp về tiêu thụ nhiên liệu Ngoài
ra các nội dung nghiên cứu trong luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu,giảng dạy tại các trường Đại học và trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật ô tô
Những kết quả mới của luận án: Luận án đã trình bày và phân tích cácphương pháp tính toán lượng tiêu thụ nhiên liệu cho xe hybrid điện loại hỗn hợptrên các chu trình di chuyển và các yếu tố ảnh hưởng đến thông số này, từ đó lựachọn được phương pháp trung bình hoá tham số (TBH) phù hợp cho việc xây dựng
mô hình Các thông số đặc trưng cho điều kiện giao thông Hà Nội được phân tích vàlựa chọn phù hợp về mặt năng lượng tiêu hao của xe hybrid điện loại hỗn hợp, vàđây cũng là đầu vào cho mô hình tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ trên xe đã đượcxây dựng theo phương pháp TBH Việc xác định các tham số của mô hình bằngthực nghiệm, biểu diễn thành hàm tham số phụ thuộc vào bộ thông số đặc trưngđiều kiện giao thông Hà Nội với độ tin cậy cao (R-bình phương hiệu chỉnh lớn hơn0,8) giúp cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của mô hình xây dựng theo phươngpháp TBH, đạt được sai số dưới 10% Cuối cùng, luận án đã trình bày việc áp dụng
mô hình để đánh giá hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và cắt giảm khí nhà kính CO2 của
sự chuyển đổi taxi truyền thống sang taxi hybrid điện trong khu vực giả định tại nội
đô thành phố Hà Nội với 1.000 taxi lưu thông Kết quả cho thấy sự chuyển dịch1.000 taxi truyền thống sang taxi hybrid điện giúp tiết kiệm 4,1 triệu lít xăng vàgiảm thiểu tới 9,87 triệu kg CO2 mỗi năm trong nội đô Hà Nội
Trang 221.1 Đặt vấn đề
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Thế giới đang trải qua sự gia tăng dân số nhanh chóng, kéo theo nhu cầu về ô
tô cũng tăng lên Trên thực tế, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính nhu cầunăng lượng vận tải toàn cầu tăng trung bình 1,6% hàng năm trong khoảng thời gian2007–2030 [1] Tại Việt Nam, theo số liệu từ IEA mô tả trên Hình 1.1, những nămgần đây, mức tiêu thụ năng lượng của ngành GTVT đã vượt qua ngành năng lượngdân dụng để đạt đến vị trí thứ hai sau ngành công nghiệp
Hình 1.1 Mức tiêu thụ năng lượng theo ngành tại Việt Nam (2010-2021) [2]
Trong lĩnh vực GTVT, dữ liệu năng lượng Việt Nam năm 2020 từ Chươngtrình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Hình 1.2 cho thấyphương tiện giao thông đường bộ chiếm phần lớn trong mức tiêu thụ năng lượngcủa ngành Những dữ liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triểnphương pháp xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ của ô tô một cách nhanh chóng vàchính xác, để từ đó đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành GTVT
Hình 1.2 Mức tiêu thụ năng lượng theo loại phương tiện [3]
Lượng tiêu thụ nhiên liệu là tham số quan trọng trong phân tích tính kinh tế,môi trường và kỹ thuật của ô tô Lượng tiêu thụ nhiên liệu trực tiếp đánh giá chi phí
Trang 23năng lượng, quãng đường di chuyển, mức độ phát thải và gián tiếp xác định chi phíban đầu và hiệu năng của xe.
Hình 1.3 mô tả sự xuất hiện của yếu tố nhiên liệu tiêu thụ trong vòng đời của
xe Ngay từ khâu thiết kế xe, nhà sản xuất đã phải cân đối giữa khối lượng, kíchthước, hiệu suất các thành phần với lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe Nhà sản xuấtluôn tìm cách tối ưu các tham số này nhằm tìm ra cấu hình xe tiêu thụ ít nhiên liệunhất nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố về hiệu năng Cho đến khi xe hoàn thiện và đếntay người dùng thì nhiên liệu tiêu thụ vẫn là mối quan tâm lớn, vì nó trực tiếp xácđịnh một phần lớn trong tổng chi phí sử dụng xe Đối với nhà quản lý, xe càng tiêuthụ nhiều nhiên liệu thì nhìn chung lượng phát thải khí nhà kính càng nhiều, do đóquản lý lượng tiêu thụ nhiên liệu đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệmôi trường ở tầm quốc gia Nhà quản lý luôn yêu cầu nhà sản xuất xe dán nhãn tiêuthụ nhiên liệu/năng lượng và phát thải để phù hợp với các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩnban hành tại từng quốc gia, nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh nănglượng quốc gia Như vậy, lượng tiêu thụ nhiên liệu luôn là một tham số quan trọng
mà nhà sản xuất luôn tìm cách xác định từ lúc thiết kế sản xuất đến khi đưa ra thịtrường
Hình 1.3 Sự xuất hiện của thông số nhiên liệu tiêu thụ trong vòng đời của xe
Lượng tiêu thụ nhiên liệu của ô tô có một vai trò quan trọng không chỉ trongviệc quản lý chi phí vận hành mà còn trong việc giảm thiểu tác động môi trường.Việc cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu của xe hơi giúp giảm lượng khí thải CO2,
từ đó hạn chế sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Theo IEA, xe cá nhân và xetải nhẹ chiếm hơn 25% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu và khoảng 10% lượng phát thải
CO2 liên quan đến năng lượng vào năm 2022 [4] Điều này cho thấy rằng việc tăngcường tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện giao thông hạngnhẹ là cần thiết để phù hợp với Kịch bản Phát thải ròng bằng không vào năm 2050
Như vậy, phát triển phương pháp thiết lập mô hình xác định lượng nhiên liệu
Trang 24tiêu thụ của xe là nhu cầu thiết yếu trong xã hội Việc có một mô hình xác địnhlượng
Trang 25nhiên liệu tiêu thụ của xe hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà sản xuất, nhà quản
lý và người dùng Ví dụ như mô tả trên Hình 1.4, dựa trên thông số kỹ thuật của xe
và chu trình di chuyển, mô hình dễ dàng tính toán thông số đầu ra về nhiên liệu vàquy đổi sang mức phát thải khí CO2 Đây là những thông số rất giá trị cho nhà quản
lý và người dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng của xe Bên cạnh đó, những thông
số đầu ra này lại được nhà sản xuất sử dụng để xác định lại hiệu suất sử dụng nănglượng và cân đối lại khối lượng các thành phần của xe, nhằm giảm khối lượng màvẫn đảm bảo hiệu suất Tổng khối lượng cuối cùng của xe sau khi cân bằng tiếp tụcđược dùng để tính công suất và năng lượng thành phần, từ đó sẽ đặt ra yêu cầu bàitoán tối ưu hóa cấu hình xe ngay từ khâu thiết kế Như vậy, mô hình xác định nhiênliệu tiêu thụ là mắt xích quan trọng trong thiết kế, sử dụng và quản lý ô tô Việcphát triển một mô hình xác định nhiên liệu tiêu thụ của xe sẽ giúp các nhà hoạchđịnh chính sách năng lượng dễ dàng đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện giaothông trên quy mô lớn và trong các điều kiện giao thông cụ thể Từ đó, họ có thểnhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện môi trường và năng
lượng trong ngành GTVT
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các mô hình trong việc thiết kế và đánh giá hiệu năng ô tô [5]
Nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và triển khai để xây dựng mô hìnhxác định lượng nhiên liệu tiêu thụ của ô tô Tuy nhiên, điểm chung của các phươngpháp này là phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vận hành trong quá trình di chuyển.Điều này dẫn đến việc để áp dụng được các phương pháp tính toán lượng nhiên liệutiêu thụ, cần phải xây dựng mô hình xe trong các điều kiện tiêu chuẩn cụ thể, dẫn
Trang 26đến kết quả tính toán năng lượng không phù hợp với việc di chuyển thực tế của xe.
Trang 27Trong báo cáo thuộc dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nướcChâu Á – Hợp phần Việt Nam” [6], nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu về số lượng xe
ô tô con dưới 9 chỗ đăng ký mới tại Việt Nam theo từng kiểu/loại từ năm 2016 đến
2020, do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố Họ kết hợp dữ liệu này với thông tin
về mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của các nhà sản xuất để tính toán mức tiêu thụnhiên liệu trung bình (l/100km) của các loại xe Phương pháp này có độ tin cậy cao
và giúp xây dựng bức tranh tổng quát về mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của ô tô.Tuy nhiên, để kết quả chính xác hơn, dữ liệu về mức tiêu hao nhiên liệu cần phảnánh đúng điều kiện giao thông tại từng khu vực cụ thể
Do đó, cần phương pháp để xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ của ô tô phùhợp với các điều kiện giao thông thực tế từng khu vực cụ thể, bằng cách sử dụngcác yếu tố di chuyển Yếu tố di chuyển thể hiện sự thay đổi trong điều kiện vậnhành của xe và hành vi lái, thường biểu hiện qua vận tốc, gia tốc hoặc các thông sốđặc trưng cho sự thay đổi vận hành của xe và hành vi lái trong khu vực giao thông
cụ thể Các yếu tố di chuyển này liên quan mật thiết đến lượng nhiên liệu tiêu thụcủa xe
Tại Việt Nam, xe hybrid điện loại hỗn hợp ngày càng phổ biến với nhiềumẫu xe mới trên thị trường Những xe này không chỉ tiết kiệm nhiên liệu và giảmphát thải hơn so với xe xăng truyền thống, mà còn không cần hạ tầng trạm sạc.Quan trọng hơn, người dùng vẫn giữ được cảm giác lái quen thuộc [7] Đặc biệt, ởkhu vực nội đô Hà Nội, xe hybrid điện hỗn hợp rất phù hợp do hạ tầng trạm sạc cònthiếu và các nhà sản xuất xe điện chưa có ý định chia sẻ trạm sạc với các hãng đốithủ Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của xe hybrid điện hỗnhợp đối với giao thông nội đô Hà Nội, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ taxi
Từ những vấn đề nêu trên, luận án sẽ tập trung nghiên cứu mô hình tính
toán lượng tiêu thụ nhiên liệu của xe hybrid điện hỗn hợp, phù hợp với đặc trưng điều kiện giao thông nội đô Hà Nội Phương pháp sử dụng để xây dựng mô
hình sẽ được phân tích và lựa chọn trong mục 1.2 nhằm đảm bảo tính đơn giản,thuận tiện trong việc áp dụng Mô hình phát triển trong luận án sẽ được ứng dụng đểđánh giá hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và cắt giảm phát thải CO2 khi chuyển đổi mộtnhóm xe taxi truyền thống (gồm 1.000 xe) sang xe hybrid điện hỗn hợp, khảo sáttrong điều kiện giả định tại nội đô thành phố Hà Nội, với kết quả trình bày trongChương 4
1.2 Phương pháp xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ trên ô tô
Hiện nay có 05 phương pháp chính để tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ ô tô.a) Thực nghiệm
Trang 28Phương pháp thực nghiệm để đo lường lượng nhiên liệu tiêu thụ của ô tô làmột lĩnh vực quan trọng, giúp các nhà sản xuất và người tiêu dùng hiểu rõ hơn vềhiệu quả nhiên liệu của phương tiện Phương pháp này có thể bao gồm việc theo dõimức tiêu thụ nhiên liệu trong điều kiện lái xe thực tế như trên Hình 1.5 Việc đánhgiá này không chỉ giúp cải thiện thiết kế xe để tăng cường hiệu quả năng lượng màcòn hỗ trợ người tiêu dùng trong việc lựa chọn xe có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp,qua đó góp phần vào việc bảo vệ môi trường và giảm chi phí vận hành Đối với cácnhà sản xuất, việc áp dụng các tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu cũng là một phần củatrách nhiệm xã hội doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố cạnh tranh trên thịtrường quốc tế Đặc biệt, trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cácquy định nghiêm ngặt về mức tiêu thụ nhiên liệu, việc nắm vững và áp dụng cácphương pháp thực nghiệm chính xác là hết sức cần thiết Điều này không chỉ giúpđảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn tạo dựng uy tín và niềm tin nơi người tiêu dùng.
Hình 1.5 Trình tự phương pháp thực nghiệm trên xe
Thực nghiệm có thể được tiến hành trên bệ thử công suất và trên cung đườngthực tế để xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ của một cấu hình xe cụ thể Kết quảthực nghiệm có độ chính xác và độ tin cậy cao Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏinhà nghiên cứu phải có đầy đủ thiết bị để thu thập thông số vận hành, với chi phíđầu tư lớn Công tác chuẩn bị, tiến hành thí nghiệm và xử lý số liệu đòi hỏi nhiềuchuyên gia có chuyên môn cao về ô tô tham gia và giám sát, gây nhiều khó khăncho nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp này chỉ áp dụng với số lượng nhỏ cácloại xe, gây khó khăn cho việc xây dựng mô hình
Trang 29b) Mô phỏng
Mô phỏng trong lĩnh vực ô tô là việc sử dụng các mô hình toán học và phầnmềm để tái tạo và phân tích các hoạt động của các hệ thống trên xe trong nhiều điềukiện chuyển động, nhằm dự đoán hoặc đánh giá hiệu năng của xe Theo nghiên cứucủa tác giả P Pettersson [8], mô phỏng ô tô được phân loại thành hai nhóm chung:
mô phỏng forward-facing và mô phỏng backward-facing Hình minh họa sơ đồ tínhtoán của hai phương pháp được tác giả thể hiện trên Hình 1.6 và Hình 1.7
- Mô phỏng backward-facing (Hình 1.6) coi vận tốc di chuyển thực tế là vận
tốc mục tiêu Áp dụng định luật II Newton, lực kéo cần thiết tại bánh xe được tínhtheo vận tốc mục tiêu Từ bánh xe, phương pháp này tính ngược dòng theo đườngtruyền công suất, từ bánh xe qua HTTL, đến động cơ rồi đến nguồn năng lượng đểtính toán năng lượng đầu vào cần để sinh ra đủ lực kéo tại bánh xe
Hình 1.6 Sơ đồ nghiên cứu của phương pháp mô phỏng backward-facing [8]
- Mô phỏng forward-facing (Hình 1.7) cũng coi vận tốc di chuyển thực tế là
vận tốc mục tiêu, nhưng thông số này đi qua mô hình người lái Người lái điềukhiển bàn đạp ga/phanh để đạt được tốc độ mục tiêu Vị trí bàn đạp ga/phanh đượcchuyển đổi thành mô men xoắn cung cấp bởi động cơ (và/hoặc mô tơ) và tỷ lệ sửdụng năng lượng Sau đó, quá trình tính toán sẽ tiếp tục xuôi dòng từ nguồn nănglượng đến bánh xe để xác định tốc độ đầu ra/mô-men xoắn/công suất của từng thànhphần, từ đó tính toán tốc độ xe và vị trí xe mới, tốc độ và vị trí này được đưa trở lại
mô hình người lái và so sánh với vận tốc mục tiêu
Hình 1.7 Sơ đồ nghiên cứu của phương pháp mô phỏng forward-facing [8]
Trang 30Cả hai phương pháp mô phỏng được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và
kỹ thuật, tuy nhiên mỗi phương pháp lại được ứng dụng chủ yếu với những vấn đềriêng:
- Mô phỏng backward-facing thường được dùng để xử lý các vấn đề về điều
khiển hoặc nghiên cứu cấu hình xe tối ưu Ví dụ như trong nghiên cứu của ToheedGhandriz [9] về phát triển chiến lược quản lý năng lượng tối ưu (OEMS) trên xeplug- in hybrid, dựa trên dữ liệu vận tốc theo thời gian và phương trình trạng tháicác động cơ, tác giả đã xây dựng mô hình backward-facing tính toán lực kéo cầnthiết tại bánh xe, rồi tính ngược dòng lên công suất tại các động cơ Từ giá trị côngsuất các động cơ, tác giả quy đổi sang chi phí nhiên liệu tiêu thụ tương đương và sosánh kết quả khi có và không áp dụng chiến lược tối ưu Phương pháp này giúpđánh giá hiệu quả của chiến lược OEMS so với chiến lược quản lý năng lượng tứcthời (IEMS) với các dải kích thước pin khác nhau
Hình 1.8 Giao diện của ADVISOR [10]
Một ví dụ cho mô hình backward-facing là công cụ ADVISOR (AdvancedVehicle Simulator) do Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Hoa Kỳ hỗ trợ Giaodiện sử dụng của phần mềm được thể hiện ở Hình 1.8
Đại học Công nghệ Đồng Nai có công bố nghiên cứu về ứng dụng phần mềmADVISOR trong việc khảo sát khả năng vận hành của xe Toyota Prius trên điềukiện giao thông tại Việt Nam theo tiêu chí lượng nhiên liệu tiêu thụ và phát thải[11] Bằng cách thay đổi các thông số cơ bản của xe như giảm công suất động
Trang 31cơ đốt trong
Trang 32(ĐCĐT) và động cơ điện (ĐCĐ) đến giá trị tối ưu, lượng tiêu thụ nhiên liệu giảm0,4 l/100km.
- Mô phỏng forward-facing phổ biến trong việc dự đoán ảnh hưởng của điều
kiện môi trường, tác động của người lái đến hiệu năng xe, hay đánh giá hiệu năngcủa từng thành phần trên xe Ngoài ra, do thường xuyên hoạt động ở trường hợp bànđạp ga ở vị trí tối đa, mô phỏng forward-facing cũng phù hợp khi tính toán gia tốctối đa Ví dụ điển hình cho phương pháp này là mô hình FASTSim (FutureAutomotive Systems Technology Simulator) – một công cụ phân tích hệ thốngtruyền lực của xe được hỗ trợ bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ [12] Hình 1.9 mô tả giaodiện xử lý dữ liệu của FASTSim
Hình 1.9 Giao diện của FASTSim [12]
FASTSim được xây dựng đơn giản dễ tiếp cận để so sánh hệ thống truyềnlực và ước tính tác động của các cải tiến công nghệ đối với hiệu suất, tính kinh tếnhiên liệu, thời lượng pin Dữ liệu đầu vào cho hầu hết các loại xe hạng nhẹ có thể
là được nhập tự động Những đầu vào đó có thể được sửa đổi để phù hợp với từngloại xe khác nhau Tại mỗi bước thời gian, FASTSim tính đến lực cản, gia tốc, lựccản lăn, hiệu suất của từng bộ phận hệ thống truyền lực, công suất và phanh tái sinh.Kết quả tính toán của mô hình dựa trên các phương trình động lực học của xe đểxây dựng Tuy nhiên, nhược điểm là việc thay đổi các thông số đặc trưng để đánhgiá hiệu quả sử dụng nhiên liệu của xe còn nhiều hạn chế và tốc độ tính toán kháchậm do quá trình tính toán được tiến hành theo thời gian
ĐHBKHN còn có nhóm nghiên cứu động lực học ô tô của Nhóm chuyênmôn Ô tô và xe chuyên dụng với nhiều công bố về mô hình ước tính năng lượng vàlượng nhiên liệu tiêu thụ của xe điện và xe hybrid Nhóm đã công bố bài báo về môhình động lực học ô tô điện theo phương pháp forward-facing (mô tả trên Hình1.10) với sai số khoảng 4,5% theo tiêu chí năng lượng tái tạo khi so sánh với bộ dữliệu công bố bởi AVT lab (The Advanced Vehicles and Infrastructure Team – Hoa
Trang 33Kỳ) [13].
Trang 34Mô hình này được ứng dụng trong đánh giá hiệu quả năng lượng của các chiến lượcphanh khác nhau (chiến lược phanh tối ưu lực phanh tái tạo hoặc chiến lược phanhtối ưu hiệu quả phanh).
Hình 1.10 Sơ đồ mô hình xe điện từ ĐHBKHN [13]
Điểm yếu chính của hai loại mô phỏng là tốc độ Việc tính toán công suất hệthống truyền lực dựa trên các trạng thái của xe, bao gồm tốc độ của các thành phần
hệ thống, được thực hiện bằng sơ đồ tích hợp bậc cao với các bước thời gian nhỏ.Điều này dẫn đến việc tiêu tốn nhiều thời gian để có kết quả, dù kết quả mô phỏngkhá ổn định và chính xác Phương pháp mô phỏng chỉ chính xác và phù hợp vớitừng loại xe cụ thể, thiếu tính linh hoạt với bối cảnh giao thông từng vùng
c) Mô hình trí tuệ nhân tạo
Mô hình trí tuệ nhân tạo sử dụng các thuật toán và bộ dữ liệu lớn cho phépmáy tính học và dự đoán hoặc đưa ra quyết định Các ứng dụng của mô hình họcmáy rất đa dạng và đặc biệt hữu ích trong ngành vận tải để tìm hiểu và tính toánlượng nhiên liệu hoặc năng lượng tiêu thụ Tác giả Witsarut Achariyaviriya [14] chorằng mô hình trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng, ví dụ như cấu hình xe, hành vi người lái
và điều kiện đường Việc phân tích bộ dữ liệu lớn bằng mô hình học máy cho phépước tính trước lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một cung đường dựa trên các yếu tốbên ngoài
Một số thuật toán học máy điển hình trong tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụcủa xe có thể kể đến như sau:
+ Hồi quy tuyến tính (Linear Regression) là một phương pháp phân tích dữliệu dùng để dự đoán giá trị của dữ liệu không xác định dựa trên nhiều dữ liệu liênquan và đã biết khác
+ Mạng nơ ron nhân tạo (Artificial neural network) là một mô hình toán họcdùng để mô hình hóa các mối quan hệ phức tạp giữa các dữ liệu vào và kết quả hoặc
Trang 35để tìm kiếm các dạng/mẫu trong dữ liệu Tác giả Alberto Diaz Alvarez [15] dùng
Trang 36mạng nơ ron nhân tạo và dữ liệu trên điện thoại thông minh (smart-phone) mô hìnhhóa mức tiêu thụ năng lượng của xe điện, là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố đầuvào như tọa độ, vận tốc, gia tốc và dao động của xe.
Hình 1.11 Thu thập dữ liệu theo nghiên cứu c ủa Alberto Diaz Alvarez [15]
Tác giả sử dụng phương pháp “Single layer perception” với đầu ra là mộthàm tuyến tính với nhiều thông số đầu vào thu thập như trên Hình 1.11 Phươngpháp “Single layer perception” được mô tả trên Hình 1.12 Phương pháp này giúpxây dựng phương trình mô tả mối quan hệ giữa các tham số phi tuyến tính với độchính xác tương đối cao (sai số dưới 5%)
Hình 1.12 Mô tả phương pháp “Single layer perception”
Tác giả thử nghiệm với 10000 lần chạy số liệu với 09 bộ dữ liệu huấn luyện
và 01 bộ dữ liệu thử nghiệm Kết quả sai số ước tính năng lượng với từng cấu trúcmạng nơ ron khác nhau được thể hiện ở Bảng 1.1
Trang 37Bảng 1.1 Sai số theo phương pháp “Single layer perception”
Cấu trúc mạng AI
(Số nơ ron trên 01 layer) RMS huấn luyện mô hình (%) RMS thử nghiệm (%)
7-1 0.0217 (0.347%) 0.0523 (0.837%)7-6-1 0.0324 (0.518%) 0.0658 (1.053%)7-15-1 0.0213 (0.341%) 0.0565 (0.904%)14-1 0.0037 (0.059%) 0.0457 (0.731%)14-6-1 0.0038 (0.0061%) 0.0545 (0.872%)14-15-1 0.0036 (0.0058%) 0.0506 (0.810%)
Có thể thấy sai số phương pháp dùng mạng nơ ron nhân tạo khá thấp, tuynhiên quá trình tính toán phức tạp, tốn thời gian là một trở ngại lớn Việc chọn lựa
bộ dữ liệu để huấn luyện và thử nghiệm mô hình AI cũng gặp khó khăn, do khôngphải bộ dữ liệu nào cũng dễ dàng đạt sai số thấp như trên Điều này gây khó khăncho việc xây dựng mô hình tính toán lượng tiêu thụ năng lượng hay nhiên liệu của ôtô
d) Phương pháp tính toán nhiên liệu theo Lý thuyết ô tô
Theo Lý thuyết ô tô, lượng nhiên liệu tiêu thụ của xe được tính toán dựa trênphương trình cân bằng lực kéo như phân tích trên Hình 1.13 [16]
Hình 1.13 Sơ đồ lực trên ô tô để thiết lập cân bằng lực kéo [16]
Công suất kéo cần thiết tại bánh xe (𝑃𝑘 ) để thắng các lực cản chuyển độngnhư lực cản lăn, lực cản không khí, lực cản lên dốc và lực để tăng tốc được biểudiễn như sau:
𝑃 = 𝜆𝑚 𝑥=𝑣 + [(𝑓 + 𝑞)𝐹 𝑣 + 𝐶 𝐴 (1 𝜌𝑣3)]
Gồm:
- Công suất tăng tốc: 𝑃𝑥= = 𝜆𝑚0𝑥=𝑣
- Công suất cản lăn: 𝑃𝑅 = 𝐹𝐺 𝑓𝑣
Trang 38- Công suất lên dốc: 𝑃𝑞 = 𝐹𝐺 𝑞𝑣
-𝑚0: khối lượng toàn bộ xe (kg);
-𝑥=: gia tốc theo phương x (m/s2);
-𝑣: vận tốc tuyệt đối của xe (km/h);
- Các công thức tính toán đều theo thời gian, các tham số đều biến đổi theothời gian, bao gồm:
+ Yếu tố vận tốc theo thời gian
+ Hiệu suất biến đổi theo thời gian
Những tham số trên biến thiên liên tục theo thời gian, rất khó xác định, ảnhhưởng rất nhiều đến độ chính xác khi tính toán theo phương pháp này
- Chưa kể đến thành phần năng lượng phanh tái tạo, là yếu tố quan trọng xácđịnh tổng năng lượng hay nhiên liệu tiêu thụ trên các xe thế hệ mới như xe điện, xehybrid và xe tế bào pin nhiên liệu
Như vậy, việc tính toán theo Lý thuyết ô tô khá đơn giản, nhưng vẫn còn tồnđọng một số nhược điểm vừa kể trên Do đó, cần thiết phải phát triển một mô hìnhtận dụng được các phương trình trên, cải tiến chúng để áp dụng được trên các xe thế
hệ mới (xe điện hay xe hybrid), và đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách
không sử dụng các tham số tức thời, hay nói cách khác là biến các tham số thành hàm trung bình hóa phụ thuộc vào đặc trưng điều kiện giao thông Đó
chính là đặc điểm của phương pháp trung bình hóa tham số được trình bày dướiđây
Trang 39e) Phương pháp trung bình hóa tham số
Phương pháp Trung bình hóa tham số (TBH) (tên tiếng anh là parameter model”) là một giải pháp để xử lý các nhược điểm của phương pháp Lý
Trang 40“Lumped-thuyết ô tô Phương pháp TBH kế thừa phương trình tính toán công suất kéo tại
bánh xe theo Lý thuyết ô tô để tính năng lượng, nhưng không tính toán theo giá trị tức thời mà biến các tham số thành hàm tham số phụ thuộc vào đặc trưng điều kiện giao thông Khái niệm “Trung bình hóa” nằm ở hai khía cạnh:
+ Sự thay đổi vận tốc theo thời gian cho một lần di chuyển trong khu vựcgiao thông cụ thể được đặc trưng bằng một bộ thông số Khi thực hiện nhiều lần dichuyển trong cùng khu vực, có thể thu thập được nhiều bộ thông số đặc trưng chocác lần di chuyển đó Từ những bộ thông số này, điều kiện giao thông tại khu vực
cụ thể sẽ được đại diện bằng một vùng thông số đặc trưng.
+ Các tham số tức thời của mô hình thể hiện sự vận hành của các hệ thốngtrên xe được hàm hóa theo vùng thông số đặc trưng điều kiện giao thông khu vựcthực tế
Hình 1.14 Tham số sử dụng trong hai phương pháp
Để hiểu rõ sự phát triển của phương pháp TBH so với Lý thuyết ô tô truyềnthống, Hình 1.14 mô tả sự khác biệt giữa hai phương pháp Hình trên cho thấy trongphương pháp TBH, yếu tố vận tốc theo thời gian và hiệu suất thành phần được trungbình hóa thành hàm tham số thay đổi theo đặc trưng điều kiện giao thông khu vựcthực tế, không còn là thông số tức thời Tức là sự thay đổi vận tốc của xe theo thờigian trên 01 cung đường sẽ được đặc trưng chỉ bằng 01 bộ thông số, và bộ thông sốnày giúp phân loại các điều kiện giao thông khác nhau theo các phương diện vềhành vi lái, loại cung đường, lưu lượng giao thông, khả năng vận hành các hệ thốngtrên xe
Hình 1.15 Trình tự tính toán theo phương pháp TBH
Hình 1.15 mô tả trình tự tính toán theo phương pháp TBH, tương tự như Lýthuyết ô tô, tính ngược dòng công suất từ bánh xe đến nguồn năng lượng Tuy