Chương 1 : Tổng quan tài liệu về chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là quá trình mà một tổ chức sản xuất 1 sản phẩm từ nguồn nguyên liệuđược cung cấp bởi các công ty khác nhau v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU KHOA KINH TẾ - LUẬT - LOGISTICS
Sinh Viên Thực Hiện: LÊ VĂN QUÂN
Lớp : DH20QG MSSV : 20035739
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan tài liệu về chuỗi cung ứng………
Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng ………
2.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của chuỗi cung ứng………
2.2 :Các thành phần của chuỗi cung ứng………
2.3 Nguồn cung, sản xuất, phân phối, khách hàng của chuỗi cung ứng…
2.4 Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứng………
Chương 3: Chuỗi cung ứng sữa vinamilk: Thực trạng và giải pháp………
3.1 Giới thiệu chung về công ty Vinamilk………
3.2 Các thành phần của chuỗi Vinamilk………
3.2.1 Khâu cung ứng đầu vào………
3.3 Khâu sản xuất của công ty Vinamilk: ………
3.3: Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk………
3.3.4 Bộ phận Logistisc: 3.3.5 Việc nghiên cứu thị trường:………
3.4 Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứn………
Kết luận và kiến nghị………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 3Lời mởi đầu
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trưởng, để thực hiện các mục tiêu về thị phần cũng như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng Nó giúp người tiêu dùng biết và đến với sản phẩm, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp cung cấp cho thị trưởng Hoạt động quan trị chuỗi cung ứng cũng vì thế mà trở nên rất quan trọng trong hoạt động của các nhả quản trị doanh nghiệp Sự thành công của doanh nghiệp trên thị chính là nhờ có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu qua Với tốc độ thay đổi chóng mặt cùng với những biển động khổ lưởng của thị trưởng, điểu quan trọng bây giờ là doanh nghiệp phải nhận thức được các chuỗi cung ứng cũng như vai trò của mình trong đó Các công ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường một khi đã nhuẩn nhuyễn cách thức xây dựng và tham gia vào một chuỗi cung ứng vững mạnh
Chân thành cảm ơn
Trang 4Chương 1 : Tổng quan tài liệu về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là quá trình mà một tổ chức sản xuất 1 sản phẩm từ nguồn nguyên liệuđược cung cấp bởi các công ty khác nhau và sau đó, được bán cho khách hàng Tùy thuộcvào kích thước của tổ chức và số lượng sản phẩm được sản xuất, chuỗi cung ứng đó cóthể trở nên phức tạp hay đơn giản
Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một MẠNG LƯỚI KẾT NỐI của các doanhnghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng Nóđòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm: Lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu & quátrình xử lý hàng tồn kho & sản xuất & lưu trữ, vận chuyển hàng hoá hoàn chỉnh từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ…
Để có cái nhìn tổng quát về Quản lý Chuỗi Cung Ứng, ta sẽ đi qua 3 vấn đềchính sau: Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng, Các cấp độ trongChuỗi Cung Ứng và Công nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng
Trang 5Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng
1.1 Khách hàng (Customer)
Bắt đầu của chuỗi cung ứng chính là khách hàng Khách hàng sẽ quyết định việc mua 1sản phẩm và liên hệ với bộ phận Bán Hàng của công ty Đơn đặt hàng sẽ hoàn tất với cácthông tin về: Sản phầm, số lượng và ngày giao hàng
1.2 Lên kế hoạch (Planning)
Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận Kế Hoạch sẽ đưa ra kế hoạch sản xuất để sản xuất theonhu cầu của khách hàng Vào giai đoạn này, bộ phận Kế Hoạch sẽ biết được nhữngnguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng được nhu cầu khách hàng
1.3 Thu mua (Purchasing)
Nếu như nguyên vật liệu được yêu cầu, bộ phận Thu Mua được thông báo và họ sẽ gửiđơn đặt hàng đến nhà cung cấp về việc giao 1 số lượng nguyện vật liệu nhất định vàongày được yêu cầu
1.4 Tồn kho (Inventory)
Khi nguyên vật liệu được giao bởi nhà cung cấp, chúng sẽ được kiểm tra về chất lượng và
số lượng Sau đó, sẽ được lưu trữ cho đến khi được yêu cầu bởi bộ phận Sản xuất
1.5 Sản xuất (Production)
Nguyên vật liệu sẽ được di chuyển đến khu vực sản xuất, dựa trên kế hoạch sản xuất vàbắt đầu tiến hàng sản xuất sản phẩm Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra & di chuyểnvào nhà kho Thời gian lưu kho sẽ phụ thuộc vào ngày giao hàng từ phía khách hàng
1.6 Vận chuyển (Transportation)
Khi sản phẩm hoàn chỉnh được lưu trữ trong kho, bộ phận giao hàng hoặc bộ phận vậnchuyển sẽ quyết định khi nào sản phẩm rời nhà kho và được giao đến tay khách hàng Các cấp độ trong Chuỗi Cung Ứng
Nhằm đảm bảo Chuỗi Cung Ứng được vận hành trơn tru và đạt được sự hài lòng củakhách hàng với chi phí thấp nhất có thể, các tổ chức cần áp dụng quy trình và côngnghệ vào chuỗi cung ứng của mình
Trang 6Có 3 cấp độ trong quản trị chuỗi cung ứng, trong đó, các phòng ban khác nhau của 1 tổchức cùng nhau tập trung hỗ trợ, giúp chuỗi cung ứng được vận hành trôi chảy, bao gồm:
Chiến lược (Strategic)
– Ở cấp độ này, quản lý cấp cao sẽ quyết định kích thước và vị trí của các nhà máy, chiếnlược hợp tác với các nhà cung cấp và các loại sản phẩm được sản xuất và đưa ra thịtrường
Chiến thuật (Tactical)
Cấp Quản lý sẽ quyết định cách vận hành chuỗi cung ứng với mức chi phí thấp nhất Tiêubiểu là: Tạo ra kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp và làm việc với các công ty vận tải
để đạt hiệu quả tối ưu về mặt chi phí khi vận chuyển hàng hóa
Quá trình hoạt động (Operational)
Đây là cấp độ mà các quyết định về hoạt động hàng ngày có tầm ảnh hưởng xuyên suốtđến chuỗi cung ứng sẽ được đưa ra Ví dụ như: Nhận đơn hàng và vận chuyển hàng hoá
từ kho hàng đến điểm tiêu thụ
3 Công nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng
Để tối ưu hoá lợi ích từ các quá trình & quy trình trong quản lý chuỗi cung ứng, doanhnghiệp cần đầu tư vào công nghệ, ví dụ:
Trang 7– Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP-Enterprise ResourcePlanning): Hệ thống này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động của mình bằng việc:thống nhất dữ liệu của tất cả các bộ phận phòng ban trên 1 cơ sở dữ liệu chung nhất, giúpgiảm thiểu thời gian và đảm bảo 1 luồng thông tin được sử dụng xuyên suốt cả doanhnghiệp.
– Theo dõi và vận chuyển hàng hóa dựa trên ứng dụng tin học (ComputerizedShipping & Tracking): Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và các phần mềm điện toán cơbản IP giúp doanh nghiệp (DHL, FedEx, ) đơn giản hoá chuỗi cung ứng, giảm thiểu thờigian và các lỗi xảy ra trong quá trình vận chuyển
– Kỹ thuật nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID – Radio FrequencyIdentification):
Con chip RFID sẽ được gắn lên trên mỗi sản phẩm và cho phép doanh nghiệp dễ dàngtheo dõi hàng tồn kho, kiểm soát tối đa và cải thiện tầm nhìn lên các sản phẩm của mình.Việc này còn giúp loại trừ khả năng lỗi, đơn giản hoá chuỗi cung ứng và giảm chi phí vậnhành
Chương 2: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng
2.5Khái niệm, vai trò, chức năng của chuỗi cung ứng
Trang 8Khái niện
- Có nhiều khái niện về chuỗi cung ứng trên thế giới, chúng ta có thể liệt kê một
số định nghĩa như sau:
- Chopra Sunil & Peter Meindl (2001) cho rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi côngđoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của kháchhàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn là nhàvận chuyển, kho, người bán lẻ và cả khách hàng
- Ganeshan & Harrison (1995): Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắtđầu tư nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêudùng cuối cùng Tức là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phươngtiện để hỗ trợ thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này quakhâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay ngườitiêu dùng
- Còn theo Lee & Billington (1992), Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ đểchuyển hóa nguyên liệu thô tư bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới ngườitiêu dùng thông qua hệ thống phân phối
- Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể tổng kết lại rằng: Chuỗi cung ứng là mộtquá trình bắt đầu từ các nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng
và được phân phối tới tay người tiêu dùng
vai trò
- Chuỗi cung ứng tạo ra giá trị cho khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc từ đó đảm bảocho công ty cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra sựkhác biệt sâu sắc so với đối thủ của mình
- Mỗi chuỗi cung ứng đều phải hướng đến mục tiêu là tối đa hóa giá trị tạo ra chotoàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị củasản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vàoviệc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng bởi nó giải quyết cácvấn đề đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp Lợi ích mang lại gồm: giảm bớt trunggian, giảm bớt sự phụ thuộc vào vị trí khách hàng cuối cùng và giảm bớt chi phíđơn vị với đơn đặt hàng lớn
Trang 9chức năng của chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện
để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trunggian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng
2.2 :Các thành phần của chuỗi cung ứng
- Một chuỗi cung ứng gồm các thành phần cơ bản sau:
Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Có vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máysản xuất, nguồn nguyên liệu có thể nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới kể cả cácvùng nông thôn hẻo lánh,…
Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, biến các nguyên liệu đầu vàothành thành phẩm cho người tiêu dùng Một sản phẩm có thể phải đi qua nhiềumắt xích là các nhà sản xuất trung gian khác nhau trước khi thành thành phẩmhoàn chỉnh Các nhà sản xuất có thể là: nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuấtthành phẩm, sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp rápđược sản xuất ra từ các công ty khác,
Nhà phân phối: Nhà phân phối là thực thể trung gian giữa nhà sản xuất sản phẩm
và một thực thể khác trong kênh phân phối hoặc chuỗi cung ứng Nhà phân phối
có các kênh và khả năng tiếp thị phù hợp để phân phối sản phẩm của họ cho cácnhà bán buôn và đôi khi trực tiếp cho các nhà bán lẻ
Trang 10- Khách hàng hay người tiêu dùng: Khách hàng giữ vị trí quan trọng trong sự tồntại của chuỗi cung ứng sản phẩm Khách hàng có thể là tổ chức hoặc cá nhânmua một sản phẩm kết hợp cùng các sản phẩm khác để bán cung cấp cho nhữngkhách hàng sau người tiêu thụ sản phẩm chính là mắt xích cuối cùng chuỗi cungứng.
Các thành phần bổ trợ: Các thành phần bổ trợ là các nhà cung cấp dịch vụ chonhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng, theo kết cấu chiều dọc hoặcchiều ngang Bao gồm: hoạt động vận tải, hoạt động tồn kho, các thành phần khác,
2.3 Nguồn cung, sản xuất, phân phối, khách hàng của chuỗi cung ứng
- Nguồn cung:
Để có được chuỗi cung ứng hoàn thiện, bạn cần có đầu vào liên tục Cáchoạt động cần thiết trong yếu tố này là hoạt động cung ứng và hoạt động tíndụng Cung ứng gồm những công việc mua nguyên liệu, dịch vụ cần thiếtcho sản xuất Hoạt động tín dụng là những công việc thu các nguồn tiềnmặt để bổ sung tài chính cho việc sản xuất - chế biến
Trang 112.4 Đo lường hiệu quả quả chuỗi cung ứng
- Trong thị trường đang phát triển đòi hỏi chuỗi cung ứng vượt trội trong phát triển sản phẩm và dịch vụ khách hàng Thị trường tăng trưởng đòi hỏi mức phục vụ khách hàng cao đặc biệt thể hiện thông qua tỉ lệ hoàn thành đơn hàng và giao hàng đúng hạn Trong thị trường ổn định đòi hỏi hiệu quả nội bộ và phạm vi phục vụ khách hàng rộng hơn Trong thị trường trưởng thành đòi hỏi cả hiệu quả nội bộ và mức phục vụ khách hàng như trong thị trường ổn định Thị trường này cũng đòi hỏi mức độ linh hoạt cao đối với nhu cầu sản phẩm
Trang 12- Các công ty hay các chuỗi cung ứng có thể có lợi nhuận cao khi đem lại kết quảthị trường yêu cầu Các tổ chức này có lợi nhuận cao nhất vì có thể đáp ứng hiệuquả nhất các cơ hội thị trường đem lại Các công ty nên thu thập, theo dõi một vài
đo lường kết quả qua 4 lĩnh vực này Điều này sẽ cung cấp cho công ty nhiềuthông tin giá trị về việc công ty đáp ứng thị trường
Chương 3: Chuỗi cung ứng sữa vinamilk: Thực trạng và giải
pháp
3.1 Giới thiệu chung về công ty Vinamilk
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàngđầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10thương hiệu mạnh Việt Nam Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trongnước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ,Pháp, Canada,…
Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉsản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóngnắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản
Trang 13phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là ThốngNhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạotiền đề cho sự phát triển Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liêndoanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa vàsản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước Không ngừng mở rộng sản xuất, xâydựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tụcđược xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nướcmỗi năm trên 500 tỉ đồng Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từsữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chuauống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, càphê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xươngsống cho chiến lược kinh doanh dài hạn Hiện nay, Cty có trên 180 nhà phân phối, hơn80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh củaVinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk Vìthế, trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại,trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững vàkhẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam
Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu sữatươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sảnphẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa Nếu năm 2001, Công ty có 70 đại lýtrung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu muakhoảng 230 tấn/ngày Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp
và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanhnhất Công ty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế
có thiết bị bảo quản sữa tươi Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đếncác nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất
và chất lượng cao Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lênđến hàng tỷ đồng Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý,Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, giúp nông dân gắn bóvới Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng caođời sống; nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con Cam kết Chất lượngquốc tế, chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phânbiệt biên giới quốc gia của thương hiệu Vinamilk Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn
bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trườngcác nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam
3.2 Các thành phần của chuỗi Vinamilk:
- Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam Danh mục sản phẩm củaVinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trịcộng thêm như: sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phô mai