1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Thử nghiệm quy trình bón phân mekofer trên cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thử nghiệm quy trình bón phân Mekofer trên cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Trần Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Thịnh, KS. Nguyễn Hữu Trúc
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông học
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 13,29 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là xác định được quy trình bón phân phù hợp chocây khoai tây trồng tại huyện Đơn Dương sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế.. S

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

3k 2s 3É 2s 3k ok sk

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

THU NGHIỆM QUY TRÌNH BON PHAN MEKOFERTREN CAY KHOAI TAY (Solanum tuberosum L.) TẠI

HUYEN DON DUONG, TINH LAM DONG

SINH VIÊN THUC HIEN : TRAN THI THU HIENNGANH : NONG HOC

KHOA : 2018-2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02/2023

Trang 2

THU NGHIỆM QUY TRÌNH BON PHAN MEKOFER

TREN CAY KHOAI TAY (Solanum tuberosum L.) TẠI

HUYỆN DON DUONG, TINH LAM DONG

Tac gia

TRAN THI THU HIEN

Khóa luậnđược đệ trình dé dap ứng yêu cầu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường, BanChủ nhiệm khoa và các Thầy Cô giảng viên khoa Nông học, Trường Đại học NôngLâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em học tập dưới mái trường vàđồng thời tận tình truyền đạt những kiến thức bé ích giúp em có hành trang dé vững

bước sau này.

Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Thịnh và KS Nguyễn Hữu Trúc, người

đã tận tình chỉ dạy, quan tâm và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của các thầy đã thực sự giúp đỡ em rấtnhiều

Con cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lộc đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốtnhất cho con thực hiện khóa luận nay

Xin cảm on những người bạn hoc, những người ban tốt đã xuất hiện, ở bên cạnhđộng viên và giúp đỡ tôi đi trên con đường bốn năm đại học Cảm ơn tập thể lớp

DH18NHB đã giúp đỡ, động viên giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Và cuối cùng, cũng là lời cảm ơn con muốn nói nhất Cảm ơn ba mẹ đã sinhthành, nuôi dưỡng, động viên con, luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện khóa luận Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thu Hiền

il

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Thử nghiệm quy trình bón phân Mekofer trên cây khoai tây (Solanumtuberosum L.) tại huyện Don Duong, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ tháng 8 đếntháng 11/2022 Mục tiêu của đề tài là xác định được quy trình bón phân phù hợp chocây khoai tây trồng tại huyện Đơn Dương sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao

và mang lại hiệu quả kinh tế

Đề tài được thực hiện trên diện rộng (2000 m?) gồm 2 quy trình bón phân (theonông dan và có sử dụng phân hữu cơ Mekofer kết hợp NPK-hữu co) trên giống khoaitây FL - 2215 Chỉ tiêu theo dõi bao gồm chiều cao cây, số lá, chiều dài và chiều rộng

lá, đường kính thân, số nhánh cấp 1, số củ/bụi, trọng lượng cử/bụi, tỉ lệ củ thươngphẩm, năng suất thực thu và lượng toán hiệu quả kinh tế

Kết quả thí nghiệm cho thấy sự khác biệt giữa 2 quy trình bón phân cho câykhoai tây rất có ý nghĩa thông kê đối với chiều cao cây (45 và 60 NST), số lá trên cây(45 và 60 NST), chiều đài lá (60 NST), đường kính thân (45 và 60 NST), số củ/bụi,khối lượng củ/bụi, tỷ lệ củ thương phẩm, nhưng số nhánh trên cây không có sự khácbiệt giữa 2 quy trình bón phân.Quy trình bón phân Mekofer có năng suất thực thu vượt10,91% (tương ứng 64,7 kg/1000 m?), lợi nhuận tăng 34,9% (tươngg ứng 3.056.630đồng/1000 m?) so với quy trình bón phân của địa phương

1H

Trang 5

"` oo |Đặt vấn đề s- S1 221 22212212112112121121112112111212111 2121121211112 2111 21211121 re 1

DTS Oh ccc ac oes dspace ald ele mcrae Sve ee 2

Yêu CAU oe eeeeeccececsesesececscsvsvsvsecscecsvsvevsvsececevsvsvsusesecevavsvsusesecavevevsrsesevevevevevsesevevevevstesevevevsess 2

CO |, a ee 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 22 ©2222S22E22SE£2E2EtzzEezrxsrserrsrrsrrrerr -31.1 Giới thiệu về cây khoai tây 2-2 2 522212SE22E221221221221221 2121221212122 12 xe 3

L_1.) Vị Hằ Phẩn II seraemerinne cee tad near einrtrinnvioirtin vs riiinnresienis bi aennnen amie 3

1.1.2 Đặc điểm thực vat hoc cccccescescesecseesecseseesessesesessesseeessssesesssesesesseeesessesteseeseeeeseeed1.1.3 Diéu kién oboe Veit | eee en en ee ee ee ee ee ee 41.2 Kỹ thuật trồng khoai tay cccccccccecsessessessessessessessessessessesseesessessessessessessesseesesseess 41.3 Sơ lược về phân bón hữu €ơ - 2 2¿©22+2222E+2EE2SE22EE22E22E12E12211221212221 21222 61.4 Một số nghiên cứu về phân bón đối với cây khoai tây -2 22©22522z22z222z£: 7Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHEN CỨU -2-52- 93.1 Thôi ete iia Gin Te teHlENueeeenseaoeatontegagigdsgoBS0isgi)Egtsioisgsggthengsiggdgige 92.2 Didu kiém thé mghiSm 2 ccccececseesecsessesseesesseesesseeseeseeseesessessesseseeesessesseseesseeseess 9

2.3 Vat 1@u nghiGn CUU 1 10

2.3.1 Vat l@u thi na ẦỐỒỐỒỐẦỐ.- 10

2.3.2 Thiét bi va dưng:60:đö ianid ited (Nic: 13 epee eens eee ee eee eer er es 11

2A Pinrong phap nghiền GỮN:.ss.ssao-szsscesctcnoxiE01251637803105585,18464836-3846883u8uE080012683501208:18506 lãi

IV

Trang 6

2.4.1 BG 6i) ng ga 11

DAD QUY TO KHI 18 DUST sonsnsseaseoinodtiiGiGE140013303031015381G034G034G80BBSB8/ThSd833IEAGEENESBSESRSĐSGSU90005300/300885988 12 2.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ec eeeeeeecceceeceeeeeeeseeseeeeeseeseeseeeeeseeseeeeeenees 12 2.3:1 Cc:chỉ tiêu sinh HHƯỦÏBiiescssssssssssg1566661115613341855141358655881160130133536013434383354385868585 12 2.5.2 Ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại - 222222222221 E2EE22EE25E22E22EE22EE2xE<.xe+ 12 2.5.3 Các chỉ tiêu năng suất - 2-22 ©22222+222E22212221222122112211221122212711 221.221 2e 13 2.6 Quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm 2- 2 2+22+222++22+z2x+zzzzzex 13 29 Vinee iow 9 96 KR hoan gredeatnuixgtioiitiigiiiiigi4giE0148)61000i800860/0i2400001004080/98/gi00 15 Chương 3 KET QUA VA THẢO LUAN -2-©2222222222212212221221222222122222 xe l6 3.1 Đánh giá hiệu quả của 2 quy trình bón phân đến sinh trưởng của cây khoai tây 16

3.1.1 Chiều cao cây khoai tây của 2 quy trình bón phân 2-2222 225222222 16 3.1.2 Số lá trên cây khoai tây của 2 quy trình bón phân -2-2 222222252: 18 3.1.3 Chiều dai lá và số nhánh trên cây khoai tây của 2 quy trình bón phân 19

3.1.4 Đường kính thân khoai tây của 2 quy trình bón phân eects 20 3.2 Đánh giá hiệu quả của 2 quy trình bón phân đến tình hình sâu, bệnh hại trên cây KHÔI TÂY saunngnse nh H816 11886 B50 18835 60i5841636.0835 483181 16ã8Kà335554558836384343.4SSSSER43S015BESBSESSSBS3885.S54340082560/56 22 3.3 Đánh giá hiệu quả của 2 quy trình bón phân đến năng suất của cây khoai tây 22

3.3.1 Số củ/bụi và khối lượng củ/bụi của cây khoai tây ở 2 quy trình bón phân 23

3.3.2 Tỷ lệ củ thương phẩm va năng suất khoai tây của 2 quy trình bón phân 24

3.4 Lượng toán hiệu quả kinh tế ở 2 quy trình bón phân cho khoai tây - 25

3.5 Đánh giá hiệu qua của 2 quy trình bón phân (theo quy trình của nông dân và quy trình bón phân theo quy trình Mekofer) phản ứng chua của đất -5- 2S KET LUẬN VA DE NGHỊ, 22 22222 221221211221211221221121121121121121211 212 re 27 KẾT luận - 5-52 S21 E12122121121112112111121121111211211122 1112121121211 re, sỹ TC TỔ TH ccs cnet nn newness inten Sen ann neon 27 IV )80i0069/790,/847 (0 < 28

PHUL TƯ Cee ee ee ee ee ee 29

Trang 7

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

QCVN Quy chuan ky thuat quéc gia

SD Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

VI

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bang 2.1 Đặc điểm thời tiết từ tháng 08 đến 11/2022 -2222¿2222++zzzzzze 9Bảng 2.2 Đặc tính ly, hóa của đất đỏ Bazan - 2-22 22222222222E2221221221221222x 10Bang 3.1 Chiều cao cây khoai tây (cm) của hai quy trình bón phân 16Bang 3.2 Số lá trên cây khoai tây (1a) của hai quy trình bón phân 2-5¿ 18Bang 3.3 Chiều dai lá và số nhánh trên cây khoai tây tại thời điểm 60 NST ở 2 quy

ID ĐI, ĐHẨT so sngndasibsnntositsbttoitBIEDiGiBESIGISHG3S4NG008001G0SRBSGESISS19S08SRBSNGDDSDINIGENSGGBSNBESBNBNE0100081808Ø1 19

Bảng 3.4 Đường kính thân (cm) cây khoai tây của 2 quy trình bón phân 20

Bảng 3.5 Tỉ lệ bệnh xoăn lùn và mốc sương gây hại trên cây khoai tây (%) 22Bang 3.6 Số củ/bụi và khối lượng củ/bụi của cây khoai tây ở 2 quy trình bón phan 23Bảng 3.7 Ty lệ củ thương phẩm va năng suất khoai tây của 2 quy trình bón phan 24Bang 3.8 Lượng toán hiệu quả kinh tế của cây khoai tây ở 2 quy trình bón phân 25

Vil

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 2¿2222SE2E22EE22E222122122112212211221212222 2e 12Hình 3.1 Chiều cao cây khoai tây ở thời điểm 60 NST 2 2¿22z225++cscz+ 17Hình 3.2 Chiều dài lá khoai tây ở thời điểm 60 NST 2 22©2222zc2zz2zzcc+2 20

Hình 3.3 Do đường kính cây khoai tây giai đoạn 45 NST - - 21

Hình 3.4 Số củ/bụi cây khoai tây, 5-52 2222S222 2222322127122 crxe 23Hình 3.5 Đường kính củ khoai tây thương phẩm 2-22 ©22222222222zz22z22z+z+2 24Hình 3.6 Giá trị pH đất tại thời điểm thuhoạch khoai tây ở 2 quy trình bón phân 25

Hình PL1 Khu thí nghiệm trồng khoai tây 2 2- 252222£+SE22E££EE+2E22EZ+zEz+zzzzxz 29

Hình PL2 Hình ảnh lá cây khoai tây ở giai đoạn 45NST -2252-5c5 29

Hình PL3 Hình ảnh khu thí nghiệm ở giai đoạn 60NSÏT - 7 57 Sc<cc<ce 30

Hình PL4 Sinh khối cây khoai tây ở giai đoạn 60NST 2¿522 522522225522 30Hình PL5 Các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm -22©522S2Ss2£czzezsezszszszc-c-.3 ÍHình PL6 Triệu chứng bệnh xoăn lùn (1) và mốc sương (2) trên cây khoai tay 31

Vill

Trang 10

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, vừalà câylương thực, vừa là cây thực phẩm, được trồng ở nhiều nước trên thé giới Ở Việt Nam,khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và đặc biệt là một cây hànghóa có hiệu quả kinh tế cao Chỉ trong vòng 90 ngày, từ khi trồng đến khi thu hoạch,cây khoai tây cho giá trị thu nhập cao gấp từ 2 đến 3 lần giá trị thu nhập so với cây lúa.Khoai tây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, vùngBắc Trung bộ, Tây Nguyên,trong đó có huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Dé cây phát triển tốt và năng suất 6n định thì việc cũng cấp dinh dưỡng, bónphân cho khoai tây là một bước quan trọng Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến sự sinhtrưởng, phát triển năng suất và phẩm chất của khoai tây, nếu bón phân thiếu cây sẽkém phát triển, còn bón thừa cây sẽ yếu ớt dé bị sâu bệnh Sử dụng phân bón hữu cogiúp cải tao đất bạc màu, đất nghèo đinh dưỡng, làm thay đổi cấu trúc đất, giúp dat tơixốp hơn, tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển, tận dụng được các nguồn hữu cơtại chỗ, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái.Vì vậy, nên lựa chọn được quy trình

bón phân phù hợp với cây.

Thực tế sản xuất khoai tây hiện nay, nông dân thường bón lót phân hữu cơ tự ủ

và bón thúc phân hóa học Theo đó, phân hữu cơ tự ủ có thời gian lâu, chất lượng thấp,không đồng đều, bệnh gây hai ở trong phân dé lây bệnh cho cây, đặc biệt là cỏ dai (nếu

ủ từ phân gia súc), phân hữu cơ công nghiệp sẽ khắc phục được các nhược điểm trên.Sau bón lót, nông dân thường bón thúc bằng phân hóa học, dễ làm thất thoát phân dobốc hơi và rửa trôi, làm chua đất, thoái hóa đất Bón phân hữu cơ khoáng của Mekofer

sẽ khắc phục các nhược điểm trên do phân sản xuất là viên nén, có đầy đủ dinh dưỡng

NPK, trung và vi lượng, do hữu cơ nén với khoáng nên dinh dưỡng khoáng phóng

thích từ từ, không làm sốc cây và hạn chế thất thoát dinh dưỡng (như bón thuần hóahọc nêu trên) Do vậy sẽ tiết kiệm được phân bón nếu tính tổng lượng NPK

Đề chứng minh cho hiệu quả của phân bón Mekofer về kỹ thuật cũng như kinh tếnhư đã nói trên, việc thử nghiệm so sánh hai quy trình bón phân là cần thiết Do đó đề

1

Trang 11

tai “Thử nghiệm quy trình bón phân Mekofer trên cây khoai tây (Solanum tuberosum

L.) tại huyện Don Duong, tỉnh Lam Đồng” đã được thực hiện

Mục tiêu

Xác định được quy trình bón phân phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng, phát

triển tốt, đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế

Yêu cầu

Bố trí thí nghiệm đồng ruộng, theo đõi, ghi nhận số liệu một cách chính xác, đầy

đủ về thời gian, khả năng sinh trưởng, tình hình sâu bệnh hại và phát triển của cây

khoai tây.

Hiệu quả kinh tế của mô hình thử nghiệm cao hơn mô hình đối chứng ít nhất

10%.

Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ được thực hiện nhằm so sánh 2 quy trình bón phân (theo nông dân và

có sử dụng phân hữu cơ Mekofer kết hợp NPK - hữu co) trên giống khoai tây FL-2215trồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 08 đến tháng 11/2022 Do hạnchế về kinh phí và thời gian, các chỉ tiêu liên quan đến độ phì đất sau khi thử nghiệm 2

quy trình bón phân chưa được phân tích.

Trang 12

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây khoai tây

1.1.1 Vị trí phân loại

Khoai tay (Solanum tuberosumL.), thuộc họ Cà (Solanaceae) là cây nông nghiệp

ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột Là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sảnlượng tươi xếp sau lúa, lúa mì và ngô

Giới (Regnum): Plantae

Bộ (Ordo): Solanales

Phan ho (Subfamilia): Solanoideae

Chi (Genus): Solanum

Quả có 2 ô Hạt rất nhỏ có mầm uốn cong

Củ là phần phình của thân cây nằm dưới đất Củ khoai tây có nhiều mầm.Thường mầm ở đỉnh mọc thành cây con Ở phần dưới của củ còn lại sẹo nơi củ được

nôi với cuông củ.

w

Trang 13

1.1.3 Điều kiện ngoại cảnh

Theo Nguyễn Đức Cường (2009), nhiệt độ tốt nhất cho thân, lá phát triển là18°C Nhiệt độ đất thích hợp cho củ phát triển là 16 - 17°C Nhiệt độ cao trên 25°C thicác đốt thân phát triển dài ra, lá nhỏ lại, tác dụng quang hợp giảm đi rõ rệt, tốc độ hình

thành củ giảm xuống, quá trình tích lũy chất tạo được vào củ bị trở ngại.

Khoai tây là cây ưa ánh sáng Ảnh sáng không đủ có ảnh hưởng rõ rệt đên năng

suất Tuy nhiên, các thời kỳ sinh trưởn khác nhau của khoai tây có yêu cầu đối với ánhsáng không giống nhau

Trong thời gian sinh trưởng, khoai tây cần rất nhiều nước Thiếu nước ảnh hưởngrất lớn đến năng suất Trước khi hình thành củ, khoai tây yêu cầu độ âm đất là 60%.Khi củ đã hình thành và phát triển, khoai tây cần độ âm đất là 80% Tuy vậy, khôn

phải vào thời gian nao khoai tây cũng yêu câu độ âm gidng nhau.

Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi x6p, đất cát pha, đất thịtnhẹ, đất phù saven sông với thành phan cơ giới nhẹ thoát nước vàg1ữ 4m tốt, quy hoạch tập trung, gonvùng, chủ động tưới tiêu, tốtnhất là ruộng luân canh với lúa nước; pH thích hợp cho

khoai tây là 5,2 - 6,4.

1.2 Kỹ thuật trồng khoai tây

Theo Nguyễn Thế Nhuận và ctv (2015), về kỹ thuật trồng khoai tây như sau:

Chuẩn bị giống: Sử dụng đúng giống, sạch bệnh, củ giống có trọng lượng từ 30

-50 g, mầm dai từ 1,5 - 2 cm Củ giống đảm bảo thời gian nghỉ, tốt nhất sử dụng củgiống được bảo quản trong điều kiện kho lạnh để có số lượng mầm đều trên các mắt

ngủ.

Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất có cau tượng nhẹ, tơi xốp và thoát nước tốt Dọn

sạch cỏ, phay tơi xóp, sâu tối thiểu 25 - 30 cm, làm luống đôi rộng 1,3 - 1,4 m, cao 10

cm, mùa khô nên làm luống chìm Xẻ 2 rạch trồng sâu 15 cm, cách nhau 50 cm vàcách đều 2 mép luống

Trang 14

Cách trồng: Trồng 2 hang so le, mật độ trồng 40.000 củ/ha, trồng sâu 5 — 6 cm,lấp kín củ bằng đất tơi xóp Nếu trồng bằng củ cắt nên úp mặt củ xuống phía dưới Saukhi trồng tưới dam nước, sau đó tùy vào điều kiện thời tiết có thé 2 — 3 ngày tưới 1 lần.

Lượng phân bón: Lượng phân tính chung cho 1 ha là 40 mỶ phân bò hoai mục,

800 — 1000 kg vôi, 800 — 1000 kg phân hữu co vi sinh, 150 kg N (330 kg Ure), 150 kg

P20s (940 kg Super lân), 180 kg K2O (330 kg KCI) và 40 kg MgSOa.

Cách bón phân: Bón lót vôi bột khi làm đất, vãi đều, phay kỹ Bón vào rãnh toàn

bộ phân chuồng, hữu co vi sinh, lân, MgSOa, 1/4 lượng dam, 1/4 lượng kali Phân được trộn đều trong đất, tưới âm nước khi đặt củ giống Bón thúc được chia làm 2 lần:

- Lan 1 (7 — 10 ngay sau khi cây mọc): bón 1/4 lượng dam, 1/4 lượng kali, kếthợp làm cỏ, vun gốc nhẹ kin chân khoảng 5 cm

- Lần 2 (25 — 30 ngày sau mọc): bón toản bộ lượng phân còn lại, kết hợp làm cỏ

và vun kín sốc cao 7 - 10 cm Không nên bón phân quá muộn, đặc biệt là giai đoạn sau

khi khoai tây ra hoa.

Phòng trừ một số loại sâu hại chính (ruồi đục lá, ray, rép): Ap dung bién phap

phòng trừ tổng hợp, vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy ký chủ khác xung quanh, dùng bayvàng, cắt bỏ lá bị nhiễm Phun phòng thuốc hóa học 10 — 15 ngày/lần, sử dụng các loạithuốc Polythrin, Abamectin, Trigard, Pegasus, phun luân phiên và không dùng liên tụcquá 3 lần cùng loại thuốc trong một tháng

Phòng trừ một số bệnh hại chính: Áp dụng biện pháp IPM sử dụng củ giống sạchbệnh, luân canh với cây khác họ, trồng xa ruộng cây họ cà, tưới rửa sương vào buổisáng, theo dõi tình hình thời tiết và phát sinh bệnh để kịp thời phun thuốc phòng Bệnhmốc sương (Phythopthora infetan), bệnh đốm vòng (Alternaria solani) Sử dụng cácloại thuốc hóa học Mancozeb, Dithane, Zineb để phun phòng 7 — 10 ngày/lần, khi bệnhmốc Sương xuất hiện sử dụng các loại thuốc như Curzate M8, Rves opti 440SC,Acrobat MZ hoặc Equation 52.5WG dé phun luân phiên, khi bệnh đốm vòng xuất hiện

sử dụng Amista 250 SC hoặc Ara super 350SC dé phun phòng Phòng ngừa bệnh héoxanh (Ralstonia solanacearum) bằng việc sử ly đất Calcium hypoclorite (30 — 40kg/ha), rải và phay đều khi làm đất

Trang 15

1.3 Sơ lược về phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính làcác chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hop), được xử lý thôngqua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm âm) hoặc sinh học (ủ, lênmen, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặcquá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Nghị định84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ Nghị định quy định về quản lý phân

bón).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019), đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về chất lượng phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT), trong đó phân loạiphân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành

phân hoặc quá trình sản xuât được chia làm 3 loại sau:

- Phân bón hữu co là phân bón có thành phan chỉ là chất hữu cơ tự nhiên và cóchitiéu chat lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này

- Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hoá,sinhhọc của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, đượcsảnxuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữucơtông hợp) và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này

- Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyênliệuchính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) vàđượcphối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích, có chỉtiêuchất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này

Một số loại phân hữu cơ phô biến hiện nay bao gồm:

- Phân chuông là chất thải động vật như phân và nước tiểu, được phơi khô, chếbiến theo những phương pháp ủ phân hữu cơ truyền thống

- Phân xanh là những loại cây tươi, thường được sử dụng lá nhiều hơn Được ủcho phân hủy rồi bón xuống đất hoặc dé tươi phủ lên mặt dat hay vùi trực tiếp xuốngđất Thông thường những loại phân xanh được sử dụng là những cây có chứa hàm

Trang 16

lượng dinh dưỡng cao như cây họ đậu chứa nhiều nguồn đạm hữu cơ, cây cỏ hôi, cây

lục binh,

- Phân rác là những rác thải hữu cơ như lá cỏ, rơm ra, lá cây hay những quả và lá

cây thừa trong sản xuất nông nghiệp

- Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho câytrồng Than bùn được khai thac tại những vũng bùn hữu cơ, ở những nơi chứa chất thải

công — nông nghiệp.

- Phân bón vi sinh là phân bón có chứa một hoặc nhiều vi sinh vật phân giải dinh

dưỡng cho cây như: vi sinh vật phân giải hữu co, vi sinh vật phân hủy xenlulo, vi sinh

vật cô định đạm, vi sinh vat đôi kháng, vi sinh vật kí sinh,

- Phân bón hữu cơ sinh học là tổng hợp nhiều nguồn hữu cơ và nhiều vi sinh vậtkhác nhau (nấm, vi khuẩn, virus) Các chất hữu cơ được phân hủy và chế biến bằngnhững biện pháp sinh học đề thành sản phẩm cuối cùng

- Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm phân bón chế biến theo quy mô lớn với quytrình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên menvới từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi

- Phân hữu cơ khoáng là sản phẩm phân bón hữu cơ nhưng được phối trộn thêmcác nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K Trong đó chứa phân hữu cơ và các sinh vậtphân giải là chủ yếu còn lại từ 8 - 18% tổng số các chất vô cơ

1.4 Một số nghiên cứu về phân bón đối với cây khoai tây

Theo Mohammadi và ctv (2012), đã nghiên cứu anh hưởng của phân bón hóa

học và không hóa chất đến năng suất và chất lượng khoai tây Kết quả chỉ ra rằng việc

áp dụng tổng hợp phân bón tự nhiên và sinh học có thé cải thiện đáng ké năng suấtkhoai tây Mặc dù, để có được năng suất tiềm năng của khoai tây, việc sử dụng phanđạm hóa học là cần thiết Chất lượng khoai tây cũng bị ảnh hưởng tích cực bởi phânbón không hóa chất ngay cả khi bón phân đạm hóa học cao Do đó, kết luận rằng đểtạo ra năng suất khoai tây có thể chấp nhận được với chất lượng cao, việc sử dụng kết

hợp phân hóa học và phân hữu cơ là có lợi.

Trang 17

Theo Alaa và ctv (2012), đã thí nghiệm hiệu quả sử dụng nước của khoai tây

theo các phương pháp tưới khác nhau và tỷ lệ bón kali cho thấy kali là chất dinh dưỡng

mà khoai tây hấp thụ với số lượng lớn nhất; nó cũng chiếm nhiều nitơ và một lượngđáng ké phốt pho, canxi, magiê và lưu huỳnh Do đó, dựa trên các giá trị hiệu quả sửdụng nước, người ta khuyên rằng khoai tây (giống Bowren) nên được bón 600 kg

KzSO¿/ha với chế độ tưới rãnh và tưới nhỏ giọt dé dat được số lượng và chất lượng tối

ưu về năng suât củ và sử dụng nước hiệu quả.

Theo Spyridon và ctv (2020), đã thực hiện nghiên cứu tác động của chế độ bónphân đến năng suất cây trồng và thành phần hóa học của khoai tây được trồng ở miềnTrung Hy Lạp cho thấy việc bón phân dam nha chậm cho năng suất cao nhất Việc bổsung nito cũng ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô của củ, liên quan đến độ chín vàkhả năng bảo quản của sản phẩm cuối cùng Thành phần hóa học và hoạt tính chốngoxy hóa của củ cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ bón phân, mặc dù đã quan sát thấy phảnứng khác nhau giữa các giống được thử nghiệm

Theo Lueas và ctv (2020) nghiên cứu tích lũy các chất dinh dưỡng đa lượng vànăng suất khoai tây khi bón lá bằng phân bón sinh học cho kết quả bón lót qua lá cóthé là một công cụ quan trọng dé quan lý đinh dưỡng vi quá trình hấp thụ có hiệu qua

và có thể được áp dụng trong thời kỳ cây cần nhất Việc sử dụng phân bón sinh họccho thấy năng suất củ cao hơn với những củ có kích thước lớn hơn và hàm lượng chất

răn hòa tan.

Trang 18

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 11/2022 tại huyện ĐơnDương, tỉnh Lâm Đồng

2.2 Điều kiện thí nghiệm

2.2.1 Đặc điểm thời tiết

Bảng 2.1 Đặc điểm thời tiết từ tháng 08 đến 11/2022

Nhiệt độ (°C) Tén Độ âm

Tháng Sô giờ =

, Trung „ ; ắng (giờ) lượng trung bình

G ât a at nang (BIƠ ao nha mì Thâp nhâ ta Guest) (%)

8 28,4 20,2 17,4 159,0 301,0 92,0

9 25,5 18,8 16,3 105,0 270,0 90,0

10 22,4 19,2 16,9 73,0 252,0 94,0

11 21,7 18,2 16,3 88,0 137,0 88,0

(Viện khoa hoc khí tượng thủy van va biến đổi khí hậu, 2022)

Số liệu Bảng 2.1 cho thấy tại Lâm Đồng từ thang 08 đến tháng 11 năm 2022 cónhiệt độ trung bình đao động từ 18,2 đến 20,2°C, nhiệt độ thích hợp cho cây khoai tâysinh trưởng và phát triển bình thường Lượng mưa ở thang 8 và tháng 9 khá cao dovừa bước vào trung tâm mùa mưa và có số giờ nắng tương đối cao Mưa nhiều, độ âmcao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và lây lan, cần có các biện pháp

phòng trừ bệnh thích hợp.

2.2.2 Đặc tính lý, hóa khu dat thí nghiệm

Thành phần đất đỏ Bazan có cơ giới nặng, kết cấu hạt và viên, độ xốp cao, dungtrọng thấp, tầng đất dày có độ dốc nhỏ

Trang 19

Bang 2.2 Đặc tính lý, hóa của đất đỏ Bazan.

Độ sâu tầng đất (cm)

Chỉ tiêu Đơn vị

0-25 Z5 — 60 60 — 120

Cát (%) 20,5 30,1 18,3Thit (%) 21.8 6,9 11,2Sét (%) 57,9 63,0 70,5pHkci 5,0 4,3 4,4

Lic oa CEC (mq/100g) 24 15 14

CƠ ĐIỚI l „

C tổng số (%) 129 0,83 0,58

N tổng số (%) 0,15 0,11 0,07PzOs tông số (%) 0,42 0,47 0,38KaO tổng số (%) 0,67 0,07 0,07

Ca?” (mq/100g) 5,0 2,0 2,6

ss Mẹ?! (mq/100g) 1,8 1,0 8.5

BS (%) 63 42 49

(Bộ môn Nông hóa — Thổ nhưỡng, trường Dai học Nông Lâm TP.HCM, 2016)

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Vật liệu thí nghiệm

Giống khoai tây FL — 2215 được phân phối bởi công ty thực phẩm PepsiCo ViệtNam có thời gian sinh trưởng trung bình 90 ngày Hoa màu tím, dạng củ oval, mắt củnông, ruột củ mau trắng Hàm lượng chất khô khá cao đạt 23 — 24% Có tiềm năngnăng suất cao, chất lượng tốt trong điều kiện áp lực bệnh cao tại các tỉnh Tây Nguyên;

khang cao với bệnh mộc sương.

Các loại phân bón theo quy trình của nông dân: phan dê (pH= 7,6 — 8,4, 3% Nis,

1% PzOs, 2% KzOs), super lân (16% P20s, 10% S, 4% PzOs(td), 12 mg/kg Cd, độ âm12%), NPK 15 — 9 — 20 (15% Nits), 9% PzOs, 20% K20, độ ẩm 5%) , KaSO¿ (50%

K20, 18% S), MgSO.4(16% S, 13% Mg), Nitrate bor (15.5% N, 19% Ca, 0.3% Bo), các

loại phân bón được cung cấp bởi công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam

Các loại phan bón theo quy trình phân bón hữu cơ: HC Mekofer (50% hữu co,

30% độ 4m, pHưoo = 5, tỉ lệ C/N là 12), NPK 9 - 6 - 3 + 9HC (9% Nits), 6% PzOs, 3%

10

Trang 20

KaO, 9% hữu cơ; 10% độ ẩm, pHi0 = 5), NPK 7 - 7 - 7 + 9HC (7% Nits), 7% PzOs,

7% KaO, 9% hữu cơ, 10% độ 4m, pHiz0 = 5), các loại phân bón trên được cung cấpbởi công ty Cổ phan Phân bón Sai Gòn Me Kong, super lân (16% PzOs, 10% S, 4%PzOs(td), 12 mg/kg Cd, độ ẩm 12%)

2.3.2 Thiét bi va dung cu do thi nghiém

May chup anh.

Thước đo chiều cao: Thước dây 2 m, Thước do đường kính thân: thước kẹp

Khối lượng củ: cân tiểu li

Độ chua đất: máy đo pH

2.4 Phương pháp nghiên cứu

cơ 40%, Axit humic

quy trình Mekofer (HC hữu cơ 9%): 112,5 kg

Trang 21

Hàng rào bảo vệ

o-‹© lm =

s đa-O NT1 NT2 ¬

2.4.2 Quy mô thí nghiệm

Diện tích khu thí nghiệm cây khoai tây: 1000 m2/ nghiệm thức, giữa các 6 thí nghiệm có dai phân cach 1 m.

Mật độ trồng: 4 củ/m?, cách nhau 25 — 30 cm

2.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sửdụng của giống khoai tây (QCVN 01-59:2011/BNNPTNT) Mỗi ô thí nghiệm chọnngẫu nhiên 10 điểm trên đường chéo góc (2 cây/điểm, không lay các cây ở đầu hàng)

dé theo dõi cố định các chỉ tiêu, định kỳ 15 ngày/lần

2.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Chiều cao cây (cm): do từ cô rễ đến đỉnh sinh trưởng thân chính cao nhất

Số lá (1a): đếm số lá trên thân chính cao nhất

Chiều dài và chiều rộng lá (em): chọn lá thứ 10 từ trên xuống

Đường kính thân (cm): dùng thước kẹp đo đường kính thân cách cô rễ 10 cm củathân chính cao nhất

Số nhánh cấp 1 (nhánh): đếm số nhánh/bụi

2.5.2 Ghi nhận tình hình sâu, bệnh hai

Tỉ lệ cây bị sâu hại (%) = (Tổng sé cay bi hai/Téng số cây theo dõi) x 100

Tỉ lệ cây bị bệnh hại (%) = (Tổng số cây bị bệnh hại/Tổng số cây theo dõi) x

100.

12

Trang 22

2.5.3 Các chỉ tiêu năng suất

Số củ/bụi (củ): đếm số củ/ bụi

Khối lượng cử/bụi (kg): đùng cân cân tổng sé củ trên bụi

Tỉ lệ (%) củ thương phẩm (củ thương phẩm có đường kính từ 4,5 — 9 cm và cókhối lượng > 20g) = (Tổng số củ thương pham/Téng số củ thu hoạch) x 100

Năng suất thực thu (kg/1000 m?): Cân tổng số củ trên mỗi 6 thử nghiệm

Hiệu quả kinh tế:

Tổng doanh thu (đồng/1000 m?) = Tổng khối lượng khoai tây thu được (kg) xgiá bán (đồng/kg)

Tổng chi phí (đồng/1000 m?) = Vật tư + Công lao động + Chi khác (điện, nướctưới, khấu hao vật tư)

Lợi nhuận (đồng/1000 m2) = Tổng doanh thu — Tổng chi phí

Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận/Tổng chị phí

2.6 Quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm

Chuẩn bị giống: Sử dụng giống khoai tây FL — 2215, sạch bệnh, củ giống cótrọng lượng từ 30 - 50 g, mam dai từ 1,5 - 2 cm

Chuẩn bị đất trồng: Chon đất có cấu tượng nhẹ, tơi xốp và thoát nước tốt (đấtbazan, đất thịt nhẹ pha cát, đất dốc tụ nhiều min) Don sạch cỏ, phay tơi xp, sâu tốithiểu 25 - 30 cm, làm luéng đôi rộng 1,3 - 1,4 m (cả rãnh), cao 10cm, mùa khô nênlàm luéng chìm Xẻ 02 rạch trồng sâu 15 em, cách nhau 50cm và cách đều 2 mépluống, bón lót phân hóa học, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh vào rãnh, đảođều và tưới âm trước khi trồng

Cách trồng: Trồng 2 hàng so le, với mật độ trồng 5 6 củ/ m2, khoảng cách 25

-30 cm, trồng sâu 5 - 6 cm, lấp kín củ bằng đất tơi xốp Sau khi trồng tưới đẫm nước,sau đó tùy vào điều kiện thời tiết có thé từ 2-3 ngày tưới 1 lần

Lượng phân bón (tính trên 1000 m?):

Quy trình nông dân (đối chứng): 30 bao phân dé (tương ứng 750 kg), 83,3 kg

super lân, 45,83 kg NPK (15-9-20), 25 kg KaSƠa, 16,67 kg MgSOuva 29,2 kg Nitrate

bor.

Trang 23

Quy trình Mekofer (hữu cơ Mekofer kết hợp NPK-hữu co): 162,5 kg HC

Mekofer, 75kg super lân, 112,5 kg 9-6-3-9 HC và 100kg 7-7-7-9 HC.

Cách bón phân:

Quy trình nông dân (đối chứng): Bon lót vôi bột khi làm đất, vãi đều, phay ky;bón vào rãnh toàn bộ phân đê trộn đều trong đất, tưới 4m trước khi đặt củ giống Bonthúc được chia làm 2 lần:

- Lần 1 (7 — 10 ngày sau khi cây moc): Bón 1/4 lượng super lân, NPK (15-9-20),

K2SO4, MgSOa, Nitrate bor, két hợp lam cỏ, vun sốc nhẹ kín chân khoảng 5 cm.

- Lần 2 (50 — 55 ngày sau khi cây moc): Bon hết toàn bộ lượng phân còn lại, kếthợp làm cỏ và vun kín gốc cao 7 — 10 em Không nên bón phân quá muộn, đặc biệt là

giai đoạn sau khi khoai tây ra hoa.

Quy trình Mekofer (hữu cơ Mekofer kết hợp NPK - hữu co): Bon vào rãnh HC

Mekofer trộn đều trong đất, tưới âm trước khi đặt củ giống Bón thúc được chia làm 2

`

A

lan:

- Lan 1 (7 — 10 ngày sau khi cây moc): Bon phân 9 — 6 —3 + 9 HC, kết hợp làm

cỏ, vun gôc nhẹ kín chân.

- Lần 2 (50 - 55 ngày sau khi cây mọc): Bon phân 7 — 7 — 7 + 9HC, kết hợp làm

cỏ va vun kín gôc.

Phòng trừ một số loại sâu hại chính (Rudi đục lá, ray, rép): Ap dung bién phapphòng trừ tổng hợp, vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy ky chủ khác xung quanh, dùng bayvàng, cắt bỏ lá bị nhiễm Phun phòng thuốc hóa học 10-15 ngày/lần, sử dụng các loạithuốc Polythrin, Abamectin, Trigard, Pegasus, phun luân phiên và không dùng liêntích quá 3 lần cùng loại thuốc trong một tháng

Phòng trừ một số bệnh hại chính: Áp dụng biện pháp IPM: Sử dụng củ giốngsạch bệnh, luân canh với cây khác họ, trồng xa ruộng cây họ cà, tưới rửa sương vàobuổi sáng, theo dõi tình hình thời tiết và phát sinh bệnh dé kịp thời phun thuốc phòng.Bệnh mốc sương (Phythopthora infétan), bệnh dém vòng (Alternaria solani) Sử dungcác loại thuốc hóa học Mancozeb, Dithane, Zineb dé phun phòng 7-10 ngày/lần, khi

14

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN