1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu của các nông hộ tại huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu của các nông hộ tại huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông
Tác giả Phạm Thị Phương
Người hướng dẫn TS. Hoàng Hà Anh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 23,6 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định ứng dụng công nghệ ca

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH UNG DỤNG CONG NGHE CAO TRONG SAN XUAT HO TIEU CUA CAC NONG HO TAI HUYEN DAK SONG, TINH DAK NONG

PHAM THI PHUONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHAN

NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chi Minh

Tháng 01 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH UNG DỤNG

CONG NGHE CAO TRONG SAN XUAT HO TIEU CUA CAC

NONG HO TAI HUYEN DAK SONG, TINH DAK NONG

PHAM THI PHUONG

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP

GVHD: TS HOANG HA ANH

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 01 năm 2023

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu của các nông hộ tại huyện

Dak Song, tỉnh Đăk Nông” do Pham Thị Phương, sinh viên khóa 2019 - 2023, ngành

Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vàongày

TS HOÀNG HÀ ANHNgười hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Đề hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, không chỉ mình có sự cố gắng của

tôi mà còn rất nhiều người đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua Tôi xin giành

lời cảm tạ đến:

Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Hoang Hà Anh — giảngviên hướng dẫn khóa luận của tôi Cảm ơn Thay đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt

quá trình thực hiện dé tài Mặc dù Thay rat bận nhưng luôn giành thời gian gặp mặt trực

tiếp dé trao đổi và nhận xét, góp ý cho tôi có hướng đi đúng dat trong bài nghiên cứu

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, cácThầy Cô thuộc khoa Kinh Tế - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã giúp đỡ, giảngdạy kiến thức và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt 4 năm qua, dé tôi có kiến thứcnên tảng hoàn thành tốt bài khóa luận

Cảm ơn các cô/chú/anh/chị nông dân, HTX và bên công ty đã hỗ trợ tôi thực hiệnkhảo sát, để tôi có số liệu rõ ràng thực hiện nghiên cứu, cũng như có cái nhìn thực tế

hơn về đề tài

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã luôn

hỗ trợ và động viên tôi trong suốt 4 năm qua, đặc biệt trong quá trình thực hiện khóaluận có nhiêu khó khăn.

Một lân nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày 10 tháng 01 năm 2023

Sinh viên

Phạm Thị Phương

Trang 5

NOI DUNG TÓM TAT

PHAM THI PHƯƠNG thang I năm 2023 “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng ĐếnQuyết Định Ứng Dụng Công Nghệ Cao Trong Sản Xuất Hồ Tiêu Của Các Nông

Hộ Tại Huyện Dak Song, Tỉnh Dak Nông”.

PHAM THI PHUONG January 2023 “Factors Influencing the Decision to

adopt hi-tech Technology in Pepper Production of Smallholder Farmers in Dak Song

District, Dak Nong Province”.

Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng sanxuất hồ tiêu CNC của các nông hộ ở huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, thông qua điềutra 122 hộ sản xuất hồ tiêu thuộc 2 xã Thuận Hạnh va Thuận Hà Sử dụng phương phápchon mẫu ngẫu nhiên phân tang, thống kê mô tả và phân tích hồi quy dé thực hiện

Kết quả cho thấy các hộ dân tại địa phương hầu như đều có diện tích đất trồng hồtiêu Đa số nam giới là người ra quyết định canh tác và có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi,trình độ học vấn chủ yêu từ THCS trở lên Những người canh tác hồ tiêu đều có từ 5 đến

20 năm kinh nghiệm sản xuất, đồng thời cũng đều biết đến hé tiêu CNC nhưng có nhiều

hộ chưa thực hiện theo Nguyên nhân chủ yếu vì do chăm sóc không đúng cách, vườn

tiêu nhiều hộ bị bệnh và chết, năng suất cũng không ôn định nên không muốn đầu tư, có

ý định chuyền sang các cây trồng khác Đồng thời một số trường hợp quan tâm nhưng

không biết bắt đầu từ đâu, hộ chưa thật sự được tiếp cận CNC tại địa phương Các nông

hộ thật sự quan tâm đến ứng dụng dụng CNC để tăng giá trị đầu ra Nhưng từ kết quả

phân tích mô hình Binary Logistic thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng

CNC của các nông hộ là giới tính, kinh nghiệm, số lao động tham gia sản xuất, mức sẵn

lòng đầu tư chi phí và mức sẵn lòng vay vốn Từ đó đề ra phương hướng giúp các nông

hộ có cái nhìn đúng dan hơn và thực hiện sản xuât hô tiêu CNC.

Trang 6

1.2 Mục tiêu nghién GỮU: ae seees c6 118616580113134561E550384483890393593EESSĐSIS0010300EM51835E48 3

1.4.2, replat HIẾN co sccccncssconnnonccrcanenacnsevonncarnsaiatnessonraasonasiotosucsharaerasnenasvaneed 4Noi i8 äịi›¿›/(ýÝÖ4334 4

CHƯƠNG? TÔNHQUẤẨN, SH 2011102100100 11013 412 020050120-006 5

2 ol, Tan He Ua ONT Si CU so: en sec caninesegazEncigdGobuudigidrdisiggiagiu3aquikatluasgs3gEuGiasieigEdiagtedlin¿akgiigEnsoose 5

2.1.1, Tải liệu HƯỚC HEĐÀÍ:s:ceszn6z<6isrE0115115551 558001408380 56135 016411381583 E4EE5ESSE,S.ES8.IA 363843884888 5

2,1;2 Lãi liệu HGHB HƯỚỔ kescsesveisesbibinbirinidittistigtits4S011080582090019S0011901150LĐ400300i000 a

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu - 2 2+22+22+2E+2EE+2E2EE£EE2EE+EE2E++rxrrrrrrree 92.2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Dak Song - 2 2-©52©22ccScczeerxrrrrerreee 9

Trang 7

2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hộii - 2 ++ESSE+E£EE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE 2E creE 122.3 Tình hình thị trường hồ tiêu 2 csesseceeseseseescseseeseseesetsesseseenseeeeeeees 132.3.1 Trén thé gai - ẢẢ 13

2.3.2 Tai Vit Nain 077 16

CHƯƠNG 3 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 19

Sal GỠ SỐ lý TUẦH các nát ssexniss116134511646385543915559365 S1345485E00-LSES3SuE33.6330398.0L4880855.-L3SVESGIS8.0258 81048.6E 19

5,1,1, Thông tìn về cấy hỗ 1900 sceeeeereesnlssesooisritSviEiltdE01191069/69010880100000011618506 193.1.2 0 0i 008 20

3:|;3: C;aorclnl tiểu,tnh,[OấI sxieseeizcseaessecdgoiisipsguiit9N0:8Sÿgrdgttosgoslgftddouetag8iSnuitì2Bubinsggi288 21

3.2: PHƯƠHP Phap HEHICH GỨU sroccosnusnsccccsnvesnavanssnanvsenneonsveseaosunenseensavcreeneassaronseneansasenes 223.2.1 Phương pháp chon mẫu nghiên cứu -2- 2222 5++2+zz++zz+zzzzxzzxe2 22

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - 2-2 2 22222+2z+2E£+EE+ZE£22+zzzzzzzzzxd 23.2.3 Phương phap phan tich ssesssscsssssesexansescasavnenenesanesccerepenezans 8635058014018 35863556 ase 23

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CUU VA THẢO LUẬN - - 284.1 Phân tích thực trang san xuất hồ tiêu tại huyện Dak Song 284.1.1 Đặc điểm nông hộ sản xuất hồ tiêu -2- 22 22222222EE2EE22Ezzxzrrervee 254.2.2 Thực trang sản xuất hồ tiêu của mẫu điều tra -szcec.zcecs-s .-.384.1.3 Thực trạng về sản xuất hồ tiêu công nghệ cao -2+©22z52+25++2 354.2 Ý kiến của nông hộ về sản xuất hỗ tiêu công nghệ cao -2- 5 55- 40

4.2.1 Ý kiến về mô hình sản xuất hỗ tiêu công nghệ cao -. - 40

4.2.2 Ý kiến các yêu cầu dé sản xuất hồ tiêu công nghệ cao - 424.2.3 Mức sẵn lòng dau tư về lao động và vốn -++++x++czxrzrrrse 434.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ

tiêu tại huyện Dak Song, tỉnh Dak NônG: ;‹‹‹-:::‹‹:: :2256<5250255260522<60101122 006 8165661130133656 8142 45

4.4 Đề xuất phương hướng giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân ứng

dụng CNC trong hồ tiêu cũng như trong nông nghiệp 22252 5525522522522 49

Trang 8

CHUGNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ S5 Ä655622522222.2,,E6, 52

h‹{ an ẽ 525.2 {0 0n ĂĂ 55

5.2.1 Đối với chính quyền địa phuong 22-22 2222+22++22+z+zxzzxzrxzrez 55

Si LH Tỉ ee 55

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 22+ 2+S2E+EE2E2E£EE2EEZE+EEzEzzzrxrree 56

OO EE 1 58

Vil

Trang 9

DANH MỤC VIET TAT

CNC Công nghệ cao

NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao

IPC Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (International Pepper Community)ITC Trung tâm thương mai quốc tế (International Trade Centre)THPT Trung học phổ thông

THCS Trung học cơ sở

HTX Hợp tác xã

Vill

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thống Kê Diện Tích Dat theo Địa Hình 10

Bảng 2.2 Tài Nguyên Khoáng Sản 12

Bang 2.3 Tình Hình Xuất Khẩu Hồ Tiêu của Các Quốc Gia Chủ Dao trong Năm 2021

So với Năm 2020 15

Bang 2.4 Diện Tích Trồng Hồ Tiêu Việt Nam qua Các Năm l6Bảng 3.1 Mô Tả Các Biến Được Đưa vào Nghiên Cứu 25Bảng 4.1 Độ Tuổi của Người Ra Quyết Định giữa Hai Nhóm Hộ Sản Xuất Hồ Tiêu 28

Bảng 4.2 Giới Tính của Người Ra Quyết Định 29

Bảng 4.3 Thành Phần Dân Tộc của Người Ra Quyết Định giữa Hai Nhóm Hộ SảnXuất Hồ Tiêu 29

Bảng 4.4 Trình Độ Học Vấn của Người Ra Quyết Định giữa Hai Nhóm Hộ 30

Bảng 4.5 Số Lao Động Tham Gia Sản Xuất Hồ Tiêu 31Bảng 4.6 Số Năm Kinh Nghiệm Sản Xuất Hồ Tiêu 31

Bảng 4.7 Tình Hình Tham Gia Chương Trình Đào Tạo của Nông Hộ 32

Bảng 4.8 Tình Hình Tham Gia Vay Vốn Tín Dụng của Nông Hộ 32Bảng 4.9 Quy Mô Diện Tích Sản Xuất Hồ Tiêu 33Bang 4.10 Tuổi Vườn Hồ Tiêu 34Bang 4.11 Năng Suất Hồ Tiêu trong Năm 2022 giữa 2 nhóm hộ 34

Bảng 4.12 Hình Thức Tiêu Thụ trong Năm 2022 35

Bảng 4.13 Nhận Thức về Sản Xuất Tiêu Công Nghệ Cao giữa Hai Nhóm Hộ 35Bảng 4.14 Nguồn Cung Cấp Thông Tin về Ứng Dụng CNC trong Sản Xuất giữa Nông

Hộ Giữa Hai Nhóm Hộ 36

Bảng 4.15 Tóm Tắt Các Biến Độc Lập 45Bang 4.16 Kết Xuất Mô Hình Y Dinh Ứng Dung CNC trong Sản Xuất Hồ Tiêu 46

Bảng 4.17 Kết Xuất Kiểm Định Mức Độ Phù Hợp của Mô Hình 46

Bang 4.18 Kiểm Dinh Mức Độ Giải Thích của Mô Hình 46Bang 4.19 Kiểm Dinh Mức Độ Dự Báo Tính Chính Xác của Mô Hình 47Bảng 4.20 Hệ Số Ước Lượng của Các Biến Độc Lập 48

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đăk Song 9Hình 2.2 Biéu Dé Ước Tính Sản Lượng Hồ Tiêu Toàn Cau của IPC 14

Hình 2.3 Biéu Đồ Xuất Khẩu Hồ Tiêu của Việt Nam Giai Doan 2012 — 2021 17

Hình 2.4 Biéu Đồ Giá Tiêu Đen Trong Nước từ Năm 2017 đến 2021 18Hình 4.1 Y Dinh Tham Gia Ứng Dung CNC trong Hồ Tiêu của Hai Nhóm Hộ 37Hình 4.2 Thời Gian Ap Dụng của Các Hộ Ứng Dung Công Nghệ Cao 37Hình 4.3 Tỷ Lệ Các Loại Hình Công Nghệ Cao Được Áp Dụng 38Hình 4.4 Đánh Giá Đầu Vào và Đầu Ra của Các Hộ Tham Gia Sản Xuất Hồ Tiêu

Công Nghệ Cao

Hình 4.5 Mức Độ Quan Tâm đến Sản Xuất Hồ Tiêu Công Nghệ Cao

Hình 4.6 Mức Độ Khó Khi Thực Hiện Hồ Tiêu Công Nghệ Cao

Hình 4.7 Ý kiến về Giá Trị Đầu Ra của Sản Xuất Hồ Tiêu Công Nghệ Cao

Hình 4.8 Ý Định Tham Gia Sản Xuất Hồ Tiêu Công Nghệ Cao

Hình 4.9 Đánh Giá về Nhân Lực

Hình 4.10 Đánh Giá về Diện Tích Sản Xuất

Hình 4.11 Mức Độ San Lòng Đầu Tư về Chi Phi và Lao Động

Hình 4.12 Mức Độ Sẵn Lòng Tham Gia Chương Trình Đào Tạo

Hình 4.13 Mức Độ Sẵn Lòng Vay Vốn Đề Đầu Tư

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang

Phụ luc 1.1 Bang Khao Sát Hộ Nông Dân tại Huyện Dak Song, Tỉnh Dak Nông 58

Phu luc 1.2 Danh Sach Nong H6 Tham Gia Khao Sat 62

Phụ lục 1.3 Kết xuất mô hình Binary Logistic 66

Xi

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Khi Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước

tiến hành thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là quá trìnhcải tiến công nghệ - kỹ thuật và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyền đổikinh tế Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp ngày cànghiện đại, tiến bộ

Việt Nam vốn là nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Những bước đầu tiên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát từthực hiện công nghệ hóa nông nghiệp Khi trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sản phẩmnông sản của Việt Nam đòi hỏi phải đạt chất lượng cao Cùng với sự tích cực hội nhậpvới thế giới, Việt Nam cũng được tiếp cận với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật pháttriển Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao giúp choviệc phát triển nền nông nghiệp nước nhà Di dau là những doanh nghiệp lớn ứng dụngcông nghệ cao, công nghệ tiên tiến như Dabaco (chăn nuôi), TH (sữa), Nafoods (trồng,chế biến trái cây), Vinamilk Vingroup

Những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của quốc gia, của các tinh được áp dụngcông nghệ cao từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến Nhờ ứng dụng công nghệcao, những sản phẩm vốn là thế mạnh của nước ta như gạo, ca phê, cao su, tiêu, rau củ,

cá tra, tôm, ngày càng có giá trị trên thị trường quôc tê.

Trang 14

Đặc biệt trước và trong thời kì Covid-19, nhiều loại nông sản mat giá Từ loại

cây được gọi là “vàng đen”, hồ tiêu liên tục giảm giá khiến người dân lo sợ, liên tục giảm diện tích làm giảm sản lượng hồ tiêu Xung đột tại Đông Au, chi phí vận chuyên,

giá xăng dầu tăng, lạm phát ảnh hưởng đến ngành hồ tiêu Việt Nam nói riêng và thế

giới nói chung Khi qua thời kì Covid-19, bước sang năm 2022, giá tiêu có xu hướng

tăng, nhu cầu xuất khẩu ra thế giới cũng tăng cao Nắm bắt cơ hội đó, các lãnh đạo ViệtNam thực hiện nhiều chương trình ôn định và phát triển ngành hồ tiêu, ứng dụng côngnghệ cao, công nghệ tiên tiễn, nâng cao chuỗi giá trị và sản lượng

Dak Nông là một tỉnh mới (thành lập năm 2004), ngành nông nghiệp mới được

phát triển gần đây nên vẫn còn rất nhiều hạn chế Nhưng nhờ có nền tảng nông nghiệptốt, tỉnh Đăk Nông vẫn có những thành tựu trong nông nghiệp, đặc biệt về hồ tiêu Chođến năm 2022, tỉnh có năng suất hồ tiêu lớn nhất cả nước với điện tích 33.591 ha và sản

lượng hơn 60.000 tấn Tỉnh được cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý cho sản

phẩm hạt tiêu bởi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ, 09/11/2021) Vì vậy,lãnh đạo địa phương đã chú trọng nâng cao phát triển ngành hồ tiêu Tỉnh thành lậpnhiều khu vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao thúc đây sản xuất, mang lại thu nhập

cao cho nông dân Đặc biệt huyện Dak Song có 2 xã Thuận Hanh và Dak Song được

chú trọng thực hiện ứng dụng công nghệ cao Hoạt động ứng dụng công nghệ cao được

triển khai ở nhiều khâu của quá trình sản xuất như sử dụng giống cây trồng cải tiến, kỹthuật trồng, chế biến, tiêu thụ Địa phương tập trung thực hiện sản xuất hồ tiêu theo các

mô hình tiêu chuẩn VietGap, GlobleGAP, UTZ,4C, dé nâng cao giá tri, hướng tớiphát triển bền vững Tuy vậy, nhiều nông hộ ở địa phương chưa biết đến ứng dụng côngnghệ cao hoặc chưa có điều kiện dé thực hiện đổi mới quy trình sản xuất Xuất phát từvấn đề trên, tác giả thực hiện nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu tại huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông

Từ đó đề ra phương hướng khuyên khích, tạo điều kiện cho người dân tham gia ứngdụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu

Trang 15

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trongsản xuất hồ tiêu tại huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông Từ đó đề ra phương hướng khuyếnkhích người dân tham gia sản xuất theo hướng công nghệ cao

Đề ra phương hướng giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham

gia ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Đăk Song, Tỉnh Đăk Nông

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 01/2022

1.3.3 Đối tượng khảo sát

Các nông hộ sản xuất tiêu thuộc địa bàn 2 xã Thuận Hạnh và Thuận Hà, huyệnDak Song, tỉnh Dak Nông

1.3.4 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao sản xuất hồ tiêucủa người dân.

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa khoa học

Đóng góp cơ sở khoa học cho việc tăng cường đầu tư ứng dụng các công nghệmới trong sản xuất hồ tiêu tại địa phương

Trang 16

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp những cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết liên quan đến ứng dụng côngnghệ cao trong nông nghiệp Cung cấp rõ nhận thức của người dân về việc ứng dụng

công nghệ cao tại huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, giúp chính quyền đại phương đưa

ra phương hướng tang cường ứng dụng công nghệ cao, gia tang sản lượng, xây dung

ngành hồ tiêu bền vững

1.5 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Mở đầu

Nêu ra tính cấp thiết của dé tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa

khoa học và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tổng quan

Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu và tình hình dân cư tại địa phương Tổng

quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm giới thiệu về đặc điểm của hồ tiêu, tình hìnhngành hồ tiêu thế giới và Việt Nam

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Nêu các lý thuyết liên quan làm cơ sở để giải thích nội dung nghiên cứu và các

phương pháp nghiên cứu để tiễn hành nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Đây là phần chính của đề tài nhằm nêu ra kết quả nghiên cứu, làm rõ vấn đềnghiên cứu, bằng các phương pháp đã học và lựa chon dé nghiên cứu Trinh bày các đặcđiểm của nông hộ điều tra như quy mô nhân khâu kinh nghiệm, cách canh tác, cách tiếpcận và sử dụng khoa học kỹ thuật dé tổng hợp phân tích và xử lý thông tin Đánh giánhận thức của người dân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Đưa ra những kết luận chung nhất mà đề tài đã thực hiện được khi nghiên cứu và

đề xuất một số kiến nghị cho quá trình nâng cao nhận thức của người dân địa phương

về ứng dụng công nghệ cao.

Trang 17

CHƯƠNG 2

TỎNG QUAN

2.1 Tài liệu nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các bài nghiên cứu sau:

2.1.1 Tài liệu nước ngoài

Mamudu Abunga Akudugu và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu nhữngyếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại vào nông

nghiệp của các nông hộ ở Ghana Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân

tầng các nông hộ ở quận Bawku West của Ghana Sau sáu giai đoạn, lựa chọn 150 nông

hộ, mỗi hộ khảo sát 1 nam và 1 nữ trưởng thành Dữ liệu được thu thập bằng cách khảosát 300 người theo bảng câu hỏi Sử dụng mô hình logit để xác định các yếu tố ảnhhưởng đến việc ra quyết định của hộ Tác giả phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến việc

áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thành 3 loại: các yếu tố kinh tế, cácyếu tố xã hội và các yêu tổ thé chế Kết quả cho thấy quy mô trang trại và lợi ich dự

kiến là yếu tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của các nông hộ; các yêu tố

xã hội ảnh hưởng đến xác suất ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp hiện đại của

các hộ gia đình bao gồm tuổi tác, trình độ học van và giới tính; các yếu tố thé chế bao

gồm việc tiếp cận các dich vụ thông tin và khuyến nông Từ đó đưa ra kiến nghị xâydựng các chính sách dé tận dụng các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng các

công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu các yếu tố tiêu cực

Dnd Njankoua Wandji và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu nhận thức và

áp dụng công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản ở khu vực miền núi Tây Camerron

Nghiên cứu tập trung vào các nông dân thuộc tỉnh phía Tây của Cameroon, khảo sát

Trang 18

ngẫu nhiên hai giai đoạn, tác giả thu được 120 mẫu, trong đó 45 người làm nghề nuôitrồng thủy sản Tác giả sử dụng mô hình logit nhị phân đơn biến dé xác định các yếu tôchính ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Kết quả thu được chỉ ra nông dân có định hướng thương mại, nhận thức tích cực về lợi

nhuận, tiếp xúc thường xuyên với các nhân viên khuyến nông, trình độ học vấn cao vàgiới tính là những yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến việc áp dụng nuôi cá Việc

tăng các biến này cũng có thể làm tăng khả năng áp dụng công nghệ mới lên 37,5%,

35,2%, 13,5%, 17,1%ovà 28,8% theo thứ tự tương ứng Từ kết quả, tác giả đưa ra các

kiến nghị về giáo dục sơ cấp và dao tạo thực tế giúp tăng nhận thức của người nông dân

về ứng dụng mô hình nuôi trồng thủy sản mới

Merga Challa (2014) đã thực hiện nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng đến việc ứng

dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của nông dân và tác động của việc áp dụng công

nghệ nông nghiệp cao ở Tây Wollega (quận Gulliso) Nghiên cứu khảo sát khảo ngẫu

nhiên 145 hộ gia đình thuộc khu vực, trong đó 72 hộ có ứng dụng công nghệ cao và 73

hộ không ứng dụng Tác giả sử dụng mô hình Logit nhị phân dé phân tích các yếu tốảnh hưởng đến quyết định áp dụng các công nghệ hiện đại Kết quả cho thấy việc ápdụng các công nghệ nông nghiệp hiện dai bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Những yếu tốnày khác nhau giữa các nông hộ do môi địa lý, quan điểm văn hóa xã hội và môi trườngkinh tế khác nhau Đặc biệt biến trình độ học vấn của chủ hộ và khả năng tiếp cận tíndụng được chỉ ra là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định củanông dân Ngoài ra, thái độ của nông dân đối với chi phí đầu vào, quy mô nông hộ vàthu nhập ngoài cúng là những yếu tổ tác động tích cực đến quyết định của hộ gia đình

Từ đó, tác giả đề xuất việc tăng trình độ giáo dục của nông dân, các cơ quan liên quanphải đào tạo những người nông dân hiểu về các khái niệm kinh doanh như tính toán lợinhuận theo cấp độ của họ

Kinyangi Audrey Amagove (2014) đã thực hiện nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng

đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp của các nông hộ nhỏ ở tiểu quận

Kakamega North, Kenya Thực hiện khảo sát theo bảng câu hỏi và phỏng van, chia thành

2 mẫu dành cho nông hộ và những người quản lý nông nghiệp tại địa phương Tác giả

sử dụng kỹ thuật chọn mẫu có chủ đích, chon 188 nông hộ thuộc tiểu quận Kakamega

North, 125 người đứng đầu từ 25 nhóm sản xuất, 15 người thuộc Viện nghiên cứu nông

6

Trang 19

nghiệp Kenya, 10 người từ Dai hoc dao tạo nông nghiệp Bukura và một quan chức của

Bộ Nông nghiệp Sử dụng mô hình hồi quy và tương quan đã được sử dung dé kiểm tramức độ ý nghĩa và mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu Kết quả cho thấy các biến đàotạo, cơ sở vốn, tín dụng có sự liên kết tích cực và ý nghĩa đối với việc áp dụng côngnghệ trong nông nghiệp ở các mức độ khác nhau Sự sẵn có của các dịch vụ khuyếnnông cũng có tác động đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp nhưng không

đáng kể Trình độ học van, giới tính và tuôi tác cũng có ý nghĩa đối với việc ứng dụngcông nghệ trong nông nghiệp Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị về vốn và dao tạo giúp

tăng xác suất các nông hộ ứng dụng công nghệ cao vào công nghiệp

2.1.2 Tài liệu trong nước

Quan Minh Nhựt (2013) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ápdụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công

nghiệp - xây dựng tại Cần Thơ Nghiên cứu thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn,

khảo sát một nhóm gồm 135 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đượcchọn ngẫu nhiên đại diện cho các doanh nghiệp trên đại bàn thành phố Cần Thơ Công

cụ được sử dụng chủ yếu trong bài viết là hàm hồi quy đa biến Mục dich sử dụng ham

dé tim ra các nhân tố anh hưởng đến quyết định áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vàosản xuất kinh doanh của đoanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng giá trị máymóc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn chiếm ty trọng cao (trên 30%)

Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp sử dụng các máy móc thiết bị không hiệu quả Kết

qua phân tích hồi quy còn chỉ ra có 5 yếu tố có ý nghĩa thông kê tác động là: tuôi doanhnghiệp, nguồn vốn doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, quy mô và lợi nhuận trên vốn

đa biến nhằm tìm ra các nhân tố tác động tới quyết định ứng dung CNC trong chăn nuôi

bò vùng Tây Nguyên Kết quả khang định chỉ có 2 nhân tố là giới tinh của người quyếtđịnh sản xuất của nông hộ và trình độ học vấn ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng CNC

ii

Trang 20

Ngoài ra nhân tố việc tiếp cận các nguồn lực có thể được coi là nhân tố mới ảnh hướngđến quyết định của họ Qua kết quả, tác giả đề ra chính sách đào tạo nguồn nhân lực và

tiếp cận thông tin công nghệ, dịch vụ mở rộng va dao tạo - tập huấn.

Bùi Đức Hùng và các cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao (ứng dụng CNC) trong sản xuất cà phê

vùng Tây Nguyên Tác giả đã xây dựng mô hình nhị phân Binary Logistic và hàm phi

tuyến tinh đa biến dé phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định ứng dụng CNC trong sản xuất cà phê Đồng thời, sử dụng phương pháp bìnhphương nhỏ nhất OLS dé xác định thang đo của các nhân tổ tác đó Tổng số mẫu điềutra là 250 phiếu (20 phiếu cho doanh nghiệp, 189 phiếu cho hộ gia đình và 50 phiếuphỏng vấn sâu) trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk Kết quả bài nghiên cứu cho thấy bốn nhân tốtác động quan trọng đến quyết định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà phê bào

gồm: độ tuổi, trình độ học van, số năm kinh nghiệm và thé chế (gồm khả năng tiếp cận

thông tin, dịch vụ mở rộng và tín dụng) Mức độ ứng dụng CNC trong canh tác còn rấtthấp, chưa có giải pháp hữu hiệu thúc đây áp dụng phương thức hay mô hình canh tácNNCNC Cần gợi ý các chính sách nhằm thúc đây ứng dụng và chuyền giao công nghệ

đến người nông dân

Nội dung của các bài nghiên cứu dé cập đến các nhân tô ảnh hưởng đến quyếtđịnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của nông hộ và ứng dụng tiễn bộ khoahọc kỹ thuật của các doanh nghiệp Trước hết tác giả cho thay thuc trang về nhận thứccác ứng dụng mới của người dân Các doanh nghiệp công nghiệp nhận biết và ứng dụng

cái mới nhiều hơn các hộ dân làm nông nghiệp Từ mức độ nhận biết đó xác định các

yếu tố anh hưởng đến quyết định ứng dụng CNC, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Các tác giải sử dụng phương pháp nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát số liệu sơ cấp

và các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phỏng van sâu, phương pháp hồi quytuyến tính và khung phân tích quy trình và ra quyết định

Qua kết quả các bài nghiên cứu còn cho thấy, dù là lĩnh vững nông nghiệp haycông nghiệp việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ là hoàn toàn cần thiết Donhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp vàcác tiến bộ khoa học, tác giả cũng đã dé ra các phương hướng giúp người dân dé dàngtiếp cận các tiến bộ trong nông nghiệp cũng như công nghiệp

8

Trang 21

Từ các bài nghiên cứu trên, tác giả cũng rút ra được định hướng và các phương

pháp cho bài nghiên cứu.

2.2 Tống quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Song

a) VỊ trí địa lý

Huyện Đăk Song nằm ở trung tâm của Tỉnh Đăk Nông, với tổng diện tích

807,76km2, dân số năm 2007 là 46.382 người Huyện bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp

xã, trong đó có một Trung tâm huyện, mật độ dân số đạt 57 người/km?

Huyện Dak Song có 9 đơn vi hành chính gồm thị tran Đức An và 8 xã: Đăk Hòa,

Dak Môi, Đăk N'Drung, Nam Binh, Nam N'Jang, Thuận Ha, Thuận Hạnh, Trường Xuân.

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đăk Song

HUYỆN ĐĂK SONG

Trang 22

b) Thời tiết, khí hậu

Khí hậu huyện Đăk Song mang những đặc điểm chung của khí hậu cao nguyênnhiệt đới 4m nên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo đài từ tháng 4 đến tháng 11, hơn 90%lượng mưa tập trung vào mùa mưa; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, lượngmưa không đáng kể Lượng mưa trung bình từ 2000-2200mm/ năm

c) Địa hình

Dak Song có địa hình cao nguyên núi lửa, địa hình bi chia cắt mạnh thành nhữngday doi dang bat úp với độ cao trung bình so với mat nước biển từ 700m - 800m, có 3

dạng địa hình chính: địa hình thung lũng hẹp, địa hình núi thấp đến trung bình, địa hình

đôi núi cao bị chia cắt mạnh

Bang 2.1 Thống Kê Diện Tích Đắt theo Dia Hình

Cấp độ dốc Diện tích (ha) Phần trăm %

Trang 23

gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt Vì vậy địa phương thường xuyên

có các chính sách dé duy trì lượng nước quanh năm

Do nhu cầu tưới tiêu cao nên người dân thường xuyên xây hồ nhân tạo, đảm bảophục vụ nhu cầu quanh năm

e) Các loại tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên dat:

Thổ nhưỡng huyện Dak Song, tỉnh Dak Nông có 4 loại chính: Dat đỏ, đất nâutrên đá bazan, đất mun Alits trên núi cao và đất dốc tụ Trong đó đất đỏ chiếm 93,32%(75.408 ha) tổng diện tích đất tự nhiên và là nhóm đất thuận lợi nhất cho việc sản xuấtnông nghiệp, đặc biệt tiêu và cà phê là hai loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho

người dân nơi đây.

- Tai nguyên rung:

Huyện Đăk Song có hơn 26.167 ha đất rừng, chiếm đến hơn 32,38% đất tự nhiên

Đây là nguồn lực phát triển kinh tế và cũng là yếu tố quan trọng có tác dụng to lớn trong

việc bảo vệ môi trường sinh thai.

Những năm gần đây, việc phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp liên tục tăngcao, trong khi mật độ diện tích rừng trồng mới không đáng ké làm kha năng bảo vệ đất

và độ che phủ, làm giảm đa dạng hệ sinh thái và đe dọa đến mô trường sống của các loài

sinh vật khác.

- Tai nguyén nước:

Nước mặt: Mang sông suối phan bố đều với lưu lượng nước trung bình trên dưới

2000mm nên nguồn nước khá dồi dào Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đềutheo mùa dẫn đến tình trạng ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô

Nước ngầm: Có trữ lượng, chất lượng cao, là nước phun trào từ khe nứt trong đá

bazan và trong lỗ hồng các đá trầm tích đệ tứ, nước ngầm có độ khoáng hóa nhỏ và itbiến động theo mùa Nguồn nước ngầm chủ yêu dùng đề phục vụ sinh hoạt, số ít dùng

dé phục vụ cây trồng vào mùa khô

- Tài nguyên khoáng sản

Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung ở địa bàn huyện Đăk Song như

than bùn, cát, đá xây dựng có trữ lượng lớn, được địa phương chú trọng khai thác.

11

Trang 24

Bảng 2.2 Tài Nguyên Khoáng Sản

vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại hai xã Thuận Hạnh và Thuận Hà với

tổng diện tích hơn1.500 ha Hiện nay toàn huyện đang thực hiện đề án nông nghiệp côngnghệ cao, tái cơ cau cây trông nông nghiệp, mỗi xã một sản phẩm, phát triển nông nghiệptheo hướng hữu cơ Huyện hiện có 6 sản phâm được cấp chứng nhận OCOP

Huyện có QL14 đi ngang qua, tạo điều kiện cho các hoạt động đa dạng như: xăngdầu, xây dựng, các cơ sở chế biết nông sản Địa phương còn tập trung đầu tư phát triểnkhai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt tài nguyên tái tạo như: Điện

gió, mặt trời.

Huyện Đăk Song còn có nhiều đặc điểm tự nhiên và điều kiện có tiềm năng choviệc phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử,

Tuy có nhiều tiềm năng phát triển, huyện vẫn còn nhiều khó khăn như: ngành

nông nghiệp còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ bên ngoài, các nhà kho, bãi chứa quy

mô nhỏ, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhân lực hạn ché, công tác thu hút đầu tư

chưa rõ rang,

b) Tình hình xã hội

Tổng dân số của huyện Dak Song đến tháng 5/2021 là 80.514, trong đó dân thànhthị chiếm 8,26%, dân nông thôn chiếm 91,74% Với hơn 27 dân tộc cùng sinh sống tạonên xã hội đa dạng văn hóa và truyền thống

12

Trang 25

Giáo dục: Toàn huyện có 38 cơ sở giáo dục từ mầm nôn đến THPT, với 18 trườnghọc đạt chuẩn quốc gia Những năm gần đây, chất lượng giáo dục được nâng cao, các

tôi dân tộc thiểu số được tạo điều kiện đến trường, các xã liên tục thực hiện chính sáchxóa nạn mù chữ.

Y tế: Tăng chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của

người dân Xây dựng và triển khai cá chương trình, kế hoạch công tác Y, dược và mỹ

phẩm Tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đối với ngành

Nhìn chung, huyện Đăk Song từ một tỉnh nghẻo, trình độ học vấn thấp đang dầnđược cải thiện nhờ các chính sách của chính quyền địa phương và của Đảng

2.3 Tình hình thị trường hồ tiêu

2.3.1 Trên thế giới

a) Diện tích

Giai đoạn từ năm 2010-2016, diện tích hồ tiêu toàn thế giới tăng liên tục (từ

439.303 lên 517.220 ha) Đây là giai đoạn hồ tiêu được gọi là vàng đen của toàn thếgiới Giá tiêu tăng dẫn đến diện tích hồ tiêu toàn cầu liên tục tăng Đặc biệt bước sangnăm 2017, Việt Nam với diện tích hỗ tiêu 151.982 ha đã vươn lên trước An Độ trở thànhquốc gia có điện tích hồ tiêu lớn nhất thé giới Các quốc gia như Indonesia, Brazil, SriLanka, cũng là những nước điện tích hồ tiêu lớn

Giai đoạn cuối năm 2017-2021, diện tích hồ tiêu toàn cầu lại có xu hướng giảm,

do giá tiêu tụt đốc, nhiều người dân hoang mang phá bỏ tiêu dé nuôi trồng cây mới Việt

Nam là một trong những quốc gia giảm đáng dé diện tích, gây ảnh hưởng đến ngành hồ

tiêu toàn cầu

b) Sản lượng

Sản xuất hạt tiêu toàn cầu trong 50 năm qua đã tăng trưởng bền vững Mặc dùtrong hai năm qua, tình hình xã hội và tỷ lệ vận chuyền hàng hóa đã trở thành một ràocản lớn trong thương mại, khiến ngành công nghiệp tiêu chậm lại phần nào, sản lượngcung cấp ở các quốc gia khác van ồn định, đảm bảo duy trì xuất khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), năm 2021 vừa qua, tổng sảnlượng hồ tiêu toàn cầu ước đạt 514.950 tan, giảm 61.050 tan, tức giảm 11% so với năm

2020 (576.000 tan) Trong đó sản xuất hạt tiêu của Việt Nam ước tính giảm tới 25%,ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng tiêu toàn cầu Brazil duy trì sản xuất ở mức 95.000

13

Trang 26

tan, trong khi ở sản lượng Indonesia đã giảm tới 28%, từ 77.000 tan vào năm 2020 xuốngcòn 55.000 tấn vào năm 2021 Các quốc gia khác như Ấn Độ, Sri Lanka và Malaysia đãtăng san lượng nhưng không đáng ké ở mức 9 %, 9%và 8%, tương ứng.

Nhìn chung giá thấp trong những năm qua không còn hấp dẫn nên nông dân trồngtiêu đã giảm chi phí đầu tư dẫn đến sản lượng hồ tiêu toàn cầu sụt giảm trong năm 2021Hình 2.2 Biéu Đồ Ước Tính Sản Lượng Hồ Tiêu Toàn Cầu của IPC

Xuất khẩu: Năm 2021 vừa qua, tông hồ tiêu được xuất khẩu của nước ta đạt435.182 tan, giảm 9,2% so với năm 2020 (479.347 tan) Có sự giảm sút do lượng hồ tiêucủa các nhà cung cấp lớn trên thế giới diễn biến trái chiều khi tăng tại Brazil(+2,6%) và

An Độ (+25,7%) nhưng sụt giảm tại Việt Nam (-8,5%), Indonesia (-35,4%) và Malaysia

(-13%).

14

Trang 27

Bảng 2.3 Tình Hình Xuất Khẩu Hồ Tiêu của Các Quốc Gia Chủ Đạo trong Năm

Độ, Trung Quốc và Pháp là những nước nhập khẩu hồ tiêu cao nhất

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), Hoa Kỳ đã chỉ360,4 triệu USD dé nhập khẩu hạt tiêu với khối lượng kỷ lục 94.174 tắn vào năm 2021,tăng 8,8% về lượng va tăng 44,4% về giá trị Trong đó, Việt Nam hiện là nhà cung cấphạt tiêu lớn nhất cho thị trường Hoa Kỳ

An Độ cho rang giá tiêu trong nước giảm chủ yếu do lượng lớn tiêu nhập khẩu

có sẵn trên thị trường từ Sri Lanka và Việt Nam

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hạt tiêu năm 2021 của cả nướcgiảm mạnh 38,2% so với năm 2020, chỉ đạt 13.639 tấn do tác động của giá tiêu thé giớităng và những trở ngại trong chính sách Zero COVID Thị trường cũng cấp chính choTrung Quốc là Indonesia, Việt Nam, Brazil và Malaysia

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhập khẩu hạt tiêu của Pháp trong

11 tháng năm 2021 đạt 11.750 tan, trị giá 48,19 triệu EUR (54,94 triệu USD), tăng 5,8%

về lượng và tăng 25,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020 Lượng tiêu nhập khẩu chủyếu từ Việt Nam

d) Diễn biến giá

Chênh lệch cung — cầu hồ tiêu thế giới dang dan thu hẹp trong những năm ganđây Sản lượng tại Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất thế giới liên tiếp giảm, trong khinhu cầu tiêu thụ từ Mỹ và châu Âu tiếp tục cho thấy xu hướng hồi phục Ngoài ra, chỉ

Trang 28

phí đầu vào như nhân công, phân bón, xăng dầu, giá cước vận tải tăng cao dự kiến sẽtiếp tục đây giá hồ tiêu tăng lên trong năm 2022.

2.3.2 Tại Việt Nam

a) Diện tích

Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất thếgiới Những năm gần đây, do giá tiêu giảm, người dân không quan tâm chăm sóc như

trước đây, diện tích hồ tiêu có xu hướng giảm dần

Bảng 2.4 Diện Tích Trồng Hồ Tiêu Việt Nam qua Các Năm

lớn đến chuỗi cung ứng tiêu toàn cầu Tuy nhiên, trên thực tế, vụ thu hoạch hạt tiêu 2021

ở Việt Nam vẫn có năng suất cao khi đạt 220.000 tan, chỉ giảm nhẹ 9% so với năm 2020.Theo thống kê sơ bộ của VPA, vào năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 263.692 tấn hạttiêu, bao gồm cả 231.676 tan hạt tiêu đen và 32.016 tan hạt tiêu trắng Tông doanh thuxuất khâu đạt 948,7 triệu USD, hạt tiêu đen đạt 792,1 triệu USD và hạt tiêu trắng đạt156,6 triệu USD So với năm 2020, khối lượng xuất khẩu giảm 8,1% nhưng doanh thu

tăng 43,6%

16

Trang 29

c) Tình hình tiêu thụ

Xuất khẩu: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021 Việt Nam đã xuấtkhẩu 260.989 tan hồ tiêu các loại, kim ngạch thu về 937,9 triệu USD, giảm 8,5% vềlượng nhưng kim ngạch tăng 42% so với năm 2020 Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về xuấtkhâu hồ tiêu toàn cầu khi cung cấp khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng của thé giới, bỏ xacác nước xuất khẩu hồ tiêu khác như Brazil, Indonesia

Năm 2021, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm lần đầu tiên sau 6

năm, tuy nhiên giá trị thu về của ngành hồ tiêu đạt cao nhất kể từ năm 2018 nhờ giá tăng

200.000 1.000

800 150.000

600

100.000 400

50.000 200

0 0

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Lượng xuất khẩu BE Kmngạh ˆ ———e—=—

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, 2021

Nhập khẩu: Trong năm 2021, để phục vụ chế biến các doanh nghiệp đã nhập khẩu

25.359 tan hồ tiêu các loại, giảm 36,4% so với năm 2020 Hồ tiêu nhập cho Việt Namchủ yếu từ Indonesia, Campuchia va Brazil, chiếm 86%

d) Diễn biến giá

Sau 4 năm chật vật, năm 2021 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hồ tiêu

Diện tích, sản lượng hồ tiêu Việt Nam liên tục sụt giảm do giá tiêu xuống quá thấp trongnhững năm trước, người dan không quan tâm chăm sóc khiến nhiều diện tích tiêu bịnhiễm bệnh, chết hàng loạt, năng suất thấp, số khác chuyên sang các loại cây trồng khác

17

Trang 30

khiến giá hồ tiêu tăng mạnh Ngoài ra, thời tiết bất lợi cũng làm giảm sản lượng hồ tiêu

của Việt Nam.

Hình 2.4 Biểu Đồ Giá Tiêu Den Trong Nước từ Năm 2017 đến 2021

Giá hồ tiêu trong nước và xuất khâu được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục do nhu

cầu thị trường tăng lên trong khi nguồn cung thế giới dần thu hẹp, đặc biệt là tại ViệtNam đo người dân giảm đầu tư vào cây hồ tiêu trong khoảng thời gian giá xuống thấp

và ảnh hưởng của biên đôi khí hậu.

18

Trang 31

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Thông tin về cây hồ tiêu

a) Nguồn gốc và đặc điểm chung

Cây hồ tiêu (Pipper nigrum L) hay còn gọi là tiêu ăn, hắc cổ nguyệt, cô nguyệt,bạch cổ nguyệt Là loại cây thân leo thuộc họ hồ tiêu, được trồng dé lay quả và hạt Có

công dụng làm gia vị tươi hoặc khô, có lợi cho sức khỏe và có giá trị xuất khẩu lớn

Hồ tiêu có thân leo dài, nhăn, bám vào các cây khác nhờ rễ; thân mọc uốn, mang

lá mọc cách Lá như lá trầu không nhưng thon dài hơn Hoa và quả hồ tiêu mọc thànhcụm dài như hình đuôi sóc Quả nhỏ hình cầu, từ 20 - 30 quả trong một chùm Lúc đầuqua màu xanh, sau đó chuyền sang vàng, lúc chín han màu do

b) Đặc điểm sinh thái

Nhiệt độ và độ âm: Cây tiêu có khả năng chịu được nhiệt độ từ 10°C đến 40°C,phát triển mạnh ở nhiệt độ 20 — 32°C; độ âm từ khoảng 70% trở lên và nhiệt độ đất từ

khoảng 25 -28°C ở độ sâu khoảng 30 cm.

Lượng mưa: Cây tiêu cần nhiều nước, lượng mưa hằng năm thích hợp cho cây

tiêu trong khoảng 1.500 — 2.500 mm.

Ưa sáng và thích môi trường lặng gió.

Dat trồng: Cây phát triển mạnh ở đất phì nhiêu, nhiều chất hữu cơ, dat tơi xốp,thoát nước tốt đọ pH trong khoảng 5,5 — 6,5 thấp nhất là 4,5

Các đặc điểm, yêu cầu của cây hỗ tiêu phù hợp với đặc điểm khí hậu của một số vùng

tại Việt Nam như các tỉnh vùng Tây Nguyên, Bình Phước, Vũng Tàu

Trang 32

3.1.2 Một số khái niệm

a) Công nghiệp cao

Theo luật công nghệ cao 2008, công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao vềnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học vacông nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá tri gia tang

cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản

xuất, địch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

b) Công nghệ cao trong nông nghiệp

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT nông nghiệp công

nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm:

công nghệ cao nông nghiệp, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,

công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượngcao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị điện tích và phát triển bền vững trên cơ sởcanh tác hữu cơ.

Ở nước ta, trình độ ứng dụng công nghệ còn thấp, tỷ trọng lao động nông nghiệpchiếm hơn 60% tổng lao động xã hội, nguồn lực lao động chưa đáp ứng được yêu cầucủa việc áp dụng công nghệ Nền nông nghiệp chủ yếu diễn ra theo quy mô nông hộ ,vẫn còn thiếu kiến thức và chuyên môn Vì thế, khi nói nông nghiệp công nghệ cao, cầnxét loại công nghệ nào, cao so với ai (Trần Đức Viên,2017; Đỗ Kim Chung,2018) Chicần tiến bộ hơn so với trước cũng được gọi là công nghệ cao

Trong bai nghiên cứu này, tac giả định nghĩa công nghệ cao trong nông nghiệp

là ứng dụng những thiết bị, quy trình tiến bộ hơn vào nông nghiệp, giúp giảm chỉ phí

đầu vào và tăng giá trị đầu ra

c) Nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đăk NôngTại Đăk Nông, công nghệ cao chủ yếu ứng dụng các quy trình VietGAP, USDA

Organic, 4C, dé đạt tiêu chuẩn hồ tiêu hữu cơ Bên cạnh đó còn có các hoạt động chọn

giống năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu cao và chuyền giao khoa học

kỹ thuật và các mô hình sản xuất hiệu quả

d) VietGAP, USDA, Organic, 4C

La những tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch phổ biến tại Việt Nam Những

tiêu chuân này đòi hỏi các cơ sở sản xuât nông nghiệp phải đáp ứng được các yêu câu

20

Trang 33

do tổ chức quản lý dé ra dé đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm nông

nghiệp.

e) Nông hộ

Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, chủ yếu sử dụng sức lao độngcủa gia đình dé sản xuất và kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, thườngnằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ

vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao (Frank

Ellis, 1988).

3.1.3 Các chỉ tiêu tính toán

a) Chỉ tiêu kết quả

Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu được trên một đơn vi diện tích

Sản lượng thu hoạch Năng suất = — =8 Diện tích trồng

Tổng chỉ phí sản xuất (TC): Tất cả những chỉ phí bỏ ra trong quá trình sản xuất

Công thức: TC = CPVC + CPLĐ

Trong đó:

Chi phí vật chất (CPVC): chi phí vật chất trong sản xuất nông nghiệp là chi phí

phân, chi phí thuốc, chi phí cho các dụng cụ lao động, chi phí máy móc, thiết bị hỗ trợ,

Chi phí lao động (CPLĐ): là chi phí mà người sản xuất bỏ ra để trả công

cho lao động CPLĐ có hai hình thức: CPLĐ nhà và CPLĐ thuê.

Doanh thu (TR): Là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sảnlượng (Q) và mức giá bán một đơn vi sản phẩm (P)

Công thức: TR= P*Q.

Lợi nhuận (Tr): Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, thể hiện kết quảtrực tiếp, lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao

Công thức: tm = TR- TC

Thu nhập (1): Là chỉ tiêu được tính toán bằng tiền, thé hiện giá trị còn lại sau khi

trừ đi tat cả các khoản chi phí không ké chi phí lao động gia đình

Công thức: I= TR - TC + CPLĐ nhà

21

Trang 34

b) Chỉ tiêu hiệu quả

Ty suất doanh thu trên chỉ phí: Phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng

chi phí

Công thức TR/TC = (Doanh thu)/(Téng chi phí)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phi: Phan anh mức lợi nhuận trên một đồng chi

phi bo ra

Công thức 1/TC = (Lợi nhuận)/(Tổng chi phi)

Ty suất thu nhập trên chi phi: Phan anh số thu nhập đạt được khi bỏ ra một đồng

chi phí

Công thức I/TC= (Thu nhap)/(Téng chi phí)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào thống kê của tỉnh Đăk Nông năm 2020, kết hợp các tiêu chí: Diệntích sản xuất hồ tiêu lớn, khu vực có ứng dụng công nghệ cao, điều kiện tự nhiên, huyệnĐăk Song được chọn làm vùng nghiên cứu Sử dụng công thức tính mẫu của Tabachnick

và Fidell (1996) Cỡ mẫu tối thiểu tính theo công thức:

m„ > 50+ 8x?

Trong đó: m là số bién độc lập

Phân tích được 9 biến độc lập Từ công thức, chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện

122 hộ thuộc 2 xã Thuận Hạnh và Thuận Hà đề khảo sát các câu hỏi trong bảng câu hỏi.Chọn 61 hộ thuộc xã Thuận Hà trong đó 30 hộ sản xuất theo hình thức truyền thống và

31 hộ sản xuất theo CNC; 61 hộ thuộc xã Thuận Hạnh, trong đó 31 hộ làm theo truyềnthống và 30 hộ sản xuất CNC Danh sách các hộ thực hiện công nghệ cao được cung cấp

bởi HTX Bình Nguyên, HTX Tân Thành Phát và công ty Trân Châu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

a) Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bó, dễ thu thập, ít tốn thời gian và

chi phí trong quá trình thu thập.

Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, hiệp hội

hồ tiêu Quốc tế, tổng cục hải quan, tổng cục thống kê, có liên quan đến hồ tiêu ViệtNam và thé giới

22

Trang 35

b) Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu được lấy từ phiếu khảo sát, thông qua việc phỏng vấntrực tiếp các hộ dân trồng hồ tiêu tại huyện Đăk Song Thực hiện phỏng vấn và ghi chépthông tin và số liệu một cách chính xác

c) Phương pháp xử lý số liệu

Các dit liệu định tinh được mã hóa thành các con số như giới tính (nữ: 0; nam:1) Các dữ liệu định tính thi không cần mã hóa, có thé đưa trực tiếp vào phần mềm

Cần thiết kế khung dữ liệu phù hợp dé thuận tiện cho việc nhập dự liệu

Số liệu sơ cấp thu thập được từ thực hiện khảo sát được nhập vào phần mềm

Excel, sau đó đưa số liệu vào phần mềm SPSS 20 dé thức hiện thống kê và phân tíchchính xác các thông số

3.2.3 Phương pháp phân tích

a) Phương pháp thống kê mô tả

Su dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá tổng quan về kinh tế - xãhội cũng như thực trạng diện tích, năng suất cây trồng của tỉnh Qua đó phân tích cácđặc điểm của nông hộ có ảnh hưởng đến ra quyết định ứng dụng CNC

Tính toán và mô tả tính chất của các biến thông qua các thông số có xu hướngtập trung như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất

b) Kiểm định T-test

- Kiểm định Paired-Samples T-test

Kiểm định Paired-Samples T-test để so sánh trung bình 2 mẫu có kích cỡ bằngnhau So sánh năng suất trung bình và giá trung bình giữa nhóm hộ thực hiện CNC vànhóm hộ không thực hiện CNC bằng việc so sánh hệ số kiểm định Sig với mức ý nghĩa5% Từ đó kết luận thực hiện CNC có giúp nông hộ có năng suất và giá cao hơn không

và sự khác biệt đó như thế nào

- Kiểm định Independent Sample T-Test

Kiểm định Independent Sample T-Test dùng dé kiểm định sự khác biệt trung bìnhvới trường hợp biến định tính có 2 giá trị So sánh diện tích, tuổi vườn, kinh nghiệmgiữa nhóm hộ ứng dụng CNC và nhóm hộ không ứng dụng CNC bằng hệ số kiểm địnhphương sai và hệ số kiểm định Sig với mức ý nghĩa 5% Từ đó đưa ra kết luận về sựkhác biệt về mặt thống kê giữa 2 nhóm hộ, nếu có khác biệt thì khác biệt như thế nào

23

Trang 36

Sử dụng phần mềm SPSS 20 đẻ hỗ trợ tính toán các giá trị kiểm định Sig.

c) Phương pháp phân tích mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic)

Sử dụng mô hình hồi Binary Logistic dé ước lượng xác xuất người dân tham gia

ứng dụng công nghệ cao Biến phụ thuộc Y gồm hai giá trị 0 và 1,0 là nông hộ quyết

định không ứng dụng CNC, I là quyết định ứng dụng CNC Nông hộ quyết định ứngdụng CNC (Y=1) nếu xác suất dự đoán lớn hon 0,5 và ngược lại, không ứng dụng CNC(Y=0) nếu xác suất dự đoán nhỏ hơn 0,5 Ta có hàm xác suất như sau:

e(o+B1X1+B2X¿2+ +nXn)

1+e(Eo+B1X1+B2Xa+ +nXn)Trong đó PI= P(CY = l)=E(Y = 1/X) là xác suất xảy ra sự kiện Thực hiện các

Pi: xác suất nông hộ quyết định ứng dụng CNC (Y = 1)

1 - Pi: xác suất nông hộ không ứng dụng CNC (Y = 0)

Bo: hang số hồi quy

Bi, Ba, Bn: hệ số hồi quy

24

Trang 37

Mô hình ước lượng của đề tài

Bảng 3.1 Mô Tả Các Biến Được Đưa vào Nghiên Cứu

Biến Diễn giải Nguồn tham khảo Kỳ ba

dau QDUDCNC Quyết định của hộ

Nếu P=1 hộ quyết định ứng dung CNC, nếu P = 0 hộ không ứng dụng CNC HOCVAN Trình độ học vấn của người ra quyết Amagove (2014), Meraga +

định trong nông hộ (Số năm đi học) (2014), Wandji và cộng

QUYMOGT Số thành viên trong gia đình tham gia Wabbi (2002), Meraga te

san xuất hồ tiêu (người) (2014), Guo và cộng sự

(2012)

SANLUONGK Giá trị kỳ vọng từ sản xuất hồ tiêu (1: Wandji và cộng sự (2012) +

YVONG Không kỳ vọng, 2: Ôn định, 3: Tăng

thấp, 4: Tăng cao) CHIPHI Mức độ sẵn lòng đầu tư chỉ phí dé Amagove (2014), Meraga +

tham gia ứng dung CNC (Likert 1-5) (2014), Guo và cộng sự

(2012) DAOTAO Tham gia chuong trinh dao tao cho Amagove (2014), Wandji th

nông dân (0: Không tham gia, 1: và cộng sự (2012), Wabbi

HOCVAN (Xi): Những người có trình độ học van cao hơn thường có kha năng

đánh giá và giải thích các thông tin vê đôi mới Do đó, người ta cho rang người có trình

Nguôn: Tổng hợp, 2022

độ học van cao sẽ dé dàng tiếp nhận đổi mới hơn Kỳ vọng dau (+)

đã

Trang 38

TUOI (X2): Tuôi của chủ hộ càng trẻ, càng có khả năng tép xúc với thông tinkhoa học — kỹ thuật, càng mong muốn học hỏi và đổi mới nên khả năng ứng dung CNC

càng cao Kỳ vọng dấu (-)

GIOI TINH (X3): Giới tính của người ra quyết định là nam thường có khả năngquyết định thay đổi phương pháp sản xuất dé tim ra phương pháp sản xuất tốt nhất Giớitinh nữ hay sợ rủi ro nên ít có khả năng ứng dụng CNC hơn Kỳ vọng dấu (+)

KINHNGHITOI (X¿): Người có nhiều năm kinh nghiệm thường khó thay đổi

quan điểm sản xuất, không thích đổi mới, hay làm theo kinh nghiệm nhiều năm của bản

thân, khó thay đổi Kỳ vọng dau (-)

QUYMOGD (Xs): Dự kiến khi quy mô hộ gia đình tăng lên, đặc biệt là về sốngười tham gia sản xuất hồ tiêu tăng, khả năng áp dụng công nghệ mới cũng tăng lên

DAOTAO (Xs): Nông dân tham gia chương trình khuyến nông sẽ được đào taonhiều hơn về các chương trình nông nghiệp Việc tham gia chương trình khuyến nônggiúp họ có nhận thức và hiểu biết về áp dụng công nghệ mới Những người càng sẵnlòng tham gia đào tạo càng muốn tham giá ứng dung CNC Ky vọng dấu (+)

TINDUNG (Xo): Ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi một lượng vốn dau đáng ké

dé mua vật tư nông nghiệp, hạt giống cải tiến Những nông dân có khả năng tiếp cậntín dụng dễ tham gia áp dụng công công nghệ cao hơn Kỳ vọng (+)

26

Ngày đăng: 10/02/2025, 01:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN