1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn học máy nâng chuyển chuyên Đề 5 tìm hiểu về xe nâng container

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Xe Nâng Container
Tác giả Phạm Khánh Nhi, Phạm Nhữ Hiếu Minh, Trần Thị Thảo Nhung
Người hướng dẫn Lê Thị Minh Phương
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Vận Tải Biển
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 6,53 MB

Nội dung

- Xe nâng container là loại máy nâng hàng tự hành, chuyên dùng để vận chuyển, sắp xếp các container hàng hóa với nhiều kích thước khác nhau tại các cảng nhỏ hoặc cảng tầm trung.. - Là t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

BÁO CÁO MÔN HỌC MÁY NÂNG CHUYỂN CHUYÊN ĐỀ 5: TÌM HIỂU VỀ XE NÂNG CONTAINER

Giảng viên: Lê Thị Minh Phương

Lớp: Máy nâng chuyển N02

Thành viên nhóm:

Phạm Khánh Nhi – 93873

Phạm Nhữ Hiếu Minh – 84021

Trần Thị Thảo Nhung – 94347

HẢI PHÒNG 2024

Trang 2

Mục lục

PHẦN 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA XE NÂNG CONTAINER 2

1.1.Khái niệm 2

1.2.Đặc điểm 3

1.3.Cấu tạo của xe nâng Container 3

1.4.Thông số kĩ thuật của xe nâng container 9

PHẦN 2: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU CỦA XE NÂNG CONTAINER 11

2.1.Nguyên lí hoạt động 11

2.2.Các cơ cấu của xe nâng container 11

PHẦN 3: TÍNH NĂNG KHAI THÁC CỦA XE NÂNG CONTAINER 14

3.1 Ưu điểm của xe nâng container 14

3.2 Tính năng khai thác của xe nâng container 14

Trang 3

PHẦN 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA XE NÂNG

CONTAINER 1.1 Khái niệm

- Xe nâng container là loại máy nâng hàng tự hành, chuyên dùng để vận chuyển, sắp xếp các container hàng hóa với nhiều kích thước khác nhau tại

các cảng nhỏ hoặc cảng tầm trung

- Thuộc nhóm mấy nâng chuyển có chu kỳ

- Các loại xe nâng container:

 Xe nâng contanier kiểu khung:

 Xe nâng container kiểu cần – Reach stacker

1.3 Xe nâng container 1.1 Loaded container handler 1.2 Empty container handler

Trang 4

1.2 Đặc điểm.

- Thực hiện nâng hạ những thùng hàng container có tải trọng đến 4 tấn

- Sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu diesel cung cấp cho động cơ đốt trong Có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài

- Kết cấu xe nâng khá đơn giản, ít khi xảy ra hư hỏng

- Năng suất làm việc cao, hoạt động hiệu quả trong nhiều môi trường

1.3 Cấu tạo của xe nâng Container

1 Khung nâng

2 Cần nâng

3 Đối trọng

4 Bánh xe dẫn hướng

5 Bánh xe dẫn động

6 Buồng lái

7 Xi lanh nâng hạ

8 Nơi chứa bể dầu thủy lực

9 Khung chính

1.3.1 Khung nâng – Spreader

Trang 5

- Là thiết bị được sử dụng để nâng và di chuyển các container.

- Khung nâng trên xe nâng container thường được thiết kế phù hợp với kích thước và trọng lượng của container

- Được điều khiển bởi tay lái để nâng, di chuyển và xếp chúng lên hoặc xuống

từ xe tải hoặc khu vực lưu trữ, kho bãi Điều này giúp tăng cường khả năng vận chuyển và xếp dỡ container một cách hiệu quả

o Khung nâng container có thể thay đổi kích thước với từng container tương ứng:

1.3.2 Cần nâng – Boom

• Là bộ phận thiết yếu nhất của xe nâng

container, có tác dụng nâng container

và giúp xe với tới được độ cao cần

thiết

• Bộ phận này sẽ cung cấp tầm với theo

chiều ngang có thể mở rộng giúp việc

nâng hạ container được dễ dàng

• Làm bằng thép chịu lực cường độ cao

và làm từ khuôn mẫu có sẵn

Trang 6

• Sử dụng thủy lực để vận hành cần thiết để nâng và giữ tải.

1.3.3 Đối trọng – Counterweight

- Là thiết bị thường được đặt ở phía sau của reach stacker Bao gồm các tấm kim loại dày hoặc các khối beton để tăng trọng lượng và giữ cân bằng

- Mục đích: giúp xe reach stacker duy trì sự ổn định và an toàn trong quá trình làm việc với các container lớn và nặng

1.3.4 Buồng lái – Cabin

Bao gồm: Buồng lái, tay điều khiển, đồng hổ, vô lăng Buồng lái là nơi điều khiển các hoạt động của xe như di chuyển đi lại, xếp dỡ và nâng hạ các thùng container

Trang 7

Vô lăng: điều hướng di chuyển Đồng hồ: hiển thị các thông số như

• Số giờ hoạt động,

• Mức dầu còn chứa trong bình,

• Mức điện áp trong ắc quy,

• Mức dầu trong động cơ,

• Nhiệt độ của động cơ

Trang 8

1.3.5 Xi lanh nâng hạ.

- Được sử dụng để điều khiển việc nâng và hạ các container

- Thường được gắn kết vào cần cẩu của xe

- Làm việc bằng cách áp dụng áp suất thủy lực để di chuyển piston bên trong Khi áp suất thủy lực được áp dụng, piston di chuyển, từ đó tạo

ra lực để nâng hoặc hạ container Điều này cho phép xe reach stacker

có thể nâng và hạ các container một cách hiệu quả và chính xác trong quá trình vận hành

1.3.6 Nơi chứa bể dầu thủy lực - Hydraulic tank platform

- Được thiết kế để đặt bể dầu

thủy lực (hydraulic tank)

Trang 9

- Bể dầu thủy lực này chứa dầu thủy lực (sử dụng để vận hành các hệ thống thủy lực trên xe reach stacker)

1.3.7 Khung chính – Main frame

- Là phần cấu trúc chính của xe, nơi các thành phần khác được gắn kết

và hoạt động

- Thường là khung thép chắc chắn, chịu được áp lực và tải trọng lớn từ các container

- Bao gồm các cột, thanh ngang, và các kết cấu khác để đảm bảo tính cân bằng và ổn định của xe trong quá trình vận hành và nâng container 1.3.8 Hộp số - Transmission

- Hộp số xe nâng: một trong những bộ phận quan trọng nhất phản ánh chất lượng của xe nâng container

- Vai trò: thay đổi tỉ số truyền giữa động cơ và bánh của một xe nâng, cho phép xe có thể di chuyển với vận tốc cao nhất như mong muốn của người dùng

1.3.9 Hệ thống thủy lực – Hydraulic System

- Máy bơm ( Pump) sẽ tạo áp lực cho chất lỏng trong bình chứa và được cung cấp cho các xi lanh nâng và ống lồng với sự trợ giúp của

Trang 10

các van điều khiển theo tỷ lệ Các van điều khiển sẽ điều chỉnh tốc độ dòng chảy, áp suất và hướng của dòng dầu

- Hệ thống này được cấu thành từ các mạch thủy lực – Hydraulic circuit Bao gồm:

 Mạch thủy lực của hệ thống nâng hạ - Boom hydraulic circuit

 Mạch thủy lực hệ thống kẹp – Spreader Hydraulic circuit

 Mạch thủy lực lái – Steering hydraulic circuit

 Mạch thủy lực phanh – Brake hydraulic circuit

 Mạch thủy lực hệ thống làm mát – Cooling hydraulic circuit

 Mạch thủy lực hệ thống điều khiển – Control hydraulic circuit

 Mạch thủy lực hệ thống di chuyển – Movable hydraulic circuit 1.3.10 Hệ thống năng lượng

- Nguồn tạo năng lượng chính là động cơ đốt trong Động cơ đốt trong cung cấp năng lượng cần thiết để di chuyển, kẹp và nâng thùng container

- Nhiên liệu: Dầu diesel, ga hoặc điện

- Các dòng động cơ được lắp đặt trên xe nâng container chủ yếu:

Động cơ Volvo Động cơ Cummin

Trang 11

Sức nâng: 45T.

Chiều dài xe có khung nâng: 11,78 m

Chiều dài xe nâng không có khung nâng: 11,05 m Chiều dài cần khi co: 8,01 m

Chiều dài cần khi duỗi: 14,25 m

Thời gian duỗi/ co không tải: 25/27 s

Thời gian duỗi/ co có tải 45T: 26/ 18s

Thời gian nâng/ hạ cần 00 – 600 không tải: 23/ 30s Thời gian nâng/ hạ cần 00 – 600 có tải 45T: 25/21s Vận tải di chuyển không tải: 25 km/h

Vận tốc di chuyển có tải: 21 km/h

Trang 12

PHẦN 2: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU CỦA XE NÂNG

CONTAINER

2.1 Nguyên lí hoạt động

Quá trình làm việc của máy nâng container kiểu cần gồm các giai đoạn:

di chuyển máy tới vị trí lấy hàng, nâng hạ cần; thay đổi chiều dài cần; điều chỉnh khung mang để lấy hàng; đóng chốt; điều chỉnh khung mang giữ thăng bằng hàng; nâng cần và hàng lên độ cao thích hợp; di chuyển máy về

vị trí xếp hàng; hạ cần; điều chỉnh khung mang để xếp hàng; tháo chốt dỡ hàng; di chuyển máy về vị trí ban đầu thực hiện quá trình tiếp theo

2.2 Các cơ cấu của xe nâng container

2.2.1 Cơ cấu nâng hạ

Nguyên lí hoạt động:

1; 3; 5: Xi lanh nâng hạ 2; 4; 6: Van khóa xi lanh 25: Van ưu tiên 27: Bơm thủy lực 3, 4 33: Bơm thủy lực 1, 2 35: Van một chiều

Trang 13

với áp lực cao qua van một chiều (35) lên đầu vào P của cụm van điều khiển nâng - hạ và ra - vào cần (41)

 Các bơm 3 và 4 (27) cũng bơm dầu qua van một chiều và van ưu tiên (25) Khi có tín hiệu điện điều khiển, dầu thuỷ lực áp lực cao từ các đầu P của cụm van (41) sẽ được mở sang cửa A1 của cụm van (41) và cấp lên các cửa van của các van khoá xy lanh nâng - hạ cần (2 và 6)

 Dầu được bơm thông qua các van khóa xi lanh vào xi lanh nâng hạ (1), (3), (5) thực hiện hoạt động nâng hạ cần

2.2.2 Cơ cấu di chuyển

Xe nâng container di chuyển bằng bánh lốp hay cơ cấu di chuyển của xe con

Sơ đồ cơ cấu di chuyển bằng bánh lốp.

1 Động cơ dẫn điện

2 Khớp nối đàn hồi

3 Hộp giảm tốc

4 Phanh

5 Khớp nối răng

6 Bánh xe

Nguyên lý hoạt động:

Trang 14

- Động cơ 1 có vai trò dẫn động cả cụm cơ cấu Sau khi khởi động cơ khởi động, mô-men xoắn đường truyền đến hộp giảm tốc 3 thông qua khớp nối 2

- Khớp nối 2 vừa làm nhiệm vụ liên kết các trục động cơ với đầu vào của hộp giảm tốc, vừa làm bánh phanh cho phanh điền từ 4, ở đây nó được

sử dụng khi cần phanh hãm cơ cấu

- Khi mô-men xoắn được truyền tới hộp giảm tốc 3 ở đầu vào, tại đầu

ra của hộp giảm tốc 3, mô-men này được biến đổi thành giá trị lớn hơn và có

tỉ lệ với số truyền của hộp giảm tốc để dẫn động bánh xe 6

- Mô-men được truyền từ trục ra của hộp giảm tốc để dẫn động bánh xe

6 Mô-men được truyền từ trục ra của hộp giảm tốc 3 đến bánh xe 6 thông qua khớp nối 5

Trang 15

PHẦN 3: TÍNH NĂNG KHAI THÁC CỦA XE NÂNG CONTAINER.

3.1 Ưu điểm của xe nâng container

- Giúp việc nâng hạ những container/hàng hoá có trọng lượng lớn

- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

- Chiều cao nâng hàng có thể lên đến 15m

- Chiều cao nâng hàng có thể lên đến 15m

- Chiều cao nâng hàng có thể lên đến 15m

- Xe nâng container hạn chế được ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn

- Xe có thể làm việc ở nhiều không gian khác nhau và có thể thích nghi với nhiều địa hình nên rất tiện dụng và đáp ứng được nhiều mục đích dùng khác nhau

3.2 Tính năng khai thác của xe nâng container

3.2.1 Xếp chồng container – Stacking

Xe nâng container được sử dụng để xếp container thành từng tầng (lớp) trên các giàn xếp container Xe có khả năng nâng container từ một tầng và đặt chúng chặt chẽ lên container ở tầng khác, tận dụng không gian và tối ưu hóa việc xếp chồng container Việc xếp container đúng cách giúp tiết kiệm diện tích và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển  

3.2.2 Bốc dỡ container – Unstacking

Xe nâng container cũng được sử dụng để bốc dỡ container từ giàn xếp xuống các phương tiện vận chuyển như toa xe lửa hoặc xe tải Xe có thể di chuyển container từ vị trí trên giàn xếp và đặt chúng lên phương tiện vận tải một cách an toàn và hiệu quả Quá trình bốc dỡ container được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo lưu thông hàng hóa suôn sẻ

3.2.3 Di chuyển – Moving

Xe nâng container có khả năng di chuyển tốt Xe di chuyển linh hoạt trong khu vực cảng và sân bãi để xếp container từ các phương tiện vận chuyển khác nhau như toa xe lửa hoặc xe tải Xe xếp tầng giúp chuyển container từ vị trí này sang vị trí khác trên khu vực cảng một cách dễ dàng

và hiệu quả

3.2.4 Nâng và xoay để làm hàng - Rotating and lifting to handle different kinds of cargo

Có thể xoay và nâng container ở nhiều góc độ khác nhau, giúp tiếp cận và làm hàng linh hoạt

Trang 16

Xe nâng container được sử dụng để quản lý container trong khu vực cảng

và bãi container Xe giúp xếp container một cách gọn gàng và có tổ chức trên giàn xếp, giúp dễ dàng xác định vị trí của từng container Điều này giúp quản lý và kiểm tra container một cách hiệu quả, đảm bảo sự an toàn và tiện lợi trong quá trình vận chuyển

Xe nâng container còn có thể dùng ở các ga tàu Chúng được sử dụng để chuyển container giữa các xe tải, tàu hỏa và khu vực lưu trữ container RS có bán kính quay nhỏ và có thể di chuyển giữa các hàng container một cách dễ dàng

Ngày đăng: 06/02/2025, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN