1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM - đề tài - CƠ QUAN – NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Quan – Người Tiến Hành Tố Tụng Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,34 KB

Nội dung

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái niệm Luật tố tụng hình sự 1

II Cơ quan tiến hành tố tụng 1

Khái niệm: 1

1 Cơ quan điều tra 2

2 Viện kiểm sát 3

3 Tòa án 5

III Người tiến hành tố tụng 6

1 Người tiến hành tố tụng 6

2 Các trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc thay đổi 7

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 9

Trang 3

I Khái niệm Luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

II Cơ quan tiến hành tố tụng

Khái niệm:

Là các cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực đối với các vụ kiện dân

sự, vụ án hình sự, hành chính, kiểm sát thủ tục tố tụng hay thi hành án nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân và các đối tượng trong tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm:

+ Cơ quan điều tra

+ Viện kiểm sát

+ Toà án

Cơ cấu tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng:

+ Theo đơn vị hành chính lãnh thổ

 Trung ương => Tỉnh => Huyện

+ Theo đơn vị quân đội

 Tung ương = > Quân khu => Khu vực

Dấu hiệu xác định thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng

Trang 4

+ Mặt lãnh thổ: căn cứ vào nơi trồn thực hiện hành vi phạm tội để xác định cơ quan THTT có thẩm quyền

+ Đối tượng phạm tội: căn cứ này phân định vị trí vụ án nào thuộc các cơ quan THTT rong quân đội được tiến hành

+ Độ nguy hiểm của hành vi: nhằm phân định thẩm quyền của cơ quan THTT các cấp

1 Cơ quan điều tra

a.Tổ chức và nguyên tắc hoạt động

Các cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra vụ án hình sự năm 2004 gồm có:

- Cơ quan điều tra trong công an nhân dân

- Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngoài ra, còn có một số các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đó là bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công

an nhân dân, quân đội nhân dân Do tính chất công việc và do yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lí kịp thời các hành vi phạm tội nên được phép tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định

Khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra phải tôn trọng sự thật, phải tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm phát

Trang 5

hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan điều tra cấp trên

b Nhiệm vụ quyền hạn

- Khởi tố vụ án và khởi tố bị can: Khi nhận đợc thông báo về tội phạm,

cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can

- Tiến hành các hoạt động điều tra: Trong hoạt động điều tra, cơ quan điều ra được tiến hành các hoạt động điều tra để phát hiện, thu thập, kiểm tra chứng cứ như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, kham xét…

- Được áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp cưỡng chế tố tụng

đó là các biện pháp ngăn chặn; biện pháp đảm bảo cho điều tra, thu giữ, thi hành án khác

- Ra những quyết định tố tụng cần thiết để giải quyết vụ án

2 Viện kiểm sát

a.Tổ chức và nguyên tẳc hoạt động của viện kiêm sát:

* Hệ thống viện kiểm sát nhân dân gồm có:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

Trang 6

- Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là viện kiểm sát nhân dân cấp tinh);

- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là viện kiểm sát nhân dân cấp huyện);

- Viện kiểm sát quân sự các cấp

Viện kiểm sát nhân dân do viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát cấp trên Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện trưởng viện kiểm sát quân

sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm minh hành vi

vi phạm pháp luật của viện kiếm sát cấp dưới Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới

b Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự

Điều 2 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định vể chức năng nhiệm vụ của viện kiểm sát nhân dân đã xác đinh rõ: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyển con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phẩn bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất

Trang 7

Viện kiểm sát có 2 chức năng và quyền hạn chính, đó là:

- Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố, nhân danh nhà nước buộc tội;

- Kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự là hoạt động của viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự

3 Tòa án

a. Tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân

* Hệ thống toà án nhân dân gồm có các toà án sau đây:

- Toà án nhân dân tối cao

- Toà án nhân dân cấp cao

- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

- Toà án quân sự

Toà án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng Các toà án nhân dân địa phương và các toà án quân sự chịu sự hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về đường lối xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật

sự (Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014)

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền

Trang 8

con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Toà án có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Xét xử vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm: Toà án nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật; ra bản án

và các quyết định cần thiết khác để giải quyết vụ án;

- Xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

- Ra quyết định đưa bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp

III Người tiến hành tố tụng

1 Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng hình sự được quy định tại  Khoản 2 Điều 34

Bộ luật tố tụng hình sự 2015  Theo đó bao gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa

án, Thẩm tra viên

( Phần thêm) Với quy định này, chúng ta cần phân biệt giữa khái niệm người tiến hành tố tụng hình sự và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự Cụ thể, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự bao gồm người tiến hành tố tụng và những người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra Trong đó, người tiến hành tố tụng là những người

Trang 9

được chúng tôi đề cập ở trên, còn những người được giao tiến hành một

số hoạt động điều tra bao gồm:

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

Trang 10

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các

cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các

cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương

- Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra

-> Như vậy, phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng hình sự nhỏ hơn phạm vi những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự

2 Các trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc thay đổi

BLTTHS 2015 tại Điều 49 đã quy định các trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi,

đó là:

1 Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của

bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

2.Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

Trang 11

3 Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

Điều 50 Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

1 Kiểm sát viên

2 Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ

3 Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do người tiến hành tố tụng tự mình từ chối tiến hành

tố tụng hoặc có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do Bộ luật tố tụng hình sự quy định Nếu có lý do do Bộ luật tố tụng hình sự quy định phải từ chối tiến hành tố tụng mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán Hội thẩm, Thư ký Toà án không tự mình từ chối tiến hành

tố tụng thì Kiểm sát viên, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân

sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi Đây là một trong những quyền tố tụng quan trọng nhằm bảo đảm cho tố tụng hình sự được tiến hành một cách khách quan, vô tư, công bằng

Trong số những người tiến hành tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định Kiểm sát viên mới có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng Quyền đó xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

và thẩm quyền của Kiểm sát viên, trong đó có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự Khi thực hiện chức năng đó, Kiểm sát viên có trách nhiệm phát hiện kịp thời những vi phạm của các

cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, áp dụng những biện

Trang 12

pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân đó

Khi xét thấy có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên, đề nghị Chánh án Toà án thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án

Có nhiều người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan và những người tiến hành tố tụng hình sự Bộ luật tố tụng hình sự không quy định tất cả mà chỉ quy định một số người nhất định có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng Đó là bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ Những người tham gia tố tụng như: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành

tố tụng

Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong tố tụng hình sự trước khi Hội đồng xét xử bắt đầu xét hỏi tại phiên toà Bộ luật tố tụng hình sự đồng thời cũng quy định cụ thể thẩm quyền và trình tự giải quyết đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

Ngày đăng: 06/02/2025, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w