1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Hóa học: Thiết kế trò chơi theo hướng dạy học tương tác nội dung "Năng lượng hóa học" trong môn hóa học lớp 10

181 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Trò Chơi Theo Hướng Dạy Học Tương Tác Nội Dung "Năng Lượng Hóa Học" Trong Môn Hóa Học Lớp 10
Tác giả Phạm Ngọc Quốc Anh
Người hướng dẫn TS. Thái Hoài Minh, ThS. Nguyễn Minh Tuắn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 51,46 MB

Nội dung

Hiện nay, dé tài nghiên cứu vẻ thiết kế va sử dụng những trò chơi day học không dùng công nghệ vẫn còn khá mới và chưa được thực hiện nghiên cứu nhiều ở cấp trung học phô thông, do đó, n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA HOÁ HỌC

TP HỒ CHI MINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP SU PHAM HOA HOC

Thành phố Hồ Chi Minh - 5/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA HOÁ HỌC

TP HỒ CHÍ MIKH

Phạm Ngọc Quốc Anh

THIẾT KE TRÒ CHOI THEO HƯỚNG DẠY HỌC

TƯƠNG TÁC NỘI DUNG “NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC”

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học

Mã số sinh viên: 46.01.201.004

GIANG VIÊN HUONG DAN: TS THAI HOAI MINH

Thành phố Hồ Chí Minh — 5/2024

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dan của TS Thái Hoài Minh và Th§ Nguyễn Minh Tuắn Các số liệu vả kết quả nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa được công bố trong công trình

nghiên cứu của bât cứ ai khác.

Thành pho Hỗ Chi Minh, ngày 06 tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện đề tài

Phạm Ngọc Quốc Anh

Trang 4

LOI CAM ON

Khoá luận tốt nghiệp nay là kết qua của quá trình có gắng học tập và trau đôi không ngừng nghỉ sau 4 năm tại khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hỗ Chí Minh Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận của mình, em đã

nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc, giúp đỡ từ Quý thây cô, gia đình và bạn bè

Đề có được kết quả tốt đẹp như hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

thay cô giảng viên khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Thanh phố Hỗ Chi Minh

đã tao môi trường học tập và rén luyện hiệu quả cung cap cho em những kiến thức và

kỹ năng cần thiết để em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện dé tài khoá luận này

Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn của em - Tiến sĩ

Thái Hoài Minh, người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em, em cũng gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Minh Tuan Cô va anh đã có những trao đôi va góp ý quý báu rat chi tiết và kịp thời dé em có thê hoàn thành tốt khoá luận nay.

Đồng hành cùng hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THPT Bùi Thị Xuân, và em xin gửi lời cảm ơn chân

thành đến thay Tran Đình Hương và thay Võ Duy Thái — Giáo viên Hoá học tại trường

THPT Bùi Thị Xuân đã hỗ trợ em trong quá trình thực tập sư phạm cũng như thực

nghiệm sư phạm Em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THTH Đại học

Sư phạm và Trường THPT Gia Định đã tạo điều kiện cho em tiến hành thực nghiệm tại

trường.

Em xin gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn Dương Ngọc Đoan Trang

và bạn Nguyễn Thu Hoàng Mai trong quá trình kết nối địa điểm thực nghiệm sư phạm cho dé tài nghiên cứu của em.

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên các bạn học sinh

lớp 10A4 và 10AI1 Trường THPT Bùi Thị xuân, các bạn học sinh lớp 10.2, 10.3, 10.4

va 10.6 Trường THTH Đại học Sư phạm các ban học sinh lớp 1[OHS2 trường THPT Gia

Định đã tích cực cộng tác và tạo điều kiện tốt nhất dé em có thé hoàn thành tốt bài báo

cáo nghiên cứu nay.

Em xin chân thành cam ơn!

Thành phố Hồ Chi Minh, ngày 06 tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện đề tải

Phạm Ngọc Quốc Anh

Trang 5

VAG ĐẦU sisssssssissssssssnsssasssnssonssnasnssassanssnssssssansssonssnssassasannssassenssossanasnssassenssasssaasaansscoassasss 1

Ni 1 n4 ai I

Zs MC TED DMCA COW |L;¿ip:sgiisii231031005511241158131631581318813648)821585358838355383311043161316818838168188380 3

3 Giả thuyết UA AIO iossicsscsccssnsiscssinescscsisnssncsscussssseseasencissusiveibonsssosissassnenbensivessnedioanis 3

4 Đối tượng và khách thé nghiên cứu cccccssscsssecssecssscsssesssesssssesssesssseesseecssecssscen 3

2:IFHRIVIITEHIERIEUR:;-s:::iiz2:i:2i022221222223001212011221201256022500370826225332936585052358235g5253856325505836E 3

6: Pinon phap BEHIỆBIGỮU:::::::eiisieiiiiiieiiiiiiiiiiitiititti2111111122111211123113531231555312813820123697 4

CHUONG 1 CO SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC THIẾT KE TRO CHƠI THEO

HUONG DAY HOC TƯƠNG TAC NỘI DUNG “NANG LƯỢNG HOA HOC”

TRONG MON HOA, HOC LỚP MU Ol ssssessvsssosssesesesssessscsessosessncessessscssscssocssonssonssoesss 5

1.1 Lich sử nghiên cứu phương pháp dạy học tương tắc co 5

[II THẺ Bi neiiiaaiaaaaaaraananrrernsenoraeenoannanenoi 5 [2.0 NI NET si1022015501265i50612500211105101200121055:20510923515101111012016210821302211 10 1.2 Lich sử nghiên cứu phương pháp day học bang trò chơi -2c5- 14

ĐI 7a 43<4 HH ÔỎ 14 lL2:2.0'VIỆtNĂH:s srrernseeeeeicnnoenteoiooitiitt210122100210153032018215028002300323882đ20230826352E 20

1.3 Dạy học tương tÁC cty HH Hàng ngư 25

1.3.1 Khái niệm day học tương táC chúng nu 2d

1.3.2 Cac bước của quá trình day học tương tác tương tac trong hoc tập 26

1.3.3 Quy trình td chức dạy học tương tắc -.5-c5cccsccsecccecoceee 27

1:4: Day Roe:tiồngigdiua:tfD-GHGIG:;:-:::siisciipiiiitiiiii311013113131033113314935083116338833363136535532 29

14.1 Khải niệm trỏ chơi day WoC: -.:523sscscccassscssscasscssssssscassessssassseszscasscassesssoassoasseas 29 1.4.2 Phân loại trỏ chơi dạy học - -cSeeSieeeieeirrreresereeeee Í 1.4.3 Vai trò của việc sử dụng trò chơi dạy học eeee 33

1.4.4 Đặc điểm của phương pháp dạy học thông qua trò chơi - -: 33

1.4.5, Đánh giá trái nghiệm khi tham gia trò chơi tương tác - ThS:

1.5 Thành phan nang lực nhận thức hoá học - - 5 Ăn 40

Trang 6

1.5.1 Khai niệm nang lực nhận thức hoá học - cee ceeeeeeteeteeeeeeeenee 40

1.5.2 Biểu hiện năng lực nhận thức hoá hQc: :::::¡á:-ccc-nieoaieiiaoasooẻ 42

1.5.3 Các phương pháp đánh giá nang lực nhận thức hoa học 42

1.6 Phân tích nội dung “Nang lượng hoá học” trong Hoá học 10 47

1.6.1 Mục tiêu của chủ đẻ “Năng lượng hoá học” cs-ccccccccsccccerscrrees 47 1.6.2 Cau trúc và nội dung chính chủ đẻ “Năng lượng hoá học” - - 47 1.6.3 Phân tích đặc điểm nội dung chủ dé “Nang lượng hoá học” - 48 1.6.4 Những điều cân lưu ý trong chủ dé “Năng lượng hoa học” 49

CHƯƠNG 2 THIẾT KE VÀ SỬDỤNG PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC TƯƠNG TÁC

BANG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐÈ "NANG LƯỢNG HOA HỌC"' 51

2.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi day học theo hướng day học tương tác Š Í 2.2 Quy trình thiết kế trò chơi dạy học theo hướng day học tương tác 53

2.2.1 Quy trình thiết kế chỉ tiẾt 22-22 +222s2 282211 721122112711122111 1112112 crye 53

2.2.2 Lựa chọn các nội dung có thé sử dụng phương pháp day học tương tác bằng

PEON 3:5:1020151221212213214403101500091016220220402103204153130141331114143313030122181301023610210221412102214353135: 54

2.3 Giới thiệu trò chơi tương tác đã thiết kế ¿ 2-csecxseccveeczxeccrvee 56

2.3.1 Trò choi 1: Bộ trò choi “The Energetic Journey - Hanh trình nang lượng.56

2.3.2 Trò chơi 2: Bộ thẻ bai “The Different Energy — Tim kiếm nang hrong” 64 2.4 Định hướng sử dung trò chơi tương tác trong day học chủ dé “Nang lượng hoa

D0 1 70

2.4.1 Sứ dụng trò chơi trong các hoạt động day học Siiš847155318835957356555 iiss FO

2.4.2 Xây dựng kế hoạch bai day có sử dụng trỏ chơi dạy học - 722.4.3 Minh hoạ kế hoạch bài dạy có sử dụng trò chơi dạy học theo hướng tương

WAG sos scecsscszeecossoucasessvssssassssersasscvasuassceaeecssesassseassaescassssasssesssassssessarssvasusaseveesteaesaesszssive 73

2.4.4 Tién hành tô chức lớp hoc sử dung phương pháp day học tương tác bằng trò

CHOW ::::::-cccccic2202260022012213563123012943586453233856515388566353586595563535858886536335958586836335825186138938864885E 81

CHUONG 3 THỰC NGHIEM SƯ PHẠM He 83

3.1 Mục dich thực nghiệm sư plain cisccisssssscsscasssssisossssosiseissasssesisessiossveasssnsseeaveaisees 83

3.2 Nội dung thực nghiệm Ác s2“ Hàn HH kg 83

3\211,/ĐinđiểmtifeigliifTiliioeeoasaitiiaoiiaittaitiesiiug1008013311031008611083106618031883083630384 83

312.2 INGU GUNG HWS DEMIS o5.cs0sicisesiscesssassscassaasiesiieatescssceassasesansivaiiecicadiverssvaseed 83

3:3 Đồiitigngili0engHÌỆRRiseaenianibiiiidiiddinoidiiniiiiidiiD0d00101 A8808 0008.3184 §3 3.4 Cách tô chức thực nghiệm 22 22S 22 2E2E2EEE22221222122112211211211 2 ce 84

3.5 Một số hình ảnh thực nghiGm cecccscsseesseeseeseeesesseessecseeseeescesseesesseeseeeeeeeee 863.6 Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm sư pham cc.cseessesseeeeveeeeeseeeeeeeeneseees 88

Trang 7

3.6.1 Lựa chọn phương án thực nghiệm sư phạm - 555 <<cc<exss 88

3.6.2 Phương pháp xử lí số liệu -2- +22 s2 St £EE££EESEEE xerxerrsrrrerrrerrec 91 3.7 Kết quả thực nghiệm định luong -sscccscssssecsenessesssscseseossossscsaseosscnsseeasecs 93

3.7.1 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng sau khi tham gia trò chơi dạy học tương

HBO Lá001061455011431664318615538843ã33118ãi816543833983858ã58835851849588838813883ã83835833833ã588888558815891882853548880 93

3.7.2 Kết quả đánh giá qua bai kiểm tra năng lực -.¿5::2sccccccce 111 3.8 Kinh nghiệm rút ra từ phương pháp day học tương tác bằng trò chơi 119

ag ee | ee 120 TAILIEUTBAM KHẢ tu ni ieeeeeeeoooiiioooioosoooisoossaosssi 122

PHU LUC 1 PHIẾU KHẢO SÁT MUC ĐỘ HAI LONG SAU KHI THAM GIA

TRÒ CHƠI “THE ENERGETIC JOURNEY - HANH TRÌNH NANG LUQNG”

"1= |

PHY LUC 2 PHIẾU KHAO SÁT MUC ĐỘ HAI LONG SAU KHI THAM GIA

TRÒ CHƠI “THE DIFFERENT ENERGY - TÌM KIEM NANG LƯỢNG"” 6

PHU LUC 3 BỘ CÂU HOI ÔN TAP CHỦ DE “NĂNG LƯỢNG HOÁ HOQC” 11

PHU LUC 4 BÀI KIEM TRA ĐÁNH GIÁ NANG LỰC TRƯỚC TAC ĐỘNG 30PHU LUC 5 BÀI KIEM TRA ĐÁNH GIÁ NANG LỰC SAU TÁC DONG 36PHU LUC 6 KET QUÁ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM -5- s52 41

Trang 9

DANH MUC HINH ANH

Hình 2.1 Bìa trò chơi bộ cờ “The Energetic Journey — Hanh trình nang lugng” 38

Hình 2.2 Luật chơi bộ trỏ chơi “The Energetic Journey — Hành trình năng lượng” 59

Hình 2.3 Mặt trước va mặt sau của bộ thẻ bài “Bién thiên enthalpy” 60

Hình 2.4 Mặt trước va mặt sau của bộ thẻ bài “Phan ứng toa nhiệt va thu nhiệt” 60

Hình 2.5 Mặt trước và mặt sau của bộ thẻ bài “Ngau HhIẾn cố 6l Hình 2.6 Mặt trước va mặt sau của bộ thẻ bài “Em có biẾt?” occcccccceoooieo 6] Hình 2.7 Mat trước và mặt sau của bộ the bai “O tréng” susuesusussstossssssescsvessessssesctsctssscsssise? 62 Hình 2.8 Bộ bàn cờ trò chơi “The Energetic Journey — Hành trình năng lượng” 62

Hình 2.9 Ran và thang của bộ trỏ chơi “The Energetic Journey — Hành trình năng lượng” 388183 S8858538358558885383885835838858358388558538583883838888558338588385858538583885833838888558585835851838388338838856558385585588885Ê 63 Hình 2.10 Bia trò choi thẻ bai “The Different Energy — Tìm kiếm năng lượng” 66

Hình 2.11 Luật chơi bộ thẻ bài “The Different Energy — Tìm kiếm nang lượng" 67

Hình 2.12 Mặt trước và mặt sau của bộ thẻ bài tra lời “Biến thiên enthalpy” 68

Hình 2.13 Mat trước và mat sau của bộ thẻ bai “Phan ứng toa nhiệt và thu nhiét” 68

Hình 2.14 Mặt trước và mặt sau của bộ thẻ bài “Ngau nhiên” -2-ccssccccsscee 69 Hình 2.15 Mặt trước và mặt sau của bộ thẻ bài “Em có 0m 69 Hình 3.1 Các em HS 10A4 trường THPT Bùi Thị Xuân rat thích thú và hang say 86 Hình 3.2 Các em HS 10HS2 trường THPT Gia Định rat thích thú và hăng say tham gia

trò choi “The Energetic Journey — Hành trình năng lượng” .-. c<ccc<c«e 87

Hình 3.3 Cac em HS 10.3 trường THTH Dai học Sư phạm trải nghiệm trò choi “The

Different Energy — Tìm kiếm nang lượng” -ccc2+©VCEVvvveerrrccvvrreerrrrrrrrree 87

Hình 3.4 Cac em HS 10.6 trường THTH Đại hoc Sư phạm trai nghiệm trò chơi

“The Different Energy — Tìm kiếm năng lượng” .sscccccvvvvvstrrtttkrserriee 88

Trang 10

DANH MUC BANG BIEU

Bang 1.1 Bang đánh gid mức độ hai long của HS sau khi tham gia trai nghiệm trò chơi

sassusesessssasseaasansaeussuesssuasdesusnasussussaasauessasesasassasscaasansasucsuesisuesieauscaassaussaasuesssaesasainasscausaesiies 37

Bang 3.1 Bang thông tin về nhóm thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) 84

Bang 3.2 Phương án thực nghiệm su phạm trường THPT Bùi Thị Xuan và trường THỊNH Dai HOG! StrPHaĂ::::::::::::::::::::::::c:i2cccc20220222012001222222020221223312311631385306321635 5237322 §9

Bảng 3.3 Phương án thực nghiệm sư phạm trường THPT Gia Định 90

Băng 3:4.iBängtiêuchỉcla(Cohen :-. ::-::z-:2ccc-ccstsc<atssg1221222g5Ee2a5eseed 93

Bang 3.5 Kết quả tìm hiểu thái độ của HS sau khi tham gia học với trò chơi

“The Energetic Journey — Hanh trình năng lượng ” ác sào 93

Bảng 3.6 Kết quả tìm biểu thái độ của HS sau khi tham gia học với trò chơi

“The Different Energy — Tìm kiểm năng lượng” ¿5c 202221211011 111 111 e4 102Bảng 3.7 Bảng thống kê số điểm TB đánh giá kết quả của học sinh lớp TN (10A4) và

lớp ĐC (I10AI L) trường THPT Bùi Thị Xuân cseerroe 11]

Bảng 3.8 Chênh lệch giá trị trung bình của bài kiêm TTD va STD của học sinh lớp TN

(10A4) và lớp DC (10A11) trường THPT Bùi Thị Xuân 527 S5 2-2 112

Bang 3.9 Bảng thống kê số điểm TB đánh giá kết qua của học sinh lớp TN 10HS2

trưởng THE T GBIĐDBGeaerreeeaieoieeeeaoeeieooeooorooaioainooaroannanannaroe 114

Bang 3.10 Bang thong kê số điểm TB đánh giá kết qua của học sinh lớp TN (10.3 va

10.6) và lớp DC (10.2 và 10.4) trường THTH Đại học Sư phạm 115

Bảng 3.11 Chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm TTD và STD của học sinh lớp

TN (10.3 và 10.6) và lớp DC (10.2 va 10.4) trường THTH Đại học Sư phạm 116

Trang 11

DANH MUC BIEU DO

Biểu đồ 1.1 Cau trúc nội dung của chủ dé “Nang lượng hod học” - 47

Biểu đồ 3.1 Biêu đồ thông kê câu trả lời nhóm câu hỏi về năng lực tham gia của HS 97

Biểu đồ 3.2 Biêu đồ thông kê câu trả lời nhóm câu hỏi vẻ trải nghiệm tích cực khi tham

Suir Choa HS: ocaioo-aipcititititiiiititiiitiiiiiliiliitliiitittiiiiiiiliiitiiiiiiiiaiiiiagiii4088801400338 98

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thong kê câu trả lời nhóm câu hỏi trai nghiệm tích cực sau khi tham

MAO ChHNUANS: cima 98

Biểu đồ 3.4 Biêu đồ thong kê câu trả lời nhóm câu hỏi trải nghiệm tiêu cực khi tham gia

trò chơi của HS cv nh nu nu nu nu ni r rế 99

Biểu đồ 3.5 Biêu đồ thông kê câu trả lời nhóm câu hỏi trai nghiệm tiêu cực sau khi tham

BisiteO Cho CUA AS: cscs! 99

Biểu đồ 3.6 Biểu đô thông kê câu trả lời nhóm câu hoi về đánh giá bộ trò choi 100Biểu đồ 3.7 Biêu đồ thông kê câu trả lời nhóm câu hỏi về năng lực tham gia của HS 106Biểu đồ 3.8 Biểu đồ thống kê câu trả lời nhóm câu hỏi vẻ trải nghiệm tích cực khi tham

Biểu đồ 3.11 Biểu dé thống kê câu trả lời nhóm câu hỏi trải nghiệm tiêu cực sau khi

TH 1a CLO CHT CUA TIS: cung noipipiiiiiiitiiitiiiiiiiiiii1380138308333885138308883888838858383585138813883588 108

Bieu đồ 3.12 Biêu đồ thong kê câu tra lời nhóm câu hỏi về đánh giá bộ trỏ choi .109 Biểu đồ 3.13 Biểu đồ đánh giá kết quả điểm TB của lớp TN (10A4) và ĐC (10A11)

Trưởng THPT Bùi Thị Xuân trước và sau tác GONG wien 112

Biểu đồ 3.14 Biêu đồ điểm đánh giá kết qua điểm lớp TN (10HS2) sau tác động 115Biểu đồ 3.15 Biêu đồ đánh giá kết quả điểm TB của lớp TN (10.3 và 10.6) và DC (10.2

và 10.4) Trường THTH Đại học Sư phạm trước và sau tác động - 117

Trang 12

MO DAU

1 Li do chọn dé tai

Trong công cuộc đôi mới su nghiệp giáo dục và dao tạo song hanh với việc xây

dựng và phát triển đất nước, xu hướng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và

pham chat của người học đang là xu hướng giáo dục được coi là tat yếu trong quá trìnhphát triển của xã hội hiện đại ở nhiều nước trên thé giới Đây là một trong những nội

dung được thé hiện trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chap hanh Trung ương Dang Cộng sản Việt Nam khoá XI về quan diém của Đảng: "Phát trién giáo dục và dao tao là nâng cao dan trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ

chủ yếu trang bị kiến thức sang phát trién toản diện nang lực và phẩm chất người học

Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục

gia đình va giáo dục xã hội.” Việc tim ra những phương pháp tác động vào quá trình

chiếm lĩnh tri thức của người học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT

2018 và phát triển các năng lực và phẩm chat là nhu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến

lược và lợi ích lau dai đôi với ngành Giáo dục nói riêng và Quốc gia nói chung.

Hoá học là môn khoa học tự nhiên, là một môn học đan xen giữa lý thuyết và thực tiễn, nghĩa là mọi hiện tượng, đối tượng nghiên cứu của bộ môn luôn xuất phat từ kết

quả của quá trình nghiên cứu tìm hiểu thé giới vật chất Trong chương trình GDPT 2018môn Hoá học đã dé xuất 3 thành phan năng lực mà chương trình cần hình thành va phát

trién cho HS, theo đó bám sát với yêu cầu cần đạt, năng lực nhận thức hoá học là năng lực được phát triển thông qua các hoạt động giáo dục Dé phát triển NLNTHH, những yêu câu đặt ra cho GV trong việc thay đôi phương pháp dạy học và lựa chọn những phương pháp giúp học sinh nắm bắt được khái niệm, hình thành được kiến thức, hướng

tới việc đáp ứng các yêu cầu cần đạt cho HS đề hình thành NLNTHH (Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Chương trình giáo dục phô thông Chương trình tông thê, 2018).

Dạy học tương tác là quá trình giáo viên và học sinh tương tác không chỉ với nhau

mà còn các yếu tô khác trong quá trình dạy học Học sinh tự chiếm lĩnh tri thức đưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tô thúc đây cho các hoạt động dạy và học trong môi trường này được phát trién Các hoạt động tương tác này được giáo viên thiết kế, tô chức, chi dao và kiểm tra quá trình học nhưng

không thay thế vai trò của học sinh

Trang 13

Phương pháp dạy học tương tác đặt người học vào trung tâm của quá trình giảng

đạy, khuyến khích sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với

nhau Phương pháp nảy nhắn mạnh vào việc phát triển tư duy của học sinh thông qua

việc tìm hiểu và phát hiện kiên thức, đối lập với phương pháp truyền thong chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức một cách lý thuyết Sự áp dụng của phương pháp này đã được chứng minh hiệu qua trong công tác day học ở các trường phô thông, đặc biệt là

trong việc thích nghỉ với các thay đôi trong chương trình giáo dục Điều nảy được thựchiện thông qua việc tôi ưu hóa ba yếu tổ chính của quá trình day học: người dạy, người

học, và nội dung kiến thức, cùng với sự tích hợp của yếu tô môi trường Đây là lý do mà phương pháp dạy học tương tác được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc, đồng thời là động lực cho việc lựa chọn dé tài nghiên cứu vẻ phương pháp này trong thực tiễn giáo dục tại các trường trung học phô thông.

Phương pháp day học tương tác cần có những học liệu bố trợ cho chính phương

pháp nảy, do nêu chúng ta chi dùng những lời day thông thường đẻ tương tác với họcsinh thì vẫn sẽ có điểm tương đông với phương pháp lay người dạy làm trung tâm

Phương pháp day học tương tác bằng học liệu trò chơi day học là một xu hướng mới

trong giáo dục, nhưng đã được nhận biết với tiềm năng lớn Tro chơi giáo dục không chỉgiúp học sinh hiệu sâu về các khái niệm mà còn tạo động lực và hứng thú cho việc học

tập Sự hiểu biết của học sinh được đo lường qua khả năng hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tế Mặc dù đã nhận thay lợi ich của việc sử dụng trò chơi trong giáo dục hoá học, nhưng việc áp dụng này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và chưa được triển khai rộng rãi Trong vài thập kỷ gần đây, trỏ chơi giáo dục đã thành công khi được sử dụng như một phương tiện tương tác bô sung cho các phương pháp giảng dạy truyền thông Các trò choi nay có thê được thiết kế phủ hợp với các chủ dé hoá học khác nhau

và được kết hợp với các loại trò chơi thực tế gồm những trò chơi không sử dụng công

nghệ như: trò chơi bàn cờ, trỏ chơi thẻ bài, và tro chơi sử dụng công nghệ như trò

chơi trên máy tính, trò chơi website, Kahoot, Những nghiên cứu và thử nghiệm đã

được tiền hành tại các trường THPT và Đại học trên thé giới, nhằm mục đích thử nghiệm

vả cải thiện phương pháp dạy học tương tác thông qua việc tích hợp trò chơi vào quá trình giảng dạy.

Trang 14

Trò choi day hoc trong hoạt động day học tương tac là một học liệu rất mới đối

với phương pháp đạy học tương tác và phù hợp với nhiệm vụ "lây người học làm trung

tam" của chương trình GDPT 2018 Những trỏ chơi lòng ghép những khái niệm, ý nghĩa

hoá học của một bài dạy cụ thê sẽ đánh vào thị hiểu của người học, hiệu suất tiếp thu

cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài thực nghiệm và thống kê thànhcác bảng số liệu Hiện nay, dé tài nghiên cứu vẻ thiết kế va sử dụng những trò chơi day

học không dùng công nghệ vẫn còn khá mới và chưa được thực hiện nghiên cứu nhiều

ở cấp trung học phô thông, do đó, nhóm nghiên cứu muốn thiết kế và sử dụng những trò

chơi dạy học không dùng công nghệ dé bô trợ cho phương pháp day học tương tác trong

day học môn Hoá học, cụ thé thực nghiệm ở nội dung “Nang lượng hoá học” trong

chương trình Hoá học lớp 10, dé phat trién nang lực nhận thức hoa hoc của học sinh.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế trò chơi theo hướng dạy học tương tác nội dung "Năng lượng hoá học" trong môn Hoá học lớp 10 nhằm phát triển năng lực nhận thức Hoá học.

3 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được các trò chơi đạy học theo hướng đạy học tương tác đảm bảo luật

choi dé hiểu, dé trải nghiệm, nội dung thú vị, có tính học thuật cao, thiết kế bắt mắt, thu hút

sự tò mò của học sinh, thân thiện với môi trường và phủ hợp với yêu cầu cần đạt thì sẽ góp

phần hỗ trợ GV trong việc tô chức hoạt động dạy học tương tác bộ môn Hoá học lớp Mười,

từ đó giúp HS phát triên nang lực nhận thức hoá học.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế trò chơi theo hướng day học tương tác nội

dung "Nang lượng hoá học” trong môn Hoá học lớp Mười.

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tương tác có sử dụng trò chơi trong

môn Hoá học lớp Mười.

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Thiết kế và áp dụng trò chơi đạy học trong dạy học cho

nội dung "Nang lượng hoa học” cho học sinh lớp Mười.

- Về địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Bùi Thị Xuân, trường Trung học Thực

hành Đại học Sư phạm, trường THPT Gia Định.

Trang 15

- Về thời gian nghiên cứu: Trong 09 tháng từ tháng 8/2023 đến tháng 5/2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu tập trung vào cấu trúc và nội dung của chương trình Hoá học 10, phân

tích tài liệu và các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tương tác và sử dụng

trò chơi trong giáo dục, cũng như xem xét cơ sở lý luận về việc áp dụng phương pháp

nảy trong đạy học môn Hoá học 10.

6.2 Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ và trao đối, tiếp thu ý kiến của các giáo viên hướng dẫn dé tài vẻ địnhhướng thiết kế và sử dung trỏ chơi dạy học tương tác một cách hiệu quả vả các thầy cô

trong lĩnh vực giáo dục dé tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu dé tài.

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm ở khối lớp 10 trường THPT Bui Thị Xuân, trường Trung

học Thực hanh Dai học Sư phạm, trường THPT Gia Định tiên hành theo quy trình từ cơ

sở lí luận thực tiền thiết kế được các trò chơi dạy học tương tác vả đến các trường thực

nghiệm đề tiền hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu qua đè tài nghiên cứu.

6.4 Phương pháp tiến hành khảo sát

Sử dụng phiếu khảo sát để thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của học sinh sau khi

tham gia tiết học có day học tương tác bằng trò chơi day học nhằm đánh giá hiệu qua

của trò chơi dạy học tương tác.

6.5 Phương pháp xử lí kết quả bằng toán học

Bằng phương pháp xử lí kết quả bằng toán hoc, tiền hành thong kê, xứ lý nhằm

đánh giá kết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm.

Trang 16

CHUONG I

CƠ SỞ LY LUẬN CUA VIỆC THIET KE TRÒ CHOI THEO HƯỚNG

DẠY HỌC TƯƠNG TÁC NỌI DUNG “NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC”

TRONG MÔN HOÁ HỌC LỚP MƯỜI

1.1 Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học tương tác

1.1.1 Trên thế giới

Nghiên cứu về quá trình day học (QTDH) nhắn mạnh vào tác động qua lại và phối

hợp của các yếu tô bên trong cấu trúc quá trình dạy học Sự tương tác giữa các yếu tônày thúc day sự di chuyên và phát triển của quá trình day học theo các mục tiêu đã được

xác định.

Nghiên cứu về vai trò và mỗi quan hệ tương tác các thành tổ của quá trình dạy học

Trong lịch sử, sự hiểu biết về vai trò của người dạy, người học và môi quan hệgiữa hoạt động dạy và hoạt động học đã được nhiều nhà giáo dục thời cô đại nhận thức.

Vi dụ, Không Tử (551 - 479 trước Công Nguyên) dé cao tư tưởng “Giáo dục tương trưởng", nhân mạnh vào tương tác tích cực giữa người day và người học dé thúc day sự

phát triển của quá trình dạy học (Hà Nhật Thăng & Đào Thanh Âm, 1998)

Socrate (469 - 399 trước Công Nguyên) một triết gia cô đại Hy Lạp góp phần

quan trọng cho nhân loại với phương pháp “truy van biện chứng” hay còn gọi là “phuong

pháp Socrates”, Phương pháp nay la quá trình hỏi - dap giữa người dạy và người học, trong đó, người dạy đóng vai trò “nâng đỡ” để giúp người học tìm ra chân lý, đó là

những lý thuyết của sự vật, hiện tượng liên quan đến quá trình day học (Hà Nhật Thăng

& Đảo Thanh Âm 1998)

Trong suốt lịch sử, tư tưởng vẻ sự tương tác trong quá trình day học tiếp tục phát triển và được nhắn mạnh của các nhà giáo dục như Comenius (1592 - 1670), John Locke

(1632 1704), Rousseau (1712 1778), Pestalozzi (1746 1827), Diesterweg (1790

-1866), và nhiều nhà giáo duc khác Cụ thé, các cải cách giáo đục từ cudi thé ký 19 đếnđầu thé kỷ 20 đã dé xuất nhiều phương pháp mới tập trung vào hoạt động của người học.Các nhà giáo dục Nga như Savin, Ilina, Esipov, và Babansky đã quan tâm đến mối quan

hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là môi quan hệ giữa người dạy và

người học, cũng như mối quan hệ trong tam giác giáo dục: người đạy - người học - nội

Trang 17

dung dạy học Tuy nhiên, trong hướng nghiên cứu nảy, các tác giả chủ yếu tập trung vào

mỗi quan hệ giữa người dạy và người học, chưa thực sự khám phá het cấu trúc và chức

năng của từng yeu tố, đặc biệt là yếu tổ môi trưởng chưa nhận được sự chú ý đầy đủ,

đặc biệt là ảnh hưởng của môi trường đổi với người đạy và người học trong quá trình

day học (Tran Mậu Chung, 2021)

Hướng nghiên cứu về cơ sở by thuyết, phương pháp và kỹ thuật dạy học theo quan

điểm day học trong tác

Theo John Dewey (1859 - 1952), con người cần tương tác và làm việc củng nhau

dé giải quyết van dé, và việc trải nghiệm những van dé này từ trong môi trường học tập

là cần thiết Ông nhân mạnh việc “lay người học lam trung tâm”, dé cao vai trỏ của người học bằng việc đặt họ vào trung tâm của quá trình học, đồng thời dé xuất xây dựng

môi trường học tập hoạt động và thực hiện phương pháp "dạy học qua việc làm." Tư

tưởng giáo dục của Dewey cung cap một nén tang quan trọng cho quá trình dạy học theo

Triết học Tương tác, trong đó sự ánh hưởng của các "tương tác xã hội" trong quá trình dạy học được tác giả nhắn mạnh (Phạm Quang Tiệp 2013).

Lev Vygotsky, một nhà giáo dục người Nga, chỉ ra rằng sự phát triên nhận thức

bắt nguồn từ các "tương tác xã hội," và rằng việc học tốt nhất xảy ra khi tác động đến

"vùng phát triển gần nhất." Ông cho rằng quá trình nhận thức của người học thường diễn

ra ở hai cap độ: trình độ hiện tại và vùng phát triển gần nhất Trong trình độ hiện tai, người học có thé độc lập giải quyết các vấn dé mà không cần sự trợ giúp từ người dạy Tuy nhiên, khi ở trạng thái vùng phát triển gần nhất, người học cần tham gia vào các hoạt động tương tác đa dạng với người dạy bạn bè và môi trường đề giải quyết các nhiệm vụ học tập Vygotsky nhân mạnh rằng cơ chế học tập là sự kết hợp giữa học cá nhân va học hợp tác, va rang day học lả một quá trình hợp tác hai chiều trong đó người day hướng dan và định hình cùng với người học tự giác, tích cực, độc lập và sáng tao Quan điểm này đã mớ ra một trào lưu mới trong dạy học, được gọi là phương pháp dạy

học tích cực (Vũ Lê Hoa, 2008).

Đến những năm 70 của thé ky XX, một nhóm tác giả thuộc viện Dai học dao tạogiáo viên (IUFM) ở Gremonoble (Pháp), bao gồm Guy Brousseau, Claude Comiti,

Artigue, Douady, Margolinas, đã quan niệm cau trúc quá trình day học gồm 04 nhân

tố: Người học - Người dạy - Kiến thức - Môi trường (điều kiện day học cụ thé) Theo

Trang 18

nhóm tác giả, môi trường không chỉ là yếu tô tinh, bat động ma là một thành phan của

cấu trúc hoạt động dạy học; môi trường không chỉ ảnh hưởng đến người học, mà còn

quan trọng ở chỗ sự thích nghỉ của người học trước những đòi hỏi của môi trường đã thay đôi cả người học, người day và hoạt động của họ, và gây ra sự thay đôi trong chính

môi trường (Phan Văn Ty, 2010).

Trong cuỗn sách "Education for twenty-first century: Asia-Pacific perspective”

(Nền giáo dục thé ky XXI, triển vọng của châu Á-Thái Binh Duong) (Singh, 1991), các

yêu cau cho quá trình day học được nêu rõ, phải là quá trình sáng tạo chuyển từ quá trình học truyền thụ sang quá trình tương tác, hợp tác, định hướng và hướng dẫn cho

người học dé kích thích phát trién tối đa của mọi tiêm năng sáng tạo của người học Quá

trình day học được xem là một quá trình tương tác liên tục từ nhiều phía: từ bạn bẻ, từ

cộng dong, từ nơi làm việc vả từ việc tham gia tích cực vảo các hoạt động xã hội.

“Một số van dé về phương pháp giáo dục" (Piaget, 1993) đã mô ta rằng những phan tử cau thành nên quá trình day học là sự tương tác giữa người học va người day với đối tượng, trong đó người dạy cần nam vững dé dạy và người học cần nắm vững dé học Do đó, một tam giác được hình thành đẻ thẻ hiện mỗi quan hệ giữa giáo viên - học

sinh - đối tượng Trong tam giác nay, giáo viên, học sinh va đối tượng thé hiện ba mối

quan hệ cụ thé: (1) Quan hệ giáo viên và đối tượng (giáo viên nắm vững tri thức và cách

day); (2) Quan hệ học sinh và đối tượng (học sinh nắm vững cách học va chiếm lĩnh tri

thức); (3) Quan hệ giáo viên và học sinh (quan hệ sư phạm và cá nhân) Đối tượng cóthé bao gồm mục tiêu, nội dung va phương pháp, cũng như phương tiện day học Jean nêu rõ cau trúc dạy học gồm ba yếu tô chính: người dạy - người học - đối tượng Đối tượng, theo quan điểm của ông, được nhìn nhận từ một góc độ rộng lớn, bao gồm cả môi

trường đạy học.

Trong “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác" (Denommé & Roy, 2000).cấu trúc hoạt động day học được tô chức thành một tam giác day học gom người học -

người dạy - môi trường Cuén sách nhắn mạnh nội dung cốt lõi về việc dạy học phải tập

trung vào người học, người học là người chủ động xây dựng kiến thức bằng cách sửdụng tiềm năng của bản thân, bao gồm bộ máy học tập kinh nghiệm trí tuệ, và các yếu

tố khác Sự tương tác giữa người day - người học - môi trường được coi là yếu tổ quan

trọng làm cho quá trình day học diễn ra và phát triền một cách bền vững thông qua việc

Trang 19

tạo động lực từ sự tương tác giữa các hoạt động dạy va học với môi trường Yếu tố "kiến

thức" được coi là yếu tô khách quan mà người day muốn hướng người học chiếm lĩnh,

trong khi yếu tố "môi trường" được quan tâm nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác

với người dạy vả người học.

Nhóm tác giả Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy tiếp tục phát triển những

luận điểm khoa học vẻ "Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa học thần kinh về học và

day" (Denommé & Roy, 2009) Nhóm tác gia mô tả và phân tích chỉ tiết hơn về cơ chế

học tập của người học dựa trên nghiên cứu vẻ hệ thần kinh, vả cũng nhắn mạnh các yêu

tố không thê thiếu của phương pháp day học tương tác.

Trong cuốn sách "Encyclopedia of Interactive Learning" của Pometun (2009), tác

giả trình bày các khái niệm và phân loại các phương pháp và kỹ thuật học tập tương tác

được sử dụng trong quá trình dạy học, cũng như các chiến lược dé tạo môi trường học

tập tích cực.

Đề cập đến các phương pháp và kỹ thuật học tập tương tác, cuốn sách này có thé

giúp giáo viên hiệu rõ hơn về cách sử dụng công nghệ va các phương tiện tương tác dé

tang cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, cũng như giữa các học sinh với

nhau Đông thời, cuỗn sách cũng cung cấp các chiến lược dé tạo môi trường học tập tíchcực, khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh và hỗ trợ quá trình học tập của họ

một cách hiệu quả (Pometun, 2009).

Bài báo khoa học "Senior High School Student Biology Learning in Interactive

Teaching” (Lu, Cowie, & Jones, 2010) đề xuất 05 nguyên tắc cơ bản của day học tương

tác, bao gồm việc thay đôi vai trò của giáo viên và học sinh khuyến khích sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, nhắn mạnh cả kết quả lĩnh hội tri thức và quá trình học tập.

liên hệ nội dung giảng day với cuộc sông hang ngày, và đôi mới kiểm tra đánh giá trong

học tập.

Tác giá Sessoms trong tác phẩm “Interactive Instruction: Creating Interactive

Learning Environments Through Tomorrow`s Teachers" (Sessoms, 2008) đã đưa ra

nhận định rang có nhiều quan điểm khác nhau về day học tương tác Ví dụ, khi sử dung

các trang web Internet tương tác được hiểu là việc nhấp chuột vào một liên kết va truy

cập vào nội dung van bản Quá trình học có tương tác khác biệt so với phương pháp học

Trang 20

truyền thông, trong đó người học thường ngôi nghe giảng và ghi chép dé tiếp thu kiến

thức từ người day truyền đạt.

Theo Sessoms (2008), quá trình học có tương tác đòi hỏi sự tích cực tham gia của

người học vào quá trình học tập, và yêu cầu một môi trường học tập được tô chức phủ

hợp với khả năng tiếp thu của người học Dạy học tương tác là sự kết hợp giữa việc dạy

và học tương tác, được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ

Trong thời đại xã hội mới, cách thức tương tác giữa người học và người day đã

thay đôi, chuyên từ tương tác trực tiếp truyền thông sang việc sử dụng nhiều công cụ

tương tác khác nhau Công cụ phô biến nhất trong giảng dạy tương tác là Bảng điều

khién tương tác Activboard, được coi là một phan không thé thiếu trong việc phát trién

các giải pháp lớp học tương tác (Promethean, 2020).

So với môi trường dạy học truyền thống, việc sử dung Activboard mang lại nhiều

ưu điểm vượt trội Đặc biệt, các ưu điểm nôi bật của hệ thông giảng dạy tương tác và

đánh giá Activboard bao gồm: tính chuyên biệt, dé sử đụng, tính năng tương tác cao,

tích hợp tính năng lưu lại quá trình tương tác, đa dạng các công cụ giảng dạy, tính linh

hoạt trong việc cập nhật nội dung mới, tính tương thích cao với nhiều ngôn ngữ và hệ

điều hành, cũng như khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao (Promethean, 2020)

Hệ thống Dạy và Học Tương tác là một giải pháp toàn diện, kết hợp cả phần mềm

vả phân cứng, tạo ra một môi trường học tương tác hoản chính và hiệu quả (Promethean,

2020) Trong các hình thức dạy học tương tác, việc sử dụng phần mềm và phòng học đa

chức năng với kết nối internet mang lại nhiều ưu điểm và thu hút sự quan tâm từ nhiều

quốc gia trên thế giới Việc tô chức các hoạt động dạy học tương tác một cách hợp lý sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh phát triển sự sáng tạo trong việcthực hiện các kế hoạch học tập (Promethean, 2020)

Quá trình day học tương tác không chỉ cải tiễn từ công cụ tương tác, phương pháp

day học trực tiếp truyền thong ma ngảy cảng có nhiều học liệu hỗ trợ tương tác trực tiếp

và trực tuyến trong bồi cảnh người học ngày càng muốn tìm tòi, hình thành và khám phá kiến thức Việc sử dụng các học liệu hỗ trợ phương pháp day học tương tác càng trở nêncấp thiết và phát triển rộng rãi Điền hình là sự phát triển của học liệu số, tạo ra một thếgiới phẳng giúp cho người học dé dàng tiếp cận lượng kiến thức to lớn của thé giới.

Trang 21

thông qua việc sử dung các học liệu như hình anh, sơ đỗ, video, dé hỗ trợ tô chức hoạt

động day học hiệu quả hơn (Promethean, 2020).

Tông quan về lịch sử nghiên cứu về quá trình dạy học đã phản ánh sự tiền triển và phong phú của những quan điểm và phương pháp day học tương tác Từ những triết lý cô

điển của các nhà giáo dục như Không Tử và Socrate, qua các nhà giáo dục nôi tiếng như

John Dewey và Lev Vygotsky, cho đến những nghiên cứu hiện đại về hệ thần kinh và

công nghệ giáo dục, tat cả đều nhân mạnh vai trò quan trong của sự tương tác giữa người

học, người dạy, nội dung kiến thức va môi trưởng trong quá trình học tập Các nghiên cứu gan đây cũng cho thay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ va học liệu tương tác, từ các

phan mềm giáo dục đến các thiết bị phòng học đa chức năng Việc sử dụng những công

cụ này không chỉ làm giàu trải nghiệm học tập của học sinh mà còn tạo ra môi trường học

tập đa dang và tích cực, khuyến khích sự tham gia và sáng tạo của họ Tóm lại, quá trìnhday học tương tác đã trở thành một phần không thé thiểu trong giáo dục hiện đại, phảnánh sự tiến bộ và đa dang trong cách tiếp cận và phát triển tri thức của con người

1.1.2 Ở Việt Nam

Theo nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam, quan điểm chỉ đạo của Đảng va Nhà nước về định hướng đôi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đồi mới căn bản và toàn điện giáo dục và đào

tạo doi hỏi phải đôi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tổ cơ bản của giáo dục và dao tạo

theo hướng coi trong sự phát triển phẩm chat và nang lực của người hoc.”

Phương pháp day học tương tác hay được gọi là “sư phạm tương tác” được phố

biển ở Việt Nam vào năm 1992 tai Huế và 1995 tại trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hỗ Chi Minh trong hội thao Didactic của những nước nói tiếng Pháp Mặc dù vậy, thuật

ngữ “sư phạm tương tác” là một thuật ngữ mới ở Việt Nam Trong thởi gian gần đây,các nhà giáo dục Việt Nam đã trao đôi nhiều về tư tưởng sư phạm mới này Như khangđịnh của các nha giáo dục học nước ngoai, quá trình day học luôn tồn tại sự tương tac

giữa ba yếu tố: người dạy, người học và đối tượng day học Trong đó, các yếu tô cau thành hoạt động day học còn có thêm yếu tố môi trường Môi trường trong day học

tương tác không phải là các đòi hỏi của xã hội (mô hình nhân cách) đặt ra cho nhà

trường, trong đó có quá trình đạy học; cũng không phải là các điều kiện vật chất, tỉnh

thân; các yếu tố bên trong và bên ngoài của người day va người học ảnh hưởng đến hoạt

Trang 22

động dạy va học Phuong pháp day học mới nay đang được sự quan tâm sâu sắc của các

nhà giáo dục Việt Nam vì nó còn rất mới, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về phương

pháp nay (Đỗ Thị Hỏng Minh, 2015)

Trong thời gian gần đây tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu

khác nhau, đề cập đến các phương pháp tiếp cận day học theo quan diém sư phạm tương

tác và việc áp dụng quan điểm này vào quá trình giảng dạy ở các môn học và cấp bậc

học khác nhau.

Trong cuon sách "Dạy học và phương pháp day học trong nhà trường" (Phan Trọng Ngọ, 2005), tác giả đã phát biêu về các quan điểm quan trọng liên quan đến việc tô chức hanh động học trong đó các phương pháp này dựa trên các lý thuyết tương tác phát triển, biểu trưng, vai trò và kịch Tác giả Phan Trọng Ngọ nhắn mạnh rằng cá nhân không tôn tại độc lập mả luôn tương tác và có quan hệ với môi trường xã hội Trong quá trình này, hành vi của mỗi cá nhân được hình thành và điều chỉnh thông qua tương tác với người khác Tác giả dé xuất một số yêu cầu vẻ tô chức hành động tương tác và nhóm phương pháp học tương tác, bao gồm các phương pháp kịch trò chơi và dạy học dựa trên lịch sử văn hoá dé phát triển chức năng tâm lý của sinh viên.

Trong sách "Tương tác hoạt động Thay - Trò trên lớp học” (Dang Thanh Hưng,2005), tác giả đã xác định các nguyên tắc chủ yếu của quá trình day học hiện dai, baogồm nguyên tắc tương tác, tham gia của sinh viên trong hoạt động học tập vả tính van

dé của qua trinh day hoc Phan tich cac triết lý dạy học hiện đại như hợp tác, hiện sinh,

thực dụng và day học dựa trên van dé cung cấp cơ sở lý thuyết quan trọng cho day học theo quan điềm sư phạm tương tác.

Trong tác phẩm "Ly luận day học hiện đại: Cơ sở đôi mới mục tiêu, nội dung,

phương pháp dạy học" (Bernd Mcier & Nguyễn Văn Cường, 2019), tác giả đã dé cậpđến mối quan hệ toàn điện giữa các yếu tố của quá trình dạy học trong một "khung lý

luận day học” Trong khung này, các tương tác giữa giáo viên, học sinh va nội dung học

được tóm lược trong một "tam giác đạy học" là các tương tác cốt lõi Các tương tác này bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, nhiệm vụ, đánh giá,

vị trí, thời gian Tác giả lý giải rằng do sự phức tạp của quá trình dạy hoc, nhiều lý thuyết

và mô hình day học đã được phát trién dé giải thích và tối ưu hoá quá trình day học Tuy

nhiên, mỗi lý thuyết hoặc mô hình đều có phạm vi ứng dụng cụ thê, không có một mô

Trang 23

pháp và công nghệ dạy học trong môi trường này ở các loại hình trường học khác nhau.

Họ dé xuất một cách tiếp cận mới đối với quan điểm sư phạm tương tác va giới thiệu

các phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng trong môi trường này Tuy nhiên,

tác phẩm không đi sâu vào việc tô chức đạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong một môn học cụ thê.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu vẻ ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam đã mang lại những kết qua đáng chú ý va góp phan

quan trọng vào việc đôi mới giáo dục tại quoc gia.

Một trong những nghiên cứu đáng chú ý là Luận án tiễn sĩ Giáo dục học của Vũ

Lê Hoa vào năm 2008 về “Bién pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tac trong day

học môn Giáo dục học ở các trường Đại học Sư phạm” (Vũ Lê Hoa, 2008), tập trung

vào việc ap dụng quan diém sư phạm tương tác trong quá trình dạy học môn Giáo dục

học ở các trường Dại học Sư phạm Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ về bản chất lý luậncủa quan điểm sư phạm tương tác và phân tích các nguyên tắc vận dụng nó vào dạy học

Đối với môi trường trường cao đăng, nghiên cứu “Té chức day học dựa vào tương

tác người học- người học ở trường cao đăng” (Tạ Quang Tuan, 2010) đã dé xuất một

góc nhìn mới về việc tô chức day học dựa vào tương tác giữa người học và người học nhân mạnh vào sự cần thiết của các kỹ năng tương tác xã hội trong quá trình đào tạo

người học.

Nghiên cứu của tác giả “Day học dựa vào tương tác trong dao tạo giáo viên tiêu

học trình độ Dai học” cũng đã đi sâu vào vẫn dé này thông qua việc khám phá về tương

tác trong quá trình dao tạo giáo viên tiêu học, đông thời thiết kế năm mô hình day học

đựa vào tương tác (Pham Quang Tiệp, 2013).

Trong lĩnh vực môn Toán học ở trung học phô thông, nghiên cứu “Day học tương tác trong môn toán ở trường trung học phô thông qua chủ đề phương trình và bắt phương

Trang 24

trình" (Đỗ Thị Hong Minh, 2015) một tác giả đã tong hợp ba hướng vận dụng lý thuyết

về tương tác vào dạy học môn Toán, giúp rõ ràng hơn về các phương pháp và kỹ thuật

day học tương tác bao gồm: (1) trưởng phái sư phạm tương tác (Interactive pedagogy)

của hai tác giả Jean - Marc Denommé & Madeleine Roy (2) học tương tác theo quan

niệm hiện dai (Interactive learning); (3) sự kết hợp hài hòa của hai hướng trên đó là

tương tác trong lớp hoc (Interactive classroom).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan và Trần Trung Tình (2012) về "Quan

điểm tương tác trong đạy học toán học ở trường trung học phô thông" đóng vai trò quan

trọng trong việc nghiên cứu va ứng dung sư phạm tương tác trong giảng day toán học Bai báo này không chi giới thiệu các mô hình dạy học mới mẻ ma còn tạo ra cơ sở lý

luận và thực tiễn cho việc áp dụng phương pháp này Bang cách tăng cường sự tương

tác giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa các học sinh trong quá trình học toán học,

bai báo đã mang lại những phương pháp hiệu quả và tạo ra một môi trường học tập tích

cực vả động lực Đây là một đóng góp quan trọng cho lĩnh vực giáo dục toán học ở

trường trung học phô thông.

Những nghiên cứu trên đã góp phan quan trọng vào việc nang cao chất lượng giảng day va học tap tại các nhà trường ở Việt Nam, đồng thời thúc đây quá trình đôi mới

trong lĩnh vực giáo dục.

Mặc dù không trực tiếp đẻ cập đến việc áp dụng quan điểm day học tương tác trong

giảng dạy, nhưng luận án “Van dụng phương pháp dạy học hợp tác trong day học các

môn khoa học xã hội nhân văn ở đại học quân sự” của Phan Văn Ty (2010) đã đề cập

đến nhiều khía cạnh của tô chức dạy học theo quan điểm dạy học tương tác Tác giả đã

phân tích vai trò của người dạy và người học, cũng như mối quan hệ giữa họ và môi trường học tập, qua đó đề xuất việc thực hiện dạy học hợp tác như một hướng đi tiên

tiên và hiện dai.

Cũng trong lĩnh vực nghiên cứu tiên sĩ Giáo dục học, luận án “Xây đựng và sửdụng tình hudng trong dạy hoc các môn khoa học xã hội nhân van ở đại học quân sự”của Bùi Hồng Thái (201 1) đã tập trung vào việc xây đựng va sử dung tình huống trong

quá trình giảng dạy các môn Khoa học Xã hội nhân văn ở các trường đại học quân sự.

Tác giả đã phân tích mỗi quan hệ giữa người dạy, người học và môi trường học tập

Trang 25

thông qua các tình huéng giảng day, và nhắn mạnh vai trò của việc thúc day sự tương

tác giữa họ trong qua trình học tập.

Những năm gan đây, ở nước ta đã có một sé công trình khoa học nghiên cứu vận

dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học ở các trường mang lại kết quả nhất định, đóng góp cho sự nghiệp đôi mới giáo dục Việt Nam hiện nay Qua nghiên cứu, sự can thiết phải đổi mới phương pháp day học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến

thức một chiều sang tăng cường sự tương tác giữa ngưởi day, người học với môi trường

học tap, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tao, phát triển năng lực của người học dé đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đôi mới căn bản, toàn điện công tác giáo dục và

đảo tạo (Tran Mậu Chung, 2021)

Những nghiên cứu về ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong giáo dục ở Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Từ những công trình nghiên cứu khác nhau, chúng ta thay sự chuyên đổi từ phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều sang tăng cường sự tương tác giữa người đạy, người học

và môi trường học tập Các tác giả đã phát triên và áp dụng các phương pháp và kỹ thuật

đạy học tương tác như sư phạm tương tác, học tương tác theo quan niệm hiện đại, hoặc

sự kết hợp hài hòa giữa hai hướng này Các nghiên cứu đã giúp tạo ra một môi trường

học tập tích cực và động lực, thúc đây sự phát triển năng lực và phẩm chất của người

học Ngoài ra, việc áp dụng quan điểm sư phạm tương tác cũng đòi hỏi sự đổi mới và

đồng bộ hóa các yếu té cơ bản của giáo dục và dao tạo, theo hướng coi trọng sự pháttriển phẩm chất và năng lực của người học, như đã được quy định trong nghị quyết số

29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chap hanh Trung ương Dang Cộng sản Việt Nam.

Tổng thể, các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới giáo dục tại Việt Nam, thúc đây quá trình đôi mới giáo dục theo hướng căn bản vả toàn diện tir

việc nghiên cứu lý thuyết đến việc áp dụng thực tiễn trong các trường học

1.2 Lịch sử nghiên cứu phương pháp đạy học bằng trò chơi

1.2.1 Trên thế giới

Phương pháp dạy học băng trò chơi giúp học sinh được trải nghiệm các hoạt động

hữu ích mặc dù định nghĩa về những trò chơi dạy học còn khá mới vả ít được áp dụng

nhiều trong đạy học Điểm then chốt là trò chơi giáo dục không chỉ nâng cao sự hiểu

biết về những khái niệm của học sinh mà còn tạo động lực, hứng thú dé người học có

Trang 26

thé vira hoc vira van dụng một cách ý nghĩa những khái niệm đã học đề áp dụng vảo trò

chơi giáo dục Sự hiểu biết của học sinh khi nắm được một khái niệm, hiểu đầy đủ, ý

nghĩa khoa học và khả năng van dụng khái niệm đó vào trong thực tiền Đáp ứng cho việc day học tương tác này thì những lợi ích đã được nhận mạnh về cách sử dụng trò

chơi trong nghiên cứu phương pháp đạy học hoá học là cấp thiết và hiệu quả Tuy nhiên,

việc áp dụng này vẫn chưa được thực hiện rộng rãi và còn gặp nhiều thách thức (Byusa,

Kampire & Mwesigye, 2022).

Một trong những van dé trung tâm trong giáo duc hoá học 1a mối quan hệ giữa thé giới vi mô và vĩ mô Việc ghi nhớ vị trí của nguyên tô trong bang tuần hoàn và mồi liên

hệ giữa các nguyên tổ với tinh chat vật lý va hoá học của chúng vẫn con gặp nhiều khó

khăn đôi với học sinh trung học phô thông vừa tiếp cận với hoá học 10 cũng như là các sinh viên đại học nghiên cứu vẻ hoá học Dé giải quyết vẫn dé này, giáo duc cân phải

tạo ra một cách tiếp cận mới đề trình bày kiến thức về các khái niệm khoa học một cáchhiệu qua và nhận được sự tiếp thu, ghi nhớ lâu đài Ngảy nay, mọi giáo viên, trong mọingành học, đều đang kết hợp trò chơi vào bài học Nhiều giảng viên, giáo viên hoá học

đã sử dụng các loại trò chơi khác nhau dé làm cho việc học hoá học trở nên vui vẻ và

thú vị hơn Cordova và Lepper (1996) nhận thây rằng việc sử dụng trỏ chơi đã nâng caođộng lực và cải thiện kết quả học tập của học sinh một cách đáng kê Marzano (2007)

đã tham gia vào nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi trong lớp học và anh hưởng của

phương pháp này đối với thành tích của học sinh kết qua cho thấy thành tích của các

em học sinh da tăng 20% Một số nghiên cứu nay đã phần nào kết luận rằng trò choi giáo duc có tác động tích cực đến việc giải quyết van dé, thành tích, gia tăng sự hứng thú và tham gia vào việc học Trong nghiên cứu này còn đưa ra giả thuyết răng các trò

chơi thẻ bai do giáo viên hướng dẫn thực hiện và trò chơi giáo dục sử dụng máy tinh có

tác động tích cực đến việc học khái niệm hoá học (Rastegarpour & Marashi, 2012)

Trong vai thập kỷ gan đây, các trò chơi giáo đục đã được sử dụng thành công như

là một học liệu tương tác bô sung cho các kỹ thuật giảng day của nhiều giáo viên hoa

học Tuy vào kiến thức về chủ đề tương ứng (kiến thức đại cương, nguyên tô và cau trúc

nguyên tử danh pháp công thức và cách viết phương trình, phản ứng hoá học hoặc hoá

học hữu cơ) kết hợp với các trò chơi thực tế (trò chơi ban cờ, trò chơi thẻ bài, trò chơi

dùng xúc xắc, trò chơi trên máy tính hoặc trò chơi giải đố) Nhiều nhà giáo dục đến từ

Trang 27

nhiều quốc gia đã nghiên cứu va thực nghiệm trong trường trung học phô thông cùng với

những trường đại học có sinh viên theo học chuyên ngành hoá học, với việc áp dụng đưa

các kiến thức hoá học vảo trong các trỏ chơi thực tế thông thường như 1a những học liệu

dé bô trợ cho phương pháp day học tương tác (Triboni & Weber, 2018).

Trong nghiên cứu về hoá học hữu cơ cho cấp trung học phô thông trò chơi giáo

dục mang lại trải nghiệm học tập vui nhộn, mang tính xã hội cao cho phép học sinh phát

triển tư duy Việc sử dụng các trỏ chơi trong giáo dục hoa học hữu cơ không chỉ giới hạn ở các chủ dé được giới thiệu trong sách giáo khoa Nhiều trò chơi giáo dục đã được

ra đời như “Tro chơi danh pháp” trên ứng dụng đi động vào năm 2019 dành cho Android

va iOS, “Say My Name” là trò chơi bang kỹ thuật số mang dén cho học sinh cơ hội thực

hành áp dụng các nguyên tắc của danh pháp hữu cơ với hơn 600 ví dụ (Battersby et al.,

2020).

Tính hữu ích của việc chơi trong giáo dục sơ cấp cũng như của trò chơi để học

trong giáo dục cơ bản (Hainey et al., 2016) đã được công nhận Tuy nhiên, việc học

thông qua các hoạt động vui vẻ không chỉ giới hạn trong tuôi thơ mà thường được tìm thay cho đến tuôi cao hơn Tuy nhiên, chúng ta thay minh trong tình huồng lạ khi với sự tiễn bộ trong hệ thống giáo dục, việc học và chơi cũng dần trở nên xa cách (Ritterfeld et

al., 2009) Diéu này dường như mâu thuẫn với các tuyên bố đã đề cập ở trên Tuy nhiên,kết luận quan trọng là, đến hiện tại, chúng ta không có sự giảm sút tự nhiên trong mongmuốn chơi cũng như không có sự giảm sút trong bất kỳ khía cạnh có ích nào của việcchơi qua cá cuộc đời Do đó, vẫn chưa rõ tại sao các yếu tô vui vẻ gân như bị giảm xuống

gan như không trong bồi cảnh giáo dục cao hơn.

Quan trọng hơn, khái niệm về mối liên kết nhân quả giữa việc chơi, trò chơi và học không hề mới Bắt đầu từ cuối thé ky 18, Eriedrich Schiller và Jean-Jacques

Rousseau đã mở đường cho hiểu biết đương đại của chúng ta vẻ việc chơi ' như mộthoạt động có mục đích bản chat’ (Wilkinson, 2016, trang 20) Tuy nhiên, hiểu biết của

công chúng về các trò chơi dường như tao ra nhu cầu phân chia một cách rõ rang mà chi

đặt ra mục đích cho một số trò chơi (tức là trò chơi mang yếu tố nghiêm túc) Một lầnnữa, khi chúng ta xem xét hiệu biết đương dai này, sự phát trién là mục tiêu cuối cùng

và nên tang của mỗi trò chơi, điều đó là một van dé nghiêm túc theo bản chất Do đó,

Trang 28

Theo Piaget, trò chơi trở nên trừu tượng, biêu tượng và xã hội hơn khi trẻ em trưởng thành qua các giai đoạn phát triển khác nhau Một trong những cách mà trò chơi được xem là đóng góp vào sự phát triển nhận thức của trẻ em là cho phép trẻ em vượt

ra khỏi hiện thực ngay lập tức Ví dụ, một đứa trẻ có thê giả vờ, hoặc "hành động như

thé" là một chiếc xe hơi trong khi hoan toàn biết rằng nó không phải là một chiếc xe hơi

đối với những trò chơi mang tính chất nhập vai Loại trò chơi này cho phép trẻ em giữ

trong tâm trí của mình nhiều biéu hiện của cùng một đối tượng, một kỹ nang can thiết

cho sự phát trién của tư duy biêu tượng (DeLoache, 1987), một trong những phát triển quan trọng nhất của thời thơ au Khả năng giữ trong tâm trí nhiều, thậm chí là có hiện tượng xung đột biêu hiện của hiện thực là nền tảng của các phát triển sau này, chang hạn như việc tiếp nhận một lý thuyết về tam trí (Astington, Harris, & Olson, 1990) và

sự biến đôi về văn chương và toán học (Homer & Hayward, 2008).

Sự hiệu biết về vai trò của trò chơi trong sự phát trién nhận thức của trẻ em đã

hướng đến sự tìm hiểu cia các nha khoa học về các trò chơi giáo duc (Hodent, 2014),

nhưng cũng có sự quan tâm lớn trong việc hiểu cách các trò chơi điện tử hình thành sự

phát triển nhận thức và học tập của trẻ em.

Trong một trong những cuốn sách đầu tiên vẻ tâm lý học của trò chơi điện tử.

L.oftus (1983) tập trung vào động cơ của người chơi, khám phá những gì làm cho trò

chơi điện tử trở nên "vui vẻ.” Dựa trên hệ thông lý thuyết hành vi, Loftus chi ra ring

trong các trò chơi điện tử, phan thưởng hoặc sự thành công thường chỉ xảy ra đôi khi,tương ứng với một lịch trình củng cô gián đoạn - lịch trình cúng có tạo ra tốc độ phảnứng lớn nhất Loftus cũng trích dẫn công việc minh họa rằng các trò chơi tốt không quá

để đàng, dẫn đến sự buồn chán cho người chơi và khiến họ đừng lại, cũng không quákhó khăn làm nản lòng người chơi và khiến họ dừng lại Các trò chơi tốt nhằm vào

"điểm ngọt", nơi người chơi có thé thành công nhưng chỉ với một số cỗ gắng, gây ra

Trang 29

những gì đã được mô ta là trạng thái "trôi chảy" (Csikszentmihalyi, 1990) Trong bối

cảnh học tập, các trò chơi tốt nhằm vào vùng phát triển gần gũi của người chơi.

Khái niệm về vùng phát trién gần gũi, tat nhiên, xuất phát từ Lev Vygotsky (1978),

người cũng mô tả trò chơi như là một "yếu tố dẫn đầu" trong sự phát triển của trẻ em và

cho rằng một vai trò quan trọng của trò chơi 1a tạo ra một vùng phát triển gần gũi chotrẻ em Lev Vygotsky lập luận rằng trò chơi thực sự, bắt đầu từ khoảng 3 tuôi, luôn làmột hoạt động biểu tượng va xã hội (Nicolopoulou, 1993) Một phần là do tính xã hội

của nó, trò chơi - đặc biệt là trò chơi với một người lớn hoặc bạn đông trang lứa có khả năng hơn - cho phép một đứa trẻ thành công ở những điều một chút vượt ra khỏi khả

năng hiện tại của mình Theo lời của Lev Vygotsky, trò chơi cho phép trẻ em đạt được

"nhiều hơn so với độ tuôi trung bình của mình, cao hơn so với hành ví hàng ngày của minh; trong trò chơi, như thẻ anh ta cao hơn một dau" (trang 103) Nhóm nghiên cứu tin

rằng câu này, được nói gần 40 năm trước, áp dụng vào các trò chơi được thiết kế tốt củamọi loại, bao gồm các trò chơi điện tử được chơi bởi nhiều người ngày nay Trong cácphân tiếp theo, chúng tôi xem xét các lý do bổ sung cho việc sử dụng trò chơi dé học

Một nghiên cứu trong “Game on: Exploring the Effectiveness of Game-based

learning” của các tác giả Maxwell Hartt, Hadi Hosseini and Mehrnaz Mostafapour

(2020), Nghiên cứu đã chi ra rằng các phương pháp học tích cực mang lại hiệu quả hơn

so với các phương pháp truyền thống Tuy nhiên, sự tham gia của sinh viên vẫn là một

thách thức Dé giải quyết van dé này, các nhà nghiên cứu đã khám phá các phương phápsáng tạo dé khuyến khích sự tham gia của sinh viên thông qua việc kết hợp trò chơi va

giảng dạy.

Trong nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng trò chơi mà

không sử dụng công nghệ và trang thiết bị máy tính Kết quả cho thấy rằng các hoạt

động trò chơi không chỉ kích thích sự tham gia của sinh viên mà còn tăng cường tập trung vả trí nhớ Nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của các phương pháp giảng dạy dựa

trên trò chơi tại các trường đại học và nhắn mạnh vai trò của sự tương tác và sự tham

gia xã hội trong quá trình giảng day Điều này dé xuất một hướng đi tiềm năng chonghiên cứu và phát triển trong tương lai về học dựa trên trò chơi trong giáo dục Đỗi với

nghiên cứu nay, vai trò của động lực trong quá trình học tập và thúc day học sinh tham

gia vào việc khám phá và học tập kiến thức (Hartt, Hosseini & Mostafapour, 2020)

Trang 30

Động lực được phân loại thành hai loại chính: nội tai va bên ngoài Động lực nội tại

phát sinh từ bên trong và được thúc đây bởi nhu cầu tự chủ, năng lực và quan hệ Trong

khi đó, động lực bên ngoai là kết quả của các yêu tô từ bên ngoài như phan thưởng và

điểm số So sánh giữa hai loại động lực này cho thay rang động lực nội tại thường dẫn

đến hiệu suất tốt hơn và sự sáng tạo gia tăng, trong khi động lực bên ngoài có thé gay hạicho động lực nội tại trong dài hạn Điều này nhắn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng phùhợp các phần thưởng bên ngoài để không làm tôn hại đến động lực nội tại của học sinh

Cuỗi cùng, nghiên cứu này cũng đề cập đến việc sử dụng học dựa trên trò chơi như mộtphương tiện dé thúc đây sự tham gia của học sinh và kích thích mong muốn tự nội tại của

họ trong quá trình học tap (Hartt, Hosseini & Mostafapour, 2020).

Nên tảng của mỗi trò chơi là luật chơi Không the phủ nhận, việc tham gia hoạt

động có trò chơi là một hiện tượng phố biến trong quá trình phát trién của mỗi đứa trẻ

và việc chơi thường mang lại nhiều hậu quả phát triển có ích Một người có thê lập luận rằng việc tham gia vào việc chơi một trỏ chơi cùng với những người khác (ví dụ như hợp tác hoặc cạnh tranh) tạo ra một tình huống đặc biệt kích thích va thúc đây - không chi dé chiến thắng cuộc thi hoặc trò chơi - mà thường là dé tiễn bộ trong một loại năng

lực hoặc khả năng nào đó Trong các trò chơi như vậy, các cá nhân đôi khi đầu tư nỗ lựcvật lý hoặc nhận thức mạnh mẽ và / hoặc thực hiện các bài tập mắt thời gian dé dat được

một mục tiêu nhất định (Krouse et al., 2011; Riist et al., 2012) Lev Vygotsky (1980) đã chi ra khoảng 40 năm trước rằng việc chơi ở tuôi thơ cho phép đạt được những thành tựu vượt ra ngoải sự phù hợp với tuôi hoặc hành vi thông thường, gan cho việc chơi một vai trò quan trọng trong sự phát trién.

Cuối cùng, nhiều nỗ lực của các nhà giáo dục đã khám phá được học liệu cho

phương pháp học tập tương tác, bao gồm cả việc kết hợp các trỏ chơi trong day học phanhoá học hữu cơ và kết quả thực nghiệm nhận được rất nhiều phản hỏi tích cực tử phía

học sinh Nhiều năm qua, sự đổi mới trong phương pháp day học và các hoạt động đưa

người học làm trung tâm trong lớp học được rất nhiều nhà giáo dục học tìm kiếm dé tạo

thuận lợi cho việc học tập của học sinh, cũng như dé tăng cường sự tham gia, đóng góp

va nâng cao tri thức của học sinh trong môn hoá học Trò chơi giáo dục được công nhận

là một trong những phương tiện hỗ trợ việc giảng dạy và góp phần thu hút sự tham gia thảo luận, xây dựng bài học của học sinh trong lớp học Không chỉ phát triển ở giáo dục

Trang 31

phô thông người dạy có thé dé dang sửa đổi và điều chỉnh dé trò chơi giáo dục có thê phù hợp phục vụ cho mọi lứa tuôi và trình độ học tập Ngoài ra, về khía cạnh xã hội, trò

chơi giáo dục được phát trién ngoài lớp học bằng hình thức trao đôi ý kiến giữa các sinh

viên, học sinh và đưa trò chơi giáo dục vào môi trường trong và ngoài lớp học Nhằm

dé phát triển cho những trò choi giáo duc đã được thir nghiệm trước đây như “Trò choithẻ bài", '*Trò chơi đồ vui", “Ai là triệu phú", việc phát triển quy mô trò chơi giáo dục

trong hoạt động day học là cần thiết và cap thiết nhằm tạo môi trường học tập hiệu qua, hứng thú, trực quan và giúp cho các em học sinh có thé ghi nhớ những khái niệm hoá học bằng hình thức trò chơi day học hiệu quả (Cha, Kan & Chia, 2018).

Từ các nghiên cửu va phân tích trên, có thé thay rằng việc sử dụng trò chơi trong

giáo dục, đặc biệt là trong việc dạy học hoá học, mang lại nhiều lợi ích đáng kể Trò

chơi giáo dục không chỉ giúp học sinh hiểu biết về các khái niệm khoa học một cách sâusắc hơn mà còn tạo ra động lực và hứng thú dé họ áp dụng những kiến thức đã học vào

thực tiễn Sự tham gia vào các hoạt động trỏ chơi cũng kích thích sự tương tác xã hội, phát triển tư duy và khả nang giải quyết van dé của học sinh Nghiên cứu đã chỉ ra rằng

việc sử dụng trò chơi giáo dục tăng cường sự tham gia của học sinh, tăng cường tập

trung vả trí nhớ, đồng thời cũng tạo ra một môi trường học tập tích cực và thủ vị hơn.Đặc biệt, việc kết hợp các phần thưởng và cung cấp phản hồi tích cực có thể thúc đây

động lực nội tại của học sinh và giữ cho họ tiếp tục hứng thú và tham gia vào quá trình

học tập.

Tính cấp thiết của việc áp dụng phương pháp học dựa trên trò chơi trong giáo dục

hoá học đang ngày càng được nhân mạnh, đặc biệt là trong boi cảnh môi trường học tập đang trải qua sự đôi mới và thay đôi Việc này giúp tạo ra một phương tiện học tập hiệu

quả va hap dẫn, không chỉ giới han trong giáo dục phô thông ma còn ở cấp độ đại học

và thậm chí là trong đào tạo người lớn Dong thời, sự phát triên và cải thiện của các trò

chơi giáo dục, trong đó đặc biệt là trò chơi không sử dụng công nghệ, cũng như việc

sáng tạo và tinh chỉnh phương pháp dạy hoc, sẽ đóng vai trò quan trong trong việc xây

đựng một môi trường học tập đa dạng và phong phú.

1.2.2 Ở Việt Nam

Đối với việc sử dụng học liệu bô trợ cho phương pháp day học tương tác, trò chơi

giáo dục là một trong những học liệu tương tác xây dựng một môi trưởng học tập đa

Trang 32

dang và phong phú trong sự nghiệp đôi mới giáo duc Việt Nam hiện nay Trò chơi trong học tập vừa là phương pháp, vừa là hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn, có thẻ thu hút

học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập Trong những năm gân đây, đã có

một số nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu vé việc sử dụng tro chơi

trong day học, có thê ké đến như: Dé Thị Phương Thảo đã nghiên cứu sử dụng trò chơi

trong day học Vật lí 11; Phan Tan Hùng nghiên cứu tô chức trò chơi trong day học môn

Địa lí 11; Đặng Thị Hiệp Định dé xuất các mức độ sử dụng trò chơi trong day học đốivới đối tượng là sinh viên Qua do, sử dung trò chơi trong dạy học đã được vận dung

cho nhiều môn học và đối tượng khác nhau (Võ Thuỷ Tiên, Lê Nguyễn Như Quỳnh &

(Bộ Giáo dục & Đào tao, 2018c).

Cách tiếp cận giáo duc đang ngày càng tiễn bộ hơn với việc tập trung vào việc

khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trinh học Bên cạnh việc

khuyến khích học sinh tự học và làm việc nhóm, việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy

cũng là một phương pháp hiệu quả đề thúc đây sự tích cực của học sinh trên lớp Việc

chơi là một phần không thẻ thiếu trong cuộc sông và gần như tất cả mọi người đều có

mức độ quan tâm đến các trò chơi Trong giáo dục phô thông, việc thiết kế các trò chơi dựa trên nội dung học tập có thê làm cho học sinh thấy thú vị và hứng thú hơn trong quá trình học tập Thông qua việc tham gia vào các trò chơi, học sinh có cơ hội học kiến thức va phát trién kỹ năng một cách tự nhiên và tích cực.

Ở Việt Nam, nhiều tác giả như Đặng Thanh Hung, Trương Xuân Huệ đã đưa raquan điểm về trò chơi day học Từ việc tông hợp các quan điểm khác nhau của nhiều

tác giả, chúng tôi nhận định rang: “Trd chơi day học là những trò chơi có liên quan đến nội dung giảng dạy, được giáo viên lựa chọn, thiết kế va sử dụng như một phương pháp

giảng dạy áp dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình học nhằm đạt được mục

tiêu bài học và thúc đây hoạt động học tập tích cực của học sinh” Theo Nguyễn Tan

Hùng, có thé phân loại trò chơi thành ba nhóm dựa vào chức năng của chúng: trò chơi

Trang 33

phát trién nhận thức, trò chơi phat triển gia tri, va tro chơi phát trién van động Việc sử

đụng trò chơi trong giảng đạy không chỉ giúp tránh tình trạng nhàm chán mà còn mang

lại nhiều lợi ích cho học sinh như: phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tac, rèn luyện trí

nhớ, tăng cường sự sáng tạo, phát triển kỹ năng phán đoán và kỹ năng tự chủ.

Trò chơi không chỉ giúp các em phát triển thé chất, kỹ năng cơ bản ma còn tạo cơ

hội cho các em tương tác với nhau, tương tác với bạn bè, cộng tác trong nhóm hoặc tổ.

Nhờ đó, các em dan dan trở nên thông minh hon, phát triển các kỹ năng, kỹ năng xã hội

Điều nảy chứng tỏ rang trò chơi day học với tính hap dẫn đã trở thành một hình thức giáo dục hiệu quả kích thích ý thức nhận thức, niềm đam mê học tập và tính tích cực của

học sinh Trò chơi không chỉ được sử dụng trong các hoạt động ngoại khoá ma còn có

the được sử dụng trực tiếp trong các tiết học chính khoá nhằm phát huy những yếu tổ nảy trong quá trình học tập Thực tế cho thấy giáo viên đa phần sử dụng phương pháp

trò chơi day học trong dạy môn Thể công và mang lại nhiều lợi ích thực tế, tuy nhiên cómột số giáo viên vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của phương pháp nảy hoặc sử đụng

nó ở mức độ hạn chế Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp trò chơi đạy học vẫn còn thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thiếu tác động thực sự phục vụ mục tiêu bài học nên việc tô

chức tro chơi chưa đạt hiệu quả cao Hơn nữa, một số học sinh vẫn cảm thay € ngại tự

tỉ, chưa tự tin tham gia vào các hoạt động hoặc bài học (Phạm Thi Hương & Phan Minh

Ngọc, 2022).

Việc thiết kế những trò chơi có sử dụng công nghệ kỹ thuật số và trò chơi không

sử dung công nghệ cũng đã được dé cập trong nghiên cứu “Str dụng trò chơi trong day

học môn hoá học 10 phần Hoá học Đại cương” của (Võ Thuỷ Tiên, Lê Nguyễn Như Quỳnh & Lý Huy Hoàng, 2022) Với yếu tổ trò chơi được trải dai trong xuyên suốt

chương trình hoá học 10, việc sử dụng những trò chơi trong nhiều hoạt động, hình thứcnhư hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập và hoạt động tự học ở nhà làcân thiết và phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh Nghiên cứu đã thiết kế được 06

loại trò chơi được sử dụng dạy học hoá học 10, bao gồm: Kahoot, Quizizz, trò chơi ô

chữ, tro chơi ghép hình, tro chơi thẻ bài, trò choi Domino Các trò chơi này được sử

dụng nhiều trong hoạt động của quá trình day học Kết quả thực nghiệm cho thấy được

sự hứng thú, phản hôi tích cực về phía HS trong quá trình học tập Tuy nhiên, dé có thé

giúp phát huy hiệu quả tối đa khi sử dụng trò chơi trong đạy học, tác giả lưu ý cho giáo

Trang 34

viên cần xem xét về thời gian hoạt động phủ hợp đặt ra những nguyên tắc trước khi tô

chức trò chơi, và yếu tố môi trường, thiết bị học tập của học sinh.

Một nghiên cứu khác của các tác giả “Thiết kế vả sử dụng trò chơi dạy học dé tô

chức dạy học nội dung nhiễm sắc thé - Khoa học tự nhiên 9 - nhằm phát triển năng lựchợp tác cho học sinh” (Trần Thị Thanh Huyền, Hà Thị Lan Anh & Nguyễn Thị HangNga, 2021), các tác giả nói vẻ yếu tổ trò chơi là một phương tiện tô chức hoạt động mà

hầu hết các học sinh đều thích Mặc đù thường được coi là giải trí, nhưng nêu kết hợp

nội dung dạy học vào trò chơi, nó có thê trở thành một công cụ giáo dục tích cực Trò chơi giúp kích thích sự hứng thú và thu hút học sinh vào quá trình học, tạo điều kiện cho

việc học một cách tha vi và hứng khởi Khi tham gia trò chơi, học sinh có cơ hội phát

triển tinh sáng tạo và tự chủ, đồng thời tạo ra một môi trường vui vẻ giúp họ dé dàng

hap thụ kiến thức Điều nay cũng giúp hình thành tác phong nhanh nhẹn, tinh thân hợp

tác kỉ luật và trách nhiệm cao cho học sinh.

Phương pháp sử dụng trò chơi trong giảng day mang lại sự hứng tha cho người

học, nhưng doi hỏi sự sáng tạo của giáo viên dé áp dụng một cách hiệu quả nhất Tro chơi là một hoạt động quen thuộc, gần gũi và thú vị đối với học sinh, đặc biệt là đối với

học sinh ở cấp trung học Tro chơi không chi mang tính giải trí mà còn có ý nghĩa giáo

dục và phát triển Theo A.X Macarenco: "Trò chơi đóng vai trò quan trọng trong việc

hình thành tính cách của trẻ Cách trẻ con chơi ở hiện tại thường phan ánh cách họ tiếp

xúc với công việc khi trường thành” (Phạm Thị Hương & Phan Minh Ngoc, 2022).

Nhiều giáo viên sử dụng tô chức trỏ chơi như một phương pháp tích cực trong

giảng dạy đề áp dụng vào các hoạt động dạy học, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một

cách nhẹ nhàng và vui vẻ, tăng cường chất lượng giảng dạy Đồng thời, thông qua các hoạt động trỏ chơi, học sinh có thé phát triển các kỹ năng hợp tác, giải quyết van đẻ.

ứng dụng kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin và thúc day sự sáng tao

Một cách đề thực hiện là cải tiến phương pháp và tô chức học, tạo điều kiện cho

học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học Trò chơi không chỉ là một phương pháp

giảng day mà còn là một hình thức tổ chức học hap dẫn, có khả năng thu hút học sinh

tham gia tích cực vào các hoạt động học Theo Zarzycka-Piskorz (2016) học tập dựa trên trò chơi mang lai cơ hội cho học sinh tham gia hoản toan vào quá trình học Trong

những năm gân đây, đã có nhiêu nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau về việc sử dụng

Trang 35

trò chơi trong giảng dạy Vi dụ, Đỗ Thị Phương Thảo, Pham Minh Khánh và Tran Thi

Phuong Lan (2021) nghiên cứu việc sử dụng trò chơi trong giảng day Vật lí lớp 11; Lê

Thị Cam Ta, Phan Hoang Hải va Trương Thi Phương Thảo (2023) nghiên cứu về việc

sử dụng trỏ chơi dạy học trong đạy học môn khoa học tự nhiên 6; Võ Thuỷ Tiên, Lê

Nguyễn Như Quỳnh và Lý Huy Hoàng nghiên cứu sử dụng trò chơi trong đạy học môn Hoá học 10, phan Hoá học Đại cương (2022), Từ các nghiên cứu nay, ta thay rằng việc sử dụng trò chơi trong giảng day đã được áp dụng cho nhiều môn học và đối tượng

học sinh khác nhau.

Tuy nhiên hiện nay, đối với môn Hoá học vẫn chưa thay được nhiều đẻ tài nghiên cứu cũng như sự áp dụng của học liệu nảy trong việc bô trợ phương pháp dạy học tương tác Các kiến thức hoa học sẽ trở nên rất khó hiểu nêu học sinh chỉ tiếp cận qua các mặt

chữ hay giải các bài tập thông thường Việc lồng ghép trò chơi vào trong quá trình dạy

học, linh hoạt đan xen các kiến thức một cách trực quan là một phương pháp hữu hiệu

giúp học sinh có thé tự tìm tòi và chủ động tiếp nhận các kiến thức sâu sắc hơn Sử dụngtrò chơi trong dạy học Hoá học còn là cách dé “don gian hoa” cac kiến thức đối với học

sinh, giúp học sinh cảm thấy kiến thức hoá học nói chung không còn quá trừu tượng và phức tạp (Võ Thuỷ Tiên, Lê Nguyễn Như Quỳnh & Lý Huy Hoàng, 2022).

Tình hình nghiên cứu về phương pháp dạy học bằng trò chơi ở Việt Nam đang trở

nên phong phú và đa chiều hơn Các nghiên cứu gân đây đã tập trung vào việc thử

nghiệm va phân tích hiệu quả của việc tích hợp trò chơi vào quá trình giảng dạy, đặc

biệt là ở mức độ phé thông Những nghiên cứu này không chi dé cập đến việc tăng

cường sự hứng thú va tính tương tác của học sinh mà còn nhắn mạnh vào khả năng hiệu quả của phương pháp này trong việc giúp học sinh hiểu và ứng dụng kiến thức một cách

tự nhiên vả tích cực hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, vẫn cần có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng từphía giáo viên Việc thiết kế và thực hiện các trò chơi phải được điều chỉnh sao cho phù

hợp với nội dung giảng dạy và đáp ứng được mục tiêu học tập cụ thẻ Ngoài ra, cần chú

ý đến việc tao ra môi trường thuận lợi dé học sinh tham gia vào các hoạt động trò chơi

một cách tự nhiên và thoái mai nhat.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp này, nhưng vẫn còn nhiều hướng

nghiên cứu tiềm năng can được khai thác Việc nghiên cứu và áp dụng trò chơi trong

Trang 36

các môn học và đối tượng học sinh khác nhau cũng cần được khuyến khích và phát trién

Đông thời, việc chia sé kinh nghiệm và thực tiễn trong việc sử dung trò chơi cũng là một

phan quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở cap bậc phô thông

Tom lại, dù đã có những tién bộ đáng kẻ, nhưng việc nghiên cứu va áp dụng phương pháp day học bằng trò chơi ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển va

cân sự quan tâm và dau tư tiép tục từ các nhà nghiên cứu và giáo viên.

1.3 Dạy học tương tác

1.3.1 Khái niệm dạy học tương tác

Theo từ điển Tiếng Việt, tương tác là sự tác động qua lại Theo từ điển Tiếng Anh,

tương tác là “interaction”, là từ ghép được ghép bởi từ “inter” va “action” Trong đó,

“inter” là sự liên kết, nối liền với nhau, còn “action” được hiểu là hành động hay hoạt

động, là sự tiến hành làm điều gì đó Như vậy, “interaction” là sự tiếp xúc, tác động với

nhau hay còn có nghĩa là hành động tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối tượng hoặc sự trao đôi giữa người nảy với người kia (Lê Vũ Như Binh, 2019).

Dạy học tương tác là quá trình giáo viên và học sinh tham gia vào sự tương tác

không chỉ với nhau mà còn với các yếu tô khác trong quá trình học Trong kiểu day họcnay, giáo viên có vai trò thiết kế, t6 chức, chi đạo và kiểm tra quá trình học, nhưng khôngthay thé vai trò của học sinh Học sinh tự điều khiển quá trình tiếp nhận kiến thức dưới

sự hướng dẫn của giáo viên Hoạt động dạy và học trong môi trường này thường được thúc đây bởi sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh (Trịnh Lê Hồng Phương, 201 1).

Sư phạm tương tác hay dạy học tương tác trong lĩnh vực giáo dục và dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học trong khi thực hiện các hoạt động

giảng day và học tập Trong thực tế, cả người dạy và người học đều phát triển dưới ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân của ho, vả môi trường học tập cụ thê cũng có vai trò

quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động của họ Do đó, môi trường học tập

có thẻ được coi là một yếu tố thứ ba quan trọng trong sự tương tác giữa người day và

người học Sư phạm tương tác là một cách tiếp cận trong việc nghiên cứu các hoạt động giảng day và học tập, tập trung vào các mối quan hệ phức tạp giữa người học, người day

va môi trường học tập (Lê Vũ Như Binh, 2019).

Trang 37

Dạy học được hiệu la một quả trình tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh,

mục tiêu của đó là tạo ra giá trị và lợi ích cho cả hai bên Trong quá trình này, tương tác

giữa giáo viên va học sinh được coi la không thê thiếu Tuy nhiên, tương tác trong lớp

học không chỉ giữa giáo viên và học sinh mà còn bao gồm cả tương tác giữa học sinh

với nhau thông qua các hoạt động như học nhóm, thảo luận nhóm, vả sự tương tác với

tài liệu học tập, công cụ dạy học Dạy học tương tác cần phải tạo điều kiện cho sự hợp

tác, trao đôi và sự thay đối dé đạt được hiệu quả tốt nhất (Trịnh Lê Hồng Phương, 2011).

Như vậy trong khái niệm dạy học tương tác, giáo viên và học sinh tham gia cùng

nhau đẻ tăng giá trị và lợi ich của mỗi bên Do đó, tương tác giữa giáo viên và học sinh

là một phần tự nhiên của quá trình học Tuy nhiên, tương tac trong day học không chi là

giữa giáo viên và học sinh, mà còn bao gồm sự tương tác giữa học sinh với nhau thông

qua các hoạt động như học nhóm, thảo luận nhóm, vả sự tương tác với tài liệu học tập

và các công cụ day hoc Dé thành công, dạy học tương tác cần có sự hợp tác, trao đôi và

sự thay đôi.

1.3.2 Các bước của quá trình dạy học tương tác tương tác trong học tập

Mô hình dạy học tương tác theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương (2011) trong “Van dụng lí thuyết đạy học tương tác trong dạy học hoá học ở trường Trung học Phô thông”

đã nhắn mạnh vào việc xác định và thé hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và

học sinh trong quá trình giảng dạy Thông thường, quy trình dạy học tương tác được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, Chuẩn bị: Trước khi bắt đầu bài học, giáo viên cần thăm đò kiến thức hiện

có của học sinh về chủ dé sẽ được học Họ cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng các tài liệu và

phương tiện day học dé hỗ trợ quá trình học.

Bước 2 Tìm hiểu và thăm dé: Giảo viên cần tìm hiểu sâu hơn về nội dung học tập

và sử dụng kiến thức hiện có của học sinh làm cơ sở dé giảng dạy Việc này giúp học

sinh dé dang tiếp cận và hap thụ kiến thức mới

Bước 3 Đặt câu hỏi: Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh đặt câu hỏi để khám phá va hiểu sâu hơn về nội dung bài học Câu hỏi nay thường dựa trên kiến thức có sẵn

của học sinh va giúp ho tập trung vao các van dé có ý nghĩa doi với ho.

Trang 38

Bước 4 Lựa chọn câu hỏi dé khám pha: Giáo viên cùng học sinh lựa chọn các cau

hỏi có ý nghĩa và có thể được khám phá trong bài học Việc này đòi hỏi sự tương tác

giữa giáo viên và học sinh, và đôi khi yêu cầu giáo viên phải phản ứng nhanh vả tỉnh tế

dé đảm bao rằng quá trình học điển ra một cách hiệu quả.

Bước 5 Khám phá: Giáo viên chuan bị và cung cấp các phương tiện khám phá cho

từng học sinh hoặc nhóm, cũng như hỗ trợ học sinh trong việc xây dựng và thực hiện

các hoạt động khám phá Trong quá trình này, giáo viên quan sát và hướng dẫn học sinh

trong việc thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, đọc tài liệu, đặt câu hỏi hoặc báo

cáo kết quả dé giải quyết các van dé đã được chọn từ bước trước Qua sự tương tác này,

giáo viên đóng vai trò hướng dẫn để khuyến khích học sinh suy nghĩ, tự phản ánh về

, ` ` ta ~ ` eae Ấ L$ a

quá trình làm việc, suy nghĩ và cach ho giải quyết van đê.

Bước 6 Bao cáo kết qua: Bước này là một phan quan trọng của quá trình day học tương tác Tại đây, giáo viên yêu cầu các đại diện từ mỗi nhóm báo cáo về công việc họ

đã thực hiện và những kết qua đã đạt được Qua việc lam nay, học sinh không chỉ nhận

thức được sự quan trong của các hiện tượng thực nghiệm ma còn rèn luyện được ky

năng làm báo cáo, trình bày thông tin Giáo viên cùng học sinh thảo luận, so sánh va

đánh giá các kết quả khám phá từ các nhóm, sau đó giáo viên tông hợp lại nội dung

chính xác của bài học Thông qua quá trình này, học sinh có cơ hội tự điều chỉnh, bỗ

sung kiến thức của bản thân và nắm vững được nội dung cần học

Bước 7 Đánh giá: Giáo viên hỗ trợ học sinh tự đánh giá tiến bộ của bản thân, từ

đó thúc đây các em trở nên chủ động và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập Việc

đánh giá này dựa trên một số tiêu chí như kiến thức kỹ năng học tập và khám phá, kỹ năng thực hành, cũng như khả năng giao tiếp.

1.3.3 Quy trình tổ chức dạy học tương tác

Cũng theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương (201 1) bài giảng dựa trên phương pháp

tương tác thường được chuẩn bị qua các bước sau:

Bước 1 Xác định mục tiêu của bài học: Giáo viên cần rõ ràng xác định các mục tiêu ma bài học muốn đạt được, bao gôm kiến thức và kỹ năng ma học sinh sẽ học được.

Trang 39

Bước 2 Diéu tra sự hiểu biết của học sinh về các van đề liên quan dén bai hoc:Quá trình này bao gồm chuẩn bị phiếu điều tra, phat và thu phiếu điều tra từ học sinh,

va phân tích kết qua đề hiệu rõ hơn về kiến thức hiện có của học sinh

Bước 3 Xây dựng phương án triển khai bài dạy: Dựa trên kién thức hiện có của

học sinh, giáo viên xây dựng kế hoạch giáng dạy bao gồm việc xác định kiến thức cần

thông báo, tô chức các hoạt động học tập, và chuẩn bị tài liệu va thiết bị phù hợp.

Bước 4 Thiết ké các hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp:

- Giáo viên thực hiện nhiều hoạt động bao gom:

- Tong kết ý kiến của hoc sinh từ phiéu điều tra, đưa ra nhận xét, chính sửa va bỗ

sung.

- Thông báo về kiến thức cần nắm và đặt ra các vấn dé cần giải quyết.

- Hướng dẫn và khuyến khích học sinh bằng cách đặt câu hỏi và nêu rõ các vấn đề

cân nghiên cứu.

- Hỗ trợ học sinh trong việc xác định các câu hỏi đẻ tìm hiểu nội dung bai học va giải quyết vẫn đề.

- Cung cấp thiết bị và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các hoạt động, đồng thời

tô chức các hoạt động nhóm hoặc thảo luận dé giải quyết van đề

- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả tìm kiếm và khám phá, sau đó điều chỉnh

và bô sung những kết luận.

- Khuyến khích học sinh tham gia tích cực bằng cách đặt câu hỏi, trao đôi ý kiến

và áp đụng kiến thức vào thực tế hoặc nghiên cứu sâu hơn vẻ vẫn đề đã học.

- Có thê đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc tao ra các tinh huỗng dé học sinh thảo luận

và phân tích nội dung bai học.

Bước Š Kiém tra kết qua học tập của học sinh:

Giáo viên đặt các câu hỏi hoặc bài tập đề học sinh áp dụng kiến thức đã học Cácbai tập nay thường được ghi lại trên phiếu học tập hoặc trên ban in để sử dụng trongbuôi hoc tiếp theo

Bước 6 Yêu câu học và chuan bị ở nhà:

Trang 40

^ # =z Roe are = ˆ es x ES =.

Giáo viên hướng dan học sinh về các bài tập hoặc công việc can chuân bi cho bai

học tiếp theo, giúp học sinh tự chuẩn bị và củng cô kiến thức đã học.

Phương pháp tương tác trong việc thiết kế bài học đặt sự chú trọng vào việc học sinh tham gia tích cực thông qua việc tìm hiểu kiến thức hiện có, đặt câu hỏi, và tham

gia vào quá trình khám pha và xây dựng kiến thức Diều này giúp học sinh phat triển kỹ

năng tự học vả tư duy sáng tạo.

1.4 Dạy học thông qua trò chơi

1.4.1 Khái niệm trò chơi dạy học

Trò chơi day học là một dạng học tập dựa trên việc sử dụng trò chơi giáo dục Trò

chơi dạy học được các nha lí luận dạy học nghiên cứu vả cho rằng: tất cả những trò chơi

gan với việc day học như là phương pháp, hình thức tô chức và luyện tap, với nội dung

và tính chất của trò chơi phục vụ mục tiêu day học đều được gọi la trò chơi dạy học

(Nguyễn Thị Lan Phương, 2020).

Xôrokima và Baturina (1970) đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng vẻ đặc

thù của trò chơi day học (còn gọi là trò chơi học tập): “Tré chơi dạy học là một quá trình

phức tạp, nó là hình thức day học và đồng thời nó vẫn là trò chơi, khi các mỗi quanquan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trỏ chơi biến mat va khi ấy trỏ chơi biển thanh tiếthọc, đôi khi biến thành sự luyện tập"

Theo Đặng Thanh Hưng (2002), những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng

trực tiếp dé day học, tuân theo mục dich, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dayhọc, có chức năng tỏ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay HS tim kiểm va lĩnh hội tri

thức, học tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy và phát triên các phương thức hoạt động va hành vi ứng xử xã hội, văn hoá, đạo đức, thâm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện va phát triển thé chat, tức 14 tô chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi

tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học.

Trò chơi day học được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “trò chơi day học”

hoặc "trò chơi có luật" Có nhiều quan điểm khác nhau về trò chơi đạy học đã được các

tác giả trình bày trong các tài liệu E I Chikhieva (1976) cho rằng trò chơi được coi là

trò chơi day học khi nó được thiết kế với mục đích cụ thê trong việc dạy và déi hỏi sự

hỗ trợ của tài liệu giáo trình phù hợp P G Xamarucova (1986) định nghĩa loại trò chơi

Ngày đăng: 06/02/2025, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN