1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục chính trị: Vị trí, vai trò của đội ngũ tri thức Việt Nam ở thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vị trí, vai trò của đội ngũ tri thức Việt Nam ở thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Ái Vân
Người hướng dẫn Th.S: Phạm Văn Tuyến
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 63,17 MB

Nội dung

Ngày nay, lực lượng trí thức dang phát triển nhanh chóng trở thành một ting lớp xã hội đông đảo có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, trong quá trì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH

KHOA GIAO DỤC CHÍNH TRI

«& LO s&

NGUYÊN THỊ ÁI VÂN

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC

VIỆT NAM Ở THỜI KY CÔNG NGHIỆP HÓA

-HIỆN ĐẠI HÓA TRONG CUỘC CÁCH MẠNG

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ HIỆN NAY

KHÓA LUẬT TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Th.S: PHAM VĂN TUYEN

' THƯVIEN

1 fa perry ty

359

Trang 2

` LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc

đến toàn thể thầy cỗ trong khoa Giáo Dục Chính Trị trường Đại học

Sư nhạm Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình lên lớp giảng dạy, đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá

trình học tại trường.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Pham Văn Tuyên,

người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt Khóa luận

tốt nghiệp này

Em xin chin thành cảm ơn.

Trang 3

MỤC LỤC

ni ND ĐẤU cau eer reese treet arene scene Ls

Tính cấp thiết của để tài

2 Mục đích nghiên cứu 5¬

3 Cơ sở lý luận và phường pháp nghiên cũ cứu

PHAN NỘI DUNG

Chương 1:Khái quất „ đại ngũ Ki lạc “x hee mang khoa — - ‘bi

nghệ hiện nay

1 Thực trạng và một số, mm 'điểm cây đội _ tri thức ie Viet N Nam susweews

2 Khoa học — công nghệ với tinh cách là một hiện tượng xã hội

Chương 2: Đội ngũ trí thức với cách mạng khoa học kỹ thuật trong quá

trình CNH-HDH ở Việt Nam

1 Quan điểm của Đảng và Hỗ Chi Minh xét trí thức tr Việt N Nam

Trang

2 Vai trò của trí thức đối với cách mạng Khoa học — TÊN nghệ won

CNH-HDH đất nước hiện nay

2.1 Sự hình thành tdng lớp trí + trong sự vatine KH HN 5 os ciciccsiccansvcaeie

2.2 Trí thức với sự nghiệp CNH-HDH hiện nay ở Việt Nam

2.3 Khoa học — công nghệ —- nên ileal va si của sự SE

CNH-th CNH-th lái — K—

HDH đất nước "

Chương 3: Một số giải side để) phát tale! khoa Nếu sô ae va se

ngũ tri thức hiện nay wie are.

Tăng cường sự lãnh đạo của Bì đối với liên in fey tí các KH-KT T Việt

2 Xây iti tổng lớpư trí thức le ngày căng phát triển về chất lid đ4

2.1 Sử dụng đội ned trí thức hiện nay kiBSàEEESKEEASSESgEgStdoii2RETsESctiasusaseisrescSff)

2.2 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đăng đối với đội ngũ trí thức we 88

Tài Liệu Tham Khao

Trang 4

A PHAN MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Trí thức là một tang lớp xã hội đặc biệt có vị trí, vai trò quan trọng trong

đời sống và tiến bộ xã hội cũng như trong lịch sử xã hội loài người nói chung Vấn để trí thức có ý nghĩa to lớn trong quá trình vận động cách mạng của giai

cấp võ sản Vì thế, nghiên cứu về trí thức là một trong những nội dung lý luận

của chủ nghĩa Mác = Lênin cẩn được quan tâm Ngày nay, lực lượng trí thức

dang phát triển nhanh chóng trở thành một ting lớp xã hội đông đảo có vai trò

rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, trong quá

trình phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất Vấn để trí thức còn là mộtđiểm nóng trong cuộc đấu tranh tư tưởng bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩaMác - Lênin chống lại những quan điểm tư sản, chủ nghĩa xét lại và những kẻ

phản bội.

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin về vị trí, vai trò của

Ling lớp trí thức trong cách mạng vô sản, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội, đặc biệt là trong diéu kiện từ một nước sản xuất nhỏ tiến lên chủ nghĩa

xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Đảng ta rất quan tầm

đến việc xây dựng tang lớp trí thức xã hội chủ nghĩa Đại hội VI của Đảng đã

chỉ rõ : “Cẩn có quan điểm đúng đắn và thống nhất, kèm theo những chính sách

và biện pháp có hiệu quả xây dựng toàn diện giai cấp công nhãn, giai cấp nôngdân, tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, làm cho nền tảng chính trị xãhội của xã hội mới ngày càng được vững chắc, ưu thế của lực lượng xã hội chủ

nghĩa trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường ngày càng được phát huy” Để

xây dựng toàn diện tẳng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa cần phải giải quyết vấn

Trang 5

để lý luận cũng như thực tiễn Một trong những vấn để lý luận đó là xác định

đúng đắn vị trí, vai trò của Ling lớp trí thức x4 hội chủ nghĩa ở nước ta.

Giải quyết vấn để này có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta Trước hết, về

tư tưởng, góp phần nhận thức đúng để phá bỏ những “quan điểm hẹp hồi” đối

với tầng lớp trí thức nước ta như Đại hội VI của Đảng đã chỉ rõ Trong chỉ dao

thực tiễn, những luận giải về mặt khoa học của để tài sẽ góp thêm cơ sở, cứliệu trong việc xây dựng và thực hiện chính sách của Đảng đối với tang lớp tríthức nhằm xây dựng và phát huy vai trò của tang lớp trí thức đối với sự nghiệp

xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một trong những nét đặc trưng của thời đại ngày nay là bước tiến vô

cùng mạnh mẽ và nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ hiện

đại Cuộc cách mạng này không chỉ là một hiện tượng lịch sử, một bộ phận của

sự phát tiển xã hội Nó là một xu thế tất yếu, khách quan, là sản phẩm của thời

đại, mang đậm sắc thái của nên văn minh tiến bộ.Thành tựu rực rỡ của cuộc

cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo ra những biến đổi bất ngờ, có sức đột

phá mãnh liệt, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống thế giới và đến lượt nó cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc, nhiễu chiéu của các nhãn tố, các xu thế phát triển của thời đại Những năm gan đây, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thé giới phát triển như vũ bão Các thành tựu khoa học và công nghệ mới ra đời

làm cho lực lượng sản xuất, năng suất lao động phát triển nhanh chóng chưa

từng thấy.

Khoa học — kỹ thuật nói cho cùng, đều bất nguồn từ những nhu cầu của

sản xuất và của xã hội, những nhu cẩu ấy ngày càng mở rộng càng phat triển

và đến một lúc nào đó sẽ mẫu thuẫn với trình độ kỹ thuật hiện có, mâu thuẫn

ấy được giải quyết sẽ đưa kỹ thuật tiến từ trình độ này đến trình độ khác cao

Trang 6

hơn Quá trình đó diễn ra không ngừng trong lịch sử phát triển của lực lượng

sản xuất,

2 Mục đích nghiên cửu

La nghiên cứu, xác định đúng dan vi trí, vai trò của tang lớp trí thức xã

hội Việt Nam trong cơ cấu xã hội — giai cấp Xã hội trong thời kỳ quá độ ởnước ta bao gồm đặc trưng, đặc điểm, địa vị xã hội Quan hệ xã hội và sự phân

định ranh giới của ting lớp đó và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta.

Nói đến vai trò nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ trong

bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nói đến con đường công

nghiệp hóa dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ, coi khoa học và công nghệ là

lực lượng sản xuất trực tiếp và hàng dau, tiến hành công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước bằng khoa học và công nghệ.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, khoa học và công nghệ nước ta đã có những bước tiến tích cực Trải qua

vài thập kỷ xây dựng và phát triển, đến nay nước ta đã có một tiểm lực khoa

học và cũng nghệ phát triển Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ trí thức có năng lực Từ đó đưa đất nước đi lên, đưa nén

kinh tế ngày càng phát triển và quá trình đổi mới cơ chế quản lý xã hội và côngnghệ từng bước được đổi mới theo hướng mở rộng liên kết giữa nghiên cứu sảnxuất, kinh doanh nhờ đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động khoa học và

công nghệ, chất lượng và khả năng cạnh tranh nền kinh tế, Ngày nay, khoa học

và công nghệ có khả năng làm chủ và thích nghỉ những công nghệ tiên tiến củanước ngoài trong những lĩnh vực như viễn thông, khai thác dầu khí, năng lượng,

Trang 7

cử khi lắp rap, xe máy, hàng điện tử din dụng, xây dựng cầu có khẩu độ lớn, đường cao tốc chất lượng cao, sản xuất vat liệu xây dựng,

Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ thời gian qua vẫn còn

nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội

trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước và chưa thật

sự đóng vai trò là động lực và nên tang cho sự phát triển

Mặc dù trong thời gian qua, "chúng ta có những cố gắng nhằm xây dựng

và phat triển nên khoa học và công nghệ nước nhà, nhưng phải nhìn nhận thẳngthin rằng, khoa học và công nghệ nước ta chưa được sử dụng như một yếu tố

động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, và bản thân khoa học và công nghệ

cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của vai trò động lực này Trình độ khoa học

và công nghệ Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước phát

triển và ngay cả với nhiễu nước trong khu vực, chưa tạo ra được năng lực khoahọc và công nghệ cẩn thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của công nghiệphóa — hiện đại hóa đất nước” [16, 14]

Có thể nói rằng, một trong những nguyên nhân yếu kém của khoa học vàcông nghệ nước ta là, cho đến nay, cả cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lýkhoa học và công nghệ vẫn chưa thật sự phối hợp đồng bộ, tạo mỗi trườngthuận lợi gắn kết hữu cơ giữa khoa học và công nghệ với sản xuất Tác giả

Hoàng Văn Phong trong một bài viết trên Tạp chí Cộng sản đã chỉ rõ : “Chưa

có cơ chế kinh tế hữu hiệu để các doanh nghiệp quan tâm đổi mới công nghệ,

ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ, tạo ra nhucầu thật sự đổi mới những việc thực thi còn chậm, thiếu đồng bộ ; thị trườngcông nghệ con sơ khai ; các tổ chức khoa học và công nghệ chưa nẵng cao vaitrò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình và gắn với nhu cầu

Trang 8

thực tiễn ; có chính sách tạo động lực để cán bộ khoa học và công nghệ pháthuy tinh sáng tạo và cổng hiến cho khoa học và công nghệ Tiềm lực khoa học

và củng nghệ nước ta còn nhỏ bé, lạc hậu, đầu tư cho khoa học và công nghệ

còn hạn chế”, Thật vậy, thực trạng khoa học và công nghệ nước ta vẫn còn

những tổn tại thực tế Và muốn giải quyết thực trạng này, Dang và Nhà nước tacần cú những chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm nẵng cao trình độ kinh tế,

khoa học và công nghệ của quốc gia.

3, Cơ sử lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

- Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng Hỗ Chí

Minh vẻ vai trò của cách mạng khoa học - công nghệ, với đội ngũ trí thức trong

thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.

- Khóa luận còn dựa vào hệ thống các Văn kiện của Đảng

* Phương pháp nghiên citu

- Khóa luận dựa trên phương pháp luận của Đảng, tư tưởng Hỗ Chí Minh

và Đảng Cộng sản.

- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp, so sánh để làm

sáng tỏ vấn để nghiên cứu, lý luận và thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng : Cách mạng khoa học và công nghệ với đội ngũ trí thức vàvai trà của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất

nước.

Trang 9

* Pham vi nghiên cứu

- Khdng gian : Ở nước ta.

- Thời gian : Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.

Trang 10

B PHAN NỘI DUNG

HƯƠNG 1 KHÁI QUAT VE ĐỘI NGO TRÍ THỨC VÀ CÁCH MẠNG

KHOA HOC VÀ CONG NGHỆ HIỆN NAY

1 Thực trang và một số đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam

Nghị quyết 14 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IV) về cảicách giáo dục (1979), Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (Khóa VI) vào các năm 1981 và 199] Nghị quyết số 05 của Bộ

Chính trị (Khóa VI) về văn hóa, văn nghệ (1987), các Văn kiện Đại hội lẫn thứ

VI và VH của Dang (1986, 1981) và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ươngĐảng lần thứ 4 (Khóa VI) về tiếp tục cải cách giáo dục đào tạo (1992) đã đánh

giá thực trạng đội ngũ trí thức nước ta Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng có

thể phân tích những đặc điểm cơ bản tương đối ổn định của cả đội ngũ trí thứcnồi chung và của các nhóm xã hội trí thức nói riêng,

Trí thức là một vấn để lớn và phức tạp, đã thu hút sự quan tâm, nghiền

cứu của rất nhiều nhà khoa học và chính trị trong nước cũng như trên toàn thếgiới Khái niệm trí thức được xác định tùy vào điểu kiện lịch sử cụ thể, vào

quan điểm, phương pháp tiếp cận, góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học

* Trước 1975

Trước hết, ta xem xét đội ngũ trí thức Việt Nam trong hai cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1946 - 1975)

Trí thức din tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp (1946 —

1954).

Trang 11

Cách mạng Tháng Tám thành công đã đem lại thế và lực mới cho cáchmạng Việt Nam Nhãn dan ta sau hơn 8 năm lắm than nỗ lệ dưới ach thực dintrở thành người làm chủ vận mệnh đất nước Sau cách mạng Tháng Tám thành

củng, công cuộc xây dựng chế độ mới đòi hỏi sự nổ lực của toàn dân, nhất là sự

tham gia đóng góp của những nhà trí thức, chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh

tế, quốc phòng, văn hóa,v v

Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là bảo vệ và xây dựng

đất nước phải tổ chức toàn dân thành một lực lượng chính trị hùng mạnh Đảng

và Chủ tịch Hỗ Chi Minh luôn coi trọng vấn để trí thức, nâng cao dan trí, bi

dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực cho đất nước Sau cách mạng Tháng Tám

thành công, nước ta còn nghèo, để biểu thị tinh thắn ái quốc và cách mạng trí

thức, tang lớp trí thức đã hăng hái tham gia vào cuộc chiến vận động xây dựng

đất nước Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng và Hỗ Chủ tịch đã thiết lập nên một chế độ xã hội mới và ngày 6/1/1946,

cùng với đông đảo cử tri cả nước, trí thức dân tộc đã nô nức đi bỏ phiếu bau

Quốc hội Khóa I, thực hiện quyển công dân của một nước tự do và độc lập

Nhiéu người trong số ho đã trở thành Đại biểu Quốc hội Khóa đấu tiên của

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò của đội ngũ trí thức và

ngược lại đội ngũ trí thức cũng đã nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong

cuộc đấu tranh chống xâm lược Thực hiện những nhiệm vụ khôi phục lại đất

nước sau ngày giành độc lập là một công việc hết sức khó khăn Vì nước ta là

một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nể và những tan

dư phong kiến vẫn cò đè nang lên nền văn hóa của nước ta.

Trí thức dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 —

Trang 12

Trong những năm thực hiện khôi phục và cải tạo kinh tế, văn hóa (1954

- 1975), nền giáo dục ở mién Bắc bước đầu được tổ chức, sắp xếp và pháttriển Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội do Bộ Giáo dục

trực tiếp quản lý đã trở thành trung tâm đào tạo cán bộ khoa học, sinh viên, trí

thức cho cả nước Từ 1955, các trường đại học đã được thành lập và đã góp

phan đắc lực vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ trí thức bậc cao phục vụ sựnghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống

nhất Tổ quốc

Giai đoạn này đội ngũ trí thức đã có những tiến bộ đáng kể và có sự phát

triển vể chuyên môn và số lượng Trong cuốn sách “Trí thức với Đảng, Dang

với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước" của PGS -TS

Nguyễn Văn Khánh đã cung cấp đây đủ tư liệu để chúng ta hiểu rõ hơn vị trí,

vai trò của trí thức cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày

nay “Dé bảo đảm tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất

nước, Đảng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của trí thức khoa học Nghị quyết Ban

Bí thư Trung ương Đảng lần thứ 14 (Khóa II) nhấn mạnh : Khoa học và kỹ thuật

là điều kiện không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

và để ra mục tiêu của khoa học là tiến nhanh, tiến mạnh để phục vụ nhiệm vụ

phát triển kinh tế, văn hóa và củng cố quốc phòng, nhất là đẩy mạnh sản xuấtnông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản Nhiệm vụ của khoa học xã hội là

chú trọng đẩy mạnh cải tạo, phát triển kinh tế và văn hóa Nghị quyết cũng

nhấn mạnh : đội ngũ trí thức không những phải đi sâu vào khoa học xã hội mà

còn phải đi sâu vào khoa học và kỹ thuật” [11, 107] Dưới chế độ xã hội chủ

nghĩa trí thức trở thành một bộ phận cùng với công nhân và nông dân hợp

thành khối đại đoàn kết toàn dân Do đó, Đảng ta nhấn mạnh phải có nhận thức

Trang 13

đúng về vai trò, vị trí của trí thức trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa,

can phải tang cường va củng cố khối công - nông trí, thường xuyên tạo điều

kiện và giúp đỡ trí thức trong công tác.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay

sai, những phẩm chất cao quý của trí thức Việt Nam đã được phát huy mạnh mẽ

góp phan kết nên vành “hoa đỏ”, "thiên sử vàng" trong lịch sử kháng chiến

chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Vai trò, vị trí của trí thức yêu nước và cách mạng được phát huy mạnh

mẽ, cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh Khi cả dân tộc “Quyết tử cho Tổ quốc

quyết sinh” để giữ trọn lời thể trong bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), đấu

tranh vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, thì trí thức dân tộc đã

sớm hòa mình vào các đội quân cách mạng của dân tộc để chiến đấu và chiến

thắng.

Lịch sử trí thức dân tộc gắn lién với lịch sử dựng nước và giữ nước oai

hùng của dân tộc Việt Nam, vai trò, vị trí của họ tiếp tục được tạo điều kiện để

phát huy trong điểu kiện, hoàn cảnh mới của đất nước : cả nước thống nhất va

quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Sau 1975

“Thing lợi vi đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra

trang sử vàng cho lịch sử dân tộc đất nước thống nhất và quá độ đi lên chủ

nghĩa xã hội” {12, 121].

La một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa

học - kỹ thuật của đất nước, đội ngũ trí thức can phải được chăm lo, đào tạo,

bổi dưỡng để trở thành những trí thức có tinh thần làm chủ sáng tạo trong lao

10

Trang 14

động, giàu lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thin quốc tế vô sản

trong sáng Một thế hệ trí thức mới hình thành và xây dựng trên nguyên tắc tư

tưởng : “mdi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người `

Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đưa đất nước bước vào thời kỳ phat

triển mới - thời kỳ đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Đổi mới toàn

diện đất nước thật sự là một cuộc cách mang, là yêu cau tất yếu, đòi hỏi chúng

ta phải tập hợp phát huy mọi nguồn lực trong đó có nguồn lực trí thức : “Trong

bối cảnh khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, Đảng

ta đã nhận thức và có giải pháp đúng đắn để phát huy trí tuệ của toàn dân tộc,

trân trọng và tin cậy đội ngũ trí thức, đồng thời tạo điểu kiện để trí thức phát

huy năng lực sáng tao” [11, 124] Sự phát triển trí thức giỏi vé kỹ thuật vàchuyên môn để có thể tiếp thu nhanh những thành tựu tiên tiến của khoa học -

kỹ thuật và của thế giới Đảng ta đã phát huy cao độ vai trò của đội ngũ trí thức

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Việc để cao vai trò, vị trí của trí thức cũng được khẳng định trong

"Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

(được thông qua tại Đại hội VIII) của Đảng : “Trong cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân, vai trò giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã

hội vai trò giới trí thức càng quan trọng hơn Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công - nông không được nâng cao kiến

thức, không dẫn dẫn được trí thức hóa thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 15

cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, khuyến khích sáng tạo, phát minh,

cống hiến Phát hiện, bổi đưỡng và sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài

năng Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, để

tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách,

pháp luật” [6, 125 = 126].

Như vậy, Đảng không chỉ để cao vai trò, vị trí của trí thức mà luôn tạo

điểu kiện để trí thức phát huy năng lực của mình.

2 Khoa học — công nghệ với tính cách là một hiện tượng xã hội

Có một để tài hiện nay thu hút khá nhiều tâm lực của các nhà nghiên

cứu Đó là xem xét vai trò không ngừng của khoa học - kỹ thuật, phát triển sự

tác động mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật lên mọi mặt đời sống xã hội, sự thayđổi về chất của bản thân khoa học - kỹ thuật Đối với Các Mác cũng hoàn toànđúng trong thời đại chúng ta Ngày nay khoa học và công nghệ tác động hết sức

sâu sắc và mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người, đến sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế, đến đời sống chính trị và văn hóa của xã hội, đến khả

năng quốc phòng và an ninh của mọi quốc gia, đến các quan hệ quốc tế và việc

giải quyết những vấn để toàn cầu của thời đại Trong sự phát triển của lịch sử

xã hội loài người, những yếu tố như độ màu mỡ của đất đai, sự giàu có của các

nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không tái sinh, sự thuận lợi về vị trí

địa lý hoặc có khi lực lượng lao động déi dào là những yếu tố góp phần làm

nên sự giầu có của các quốc gia khác nhau

Trong thời đại chúng ta, tất cả những yếu tế trên đây cũng rất quan trọng

và cần phải được tính điến, song chính tiểm năng khoa học - kỹ thuật và công

12

Trang 16

nghệ cùng những tiến bộ do chúng tạo nên mới thật sự là những chỉ số có ý

nghĩa nhất nói lên trình độ thực tế và khả năng tiểm tàng đảm bảo cho sự phát

triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, của sự tiến bộ khoa học — kỹ thuật vacông nghệ dang là điều kiện, là cơ sở cho sự tiến bộ và sự phát triển năng động

của xã hội, cho việc tạo lập mối quan hệ hài hòa giữa con người, xã hội và

thiên nhiên, nghĩa là tiến bộ kinh tế - xã hội đang rất cần đến tiến bộ khoa học

~ kỹ thuật, tiến bộ công nghệ Với tính cách là một hệ thống, tiến bộ khoa học

— kỹ thuật và tiến bộ công nghệ bao gồm nhiều yếu tố tác động qua lại với

nhau, trong đó yếu tố con người, thông tin và vật chất kỹ thuật, nó gan chặt với

sản xuất, với cơ cấu chính trị xã hội

Để hiểu rõ hơn khái niệm cách mạng khoa học - kỹ thuật, theo từ điển

"Chủ nghĩa cộng sản khoa học” là bước nhảy vọt về chất trong cơ cấu và trong

quá trình xây dựng triệt để của các lực lượng sản xuất bắt đầu giữa thế kỷ XX,

một sự xây dựng lại triệt để các cơ sở kỹ thuật của sản xuất vật chất toàn cầu,

tính chất quốc tế, vị trí thực tế nó bao trùm toàn bộ thế giới, tính chất bao quát,

vì nó tác động đến các lĩnh vực sinh hoạt xã hội ; tính chất tổng hợp, vì những

biến đổi cách mạng xảy ra trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật mà trước đó

được thực hiện một cách riêng lẻ, nay gắn với nhau một cách hữu cơ và tác

động lẫn nhau.

Cái cốt lõi của cách mạng khoa học — kỹ thuật là khoa học phát triển

vượt lên trước và biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, còn bản thân sản xuất

thì biến thành việc áp dụng một cách triệt để khoa học hiện đại vào các quytrình công nghệ Các trí thức khoa học được vật chất hóa, được thể hiện trong

các yếu tố vật chất của các lực lượng sản xuất (trong kỹ thuật, trong quy trình

công nghệ của sản xuất) trong các hình thức tổ chức tương ứng Cách mạng

khoa học — kỹ thuật kéo theo sự biến đổi về chất cơ sở quy trình công nghệ của

13

Trang 17

sin xuất, các công cụ và các phương tiện lao động, các phương pháp và các đối

tượng gia công, nó ảnh hưởng đến việc tổ chức lao động, sản xuất và quản lý : dẫn đến sự biến đổi cơ bản địa vị và vai trò của con người trong quá trình sản xuất, chức năng của những người lao động ; nó nói lên bước chuyển từ sự phát

triển sản xuất từ chiều rộng sang sự phát triển theo chiéu sâu Cách mạng khoa

học — kỹ thuật đẩy nhanh các quá trình liên kết sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm phá sản các xí nghiệp nhỏ và hình thành các tổ chức độc quyền lớn : kết quả là

nó làm tăng tính không ổn định bên trong của chủ nghĩa tư bản, làm cho mâu

thuẫn của nó thêm sâu sắc, góp phần tạo nên những tién để cho cách mạng xa

hội chủ nghĩa.

Trong diéu kiện chủ nghĩa xã hội, chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản

xuất, tình trạng không có những mâu thuẫn đối kháng, sự quản lý xã hội một

cách khoa học, sự phát triển nén kinh tế quốc dân có kế hoạch, sự tham gia

rộng rãi của quần chúng lao động vào việc quản lý sản xuất, sự thỏa mãnnhững nhu cẩu vật chất và tính thần không ngừng tăng lên của mọi người, tình

trạng không có thất nghiệp, việc áp dụng triệt để chính sách kỹ thuật nhà nước

thống nhất - tất cả những diéu đó cho phép giải quyết có kết quả nhiệm vụ triển khai cách mạng khoa học — kỹ thuật Do đó, kết hợp những thành tựu của

cách mạng khoa hoc — kỹ thuật với những ưu việt của hệ thống kinh tế - xã hội chủ nghĩa, phát triển rộng rãi hơn nữa những hình thức kết hợp khoa học với

sản xuất vốn có của chế độ xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ có ý nghĩa lịch

sử rất quan trọng.

Cách mạng khoa học - kỹ thuật là một hiện tượng phức tạp Muốn

nghiên cứu nó phải có cơ sở phương pháp luận đúng đắn Cơ sở đó chỉ có thể thấy trong những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vể vai trò của khoa

học kỹ thuật trong đời sống xã hội Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác

-if

Trang 18

Lênin đã đánh giá cao vai trò của khoa học và kỹ thuật đối với sản xuất và

thông qua sản xuất đối với đời sống xã hội Tuy nhiên, không bao giờ ông coi

khoa học — kỹ thuật là những yếu tố cuối cùng, duy nhất và là cơ sở của mọi xã

hội Cơ sở đó là nền sản xuất vật chất và việc trao đổi sản phẩm đã sản xuất

ra.C.Mác va Ph.Angghen viết : Quan điểm duy vật vé lịch sử xuất phát từ

nguyên tắc sau đây : sự sản xuất và sự trao đổi sản phẩm sau khi đã sản xuất ra

là cơ sở của mọi vấn để xã hội ; trong mỗi xã hội xuất hiện ra trên lịch sử, sự

phân phối sản phẩm và sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đi

theo với sự phân phối ấy là do chỗ xã hội ấy sản xuất như thế nào ? Những

hàng hóa của nền sản xuất trao đổi lẫn nhau như thế nào quyết định Do đó,

phải tìm những nguyên nhân cơ bản của tất cả những biến đổi xã hội và của tất

cả những cuộc cách mạng xã hội không phải là trong đầu óc người ta, khôngphải ở trong sự hiểu biết ngày càng tăng thêm của người ta đối với chân lý và

chính nghĩa vĩnh cửu, và ở trong sự biến đổi của phương thức sản xuất và trao

đổi, phải tìm những nguyên nhân đó không phải trong triết học, mà trong kinh

tế của thời đại mà chúng ta nghiên cứu.

Vì sản xuất và trao đổi sản phẩm là cơ sở của mọi chế độ xã hội cho nên

các hiện tượng khác nhau trong đời sống xã hội cũng bắt nguồn từ đó mà ra, kể

cả hiện tượng khoa học — kỹ thuật Vì san xuất và trao đổi sản phẩm là cơ sở

của mọi chế độ xã hội nên sự tiến bộ của xã hội trước hết phải phụ thuộc vào

trình độ sản xuất vật chất mà xét đến cùng thì lệ thuộc vào tính chất và trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong điểu kiện của chủ nghĩa xã hội, sự kết hợp những thành tựu của

cách mạng khoa học - kỹ thuật với những ưu việt của hệ thống kinh tế xã hội

chủ nghĩa, phát triển rộng rãi hơn nữa những hình thức kết hợp khoa học với

sản xuất vốn có của chế độ xã hội chủ nghĩa, là một nhiệm vụ có ý nghĩa lịch

5

Trang 19

sử quan trọng Đồng thời, tiến bộ khoa học — kỹ thuật toàn diện và nhanh chóng

là điều kiện nhất thiết phải có của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản mà

cơ sở vật chất chỉ có thể là một nền kỹ thuật tiên tiến được xây dựng trên cơ sở

những thành tựu mới nhất của khoa học Trong khi tao ra bước ngoặt trong các

lực lượng sản xuất của xã hội, cách mạng khoa học — kỹ thuật đồng thời lại tác

động đến cd sự phát triển của quan hệ sản xuất Xét vé phương diện kỹ thuật

thì trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động là thước do trình độ chỉnh phục

của loài người đối với tự nhiên, là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế khác

nhau trong lịch sử Chính nhu cẩu phát triển và hoàn thiện công cụ lao động

nhằm tăng năng suất lao động của con người bằng máy móc có tác dụng quyết

định đến sự tiến bộ khoa học — kỹ thuật Đương nhiên, máy móc có thể thay thế

con người đến mức nào là tùy thuộc vào trình độ phát triển của kỹ thuật nhưng

không chỉ đơn thuần là do kỹ thuật quyết định mà còn do trình độ phát triển của

khoa học quyết định Điểu kiện mặc nhiên, muốn thực hiện những ý đổ kỹ

thuật để đáp ứng nhu cẩu kỷ luật khách quan đã được nhận thức nghĩa là phải

dựa trên những tri thức khoa học Chúng được vật chất hóa thông qua kỹ thuật

để trở vé phục vụ những nhu cẩu sản xuất và xã hội Đó là một mặt của quátrình khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến bộ khoa học — kỹ thuật và tiến bộ xã

hội đi liền nhau, tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ Những kết quả

vé mặt xã hội của cách mạng khoa học - kỹ thuật, sự tác động của nó đối với

cơ cấu xã hội, đối với sự phát triển tinh thắn của những người lao động là hết

sức đa dạng Cách mạng khoa học - kỹ thuật dẫn đến những biến đổi sâu sắc

trong sự phân công lao động xã hội, đến những biến đổi về điều kiện, tính chất,

cơ cấu lao động và đặt ra những đòi hỏi cao hơn đối với trình độ nghiệp vu của

16

Trang 20

người lao động.

Như vậy, có thể nói rằng, nguồn gốc, động lực và sức kích thích mạnh

mẻ nhất đối với sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng như mục tiêu phục vụ

chân chính cuối cùng của nó là những nhu cẩu sản xuất, nhu cầu xã hội Sự

phát triển của khoa học tất yếu dẫn đến chỗ trở thành lực lượng sản xuất trực

tiếp và sự phát triển của kỹ thuật sẽ tạo ra những phương tiện thay thế dan dan

những chức năng lao động của con người trong quá trình sản xuất Đó là thực chất và là quy luật chung của sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật Do đó, khoa học

— kỹ thuật không phải là một hiện tượng đứng bên ngoài xã hội mà là một yếu

tố trong cơ thể xã hội, là một mặt quan trọng đối với lực lượng sản xuất mà

thiếu nó thì xã hội không thể tổn tại và phát triển được.

Mặc dù, khoa học - kỹ thuật là một mặt trận quan trọng đối với lực

lượng sản xuất, là thước đo quan trọng về sự phát triển xã hội ngày nay như thế

nào chăng nữa thì chúng vẫn không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự phát

triển của lực lượng sản xuất nói riêng và toàn bộ khoa học nói chung Cái giữvai trò chủ đạo và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất và trong mọi

sự biến đổi xã hội là con người - một bộ phận quan trọng nhất của lực lượng

sản xuất, một nhân tố có khả năng sáng tạo ra những nhân tố khác, kể cả khoa

học và kỹ thuật và vận dụng chúng vào quá trình sản xuất, biến chúng thành

lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội .Vì vậy, có thể nói rằng không nên

tuyệt đối hóa vai trò của khoa học và kỹ thuật trong đời sống xã hội.

Với tính cách là một hệ thống, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ

bao gồm nhiều yếu tố tác động qua lại với nhau trong đó có yếu tố con người,

thông tin và vật chất —kỹ thuật, nó gắn chặt với sản xuất, với cơ cấu chính trị xã

hội, với các chuẩn mực đạo đức, với các điểu kiện tự nhiên v.v giữa tiến bộ

i7

Trang 21

khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và các yếu tố chính trị, truyền thống văn hóa, đạo đức, hệ tư tưởng thiết chế xã hội, cơ chế kinh tế có mối quan hệ nhiều

mat phức tạp Tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có đi vào quá

trình sản xuất thực tế, có thể trở thành yếu tố bên trong của sự phát triển lực

lượng sản xuất xã hội hay không không chỉ tùy thuộc vào các yếu tố đó mà còn

cả kết cấu, cách tổ chức, chức năng v.v của hệ thống sản xuất xã hội đương

thời.

Với tính cách là một yếu tố trong hệ thống xã hội, khoa học - kỹ thuật và

công nghệ cũng như các yếu tố khác, nếu bị tách ra ngoài hệ thống đó thì sẽ trở

nên vô nghĩa và không thể tổn tại được Nam trong hệ thống xã hội, khoa học

-kỹ thuật và công nghệ có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau với các yếu

tố khác của hệ thống

Trước hết, ta hãy xem xét vai trò tích cực của khoa học - kỹ thuật và

công nghệ đối với sự phát triển của xã hội như thế nào Xu hướng chung của sự phát triển của khoa học - kỹ thuật là thúc đẩy lực lượng sản xuất không ngừng

phát triển và bản thân sự tiến bộ khoa học đến một mức nào đó cũng trở thành

lực lượng sản xuất trực tiếp Do đó, con người ngày càng có khả năng chuyển

những chức năng lao động của mình sang cho máy móc, năng suất lao động của

xã hội ngày càng được nâng cao Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện

không chỉ ở sự mở rộng số lượng những công cụ đã có mà còn ở những bước

chuyển biến có tính chất cách mạng, từ đó dẫn tới sự phân công mới về lao

động.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người có những bước chuyển biến, thay

đổi vẻ thể chất và công cụ lao động Tổ tiên loài người là loài vượn hay còn gọi

là vượn tinh khôn Khi đó loài vượn chỉ có thể ăn thịt sống Bước sang một giai

/8

Trang 22

đoạn mới, vượn người đã có thể chế tạo ra những công cụ lao động bằng đá để

sản bắn nhằm phục vụ cho nhu cẩu của mình, từ khi đó công cụ lao động đầu

tiên đã xuất hiện Lịch sử ngày nay còn lưu lại những hiện vật của thời xa xưa

tổ tiên loài người đã chế tạo nên Lúc bấy giờ, con người đã bước qua một thời

kỳ khác tiến bộ hơn, khi công cụ lao động phát triển, con người tổ chức lao động và khi một cộng đồng cùng làm thì sản phẩm lao động sẽ dư thừa, đời

sống của nhân dân được nâng lên khi đó xã hội sẽ xuất hiện giai cấp và có sự

phân hóa giai cấp giữa các tang lớp nhân dân Tang lớp nấm giữ của cải sẽ

chiếm hữu về tư liệu sản xuất và từ đó những người có của sẽ là những người

lãnh đạo, sẽ là giai cấp thống trị trong xã hội Khi đổ đồng đã phát triển thì sẽ

đến một giai đoạn công cụ lao động bằng sắt xuất hiện và khi đó phương thức sản xuất cũng sẽ thay đổi theo Và sẽ xuất hiện sự phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là một tiến bộ lịch sử, là kết quả của sự phát

triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động và mở rộng phạm vi sản xuất.

Nhưng trong những điều kiện lịch sử nhất định, như Mác và Ăngghen nhận xét,

kẻ bóc lột và người bị bóc lột và xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử đã ra đời Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là sau những

bước chuyển biến cách mạng của nó, không những có tác động mạnh mẽ đến

sự phát triển lực lượng sản xuất, năng suất lao động, phân công lao động xã hội

mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, phong tục, tập quán, nhu cầu, cơ cấu giai

cấp trong xã hội, phân bố dân cư v.v

Mặc dẫu khoa học - kỹ thuật có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển xã

hội, nhưng bản thân khoa học - kỹ thuật và công nghệ không tác động đến các

mặt của đời sống xã hội một cách trực tiếp mà phải thông qua cơ cấu kinh tế,

quan hệ sản xuất của mỗi hình thái kinh tế — xã hội nhất định.

Trang 23

Dưới chủ nghĩa tư bản, chính việc sử dụng khoa hoc - kỹ thuật nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, bóc lột giá trị thặng dư của giai cấp công nhân, chính việc sử dụng khoa học - kỹ thuật làm phương tiện đạt đến lợi nhuận

tối đa, bất khoa học phải phục tùng từng quy luật kinh tế, cơ bản của chủ nghĩa

tư bản, cho nên khoa học - kỹ thuật càng phát triển bao nhiêu, thì càng mâuthuẫn với chức năng xã hội của nó bấy nhiêu

Xem xét khoa học - kỹ thuật và công nghệ với tư cách là một hiện tượng

lịch sử xã hội, biểu hiện trong mối quan hệ của nó với nhu cầu sản xuất, nhu

cầu xã hội, với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Lich sử xã hội loài người như Mác và Angghen chi ra từ khi xã hội phân

chia thành giai cấp cho đến ngày nay là lịch sử đấu tranh giai cấp Lịch sử phát

triển lực lượng sản xuất ở các chế độ xã hội khác nhau đã chứng tỏ rằng, sau

khi giai cấp cách mạng giành được chính quyển, xác lập được quan hệ sản xuất

mới thì vẫn cẩn có một thời gian nhất định để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ

thuật bảo đảm cho sự thắng lợi hoàn toàn của quan hệ sản xuất mới

Trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất sớm hay muộn sẽ dẫn

tới những cuộc cách mạng kỹ thuật, làm chuyển biến tận gốc các nguyên lý chế

tạo lao động, tạo nên những bước nhảy vọt của các lực lượng sản xuất xã hội.

Trong quá khứ của lịch sử nhân loại cho đến ngày nay đã diễn ra nhiều cuộc

cách mạng kỹ thuật, nhờ đó công cụ lao động không ngừng được hoàn thiện,

lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, năng suất lao động không ngừngđược nâng cao.

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở các nước tư bản chủ nghĩa đã tạo

ra những phương tiện kỹ thuật hoàn toàn mới về nguyên tắc để làm thay đổi

phương thức kỹ thuật sản xuất, đưa nền sản xuất từ cơ khí hóa lên tự động hóa.

Trang 24

HƯƠNG 2 ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VỚI CÁCH MẠNG KHOA HỌC -KỸ

THUAT TRONG QUÁ TRINH CNH - HĐH Ủ VIỆT NAM

1 Quan điểm của Dang và Hồ Chí Minh về trí thức Việt Nam

* Quan điểm của Đảng

Hội nghị Trung ương lan thứ 2 của Đảng (Khóa VIII) đã thông qua Nghị

quyết về định hướng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục

đào tạo Một trong những nội dung trọng yếu mà cả hai nghị quyết cùng để cậpđến là vấn để xây dựng đội ngũ trí thức của chúng ta hiện nay Tuy nhiên,

không phải chỉ bây giờ, mà trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước

ta đã hết sức chú trọng đến vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Cách đây khoảng

gần 10 năm (1995) cuốn sách : Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười do Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia ấn hành đã thể hiện rất rõ điều đó Cuốn sách đã được xã hội

và đặc biệt là giới trí thức nổng nhiệt đón nhận bởi đó là hệ thống những quanđiểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với trí thức Trong bối cảnh hiện nay,những chỉ dẫn của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười càng tươi rồi ý nghĩa thời sự

Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đưa đất nước bước vào thời kỳ phát

triển mới - thời kỳ đổi mổi mới toàn điện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

kinh tế, chính trị : “Đổi mới toàn điện đất nước thật sự là một cuộc cách mạng,

là yêu cầu tất yếu, đòi hỏi Đảng ta phải tập hợp và phát huy nguồn lực, trong

đó có nguồn lực trí thức " (12, 124].

Muốn phát triển một đất nước toàn diện, hội tụ các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, xã hội điều trước tiên và quan trọng nhất đó là phát triển nguồn lực

2I

Trang 25

con người, Đảng và Nhà nước ta phải tạo mọi diéu kiện, phát huy mọi tiém lực

nhằm tập trung phát huy mọi nguồn lực Đảng ta đánh giá cao vai trò của đội

ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội Trong bối cảnh khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản

xuất trực tiếp, Đảng ta đã nhận thức và có giải pháp đúng đắn để phát huy trí

tuệ của toàn dân tộc, trân trọng và tin cây đội ngũ trí thức, đồng thời tạo điểu

kiện để trí thức phát huy năng lực sáng tạo Dang ta có những nhận định đúng

vé khả năng và sự phát triển của tầng lớp trí thức Đảng và Nhà nước đã tạo

mọi điểu kiện nhằm phát huy nguồn lực của đất nước Khi xây dựng phương

hướng, chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đánh giá đúng vai trò của trí thức khoa học Đây là cơ sở rất quan trọng để xác định đúng

đắn vai trò, vị trí của trí thức dân tộc Từ quan điểm “trong điều kiện thế giới

đang tiến hành vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật vàqua tình hình thực tế nước ta càng thấy rõ sự bức bách phải làm cho khoa học —

kỹ thuật và công nghệ trở thành một động lực to lớn thúc đẩy nhanh quá trình

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước" (3, 75]

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã

vạch ra phương hướng, chủ trương, chính sách để đẩy tới một bước sự nghiệp

công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước Trong sự nghiệp ấy, người trí thức có

vị trí và trách nhiệm lớn lao Trong cuốn sách về đội ngũ trí thức, đồng chíTổng bí thư nêu rõ : “Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng và tin cậy đội ngũ trí

thức, coi đó là nguồn vốn trí tuệ rất quý báu của dân tộc ta” {7, 12].

Trong công cuộc công nghiệp hóa — hiện đại hóa, khoa học và công

nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của các quốc

gia Phần thắng trong cuộc chiến trên thị trường quy đến cùng là do trí tuệ vànăng lực sáng tạo của cả dân tộc, biết học hỏi một cách khôn ngoan nhân loại,

2

Trang 26

tận dụng lợi thế của nước đi sau, biết để ra những chủ trương, biện pháp thích

hợp, giải quyết có hiệu quả các vấn để kinh tế - xã hội, công nghệ, kỹ thuật,

môi trường sinh thái Những điêu đó chỉ có thể là đội ngũ trí thức, vì người tríthức mới thể hiện nhận thức và hành động của mình trong lao động, sắng tạo

khoa học, trong việc cống biến cho xã hội Thế giới đang trãi qua những biến

đổi to lớn và sâu sắc với những tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học

-công nghệ hiện đại Để đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn

lạc hậu, tiếp cận nền văn minh thế giới cần phải nắm lấy những thành tựu của

khoa học - công nghệ, trước hết ở một số ngành mũi nhọn : tin học, điện tử, tự

động hóa, công nghệ sinh hoc để phục vụ công cuộc đối mới Đó là trách

nhiệm của toàn Dang, toàn dân, nhưng trước hết, là trách nhiệm của đội ngũ

các nhà trí thức, các nhà khoa học.

Công nghiệp hóa ở các thời điểm lịch sử, trong các nước khác nhau đều phải đạt đến mục tiêu cốt lõi là biến lao động thủ công, lạc hậu, năng suất thấp thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đat đến năng suất cao.

Chính điều này đã quy định một cách khách quan vị trí quan trọng trước hết của

giai cấp công nhân và ngành công nghiệp, sau đó và đồng thời là của ting lớp

trí thức và hoạt động khoa học - kỹ thuật trong bước chuẩn bị đẩy tới cũng như

trực tiếp thực hiện công nghiệp hóa Nếu trí thức với tư cách là người lao động

sáng tạo để phát kiến, truyền bá - ứng dụng tri thức khoa học mới, góp phan hình thành công nghệ mới, thì “công nghiệp là phương tiện chuyển tải công

nghệ mới vào cuộc sống” [4, 5]

Đảng và Nhà nước ta luôn để cao vai trò của đội ngũ trí thức Vì họ là một ting lớp đông đảo va là lực lượng sản xuất trực tiếp tiếp thu những thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa

lại đòi hỏi phải động viên nguồn lực con người, trong đó : lấy việc phát huy

NN Eee

Trang 27

nguồn lực con người làm yếu tế cơ bản cho sự phát triển nhanh và bén vững.

Nguồn lực con người đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất

nước Đội ngũ trí thức không chỉ là một bộ phận trong toàn bộ nguồn lực con người của xã hội, mà hơn nữa, còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực cho nhiều ngành khác.

Việc để cao vai trò, vị trí của trí thức cũng được khẳng định trong

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được

thông qua tại Đại hội VII của Đảng - Đại hội đưa đất nước bước vào thế kỷ

mới, đã một lần nữa khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với trí

thức, tạo mọi diéu kiện phục vụ sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa

- hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã để ra một hệ

thống chính sách đối với trí thức khá toàn diện, từ chăm lo đào tạo, béi dưỡng đến chú ý sử dụng, đãi ngộ cả vật chất và tỉnh thần để trí thức sáng tạo và cống

hiến.

* Quan điểm của Hé Chí Minh về đội ngũ trí thức

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người rất quý trọng và nhận rõ vai

trò, vị trí của tầng lớp trí thức trong xã hội Người đã từng nói đến một thực tế

là dưới chế độ phong kiến, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu trong các tầng lớp

xã hội,

Trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, gắn bó với nhân dân Trong

Tuyên ngôn của Đảng đã nói : “ Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công

nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng

nhất” [9,443] và “Lao động trí óc cần được khuyến khích, giúp đỡ, phát triển

tài năng” Hai câu ấy đủ đập tan những lời bịa đặt đê hèn của bọn đế quốc và

phản động Chúng thường vu rằng : Những đảng theo chủ nghĩa Mác - Lénin

Trang 28

xem khinh trí thức.

Là những người có hiểu biết và trình độ văn hóa cao so với tang lớp xã

hội khác, trí thức rất nhạy bén trong việc tiếp nhận các trào lưu tư tưởng và các

quan điểm chính trị mới Họ thường đóng vai trò là lực lượng “châm ngòi”, là

ngòi nổ của nhiều biến cố chính trị và các phong trào xã hội.

Sau nhiều năm bôn ba hoạt động và tìm đường cứu nước ở nước ngoài,

cuối 1920, người thanh niên trí thức đã giác ngộ và trở thành một người cộng

sản thông thao qua sự kiện bỏ phiếu tán thành Quốc tế Ill và tham gia thành

lập Đảng Cộng sản Pháp.

Về tầng lớp trí thức, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy “thiểu số các nhànho hay các nhà trí thức là các nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa Chính họ đã

kích động mọi cuộc nổi dậy trong quá khứ ".(9,204]

Trí thức là bộ phận những người hiểu biết, và phần lớn chỉ tập trung vào

những nhà nho hoặc là những bộ phận dân cư có học thức “Do nhận thức được

vai trò, vị tri của tầng lớp trí thức nên từ rất sớm, Nguyễn Ai Quốc đã quan tâm,

vận động va thu phục những thanh niên trí thức, có tinh than yêu nước, đào tạo

và bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng tiên phong” [ 12, 23].

Là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, ngay từ khi còn là một thanh niên.

Người đã đánh giá rất đúng về vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức Cũng

từ nhận thức đó, Người đã đánh giá cao vai trò của ting lớp trí thức trong sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta hiện nay.

Mùa xuân 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông

qua bản chính cương và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, trong

Ngày đăng: 04/02/2025, 17:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN