Khái niệm: Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến c
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Giảng viên: TRẦN THỊ LINH
Chủ đề: Tài chính cá nhân
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 2Tháng 3/2023
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá
1 Đinh Hoàng Lan
Anh
2153410383 Nội dung chương 2 100%
2 Nguyễn Hoàng
Xuân Uyên
2051010111 Thuyết trình và tổng
hợp bài
100%
3 Đồng Thị Bích
Thảo
2153410055 Nội dung chương 3 100%
4 Thái Kim Phố 2153410292 Nội dung chương 1 100%
5 Vũ Thị Hồng
Nhung
2153410266 Tổng hợp và word 100%
6 Đặng Thị Ngọc
Hoa
2153410266 Nội dung chương 3 100%
7 Trần Thị Khánh Ly 2153410327 Nội dung chương 4 100%
8 Lâm Vũ Nhật Hà 2153410332 Tổng hợp và soạn
powerpoint
100%
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÀI CHÍNH CÁ NHÂN: 1
1 Khái niệm: 1
2 Đặc điểm: 1
3 Chức năng: 1
CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TCCN:2 1 Đánh giá: 2
2 Mục tiêu: 2
3 Lập kế hoạch: 3
4 Thực hiện kế hoạch: 3
5 Giám sát và đánh giá lại: 3
CHƯƠNG III: THỰC TRANG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY: 4 1 Thực trạng: 4
2 Kết luận: 6
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: 7 1 Giải pháp phù hợp? 7
2 Giới thiệu các app quản lý TCCN: 9
2.1 Finhay: 9
2.1.1 Ưu và nhược điểm của Finhay: 10
2.2 Money Lover: 11
2.2.1 Ưu và nhược điểm của Money Lover: 11
Trang 4DANH MỤC
Hình1 Thu nhập ………4 Hình 2 Bạn chi tiêu như thế nào? ……….5
Trang 5CHƯƠNG I: TÀI CHÍNH CÁ NHÂN:
1 Khái niệm:
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã hội, và quản lý thuế thu nhập
2 Đặc điểm:
Các khoản nợ phải trả của cá nhân (bao gồm cả nợ cá nhân và cấc khoản nợ kinh doanh liên quan)
Các khoản nợ có thể là các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ phải trả cho người bán trong một năm Hoặc nợ dài hạn và các khoản vay trả góp được thế chấp bằng nhà cửa và các bất động sản khác:
Nợ ngắn hạn: là khoản nợ hiện tại và đáo hạn trong vòng 1 năm kể từ ngày được ghi nhận trong bảng cân đối giá trị Ví dụ như hóa đơn điện nước, cho thuê, phí bảo hiểm, nợ thẻ tín dụng
Nợ dài hạn: là khoản nợ hiện tại và đáo hạn 1 năm trở lên kể từ ngày được ghi nhận trong bảng cân đối giá trị Các khoản nợ này thường bao gồm các tài sản thế chấp bằng bất động sản, các khoản vay trả góp tiêu dùng, tín dụng giáo dục Và cho quay kí quỹ sử dụng để mua chứng khoáng
Trang 63 Chức năng:
Tài chính cá nhân là để quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai
CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TCCN:
Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu - Cha
nghèo” từng nhận định: “Không quan trọng là bạn kiếm được
bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền,
làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm
tiền”
1 Đánh giá:
Tình hình tài chính của mỗi cái nhân được đánh giá dựa
trên một báo cáo tài chính giản lược, cũng bao gồm bảng cân
đối kế toán và báo cáo thu nhập Bảng cân đối kế toán liệt kê
các tài sản và các khoản nợ của cá nhân Trong khi báo cáo
thu nhập liệt kê các khoản thu nhập và chi phí của cá nhân
VD:
- Đánh giá bản thân đã tự chủ tài chính hay chưa, có thu
nhập cao, trung bình hay thấp
- Cá nhân tiêu sài bao nhiêu tiền/ tháng và chi tiêu vào những
khoản nào, những khoản đó có thực sự cần thiết hay không?
Trang 7- Đặt ra những câu hỏi như trong những trường hợp bất ngờ
hay sự cố bản thân bạn có dễ dàng chủ động trong tài chính
hay không?
2 Mục tiêu:
Thông thường mỗi cá nhân thường có nhiều mục tiêu cùng lúc, cả ngắn hạn
và dài hạn
VD: mục tiêu ngắn:
- Tiết kiệm mua mỹ phẩm hằng tháng
- Mua quà sinh nhật cho bố mẹ
- Mua xe máy mới
VD: mục tiêu dài hạn:
- An tâm về tài chính chính là mục tiêu quản lí tài chính hướng tới khi an tâm bạn có thể thoải mái và kiểm soát mọi việc trong khả năng
- Lập gia đình, nuôi dạy con cái và tích luỹ tài sản
- Bảo hiểm nhân thọ
- Tạo nền móng tài chính vững chắc cho tuổi già
3 Lập kế hoạch:
Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết giúp các cá nhân có
thể đạt được các mục tiêu đã đề ra Kế hoạch có thể bao gồm
việc cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, tăng nguồn thu
nhập
VD:
- Đặt bút lập ra bảng kế hoạch chi tiết theo tuần, theo
tháng, theo năm
- Biết được 1 tháng thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, những
chi phí cố định, chi phí phát sinh và khoản tiết kiệm
- Tăng thu nhập: làm thêm việc, học tập đầu tư…
Trang 84 Thực hiện kế hoạch:
Bước thực hiện thường yêu cầu những quy tắc và kỷ luật
nhất định Thông thường, bước này đòi hỏi nhiều nhân sự có
chuyên môn hỗ trợ, có được thuê ngoài như kế toán, chuyên
gia lập kế hoạch tài chính, chuyên gia tư vấn đầu tư và luật
sư Nhưng với cá nhân, chúng ta cần thành thực với bản thân,
thực hiện những nguyên tắc tự lập ra
VD:
- Luyện tập cách sống nguyên tắc ( 2 ly trà sữa / tuần,
không mua sắm quá 10% thu nhập…)
- Luôn rà soát chi tiêu
- Lập mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng
- Không chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được
- Cố gắng thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần
- Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn
5 Giám sát và đánh giá lại:
Trong quá trình thực hiện, kế hoạch tài chính ban đầu cần được giám sát, đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp
VD:
- Đánh giá dựa trên sự phù hợp với bản thân
- Đánh giá bản thân đã tự chủ tài chính hay chưa, có thu nhập cao, trung bình hay thấp
- Cá nhân tiêu sài bao nhiêu tiền/ tháng và chi tiêu vào những khoản nào, những khoản đó có thực sự cần thiết hay không ?
- Đặt ra những câu hỏi như trong những trường hợp bất ngờ hay sự cố bản thân bạn có dễ dàng chủ động trong tài chính hay không ?
Trang 9CHƯƠNG III: THỰC TRANG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY:
1 Thực trạng:
- Theo một cuộc khảo sát nhỏ từ sinh viên các trường đặc biệt là sinh viên Học Viện Hàng Không Việt Nam về sự quan tâm tới các lĩnh vực chính của tài chính cá nhân như quản lý chi tiêu, lập kế hoạch tài chính, đầu tư cá nhân, kết quả cho thấy sự quan tâm tới tài chính cá nhân của sinh viên là khá cao
- Và sau khi tìm hiểu và làm một cuộc khảo sát nhỏ về chi tiêu của sinh viên thì
đã có những số liệu cụ thể hơn về thực trạng này Về chỗ ở của sinh viên được chia làm 3 kiểu sinh viên đó là ở với người thân, ở ký túc xá và ở trọ Trong
đó ở trọ chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,7% tiếp đến là ở cùng người thân là 16,7%
và thấp nhất là ở ký túc chiếm 10%
Hình 1 Thu nhập Trên đây là bảng tóm tắt về mức thu nhập của toàn bộ sinh viên đã khảo sát được Từ biểu đồ có thể thấy là từ 3-6 triệu Việt Nam đồng/tháng (VNĐ/tháng) chiếm nhiều nhất đó là 43,3%, từ 0-3 triệu VNĐ/tháng là 30%, 6-10 triệu VNĐ/tháng chiếm 30% và ít nhất đó là trên 10 triệu VNĐ/tháng chiếm 3,3%
Các nguồn thu nhập mà sinh viên thu thập được đó là phần lớn đến từ chu cấp của gia đình chiếm phần lớn đến 96,7% số sinh viên khảo sát, từ những công việc làm thêm thì chiếm khoảng 46,7% trên tổng số khảo sát còn từ học bổng và các hỗ trợ tài chính khác chỉ chiếm một phần nhỏ
Trang 10Bênh cạnh về thu nhập còn có sự khảo sát sơ lược về mức học phí/kỳ của các bạn là bao nhiêu? Phần lớn mức học phí là dưới 25 triệu VNĐ/tháng chiếm tới 56,7% và dưới 10 triệu VNĐ/tháng là 30% còn lại là trên 40 triệu VNĐ/tháng
Khi được hỏi là bạn đã chi tiêu trung bình khoảng bao nhiêu trong 1 tháng thì kết quả mà thu được khi các sinh viên làm khảo sát đó là mức chi tiêu dưới
5 triệu VNĐ/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,3% tiếp đó là dưới 3 triệu VNĐ/tháng chiếm đến 30% và các phần trăm còn còn lại là trên 7 triệu VNĐ/tháng
Hình 2 Bạn chi tiêu như thế nào?
Như trên biểu đồ có thấy được:
- Tiền thuê nhà:
+ Có 9,7% trên tổng số khảo sát không mất chi phí thuê nhà
+ Có tới 45,2% tỷ lệ sinh viên khảo sát phải trả từ 1-2 triệu VNĐ/tháng cho tiền thuê nhà
- Sinh hoạt phí:
+ Đa số sinh viên chi tiêu cho mức sinh hoạt phí là từ 1-2 triệu VNĐ/tháng chiếm 35,5%
+ Có đến 29% là chi tiêu trên 2 triệu VNĐ/tháng và 25,8% cho mức chi tiêu 0,5-1 triệu VNĐ/tháng phần còn lại là dưới 0,5 triệu VNĐ/tháng
- Chi phí học tập:
Trang 11+ Trung bình sinh viên sẽ chi tiêu dưới 0,5 triệu VNĐ/tháng cho mức chi phí học tập chiếm đa phần là 41,9% trên tổng số khảo sát
+ 25,8% trên tổng số khảo sát chi tiêu từ 1-2 triệu VNĐ/tháng cho chi phí học tập, và trải đều cho các mức chi tiêu khác
- Cho các hoạt động:
+ Mức chi tiêu từ 0,5-1 triệu VNĐ/tháng chiếm đến 38,7% trên tổng số khảo sát nhiều nhất cho mức chi tiêu cho các hoạt động
+ Dưới 0,5 triệu VNĐ/tháng chiếm khoảng 25,8% trên tổng số khảo sát, từ
1-2 triệu VNĐ/tháng chiếm 19,4% và các mức chi tiêu khác chiếm số nhỏ
- Chi tiêu khác:
+ Hầu hết phần lớn là từ khoảng dưới 0,5 triệu VNĐ/tháng chiếm tới 60% và
từ 0,5-1 triệu VNĐ/tháng là 26,6% trên tổng số khảo sát
+ Các mức chi tiêu khác chỏ chiếm một phần nhỏ trong tổng số khảo sát
Từ những số liệu trên ta có thể thấy được mức chi tiêu nhiều nhất mà sinh viên đã chi là đến từ các sinh hoạt phí với mức phí chi tiêu cao nhất và trải đều trên hầu hết các mức chi tiêu và các sinh hoạt khác chiếm tỷ lệ chi tiêu thấp nhất với mức độ chi tiêu dưới 0.5 triệu VNĐ/tháng chiếm phần lớn Khi được hỏi về việc “Bạn có thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm không?” thì có tới 80% trên tổng số khảo sát trả lời
là có và 20% trả lời là không
Và khi hỏi “Bạn thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm như thế nào?” câu trả lời là rất quan trọng được tới 83,3% trên tổng số khảo sát lựa chọn và có 10% cảm thấy bình thường và 6,7% thấy không quan trọng
2 Kết luận:
- Như vậy chúng ta có thể thấy, về cơ bản các sinh viên có dành sự quan tâm nhiều tới việc quản lý tài chính cá nhân, họ có những khoản tiết kiệm, cũng như các khoản đầu tư khác
Trang 12- Tuy nhiên, là một đất nước đang trên đà phát triển, thu nhập cũng như mức sống của mọi người đang tăng lên nhanh chóng, cùng với sự hội nhập, giao thoa kinh tế văn hóa trên thế giới, mọi người bắt đầu để ý hơn đến tầm quan trọng của tài chính cá nhân
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM:
1 Giải pháp phù hợp?
Hiện nay trước những khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, nhiều sinh viên khối ngành kinh tế, tài chính đã bắt đầu để ý hơn đến tầm quan trọng của tài chính cá nhân Đây được coi là tiền đề để phát triển thị trường các dịch vụ liên quan đến tài chính cá nhân, hay những sản phẩm về tài chính cho đối tượng là sinh viên một cách cụ thể hơn Đối với sinh viên, để có thể quản lý tài chính cá nhân cần áp dụng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức vai trò tài chính cá nhân cho sinh viên: Thông qua các hội thảo, diễn đàn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho sinh viên về tài chính cá nhân Thậm chí, có thể đưa lĩnh vực tài chính cá nhân này thành môn học không chỉ ở đại học mà cả cấp phổ thông
Thứ hai, lập kế hoạch, quỹ chi tiêu cụ thể:
Sinh viên nên lập một kế hoạch bao gồm thu nhập và chi tiêu cụ thể, liệt kê cụ thể những khoản chi như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền học, Khi các chi phí, thu nhập trở nên rõ ràng, bạn có thể cân bằng, điều chỉnh các khoản thu/chi hiệu quả, nhanh hơn khi có tình huống đột xuất cũng như đưa ra quyết định chi tiền hợp lý hơn, không chi tiêu một cách “tùy hứng”
Thứ ba, giải pháp cụ thể cho sinh viên trong việc quản lý tài chính cá nhân:
+ Mở tài khoản ngân hàng: bắt đầu với một tài khoản tiết kiệm và kiểm tra việc chi tiêu thông qua các dịch vụ của ngân hàng Sinh viên nên lựa chọn những ngân hàng uy tín và đa dạng về dịch vụ, với các gói tiêu dùng phù hợp Đặt mục tiêu tài chính: thay vì lang thang không mục đích, sinh viên có một cái gì đó để phấn đấu và một mục đích rõ ràng Tạo một ngân sách chi tiêu hợp lý: tránh được việc mua hàng mà bạn không đủ khả năng thanh toán
Trang 13+ Nếu ở trọ, bạn hãy tuân thủ vài quy tắc như:
Nhiều sinh viên cho rằng việc thuê phòng trọ không có bếp là tiết kiệm tiền rồi ăn uống bên ngoài Nhận định này chưa chắc đã đúng Chi phí ăn uống bên ngoài trung bình 1 ngày của sinh viên vào khoảng 90.000 cho 3 bữa, tương đương 2,7 triệu đồng/tháng Trong khi tự nấu ăn thì bạn có thể tiết kiệm đến 50% tức là 1,3 triệu đồng Nếu giá nhà trọ có bếp cao hơn phòng trọ không bếp 1,3 triệu thì đừng do dự, hãy chọn nhà trọ có bếp Tự nấu ăn còn giúp bạn chủ động lựa chọn món ăn đa dạng, đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm
Hãy chọn phòng trọ không cách xa trường quá 2km để có thể tiết kiệm chi phí đi lại Mặc dù, môi trường ở các thành phố lớn tại Việt Nam đang xuống cấp nhưng không thể phủ nhận rằng đi bộ cũng giúp bạn rèn luyện sức khoẻ Nhất là đối với những sinh viên thức đêm, dậy trễ, sinh hoạt hàng ngày lệch với đồng hồ sinh học của cơ thể
Nếu được, hãy thuê nhà trọ có gia đình ở để tiết kiệm chi phí điện, nước, internet ở những nhà trọ dịch vụ, giá điện nước hay internet đều là mức giá kinh doanh và có thể tăng bất cứ lúc nào Nếu bạn có thói quen sử dụng tủ lạnh, điều hoà, máy nóng lạnh thì nên tìm những hộ gia đình có phòng cho thuê
Trả tiền cho bản thân trước: kiếm tiền – và chi tiêu – có thể cảm thấy rất bổ ích Tuy nhiên, tiết kiệm có thể giúp sinh viên đạt được nhiều mục tiêu tài chính Khi bạn tiết kiệm tiền, hãy nhớ làm như vậy trong tài khoản thu lãi Lãi gộp giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn Chi tiêu có trách nhiệm: chia nhỏ các khoản chi tiêu cá nhân sẽ giúp sinh viên tiết kiệm và tích lũy Không nên vay quá nhiều: Nếu cần vay, cho dù đó là khoản vay ưu đãi hay vay mua các vật dụng cao cấp, thì cần chắc chắn rằng mình đang vay trong khả năng thanh toán Việc nâng cao nhận thức và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ về tài chính cá nhân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi sinh viên, cũng như hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính Do đó, sinh viên củng
cố kỹ năng quản lý tài chính ngay khi đang học đại học Ngoài ra, tất cả các trường cao đẳng và đại học nên yêu cầu sinh viên hoàn thành tài chính cá nhân cơ bản, các khóa học quan lý trước khi tốt nghiệp Hiểu biết cơ bản về tín dụng, đầu tư, ngân sách và phát triển các mục tiêu tài chính dài hạn sẽ giúp sinh viên chuẩn bị và giúp họ sống mà không bị căng thẳng nợ và bất ổn tài chính để tập trung cho học tập và nghiên cứu khoa học
Thứ tư, tạo thêm thu nhập:
Trang 14Một nguyên lý đơn giản trong cân đối tài chính cá nhân là gia tăng phần thu nhập Những công việc phổ biến dành cho sinh viên Đại học dưới hình thức part-time hoặc thậm chí là full-time mà ngay từ năm nhất có mức thu nhập từ 20.000đ/giờ có thể tham khảo:
Gia sư; Nhân viên thu ngân; Nhân viên lễ tân, phục vụ quán cafe, trà sữa; Nhân viên nghiên cứu thị trường; Nhân viên nhập liệu; Tài xế công nghệ, shipper; Người mẫu ảnh; PG,…
Tuy nhiên, trước khi quyết định làm thêm bạn nên có một chiến lược tìm kiếm
và apply những công việc có mức thu nhập cao hoặc có cơ hội trau dồi kỹ năng trong lĩnh vực bạn đang theo học Chính kinh nghiệm thực tế từ những công việc làm thêm sẽ góp phần gia tăng giá trị bản thân sau khi tốt nghiệp đại học
Cuối cùng, Bạn có thể cài đặt một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để tiện bề cập nhật và theo dõi nhật ký chi tiêu của mình như: PocketGuard, Wally Next, Wallet, Misa, Viettel pay, momo, finhay, money lover,…
2 Giới thiệu các app quản lý TCCN:
Sử dụng app quản lý tài chính cá nhân được nhiều người yêu thích, chọn lựa bởi:
- Sự tiện lợi: Người dùng có thể kiểm tra, thao tác, ghi chép chi tiêu ở bất cứ đâu với app trên điện thoại Với thời đại công nghệ số, smartphone là người bạn đồng hành thân thiết, được sử dụng nhiều, quen thuộc với người trẻ Điện thoại thông minh tích hợp nhiều ứng dụng mang lại sự tiện lợi, nhỏ gọn, dễ dàng thao tác hơn so với sổ ghi chép chi tiêu
- Dễ dàng quản lý chi tiêu, ghi chép, thiết lập ngân sách, theo dõi dòng tiền đã
sử dụng:
- App quản lý và phân tích thói quen tiêu dùng, đưa ra biểu đồ so sánh rõ ràng giúp bạn đánh giá được sự chênh lệch chi tiêu ở các mục: Nhu cầu cần thiết, giải trí, học tập, đầu tư hay tiết kiệm… Từ đó giúp người dùng điều chỉnh dòng tiền phù hợp, thay đổi hành vi tiêu dùng
App quản lý có liên kết các kênh đầu tư chứng khoán, tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm online Người dùng dễ dàng phân bố tiền vào các khoản tiết kiệm, đầu tư, sử dụng cho nhu cầu hàng ngày hiệu quả