1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Vận dụng mô hình vested để thiết kế các hoạt động học thuộc chương 4 chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, sinh học 10

159 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng mô hình vested để thiết kế các hoạt động học thuộc chương 4 chu kỳ tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, sinh học 10
Tác giả Lê Nhật Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Tống Xuân Tâm
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 45,48 MB

Nội dung

khôngđáp ứng đủ nhu cầu của người học, nhận thức rõ được điều này vào ngày 04/11/2013, trong Hội nghị Trung tương § khoá XI, nghị quyết số 29-NQ/TU đã được ban hành “Về đổi mới căn bản,

Trang 1

LÊ NHẬT LINH

VẬN DỤNG MÔ HÌNH VESTED

DE THIET KE CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

THUỘC CHƯƠNG 4 CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO

VA CÔNG NGHỆ TE BAO, SINH HỌC 10

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH- 2023

Trang 2

LÊ NHẬT LINH

VẬN DỤNG MÔ HÌNH VESTED

DE THIET KE CÁC HOAT ĐỘNG HỌC

THUQC CHUONG 4 CHU Ki TE BAO, PHAN BAO

VA CONG NGHE TE BAO, SINH HOC 10

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH SU PHAM SINH HỌC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC

PGS TS Tống Xuân Tám

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS Tổng

Xuân Tam, Giảng viên khoa Sinh học, Trưởng Dai học Sư phạm Thành phố Hồ Chí

Minh Thay Tong Xuân Tám đã đồng hành cùng tôi từ khi bắt đầu lên ý tưởng cho đề

tài đến lúc nhóm hoàn thành bài báo cáo Bài nghiên cứu được hoàn thành cũng nhờ vào sự đóng góp, sửa chữa chỉ tiết của thay Thay luôn đặt những câu hỏi để dan dit

lỗi tư duy, từ đó, tôi có thể có cái nhìn đa chiều về van dé hơn

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể trường THPT Chê Ghêvara (Quốc

lộ 60 — Khu pho 4 — thị tran Mo Cay — huyện Mỏ Cay Nam — tinh Bến Tre) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi tiễn hành thực nghiệm sw phạm Qua đó, tôi xin

chân thành cảm ơn thay Phan Văn Sơn — Hiệu trưởng Nhà trường đã đồng ý và tạo

moi diéu kiện cho tôi thực hiện thực nghiệm sư phạm khoá luận tối nghiệp Tôi xin cam ơn cô Nguyên Thị Lệ Bình, thay Nguyễn Hoài Anh, cô Nguyên Thị Thanh Loan, thay Lê Duy Hậu và tập thé quý thay cô đã giúp đỡ tận tình, góp ý chân thành cho nhóm tác giả hoàn thiện dé tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường, Phòng Đào tạo, các thay cô trong Khoa

Sinh học — Trường Đại học Sư phạm Thành phổ Hà Chi Minh đã tạo điêu kiện thuận

lợi cho tôi thực hiện khoá luận nay.

Qua đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn

bè đã giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Thành phổ Hồ Chí Minh, ngày 28 thang 4 năm 2023

SINH VIÊN

Lê Nhật Linh

Trang 4

MUCLUC TLON(ENIHR(DTHiisgsitstntaiigii3140512111600121502151020203531468121315181698159816693380498951895389898353585353555 i

MG TUÊ:t:sisssiezsizisissaisgtggtisi2521413461215151231515155551615355518551563595818555563885151885566559581555556 H

Danh muc cae chit viet 7 aaaă iv

Pan GUC CSG BABB sisnissssssiisisisisizisiiii61141413121512121214731631454630495169813865835952ã3839483 V Danh mục các hìnhh - - - G SG SH cv HH HH HH vn vì

MƠ ĐẦU sssssssssassssosssssissssscssssscsssssnssssanssssasasssanssssicassssnsssenosssssassssnsssssasssssussseauss 1

1 Lido Ch G6 OY scsisssisccissiscmnnmoninminanmimanmeD 1

2;IÑW1IjG(HỂH'REHIỂR'GỨN:;;;:::::-::-5::::::2222222222522122122122122135122328225225523205228305385225325502z50 4

lc i0 ion 413 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ssccxecceecrvseerssrrzsee 4

6 Nhiệm vụ nghiên CỨnU HH HH HH HH HH 0188008088006 5

F PHUOS PRfSBLñEBIỆH/EUDLsiiiesoiiiiaiiiiiiiniiiiiiiiit3g21211213112333315823123558358g8388353E 6

Chương 1: CƠ SO LI LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN CUA DE TÀI 9

1.1 Tông quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài -: 9 1.2 Cơ sở lí luận của đẻ tài -22c+eS22cvvrerrErrrvrrrrrrrkrrrrrrrrrrrrrrrrrred II

DS PIO c0) tá H6 đc, TT THỊ 117171777177107T11701171117/110/11107117010071001111011 0017017701177 37

1i./EDsðiIHieiH0niGiin:Ä6lia:.:-ssss::::5is2220502460003314003310092154002215391203730301480385E 40

Chương 2: VAN DUNG MÔ HÌNH VESTED DE THIẾT KECAC HOAT

DONG HỌC THUỘC CHUONG 4 CHU Ki TE BAO, PHAN BAO VA

CONG NGHỆ TE BAO, SINH HỌC 10 - ‹sc5ssccsccsee.se 54

2.1 Phân tích chương trình Giáo dục phô thông 2018 va chương trình Giáo dục

Trang 5

2.2 Phân tích chương trình SGK Sinh học 10, Bộ sách Chân trời sáng tạo 562.3 Phân tích nội dung Chương 4 Chu kì tế bao, phân bao và công nghệ tế bàosách giáo khoa Sinh học 10, Bộ sách Chân trời sáng tạo 7

2.4 Thiết kế KHBD áp dụng mô hình VESTED các bài thuộc nội dung Chương

4 Chu kì tế bao, phân bào và công nghệ tế bào, Sinh học 58

Chương 3: THỰC NGHIÊM SƯ PHẠM - «<5 5ĂSssesee 81

3.1 Mục tiêu thực nghiệm sư phạm - <1 HH, 81 3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạn! - - Á ĂĂ nen re 81 3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm s Ăn SH, 82 3.4 Quá trình thực nghiệm sư pha eee seeeeeeeeesceeceeeeeeeteeeeeeeeseeaeseesees §33.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm - 52-52 622v c2svcscErscrtrcrrrsrrrsrrree $3

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 4034804083066 40283121886 Sê14i016848883 434201402836 vane 03

Phụ lục 4 Phiếu khảo sát AO VECU sz2sc25:50555:609255599753555515035875985808357587 PL 39 Phụ lục 5 Phiếu khảo sát học sinh -c veeccereeeveecrre PL 44 Phụ lục 6 Kết GHẾ KhAO sAt'saw NESTEGaanaaaiiainooiaiiriioa-a-oa PL 48

Phục 7 IPBU We tells BB:.:s::ss::::::-::::(:(2¿¿::icic:222202012212020402121253205630 PL 49

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

TrangBảng 1.1 Ba thành phan năng lực đặc thù môn Sinh học -52 15

Bang 1.2 Nang lực chung đổi với cấp Trung học phô thông trong chương trình Giáo

nan J1 To Tớ" ốc 17

Bảng 1.3 Pham chat chủ yếu đối với cấp Trung học pho thông trong chương trình

Ce er rata 2) |e 22Bảng 1.4 Kết quả nghiên cứu hiệu quả của các PPDH 2-5 27

Bang 1.5, Sau bước cơ bản của mô hình VESTED cceseseensreessesetecnseesneensesenees 28 Bảng 1.6 Gợi ý hoạt động sau bước cơ ban của mô hình VESTED 31 Bang 1.7 Thực trạng nang lực Sinh hoc trong day học Sinh học 10 của học sinh Trung

Bảng 1.8 Kết quả điều tra năng lực Sinh học của HS THPT 2-2 ‹0 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá nang lực Sinh học của HS sau khi học theo mô hình

VESLEUI - - 152 :-20122022210922302.1522122200523222233233053433334521332.304 §5

Bảng 3.2 Bang phân bó điểm bài kiểm tra tiết TN và tiết ĐC lớp 10TN2 88

Bảng 3.3 Bang phân bó diém bài kiểm tra tiết TN và tiết ĐC lớp 10TN3 §9

Bang 3.4 Bang phân bố điểm bài kiểm tra tiết TN và tiết ĐC lớp 10TNS 90

Bảng 3.5 Bang phân bé điểm bài kiểm tra tiết TN và tiết DC lớp 10TN7 9Ị

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 1.1 Chuyên đôi từ thành phan đầu vào của chương trình hiện hành sang thành

phần đầu ra (năng lực) của chương trình mới . -cs<<ceeeees 14

Hình 1.2 Cau trúc mô hình day học phát trién năng lực ở HS .- 25 Hình 1.3 Biểu đồ thành phan GV tham gia khảo sát -22- 22©czZccczzccsz 41

Hình 1.4 Biểu đỗ tinh thành GV khảo sát dang công tC ccssssesssseesssesssseesseseeessees 4]Hình 1.5 Biêu đồ chuyên môn giảng dạy của các GV tham gia khảo sát 4I

Hình 1.6 Biểu đồ các bộ sách được áp dụng giảng đạy - cccccccccccces 42

Hình 1.7 Biêu dé kết quả mức độ thường xuyên GV có tô chức các hoạt động học tại

các trường THIỀT :(:::‹::::::::::::cc::::2::ci:s5:22000220225020551231552511551586516515551586558535 556 43

Hình 1.8 Biểu đồ số hoạt động học thường được tô chức trong giảng day tại các

Hình 1.9 Biéu đồ kết quá khảo sát mức độ phô biến của một số mô hình day học phát

triển năng lực khảo sát năm 2022 va năm 2023 -5-<2 46

Hình 1.10 Biểu đồ kết quả khảo sát mức độ tìm hiểu các mô hình dạy học phát triển

Hình 1.11 Biêu đồ kết quả khảo sát các cách tiếp cận với các mồ hình dạy học phát

pte 4) | 46

Hình 1.12 Biêu đồ kết quả khảo sát thời gian tìm hiéu các mô hình day học phát triển

Thi Hải |1 csccescisnctactsnctssesscnszsssnsanssaesizersenssssnasacesuetisedicesssesstansiseisastisasscesiee2 47Hình 1.13 Biéu đồ kết quả khảo sát mức độ thường xuyên ứng dụng các phương pháp

day học phát triển năng lực -¿ s-522cszccxcxccvrrscrrecrsrrrrrerrsrrree 47

Hình 2.1 Ba nguyên tắc thiết kế và tỏ chức dạy học theo mô hình VESTED s9Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thiết kế nội dung đạy học theo mô hình VESTED 60Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức day học theo mô hình VESTED tại trường THPT Chê

Glivama.(HinhiRBRIEE is snrnrrroerrriierrerorrreoterrrrierore 82

Hình 3.2 Biéu đỗ phân bố điểm lớp LOTN2 sau tiết TN và tiết DC §9Hình 3.3 Biéu dé phân bố điểm lớp 10TN3 sau tiết TN và tiết ĐC 90

Trang 9

Hình 3.4 Biểu 46 phân bố điểm lớp LOTNS sau tiết TN và tiết DC 9]

Hình 3.5 Biéu đồ phân bố điểm lớp LƠTN7 sau tiết TN và tiết DC 92

Hình 3.6 Biéu đô thé hiện điểm trung bình các lớp sau tiết TN và tiết ĐC 93

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí đo chọn đề tài

Vào thé ki XXI, sự phát triển của toàn cầu vẻ xã hội kinh tế công nghệ đã kéo

theo nhu cầu phát triển của giáo dục dé kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới, sẵn sàng hội nhập quốc tế dé phát triển năng lực bat kịp với tốc độ phát trién của thờiđại Các hình thức, phương pháp cũng như mục tiêu của dạy học không ngừng pháttriển và đổi mới một cách toàn diện Nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn

chỉ chú trọng đến nội dung không còn phù hợp với xu thế phát triên của xã hội khôngđáp ứng đủ nhu cầu của người học, nhận thức rõ được điều này vào ngày 04/11/2013,

trong Hội nghị Trung tương § khoá XI, nghị quyết số 29-NQ/TU đã được ban hành

“Về đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và dao tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vảhội nhập quốc tế”, Đảng ta đã xác định quan điềm chỉ đạo: “Chuyén mạnh quá trìnhgiáo dục từ chú yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học” Theo d6, phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp: “Nang

cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo đục và đào tạo của đội ngũ nhả giáo và cán bộ quản lí giáo dục”: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp day và

học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức kĩ năng của người học: khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy

móc Tập trung day cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở dé người học

tự cập nhật và đôi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyên từ học chủ yếu

trên lớp sang tô chức hình thức học tập đa dang, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại

kkhoá, nghiên cứu khoa học Day mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy và học”.

Nhu cầu đổi mới giáo dục càng ngày được chú trọng nhiều hơn Vì thé, các mô

hình và giải pháp dạy học hiệu quả ngày càng có vai trò quan trọng trong việc định

hướng tô chức giáo dục Các mô hình day học ra đời nhằm đáp ứng yêu cau vẻ cách

tô chức các hoạt động dạy học dựa trên các năng lực cần đạt về kiến thức nhim phát huy được tối đa pham chat va năng lực của người học Có thé nói, các mô hình dạy

Trang 11

học hiệu quả đóng vai trò như một kim chỉ nam giúp người đạy duy trì được vai trò

chủ đạo của mình trong việc định hướng tô chức, hướng dẫn các hoạt động của người

học và thúc day được tính tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo của người học trong

quá trình tiếp nhận tri thức Có rất nhiều mô hình dạy học ra đời nhằm hướng tới sự

phát triển toàn điện về phẩm chat và năng lực của người học, trong đó có mô hình

dạy học VESTED Vào khoảng năm 1987, tiễn sĩ Rodger W Bybcc cùng với các

cộng sự của mình làm việc trong tô chức giáo dục Nghiên cứu Khung chương trình

day Sinh học (BSCS - Biological Sciences Curriculum Study), có trụ sở tai Colorado,

Mi đã đề xuất một mô hình dạy học cải tiền cho chương trình học các môn sinh học

ở bậc tiểu học, kế thừa và phát huy những kết quả của nghiên cứu đó mô hình 7Eđược mở rộng từ SE theo nhà khoa học Eisenkraft, A (2003); Năm 1993, Alison King

xuất bản công trình “From sage on the stage to guide on the side” đặt nền móng cho

mô hình giáo dục Flipped classroom (lớp học đảo ngược), đến năm 2000, các tác gia Lage, Platt và Treglia xuất bản công trình *Lớp học đảo ngược - cánh cửa dẫn đến sự sáng tao môi trường học tập trọn ven”, Tiếp đó mô hình day học “Ban tay nặn bột"

do Giáo su Georges Charpak (Giải Nobel Vật lí năm 1992) khởi xướng vào năm 1996

cùng với 2 viện sĩ viện Hàn Lâm khoa học Pháp là P.Léna và Y.Quere, đến năm 2000

áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thé giới, trong đó có Việt Nam: Ngoài ra vàonăm 2006, mô hình day học VESTED đã ra đời bởi nhà khoa học Cynthia Cardenas

và được tác giả Lê Thị Phượng vận dụng và phát triển vào năm 2019 tại ViệtNam Mỗi mô hình day học đều có những ưu và nhược điểm riêng, thế nhưng mô

hình đạy học VESTED như bao trọn các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh

hình thành sự nối kết giữa các kiến thức khoa học với đời sông với tự nhiên, trao cho học sinh cơ hội trải nghiệm trong khi học tập, tạo được hứng thú, đồng thời giúp học

sinh phát triên năng lực.

Mô hình dạy học VESTED mặc dù có những ưu điểm riêng, hướng đến mục

tiêu và yêu cầu của phương pháp giáo dục hiện đại song vẫn chưa thật sự có nhiều

nghiên cứu Trên thế giới hiện chỉ ghi nhận được 2 nghiên cứu vận dụng mô hình

VESTED vào trong việc dạy học hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất của

Trang 12

người học Trong nước, vào năm 2019, người đầu tiên áp dụng mô hình VESTED

trong dạy học môn Sinh học 10 là tác giả Lê Thị Phượng và đến năm 2020 tác giảNguyễn Thị Bich Dậu đã vận dụng và tiếp nỗi những thành công đó để hoàn thiện

luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình Dựa vào mức độ hiệu quả mà mô hình VESTED

mang lại trong việc day học nói chung và đối với bộ môn Sinh học nói riêng, chúng

ta cần nghiên cứu va đào sâu hơn nữa dé phát huy được hết những tiềm năng trong

việc tổ chức dạy học mà mô hình này mang lại Theo Thông tư só

32/2020/TT-BGDDT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành Chương trình giáo

dục phô thông mới (GDPT 2018) đối với các cấp học trong đó có cấp Trung học phôthông va thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT vẻ tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnhsửa sách giáo khoa: tiêu chuẩn tô chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa: tô chức vàhoạt động của hội đồng quốc gia thâm định sách giáo khoa dé tiễn hành phân bố biên

soạn cho chương trình mới Đến ngày 28/01/2022, Bộ Giáo dục vả đảo tao ra quyếtđịnh 442/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ

sở giáo dục phô thông, và quyết định số 692/QD-BGDDT ngày 11/3/2022 về việc

phê duyệt bô sung danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phô

thông, trong đó có quyền Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo) do các tác giả Tống Xuân

Tám (Chủ biên) Lại Thị Phương Ánh, Trần Hoàng Đương và Phạm Đình Văn Trong

năm học 2022 — 2023, quyền sách trên được đưa vào áp dụng chính thức và rộng rãi

tại các trường Trung học phô thông trên cả nước.

Vì vậy dé tài: “Vận dung mô hình VESTED dé thiết kế các hoạt động họcthuộc Chương 4 Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, Sinh học 10.” đượcthực hiện nhằm tìm ra những giải pháp mới hiệu quả hơn, có tính ứng dụng cao hơn

giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực tiếp thu được các kiến thức hàn lâm, khơi

gợi được nguồn cảm hứng, niềm say mê đôi với bộ môn Sinh học thông qua các hoạt

động tìm hiểu vẻ thế giới sống Đồng thời, vận dụng mô hình VESTED trong thiết kế các hoạt động học ở chú đề Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào nhằm phát

triển các năng lực của học sinh theo các yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018

(năng lực giải quyết van dé và sáng tao, năng lực giao tiếp và hợp tác, ) Qua đó,

Trang 13

học sinh có thé giải quyết các vẫn dé có liên quan đến kiến thức sinh sản cúa sinh vật

trong bộ môn Sinh học lớp 10 theo chương trình Giáo dục phô thông 2018 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo Những lí đo trên đã chứng minh rằng, việc thực hiện đề tài là

vô cùng cấp thiết trong nhu cầu đôi mới về giáo dục ngày một tăng cao.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng được mô hình VESTED trong thiết kế các hoạt động học phát triểnnăng lực thuộc Chương 4 Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, Sinh học 10

đạt hiệu quá.

3 Giả thuyết khoa học

Các HS sau khi được dạy nội dung Chương 4 Chu kì tế bào, phân bào và công

nghệ tế bào, Sinh học 10 — Bộ sách Chân trời sáng tạo, Chương trình giáo dục phô

thông 2018 theo mô hình VESTED sẽ đáp ứng tốt quá trình định hướng phát triển NLSinh học cho HS phỏ thông hiện nay Dặc biệt, có thé so sánh và đánh giá mức độ

hiệu quả khi áp dụng ở nhóm lớp Cơ bản và nhóm lớp Nâng cao.

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động học trong nội dung Chương 4 Chu kì tế bào, phân bào và công

nghệ tế bao, Sinh học 10 — Bộ sách Chân trời sáng tạo, Chương trình giáo dục phô

thông 2018.

4.2 Khách thể nghiên cứu

Thực nghiệm nghiên cứu ở trường THPT Chê Ghêvara với 4 lớp thuộc hai

nhóm: Nhóm lớp Nang cao (I0TN2 và 10TN3) và nhóm lớp Cơ bản (LOTNS và

10TN7).

Lớp 10TN2: Si số 45 học sinh.

+ Kết quả học tập HKI: Xuấtsắc 17 Giỏi22 Khá6 Đạt:0.

Lớp 10TN3: Si số 43 học sinh+ Kết qua học tập HKT: Xuấtsắc:l4 Giỏi:24 Kha: 5 Đạt: 0.Lớp 10TN: Si số 47 học sinh

+ Kết quả học tập HKI: Xuấtsắc:5 Giỏi20 Khá:l§ Đạt 4

Trang 14

Lớp 10TN7: Si số 47 học sinh, + Kết quả học tập HKI: Xuat sic:7 Giỏil6 Khá:22 Dat: 2.

5 Pham vi nghién ciru

Dé tài tiền hành vận dung mô hình VESTED đề thiết kế các hoạt động dạy học thuộc Chương 4 Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, Sinh học 10 trong

chương trình “Giáo dục phô thông môn Sinh học 2018” gồm các bài sau đây:

+ Bài 18 Chu kì tế bào.

* Bài 19 Quá trình phân bào.

* Bài 20 Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bảo nguyên phân va

giảm phân

+ Bai 21 Công nghệ tế bao.

Thực trang hiểu biết và áp dung mô hình day học phát triển năng lực ở học sinh(cụ thê là mô hình VESTED) và việc áp dụng bộ sách mới (cụ thê là bộ sách Chântrời sáng tạo) trong môn Sinh học đang công tác tai các trường THPT ở một số tinh,

thành phố.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Khảo sát bằng phiếu hỏi qua Google Form và phiếu hỏi trực tiếp các GV THPT về thực trạng hiểu biết và áp dụng mô hình VESTED dạy học phát triển nang

lực ở HS trong môn Sinh học.

2 Hệ thông hoá cơ sở lí luận và tài liệu liên quan đến mô hình day học theo 6bước phát triển nang lực ở HS (VESTED) cũng như liên quan đến nội dung Chương

4, Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, Sinh học 10 — Bộ sách Chân trời sángtạo, Chương trình giáo dục phô thông 2018

3 Xây dựng các hoạt động học nội dung Chương 4 Chu kì tế bào, phân bào và

công nghệ tế bào, Sinh học 10 — Bộ sách Chân trời sáng tạo, Chương trình giáo dục

phô thông 2018 theo mô hình day học theo 6 bước phát triển năng lực ở HS

(VESTED).

1 Thực nghiệm su phạm tại trường THPT Chê Ghévara, huyện Mo Cay Nam,tính Bến Tre với 4 lớp thuộc hai nhóm chuyên biệt: nhóm Cơ bản (L0TNS và 10TN7)

Trang 15

và nhóm Nâng cao (1OTN2 và I0TN3) về các hoạt động day học nội Chương 4 Chu

kì tế bảo, phân bào và công nghệ tế bào, Sinh học 10 - Bộ sách Chân trời sáng tạo,Chương trình giáo dục phô thông 2018 theo mô hình day học theo 6 bước phát triển

nang lực ở HS (VESTED) Dánh giá hiệu qua ứng dung mô hình VESTED va qua

trình hình thành, phát triển năng lực Sinh học của học sinh qua bai kiểm tra cuối tiết

vả các công cụ, phương án đánh giá.

7 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu “Chương trình Giáo dục phê thông tổng thé”, đã được Bộ Giáo dục

và Đào tạo chính thức thông qua ngày 26 tháng 12 năm 2018.

Nghiên cứu yêu cầu cần đạt của mạch kiến thức Chu ki tế bào, phân bào và công

nghệ tế bào thuộc chương trình Sinh học 10 trong “Chương trình Giáo dục phố thôngmôn Sinh học 2018” được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức thông qua ngày 26

tháng 12 năm 2018.

Nghiên cứu các tài liệu về “Li luận va phương pháp dạy học Sinh học”, các

phương pháp day học tích cực, day học theo dy án, mô hình dạy học VESTED thuộc

môn Sinh học 10, dé có thêm những hiểu biết và nguồn tư liệu đáng tin cậy vẻ bản

chất của mô hình dạy học này.

Nghiên cửu các tài liệu nước ngoài về phương pháp dạy học áp dụng mô hình

VESTED trong đó tập trung đi sâu vào hiệu quả, dé có cái nhìn đúng đắn, khách quan,

phân biệt được phương pháp này với các phương pháp dạy học khác.

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm

a) Mục đích

Trang 16

Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc hình thành động cơ học tập cũng như thu

hút HS vào hoạt động học của mô hình VESTED.

Đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu cần đạt của nội dung “Chương 4, Chu ki

tế bao, phân bào và công nghệ tế bao” nhờ sự hỗ trợ của mô hình VESTED.

nhóm lớp sẽ chọn 2 lớp mỗi lớp sẽ luân phiên nhau dạy 4 tiết: Lớp đối chứng được

day bằng phương pháp truyền thông Lớp thực nghiệm được day bằng phương pháp

ứng dụng mô hình VESTED theo kế hoạch bài dạy được soạn từ trước Việc này sẽ giúp kiểm tra độ tin cậy và tính thực tiễn của đề tài Cuối cùng, ta đánh giá kết quả

thực nghiệm sư phạm qua các bài kiểm tra phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay

* Phương pháp điều tra cơ bản

a) Mục đích

Có cơ sở thực tiễn đúng về tình hình hiểu biết mô hình day học dé phát triểnnăng lực và mô hình dạy học VESTED và việc áp dụng bộ sách Chân trời sáng tạo trong việc giảng day.

b) Nội dung

Khảo sát các giáo viên đang công tác tại các trường THPT ở một số tỉnh và

thành phô

¢) Cách thức

Điều tra bằng phiếu điều tra, phiếu hỏi, phỏng van Tìm hiểu những thuận lợi.

khó khăn của giáo viên trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề và

phương pháp áp dụng dạy học hiệu qua của bộ sách Sinh học 10 — Chân trời sáng tạo.

Thiết kế phiếu hỏi về mức độ hiểu biết đến mô hình VESTED, mức độ áp dụng

đạy học theo mô hình này ở phỏ thông và kế hoạch bài đạy nội dung Chu ki tế bào,

Trang 17

phân bào và công nghệ tế bào đối với giáo viên tại các trường THPT trong nước và

học sinh các lớp được tiếp cận với mô hình.

* Phương pháp chuyên gia

a) Mục đích

Có cơ sở thực tiễn đúng vẻ tình hình hiểu biết mô hình day học phát triển năng

lực và mô hình dạy học VESTED.

b) Nội dung

Khảo sát các giáo viên đang công tác tại các trường THPT 6 một số tinh và

thành phố

c) Cách thức

Xin ý kiến của giảng viên bộ môn Lí luận và PPDH, thay/cé giáo hướng dan

thực tập sư phạm, các giáo viên có kinh nghiệm ở trường trung học phô thông trongviệc xác định nội dung dé thiết kế chủ đề dạy học Sinh học 10 và tính hiệu quả trong

dạy học của chủ đề đã thiết kế.

* Phương pháp xử lí số liệu

a) Mục đích

Thong kê điểm các sản phẩm học tập, bài kiểm tra và đánh giá của HS để làm

cơ sở cho việc kết luận và báo cáo đẻ tài.

b) Nội dung

Xử lí số liệu điểm, kết quả kháo sát HS và GV băng các phần mềm tin học

c) Cách thức

Xử lí và vẽ biểu đồ từ số liệu khảo sát GV và HS bằng phần mềm Microsoft

Office Excel 2016 Xử lí và vẽ biểu đồ thé hiện điểm của HS bằng phần mềm

Microsoft Office Excel 2016.

Trang 18

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN CUA DE TAI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Từ lâu giáo dục đóng vai trò rất quan trong trong sự phát trién của một dat nước

kỉ nguyên 4.0 hiện nay, đối mới và cải cách giáo dục đã trở thành xu hướng chung

của thế giới Tuy ngành giáo dục ở mỗi nước có những đặc diém riêng biệt, nhưng

chúng déu chia sẻ với nhau một mục tiêu chung là giúp người học làm chủ kiến thức

phô thông, vận dụng hiệu quả kiến thức, ki năng đã học vào đời sông và tự học suốt đời: xây dựng phát trién hài hoà các mối quan hệ xã hội, có tính cá nhân và đời sống

tỉnh thần phong phú Tất cả những điều trên sẽ giúp người học hiểu được ý nghĩa

cuộc song, có động thái đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân

loại Từ đây, thiết kế và thực hiện các chiến lược giáo dục và phương pháp day học

đề đáp ứng được mục tiêu trên là việc rất cần thiết.

Trong quá trình đổi mới giáo dục tại Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu và vận

dụng những phương pháp day học mới vào giảng day dé giúp kích thích học sinh tựphát trién và hoàn thiện bản than, là một trong những mục tiêu được chú trọng hangđầu trong giáo đục nước ta Bên cạnh những mô hình day học tích cực như mô hình

STEM, STEAM, 5E, 7E dang được nghiên cứu và được áp dụng tại Việt Nam, mô

hình day học VESTED cũng là một mô hình day học tích cực mới can được tìm hiểu

và thực nghiệm Sau đây là một sé công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình day

học VESTED:

Công trình Van dung mô hình VESTED trong day học Sinh học 10 Trung học

pho thông nghiên cứu về tiềm năng của việc sử dụng mô hình VESTED trong dạy

học bộ môn Sinh học 10 và đã đặt nền móng cho việc sử dụng m6 hình này vào day

học tại Việt Nam do Lê Thị Phượng Nguyễn Thị Bích Dậu thực hiện năm 2019.

Công trình Li luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học đã dé cập đến các chủ dé cơ bản của lí luận day học đại cương

và những kiến thức lí luận dạy học hiện đại do Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường

thực hiện năm 2016.

Trang 19

Công trình Dạy học phát triển năng lực Sinh học Trung học phổ thông, đã đưa

ra những thông tin, hướng dẫn xây dựng các kế hoạch dạy học theo hướng chú trọng

phat triển năng lực Sinh học phù hợp với đổi mới chương trình giáo đục phd thông

2019-2020 do Dinh Quang Báo (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội Trần Thị Gái.

Nguyễn Thị Việt Nga biên soạn năm 2019,

Công trình Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, đãcung cấp những thông tin về một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Đồngthời đã chinh sửa, bỗ sung, cập nhật nội dung so với phiên bản năm 2010 đo NguyễnLang Binh (Chủ biên), Đỗ Hương Tra, Nguyễn Phương Hồng Cao Thi Thăng thực

hiện năm 2015.

Công trình Thiết kế côn ø cụ đánh giá lớp học trong dạy học sinh học trung học

pho thông, đã nghiên cứu về việc vận dụng linh hoạt, đa dang các phương pháp đánh

giá dé đánh giá lớp học trong việc day học sinh ở trường phô thông do Phan Thị

Thanh Hội, Đỗ Thị Hoài Thu thực hiện năm 2018.

Công trình Nâng cao tính tích cực học tập trong dạy học sinh học pho thôngbằng phương pháp sử dung câu hỏi, đã chứng minh được việc sử dụng câu hỏi, bai

tập trong quá trình day học bộ môn Sinh học giúp học sinh ghi nhớ khái niệm một

cách sâu sac hơn va phát triển năng lực tư duy do Nguyễn Đình Nhâm, Trần Ái Huếthực hiện năm 2011.

Công trình Phát triển nội dung day học dựa trên mô hình biéu diễn trí thức

Knowledge Graph, đã phân tích những lí luận về việc gắn kết tính sư phạm vào trong

nội dung day học và trình bày các quy trình, thủ tục dé xây dựng nội dung day học

Bên cạnh đó, bài bảo cũng trình bảy một khuôn mẫu rõ ràng dé xây dựng nội dung

đạy học trực tuyến đo Lê Đức Long thực hiện năm 2015.

Công trình Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá cho học sinh thông qua dạy

học khám phá theo mô hình Se trong dạy học chương “sinh san” (Sinh học 10), đãđưa ra quy trình và ví dụ VỀ ViỆc sử dụng mô hình day học SE cho một bài dạy “sinhsản” lớp 11 do Ninh Thị Bạch Diệp thực hiện năm 2020.

Trang 20

Tóm lại, trên the giới hiện chỉ ghi nhận được mồ hình dạy học phát triển năng

lực VESTED được sáng lập bởi tác giả Cynthia Cardenas-Kolak vào năm 2006 Cô

đã tô chức các khoá học hướng dẫn các giáo viên vận đụng mô hình này vào trong

dạy học Tiếp đến, tiến sĩ về ngành giáo dục học Michael E Baldwin đã tìm hiéu mối

liên hệ giữa mô hình SE và mô hình VESTED, thông qua đó hướng dẫn cách sử dụng

phối hợp hài hoà giữa 2 mô hình Trong nước, vào năm 2019, người đầu tiên áp dụng

mô hình VESTED trong dạy học môn Sinh học 10 là tác giả Lê Thị Phượng và đến

năm 2020 tác giả Nguyễn Thị Bích Dậu đã vận dụng và tiếp nối những thành công

đó dé hoàn thành luận văn thạc sĩ Tuy đã có các công trình nghiên cứu vẻ lĩnh vựcnay nhưng ở khu vực nghiên cứu và phạm ví nghiên cứu vẫn còn rất hạn chế Vì vậy,chúng tôi có thé khang định dé tài này không bị trùng lập và có tinh mới

1.2 Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.1 Năng lực và day học phát triển năng lực

1.2.1.1 Năng lựcNăng lực được xét trong khía cạnh về tâm lí, giáo dục học Với mỗi cách hiểu

có những khái niệm tương ứng: Trích dẫn trong The Québec program - MOE

Cannada — 2004, “Nang lực có thé được định nghĩa như là một khả năng hành động

hiệu quả bằng sự có gắng dựa trên nhiều nguồn lực”.

Trích từ điển tâm lí học (Vũ Dũng, 2000): “Nang lực là tập hợp các tính chất

hay phẩm chat của tâm lí cá nhân, đóng vai trò điều khiến bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định" Một số chuyên gia khác như

Weinert (2000), De Ketele (1995) cùng đưa ra khái niệm về năng lực John Erpenbeck

với khái niệm: “năng lực được sử dụng như khả năng được quy định bởi giá trị được

tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hoá qua chủ định”; Xavier Roegiers

lại cho rằng năng lực: năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên

lên các nội dung trong một loạt tình huồng cho trước dé giải quyết những van đề do

những tình huéng này đặt ra Như vậy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực,

nhưng tựu chung đều nói đến năng lực là phải nói đến kha năng thực hiện, là phảibiết làm, chứ không chỉ biết và hiểu Từ các định nghĩa năng lực trên, khái quất lại,

Trang 21

Chương trình giáo dục phô thông tổng thé của Việt Nam (2018) đã xác định “năng

lực là thuộc tính cá nhân được hình thành phát triển nhờ tố chat sẵn có và quá trình

học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tông hợp các kiến thức, kĩ năng va

các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công

một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ the”

1.2.1.2 Năng lực của học sinhNăng lực của học sinh là khả nang lĩnh hội kiến thức, làm chủ kĩ năng và có thái

độ phù hợp với lứa tuổi và kết hợp chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công

nhiệm vụ học tập giải quyết hiệu quả những van dé trong cuộc sống thực tế

Năng lực của học sinh có các dau hiệu quan trọng can chú ý sau:

— Là khả năng ứng dụng/vận dụng tri thức và kĩ nang học được dé giải quyết

những van dé của cuộc sống đang đặt ra.

— Là sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ, thẻ hiện ở kha năng hành độnghiệu quả muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ,

ý trí, sự tự tin và trách nhiệm xã hội, ).

— Được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở

trong lớp và ở ngoài lớp học như nhà trường, gia đình, cộng đồng, Chương trình

giáo dục tông thé của Việt Nam ban hành ngày 26/12/2018 đã xác định những năng

lực chung và năng lực đặc thù hình thành và phát triển cho học sinh Trong đó năng

lực chung là những năng lực được hình thành và phát triển thông qua tất ca các môn

học và hoạt động giáo dục, nang lực đặc thù là những nang lực chỉ được hình thành.

phát triển thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định Bên cạnh đó

cân phát hiện và bôi dưỡng năng khiếu của HS

1.2.1.3 Day học phát triển năng lực

Dạy học phát triển năng lực hướng đến việc thông qua những hoạt động cụ thê

HS sử dụng những tri thức học được dé giải quyết những tình huéng do cuộc sốngđặt ra Từ những năm 90 của thé ki trước đã nêu lên hai cách tiếp cận chính: tiếp cậndựa vào nội dung và tiếp cận dựa vào kết quả dau ra hay tiếp cận nang lực, trong đó:Dạy học theo định hướng nội dung lấy kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu hướng tới; do

Trang 22

đó càng cung cấp nhiều nội dung, HS biết càng nhiều càng tốt, Cách day học này

không quan tâm nhiều đến việc vận dụng những kiến thức đã biết và hiểu vào thực

hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình hudng của đời sóng Hệ quả là HS có thẻ biết

rất nhiều nhưng làm thì không được bao nhiêu; kiến thức rất uyên bác nhưng thực

hành rất lúng túng, vụng vẻ

Dạy học phát triển năng lực vì thé quan tâm không chỉ đến các chất liệu (kiến

thức, ki năng, thái độ ) mà rất cần chú ý đến cách thức, phương pháp Sau mỗi giờhọc theo định hướng này, HS không chi được mở mang về tri thức mà còn hiểu vàbiết cách tìm ra tri thức đó; biết trí thức đó giúp được gì cho mình trong cuộc sônghang ngày va dé đi xa hơn trong tương lai Dạy học phát triển năng lực yêu cau HS

tham gia tích cực vào giờ hoc, tự tìm kiếm, phát hiện vấn đẻ, trao đôi, tranh luận dé

đi đến những hiểu biết về kiến thức và cách làm Người GV có vai trò quan trọng

trong việc nêu van dé, giao nhiệm vụ tô chức cho HS làm việc, trao đôi cùng tham gia với HS và nêu lên những nhận xét của mình nếu thay can thiết.

Dạy học phát triển năng lực vẫn coi trọng nội dung kiến thức, tuy nhiên chí mình nội dung kiến thức chưa đủ: cần thay đổi cách dạy và cách học theo hướng

HSchủ động tham gia kiến tao nội dung kiến thức, vận dụng ti thức vào cuộc sống

và hình thành phương pháp tự học dé có thê học suốt đời Có rất nhiều mô hình và

phương pháp được áp dụng, trong đó VESTED là một mô hình phát triển được tôi đa

năng lực của HS, phù hợp với chương trình dạy học và phát trién năng lực

Chương trình Giáo duc phô thông tông thé là chương trình dạy học định hướng

phát triển NL ở HS, nay đã được chính thức thông qua va dan sẽ thay thé cho chươngtrình giáo dục hiện hành, vốn tập trung khai thác vào nội dung giáo dục và dạy học

Những thay đôi bắt đầu từ nội dung được làm ngắn gọn, tập trung vào thực tiễn,

phương pháp dạy học đôi từ việc “GV đóng vai trò chủ dao, là trung tâm của quátrình đạy học” sang “HS đóng vai trò trung tâm, chủ thể tích cực trong việc tìm hiểu

lĩnh hội kiến thức”, các hình thức tô chức lĩnh hội kiến thức được mở rộng, HS không

nhất thiết phải học tập trên lớp mà có thê học tập thông qua hệ thống trực tuyến từ

xa, qua các hội thảo nghiên cứu khoa học hay các hoạt động ngoại khoá, từ đỏ cho ra

Trang 23

đời các phương pháp đánh giá hiện dai, phan làm 2 nhóm chính là đánh giá thường

xuyên (đánh giá dựa trên sản phẩm học tập nhờ rubric, checklist, ) và đánh giá định

Kì (trắc nghiệm khách quan )

Tắt cả những yếu tố trên đã đưa đến một hệ qua, đó là sự thay đôi của mục tiêu đạy học và giáo dục Đối với chương trình hiện hành, mục tiêu đạy học được xem như thành phan đầu vào, bao gồm “kiến thức”, “kĩ nang”, “thái độ", ta không cần

phải đặt nặng và có phương pháp theo dõi đánh giá cụ thê thì chương trình 2018 lại

trái ngược hoàn toàn, mục tiêu cần phải được thé hiện chi tiết, ta có thé đo lường,đánh giá, theo sát được mức độ tiễn bộ của HS, từ đó mục tiêu được coi là cầu trúcđầu ra, bao gồm “nding lực chung”, “năng lực chuyên biệt” và “phẩm chat” (phamchất thực ra không thuộc nang lực nhưng nó ứng với thái độ) Ta có thé hệ thôngcấu trúc NL ứng với mục tiêu theo Chương trình GDPT tông thẻ 2018 như sau

Kiến thức là công cụ rất can thiết giúp cho chủ thê xác định, hiểu rõ bản chất của van dé, bao gồm hai loại chính là kiến thức phé thông và kiến thức chuyên môn, sau này được xem xét tái cấu trúc, hình thành lại NL chuyên biệt NL chuyên biệtchỉ được lĩnh hội và tích góp theo thời gian khi người học tham gia một lĩnh vực haymôn học xác định trong nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có trường học Chúng được phân loại ra thành rất nhiều nhóm NL nhỏ ứng với yêu cầu của chương trình GDPT mới (ta dé cập phan dưới).

+ Tai cấu trúc và mô tả lại thật chỉ tiết x

‡ Kĩ nang | Năng lực chung

(2096) (2018)

Hình 1.1 Sơ đồ chuyển đỗi từ thành phần đầu vào của chương trình

hiện hành sang thành phân đầu ra (năng lực) của chương trình mới

(Bộ Giáo dục và Đảo tạo, 2020)

Trang 24

Kĩ năng là tập hợp các kĩ xảo cúa chủ thé, chủ thé phải học cách kết hợp hiệuquả chúng với nhau để hoàn tất hoạt động ít tốn công sức, hiệu qua, kip tiên độ

Chương trình GDPT mới lại chú trọng cau trúc đầu ra của kĩ năng hơn, đó là NL

chung cũng bao gồm các nhóm năng lực khác nhau Dây là các NL ai cũng phải có

dé hoạt động và sinh hoạt bình thường trong xã hội này (suy nghĩ độc lập, có chính

kiến riêng, biết sử dụng các phương tiện liên lạc, giao tiếp, )

Thái độ là phương điện nhìn nhận theo hướng chủ quan của cá thé về mọi mặt

(công việc, xã hội, ) Nó chi phôi hành động, cảm xúc và cách hành xứ với van đề.

Nếu thái độ chỉ mang tính nhất thời, thì đầu ra của nó là phẩm chất - thứ tính chat,

tư cách đạo đức bên trong con người, tôn tại bền vững

1.2.1.4 Năng lực Sinh học trong chương trình Giáo duc pho thông 2018

Bảng 1.1 Ba thành phần năng lực đặc thù môn Sinh học(Trích: Chương trình Sinh học Giáo dục phỏ thông 2018)

_ Thành phần năng

Nhận thức Sinh học

Trinh bày, phân tích được các kiến thức sinh học cốt lõi và

các thành tựu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực Cụ the

nhu sau:

—Nhan biết, kể tên, phát biéu, nêu được các đối tượng, khái

niệm quy luật, quá trình sống.

— Trình bay được các đặc diém, vai trò của các đối tượng và

các quá trình sông bang các hình thức biểu đạt như ngôn

ngữ nói, viết, công thức, sơ đỏ, biểu dé

— Phân loại được các đối tượng hiện tượng sống theo cáctiêu chí khác nhau.

— Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật,

quá trình theo một logic nhất định

— So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ

chế, quá trình sông dựa theo các tiêu chí nhất định.

Trang 25

~ Giải thích được môi quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng

(nguyên nhân — kết quả, cấu tạo — chức năng ).

— Nhận ra và chinh sửa được những điểm sai; đưa ra được

những nhận định có tính phê phán liên quan tới chủ dé trongthảo luận.

— Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết

noi được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi

đọc vả trình bảy các văn bản khoa học; sử dụng được các

hình thức ngôn ngữ biéu đạt khác nhau

giả thuyết nghiên cứu.

— Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội

dung nghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp

(quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng van, hồi cứu tư

liệu ): lập được kế hoạch trién khai hoạt động nghiên cứu

~ Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kếtquả tong quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quadựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thong

kê đơn giản; so sánh được kết quả với giá thuyết, giải thích,

rút ra kết luận và điều chỉnh (nêu can); dé xuất được ý kiến

khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu hoặc van dénghiên cứu tiếp.

Trang 26

Vận dụng kiến thức,

kĩ năng đã học

17

~ Việt, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dung được ngôn

ngữ hình vẽ, sơ đô biéu bang đê biéu đạt quá trình và kếtquả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được

với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra dé tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục.

Vận dụng được kiên thức, kĩ năng đã học đẻ giải thích, đánhgiá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong doi song;

có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp Cụ thê như sau:

~ Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiệntượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sông, tác động

của chúng đến phát triển bền vững: giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù

hợp.

— Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một

số giải pháp dé bảo vệ sức khoẻ ban thân, gia đình va cộng

đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đôi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát trién bền vững.

1.2.1.5 Năng lực chung đôi với cap Trung học phô thông trong chương

trình Giáo duc phố thông 2018

Bang 1.2 Năng lực chung đối với cấp Trung học phố thông trong

chương trình Giáo dục phổ thông 2018(Trích Chương trình Tông thẻ Giáo dục phé thông 2018)

Năng lực Biểu hiện

- Năng lực tự chủ và tự học

| Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản

Tự lực thân trong học tập và trong cuộc sống: biết giúp đỡ người

sông ¥ lại vươn lên dé có lôi sông tự lực.

Trang 27

Biết khang định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp

với đạo đức và pháp luật.

— Đánh giá được những ưu điềm và hạn chê vê tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

— Biết tự điều chính tình cảm, thái độ hành vi của ban thân:

luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

— Sin sang đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập va đời sông.

~ Biết tránh các tệ nạn xã hội.

— Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá

nhân cần cho hoạt động mới, môi trưởng sông mới.

~ Thay đôi được cách tư duy, cách biểu hiện thái 46, cảm

xúc của bản thân dé đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnhmới.

= Nhận thức được cá tính và giá trị sông của bản thân.

~ Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động,

về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề

~ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học

phô thông: lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học

~ Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết qua đã đạt

được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục

những hạn chế

~ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tap; hình thành

cách học riêng của bản thân: tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù

Trang 28

| Năng lực giao tiếp và hợp tác

Xác định mục đích,

nội dung, phương

tiện và thái độ giao

bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của

mình, rút kinh nghiệm dé có thé vận dụng vào các tìnhhuéng khác; biết tự điều chỉnh cách học

~ Biết thường xuyên tu đưỡng theo mục tiêu phan đấu cánhân và các giá trị công dân.

— Xác định được mục đích giao tiép phù hợp với đôi tượng

và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn dé

đạt được mục đích trong giao tiếp.

~ Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và

các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối

tượng giao tiếp.

~ Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học,

nghệ thuật phù hợp với khả nang và định hướng nghề

nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các

loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

~ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện

phi ngôn ngữ đa dang dé trình bày thông tin, ý tưởng và dé

nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghe

nghiệp.

~ Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm

xúc, thái độ khi nói trước nhiêu người.

của người khác.

Trang 29

~ Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa ban thân với

người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết

cách hoá giải mâu thuẫn.

Biệt chủ động de xuât mục đích hợp tác đê giải quyét một

van dé do ban thân và những người khác dé xuất; biết lựa

chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu

cau và nhiệm vu

Phân tích được các công việc can thực hiện dé hoàn thành

nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của

nhóm Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc

của từng thành viên trong nhóm dé dé xuất điều chỉnh

phương án phân công công việc và tô chức hoạt động hợp

tác.

Biệt theo dõi tiên độ hoàn thành công việc của từng thành

viên và cả nhóm dé điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm

tôn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành

— Có hiệu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nha trường,

địa phương.

~ Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học

tập và định hướng nghẻ nghiệp của mình và bạn bè

Trang 30

Năng lực giải quyết van dé và sáng tạo

Biệt xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới va phức tap

từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn

thông tin độc lập dé thay được khuynh hướng và độ tin cậycủa ý tưởng mới.

Phân tích được tinh hung trong học tập, trong cuộc sông:

phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

trong cuộc sống.

Nêu được nhiêu ý tưởng mới trong học tập và cuộc sông;

suy nghĩ không theo lỗi mòn; tạo ra yếu tổ mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nỗi các ý

tưởng; nghiên cứu dé thay đôi giải pháp trước sự thay đôi

của bồi cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

dé; biết dé xuất và phân tích được một số giải pháp giải

quyết van đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất

— Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hìnhthức, phương tiện hoạt động phù hợp.

~ Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực)

can thiết cho hoạt động.

~ Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vẫn đề cho phù hợp với hoàn

cảnh dé đạt hiệu quả cao

— Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.

Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dé dang chấp nhận

thông tin một chiều: không thành kiến khi xem xét, đánh

giá van dé; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng

thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại van đề.

Trang 31

1.2.1.6 Phẩm chất chủ yếu đối với cấp Trung học phổ thông trong chươngtrình Giáo dục phô thông 2018

Bang 1.3 Phẩm chat chủ yếu đối với cấp Trung học phổ thông trong chương

trình Giáo dục phô thông 2018

(Trích Chương trình Tông thé Giáo dục phô thông 2018)

Phẩm chất

~ Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các

hoạt động bao vệ thiên nhiên.

— Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện cácquy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà

nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

— Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác Yêu nước tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các đi sản

văn hoá.

~ Dau tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnhthô, biên giới quốc gia các vùng biên thuộc chủ quyền và

quyền chủ quyên của quốc gia bằng thái độ và việc làm

phù hợp với lứa tuôi, với quy định của pháp luật

— San sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tô quốc

~ Quan tâm đến môi quan hệ hài hoà với những người

khác.

Yêu quý ~ Tôn trọng quyên và lợi ích hợp pháp Gia mọi người; đầu

; | tranh với những hành vi xâm phạm quyền va lợi ich hợp

KH ớờu pháp của tô chức, cá nhân.

— Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các

hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng

sự khác | cảnh sông, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

Trang 32

— Cụ ý thức đõnh giõ diđờm mạnh, diờm yởu của ban thón,

thuận lợi, khụ khăn trong học tập dờ xóy dựng kế hoạch

— Nhận thức vỏ hỏnh động theo lẽ phải.

~ San sỏng dau tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tot.

— Tự giõc tham gia va van động người khõc tham gia phõt

hiện, dau tranh với cõc hỏnh vi thiếu trung thực trong học

tập vỏ trong cuộc sống cõc hỏnh vi vi phạm chuón mực

đạo đức vỏ quy định của phõp luật.

~ Tợch cực tự giõc vỏ nghiởm tỷc rộn luyện tu dưỡng đạo

đức của bản thón.

— Cụ ý thức sử dụng tiền hợp lợ khi ăn uờng, mua sắm đồ

ding học tap, sinh hoạt,

của bản than.

Trang 33

Có trách | - Có ý thức làm tròn bồn phận với người thân và gia đình.

nhiệm với | — Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện

gia đình | kế hoạch chỉ tiêu hợp lí trong gia đình

— Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các

Có trách | hoạt động công ích.

nhiệm với | — Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các

nhà hoạt động tuyên truyền pháp luật

trường và | — Đánh giá được hành vi chấp hành ki luật, pháp luật của

xã hội bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô

kỉ luật, vi phạm pháp luật.

— Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đổi với sự phát triển ben

vững: có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh

Huỳnh et al., (2018), “Phuong pháp day học được hiểu là cách thức, là con

đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định,nhằm đặt tới mục dich day học"

1.2.2.2 Phương pháp day học phát triển năng lực ở học sinh

Trang 34

| Định hướng tích hợp khoa học, |

| công nghệ, kỸ thuật, toán hoc (STEM) |

| Quan điểm day học phát triển năng lực |

phương tiện dạy học

-verses muyn Hiện ee

CQuAcseteeaguauaa thong Gab Te par = the

^¬—

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc mô hình dạy học phát triển năng lực ở HS

(Bộ Giáo duc và Đảo tạo, 2020)

* Xét ở góc độ vĩ mô, ta có 1 thành phần là quan điểm dạy học.

PPDH theo mô hình phát triển năng lực ở HS phô thông thực chất không phải

là từ bỏ các PPDH và KTDH truyền thống mà chỉ là việc cái tiền chúng theo định

hướng của các quan điểm day học mới Đặc biệt 4p dụng các KTDH và mô hình lí

thuyết của PPDH (quan điểm day học) sao cho phù hợp là van dé chủ chốt trong việc phát triên NL ở HS Ngoài ra, quá trình cải tiến này cũng phải đi kèm với sử

dụng linh hoạt các phương tiện day học và các hình thức tô chức lớp học Ta có thé

thấy được điều này thông qua sơ đô cấu trúc của PPDH theo mô hình phát triên NL

ở HS pho thông như sau

Quan điểm day học là những định hướng bao quát nhất, chi phối việc lựa chonphương pháp day học, các bước day học và hình thức tô chức của nó Từ đây giúp

GV va HS hình dung ra được vai trò và nhiệm vụ của mình trong tiến trình dạy học.

Đối với quan điểm day học phát triển năng lực, ta có thê kể đến 2 mô hình lí

thuyết của PPDH tiêu biểu đó là:

+ Mô hình định hướng tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ.

kĩ thuật, toán học, gọi tắt là STEM

+ Mô hình dạy học phát huy tính tích cực ở HS (Instructional model):

Trang 35

Là những mô hình có sử đụng những phương pháp va kĩ thuật day học theo định

hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo tích cực hóa nhận thức của người học với

quan điểm "học sinh là trung tâm của quá trình day học”

Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này được sử dụng linh hoạt chúng thường bô

trợ cho mô hình STEM.

Có rất nhiều mô hình dạy học phát huy tính tích cực ở HS Ta có thé kể đến mô

hình dạy học theo 5 bước (SE), tiến trình bài day trong kế hoạch bài dạy theo Công

van 5512 và mô hình VESTED đang được nhóm nghiên cứu thực hiện.

* Xét ở góc độ trung gian, ta có PPDH và 2 thành tố đi kèm, liên quan mật thiếtđến PPDH, đó là các bước day học và hình thức tố chức day học

Các PPDH cụ thé là quy định về các bước thực hiện phương pháp, song song

với các hoạt động của GV và HS sao cho đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra ban

đầu, phù hợp với đặc điểm lớp học hình thức tô chức lớp học Trong PPDH phát triển

NL ở HS Ta cần chú trọng việc thay đôi linh hoạt giữa các PPDH truyền thong (dùnglời, trực quan, ) với các PPDH hiện đại dé đảm bảo một nguyên tắc vàng “Ty bảnthân HS phải chủ động tim tòi kiến thức dưới sự định hướng của GV”

* Xét ở góc độ vi mô, ta có KTDH và kĩ thuật sử dung phương tiện day học.

Các KTDH cụ thê là cách thức hoạt động của GV ứng với từng hoạt động lớn

Chúng là những thành tổ nhỏ của PPDH, chính vì thé cũng sẽ tồn tại những KTDH

cô điện (nghiên cứu SGK, hỏi đáp, ) và những KTDH hiện đại Ví dụ: Trong PPDH

khám phá sẽ có những KTDH như chia nhóm, mảnh ghép, Think — Pair - Share, Cùng với nhau, chúng điều khiển quá trình day học dé giúp hoạt động diễn ra đúng

theo PPDH đã định hướng từ trước.

Những yếu tổ trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, bê sung, qui định lẫn nhau

và ảnh hưởng đến cả hình thức tổ chức day học và kĩ thuật sử dụng phương tiện

dạy học.

1.2.3 Mô hình day học VESTED

VESTED là một mô hình dạy học dựa trên nên tảng nghiên cứu (research based

learning), trong đó HS học tập, nghiên cứu và đem lại sự đa dạng và sức mạnh cho

Trang 36

lĩnh vực học tập cúa họ Ở phương pháp này người GV không những phải học cách

đáp ứng mọi nhu câu học tập của HS mà còn phải cung cấp thêm những thách thức

nhằm phát huy tối đa năng lực của HS Mỗi PPDH có những ưu điểm và hạn chế

trong phát triển năng lực của HS, được thé hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4 Kết quả nghiên cứu hiệu quả của các PPDH

(theo Nguyễn Thị Bích Dậu, 2020)

Trang 37

| Thang: A.Xuấtsắc B:Khá C:Trungbình D:Yếu

Nhìn vào bang, ta có thé nhận rõ những điểm mạnh và hạn chế của các nhóm

PPDH với việc thực hiện mục tiêu Trong đó PPDH tương tác, học trong hành động

có nhiều điểm mạnh giúp HS hình thành và phát triển tốt cả lĩnh vực nhận thức, lĩnhvực tình cam, lĩnh vực tâm vận M6 hình VESTED không chỉ có được những điểmmạnh của PPDH này mà nó còn là sự kết hợp tất cả các PPDH một cách phù hợp

theo định hướng hướng phát triển năng lực toàn điện của HS dé việc học đạt hiệu

quả cao nhất

1.2.3.1 Các bước cơ bản của mô hình VESTED

VESTED là từ viết tat của V — View, E — Experience, S§ — Speaking, T —

Transform, E — Extend, Ð — Deliver Mô hình VESTED gồm 6 bước sau:

Bang 1.5 Sáu bước cơ bản của mô hình VESTED

Các bước Nội dung các bước Ý nghĩa

- Cung cấp cho HS tông |— Cung cap cho HS cái nhìn

quan về nội dung mà HS sắp | tông quát về chủ dé sắp được

được học hoặc làm trong bài | học.

V-—View

học (Ví dụ: Qua video clip, | — Giúp tái hiện cho HS nhữngqua các đoạn thông tin khái | kiến thức đã biết có thé liên quát, ngắn gọn } quan đến chủ đề bài học.

Trang 38

mới và Kĩ năng mới thông

qua những hoạt động cụ thê:

~ HS được chia sẻ, giải thích

cũng như thé hiện sự hiểu biết của mình sau các hoạt

— HS có cơ hội được trải

nghiệm đề tìm ra nội dung của

bài học.

— Phát triển các ki năng xã hội

và các moi quan hệ giữa các

~ Liên kết tat cả người học.

— Tăng cường ý nghĩa của bài

học.

~ Phân biệt cho HS kiến thứcchuân mang tính học thuật vàkiến thức chưa chuẩn

Trang 39

Dựa trên nhu cầu học tập

khác nhau của HS, HS có cơ

hội được tìm hiệu thêm kiến

thức ở mức độ sâu và rộng

hơn dựa trên những kiến

thức cơ bản vừa học được

thông qua: Problem

-solving (Giải quyết vấn đề)

HS được khuyến khích để

chia sẻ những kiến thức học

được sau bài học bằng cách:

Hand outs (Hoàn thànhphiếu học tập).

— Tăng cường ý nghĩa của bài

nhìn lại kiến thức cơ bản của

bài học.

~ Mỡ rộng kiến thức

~ Cung cấp cho HS quyền tự

chủ trong suy nghĩ.

— Liên kết tât cả người học.

~ Tạo cơ hội cho HS được thẻ

hiện sự thành thạo và chắc

chắn và kiến thức và kĩ năng

đã học.

~ Công nhận sự thành công

trong học tập đối với HS.

1.2.3.2 Hướng dẫn thực hiện một số hoạt động tương ứng với các bước trongday học triển khai mô hình VESTED theo chương trình Giáo duc phổ thông 2018

Trang 40

Cách thực hiện

GV nêu một chủ đề cụ théChia nhóm HS, thành nhóm 4 HS.

trong một phút HS lần lượt viết các ý

quan đến kiến thức bài học GV có thể

tham khảo trên các nguồn, trang web

như Safari, Montage, Discovery

streaming, youtube.

HS hoạt động nhóm hai người Mỗi HS

lần lượt nói hết ý hiểu của minh về chủ

dé cho sẵn.

HS nghe nhạc và tưởng tượng GV có

thể ứng dụng vào các hoạt động khác

nhau.

Hoạt động trải nghiệm (thí nghiệm.

hoặc làm việc với đồ dùng, thiết bị thí

Viết ý chính lên mặt trái của tờ giấy và

các ý nhỏ (chỉ tiết) lên mặt phải của

Ngày đăng: 01/02/2025, 00:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w