1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Tìm hiểu những hành vi chưa ngoan do cách ứng xử của cha mẹ ở thiếu niên tại một số trường THCS nội thành Tp. HCM

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Những Hành Vi Chưa Ngoan Do Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Ở Thiếu Niên Tại Một Số Trường THCS Nội Thành Tp. HCM
Tác giả Nguyen Thi Thin Kim
Người hướng dẫn THS. Tran Thi Thu Mai
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 47,08 MB

Nội dung

Chính vì những lý do trên mà người nghiên cứu đã chọn để tài “Tir hiểu những hành vi chưa ngoan do cách ứng xử của cha m ở thiếu niên tại một số trường trung học cơ sở nội thành Thành ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO

TRUONG DẠI HỌC &U PHAM TPHỒ Chi MINH

KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC

CC5C5E)E)R)

NGUYEN THỊ THIÊN KIM

LUẬN VAN TỐT NGHIỆP DẠI HỌC

Chuyên Ngành: TÂM LÝ HỌC

Người hướng din khoe hoc:

THS TRAN THỊ THU MAI

THÀNH PHO HỘ CHỈMIN :

2008 THU-VIEN

Trveegy Bai Hoe Su Phạm

T? 4O-CMI-MINM

Trang 2

-000 MỞ ĐẦU FUME) bs cit od a), (5, | | — — 1

IV ĐỐI TƯỢNG VA KHÁCH THE NGHIÊN CỨU 22- 2222214122212 4

VGII THUYETNGHRENEUD-:sẪCkjob2áCS0S.bsxsg 5 NCT TUT) ý CÀ Ni mS 5

is 1n Pep TE an |: | | ———rreessseesseesees 5

Vill) KẾ HOẠCH NGHIÊN CUU is 56G02206260556616 0000660620006 aati: §

NOI DUNG

Chương 1: LICH SU NGHIÊN CỨU VAN DE

1.1 Một số nghiên cứu vé hành Vi ccsceceecesssseceessecerenssecenssscssenssasenecsscesssanceneenes 9

1.2 Một số nghiên cứu về gia đình - mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tuổi thiếu

DI 615076607 Q178i814061488010ã5601070991000S8YA5451056%5W660009880/06102611888091880 H

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Một số nghiên cứu về vấn để nhân cách và hành vi trong tâm lý học l5

1.L1 Một $ố vấn GB về nhân CHD cás‹occccccccc ái 6ccceeectiocccccicoeccesieoocsossecy seo 15BPR LE SY Ct về LẠ 1Ÿ a ne 16

2.1.3 Trẻ chưa ngoan và hành vi chưa ngoan -.- 5-5-5 eereree 19

2.2 Vấn dé ứng xử của cha mẹ với thiếu niên - 2Ä S122 2 111 xe 23

57.) Văn GS Gag xe ong lâm lý BỌQG24201266005GGi220122000aGiG61Addđ 23

Trang 3

2.2.2 Vấn để ứng xử của cha mẹ với thiếu niên 2-2 Sexy 25

2.3 Một số nguyên tắc ứng xử của cha me để giáo dục hành vi đạo đức cho

ee 30

2.4 Cơ sở phân chia khách thể nghiên cứu «xzxterxzrxrerrrrrrrse 32

ZS Các MGT nộ CÔN ÔN G0 24211000 (áea sa 8:42 35

Chương 3: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên trong đời sống hang ngày 36

ORD a —=——=—=——ee 36

3.1.2 So sánh sự khác biệt cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên theo các tiêu chí

LỆ VÀ 1200000000220 POD ER EEA EROR TER ODN OR Ce eA SR ERNE ORS POO 37 3.2 Hanh vi chưa ngoan của thiếu niên do cách ứng xử của cha ME 52

3.4 Các vấn để trong cuộc sống của thiếu niên gặp phải những cách ứng xử của

cha mẹ và dẫn đến những hành vi chưa ngoan 5-5552 c2 67

3.4.2 So sánh các vấn để theo các tiêu chí để ra 5-2 Szvxrzsrrrrs 68

3.4.3 So sánh các vấn để trong cuộc sống của thiếu niên với cách ứng xử của

Cha WU ES Le sdtQcciasxaudsciadtaksstaawdagadaalcassta 7I

3.5 Lý do thực hiện hành vi chưa ngoan của thiếu niên 55-555 74

3.5.2 So sánh lý do thực hiên hành vi theo các tiêu chí - - 55555 75

3.5.3 So sánh lý do thực hiện hành vi với hành vi chưa ngoan của thiếu niên 793.6 Suy nghĩ của thiếu niên về những hành vi chưa ngoan của mình 81

361 TỔng GONG seco ciscsassipitsnecanmncennanmnan emcees 8!

Trang 4

3.6.2 So sánh sự khác biệt suy nghĩ về những hành vi của thiếu niên theo các

tiên Choiá2)1046100601066000166Lx0ã6/0)9066/0401)18304100606À00ã0643i5iìi4Xã0% 83

3.6.3 So sánh giữa suy nghĩ về hành vi chưa ngoan va hành vi chưa ngoan của

| Le 86

3.7 Mong muốn của thiếu niên về cách ứng xử của cha mẹ -5- 88

9:7 .Xiếp tế Nagin ;<c: —<4::2<6- c2 acai eat eee aed tacos nami 88

3.7.2 So sánh mong muốn của thiếu niên về cách ứng xử của cha mẹ theo

CC TO Co neav vá ny6ï 260 G16160%29040200515166664262s244ox66664685605/gi00242ốj56 89

TLUAN

SN SH ae ae eae RARE ER ONC ESET ANTE Sere 822903145 104

3 Hạn chế của dé tài và để nghị cho các nghiên cứu sau -.5-.- 106

TẠI VIÊN PHAM KH D leeeneeeeanseesseneseoiieetioepruepeissseesskei 107

Dib OL: ee 107

PHT Nếu ipa D00 64016692426 6s0 026660 vaubsep ducted bakeaspcowenaceasspetiackens 108

TX | RRR Feces ern ee acer GXxássáil&oGGaiGaiitsGtisá(siiiX4däes 108

PHU LUC

Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến — Phiếu tự thuật - - 552555215552 109

Eby 1ụb 2 Kết đã cáp Făng từ HÙNG eeauecoceeaeaoeeeoeeokoeooceeseso 114

Phụ lục 3: Một số các bảng kết quả

Trang 5

MỞ ĐẦU

I- LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Vấn để chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đã được nhiều nước trên thế giới

quan tâm, xác định rõ rang trong nhiều công ước quốc tế và các văn bản pháp luật

Ơ Việt Nam, trong luật bảo vệ , chăm sóc và bảo vệ trẻ em ban hành ngày

12/8/1991 của nhà nước ta đã quy định rõ “Trẻ vị thành niên chưa phải làm nghĩa vụ

công dân nhưng có quyền đẩy đủ : được bảo vệ tính mạng, học tập, giáo dục, đào tạonghề, chăm sóc y tế, hưởng thụ văn hoá và phúc lợi xã hội; được sống trong gia đình

với cha mẹ, anh em v.v" Đồng thời Luật “cũng nêu rõ bổn phận của trẻ em” là yêu qúy, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, đoàn kết với

bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật v.v”, Như vậy luậtpháp nhà nước ta đã khẳng định trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát

triển thể chất, trí tuệ, đạo đức đồng thời được giáo dục để trở thành những con ngoan

trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội.

Truyền thống đạo đức của người dân Việt Nam từ bao đời nay cũng để cao

việc giáo dục và rèn luyện đạo đức, hành vi của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với các

chuẩn mực của xã hội Đặc biệt, trẻ em nói chung và thiếu niên nói riêng cẩn được quan tâm uốn nắn để có những hành vi phù hợp với lứa tuổi như “kính trên, nhường

dưới", “đi thưa về trình”, chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ v.v

Mặt khác, với đời sống ngày càng nâng cao, các bậc cha mẹ đã có rất nhiều sựquan tâm đến con cái không chỉ vé vật chất mà còn cả vấn để giáo dục trẻ Theo

nghiên cứu của nhà giáo Quốc Chấn- Hội Tâm lý giáo dục tỉnh Thanh Hoá thì có hơn

90% gia đình được để cập tới trong để tài “Vấn để gia đình giáo dục con em là học

sinh phổ thông hiện nay” “thường quan tâm đến những chuyên mục giáo dục trẻ trên

các phương tiện thông tin đại ching” và “ phần đông các bậc bố mẹ đều tỏ ra lo lắng,

mong muốn sao cho con cái học hành giỏi, đạo đức hạnh kiểm tốt và đến tuổi trưởng

thành thì có công ăn việc làm ổn dinh”.[41,15]

Thế nhưng trên thực tế, qua các số liệu, các bài báo chúng ta vẫn nhận thấy

một thực trạng báo động về hành vi của trẻ Theo công trình nghiên cứu “Nhận diện

và dự báo về cấu trúc và chức năng gia đình ở thành phố Hé Chí Minh" của PTSNguyễn Minh Hoà năm 1995-1997 đã quan tâm khảo sát vể mức độ cự cãi của con

Trang 6

cái đối với cha mẹ "có hơn 50% con cái cãi lại cha mẹ ” và đưa ra nhận định “con cái

họ hiện nay khó dạy bảo hơn trước °.| 13]

Tại sao lai có mâu thuẫn giữa sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục vé mọi mặt

của cha mẹ dành cho trẻ với hành vỉ của trẻ phải chăng là do cách ứng xử của cha mẹ

với trẻ trong cuộc sống hàng ngày chưa phù hợp nên tạo ra sự phản ứng ở trẻ bằng

những hành vi chưa ngoan?.

Chính vì những lý do trên mà người nghiên cứu đã chọn để tài “Tir hiểu

những hành vi chưa ngoan do cách ứng xử của cha m ở thiếu niên tại một số trường

trung học cơ sở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh” để nhằm tìm hiểu mức độ, lý docủa các hành vi chưa ngoan của thiếu niên hiện nay; mối quan hệ giữa hành vi chưa

ngoan của thiếu niên với cách ứng xử của cha mẹ trong đời sống hàng ngày; từ đó

góp phần tim ra những nguyên tắc và biện pháp để giáo dục hành vi cho thiếu niên

trong gia đình đạt hiệu qua hơn.

H- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

I Tìm hiểu những cách ứng xử của cha mẹ với !hiếu niên trong đời sống hàng

ngày,

2 Tìm hiểu những hành vi chưa ngoan ở thiếu niên do cách ứng xử của cha mẹ

3 Tìm hiểu lí do của những hành vi chưa ngoan ở thiếu niên

4 Tìm hiểu suy nghĩ của thiếu niên về những hành vi chưa ngoan của mình

5 Tìm hiểu mong muốn của thiếu niên về cách ứng xử của cha mẹ với mình trong

cuộc sống hàng ngày.

6 Đưa ra những để xuất- định hướng cho việc giáo dục hành vi của thiếu niên

trong gia đình.

HI- NHIỆM VỤ NGHIÊN COU

i Nghiên cứu lý luận

1.1 Một số vấn dé về nhân các và hành vi

- Một số vấn để về nhân cách.

- _ Một số vấn để về hành vi : Khái niệm - Sự phát triển tâm lý hành vi con

người — Phân loại hành vi.

- Tré chưa ngoan và hành vi chưa ngoan của trẻ - Khái niệm trẻ chưa ngoan,

hành vi chưa ngoan- Các hành vi chưa ngoan ở trẻ thiếu niên.

Trang 7

1.2 Vấn để ứng xử của cha mẹ và con cái là thiếu niên.

Vấn để ứng xử trong tâm lý học - Khái niệm - Đặc trưng của ứng xử - Các

kiểu ứng xử

- Van dé ứng xử của cha mẹ với thiếu niên

+ Một số đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi có ảnh hưởng đến hành vi

của thiếu niên

+ Cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên.

+ Những hành vi chưa ngoan của thiếu niên do cách ứng xử của cha

mẹ.

1.3 Một số nguyên tắc ứng xử của cha mẹ để giáo dục hành vi đạo đức chothiếu niên

2 Nghiên cứu thực tiễn.

Tìm hiểu chung trên toàn mẫu khách thể về các mục đích để ra

So sánh giữa các nhóm học sinh

2.2.1 So sánh sự khác biệt vé các hành vi chưa ngoan, mức độ và lý do của

những hành vi đó theo các tiêu chí.

- Gidi tinh: Nam- Nữ

- Vj trí trong gia đình (con một, con cả, con út hay con thứ),

- Hai giai đoạn phát triển của lứa tuổi: (12- 13 tuổi) và (14-16 tuổi)

- Nhóm nghề của cha

- Nhóm nghề của mẹ

- Trình độ văn hoá của cha, mẹ

- - Mức sống của gia đình

- Thời gian trao đổi của thiếu niên với cha mẹ.

- Sv phan ứng bằng hành vi chưa ngoan của thiếu niên.

2.2.2 So sánh mức dộ hành vi chưa ngoan của thiếu niên theo các tiêu chí

trên.

2.23 So sánh giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi chưa ngoan của

thiếu niên xem có mối liên hệ giữa cách ứng xử nào của cha mẹ với hành vi chưa ngoan nào của thiếu niên.

2.2.4 Tìm hiểu, xếp thứ hạng các vấn để trong cuộc sống của thiếu niên gặp

phải những cách ứng xử của cha mẹ và dẫn đến những hành vi chưa ngoan So sánh

Trang 8

các vấn để đó theo các tiêu chí đặt ra Tìm hiểu xem vấn để nào trong cuộc sống của

thiếu niên có liên hệ với cách ứng xử nào của cha mẹ.

2.2.5 So sánh lý do thực hiện hành vi của thiếu niên theo các tiêu chí dé ra.

Đồng thời tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa lý do thực hiện hành vi với hành vi

chưa ngoan của thiếu niên không?

2.2.6 So sánh suy nghĩ của thiếu niên về hành vi của mình theo các tiêu chí dé

ra Tìm hiểu xem những hành vi nào có mối liên hệ với những suy nghĩ nào?

2.2.7 Tìm hiểu mong muốn của thiếu niên vé cách ứng xử của cha mẹ vớimình, tính tổng điểm để xếp thứ hạng năm lựa chọn cao nhất và so sánh sự khác biệtlựa chọn theo các tiêu chí dé ra

3 Để xuất giải pháp

Nêu ra một số nguyên tắc ứng xử và biện pháp giáo dục cần thiết trong việc

giáo dục hành vi cho thiếu niên trong gia đình.

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

\ Đối tượng nghiên cứu: Những hành vi chưa ngoan do cách ứng xử của cha mẹ

và con cái là thiếu niên.

2 Khách thể nghiên cứu :

- Học sinh THCS gồm 4 khối lớp (6,7,8,9) của 3 trường nội thành TP.HCM

+ Trường trung học cơ sở Minh Đức, QI.

+ Trường trung học cơ sở bán công Chi Lăng, Q4.

+ Trường trung học cơ sở Thực Nghiệm Sư Phạm, Q5.

- Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ ba trường trên và được phân bố như sau:

Trang 9

+ Nếu phiếu thiếu một thông tin về khách thể nghiên cứu thì phiếu đó

không hợp lệ.

+ Đối với các lựa chọn ở phần TI, III, IV của phiếu thăm dò nếu thiếu dù

một lựa chọn hoặc tất cả đều đánh vào mức độ chưa bao giờ thì phiếu đó coi như

không hợp lệ.

+ Đối với các lựa chọn ở phần V, VI nếu không có từ một lựa chọn trở

lên thì phiếu đó coi như không hợp lệ.

+ Đối với các lựa chọn phần VII nếu có ít hoặc nhiều hơn năm lựa chon thì phiếu đó cũng coi là không hợp lệ.

V GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1 Có sự khác biệt trong hành vi chưa ngoan vé mức độ cũng như lý do, suy nghĩ

về những hành vi chưa ngoan của thiếu niên theo các tiêu chí để ra.

2 Có sự khác biệt về cách ứng xử của cha mẹ và con cái là thiếu niên theo các

tiêu chí để ra và trong từng vấn để của đời sống hàng ngày thì cũng có sự khác

biệt mức độ ở những cách ứng xử khác nhau của cha mẹ.

3 Có mối liên hệ giữa hành vi chưa ngoan với cách ứng xử của cha mẹ với con

cái là thiếu niên.

4 Có sự khác biệt mong muốn về cách ứng xử của cha metheo các tiêu chí dé ra

VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

I Chỉ nghiên cứu trên những khách thể là thiếu niên ở một số trường Trung học

cơ sở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh

2 Chỉ nghiên cứu những hành vi chưa ngoan do cách ứng xử của cha mẹ với con

cái là thiếu niên, không chú ý những mặt tác động khác đến hành vi của thiếu

niên ( như xã hội, bạn bè v.v).

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu phải phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và mục đích

nghiên cứu Do đó để đạt được mục đích nghiên cứu của để tài và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi thiếu niên, người nghiên cứu đã tham khảo sách "phương pháp luận

nghiên cứu khoa học” của Phạm Viết Vượng [26] và “phương pháp thực hiện để tài

Trang 10

nghiên cứu khoa học trong sinh viên” của TS Phạm Trung Thanh và Th§ Nguyễn Thị

Lý.[23]

Trong hệ thống các phương pháp khoa học chúng tôi đã chọn ra những phương

pháp sau:

2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.1 Phương pháp nghiên cứu chính

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong để tài này là phương pháp điều

tra Với khách thể nghiên cứu là thiếu niên, lứa tuổi có nhận thức khá đẩy đủ, có khả

năng tự đánh giá, cho ý kiến nên phương pháp điều tra được thực hiện qua các bước

sau:

® Bước Ì: Phát phiếu thăm dò mở (Angket mở) (xem bảng phụ lục 1)

Phiếu thăm dò mở gồm 6 câu hỏi được soạn dựa vào mục đích nghiên cứu của để

tài nhằm tìm hiểu bước đầu về thực trạng vấn dé nghiên cứu

Cách tiến hành: Số lượng phiếu thăm dd mở phát ra là 70 phiếu Các phiếu này được phát ngẫu nhiên đến các học sinh các trường THCS như:

- _ Trường CHI LĂNG- Quận 4 : 30 phiếu

- _ Trường MINH ĐỨC - Quận | : 20 phiếu

- _ Trường KHÁNH HỘI A - Quận 4 : 20 phiếu

* Buéc 2: Soạn bảng Angket đóng (xin xem phụ lục 2)

Dựa vào cơ sở lý luận (như: luận điểm về nguồn gốc của hành vi, yếu tố chỉ

phối hành vi (yếu tố hoàn cảnh), điểu kiện quy định sự phát triển tâm lý hành vi đặc

điểm hành vi của trẻ chưa ngoan, sự phân loại hành vi, các vấn để về ứng xử, phân

loại các phong cách ứng xử v.v) và ý kiến thu được từ phiếu thăm dò mở người

nghiên cứu tự soạn bảng câu hỏi đóng gồm 6 phẩn:

- Phần I: những thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu

- Phần II: Mức độ những cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên trong cuộcsống hàng ngày Các cách ứng xử này được chia làm ba nhóm với ba phong cách ứng

Trang 11

+ Nhóm phong cách ứng xử tự do: Gém 6 các câu sau: 5, 9, 15, 16, 20,

21.

- Phần III: Mức độ những vấn dé trong cuộc sống của thiếu niên mà cha mẹ

thường hướng những cách ứng xử của mình đến

- Phần IV: Mức độ những hành vi chưa ngoan của thiếu niên, được phân chia

thành hai nhóm sau:

+ Nhóm hành vi bộc lộ: Gồm 6 các câu sau: 1, 6, 7, 10, 13, 14.

+ Nhóm hành vi ngầm ẩn: Gồm 8 các câu sau: 2, 3, 4, 5, 8, 9, 11, 12

- Phẩn V: Lý do thực hiện hành vi chưa ngoan của thiếu niên Các lý do này

cũng được phân chia thành hai nhóm:

+ Nhóm những lý do tích cực: gồm các các câu 2, 6, 7

+ Nhóm những lý do tiêu cực: gồm các các câu 1, 3, 4, 5, 8

- Phần VI: Suy nghĩ của thiếu niên về những hành vi chưa ngoan của mình

Các suy nghĩ này cũng được phân chia thành hai nhóm:

+ Nhóm những suy nghĩ tích cực: gồm các các câu 1, 3, 6, 7, 8, 9

+ Nhóm những suy nghĩ tiêu cực: Gồm các các câu 2, 4, 5

- Phần VII: Những cách ứng xử của cha mẹ mà thiếu niên mong muốn

2.2 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập tài liệu, đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến lý luận và thực tiễn của để tài- Tổng kết kinh nghiệm phục vụ cho cơ sở lý luận của để tài.

2.2.2 Phương pháp tự thuật (xem phụ lục I)

Xây dựng một số câu hỏi phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và để nghị một số em học sinh THCS viết tự thuật vé cách ứng xử của cha mẹ với mình trong

một tình huống nào đó.

2.2.3 Phương pháp xác suất thống kê học

Sử dụng phần mềm SPSS For Window 7.5 để xử lý số liệu, tính tần số, tỉ lệ %,

tổng điểm, Chi- Square

3 Cách thu thập số liệu và đữ kiện

Gặp trực tiếp các khách thể nghiên cứu phát, thu số liệu để kịp thời giải thích nếu

các em không hiểu, phiếu được làm không giới hạn thời gian Sau khi thu phiếu chúng tôi sẽ tính mức độ cách ứng xử của cha mẹ đối với thiếu niên, mức độ của

Trang 12

những hành vi chưa ngoan ở thiếu niên, mức độ gặp phải cách ứng xử của cha mẹ ở

các vấn để trong cuộc sống của thiếu niên, lý do cũng như suy nghĩ về những hành vi

chưa ngoan của thiếu niên, mong muốn của thiếu niên vé cách ứng xử của cha mẹ.Cách tính điển như sau:

- Phần II, IH, IV: nếu chọn 6 có mức độ RTX thì được 2 điểm ~ nếu chon 6 có mức độ TT thì được 1 điểm - nếu chon ô có mức độ CBG thì được 0 điểm.

- Phan V, VI, VII: Với mỗi câu có chon lựa bằng cách đánh dấu chéo (X) thì

được | điểm và với mỗi câu không chon lựa bằng cách đánh dấu chéo (X) thì được 0

- Với phiếu tự thuật: Phiếu được phát ra một cách ngẫu nhiên đến khách thể

nghiên cứu và được làm không giới hạn thời gian Người nghiên cứu trực tiếp phát,thu để kịp thời giải thích những vấn để thấc mắc của các em Các tình huống thu vé

được sử dụng minh hoạ cho kết quả nghiên cứu.

Vill KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

- Tháng 12/2002: Hoàn chỉnh để cương thông qua giáo viên hướng dẫn

- Tháng 1/2003 : Nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận cho để tài

- Tháng 2/2003 : Xây dựng và tiến hành thu thập bảng Angket mở

Xây dựng bảng Angket đóng

- Tháng 3/2003 : Tiến hành in ấn và thu thập số liệu

Xử lý số liệu và phân tích số liệu thu được.

- Thang 4/2003 : Tổng hợp viết thành luận văn hoàn chỉnh.

- Tháng5/2003 : Sửa chữa hoàn chỉnh, tóm tắt luận văn

Nộp luận văn.

Trang 13

NỘI DUNG

Chương 1

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số nghiên cứu về hành vi

Thuyết hành vi xuất hiện trên vũ đài khoa học vào thập kỉ thứ hai của thế kỉ XX

nhằm tìm hiểu bản chất của hành vi con người Trình độ phát triển khoa học lúc đó,

trước hết là tâm lý học thực nghiệm và tâm lý học động vật, cũng như triết học thực

chứng và chủ nghĩa thực dụng đã chuẩn bị cho sự xuất hiện ấy

Thuyết hành vi cổ điển, đại diện là Wattson, đã nghiên cứu và cho rằng hành vi

là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể Từ đây nảy

sinh công thức nổi tiếng của hành vi chủ nghĩa S (stimulus) — R (responses) (kích thích

~ phản ứng).

Thuyết hành vi xã hội và tâm lý học hành vi tạo tác của Skinner kế thừa hành

vi chủ nghĩa cổ điển, coi hành vi cơ thể là đối tượng nghiên cứu Ông hiểu hành vi là cái mà “cơ thể làm ra, hay chính xác hơn là cái mà do cơ thể làm ra và một cơ thể khác

quan sát thấy được” Nói một cách đơn giản, đó là các cử động của cơ thể hoặc từng

bộ phận cơ thể để trả lời các tác động từ thế giới bên ngoài vào Toàn bộ chức năng

của cơ thể sống chính là ở các cử động đó

Tóm lại: Skinner chỉ lấy hành vi bể ngoài, được hiểu là một cử động, một phản

ứng của hoạt động ở người làm đối tượng nghiên cứu tâm lý ;hành vi này có thể quan sát thấy từ ngoài.Như vậy, trong những thuyết hành vi nói trên ta thấy chỉ có vỏ của hành động, đó là mối quan hệ kích thích- phản ứng Theo quan niệm hành vi chủ

nghĩa, hành động của con người bị đơn giản hóa Bất cứ một phản ứng nào, dù đơn giản

hay phức tạp, cơ co bóp hay thân cử động đều chỉ là một trong những biểu hiện bểngoài của hoạt động con người Trong khi hoạt động của con người có một cấu trúc thật

là phức tạp, có nguồn gốc xã hội lịch sử và diễn biến theo các quy luật xã hội tâm lý

của nó thì con người của thuyết hành vi chỉ như cái máy liên hợp các phản ứng quan sát

được từ ngoài, chỉ là con người bị mất ý thức và có tên gọi là một con người máy tự

động Bởi vậy, tâm lý học hành vi không đi xa hơn nhiều lắm so với tâm lý học duy

tâm nội quan.

Trang 14

Tâm lý học Xô Viết: các ý định Om hiểu một cách khoa học bản chất của hành

vi đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng chỉ với sự ra đời thuyết phản xạ của Paplov và thuyết

hành vi (bao gồm cả thuyết hành vi cổ điển và tân hành vi) mới đạt được những thành

tựu đáng kể Trong tâm lý học Xô Viết, hành vi con người được xem như là hoạt động,tuy ít nhiều mang yếu tố bẩm sinh nhưng chủ yếu chịu sự chỉ phối từ phía xã hội thôngqua ngôn ngữ và các hệ thống tín hiệu ý nghĩa khác Hình thức tiêu biểu nhất của hành

vi người là lao động và giao tiếp Sự độc đáo của hành vi cá nhân phụ thuộc vào tính

chất của các mới quan hệ tương hỗ trong nhóm, thái độ của cá nhân đối với những

chuẩn mực, định hướng giá trị và vị thế xã hội mà người đó đảm nhiệm

Sau khi tìm hiểu bản chất của hành vị các nhà tâm lý học tiến vào việc tìm hiểu

những nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người Trong lịch sử phát triển

của mình tâm lý học đã chứng kiến hai cách lý giải hoàn toàn khác nhau Thứ nhất là cách giải thích của trường phái coi hoàn cảnh xã hội là cái quyết định hành vi con người, đây là xu hướng nghiên cứu của tâm lý học xã hội Trường phái thứ hai cho rằng

hành vi con người do chủ thể hành vi, tức yếu tố con người với những đặc điểm nhân

cách nhất định quyết định Nhung cả hai trường phái trên chỉ lý giải hành vi con người

phiến diện, chỉ thấy được một mặt của vấn để Từ đó nảy sinh một cách nhìn khác về

vấn dé này, đó là những quan điểm của các thuyết tương tác cổ điển Luận điểm cơ bản

của các lý thuyết này cho rằng hành vi chịu sự ảnh hưởng của sự tương tác giữa yếu tố

con người và yếu tố hoàn cảnh.(35,15]

Quan điểm của tâm lý học Xô Viết vé cái quyết định hành vi trong cán cânnghiêng về phía diéu kiện hoàn cảnh Tác giả Đôngôva cho rằng nguyên nhân của

hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên là "tác động qua lại nhất định giữa các yếu tố

khách quan và yếu tố chủ quan trong đó yếu tố khách quan mang ting chủ dao”

[29,12].

Thuyết “quyết định luận tương hỗ" của Bandura thì giải thích sự vận hành conngười là sự tương tác giữa hành vi, nhận thức và hoàn cảnh Ba yếu tố này vận hành

tương tác với nhau và quyết định lẫn nhau Con người có khả năng w điểu chỉnh, tự

phản xạ và tham gia vào tương lai Tự điểu chỉnh bản thân của hành vi đóng vai tròtrung tâm trong thuyết về nhận thức xã hội

Quan điểm triết học Mác- Lênin cho rằng mối quan hệ giữa con người và hoàn

cảnh là mối quan hệ biện chứng, trong đó như Mác đã nhận định rằng trong chừng mực

con người tác động bao nhiêu lên hoàn cảnh thì nó cũng chịu tác động của hoàn cảnh

10

Trang 15

bấy nhiêu Như vậy mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối qua hệ tương tác

tương hỗ, mà ở đó con người vừa là chủ thể tác động vừa chịu tác động của hoàn cảnh,

môi trường sống Nhưng con người không phải thích nghỉ một cách thụ động mà là một

chủ thể tích cực của hành động, tác động có ý thức nhằm cải tạo hoàn cảnh xung quanh

và điều chỉnh chính bản thân mình trong cuộc sống

Tiếp thu các quan điểm trên khi nghiên cứu thực tiễn các nhà nghiên cứu ở Việt

Nam đã có những công trình nghiên cứu về hành vi ở lứa tuổi vị thành niên tiếp cận

dưới góc độ hoàn cảnh, gan đây nhất có thể kể đến nghiên cứu “Những nguyên nhân

dẫn trẻ em đến hư hỏng và phạm pháp” của Nguyễn Thị Héng Nga Qua nghiên cứu của mình tác giả Hồng Nga cho rằng “bối cảnh gia đình ly tán là môi trường rất thuận lợi để đẩy đứa trẻ ra ngoài xã hội”{38,21].Hay nghiên cứu “Một số nguyên nhân gia

nhập nhóm bạn không chính thức, tiêu cực của trẻ vị thành niên” của Nguyễn Thị Hoa

cho thấy chính “hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, sự thất bại trong hoạt động học tập

và quan hệ ở nhà trường có vấn để là những nguyên nhân chính đẩy các em ở tuổi vị

thành niên đến với nhóm ban không chính thức, tiêu cực " [38,38]

Như vậy, trên mặt lý thuyết cũng như thực tiễn nghiên cứu đã chứng minh rằng

hoàn cảnh là một yếu tố tạo nên hành vi ở on người nói chung ở thiếu niên nói riêng Tiếp

1.2 Một số những nghiên cứu về gia đình — mối quan hệ giữa cha mẹ và con

cái ở tuổi thiếu niên.

Từ ngàn xưa ông cha ta đã rất coi trọng những vấn để thuộc về gia đình, coi

việc tạo dựng được một gia đình hạnh phúc, con cái được giáo dục là một thành công

trong cuộc sống và tạo dựng được gia đình thì mới bắt tay vào làm được những việc tolớn hơn, “tu thân, té gia, trị quốc, bình thiên ha” Có lẽ vì thế nên giáo dục con cái là

nhiệm vụ rất quan trọng Điểu này được thể hiện qua các tác phẩm còn lưu truyền

đến ngày nay như: "Gia huấn ca”, “Giáo huấn tử phd” của Mac Dinh Chi, “Bảo kính

cảnh giới" của Nguyễn Trãi, “Bạch Vân gia huấn” của Nguyễn Binh Khiêm, “Cùng

đạt gia huấn" - Bùi Huy Bích [21,30-52] Nội dung của các tác phẩm này là những

lời chỉ dạy giáo đục con trẻ.

“Hiếu là trăm nét đầu lòng

Người chẳng thuận thảo là dòng muông dê”,

hay *Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình " v.v

Trang 16

Nhìn chung các bài gia huấn dùng giáo dục trong phạm vi gia đình, đôi lúc chỉ

là bộc phát để ran day con cái và những người trong gia đình Nhưng theo thời gian,gia đình, một thiết chế cổ xưa nhất của loài người, cũng có sự thay đổi về loại hìnhcũng như kết cấu Quan niệm về các mối quan hệ trong gia đình cũng có sự thay đổi

Như thời phong kiến với tư tưởng "quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” Những lờicha me dạy là “khuôn vàng thước ngọc” nếu con cái trái lời sẽ mang tội bất hiếu, cha

mẹ có thể áp dụng mọi biện pháp để day dỗ con cái.vv Ngày nay quan niệm,

phương pháp ứng xử, giáo dục con cái cũng có nhiều sự thay đổi do sự tiến bộ của xã

hội Điều này được thể hiện qua sự quy định của pháp luật nhà nước, công ước vềquyền trẻ em, sự hiểu biết về tâm lý lứa tuổi vv Thế nhưng đối với mối quan hệ giữa

cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam ngày nay có nhận xét rằng: “Xã hội đang

chứng kiến những sai lệch chuẩn mực của nhân cách trẻ em mà một trong những

nguyên nhân chính là từ gia đình” (31,214] Trong gia đình, môi trường đào tạo đầu

tiền của một đời người, thì sự gương mẫu của cha mẹ trong việc làm, thái độ, cáchứng xử vv là những bài học có tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát

triển nhân cách của trẻ Thế nên, nhận thấy được mối quan hệ giữa sự hình thành vàphát triển nhân cách trẻ với giáo dục gia đình, người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu

những tác động của gia đình, cụ thể ở đây là cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái

là thiếu niên trong các vấn để của cuộc sống, đến nhân cách của thiếu niên được biểu

hiện qua hành vi.

Trước hết, người nghiên cứu xin khảo lược qua một số nghiên cứu để phần nào

mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.

Để tài cấp nhà nước KX- 07- 09: “Vai trò của gia đình trong sự hình thành và

phát triển nhân cách của con người Việt Nam” [24] Các nhà nghiên cứu đã sơ lược

nêu lên đặc điểm nhân cách con người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử của đấtnước, nhận dạng gia đình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới toàn diện vé kinh tế- xã

hội hiện nay Một ghi nhận đáng mừng của để tài là các bậc cha mẹ đã nhận thứcđược vai trò, trách nhiện của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ như quan tâm

tạo điều kiện cho con cái học hành, lao động, vui chơi vv Nhưng bên cạnh đó, nhiều

người còn lúng túng cả về nội dung lẫn phương pháp giáo dục con cái [9,32] Cũng

nghiên cứu về vấn để trên, công trình nghiên cứu khoa học “Nhận diện và dự báo về

cấu trúc và chức năng gia đình ở TP HCM" do PTS Nguyễn Minh Hoà cùng các cộng

sự tiến hành từ năm 1995 đến năm 1997 cũng đã cho thấy rằng ngày nay con cái và

12

Trang 17

cha mẹ có mối quan hệ bình đẳng và dân chủ hơn nhưng vẫn tổn tại những xung đột

va chạm do cái điểu mà F.Enghels đã nói: “Thế hệ già cứ muốn tự cho cái quyển

định đoạt tất cả niém hạnh phúc và nỗi đau khổ của thế hệ trẻ "(13,195] Theo thới

gian đứa trẻ lớn lên và bất đẩu có những giá trị riêng đòi hỏi người lớn phải tôn

trọng, dẫn đến yêu cẩu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phải có sự thay đổi.Năm 1900, Collin cho rằng “Sự thay đổi sinh lý của trẻ kéo theo sự căng thẳng trong

mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái” Nguyên nhân chính là thực trạng các bậc cha

mẹ luôn đánh giá sự phát triển của con cái mình không chính xác, từ đó có những

cách ứng xử không hoàn toàn phù hợp, dễ gây ra sự va chạm với con cái [40,62].

Năm 1979 nhà tâm lý học Straus đã thiết kế thang đo nhầm xác định mức độ

can thiệp và bắt buộc của cha mẹ đối với con cái như: mắng mỏ, quát nạt (trung bình

20 lần/1năm) và xô đẩy lôi kéo con (ít nhất 1 lần/1năm) Trong nghiên cứu đó tác giả

cho thấy nguyên nhân trực tiếp gây ra va chạm là do cha mẹ thường lấy con cái ra để

so sánh với những bạn cùng tuổi và các bậc cha mẹ cho rằng họ làm thế là vì muốn

ngăn chặn con cái họ trước những cám dỗ của xã hội [40,61].

Trước thực trạng vé mối quan hệ cha me - con cái ở Việt Nam các nhà nghiêncứu cũng đã tiến hành một số chuyên để về ứng xử, tìm hiểu ứng xử, cách giáo dục

của cha mẹ đối với con cái cũng như phương thức giải quyết xung đột, va chạm trong

mối quan hệ này.

Được sự giúp đỡ của tổ chức "Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen)",

Viện nghiên cứu Thanh niên đã thực hiện thăm dò ý kiến học sinh về “Phương thức ứng xử trong cuộc sống "{33]

PTS Lê Thị Bừng đã xác định "Cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái" thể hiện

qua sự nhận thức của cha mẹ và nguyện vọng, mong muốn của con cái về cách ứng

xử trong mối quan hệ gia đình.

Ngoài ra còn một số nghiên cứu về những ảnh hưởng của gia đình, chủ yếu làcủa cha me, đến con cái Nhiều nghiên cứu tram cảm ở thanh thiếu niên đã tập trung

vào gia đình và các mối quan hệ trong gia đình Người ta đã phát hiện ra rằng trẻ

trầm cảm và cha mẹ chúng có mối quan hệ không tốt như ít tình cẩm, nhiều thù ghéthơn so với trẻ không bị trầm cảm và cha mẹ của chúng Nghiên cứu của Cubis (1989)

đã chỉ ra rằng, có mối liên hệ giữa trầm cảm ở trẻ và cách chăm sóc của cha mẹ

chúng (thiếu quan tâm, hoặc quá bao bọc) Thanh thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với

những lời phê phán thường xuyên từ phía cha mẹ, điểu này có thể làm tổn thương

13

Trang 18

cảm nhận của trẻ vé năng lực và giá trị của bản thân (Cole và Tumer, 1993) Trẻ

tram cảm thường thiếu hụt các kỹ năng xã hội và giảm sút mối quan hệ với anh chị

em và bạn bè đồng lứa Những kiểu mẫu hành vi này có thể vừa là nguyên nhân vừa

là hệ quả của trầm cảm [39,41]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồi Loan về “Anh hưởng của gia đình tới hành

vi vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên” đã chỉ ra rằng một số nhân tố từ phía

giáo dục gia đình có ảnh hưởng xấu tới trẻ là một trong những nguyên nhân dẫn tớihành vi vi phạm pháp luật của trẻ (36,39)

Nghiên cứu về “hành vi có vấn để của trẻ vị thành niên: những ảnh hưởng của

bố mẹ ” bên cạnh những ảnh hưởng do nhân cách bố mẹ và mối quan hệ của họ thìảnh hưởng của cách ứng xử của bố mẹ và con cái cũng là một ảnh hưởng rất quan

trọng Anh hưởng không tốt của cách ứng xử của bố mẹ đối với các em vị thành niên

thường có hai xu hướng: bố mẹ thiếu quan tâm chăm lo con cái hoặc đối xử quá hà

khắc và bố mẹ quá yêu thương chiểu chuộng chúng.[36,35]

Tóm lại, những nghiên cứu trên giúp cho ta khẳng định rằng có mối liên hệ

hay sự ảnh hưởng của cách ứng xử của cha mẹ đến con cái về mọi mặt Trong phạm

vi của để tài, người nghiên cứu mong muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa các phong cách

Ứng xử của cha mẹ với hành vi chưa ngoan ở thiếu niên Cùng với những hành vi chưa ngoan của thiếu niên do cách ứng xử của cha mẹ, thiếu niên đã có những suy

nghĩ như thế nào Đồng thời thiếu niên có những mong muốn nào về cách ứng xử củacha mẹ với mình Trên cơ sở đó hướng tới sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa cha

mẹ và con cái và giúp cho cha mẹ có những biện pháp để giáo dục hành vi cho thiếu

niên.

14

Trang 19

kịch Hi Lạp cổ đại Các điễn viên đeo mặt nạ để trình điễn cho khán giả thấy những

tính cách đặc trưng của nhân vật mà họ đóng vai Gốc từ này mô tả một cách rõ rằng

về ý nghĩa của nhân cách, vì dù gì đi nữa, dù có ý thức hay không có ý thức, chúng ta

vẫn thường đeo chiếc mặt nạ để cho thế giới bên ngoài thấy cái mà chúng ta muốnngười khác cảm nhận về mình

Khi một cá nhân lớn lên và học hỏi, con người ấy phát triển nhân cách của mình.

Nhân cách không bao giờ ở dạng tĩnh Sự giáo dục thời thơ ấu và những kinh nghiệm

dau đời giúp định hình nhân cách.

Các kiểu mẫu hành vi luôn có tính vững chấc Những thói quen nói chung được

hình thành nơi mỗi cá nhân được gọi là đặc điểm của nhân cách Những đặc điểm này

được nhận biết một cách tổng thể hơn là riêng biệt từng đặc điểm một

Nhân cách là một sự tổng hòa và tương tác giữa những nét tính cách với nhau

Nhân cách thường được xem như là giá trị của mỗi cá nhân trong xã hội

Tóm lại: "Nhân cách là tổ hợp toàn thể đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân

quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ” [10,478].

Xét về cấu trúc tâm lý của nhân cách Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng nhâncách bao gồm bốn khối hay bốn bộ phận sau: [ 10, 483]

* - Xu hướng của nhân cách: Hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa

chọn của các thái độ và tính tích cực của con người, bao gồm nhiều thuộc tính khác

nhau như:hệ thống các nhu cầu, hứng thú, niém tin, lý tưởng tác động qua lại lẫn nhau.

- Phong cách, hành vi của nhân cách: Phong cách cũng như các đặcđiểm tâm lý của nhân cách là do tính cách và khí chất của nhân cách đó quy định Tính

cách là hệ thống thái độ của con người đối với thế giới xung quanh và bản thân, được

thể hiện trong hành vi của họ Tính cách tạo nên phong cách hành vi của con người

trong môi trường xã hội và phương thức giải quyết những nhiệm vụ thực tế của họ

15

Trang 20

- Hệ thống diéu khiển của nhân cách: Hệ thống này thường được gọi là "cái tôi”của nhân cách “Cái tôi” là một cấu tạo tự ý thức của nhân cách, nó thực hiện sự điều

chỉnh, tăng cường hay giảm bớt hoạt động, tự kiểm tra và sửa chữa các hành vi và hành

động, dự kiến và hoạch định cuộc sống và hoạt động của cá nhân "

Trong cách nói quen thuộc của người Việt Nam chúng ta, các bộ phận trên trong

cấu trúc của nhân cách được sắp xếp thành hai mặt thống nhất với nhau là đức với tài,

hay phẩm chất và năng lực, dưới sự chỉ đạo của ý thức bản ngã (cái tôi)

Tóm lại: Nhân cách bao gồm ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi Hành vi cũng

là một trong những yếu tố hợp thành nhân cách Hành vi là sự thể hiện ra bên ngoài

nhân cách của một cá nhân Chính vì vậy mà việc nghiên cứu hành vi cũng như các

biện pháp hoàn thiện hành vi là một nhiệm vụ quan trọng Đặc biệt là nghiên cứu hành

vi chưa ngoan ở trẻ nói chung, ở thiếu niên nói riêng để từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhâncách là điểu cần thiết

2.1.2 Một số vấn dé về hành vi

a Khái niệm hành vi

Hiện nay trong lý luận cũng như thực tiễn , thuật ngữ hành vi chưa được xác định

một cách rõ ràng, đứt khoát Nói chung người ta dùng thuật ngữ hành vi cho cả động

Vật và người Ở người, thuật ngữ hành vi, hành động, hoạt động, việc làm, cách cư xử thường được dùng thay thế lẫn nhau tùy trường hợp, tùy văn cảnh.

Thuật ngữ "hành vi “ dùng ở đây khác hẳn với thuật ngữ “hành vi" (Behaviour)

của thuyết hành vi (chủ nghĩa hành vi, chủ yếu thịnh hành ở Mỹ) Thuyết này coi

“hành vi "chỉ là những phản ứng máy móc đáp lại các kích thích Từ cái máy mắt, hắt

hới đến hành động lao động, chiến đấu, tình yéu, đều được xem là tổng số các phản ứng thụ động của con người trước các kích thích Họ chỉ tính đến tổng số các cử động bên ngoài, bỏ qua đời sống tâm hén của con người Thuyết này coi hành vi của con

người và động vật, thậm chí ở cả người máy có cùng một cơ chế, một bản chất Quan

niệm đó “hạ thấp con người, phan nhân văn và thực sự không hiểu được bản chất hành

vi của con người ".|9]

Từ điển tâm lý học {5] định nghĩa hành vi như sau: hành vi là sự tác động qua lạigiữa cơ thể sống với môi trường xung quanh, đo tính tích cực bên ngoài (kích thích) và

bên trong (nhu cẩu) thúc đẩy Thuật ngữ hành vi dùng để chỉ hành động của các cá thể

riêng biệt hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sự vật hay một nhóm xã hội).

16

Trang 21

Trong Tâm lý học xã hội - những vấn để lý luận [12,325] thì hành vi được coi là

"hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối wong”

Khi nói đến hành vi người, chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của

hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể*(25.6|

Như vậy, hành vi tuy là những biểu hiện ra bên ngoài (cử chỉ, lời nói, ánh mắt,

vẻ mặt ) nhưng lại thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách, là sự thống

nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung tâm lý bên trong Hành vi bên ngoài chỉ là

biểu hiện của một đới sống tâm lý bên trong và được diéu chỉnh bởi cấu trúc tâm lý

bên trong của nhân cách.

b Sự phát triển tâm lý hành vi của con người

Bàn vé sự phát triển tâm lý hành vi của một cá nhân, theo những công trình

nghiên cứu tâm lý học đáng tin cậy nhất thì “cẩn phải từ bỏ mọi cách tìm tòi những

mắm mống ý thức và ý chí ở bên trong não, mà cẩn phải chuyển qua cách phân tích các hình thái cụ thể của các quan hệ đã được hình thành nên trong lịch sử của con người và

mội trường xã hội” [20,179] Tức là ngày nay đã khẳng định rằng nguồn gốc của tâm

lý hành vi đứa trễ chính là ở ngoài đứa trẻ, ở trong môi trường mà đứa trẻ sống lớn lên

và phát triển Cái nguỗn gốc bên ngoài, nền văn hoá xã hội, mà đứa trẻ sống trong đó

càng phong phú tốt đẹp bao nhiêu thì nói chung đứa trẻ cũng phát triển phong phú, tốtđẹp bấy nhiêu Nhưng bản thân nguồn gốc đó không làm nên sự phát triển mà điều

kiện của sự phát triển đó là trẻ phải có các giác quan, hệ thần kinh, đặc biệt là bộ óc phát triển bình thường để có thể tiếp thu, lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội ở bên

ngoài đứa trẻ Tự bản thân bộ óc không sản xuất ra được ý thức, tình cảm, phẩm chất,

năng lực hay “mẫu hành vi “ nào đó Tất cả những cái đó đều từ cái nguồn gốc đã nói

ở trên “được chuyển vào trong óc và được cải biến đi ở trong đó” (K Marx) Nhưng

điều kiện quy định sự phát triển tâm lý hành vì của đứa trẻ chính là quan hệ của đứa

trẻ với môi trường Môi trường ở đây không phải là hoàn cảnh địa lý, cũng không phải

là không gian chung chung đứa trẻ sống, mà chính là người nào, những đổ vật nào, v.v.

Ai cũng biết là ngay từ nhỏ được sống trong gia đình nên phẩn lớn hành vi củachúng ta có nguồn gốc déu có nguồn gốc từ tập quán gia đình Môi trường gia đình như

là một môi trường bản năng mà con người được học những mô hình hành vi từ nhỏ và

nó như những phan xạ có điều kiện sẽ xảy ra khi có cùng kích thích tác động đến Hành

vỉ của cha mẹ có ảnh hưởng đến hành vi con cái Chính vì thế ông cha ta đã có câu

“cha nào con nấy”, “gid nhà nào quai nhà ấy" để chỉ ra một số tính cách của người cha

17

Trang 22

được người con giữ lại Nói một cách khác, người con đã bắt chước những hành vi

giống hệt người cha.

Nhưng không vì thế mà ta hiểu một cách máy móc rằng sự hình thành hành vi

của trẻ như “ở bau thì tròn, ở ống thì dài”, “trẻ em như tờ giấy trắng, ta muốn vẽ lên ấy

cái gì thì nó thành cái ấy " v.v mà trẻ em là con người, là chủ thể tích cực tác động vào

những đối tượng của môi trường xung quanh nhằm phát hiện, tiếp thu có chọn lọc hayloại bỗ những gì không cần thiết đối với bản thân

Bản thân đứa trẻ phải gia nhập vào những quan hệ nhất định tác động đến

những đối tượng nhất định mới tạo ra tính tích cực, thúc đẩy nó nấm lấy nội dung các

quan hệ đó cũng như vươn tới chiếm lĩnh các đối tượng đó Nhờ vậy nó tiếp thu được

một cái gì mới, làm ban thân mình biến đổi phát triển lên một chút “Chinh hoạt độngcủa bản thân đứa trẻ mới là động lực phát triển tâm lý hành vỉ của né”.(25,12],Nhưng đứa trẻ sống và phát triển được là nhờ có người lớn tổ chức cuộc sống của nó

Có nghĩa là người lớn phải giáo dục, phải xác định được nội dung giáo dục và cách làm

thế nào để trẻ em có thể lĩnh hội được nội dung giáo dục đó Chính vì thế, có thể nói

rằng người lớn nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng bên cạnh việc xây dựng nội dung

giáo dục tốt cho trẻ thì quan trọng hơn cả là phải có những biện pháp, cách thức ứng xử

tốt, tạo ra những mẫu hành vi đúng đắn Từ đó, trẻ có thể học hỏi và rèn luyện hành vi

của mình.

c Phân loại hành vi

Có nhiều loại hành vi khác nhau tùy theo cách phân chia Theo bản chất của tâm lý học người ta thường phân biệt ba loại hành vi cơ bảnkhác nhau: hành vi bản năng, hành vi kỹ xảo và hành vi lý trí.

Đ.N Udơnátde thì phân loại hành vi ra thành hai loại: [20,179]

- Hành vi có nguồn gốc bên ngoài: là những hành vi được quy định bởi

đối tượng nào mà nhu cầu về nó thúc đẩy con người hoạt động; trong trường hợp này

hành vi nhận được xung từ bên ngoài (từ đối tượng vào) và được tâm thế từ bên ngoàiquy định hướng dẫn

- Hành vi có nguồn gốc bên trong: là những hành vi có tâm thé nảy sinh

trong quá khứ hay đã được giữ lại.

- Dựa vào các chuẩn mực đạo đức ta chia hành vi thành hai loại: hành vì

phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và hành vi không hoặc chưa phù hợp với các

chuẩn mực đạo đức Ở lứa tuổi thiếu niên ta gọi đó là hành vi ngoan và chưa ngoan.

Trang 23

*= Trong tâm lý học xã hội tổn tại nhiều cách phân chia hành vi xã hội.

Mỗi cách phân chia dựa theo các tiêu chí riêng.

+ Dựa vào chủ thể của hành vi có thể chia hành vi xã hội thành hành vi

xã hội của cá nhân, hành vi xã hội liên nhân cách, hành vi nhóm (James W, Vander

Zanden 1977)

+ Theo co sở hình thành hành vi, có hành vi bẩm sinh và hành vi học

được trong quá trình xã hội hoá (Steutart Henderson Britt 1957)

+ Dựa theo đặc điểm, tính chất của hành vi có hành vi bình thường, hành

vi khác thường (hành vi lệch chuẩn, hành vi bệnh IL

+ Dựa vào mức độ biểu lộ của hành vi có hành vi bộc lộ và hành vi ngầm

ẩn (Lapier và Farnsworth 1942) Hành vi bộc lộ là hành vi mà người khác có thể trực

tiếp quan sát được, những hành vi này dễ xác minh Ngược lại hành vi ngầm ẩn lànhững phản ứng với kích thích mà chỉ có chủ thể gây ra phản ứng hiểu được vé nó

Hành vi ngầm ẩn không xác minh được một cách khách quan, khó phát hiện.

+ Dựa vào ý nghĩa tượng trưng của hành vi có hành vi biểu tượng và hành

vi phi biểu tượng (Steutart Handerson Britt 1957).” [6,250]

+ Dựa vào không gian môi trường mà trẻ sống cũng có thể phân tích hệ thống hành vi của trẻ như sau: những hành vi trong đời sống gia đình - những hành vi trong đời sống nhà trường - những hành vi trong sinh hoạt xã hội.

Tóm lại, hành vi là một khái niệm chung, cách phân chia hành vi tùy thuộc vào quan

điểm, hoàn cảnh cụ thể

Trong phạm vì nghiên cứu của để tài chúng tôi thống nhất khái niệm hành vi

như sau: hành vi ding để chỉ hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử

với đối tượng do sự tác động qua lại giữa cá nhân với đối tượng, với môi trường xung

quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu câu) thúc đẩy.

2.1.3 Trẻ chưa ngoan và hành vỉ chưa ngoan.

a Khái niệm trẻ chưa ngoan

Trong ngôn ngữ hàng ngày, trẻ chưa ngoan còn được gọi bằng nhiều tên khác nhaunhư “trẻ khó bảo”, “khó giáo dục”, “chậm tiến”, “hư”

Đã từ lâu trẻ chưa ngoan là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và giáo dục học

Trang 24

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, P.P Blônxki, cũng như N.K Krúpxcaia đã

quan niệm : trẻ hư là những đứa trẻ hoàn toàn bình thường, có tính di truyền tự nhiên

Chúng chỉ khác nhau ở chỗ là “không được giáo dục, trí tuệ không được phát triển hết

mức của mình, Do vậy, cẩn phải giáo dục chúng như những đứa trẻ hoàn toàn khoẻ

mạnh bị thiệt thòi ”.

Trong thực hành và lý luận, A.X Macarencô đã chỉ ra tình trạng trẻ chưa ngoan là

hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của đứa trẻ với gia đình, nhà

trường và xã hội; trẻ chưa ngoan luôn luôn là đứa trẻ không được giáo dục hoặc được

giáo dục một cách không đúng đắn.

Tóm lại : Trẻ chưa ngoan là những đứa trẻ hoàn toàn bình thường nhưng không

được giáo dục hoặc được giáo dục một cách không đúng đắn.

b Phân loại trẻ chưa ngoan.

Căn cứ vào đặc điểm hành vi của trẻ chưa ngoan, người ta chia trẻ chưa ngoan ra

thành năm loại sau:

- Không vâng lời, đồnh đảnh, bướng bỉnh.

- Vô kỉ luật, xấc xược, ngổ náo, gây gổ

- Lười biếng

- Dối tá,

- Dễ xúc động (hoặc là vênh váo, hoặc dễ hờn giận, mất lòng, dễ tổn thương )

Căn cứ vào các nhân tố quy định những đặc điểm phát triển của trẻ chưa ngoan (hệ

thống những động cơ và kích thích chủ đạo đối với hành vi của trẻ chưa ngoan, những

lệch hướng cơ bản trong sự phát triển tâm lý đã dẫn đến hành vi sai trái, những quan hệ

chủ yếu của trẻ chưa ngoan với thế giới xung quanh) để phân loại :

- Những trẻ có rối loạn trong lĩnh vực giao tiếp

- Những trẻ có phản ứng xúc cảm mạnh hay yếu

- Những trẻ có sự phát triển trí tuệ một chiều.

- Những trẻ có các phẩm chất ý chí phát triển sai lệch.

c Hành vỉ chưa ngoan

Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm “ngoan” được hiểu với những nghĩa như sau:

- Là tính từ, nói đến trẻ em nết na, dễ bảo

- Là tính từ, chỉ sự khéo léo, khôn ngoan của một người Vd: Gái ngoan lấy

thằng chồng dại

Trang 25

Trong phạm vi nghiên cứu của để tài, chúng tôi chọn nghĩa đầu tiên của khái

niệm “ngoan”.

Cũng theo từ điển Tiếng Việt từ “chưa " có những nghĩa sau:

- Từ phủ định với ý “còn kém ở một mức độ nào” hoặc không đạt được,

không thực hiện được" Vd: chưa ăn com, chưa làm bài tập

- Từ để hỏi nhằm xác minh sự việc đã xảy ra hoặc không xảy ra Vd: Con

ăn cơm chưa?

- Từ nhấn mạnh điểu mình đã khẳng định chỉ nêu lên để mong được sự

đồng tình của người nghe Vd: Đứa bé kia tội nghiệp chưa !.

Trong để tài này chúng tôi chọn từ “chưa ” mang ý phủ định,

Tóm lại, khái niệm “chưa ngoan” ding để chỉ sự còn kém ở một mức độ nào,

hoặc không đạt được, không thực hiện về mặt hành vi đạo đức của trẻ

Trong phạm vi nghiên cứu của để tài chúng tôi xác định khái niệm hành vi chưa

ngoan như sau:

Hành vi chưa ngoan là hành vi hay ý định hành vi mà thiếu niên ứng xử với

cha mẹ không đạt được hoặc không thực hiện được các chuẩn mực đạo dite.

d Đặc điểm hành vi của trẻ chưa ngoan là thiếu niên.

Trong những đặc điểm chung của lứa tuổi thiếu niên cẩn chú ý đến những đặc điểm

có vị trí đặc biệt trong việc hiểu hành vi lệch lạc của trẻ: “tinh phủ định, nhu cầu uy tín,

tự do và tự lập” [22,278] :

Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã khái quát 5 dấu hiệu cơ bản trong hành vi

của trẻ chưa ngoan:

- Tính mâu thuẫn trong hành vi, do những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển

nhân cách tạo nên: trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hau như không phát triển (hay ngược lại), lòng yêu lao động kém phát triển nhưng nhu cẩu lại rất phát triển, tầm hiểu

biết rất hạn chế nhưng lại có kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày rất phong

phú v.v

- Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh

- Lập trường sống ích kỉ

- Tinh chất cực kỳ không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng Các âm

trạng và ham muốn luôn luôn thay đổi

- Chong đối các tác động giáo dục

21

Trang 26

e Phân loại hành vi chưa ngoan ở tuổi thiếu niên

Nếu nhìn đưới góc độ đạo đức thì những hành vi chưa ngoan ở thiếu niên là

những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức quy định cách ứng xử của trẻ đối vớinhững người xung quanh, cụ thể trong để tài này là đối với cha mẹ

Ông cha ta có câu “Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường

con hư” để nhằm nói đến tầm quan trọng của những lời khuyên bảo của cha mẹ trongviệc giáo dục con cái Đổng thời nhắc nhở bổn phận làm con phải nghe lời day dỗkhuyên răn của cha mẹ thì mới nên người Chuẩn mực đạo đức cũng quy định hành vi

của trẻ thông qua giao tiếp, nói năng lễ phép như “gọi dạ bảo vâng”, “di thưa về

trình”, “kính trên nhường dưới " v.v Lời ăn tiếng nói phải nhỏ nhẹ Nói năng với cha

mẹ mà "*xấng như nước muối” là vô phép.

“Lam tốt mọi việc (trước hết là rèn đạo đức và học hành) xứng đáng là con

ngoan, hiếu thảo, là niém tự hào, hạnh phúc của cha mẹ Không để cho cha mẹ phải

buồn phiển về minh,

Hiểu cha mẹ và gia đình: những khó khăn và vất vả, những fo toan hàng ngày,

những mong muốn về mọi điều tốt lành cho con trước mắt và lâu dài

Vâng lời cha mẹ, lắng nghe và tôn trọng những lời ran dạy bảo ban của cha mẹ;

lễ độ, không hỗn xược, bướng bỉnh, không cãi lại, không làm trái ý Biết xin phép và

chỉ khi được phép cha mẹ thì mới được làm, biết vâng lới, giữ phép tắc, giữ gìn né nếp gia đình, có trên có dưới Đương nhiên là trẻ được phép trình bày ý kiến riêng của mình

và có thể nghe theo những điều hợp tình hợp lý

Con cái phải thật thà, thành khẩn, không đối trá, không giả tạo, cũng không

được chống đối cha mẹ dù đưới bất kì hình thức nào Con cái không được ích kỉ, đòi hỏi

quá đáng làm khổ bố mẹ, không “nằng nac” đòi thỏa mãn bất cứ nhu cầu nào, không

“mặc cả " với bế me.” [1,117]

Tóm lại, “moi lời nói, cử chỉ, hành vi của con cái phải tỏ được sự kính trọng và yêu thương cha me thì mới phải đạo làm người” [3,161]

Từ đó ta thấy rằng hành vi chưa ngoan ở thiếu niên là việc thực hiện hành vi

không đúng những chuẩn mực trên Cụ thể những hành vi chưa ngoan thường gặp ởthiếu niên là những hành vi như sau: những hành vi này có thể là do bột phát, bộc lộ rabên ngoài chúng ta có thể nhìn thấy được, đánh giá được như: cãi lại cha mẹ, ăn nói vô

phép, nói trổng, hỗn xược ,bướng bỉnh, làm biếng, đòi hỏi cha mẹ Hoặc những hành vi

này được che dấu, cha mẹ và người lớn xung quanh khó mà phát hiện được như: nói

2

Trang 27

dối, chống đối cha mẹ bằng nhiều cách khác nhau, bỏ học, tự ý không nghe lời dạy dỗ

của bố mẹ v.v Tuy nhiên tất cả những hành vi này cần được chú ý phát hiện để kịp

thời uốn nắn, dạy dỗ

2.2 Vấn dé ứng xử của cha mẹ đối với thiếu niên

2.2.1 Vấn để ứng xử trong tâm lý học

a Khái niệm ứng xử

Ứng xử được xem là một phương tiện thiết lập các mối liên hệ với người khác theo cách nào đó với nhau Theo quan điểm tiếp cận hoạt động- nhân cách, thì ứng xử

là: "hoạt động giao tiếp qua đó con người có sự tiếp xúc tâm lý với nhau, trao đổi với

nhau vẻ thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau”

[19.38] Tuy nhiên, để xác định hiệu quả của hoạt động giao tiếp như thế nào lại tùy

thuộc vào cung cách ứng xử vé nội dung cũng như hình thức thể hiện Ứng xử mang

tính xã hội Tính xã hội thể hiện ở những nguyên tắc nhất định buộc mỗi cá nhân phải

tuân theo mới đạt được hiệu quả điều khiển được nhận thức, thái độ và hành vi củangười khác Tức là đối với mỗi cá nhân trong từng hoàn cảnh, thời điểm, đối tượng mà

cần có những hành vi ứng xử phù hợp [2,8]

Nhưng chủ nghĩa hành vi lại có quan niệm khác về ứng xử Watson, nhà tâm lý

học Mỹ cho rằng: “Ứng xử của cá nhân là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và

phan ứng đáp lại tác nhân kích thích đó của cơ thé”

Xuất phát từ quan điểm tiếp cận hoạt động- nhân cách và dựa vào quan điểm

hành vi mới PTS Lê Thị Bừng nhìn nhận “ứng xử là sự phản ứng của con người đối với

sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định” [2,12]

Cách ứng xử cũng nhắm đến mục tiêu làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của con

người Chủ thể ứng xử phải làm sao cho đối tượng ứng xử hòa đồng cảm xúc với mình, hiểu được mình, trên cơ sở đó mà thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi theo mục đích

của chủ thể ứng xử.

Từ đó có thể thấy rằng cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái có tác động đến

không chỉ nhận thức, tình cảm mà cả hành vi của trẻ nói chung, của thiếu niên nói

riêng Cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên phù hợp có thể tác động tích cực đến nhận thức, thái độ, hành vi và ngược lại Những cách ứng xử cụ thể của cha mẹ với

thiếu niên sẽ được trình bày ở phần sau

23

Trang 28

b Đặc trưng của ứng xử

Ứng xử có những đặc trưng sau:

- Được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể.

- Mang bản chất xã hội: bao giờ ứng xử cũng được thực hiện trong các

mối quan hệ xã hội nhất định và chịu sự quy định của các chuẩn mực trong các mối

quan hệ đó.

- Là sự giao thoa có tính nghệ thuật giữa "cái tự nhiên” và “cái xã hội”

trong bản chất con người.

- Có sự chú ý về nội dung tâm lý hơn những nội dung công việc

- Ứng xử được quan tâm đến cả "ý thức” lẫn "vô thức" Còn giao tiếp chỉ

quan tâm đến cái ý thức của một quá trình tiếp xúc

- Mang tính tình huống.

c Các kiểu ứng xử

Ứng xử được phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau [2,30]

Căn cứ vào yêu cầu đạo đức của xã hội Có hai kiểu ứng xử:

+ Ứng xử tốt- đúng chuẩn mực: thể hiện qua thái độ phù hợp với hành vi,

phù hợp với yêu cầu xã hội

+ Ứng xử xấu: thể hiện thái độ phù hợp với hành vi nhưng không phù hợp

với yêu cầu xã hội

Căn cứ vào phong cách ứng xử:

+ Ứng xử độc đoán: chủ thể ứng xử không quan tâm đến đặc điểm riêng

của đối tượng ứng xử, tỏ ra thiếu thiện chí và gây căng thẳng với người khác.

+ Ứng xử tự do: thể hiện ở tính linh hoạt quá mức, không làm chủ được

diễn biến tâm lý và dễ chiéu theo đối tượng giao tiếp

+ Ứng xử dân chủ: biểu hiện nổi bật là sự nhiệt tình, có thiện ý, tôn trọng

nhân cách đối tượng giao tiếp

Căn cứ vào kiểu hình thần kinh của khí chất:

+ Ứng xử mạnh mẽ (kiểu thần kinh mạnh- không cân bằng- không linh

hoạt): Khi có tác động của kích thích bên ngoài thì có phản ứng gay gắt ngay bằng thái

độ, hành vi cử chỉ Nhưng phản ứng này có thể là tiêu cực hoặc tích cực.

+ Ứng xử linh hoạt (kiểu thần kinh mạnh- cân bằng- linh hoạt): tiếp nhận tác động một cách nhẹ nhàng, thoải mái và làm cho người khác cũng tiếp thu một cách

nhẹ nhàng.

24

Trang 29

+ Ứng xử bình thắn (kiểu thần kinh mạnh- cân bằng- không linh hoat):

Ứng xử tỏ ra bình tĩnh, thận trọng có cân nhắc trước khi phản ứng với tác độngbên

ngoài.

+ Ứng xử chậm (kiểu than kính yếu): Ứng xử cham chap, khép kín trong

quan hệ với người khác.

2.2.2 Vấn dé ứng xử của cha mẹ với thiếu niên

a Một số đặc điểm tâm lý- sinh lý của lứa tuổi có ảnh hưởng đến

hành vi của thiếu niên.

+ Sự phát triển về mặt sinh lý

Ở giai đoạn này trẻ có một sự thay đổi quan trọng vé mặt cơ thể Đó là hiện

tượng dậy thì Xác định thời kỳ dậy thì các nhà sinh lý học chia dậy thì gồm hai giaiđoạn; tién dậy thì và dậy thì đầy đủ [18,85] và [8,45]

- Tién day thì: thiếu niên nữ từ 11 đến 13 tuổi (đầu cấp II); thiếu niên nam từ

13 đến 15 tuổi (cuối cấp II)

- Dậy thì chính thức: thiếu niên nữ từ 13 đến 15 tuổi (cuối cấp II); thiếu niên

nam từ 15 đến 16 tuổi (đầu cấp II).

Cần phải nói rằng các số liệu trên không phải là cứng nhắc, máy móc mà có thể

xê dịch ít nhiều, thay đổi tuỳ theo điều kiện sinh hoạt và sức khoẻ của từng cá nhân

thiếu niên

© bước tién dậy thì cơ thể trẻ phát triển mạnh vé chiểu cao trong khi cơ bắp chưa kịp phát triển nên ta thấy sự mất cân đối về chiểu cao và bể ngang của cơ thể Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu gây mất cân bằng, biểu hiện dưới dạng: tim

đập nhanh, huyết áp cao, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc giảm Tuyến nội tiết hoạtđộng mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục và tuyến giáp trạng) gây ra sự mất cân bằng

trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dễ đưa đến những cơn xúc động mạnh,

những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất thường Khi dậy thì đầy đủ, các em

gai và em trai có sự biểu hiện của sự phát triển khá hoàn thiện về cấu tạo và chức năngcủa các cơ quan và tuyến nội tiết như: tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên vàtuyến sinh dục Có thể nói sau bước dậy thì đẩy đủ, cấu tạo sinh học của trẻ tương đối

hoàn chỉnh không khác gì cấu tạo sinh học của người lớn Nhiều trẻ em cũng nhận thức

được điều đó Vì thế có sự ngộ nhận ở các em Các em cho rằng đó là điều kiện đủ để

các em trở thành người lớn mà không nhận thấy những non nớt của mình về mặt tâm lý

25

Trang 30

xã hội Trong giai đoạn này các em cũng gặp những khó khăn do chính sự phát triển cơ

thể gây ra Đó là sự mất cân đối giữa chiéu cao, cân nặng và sức khoẻ của cơ bap Các

em chưa có sức khỏe dẻo dai bén bỉ, các hành động chưa được khéo léo, hay có những

cử chỉ không theo ý muốn nên hay bị qué trách là “hậu đậu" (14,25) Hệ thần kinh củatrẻ phát triển khá hoàn chỉnh về chất lượng nhưng các quá trình hưng phấn thường

mạnh hơn ức chế nên trẻ dễ bị kích động, khó kiểm chế hành động và tình cảm của bản

thân.

+ Sự phát triển về mặt tâm lý xã hội

Những thay đổi rất cơ bản vé mặt sinh lý như đã trình bày ở trên làm cho thiếu

niên có ấn tượng sâu sắc rằng “Mình không còn là trẻ con nữa” Vì vậy sự thay đối vaitrò xã hội của các em rõ ràng có cơ sở khách quan Trước hết, thiếu niên ý thức được

và đánh giá được những biến chuyển trong sự phát triển thể chất, trong sự phát triển

của mình Nó cảm thấy mình là người lớn “một cách có căn cứ” Mặt khác, chính những người lớn cũng không coi thiếu niên như đứa trẻ trước đây nữa (trong gia đình, một số

trong các em đã tham gia lao động góp phan giải quyết những khó khăn về kinh tế,

hoặc tăng thêm thu nhập Về mặt tri thức, nhiều em cảm thấy mình cao hơn bố me ).

Tất cả những cái đó gây ra ở thiếu niên nguyện vọng muốn được làm ngưới lớn và

được đối xử như người lớn Tuy nhiên, so với sự phát triển vé mặt sinh học thì sự pháttriển về tâm lý chậm hơn một bước Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội phat triển

như hiện nay: “số con trung bình trong mỗi gia đình ít, đời sống kinh tế khá giả hơn, các

em được bố mẹ và người thân lo cho đẩy đủ, thới gian học tập nhiều, tuổi lao độngchậm lai nên sự phát triển tâm lý xã hội càng chậm” Về mặt xã hội, thiếu niên vẫn

còn là những học sinh, còn phụ thuộc vào bố mẹ nhiều mặt Ở các em còn nhiều biểu

hiện trẻ con (trong dáng dấp, trong hành vi) Bởi vậy, nhìn chung người lớn vẫn coithiếu niên là những đứa trẻ Từ đó nảy sinh mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và

trẻ em trong giao tiếp đối xử Thế nhưng, cái “tôi" của các em đã phát triển thêm một bước, tương đối hoàn thiện Nhu cau tự khẳng định của các em rất cao, lòng tự trọng và danh dự bản thân dễ bị tổn thương Khi ý thức và ý muốn đối xử như người lớn phát triển thì bản thân thiếu niên thường có tâm lý “phóng đại” các khả năng của mình, đánh giá chúng cao hơn thực tế Điểu này thường được biểu hiện dưới dạng ngang

bướng, tỏ ra “anh hùng”, bất cần trước những việc làm hàng ngày mà các em cho là vô

hại theo những trải nghiệm của bản thân các em.

Trang 31

Mặt khác do nhu cầu tự khẳng định của các em rất cao nên lòng tự trọng và

danh dự bản thân dễ bị tổn thương Một đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là hoạt

động giao tiếp với bạn bè cùng độ tuổi chiếm vị trí chủ đạo Hoạt động này đôi khi lấn

At cả nhu cẩu quan hệ của các em với cha mẹ và người thân, có ảnh hưởng không nhỏ

đến hoạt động học tập Hiện tượng tâm lý đó xuất phát từ những nguyên nhân sau đây.

Trước hết, do cùng độ tuổi, cùng học tập, sinh hoạt, vui chơi, các em dễ dàng hiểu và

thông cảm với nhau Thứ hai, nhóm bạn thân là môi trường thuận lợi nhất để các em

trao đổi tâm sự những điều thẳm kín của bản thân mình, dễ dàng nêu những nhận xét,

đánh giá về bạn bè cùng giới hoặc khác giới và thăm dò những nhận xét của bạn bè về

bản thân Thứ ba, chỉ có trong nhóm bạn bè các em mới thoả mãn nhu cẩu tự khẳng

định mình.

Như vậy, nhìn một cách toàn diện, sự phát triển của thiếu niên trong giai đoạn

này thiếu sự đồng bộ Về mặt sinh học, ở các em đã diễn ra sự “cải tổ” để trở thànhngười lớn, trong khi đó so với người lớn thật sự thì vé mặt tâm lý - xã hội của các em

còn rất non nớt Vì thế có sự mâu thuẫn giữa các em và người lớn nói chung, cụ thể là

cha mẹ Các em chỉ nhìn thấy sự trưởng thành của các em về mặt sinh học và cho rằng

các em đã là ngưới lớn Trái lại, những người lớn chỉ nhìn thấy những hạn chế của các

em về mặt tâm lý - xã hội mà không công nhận sự phát triển vượt bậc của chúng về

cơ thể, vẫn xem chúng là những cô bé, cậu bé từ đó có những cách ứng xử chưa phù

hợp với thiếu niên trong cuộc sống hàng ngày Những cách ứng xử này gây ảnh hưởng

không nhỏ đến mặt hành vi của thiếu niên.

b Cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên

Căn cứ vào phong cách ứng xử ta có thể chia những cách ứng xử của cha mẹ với

con cái thành ba nhóm sau đây:

+ Những cách ứng xử độc đoán: Ở cách ứng xử này chủ thể ứng xử là cha

mẹ không quan tâm đến đặc điểm riêng của thiếu niên, thiếu thiện chí, gây căng thẳng,

áp đặt lên thiếu niên Tiêu biểu cho phong cách ứng xử này là cha mẹ cấm đoán, ép

buộc con cái làm theo những ý kiến chủ quan của mình Cách cư xử độc đoán này

không chỉ thể hiện trong thái độ mà còn trong cả hành vi như đánh đập, la mắng, xúc

phạm con cái v.V

+ Những cách ứng xử tự do: thể hiện ở tính linh hoạt quá mức, cha mẹ

không làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mình hoặc dễ chiểu theo con cái

Với phong cách ứng xử này cha mẹ có thể có những cách ứng xử như: chiéu chuộng

27

Trang 32

con cái, thoải mái dé dai với em hoặc lại vô cớ trút giận lên đầu con cái do không kém

được cam xúc V.V.

+ Những cách ứng xử dân chủ: biểu hiện nổi bật là sự nhiệt tình, có thiện

ý, tôn trọng nhận cách con cái Với phong cách ứng xử này cha mẹ sẽ tôn trọng và thông cảm, tin tưởng giao cho thiếu niên những công việc trong gia đình, nhẹ nhàng

khuyên nhủ, động viên khuyến khích con cái trong các hoạt động hữu ích

c Những hành vi chưa ngoan của thiếu niên do cách ứng xử của cha mẹ.

Mỗi một cá nhân là một thực thể có sự phát triển của riêng mình Những ảnhhưởng từ bên ngoài (trong đó có cách ứng xử của cha mẹ) nếu không phù hợp với sựphát triển ấy đều gây ra những hậu quả

Anh hưởng không tốt của cách ứng xử của cha mẹ đến hành vi của trẻ nói chung của thiếu niên nói riêng thường do những cách ứng xử sau đây: [30]

- Với cách ứng xử độc đoán: Một số biểu hiện của hành vị chưa ngoan do cách

ứng xử này của cha mẹ như là sự ngang ngược, bướng bỉnh của các em mà người lớn

đánh giá là vô lễ, "nếu cứ dùng cách ứng xử trên hoặc thế thượng phong của người lớn

để "đàn áp” thì đấy không phải là hướng đi đúng

Khi biết con cái có khuyết điểm nếu cha mẹ bình nh tìm hiểu nguyên nhân, âncẩn giải thích, phân tích đúng sai, khuyên giải các em, chắc chấn các em sẽ nhận ra sai

sót của mình, cố gắng khắc phục Nhưng nhiều cha mẹ khi phát hiện ra khuyết điểmcủa con cái, chưa tìm hiểu nguyên nhân đã vội vàng dùng những lời lẽ nặng nể thô bạo

hoặc còn dùng roi vọt trừng phạt các em Nhiều em sợ hãi quá sinh ra bệnh nói dối lừa

gạt cha mẹ khi có khuyết điểm Những em khác thấy mình bị cha mẹ làm mất thể diện

với bạn bè và những người xung quanh đâm ra chai lì, bất cần Hoặc có những bậc phụ

huynh vì quá lo lắng cho con nảy sinh tâm trạng bất an muốn kiểm soát mọi hoạt động

của con cái Từ đó họ xâm lấn không gian riêng tư của các em như: đọc trộm thư hoặc

nghe lén điện thoại của các em Những cách ứng xử này có thể gây nên sự tức giận ởcác em, các em cảm thấy bị lừa dối Thiếu niên có thể phản ứng cách ứng xử này của

cha mẹ bằng lời nói vô lễ, xấc xược hoặc bằng hành vi thờ ơ né tránh cha mẹ

Có rất nhiều cách ứng xử chưa phù hợp của cha mẹ với con cái trong cuộc sống

hàng ngày Chẳng hạn có những bậc cha mẹ thuyết gidng cả ngày về một vấn để gì đó với con cái hoặc vì một lỗi lầm nào của trẻ Họ có thể gán cho con cái mình vô số tội

mà trẻ không có chỉ vì một lần vi phạm nào đó của chúng Cách cư xử “chụp mũ” này

28

Trang 33

có thể khiến cho thiếu niên cãi lại cha mẹ, làm cho các em không cố gắng học tập, rèn

em phát triển, họ lại đem trẻ ra so sánh với người khác, thậm chí với bản thân mình Điều này gây một sự xúc phạm to lớn đến thiếu niên, các em có thể phản ứng bằng

hành vi bỏ đi, mặc những lời của cha mẹ, làm ngược lại những diéu cha mẹ dạy dỗ

Ở tuổi thiếu niên, các em như cây non mới lớn, mọi sự can thiệp thô bạo sẽ là

những tảng đá làm oằn thân cây Đối với lứa tuổi này, lòng tự trọng và tự ái của các em

rất cao, mọi sự xúc phạm vô tình hay cố ý nhân phẩm và tình cảm, đôi khí đẩy các em

vào hướng đi xấu.

“Các bậc cha mẹ không hiểu được đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này vẫn cứ cư

xử theo nguyên tắc lấy lợi ích cá nhân làm chuẩn, bắt các em phải tuân theo mình, phủ

nhận, không thèm đếm xỉa đến tình cảm, nguyện vọng của các em là cách cư xử sai

lim.” [4,58]

- Với cách ứng xử tự do: Sự yêu thương chăm sóc của cha me là điều kiện thuận lợi

cần thiết cho sự phát triển của các em Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, nhu cầu tự khẳng định

của các em rất cao, các em rất thích được xem là người lớn Trong khi đó, có những bậc

cha mẹ vì quá yêu thương con, luôn luôn lo lắng, chăm sóc các em từng li từng tí, lúc

nào cũng xem các em như trẻ con cẩn được che chở, bảo vệ Trong hoàn cảnh đó,

nhiều em thấy khó chịu vì cảm giác bị bó buộc, mất tự do, đôi khi xấu hổ với bạn bè

Có rất nhiều cứ liệu khoa học khẳng định “tinh cảm quá nồng nhiệt, sự nuông chiéu,

khoan dung quá mức của cha mẹ cũng có hại đối với con cái” [27,116] hay “sự quan

tâm quá mức cũng là một trong những thái độ cực đoan dẫn đến những chứng bệnh

loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên" [32,49] Vì thế có những em đã lừa

dối cha mẹ, gia đình để đi tìm sự tự do thoải mái và muốn thử sức mình Hoặc cha mẹ

đối xử với thiếu niên như trẻ con Ví dụ cha mẹ thường nhắc rằng cách đây vài năm các

em hãy còn bé bỏng, hay sợ ma, hay đái dẳm vv Con cái tuổi mới lớn rất ghét bị nhắc

nhở như vậy Các em muốn có một khoảng cách với thời thơ ấu, muốn được coi là

người lớn Cha mẹ cần phải ủng hộ các em ước muốn này

29

Trang 34

Tóm lại, sự phát triển ở thiếu niên diễn ra tương đối phức tạp, đời sống tâm lý cónhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi đột ngột khiến các bậc cha mẹ phải ngạc nhiên vàcảm thấy lúng túng trong ứng xử Bởi thực chất thiếu niên đã bắt đầu có vị trí xã hộichủ động hơn, có những biểu hiện của sự phát triển cơ thể Thiếu niên cảm thấy mình

đã là người lớn và cố giành lấy vị trí ấy bằng cách phá vỡ những mối quan hệ và cách ứng xử cũ với mình của người lớn nói chung, cha mẹ nói riêng đã hình thành từ thời thơ

ấu Ngoài ra thiếu niên nhận định chưa xác đáng về người lớn nên dẫn đến thái độ đòi

hỏi quá cao và khất khe với người lớn [8,77] Mặc dù rất yêu thương cha mẹ và hiểurằng cha mẹ cũng rất yêu thương lo lắng cho mình nhưng thiếu niên lại có thể khôngtán thành, thậm chí đánh giá thấp một số thái độ, hành động và một số đặc điểm cátính ở người lớn mà chúng cho là không tốt như: nóng nảy, thiếu bình tĩnh suy xét, hay

la mắng quát tháo những việc mà thiếu niên cho là "chẳng có nghĩa lý gì”, thiếu tôn

trong, thất hứa v.v Đứng trước những cách ứng xử đó của cha mẹ thiếu niên có thể sẽ

thất vọng, chấn nản, tức giận lẫn cô đơn vì cha mẹ không hiểu mình Từ cách ứng xử

trên của cha mẹ có thể dẫn đến những hành vi chưa ngoan ở thiếu niên

Vì vậy, trong việc giáo dục để thiếu niên phát triển tốt thì cha mẹ phải là tấm

gương về tư tưởng, đạo đức, tình yêu thương nhưng quan trọng hơn cả là cha mẹ phải có

cách ứng xử phù hợp Bởi hành vi, cái thể hiện ra bên ngoài là cái mà thiếu niên nhìn

thấy rõ nhất và tác động đến các em nhiều nhất

2.3 Một số nguyên tắc ứng xử của cha mẹ để giáo dục hành vi đạo đức cho

thiếu niên

Thông thường trong đời sống hàng ngày, cha mẹ thường quan tâm đến con cái ở

những vấn để như: học tập, lao động trong gia đình, vui chơi (kết bạn, giải trí ), chỉ tiêu

tién bạc v.v Trong những vấn để đó nếu có gút mắc xảy ra có thé do từ hai phía Một

mặt do con cái chưa làm đúng và đủ trách nhiệm của mình, còn mải chơi, lười biếng học tập, không giúp đỡ cha mẹ, hay đòi hỏi Mặt khác, các bậc cha mẹ vẫn còn những cách ứng xử chưa phù hợp, quá nghiêm khắc, áp đặt hay thiếu quan tâm, thiếu công

bằng, không giữ lời hứa hoặc nuông chiéu dễ dãi v.v Từ đó giữa cha mẹ và con cái có

sự tác động qua lại lẫn nhau bằng hành vi, thái độ không tích cực Tuy nhiên, cách ứng

xử của cha mẹ với con cái lại giữ một vị trí rất quan trọng với ý nghĩa sau:

- Làm thay đổi nhận thức, tình cảm của thiếu niên dẫn đến thay đổi hành

vi, cách ứng xử ở thiếu niên “Khi con cái nhìn thấy trong ánh mắt của cha mẹ tràn đẩy

30

Trang 35

tình thương yêu và sự hiểu biết nhưng cũng rất nghiêm khắc, con cái sẽ luôn nhìn cha

mẹ bằng cặp mắt kính trọng, ngưỡng mộ tài năng, đạo đức, lúc đó giữa chúng và cha

mẹ có những sợi dây tình cảm vô hình ràng buộc trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.

- Trẻ em hay bất chước Bước sang tuổi thiếu niên, việc bất chước của

chúng mang tính chọn lọc Ở tuổi này các em hay bất chước những hành vi, cử chỉ của

người lớn xung quanh Trong việc làm này tấm gương của cha mẹ thật là quan trọng

"Những cử chỉ, lời nói, việc làm của cha mẹ và người lớn xung quanh được ghi lại trong

tâm hồn non nớt và nhạy cảm của các em”.[15,44] Người lớn dạy trẻ phải cư xử thếnày thế kia mà bản thân lại làm khác thì không tài nào giáo dục được con trẻ Do đó

cha mẹ phải thận trọng với cách ứng xử của mình trong cuộc sống hàng ngày không chỉ

với mọi người mà còn với con cái.

Trên cơ sở lý luận của để tài người nghiên cứu mạnh dạn để xuất một số nguyên

tắc cơ ban trong việc ứng xử của cha mẹ đối với con cái nhằm giáo duc, hạn chế, khắc

phục những hành vi chưa ngoan ở thiếu niên như sau:

- Hiểu con mới dạy được con Sự hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái sẽ

tạo nên một mối “tương giao” trong đó con cái tin tưởng cha mẹ, cha me chấp nhận

những cái riêng của con cái một cách tự nguyện Nếu cha mẹ tạo được một bau không khí nói trên “thi con cái sẽ trở nên tự chủ hơn,xã hội hoá hơn và trưởng thành hơn `.

- Mạnh dạn tin tưởng, từng bước giao công việc, trọng trách trong gia đình cho

các em Nhưng tôn trọng, tin tưởng không có nghĩa là giao công việc cho các em một

cách tùy tiện mà phải “tôn trong nhân cách đồng thời để ra những yêu cầu hợp lý đối

với con cái” [16,29], đòi hỏi ở con cái sự cố gắng tích cực

- Xây dựng cho con cái niém tin và ước mơ trong cuộc sống

- Trân trọng và khích lệ những tiến bộ của con trong cuộc sống Tuy nhiên việckhen thưởng hay trách phạt trẻ cũng nên hợp lý, đúng mức , sự khất khe quá độhay sự

nuông chiểu quá mức tạo thói quen hưởng thụ không tính toán, déu bất lợi trong giáo

- Các bậc cha mẹ người lớn trong gia đình phải gương mẫu đối với các em, lời

nó phải thống nhất với việc làm

31

Trang 36

- Cha và mẹ phải thống nhất với nhau trong ứng xử với con cái Không những

thế, “cha mẹ còn phải tìm hiểu trau déi kiến thức và nghệ thuật giáo dục gia đình, trao

đổi kinh nghiệm với những nhà giáo dục và những ông bố, bà mẹ khác về cách ứng xử

với con cái ” như nhà giáo dục Cơrúpxkaia đã nói "với những người làm cha me thì việc

giáo dục gia đình trước tiên là việc tự giáo duc” [7,105].

- Gia đình phải kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục con cái.

Tóm lại, các nguyên tắc trên cẩn kết hợp với nhau một cách linh hoạt, sáng tạo

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên nói chung, đặc điểm nhân cách

của từng em nói riêng, với hoàn cảnh gia đình- xã hội thì mới đảm bảo đạt kết quả tốt

Phải thừa nhận rằng "vấn để ứng xử trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

phan ánh bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình” (2,38] Do

đó ứng xử phải được đặt trên nền tảng của sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau Cha mẹ

phải có sự hiểu biết vé tâm lý lứa tuổi, vể nguyên tắc ứng xử để giáo dục con cái,

Ngược lại con cái cũng cần hiểu được quyển lợi nghĩa vụ làm con trong gia đình, tôn trọng và hiểu những nỗi khó khăn vất vả của cha mẹ trong việc nuôi dạy mình Có như

thế thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ ngày càng gần gũi và tốt đẹp thêm

2.4 Cơ sở phân chia khách thể nghiên cứu

Để tiến hành khảo sát cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái và những hành vi

chưa ngoan của thiếu niên do cách ứng xử của cha mẹ dưới góc độ tâm lý chúng tôi

phân chia khách thể nghiên cứu thành những nhóm khác nhau để so sánh Việc phân chia này dựa trên cơ sở của tâm lý lứa tuổi, tâm lý học giới tính, tâm lý học xã hội v.v.

a Nhóm giới tính: Gồm hai nhóm nam / nữ

b Nhóm tuổi hiện tại: Căn cứ vào sự phân chia của các nhà tâm lý học lứa tuổi

chúng tôi chia khách thể nghiên cứu thành hai nhóm tuổi:

- Nhóm đầu tuổi dậy thì: 12- I3t

- Nhóm tuổi dậy thì chính thức: 14- lót

c Thời gian trao đổi trò chuyện với cha mẹ.

Tình cảm, phương tiện giáo dục trẻ thơ Tình cảm của cha mẹ được thể hiện qua

thái độ hành vi Đặc biệt “những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái trong một

không khí đồng tình, thương yêu và tin cậy sẽ góp phân khơi dậy ở con mình những câm xúc tích cực đầu tiên về con người” [15,45] Đồng thời việc trao đổi tình cảm là

việc cẩn thiết, là điểu kiện để cha mẹ và con cái hiểu và thông cảm cho nhau Điều

32

Trang 37

này cũng có sự tác động đến cách ứng xử của cha mẹ với thiếu niên cũng như nhữnghành vi chưa ngoan của thiếu niên đối với cha mẹ.

Căn cứ vào thời gian trò chuyện của thiếu niên với cha mẹ chúng tôi phân chia

ra thành 4 nhóm như sau:

- Nhóm chỉ trao đổi khi cần thiết với cha mẹ

- Nhóm có thời gian trao đổi với cha mẹ khoảng nửa giờ

- Nhóm có thời gian trao đổi với cha mẹ từ nửa giờ đến một giờ.

- Nhóm có thời gian trao đổi với cha mẹ hơn một gid

d Mức sống gia đình

Gia đình như là một *xã hội nhỏ” Do đó nó có mang lại hạnh phúc cho các

thành viên không và mang lại hạnh phúc cho họ ở chừng mực nào, điểu này là mộtphan rất quan trọng và nhiều khi có tính chất quyết định là phụ thuộc vào việc tổ chức

cuộc sống gia đình Nói tới cuộc sống gia đình trước hết phải nói tới việc xây dựng duy

trì được các mối quan hệ của các thành viên Ngoài ra cuộc sống gia đình còn phải làcuộc sống được tổ chức hợp lý, khoa học Nó đảm bảo thoả mãn ở chừng mực can thiếtnhững nhu cầu về vật chất và văn hóa tỉnh thần Trong đó, bao gồm một loạt vấn để có

liên quan đến ăn, ở, mặc, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, sự phân công lao động

trong gia đình v.v Nhờ vậy: tạo điểu kiện cho con trẻ sinh trưởng và phát triển vé mọi

mặt (thể chất, trí tuệ, đạo đức ); tránh được những quặt quẹo về thể xác và tâm hồn,

tạo diéu kiện cho mọi thành viên được phục hồi và tăng cường sức khoẻ sau mỗi ngày

làm việc, cho thế hệ già có cuộc sống đây đủ, tạo điểu kiện cho mỗi thành viên trong

gia đình luôn gắn bó với nhau, xây dựng hạnh phúc gia đình Từ đó ta có thể thấy mức

sống gia đình có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần của mọi thành viên tổn tại trong gia

đình đó, đặc biệt là đến sự phát triển của con trẻ Căn cứ vào sự đáp ứng nhu cẩu sống

cần thiết cho các thành viên trong gia đình chúng tôi chia ra thành ba nhóm mức sống

gia đình như sau:

- Nhóm có mức sống gia đình thiếu thốn

- Nhóm có mức sống gia đình trung bình.

- Nhóm có mức sống gia đình sung túc.

e Vị trí trong gia đình

Có ảnh hưởng đến cách ứng xử của cha mẹ với các em thể hiện qua sự yêu cau,

đòi hỏi của cha mẹ với các em tùy theo vị trí của các em trong gia đình Chúng tôi xác

định vị trí của các em trong gia đình như sau:

33

Trang 38

- Nhóm con cả

~ Nhóm con thứ

- Nhóm con út

- Nhóm con mot.

f Nghề nghiệp của cha và mẹ

Mỗi nghề nghiệp tạo nên một lối sống đặc thù và những đặc trưng tâm lí khác

nhau có sự ảnh hưởng đến lối ứng xử của cá nhân, tạo nên nét riêng biệt trong nhâncách của cá nhân Diéu này sẽ chỉ phối ứng xv, nhu cẩu, sở thích khác nhau của cá

nhân Các nghề nghiệp hiện nay rất phong phú nhưng người nghiên cứu chỉ phân chia thành những nhóm sau: nhóm giáo dục = nhóm y tế — nhóm kinh tế ~ nhóm kỹ thuật -

nhóm tiểu thương — nhóm tiểu thủ công — nhóm quân đội, công an — nhóm lao độngphổ thông — nhóm thất nghiệp (nội trợ) - nhóm công nhân viên chức nhà nước

g Trình độ văn hoá của cha mẹ

Theo A I, Déng6va thì “trình độ học vấn thấp kém của một cá nhân thường làhậu quả của sự biến thái vé pháp luật và đạo đức, còn tiếp sau đó sự thấp kém này đã

ảnh hưởng ngược trở lại ý thức và hành vi của những người khác” [29,76-77] Do đó khi

xem xét cách ứng xử của cha mẹ đội với con cái không thể không xét tới yếu tố trình

độ học vấn của cha mẹ Theo phân cấp bậc học hiện nay chúng tôi chia thành 4 nhóm trình độ cha mẹ sau: cấp 1-2, cấp 3, đại học và trên đại học.

Trang 39

2.5 CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

1 Nhân cách: là tổ hợp toàn thể đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy

định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ.

2 Hành vi dùng để chỉ hành động hay ý định hành động mà cá nhân sẽ ứng xửvới đối tượng do sự tác động qua lại giữa cá nhân với đối tượng, với môi trường xung

quanh, đo tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cẩu) thúc đẩy.

3 Hành vi chưa ngoan là hành vi hay ý định hành vi mà thiếu niên ứng xử với

cha mẹ không đạt được hoặc không thực hiện được các chuẩn mực đạo đức.

4 Cách ứng xử độc đoán: là cách ứng xử mà chủ thể ứng xử không quan tâmđến đặc điểm riêng của đối tượng ứng xử, thiếu thiện chí, gây cing thẳng,áp đặt lên

đối tượng ứng xử

5 Cách ứng xử tự do: là cách ứng xử thể hiện tính linh hoạt quá mức, chủ thể

ứng xử không làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mình hoặc dễ chiều theo đối

tượng ứng xử

6 Cách ứng xử dân chủ: là cách ứng xử biểu hiện nổi bật là sự nhiệt tình, có

thiện ý, tôn trọng nhân cách đối tượng ứng xử.

35

Trang 40

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ KẾT QUA NGHIÊN CỨU

3.1 CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHA MẸ VÀ THIẾU NIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG

NGÀY

3.1.1 Xếp hạng chung

Nhìn chung, dựa vào tổng điểm mức độ từng cách xử của cha mẹ đối với thiếu

niên để xếp thứ hạng, chúng tôi có bảng kết quả sau đây:

nan

| Quá lo lắng cho em vì xem em | 143 | 31.4 | 237 | 519 | 76 |

_So sánh em với người khác — | 144 | 31.6 | 218 | 478 |94 |

Bắt em làm theo r muốn của cha L0s | 23 | 230 |so4 | 121|

LKhấtkhe cấm đoán em về mọi | 43 | 94 |173|379|240|527| 259 | 19 `

|Đối xử không công bằng — — | 32 | 7 | 141 | 30.9 | 283 |

[Che bai, ma mại ÿ kiến hạ việc | 37 | 8 | 16 | 364 | 253

Gat đi hay phớt lờ khi em cần cha

mẹ giải thích một vấn để mà em 28.7

thấc mắc

| Thodi mái dễ ddivdiem _| 129 | 28.3 | 261 | 57.2| 66_

cu theo ý muốn của em 54 | 11.8 | 345 |757|

giữ lồi hứa với em _ 46 [10.11 227 498 | 183|40.1| 319 | 1á —

LĐặt em vào tinh huống khó xử — | 59 |129| 163 |357|234|5L4| 281 | 17—_

46 |10.1|156|342|254|557| 248 | 20 —~

[La máng vô có, rất giận lên đâu _| 38 | 8.3 |129|283|289|634| 205 | 22

Bangl: xế hạng cách tng xử của cha mẹ đối với thiếu niên

Ngày đăng: 01/02/2025, 00:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) - Những vấn để cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay.NXB.Đại Học Quốc Gia Hà Nội2001 Khác
2. Lê Thị Bừng - Tâm lý học ứng xử. NXB Giáo Dục 1997 Khác
3, Đạo lý gia đình, Việt Chương, NXB Đồng Tháp 1996 Khác
4. Lê văn Cương (chủ biên) - Tâm lý phạm tội và vấn để chống phạm tội (lứa tuổivị thành niên), NXB Công an nhân dân Hà Nội 1999 Khác
5. Vũ Dũng(chủ biên) -Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2000 Khác
6. Vũ Dũng (chủ biên), Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội HN 2000 Khác
7. Dương Tự Đam - Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên - NXBThanh Niên Hà Nội 1999 Khác
8. Pham Hoàng Gia, Nói chuyện vé lứa tuổi thiếu niên, NXB Kim Đồng Hà Nội1994 Khác
11. Phạm Minh Hạc, Nhập môn tâm lý học, NXB Hà Nội 1980 Khác
12. Trần Hiệp (chủ biên) - Tâm lý học xã hội - những vấn để lý luận, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1996 Khác
13. Nguyễn Minh Hoà, Hôn nhân và gia đình ở TpHCM (nhận diện và dự báo) NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1998 Khác
14. Lê Văn Hồng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (dùng cho các trườngđại học và cao đẳng sư phạm), Hà Nội 1995) Khác
15. Bùi Văn Huệ - Hiểu con mới day được con — NXB Giáo Dục 1995 Khác
16. Hà thế Ngữ - Dang Vũ Hoạt - Giáo dục học (tập 2) - NXB Giáo Dục 1998 Khác
17. Đức Minh - Khoa học giáo duc con em trong gia đình - Ủy ban thiếu niên nhỉđông Trung Ương xuất bản, 1979 Khác
18. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999 Khác
19. Tâm lý học đại cương. Bộ giáo dục và đào tạo 1996 Khác
20. Tâm lý học Liên xô, NXB Tiến bộ 1978 Khác
21. Phạm Côn Sơn — Văn hoá trong gia đình, NXB Thanh Hoá 1997 Khác
22. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn - Lê Ngọc Lan, Tâm lýhoc, NXB Giáo Dục 1999 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN