1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TTHCM - Nêu các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1969 và trình bày thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921 -1930)

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nêu các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1969 và trình bày thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921 -1930)
Tác giả Nhóm 1
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 1969
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 85,96 KB

Nội dung

Từ 1890-1911: thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng - Thời kỳ sinh ra và lớn lên, trải nghiệm nỗi đau của người dân mấtnước, tiếp thu sự giáo dục của gia đình, quê

Trang 1

NHÓM 1

Câu 2: Nêu các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

từ năm 1890 đến năm 1969 và trình bày thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng

về con đường cách mạng Việt Nam (1921 -1930).

gồm 5 giai đoạn

– Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng từ

1890 đến 1911:

– Giai đoạn tìm đường cứu nước, gpdt 1911-1920

– Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921 – 1930)

– Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam (1930 – 1941)

– Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 đến 1969)

1 Từ 1890-1911: thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng

- Thời kỳ sinh ra và lớn lên, trải nghiệm nỗi đau của người dân mấtnước, tiếp thu sự giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước,thương dân

- Sinh ra trong 1 gđ nhà Nho yêu nước, ngay từ nhỏ đa tiếp thu được ttyêu nước, văn hóa dân tộc sâu sắc

- Quê hương Nghệ Tĩnh là vùng đất giàu tt văn hóa, lao động đấu tranhchống ngoại xâm (ptrao Xô Viết Nghệ Tĩnh)

- Chứng kiến đời sống khổ cực, áp bức, bóc lột và cuộc sống xa hoa của

P và PK

Trang 2

- HĐ yêu nước cụ thể:

+ Tham gia biểu tình chống sưu thuế của dân miền Trung (1908)

+ Làm thầy giáo ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) -> tuyên truyền CM

- Tiếp thu kinh nghiệm phong trào đấu tranh của các bậc tiền bối, nhậnxét và đúc rút thất bại

- Tiếp thu tt văn hóa phương Đông, bước đầu văn hóa phương Tây(Pháp)

- 3-6-1911, ra đi tìm đường cứu nước “Nguồn gốc của đau khổ và áp bức bóc lột là ở ngay tại “chính quốc”, ở các nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình

2 Từ 1911-1920: thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước giải phóng dân

tộc

- Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm

đường cứu nước: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” Và “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ

là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Anh,

có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi

- Trên con tàu, có cơ hội dừng lại và đi đến các nước thuộc địa và cácnước tư bản (Pháp, Mỹ, Anh) và nhận ra ở đâu cũng có 2 hạng ng: bóc lột và bịbóc lột

- Cuối 1917, NAQ từ Anh trở lại Pháp,

+ bắt đầu tham gia vào các hoạt động chính trị

Trang 3

- 1919, gia nhập Đảng xã hội Pháp -> 8/1919 , thay mặt những người

VN yêu nước tại Pháp, gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới hội nghịVéc xây

- 1920, tìm hiểu về CMT10 Nga, đọc luận cương Lê Nin về vấn đề dântộc thuộc địa -> giác ngộ tư tưởng, lựa chọn con đường CMVS

- Cuối 1929, gia nhập ĐCS Pháp

=> Đánh dấu chuyển biến về chất trong tư tưởng NAQ:

+ Từ CN yêu nước -> CN Lê Nin

+ từ giác ngộ dân tộc -> giác ngộ giai cấp

+ từ người yêu nước -> người CS

3 Từ 1921-1930: thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam:

- Hoạt động thực tiễn phong phú -> truyền bá CN Mác- Lê Nin về nước

- Chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời củaĐCSVN

Trang 4

- Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tạiPa-ri

- Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”

- Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lậpĐảng cộng sản Việt Nam Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt,sách lược vắn tắt của Đảng”

=> Các văn kiện đã đánh dấu cơ bản sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của Việt Nam.

=> Hồ Chí Minh trở thành nhà tư tưởng theo đúng nghĩa Tư tưởng

Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản.

Câu 1: Nêu khái quát các cơ sở lý luận và trình bày tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các cơ sở lý luận

- Giá trị truyền thống tốt đẹp

+ Truyền thống yêu nước: Là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kìlịch sử VN, là sản phẩm kết hợp từ tình cảm yêu nước, ý chí giữ nước và trí tuệcứu nước Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến Hồ Chí Minh bởi yêu nướcchính là động lực để người dấn thân, hy sinh, là điều kiện để HCM trở thành thủlĩnh của dân tộc Hồ Chí Minh đánh giá rất cao và biết cách khơi dậy sức mạnhcủa lòng yêu nước, từ đó tạo ra sự chuyển biến về chất: yêu nước gắn với thươngdân, yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội

+ Tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái: HCM luôn đềcao và tìm mọi cách phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân Truyềnthống này là cơ sở hình thành nên nhân cách, tư tưởng nhân văn, đạo đức, đoànkết HCM

Trang 5

+ Tinh thần lạc quan yêu đời: HCM luôn có niềm tin mãnh liệt vào tươnglai của dân tộc và sự thắng lợi của cách mạng Người luôn ung dung, tự tại trướcmọi hoàn cảnh, luôn tìm ra sự thi vị trong cuộc sống dù là trong những hoàncảnh khó khăn, khắc nghiệt nhất

+ Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo: Dân tộc Việt Nam hình thành

và phát triển trong điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và xã hội không ít khó khăn Đểtồn tại và phát triển, người Việt người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khácphải lao động cần mẫn, chiến đấu anh dũng, trí thông minh sáng tạo

- Tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Văn hóa phương Đông

Nho giáo: là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phươngpháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình vàtrong xã hội

Ưu điểm: Là cá triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo, giúp đời,

là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tuthân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học…

Nhược điểm: yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động, tư tưởng đẳng cấp, coithường phụ nữ…

Phật giáo

Ưu điểm: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương ngườinhư thể thương thân, là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làmviệc thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, chống phân biệt đẳng cấp,

đề cao lao động, chống lười biếng, là chủ trương sống không xa lánh việc đời

mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dânchống kẻ thù của dân tộc…

Nhược điểm: Chưa chú trọng đối tượng cải tạo thế giới, tư tưởng bi quan,

xa lánh sự đời, hướng con người tới sự huyền bí, không thực tế

Trang 6

Tư tưởng khác: Lão Tử (Thuyết “vô vi”), Hàn Phi Tử (Thuyết pháp trị),Mạnh Tử (Đề cao nhân dân), Tôn Trung Sơn (Chủ nghĩa tam dân)

+ Văn hóa phương Tây

Trước văn hóa phương Tây, người ta có 3 thái độ: cự tuyệt văn hóaphương Tây, vong bản, thâu hóa HCM lại tiếp xúc và tiếp nhận văn hóa phươngTây bằng 3 cách: đi học, đọc sách và tự trải nghiệm

Người tiếp thu:

- Tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái

- Tư tưởng và phong cách dân chủ

- Tìm hiểu bản chất thật sự của cách mạng tư sản phương tây

- Cách làm việc hợp lý

- Tu duy duy lý kết hợp duy tình thấu tình đạt lý⇒

- Tư tưởng đề cao con người

- Lòng yêu con người của Thiên chúa giáo

- Trân trọng các giá trị văn hóa phương Tây

Trang 7

phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học cũng như thực tiễn cáchmạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dânlao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo và tiến tới giải phóng con người.

+ Quá trình hồ chí minh bắt gặp

7/1920: Bác đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và thuộc địa” (luận cương chính trị) của Lênin Luận cương chỉ ra cho⇒người con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng nhữngtình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người

12/1920: Bác tham dự đại hội lần thứ 18 của của Đảng Xã hội Pháp.Người biểu quyết tán thành đi theo Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộngsản Pháp Người trở thành người cộng sản VN đầu tiên, đánh dấu sự chuyểnbiến về chất trong tư tưởng của người

Sau 1920: Tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam

+ Tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin đến việc hình thành tư tưởng

- Tạo ra bước ngoặt: từ người yêu nước người cộng sản chân chính,⇒tìm ra con đường cứu nước, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng

- Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin đã kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủnghĩa quốc tế, từ cách mạng dân tộc đến cách mạng vô sản

- Chuyển hóa và nâng cao những yếu tố tích cực của văn hóa dân tộccũng như văn hóa nhân loại

Trang 8

Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng hồ chí minh thì chủ nghĩa mác– lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất Mối quan hệ giữa tưtưởng hồ chí minh với chủ nghĩa mác – lênin Chủ nghĩa mác – lênin là đỉnh caocủa tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cáchmạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảngcộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xãhội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa mác – lênin Đốivới người, đến với chủ nghĩa mác – lênin cũng có nghĩa là đến với con đườngcách mạng vô sản từ đây, người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chânchính, triệt để: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mớigiải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp củachủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới" Đến với chủ nghĩa mác – lênin,

tư tưởng, quan điểm của hồ chí minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩayêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dântộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lậptrường của chủ nghĩa mác – lênin

Như vậy, chủ nghĩa mác – lênin là một nguồn gốc – nguồn gốc chủ yếunhất, của tư tưởng hồ chí minh, là một bộ phận hữu cơ – bộ phận cơ sở, nền tảngcủa tư tưởng hồ chí minh không thể đặt tư tưởng hồ chí minh ra ngoài hệ tưtưởng mác – lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng hồ chí minh khỏinền tảng của nó là chủ nghĩa mác – lênin

Câu 3: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc.

● Cách tiếp cận :

- HCM tiếp nhận tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản phương tây vềquyền con người

Trang 9

Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, tiếpthu những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”

- Từ quyền con người, Người đã khái quát và nâng cao thành quyền dântộc“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng cóquyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

● Nội dung :

- Độc lập, tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, quý giá và bất khả xâmphạm của mỗi dân tộc

+ đây là khát vọng của dân tộc thuộc địa

+ đây là khát vọng của nhân dân Việt Nam

+ khát vọng này chi phối mục đích suốt đời của HCM

● 1911 : ra đi tìm đường cứu nước

● 1930 : đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Namhoàn toàn độc lập

● 1941 : trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, dùphải đốt cháy dãy Trường Sơn

● 1945 : nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thànhmột nước tự do, độc lập

● 1946 : chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ

● 1966 : chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm… không có gì quý hơnđộc lập, tự do

Trang 10

- Độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với 5 tiêu chí:

+ Độc lập về mọi mặt : kinh tế, chính trị, văn hóa,

+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với hòa bình chân chính

+ Độc lập phải gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

+ Độc lập phải gắn liền với quyền tự quyết

+ Độc lập phải gắn với ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân

2 Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa

Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy sức mạnh bảnchất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; là bảo đảm tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân; là dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống để nhân dân tham gia vào tất cả các khâu của quá trìnhđưa ra những quyết định có liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân theophương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa không tách rời quá trìnhhoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người,quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành

Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với tăng cường phápchế, đề cao trách nhiệm công dân và đạo đức xã hội, phê phán những biểu hiệndân chủ cực đoan, dân chủ hình thức và xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng

Trang 11

dân chủ làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như tất cả nhữnghành vi vi phạm quyền dân và quyền làm chủ của nhân dân.

3 Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị

Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam là nhất nguyên và tính thốngnhất:

Nhất nguyên về chính trị, về tổ chức, về tư tưởng; thống nhất dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thống nhất về mục tiêu chính trị Các tổ chứctrong hệ thống chính trị ở Việt Nam có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm

vụ khác nhau, phương thức hoạt động khác nhau nhưng gắn bó mật thiết vớinhau tạo nên một thể thống nhất, phát huy sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực.Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả

hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện

Như vậy, củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt độngcủa toàn bộ hệ thống chính trị thực chất là để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đượcthực hiện, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy đầy đủ

4 Đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thu được nhiều thành tựu vĩ đạitrong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ

Tổ quốc và trong sự nghiệp đổi mới Song, chỉ trong thời gian rất ngắn so vớilịch sử của Đảng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngcủa một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã xuất hiện và trở nên nghiêmtrọng Nếu không ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái này sẽ dẫn đến những tổn thấtkhôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và củaĐảng

Trang 12

Câu 5: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1 Những mục tiêu cơ bản:

- Mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ.

Chế độ dân chủ trong mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được HồChí Minh khẳng định và giải thích: “Chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhândân làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”

Khi khẳng định “dân làm chủ” và “dân là chủ”, Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị của nhân dân Người chỉ rõ:Tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hạn đểu của dân, công cuộc đổi mới làtrách nhiệm của dân, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước là công việc củadân, các cấp chính quyền do dân cử ra, các tổ chức đoàn thể do dân tổ chức nên.Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

- Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn

bó mật thiết với mục tiêu về chính trị

Khái quát mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ ChíMinh xác định: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “với công nghiệp và nôngnghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”, là “một nền kinh tế thuần nhất,dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể” Mục tiêu này phải gắn bóchặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì “Chế độ kinh tế và xã hội của chúng tanhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hộichủ nghĩa ngày càng phát triển” Theo Người, “kinh tế quốc doanh là hình thức

sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải bảođảm cho nó phát triển ưu tiên… Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thểcủa nhân dân lao động; Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡcho nó phát triển”

Trang 13

- Mục tiêu văn hóa: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc,

khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hộichủ nghĩa Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóanạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triểnvăn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giảitrí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu…

Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người khẳngđịnh "phải xã hội chủ nghĩa về nội dung"; để có một nền văn hóa như thế ta phảiphát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thếgiới Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng

Hồ Chí Minh nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thờiphải có bề sâu Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì không được xem nhẹ nâng caotri thức của quần chúng, đồng thời Người luôn luôn nhắc nhở phải làm cho vănhóa gắn liền với lao động sản xuất…

- Mục tiêu về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn

minh

Theo Hồ Chí Minh, với tư cách làm chủ, là chủ của đất nước, nhân dânphải làm tròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đómọi người đều có quyền làm việc; có quyền nghỉ ngơi; có quyền học tập; cóquyền tự do thân thể; có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểutình; có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; cóquyền bầu cử, ứng cử Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Nhà nướcđảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng cácquyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân

Như vậy, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội dânchủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cánhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải

Trang 14

thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng trong

sự hài hòa với đời sống chung, lợi ích chung của tập thể

2 Các động lực:

Trong tư tưởng của Người, hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cáchmạng xã hội chủ nghĩa rất phong phú, bao hàm những động lực cả trong quákhứ, hiện tại và tương lai; cả về vật chất và tinh thần, nội lực và ngoại lực, ở tất

cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,

Tất cả động lực đều rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng vớinhau nhưng giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân nên để thúc đẩytiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ củadân, sức mạnh đoàn kết toàn dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là nhữngđộng lực hàng đầu của chủ nghĩa xã hội

- Về lợi ích của dân:

Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng người và lợi ích củanhững con người cụ thể vì Người cho rằng, đây là một trong những điểm khácnhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với những chế độ xã hội trước nó Ngườinhận thấy trong xã hội xã hội chủ nghĩa mỗi người giữ một vị trí nhất định, đónggóp một phần công lao nhất định vì nhân dân lao động đã thoát khỏi bần cùng,

có công ăn việc làm, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nên ngay từ những ngàyđầu xây dựng chế độ xã hội mới, Người đã dạy: “việc gì có lợi cho dân phải hếtsức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, “phải đặt quyền lợi dân lêntrên hết thảy”

- Về dân chủ:

Theo Hồ Chí Minh, “dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, “địa vịcao nhất là dân, vì dân là chủ” Với tư cách là những động lực thúc đẩy tiến trìnhcách mạng xã hội chủ nghĩa, lợi ích của dân và dân chủ của dân không thể táchrời nhau

Trang 15

- Về sức mạnh đoàn kết toàn dân:

Hồ Chí Minh cho rằng, đây là lực lượng mạnh nhất trong tất cả các lựclượng và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ củanhân dân về quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình;với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân

- Về hoạt động của những tổ chức:

Trước hết là Đảng Cộng sản, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hộikhác, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò quyết định Theo HồChí Minh, Đảng như người cầm lái, người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lựccủa nhân dân, thực hiện chức năng quản lý xã hội để biến đường lối, chủ trươngcủa Đảng thành hiện thực Các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là các tổchức quần chúng tuy có những nội dung và phương thức hoạt động khác nhaunhưng đều nhất quán về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản

lý của Nhà nước; hoạt động vì lợi ích của các thành viên của mình trong sựthống nhất với lợi ích của dân tộc Với những cộng đồng này, Người cũng luônnhắc nhở phải không ngừng nêu cao cảnh giác, phải chống cả kẻ địch bên ngoàitìm cách phá hoại thành quả của cách mạng và phải chống cả kẻ địch bên trong

là chủ nghĩa cá nhân; chống tư tưởng “làm quan cách mạng”

- Về con người Việt Nam:

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hếtcần có những con người xã hội chủ nghĩa” Đó là “những con người của chủnghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa” Người khái quát:Những tư tưởng và tác phong mới mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình là: Có

ý thức làm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng

“mình vì mọi người, mọi người vì mình”; có quan điểm “tất cả phục vụ sảnxuất”; có ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà; có tinh thần tiến nhanh, tiếnmạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội và phải chống lại những tư tưởng, tác

Trang 16

phong xấu là: Chủ nghĩa cá nhân; quan liêu, mệnh lệnh; tham ô, lãng phí; bảothủ, rụt rè.

Như vậy, cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnhnhững động lực của chủ nghĩa xã hội, đối với các cộng đồng người và với nhữngcon người Việt Nam cụ thể, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừnhững lực cản của những động lực này Nhìn chung, trong cách mạng xã hộichủ nghĩa, quan điểm “xây” đi đôi với “chống” cũng là một trong những quanđiểm xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những nét đặc sắc của tưtưởng Hồ Chí Minh

Câu 6: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tính tất yếu sự ra đời, phát triển của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1 Tính tất yếu sự ra đời, phát triển của Đảng

- CN Mác- Lê Nin được truyền vào VN -> VN lần lượt xuất hiện 3 tổchức CS Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng đến tiến

Trang 17

trình cách mạng Việt Nam -> 1 Đảng thống nhất theo một đường lối chính trị

đúng đắn đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

b Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam

- HCM khẳng định tính tất yếu sự ra đời, phát triển và vai trò lãnh đạo

của ĐCS VN là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động CM của Người.

+ HCM bắt tay vào việc chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của ĐCS VN

(chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức) từ khi ở Pháp

- Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin

với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạophong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng vềđường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở

ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam Chínhđường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thốngnhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cáchmạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này

c Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

"Trước hết phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy".

Trang 18

- Đảng Cộng sản có trách nhiệm “vận động và tổ chức dân chúng” và

sứ mệnh của Đảng được xem như “người cầm lái”, người dẫn đường

-> sự lãnh đạo của Đảng là nhân tổ quyết định nhất bảo đảm thắng lợi củacách mạng

+ CMT8, Pháp, Mỹ

Đây là nhận thức hoàn toàn mới, vào thế kỷ XX chưa có nhà hoạt động

CM nào trước HCM đạt được Luận điểm nêu trên của HCM đến nay vẫn cònnguyên giá trị Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì không thể thực hiện đượcmục tiêu xây dựng chủ nghĩa XH và bảo vệ Tổ quốc XHCN Nếu mơ hồ, nhậnthức lệch lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ dễ rơi vào âm mưu của các thế lực

cơ hội, thù địch hỏng xuyên tạc kích động, lợi dụng, làm hạn chế, suy yếu sứcmạnh của Đảng, của CM Mặt khác, cần thấy rõ lãnh đạo là chức năng gốc củaĐảng, nếu buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng sẽ đánh mất niềm tin của quầnchúng, cách mạng sẽ đi chệch hướng, gặp khó khăn, thậm chí thất bại Vì thế,đổi mới, chỉnh đốn Đảng không phải là từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng mà làtìm ra các hình thức, phương pháp lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn trong tình hìnhmới

Câu 7: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có ba điểm cơ bản cấu thành bản chất Nhà

nước của dân, do dân, vì dân

● Đó là nhà nước dân chủ - thể hiện qua 4 ý chính

a Bản chất giai cấp của nhà nước

a Bản chất giai cấp công nhân

Thứ nhất, nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, từ

sau 1930 do ĐCSVN lãnh đạo, dù là bí mật hay công khai, có hay chưa có chínhquyền Nhà nước do Đảng của GCCN lãnh đạo, định hướng đi lên chủ nghĩa

Trang 19

XH Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố đảm bảo nhà nước ta là công cụ cho nhândân làm chủ, phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Thứ hai, định hướng đưa đất nước quá độ đi lên CNXH

Thứ ba, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc phổ biến của chủ

nghĩa Mác Leenin về nhà nước chuyên chính vô sản

Thứ tư, cơ sở XH: liên minh công nông trí thức do giai cấp công

nhân lãnh đạo

Thứ năm quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công,

phân cấp, phối hợp rõ ràng

Thứ sáu, pháp luật của nhà nước đại diện cho ý chí và nguyện vọng

của các tầng lớp nhân dân

b Bản cấp GCCN thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc

- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, giankhổ của mọi thế hệ người dân VN

- Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm nền tảng

- Nhà nước vừa mới ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử, là tổchức kháng chiến toàn dân toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả CM

b Nhà nước của dân

Nhà nước của dân là quan điểm cơ bản, nhất quán của Hồ Chí Minh vềnhà nước kiểu mới ở nước ta

- Đó là nhà nước mà nhân dân là chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.dân có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất củađất nước

Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”,

Trang 20

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ:

"Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”,

- Dân là chủ thể quyền lực thì bộ máy nhà nước là cơ quan thừa hành ýchí nguyện vọng của dân Cán bộ công chức nhà nước là công bộc của dân

Như vậy Nhà nước của dân thì dân là chủ được hưởng mọi quyền dân chủ có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước phải hình thành được các thiết chế dân chủ để đảm bảo việc thực thi quyền làm chủ của người dân.

c Nhà nước do dân

Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân làm chủ nhà nước, là lực lượngxây dựng giữ gìn hoàn thiện nhà nước, quy định sức mạnh của nhà nước quyềnlàm chủ nhà nước được thể hiện trên những điểm sau:

- Dân phát huy quyền làm chủ để tổ chức lên cơ quan nhà nước thông quatổng tuyển cử, phổ thông trực tiếp, bỏ phiếu kín để bầu ra những đại biểu xứngđáng đại diện cho dân vào cơ quan quyền lực nhà nước; đồng thời dân cũng cóquyền bãi miễn đại biểu, cơ quan nhà nước nếu không xứng đáng với dân đingược lại lợi ích của dân

- Dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, tham gia quản

lý nhà nước Đóng góp ý kiến xây dựng cán bộ, công chức và chính sách phápluật của nhà nước

- Dân có nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước, đặc biệt là thuế để Nhànước chỉ tiêu hoạt động

Hồ Chí Minh nói: “Dân như nước, mình như cá lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết, Do đó Người yêu cầu: “Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa

vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểmsoát của nhân dân”

Trang 21

Nhà nước do dân thể hiện sự thống nhất biện chứng của quyền lợi vànghĩa vụ thể hiện triệt đề bản chất dân chủ của nhà nước kiểu mới.

d Nhà nước vì dân

Là nhà nước do nhân dân lao động làm chú do đó mọi hoạt động của nhànước đều mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân Không có đặc quyền đặc lợi,thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính

Hồ Chí Minh đã nói: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vìdân “việc gì lợi cho dân, tạ phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sứctránh”, Ngay sau khi nước nhà độc lập trong thư gửi các Kỷ, Tĩnh, Huyện vàLàng (10-1945), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không hướnghạnh phúc tự do thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì “

Người nhắc nhớ các cấp chính quyền trước hết phải |

“Làm cho dân có ăn

Làm cho dân có mặc

Làm cho dân có chỗ ở

Lâm cho dân có học hành”

- chính sách và pháp luật của nhà nước phải phản ánh được tâm tư

và nguyện vọng của nhân dân ca lợi ích trước mắt và lâu dài

● Nhà nước pháp quyền (3 ý)

1 Nhà nước hợp pháp-hợp hiến

2 Nhà nước thượng tôn pháp luật

- Là cơ sở khẳng định quyền làm chủ nước nhà của nhân dân

- Dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau (việc đặt ra pháp luậtcủa nhà nước cũng phải được sự đồng ý của nhân dân, việc thành lập nhà nước

do dân quyết định

Trang 22

3 Pháp quyền nhân nghĩa

● Nhà nước trong sạch, vững mạnh

1 Kiểm soát quyền lực nhà nước

- Là tất yếu, để đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân

2 Phòng chống tiêu cực trong nhà nước

Tóm lại, Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh làNhà nước dân chủ

Trong đó,“bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại,

quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Đây là tư tưởng bao trùm, là nội

dung cốt lõi của tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước, là mục tiêu xuyên suốt cuộc đời và lãnh đạo cách mạng của Hồ Chí Minh

VẬN DỤNG XD NNPQ

● Trước hết nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

- Lựa chọn ra và thực thi những cơ chế, hình thức dân chủ hữu hiệu đểnhân dân quyết định những công việc trọng đại của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

=> Nội dung này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là khi các thế lực thùđịch đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” cũng như các thủ đoạnkhác để tố cáo, xuyên tạc chế độ dân chủ, chống phá cách mạng nước ta

Vì vậy phải nâng cao dân trí, động viên, giáo dục và tạo điều kiện thuậnlợi để nhân dân sử dụng quyền làm chủ, quyền lực của mình tham gia vào quản

lý nhà nước, quản lý xã hội

Trang 23

● Thứ hai xây dựng Nhà nước luôn đi đôi khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ.

- Kiên quyết chống luận điệu xuyên tạc, mị dân những giá trị dân chủ xãhội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã xây dựng, vun đắp trong cuộc đấutranh cách mạng lâu dài, gian khổ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa

● Thứ ba, tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.

- Ra sức giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho nhândân, trước hết là cán bộ, công chức, Đảng viên, những người có chức, có quyền

- Đi đôi với việc chống chủ nghĩa cá nhân, dùng pháp luật nghiêm trịnhững kẻ vi phạm pháp luật và thoái hóa đạo đức, làm hại dân, hại nước

- Cán bộ các cấp phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến, nguyệnvọng của nhân dân, làm việc gì cũng phải bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệmcủa nhân dân, thực sự yêu dân, kính dân, tin cậy và trọng dân

● Thứ tư, luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, kiên quyết chống ảnh ba thứ giặc nội xâm

là tham ô, lãng phí, quan liêu.

- Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhànước phụ thuộc vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự trongsạch, gương mẫu về đạo đức của những người cầm quyền

=> Vì vậy phải luôn nêu cao cảnh giác với những biểu hiện tha hóa, biếnchất của đội ngũ cán bộ, công chức, giữ cho Nhà nước luôn trong sạch, vữngmạnh

● Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước.

Trang 24

- Cùng với nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng,phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước có đủ tri thức về chính trịhọc, xã hội học, về hệ thống chính trị, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước,

về tổ chức lao động khoa học và tâm lý quản lý, v.v

● Thứ sáu, tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức cầm quyền, lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và

vì dân.

Bởi, thực tiễn đã chỉ rõ: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xãhội là nhân tố quyết định để đảm bảo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm cho hệ thống chính trị

có đủ khả năng đưa đất nước ta từng bước vượt qua nguy cơ, thách thức, vữngvàng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa

Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, dodân và vì dân vẫn mãi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc Ngày nay, trướcyêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập, Đảng ta tiếp tục kế thừa tư tưởngcủa Người để xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì

nhân dân là điều vô cùng cần thiết và đúng đắn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vào xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ở nước ta hiện nay

TRONG SẠCH VỮNG MẠNH

● Biện pháp

Một là, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao nhận thức, thấm nhuần

bài học “Lấy dân làm gốc” một cách sâu sắc nhất để vì dân một cách thiết thực

nhất Khi giải quyết công việc, cán bộ phải luôn tận tâm, nhiệt tình, đặt lợi íchcủa nhân dân lên trên hết, phải tránh thói “miệng nói dân chủ nhưng làm theo lối

“quân chủ”

Trang 25

Hai là, cán bộ phải lắng nghe dân và mọi hoạt động của Đảng, Nhà

nước phải hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của dân Cho dù không phải mọi ý

kiến của dân đều xác đáng, nhưng đúng như Hồ Chí Minh đã nói, “nếu quầnchúng nói mười điều mà chỉ có một vài điều xây dựng, như thế vẫn là quý báu

và bổ ích”

Ba là, phải hoàn thiện thể chế, cơ chế để đảm bảo quyền làm chủ của

dân trên thực tế

- Quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp

và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống

- Cần chú ý đến việc bảo đảm cho mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật, bất kể sự vi

phạm đó do tập thể hoặc cá nhân nào gây ra Có như vậy, dân mới tin và mới bảođảm được tính chất nhân dân của Nhà nước ta

- Ngoài ra, Chú ý thực hiện những quy tắc dân chủ trong các cộng đồng dân cư, tùy theo điều kiện của từng vùng, miễn là các quy tắc đó không

trái với những quy định của pháp luật

Bốn là, Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực này đòi hỏi chú trọng cải

cách và xây dựng, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm một nền

hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực và có hiệu quả đối với nhân dân.

- Kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, sự sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực thực hành nhiệm vụ công chức kém

cỏi

Trang 26

- Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay còn cần chú

ý cải cách các thủ tục hành chính; đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết các khiếu kiện của công dân theo đúng những quy định của pháp luật; tiêu chuẩn hóa cũng như sắp xếp lại đội ngũ công chức, xây dựng một đội

ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài, tinh thông chuyên môn, nghiệp

vụ

- Đội ngũ công chức yếu thì không thể nói đến một Nhà nước pháp

quyền của dân, do dân, vì dân thực sự vững mạnh Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được đặt lên hàng đầu và phải được tiến hành thường xuyên, bảo đảm chất lượng.

● Vận dụng bản thân

+ Tư tưởng chính trị:

● Mỗi cán bộ Đảng viên và người dân cần trung thành với chủ nghĩa

Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chỉ đạo của Đảng; Tin tưởng và kiên định với chủ nghĩa xã hội của đất nước;

● Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương,

nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

● Tích cực đấu tranh phòng chống những biểu hiện tình trạng đạo đức

suy thoái trong xã hội;

● thực hiện tốt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiệntheo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

● Luôn có ý thức tự học tự rèn luyện kiến thức, rèn luyện bản thân thực

hiện tốt công việc của mình

+ Phẩm chất đạo đức, lối sống:

Trang 27

● Luôn tuân theo “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người xungquanh;

● Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu;

● Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nóikhông đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ để thu vén lợi ích cho bản thân và giađình;

● Giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và gương mẫu thựchiện những quy định của cơ quan tổ chức;

Đảng viên cần

- nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với nhân dân và làm gương cho nhân dân,có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng thắn, đoàn kết

với mọi người, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc;

- Có ý thức trong tự phê bình và phê bình;

- biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác;

Câu 9: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Khái niệm: Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà loài người

đã sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình Văn hoá là một hiện tượng xãhội tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đạt được trong từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh; những tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và lao động, học vấn, giáodục, khoa học, nghệ thuật và những tổ chức thích ứng với những cái đó

Vai trò:

- Văn hoá là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, có quan hệ gắn bóvới kinh tế, chính trị, xã hội

Trang 28

- Văn hoá là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nhưng không thểđứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụchính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

- Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội

- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp

- Nâng cao giá trị

- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh,luôn hướng con người tới chân thiện mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thânmình

Quan điểm:

- Giữ gìn, phát huy văn hoá dân tộc.

a Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong di sản văn hoá, phong tục, tập quán, các lễ hội, trong các tác phẩm nghệ thuật, văn học của dân tộc

b b Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:

c Tuyên truyền, giáo dục nhân dân có ý thức coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

d Giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc phải gắn liền với loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu trong nhân dân.

Trang 29

HCM rất trân trọng các di sản văn hoá dân tộc Ngay sau khi giành đượcchính quyền, HCM đã ký sắc lệnh bảo tồn và giữ gìn các di sản văn hoá dân tộc.Người luôn nhắc nhở các nghệ sĩ phải khai thác, phát huy các giá trị văn hoá dântộc Theo Người, ca dao, dân ca Việt Nam là những sáng tạo rất giá trị của quầnchúng, đó là những hòn ngọc quý, chúng ta cần trân trọng giữ gìn và phát huy.HCM thường dùng những câu ca dao, câu Kiều khi viết, khi nói nhằm làm chongười đọc, người nghe dễ hiểu, dễ nhớ Đó cũng là cách khai thác phát huy disản văn hoá dân tộc của Người.

- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

+ Tiếp biến văn hoá (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hoá + Chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại: Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn

hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có trongtrường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”

Năm 1946, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, HCM nêu quan điểm: “ Văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn

hoá Đông Phương và Tây Phương chung đúc lại Tây Phương hay ĐôngPhương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam Như vậy,trong tư tưởng HCM về văn hoá luôn có sự mở rộng cánh cửa đón nhận tinh hoavăn hoá nhân loại Người luôn nhắc nhở các nghệ sĩ học tập cái hay của thế giớicần có chọn lọc, và nhất là phải biết vận dụng sáng tạo cho phù hợp với đặcđiểm của đất nước, tránh sao chép một cách máy móc, khiên cưỡng HCM căndặn “ mình có thể bắt chước cái hay của bất kỳ nước nào của Âu- Mỹ, nhưngđiểm cốt yếu là sáng tác Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cáihay cho người ta hưởng Đừng chịu vay mà không trả”

+ Chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại: Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn

hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có trongtrường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”

Trang 30

● Nho giáo: Bác phê phán những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động

trong Nho giáo như: tư tưởng phân biệt đẳng cấp; coi khinh lao động chân tay;trọng nam khinh nữ; thượng trí hạ ngu; vai u thịt bắp mồ hôi dầu…

● Phật giáo

Tóm lại, được rèn luyện trong phong trào phương Tây cùng sự cổ vũ, dìu

dắt của các nhà cách mạng, tri thức tiến bộ, Bác đã từng bước tiếp thu tinh hoavăn hóa và vận dụng phù hợp với văn hóa nước nhà

VẬN DỤNG

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa dân tộc phải được xây dựng trên nămđiểm lớn:

1 Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

2 Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

3 Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dântrong xã hội

4 Xây dựng chính trị: dân quyền

5 Xây dựng kinh tế”

Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì phảixây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý con người

1 Thực trạng và những vấn đề đặt ra với văn hóa VN hiện nay

● Mục tiêu: xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Tính tiên tiến được thể hiện ở tính khoa học, hiện đại, xã hội chủ nghĩa

và tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại

Ngày đăng: 26/01/2025, 23:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w