1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thử nghiệm mô hình ex vivo tế bào miễn dịch chuột trong sàng lọc dịch chiết thực vật có tiềm năng kháng viêm (tt)

2 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thử nghiệm mô hình ex vivo tế bào miễn dịch chuột trong sàng lọc dịch chiết thực vật có tiềm năng kháng viêm
Tác giả Kiều Trung Kiên
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Lai Thành, TS. Đặng Văn Đức
Trường học University of Science
Chuyên ngành Biotechnology
Thể loại master thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 387,19 KB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Tên đề tài: Thử nghiệm mô hình ex vivo tế bào miễn dịch chuột trong sàng lọc dịch chiết thực vật có tiềm năng kháng viêm Họ và tên học viên: Kiều Tru

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ

Tên đề tài: Thử nghiệm mô hình ex vivo tế bào miễn dịch chuột trong sàng lọc dịch chiết

thực vật có tiềm năng kháng viêm

Họ và tên học viên: Kiều Trung Kiên

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Lai Thành; TS Đặng Văn Đức

Tóm tắt nội dung luận văn tốt nghiệp:

Nhiều loài thực vật ở Việt Nam đã được ứng dụng làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh và được lưu lại thành các bài thuốc dân gian Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 2

mô hình để đánh giá tính an toàn và tìm hiểu khả năng ảnh hưởng lên phản ứng viêm của

4 dịch chiết thực vật được thu thập từ miền Bắc Việt Nam Thí nghiệm trên phôi cá ngựa

vằn Danio rerio cho thấy cả 4 dịch chiết có khả năng gây độc tính và bất thường hình thái

trên phôi cá trong dải nồng độ thử nghiệm Tế bào lách được kích hoạt với kháng thể kháng CD3 và CD28 trước khi thử nghiệm độc tính với dịch chiết Kết quả giá trị IC50 (nồng độ

gây ức chế sinh trưởng 50% tế bào) cho thấy độc tính in vitro của 4 dịch chiết KT07, KT08,

KT15, KT17 lần lượt là = 7.79 μg/mL; 205.87 μg/mL; 328.47 μg/mL và 444.57 μg/mL Sử dụng phương pháp nhuộm nội bào và phân tích tế bào dòng chảy, đã thu được kết quả với

2 cytokine tiền viêm TNFα và IFNγ như sau: Ba dịch chiết KT07, KT08 và KT15 sau 24 giờ tiếp xúc ở nồng độ phù hợp đều có khả năng ảnh hưởng đến miễn dịch của lách chuột

đã được kích hoạt với kháng thể Cụ thể hơn, KT07 ở nồng độ IC10 có thể làm giảm lượng

tế bào dương tính TNFα KT08 ở cả 2 nồng độ IC0 và IC10 làm tăng có ý nghĩa thống kê

tỷ lệ tế bào CD4+ tiết IFNγ KT15 làm tăng cường độ trung vị huỳnh quang của tế bào CD8+ IFNγ+ ở cả 2 nồng độ thử nghiệm, mức tăng có ý nghĩa thống kê và có thể là bằng chứng cho sự gia tăng sản xuất cytokine IFNγ ở nhóm tế bào CD8+ sau khi được tiếp xúc với dịch chiết KT15

Từ khoá: thuốc cổ truyền, tế bào lách chuốt, ZET test, tế bào T kích hoạt, TNFα, IFNγ

Trang 2

MASTER THESIS ABSTRACT

Thesis title: Evaluation of potentially immunomodulation plant extracts by ex vivo murine

splenocytes model

Student name: Kieu Trung Kien

Supervisor(s): Associate professor Nguyen Lai Thanh, PhD; Dang Van Duc, PhD

Thesis abstract:

Northern Vietnam has bountiful nature medical plants and long tradition of herbal medicine As a results, many plants has been utilizing in treatment of various ailments including immune relate diseases However, there is a lack of information on the safety and efficacy of Vietnamese traditional plants In this research, 4 alcoholic extracts of medical plants from mountainous area of Northern Vietnam have been studied to evaluate toxicology and immunomodulation in 2 alternative models: zebrafish embryos and murine splenocytes All extracts showed teratogenic effects on zebrafish larvae after 96 hours of exposure in our tested range of concentration Murine splenocytes were activated with anti-CD3/CD28 antibody before conduct in vitro toxicology test Inhibitory concentration 50 (IC50) index values of 4 extracts KT07, KT08, KT15 and KT17 were: 7.79 μg/mL; 205.87 μg/mL; 328.47 μg/mL and 444.57 μg/mL respectively By intracellular staining for pro-inflammatory cytokine TNFα, IFNγ and flow cytometry analysis, we concluded that KT07, KT08 and KT15 have immunomodulation effects in appropriate concentration KT17 at IC10 could lower TNFα, KT18 at both IC0 and IC10 concentration could increase the CD4+ IFN+ cells with statistically significant (p < 0,05) KT15 could statistical significantly increase the median fluorescent intensity of IFN+ cells, which could be the result of increased amount of secreted IFNγ inside splenocytes

Keywords: traditional medicine, ZET test, murine splenocytes, activated T cell, TNFα,

IFNγ

Ngày đăng: 23/01/2025, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN