1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy giá trị xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể khương Đình (tt)

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Huy Giá Trị Xóm Giềng Trong Cải Tạo Phát Triển Khu Tập Thể Khương Đình
Tác giả Phạm Thanh Tùng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Vũ Hoàng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý phát triển đô thị
Thể loại Tóm tắt luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 275,31 KB

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Hiện nay, vấn đề cải tạo tái phát triển khu tập thể cũ ở Hà Nội đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp chính quyền v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

PHẠM THANH TÙNG

PHÁT HUY GIÁ TRỊ XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý phát triển đô thị

Mã số: 8900201.04QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Vũ Hoàng

TÓM TẮT LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ

thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Vũ Hoàng

Vào hồi 13 giờ 00 ngày 9 tháng 8 năm 2024

Có thể tìm đọc luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Hiện nay, vấn đề cải tạo tái phát triển khu tập thể cũ ở Hà Nội đang

là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp chính quyền và nhân dân sinh sống ở Thủ đô Bài toán nan giải nhất gây ra những khó khăn trong quá trình cải tạo các khu tập thể cũ là làm sao cân đối giữa việc giữ gìn những giá trị văn hóa - tinh thần của các khu tập thể này mang lại từ nhiều năm qua và yếu tố đảm bảo an sinh an toàn, chất lượng cuộc sống cho người dân trong quá trình sinh sống tại các khu tập thể này

Từ xưa đến nay, vấn đề nhà ở luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với bộ phận người dân có thu nhập cao mà cả với những lao động bình dân Đặc biệt, Hà Nội là một trong số đô thị có tỉ lệ người dân nhập cư ngày càng cao, người lao động từ các tỉnh thành di chuyển về đây học tập, làm việc và sinh sống Chính điều này đã dẫn đến mật độ dân cư cao, nhu cầu nhà ở lớn, phần lớn những người dân sống trong khu vực các khu tập thể cũ ở Hà Nội đều là bộ phận những người sống lâu năm ở đây hoặc những người có mức thu nhập trung bình - thấp

Trong khi đó, hệ thống các khu tập thể cũ ở Hà Nội hiện nay đang tồn tại những vấn đề cấp bách, nhiều nhà tập thể cũ được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước Tình trạng những khu tập thể này đều đã xuống cấp trầm trọng, thiếu hệ thống phòng cháy, rạn nứt, lún và nhiều chung cư

đã bị người dân cơi nới, xây thêm chuồng cọp…làm phá vỡ cấu trúc tòa nhà, mất an toàn và cảnh quan đô thị

Bên cạnh đó, việc xây chen lẫn các tòa nhà trong các khu vực nội đô cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân Mặt tích cực là nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị, nhất là ở khu vực trung tâm, đồng thời kìm hãm quá trình mở rộng nhanh chóng của thành phố ra vùng

Trang 4

ngoại vi Cư dân có thể hưởng lợi từ việc sở hữu những căn hộ không quá

xa, thậm chí nằm ngay giữa trung tâm thành phố với sự phong phú của dịch

vụ và các tiện ích công cộng, lại có được tầm nhìn và môi trường thoáng đãng bởi hầu hết các ngôi nhà xung quanh đều là thấp tầng Bên cạnh đó, nhiều tòa/khu nhà cao tầng còn bổ sung những chức năng văn hóa, vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm vốn rất thiếu của người dân đô thị, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần và gia tăng sức hấp dẫn của đời sống

Cá biệt có những tuyến phố không lớn nhưng phải gánh hàng chục tòa chung cư như phố Vũ Trọng Phụng…

Hà Nội sẽ là một thành phố xanh dựa trên sự phát triển bền vững, một thành phố văn hóa dựa trên sự cân bằng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, một thành phố văn minh, hiện đại dựa trên các nền tảng hiểu biết khoa học” Nên việc cải tạo phải đi đôi với bảo tồn và phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng, Nếu làm tốt thì chúng ta không bị xóa đi ký ức đô thị của chính mình để nó không trở thành một thành phố quốc tế nhạt nhòa

về bản sắc

Đối diện với những vấn đề này, các cấp lãnh đạo, chính quyền đã có các chính sách nhằm cải tạo hệ thống nhà tập thể cũ, tuy nhiên nhiều năm qua đều gặp phải những khó khăn nhất định Trong đó, việc được giới nghiên cứu quan tâm đó là làm sao giữ gìn được những giá trị truyền thống quan hệ cộng đồng xóm giềng của các khu tập thể cũ của Thủ đô và vẫn đảm

Trang 5

bảo được sự an toàn của người dân trong quá trình sinh sống tại đây

Do đó, tác giả nhận thấy cần có những nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu hơn về vấn đề này và việc triển khai đề tài nghiên cứu này là rất cần

thiết và cấp bách Tác giả đã chọn đề tài PHÁT HUY GIÁ TRỊ XÓM

GIỀNG TRONG CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Học viên mong muốn có thể

góp phần phân tích rõ vai trò của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể, nghiên cứu cụ thể trong trường hợp khu tập thể Khương Đình Đồng thời, học viên cũng mong muốn luận văn này trở thành ví dụ thực tế cho các

trường hợp nghiên cứu cải tạo, phát triển các khu tập thể khác

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới hệ thống lại một số vấn

đề lý luận về giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể từ đó khảo sát, đánh giá toàn diện giá trị quan hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình và đề xuất giải pháp phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể Khương Đình

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đánh giá giá trị quan hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình Tìm hiểu, chỉ rõ nguồn gốc cư dân tại khu tập thể Khương Đình và những thay đổi theo thời gian từ khi xây dựng cho tới nay Chỉ rõ vai trò của những giá trị cộng đồng xóm giềng của dân cư sống tại khu tập thể Khương Đình đối với văn hóa đô thị ở Hà Nội nói chung và đối với đời sống tinh thần của chính người dân sống tại đây nói riêng

- Đề xuất giải pháp phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải

Trang 6

tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

- Đề xuất gợi mở một số chính sách phát huy các giá trị xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình trong bối cảnh cải tạo phát triển khu tập thể hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể, trường hợp nghiên cứu cụ thể là Khu tập thể Khương Đình

Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi không gian và thời gian Phạm vi không gian là Khu tập thể Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Phạm vi thời gian của luận văn là từ khi khu tập thể được xây dựng và hoạt động cho đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về giá trị của xóm giềng, phát triển khu tập thể, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể hiện nay

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu/văn bản: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, văn bản về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng khối nhà tại khu tập thể Khương Đình Dựa trên những tài liệu đã tham khảo được, tiến hành tổng hợp thông tin về lịch sử, văn hóa dân cư, các số liệu thống kê liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu khảo sát điều tra xã hội học để thu thập ý kiến, quan điểm và nguyện vọng

Trang 7

của người dân đang sinh sống trong khu tập thể Khương Đình Ngoài ra, sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp, lấy ý kiến chuyên gia để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về những giá trị nhân văn của văn hóa cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể này

- Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp và cụ thể hóa những số liệu trong điều tra khảo sát bằng phiếu khảo sát,

từ đó đưa ra những thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ dàng ứng dụng các giải pháp để phát huy giá trị nhân văn trong quan hệ xóm giềng ở khu tập thể Khương Đình

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi

phù hợp với từng vị trí công tác của từng nhóm nhân vật phỏng vấn Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ UBND Phường Khương Đình, cán bộ UBND Quận Thanh Xuân, ban quản lý, đại diện, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ tổ dân phố đang sinh sống, lao động, sinh hoạt tại Khu tập thể Khương Đình, người dân sinh sống tại khu tập thể và các khu vực lân cận

Các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng giá trị quan

hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình hiện nay, qua đó, đề xuất giải pháp phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình hiện nay

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận

Về lý luận, nghiên cứu đóng góp những luận chứng về phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể Khương Đình góp phần củng cố hệ thống lý luận chung về vai trò xóm giềng và cải tạo phát triển khu tập thể trong tình hình mới Bên cạnh đó, luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể

Trang 8

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn nghiên cứu có hệ thống quan hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình bằng việc khảo sát khu tập thể, các khu dân cư kế cận, xác định ưu điểm và hạn chế trong quan hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình; đề xuất giải pháp để phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

Qua quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sẽ được củng cố, phát triển các kiến thức lý luận và nghiệp vụ về đô thị, khu tập thể, quản lý, phát triển đô thị, khu tập thể, phân loại khu tập thể, các kiến thức về quan hệ xóm giềng, nghiên cứu xã hội học Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần gợi mở giải pháp phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể trên địa bàn quận Thanh Xuân nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của quận hiện nay

6 Đóng góp mới của đề tài

- Luận văn là đề tài khảo sát toàn diện, có hệ thống thực trạng quan

hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình từ đó phân tích thành công, hạn chế, nguyên nhân, nhằm giúp khu tập thể Khương Đình phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

- Luận văn nghiên cứu toàn diện về quan hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình Từ đó xác định những vấn đề đặt ra trong quan hệ cộng đồng xóm giềng tại Khu tập thể Khương Đình trên địa bàn quận Thanh Xuân và các khu tập thể hiện nay

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích với nhân lực công tác trong ngành quản lý, phát triển đô thị, an sinh xã hội, sinh viên, học viên và những

tổ chức, cá nhân có quan tâm đến đề tài luận văn

7 Cấu trúc luận văn thạc sĩ

Trang 9

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm

3 chương :

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ

SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CỦA XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ

CHƯƠNG 2 : CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG XÓM GIỀNG

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH

Trang 10

Chương 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CỦA XÓM GIỀNG TRONG

CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu/ lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về cải tạo, phát triển khu tập thể, khu dân cư 1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của cộng đồng xóm giềng 1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến khu tập thể Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Xóm giềng

Làng xóm đối với người Việt Nam là nơi sinh ra, lớn lên, có quan hệ đến việc hình thành tính cách của mỗi con người Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt Sau mối quan hệ gia đình, tộc họ thì tình làng nghĩa xóm rất được coi trọng Có nhiều dạng sinh hoạt cộng đồng khác nhau có thể tồn tại trong khu ở đô thị như: Sinh hoạt cộng đồng xóm giềng, sở thích cá nhân (câu lạc

bộ, hội chơi…), tôn giáo tín ngưỡng,… Trong đó, sinh hoạt cộng đồng xóm giềng quan trọng nhất vì có sự tham gia của mọi thành viên trong mỗi gia đình Các nhà nghiên cứu trên thế giới nhận định: Cộng đồng dân cư trong khu ở được tạo thành từ những đơn vị xã hội dựa trên quan hệ hàng xóm láng giềng và quyền lợi chính trị xã hội ở các mức độ khác nhau Các đơn vị

xã hội này sắp xếp trong một cơ cấu tầng bậc tương đối rõ ràng

Trang 11

lý, đáp ứng các nhu cầu giao tiếp xã hội và sinh hoạt cơ bản hằng ngày của

cư dân Theo đó, trường phổ thông cấp 1 (cấp cơ sở) và các dịch vụ công cộng với vườn hoa – không gian sinh hoạt cộng đồng là cơ sở để tính toán quy mô dân số và đất đai của một khu tập thể trong đô thị

“Khu tập thể” - hay chính xác hơn là “nhà tập thể cũ” - là thuật ngữ được sử dụng phổ biến để phân biệt với các công trình có chức năng tương tự như nhà chung cư kể từ khoảng năm 2000 trở về sau Những công trình này mang đậm dấu ấn của các kiến trúc sư Xô Viết, mang đặc trưng của một lối sống Hà Nội trong những năm tháng bao cấp

Trang 12

1.2.3 Cải tạo, phát triển khu tập thể

Việc cải tạo, xây dựng lại khu tập thể nhằm chỉnh trang, tái thiết đô thị, từng bước tháo dỡ các chung cư cũ nguy hiểm xuống cấp, xây dựng mới các nhà chung cư tái định cư, giữ gìn các công trình kiến trúc có giá trị, thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các công trình thương mại, dịch vụ làm thay đổi cơ bản và nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống, giá trị kiến trúc cảnh quan, hướng tới đô thị xanh, văn minh, hiện đại, bền vững Cải tạo khu tập thể cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một chủ trương lớn được lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao

kế hoạch triển khai thực hiện Theo đó, Hà Nội thống nhất quan điểm cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng, không gia tăng quy mô dân số trong khu vực

1.2.4 Giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể

Giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể là vai trò, vị trí của xóm giềng trong việc cải tạo, xây dựng, phát triển các khu tập thể Thể hiện ở những khía cạnh như : môi trường sinh sống, tính cộng đồng,

sự đóng góp, chung tay của xóm giềng Giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể là một bộ phận của vai trò xóm giềng trong đời sống hiện nay

1.3 Tổng quan về khu tập thể Khương Đình

1.3.1 Đặc điểm xã hội học

- Đặc điểm dân cư: đặc điểm dân cư của khu tập thể cũ Khương Đình

Trang 13

là đa dạng về độ tuổi và nghề nghiệp, sống lâu năm tại đây, có đời sống văn hóa phong phú, thái độ hòa đồng và có tình cảm thân thiết với xóm giềng

- Quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội trong khu tập thể cũ Khương Đình

1.3.3 Đặc điểm tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng

- Mô hình hiện hữu

- Mô hình quản trị khu dân cư

tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn quận; trình

và được Sở Xây dựng đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định 77 chung cư cũ; UBND quận đã phê duyệt dự toán và chỉ định thầu đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự toán kiểm định, đánh giá chất lượng 7 khu chung cư cũ (6 chung cư cũ thuộc phường Thanh Xuân Bắc, 1 chung cư cũ thuộc phường Thanh Xuân Nam)

Tóm lại, kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình được đưa ra với các mục tiêu rõ ràng và đầy tham vọng Nếu triển khai thành công, đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao

Trang 14

chất lượng cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế địa phương và tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và du lịch

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu/ lịch sử nghiên cứu vấn đề và làm rõ những cơ sở lý luận liên quan đến giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Ngoài việc nêu khái niệm, trình bày vai trò của của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể, chương 1 trình bày rõ đặc điểm; các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan và một số yêu cầu đối với xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể

Từ những khía cạnh cơ bản này, giúp cho những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, bước đầu hiểu rõ hơn và thấy được vai trò, yêu cầu và nhiệm vụ của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Đây có thể là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề

cụ thể hơn như quản lý khu tập thể, cải tạo, phát triển khu tập thể cũ tại

Hà Nội Việc làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài ở Chương

1 sẽ là tiền đề quan trọng cho những nhận định, khảo sát và kiến nghị được trình bày, đề xuất trong Chương 2 và Chương 3

CHƯƠNG 2: CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ

Ngày đăng: 23/01/2025, 14:35