1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy giá trị xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể khương Đình

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Huy Giá Trị Xóm Giềng Trong Cải Tạo Phát Triển Khu Tập Thể Khương Đình
Tác giả Phạm Thanh Tùng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Vũ Hoàng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý phát triển đô thị
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới hệ thống lại một số vấn đề lý luận về giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể từ đó khảo sát, đánh giá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Vũ Hoàng, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Phạm Thanh Tùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi Thầy/Cô gia đình và bạn bè thân yêu,

Tôi xin viết lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy/Cô gia đình và bạn

bè đã luôn đồng hành, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận luận văn thạc sĩ của mình Sự hỗ trợ và động viên của Thầy/Cô gia đình và bạn bè đã đóng vai trò không thể thiếu trong thành công của tôi

Trước hết, với tình cảm chân thành và sự kính trọng nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo trực tiếp hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua – thầy giáo, TS Nguyễn Vũ Hoàng Thầy đã dành thời gian, tri thức và tâm huyết để hướng dẫn và chỉ dạy tôi trong quá trình nghiên cứu Những lời khuyên, sự chỉ bảo và những kiến thức quý báu mà thầy chia sẻ đã giúp tôi vượt qua những khó khăn và hoàn thành luận văn một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất Tôi vẫn mãi biết ơn sự đồng hành và sự tận tâm của thầy

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè thân yêu, những người đã đứng cạnh

và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Sự hỗ trợ, lời động viên và ý tưởng của bạn đã truyền động lực mạnh mẽ cho tôi để vượt qua mọi thử thách và hoàn thành luận văn một cách thành công Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ và tình cảm của bạn bè

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình của mình, những người luôn ở bên cạnh tôi, động viên và yêu thương tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Sự hỗ trợ

và sự quan tâm của gia đình đã trở thành nguồn động lực vô cùng quan trọng, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình Tôi cảm thấy may mắn và tự hào khi có một gia đình tuyệt vời như vậy

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô gia đình và các bạn thân yêu

vì sự hỗ trợ và đồng hành không mệt mỏi của mình Tôi biết ơn và trân trọng mọi điều tốt đẹp mà Thầy/Cô gia đình và bạn bè đã dành cho tôi Tôi hy vọng rằng tình cảm chân thành này sẽ mãi tồn tại và chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những niềm vui và thành công trong tương lai

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công cho Thầy/Cô gia đình và bạn bè thân yêu

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……… iii

LỜI CẢM ƠN……… iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CỦA XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu/ lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Một số khái niệm liên quan 13

1.3 Tổng quan về khu tập thể Khương Đình 28

CHƯƠNG 2 : CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG XÓM GIỀNG 28

2.1 Đặc điểm và vai trò của quan hệ cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội 28

2.2 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan 42

2.3 Một số yêu cầu đối với lưu giữ và phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể cũ tại Hà Nội 49

2.4 Thực trạng hoạt động cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình của cộng đồng xóm giềng 56

2.5 Thành công, hạn chế và nguyên nhân 66

2.6 Kinh nghiệm quốc tế về lưu giữ và phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể 70

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH 76

3.1 Quan điểm và mục tiêu 76

3.2 Giải pháp lưu giữ và phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình 80

Kết luận và kiến nghị 83

1 Kết luận 83

2 Kiến nghị 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH NXB PCCC QLNN

TS UBND XHCN

Đại học Nhà xuất bản Phòng cháy chữa cháy Quản lý nhà nước Tiến sỹ

Ủy ban nhân dân

Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Vị trí phường Khương Đình (Nguồn: google map) 16

Hình 2 1 Vai trò của các nhóm cộng đồng đối với khu dân cư cũ 50

Hình 2 2 Các căn hộ tại Khu tập thể đều được các hộ dân tự cơi nới thêm diện tích “chuồng cọp” 65 Hình 2 3 Khu phố cổ Hutong, Bắc Kinh, Trung Quốc - giữ những nét văn hóa cổ 70

Hình 2 4 Các hoạt động cộng đồng trong khu dân cư ở Hàn Quốc 72

Hình 2 5 73

Hình 3 1 Không gian xanh hiếm hoi ở khu tập thể Khương Đình 76

Hình 3 2 Một trong số ít những không gian vui chơi cho trẻ em tại khu tập thể 77

Hình 3 3 Không gian cần được cải tạo tại khu tập thể Khương Đình để vừa đảm bảo an toàn cũng như đời sống tinh thần cho người dân 78

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Hiện nay, vấn đề cải tạo tái phát triển khu tập thể cũ ở Hà Nội đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp chính quyền và nhân dân sinh sống ở Thủ đô Bài toán nan giải nhất gây ra những khó khăn trong quá trình cải tạo các khu tập thể cũ là làm sao cân đối giữa việc giữ gìn những giá trị văn hóa - tinh thần của các khu tập thể này mang lại từ nhiều năm qua và yếu tố đảm bảo an sinh an toàn, chất lượng cuộc sống cho người dân trong quá trình sinh sống tại các khu tập thể này

Từ xưa đến nay, vấn đề nhà ở luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với bộ phận người dân có thu nhập cao mà cả với những lao động bình dân Đặc biệt, Hà Nội là một trong số đô thị có tỉ lệ người dân nhập cư ngày càng cao, người lao động từ các tỉnh thành di chuyển về đây học tập, làm việc và sinh sống Chính điều này đã dẫn đến mật độ dân cư cao, nhu cầu nhà ở lớn, phần lớn những người dân sống trong khu vực các khu tập thể cũ ở Hà Nội đều là bộ phận những người sống lâu năm ở đây hoặc những người có mức thu nhập trung bình - thấp

Trong khi đó, hệ thống các khu tập thể cũ ở Hà Nội hiện nay đang tồn tại những vấn đề cấp bách, nhiều nhà tập thể cũ được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước Tình trạng những khu tập thể này đều đã xuống cấp trầm trọng, thiếu hệ thống phòng cháy, rạn nứt, lún và nhiều chung cư đã bị người dân cơi nới, xây thêm chuồng cọp…làm phá vỡ cấu trúc tòa nhà, mất an toàn và cảnh quan đô thị

Bên cạnh đó, việc xây xen lẫn các tòa nhà trong các khu vực nội đô cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân Mặt tích cực là nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị, nhất là ở khu vực trung tâm, đồng thời kìm hãm quá trình mở rộng nhanh chóng của thành phố ra vùng ngoại vi Cư dân có thể hưởng lợi từ việc sở hữu những căn hộ không quá xa, thậm chí nằm ngay giữa trung tâm thành phố với sự phong phú của dịch vụ và các tiện ích công cộng, lại có được tầm nhìn và môi trường thoáng đãng bởi hầu hết các ngôi nhà xung quanh đều là thấp tầng Bên cạnh đó, nhiều tòa/khu nhà cao tầng còn bổ sung những chức năng văn hóa, vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm vốn rất thiếu của người dân đô thị, góp phần nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần và gia tăng sức hấp dẫn của đời sống đô thị

Trang 9

Tuy nhiên, hiểm họa mà những tòa nhà cao tầng xây chen gây ra cũng không hề nhỏ Tại Hà Nội, việc bổ sung quá đông người cư trú tại một số địa điểm cục bộ gây áp lực quá lớn lên hệ thống hạ tầng cũ kỹ và quá tải của thành phố Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn kẹt xe, ngập lụt… đang trở nên thường xuyên hơn tại nhiều khu vực của thành phố Cá biệt có những tuyến phố không lớn nhưng phải gánh hàng chục tòa chung cư như phố Vũ Trọng Phụng…

Hà Nội sẽ là một thành phố xanh dựa trên sự phát triển bền vững, một thành phố văn hóa dựa trên sự cân bằng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, một thành phố văn minh, hiện đại dựa trên các nền tảng hiểu biết khoa học” Nên việc cải tạo phải đi đôi với bảo tồn và phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng, Nếu làm tốt thì chúng ta không bị xóa đi ký ức đô thị của chính mình để nó không trở thành một thành phố quốc tế nhạt nhòa về bản sắc

Đối diện với những vấn đề này, các cấp lãnh đạo, chính quyền đã có các chính sách nhằm cải tạo hệ thống nhà tập thể cũ, tuy nhiên nhiều năm qua đều gặp phải những khó khăn nhất định Trong đó, việc được giới nghiên cứu quan tâm đó là làm sao giữ gìn được những giá trị truyền thống quan hệ cộng đồng xóm giềng của các khu tập thể cũ của Thủ đô và vẫn đảm bảo được sự an toàn của người dân trong quá trình sinh sống tại đây

Do đó, tác giả nhận thấy cần có những nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu hơn về vấn đề này và việc triển khai đề tài nghiên cứu này là rất cần thiết và cấp bách Tác giả

đã chọn đề tài PHÁT HUY GIÁ TRỊ XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO PHÁT

TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

Học viên mong muốn có thể góp phần phân tích rõ vai trò của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể, nghiên cứu cụ thể trong trường hợp khu tập thể Khương Đình Đồng thời, học viên cũng mong muốn luận văn này trở thành ví dụ thực tế cho các

trường hợp nghiên cứu cải tạo, phát triển các khu tập thể khác

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới hệ thống lại một số vấn đề lý luận

về giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể từ đó khảo sát, đánh giá toàn diện giá trị quan hệ cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình và đề xuất

Trang 10

giải pháp phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể Khương Đình

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đánh giá giá trị quan hệ cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình Tìm hiểu, chỉ rõ nguồn gốc cư dân tại khu tập thể Khương Đình và những thay đổi theo thời gian từ khi xây dựng cho tới nay Chỉ rõ vai trò của những giá trị cộng đồng xóm giềng của dân cư sống tại khu tập thể Khương Đình đối với văn hóa đô thị ở Hà Nội nói chung và đối với đời sống tinh thần của chính người dân sống tại đây nói riêng

- Đề xuất giải pháp phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

- Đề xuất gợi mở một số chính sách phát huy các giá trị xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình trong bối cảnh cải tạo phát triển khu tập thể hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể, trường hợp nghiên cứu cụ thể là khu tập thể Khương Đình

Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi không gian và thời gian Phạm vi không gian là khu tập thể Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Phạm vi thời gian của luận văn là từ khi khu tập thể được xây dựng và hoạt động cho đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về giá trị của xóm giềng, phát triển khu tập thể, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể hiện nay

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu/văn bản: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, văn bản về quy hoạch, kiến trúc, xây

Trang 11

dựng khối nhà tại khu tập thể Khương Đình Dựa trên những tài liệu đã tham khảo được, tiến hành tổng hợp thông tin về lịch sử, văn hóa dân cư, các số liệu thống kê liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu khảo sát điều tra xã hội học để thu thập ý kiến, quan điểm và nguyện vọng của người dân đang sinh sống trong khu tập thể Khương Đình Ngoài ra, sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp, lấy

ý kiến chuyên gia để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về những giá trị nhân văn của văn hóa cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể này

- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp và cụ thể hóa những số liệu trong điều tra khảo sát bằng phiếu khảo sát, từ đó đưa ra những thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ dàng ứng dụng các giải pháp để phát huy giá trị nhân văn trong quan hệ xóm giềng ở khu tập thể Khương Đình

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với

từng vị trí công tác của từng nhóm nhân vật phỏng vấn Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ Ủy ban nhân dân (UBND) phường Khương Đình, cán bộ UBND quận Thanh Xuân, ban quản lý, đại diện, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ tổ dân phố đang sinh sống, lao động, sinh hoạt tại khu tập thể Khương Đình, người dân sinh sống tại khu tập thể và các khu vực lân cận

Các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng giá trị quan hệ cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình hiện nay, qua đó, đề xuất giải pháp phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình hiện nay

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận

Về lý luận, nghiên cứu đóng góp những luận chứng về phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể Khương Đình, góp phần củng cố hệ thống lý luận chung về vai trò xóm giềng và cải tạo phát triển khu tập thể trong tình hình mới Bên cạnh đó, luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về phát huy giá

Trang 12

Qua quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sẽ được củng cố, phát triển các kiến thức lý luận và nghiệp vụ về đô thị, khu tập thể, quản lý, phát triển đô thị, khu tập thể, phân loại khu tập thể, các kiến thức về quan hệ xóm giềng, nghiên cứu xã hội học Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần gợi mở giải pháp phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể trên địa bàn quận Thanh Xuân nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của quận hiện nay

6 Đóng góp mới của đề tài

- Luận văn là đề tài khảo sát toàn diện, có hệ thống thực trạng quan hệ cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình từ đó phân tích thành công, hạn chế, nguyên nhân, nhằm giúp khu tập thể Khương Đình phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

- Luận văn nghiên cứu toàn diện về quan hệ cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình Từ đó, xác định những vấn đề đặt ra trong quan hệ cộng đồng xóm giềng tại khu tập thể Khương Đình trên địa bàn quận Thanh Xuân và các khu tập thể hiện nay

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích với nhân lực công tác trong ngành quản lý, phát triển đô thị, an sinh xã hội, sinh viên, học viên và những tổ chức, cá nhân

có quan tâm đến đề tài luận văn

7 Cấu trúc luận văn thạc sĩ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương : Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể

Trang 13

Chương 2: Cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình và vai trò của quan hệ cộng đồng xóm giềng

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra, giải pháp phát huy giá trị xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ GIÁ TRỊ CỦA XÓM GIỀNG TRONG CẢI TẠO PHÁT TRIỂN KHU TẬP

THỂ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu/ lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu cải tạo, phát triển khu tập thể và vai trò của cộng đồng xóm giềng

là một hướng nghiên cứu tương đối mới mới trên cả bình diện trong nước và nước ngoài Qua quá trình thu thập và tìm hiểu các tài liệu tham khảo cho nghiên cứu luận văn, tác giả nhận thấy có 3 nhóm tài liệu loại chủ yếu sau:

- Những nghiên cứu về cải tạo, phát triển khu tập thể

- Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của cộng đồng xóm giềng

- Các nghiên cứu liên quan đến khu tập thể Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Những công trình khoa học này ở những quy mô khác nhau đã tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề ở những góc nhìn khác nhau Nghiên cứu cải tạo, phát triển khu tập thể và vai trò của cộng đồng xóm giềng đã thực sự trở thành vấn đề được nhiều học giả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về cải tạo, phát triển khu tập thể, khu dân cư

Cải tạo, phát triển các khu tập thể cũ luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm Một mặt vừa cải tạo, một mặt còn phải lưu giữ và phát huy tốt giá trị cộng đồng xóm giềng Do đó, ngoài các đề án, nghị quyết của các cấp chính quyền còn có các nghiên cứu của các nhà chuyên môn ở Việt Nam và cả trên thế giới

Về các đề án chính sách chung: Vấn đề cải tạo các khu tập thể cũ ở Hà Nội đã gặp vướng mắc từ nhiều năm qua Để giải quyết những vấn đề này, thành phố đã xây dựng đề án tổng thể cải tạo khu tập thể cũ và trình các cấp có thẩm quyền Theo đó, Hà Nội sẽ phân loại 3 nhóm chung cư, tập thể cũ để có chính sách riêng cho từng nhóm

Để từng bước triển khai các nhiệm vụ quan trọng trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng Viện Quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng và sở, ngành thành phố, UBND các quận liên quan

Trang 15

tham mưu đề xuất UBND thành phố kế hoạch tổ chức nghiên cứu lập các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Bên cạnh đề án cải tạo chung cư cũ của thành phố Hà Nội, nhiều khó khăn vướng mắc đã được tháo gỡ bởi Nghị định 69/2021 của Chính phủ như: Quy định 3 hình thức lựa chọn nhà đầu tư, nhà nước có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết; doanh nghiệp được lựa chọn làm chủ đầu tư phải được tối thiểu 75% tổng số chủ sở hữu căn hộ chung cư cũ tham gia đồng ý; hệ số K bồi thường

từ 1 đến 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ…

Về các nghiên cứu của chuyên gia, học giả trong nước nói chung, đã có nhiều bài nghiên cứu khoa học về đề tài bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị chung của các khu tập thể cũ tại Hà Nội Trong bài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá tình trạng khu tập thể cũ tại Hà Nội và giải pháp sử dụng hiệu quả” (Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 57(2A), 8-17 của tác giả Phạm Quang Long), tập trung vào việc khảo sát và đánh giá tình trạng các khu tập thể cũ tại Hà Nội, đồng thời đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả các khu tập thể này Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát điều tra để thu thập thông tin về tình trạng các khu tập thể cũ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc

sử dụng hiệu quả các khu tập thể cũ Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng các khu tập thể cũ tại Hà Nội khá phức tạp và đa dạng, với nhiều khu vực gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, an ninh, môi trường sống, v.v Để sử dụng hiệu quả các khu tập thể cũ, tác giả đề xuất một số giải pháp như: Tăng cường quản lý, phát triển dịch vụ công cộng, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế tại các khu vực này, đồng thời tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của các khu tập thể cũ Hay trong bài nghiên cứu “Sửa chữa và nâng cấp khu tập thể cũ tại Hà Nội” trên Tạp chí Kiến trúc và Đô thị, 5(234), 56-60 của tác giả Đinh Văn Bình, tập trung vào việc tìm hiểu về quá trình sửa chữa và nâng cấp các khu tập thể cũ tại Hà Nội Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp để điều tra các trường hợp sửa chữa và nâng cấp các khu tập thể cũ trong thực tế Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng quá trình sửa chữa và nâng cấp các khu tập thể cũ tại Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố, nhưng đồng thời cũng có nhiều thành công và kinh nghiệm quý báu Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sửa chữa

Trang 16

tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng công trình, và đẩy mạnh các hoạt động tái thiết kế và tái sử dụng tài nguyên Nhìn chung, các bài nghiên cứu liên quan đến giá trị của các khu tập thể cũ tại Hà Nội có thể tập trung vào các khía cạnh như lịch sử, văn hóa, kiến trúc và kinh tế của các khu vực này Một số nghiên cứu có thể tập trung vào các giải pháp để bảo tồn và phát triển các khu tập thể cũ, từ đó tăng giá trị của chúng cho cộng đồng và đất nước

- Dương Viết Anh (2019), Giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cho

cư dân các khu chung cư ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn Ths Quản lý hoạt động tư tưởng -văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục ý thức PCCC và thực trạng giáo dục ý thức PCCC cho cư dân các khu chung cư ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; luận văn đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức PCCC cho cư dân các khu chung cư ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội thời gian tới

- Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), Giải pháp tổ chức "không gian chia sẻ" trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, Tạp chí Khoa học Kiến trúc - Xây dựng, số 39/2020, tr.68-73 Bài báo trình bày kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng quản lý, sử dụng, nhu cầu của người dân đối với các không gian công cộng trong các khu tập thể cũ, lấy khu tập thể Nguyễn Công Trứ làm trường hợp nghiên cứu Từ

đó cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải cải tạo và quản lý sử dụng một cách hợp lý các không gian này Các giải pháp tổ chức lại các không gian công cộng của khu tập thể cũ được đề xuất dựa trên ý tưởng phát triển thành “không gian chia sẻ” nhằm lưu giữ lại các giá trị vốn có của các khu tập thể, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nơi đây

- Trịnh Duy Luân (2021), Nhà ở xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội - Khám phá các Khu tập thể của thành phố và Trải nghiệm của một gia đình cư dân, NXB Khoa học xã hội Từ cách tiếp cận liên ngành lịch sử, xã hội học, quy hoạch - kiến trúc, chính sách

và phát triển đô thị, các tác giả đề cập đến những chiều cạnh vật thể như quy hoạch, kiến trúc và những chiều cạnh xã hội liên quan đến các vấn đề chính sách và góc nhìn của cư dân đối với chương trình xây dựng các khu nhà ở tập thể ở Thủ đô Hà Nội trong những thập niên đầu của thời kỳ Kế hoạch hóa tập trung (1960 -1980 và xa hơn nữa) Các kết quả nghiên cứu đã được mô tả, phân tích và đánh giá trong bối cảnh Việt

Trang 17

Nam và của Hà Nội với nhiều thay đổi trong nửa sau thế kỷ XX Nghiên cứu cũng tạo một điểm nhấn, dưới hình thức một nghiên cứu trường hợp minh họa khá chi tiết về nhà ở của một trong số hàng vạn gia đình đã từng sống trong các khu tập thể ở Hà Nội thời kỳ này

Đề tài cấp thành phố Tổ chức không gian kiến trúc đô thị và đề xuất cơ chế chính sách cải tạo chỉnh trang các khu chung cư cũ Hà Nội Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận, phân loại các khu chung cư và khu tập thể cũ, thực hiện đánh giá hiện trạng các khu chung cư cũ gồm các yếu tố như dân cư, chất lượng công trình, thực trạng quy hoạch… Các phương pháp, nội dung khảo sát trong đề tài sẽ được tác giả kế thừa, chọn lọc tại chương 2

Chương trình nâng cấp và phát triển các khu tập thể tại Hà Nội là một trong những vấn đề đang được quan tâm Tại Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐ, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã quy định việc cải tạo, xây dựng lại các nhà ở công cũ và xuống cấp trên địa bàn Hà Nội Nghị quyết cũng xác định rõ mục tiêu của việc nâng cấp, xây dựng lại các khu vực này là cải thiện điều kiện sống của người dân, góp phần cải thiện cảnh quan đô thị, bố trí lại dân cư, tăng hiệu quả sử dụng đất

Ngoài ra, tác giả Shinozaki Mashiko và Đỗ Thị Thu Vân đã nghiên cứu đề tài

“Sự biến đổi trong mặt bằng căn hộ chung cư Việt Nam theo thời gian” Tuy nhiên, các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu về bố cục bên trong căn hộ và chỉ tập trung khảo sát nhà ở chung cư tại Hà Nội Cũng vào thời điểm đó, tác giả Young Bum Kim nghiên cứu đề tài “Những định hướng bố cục kiến trúc cho sự phát triển chung cư tại Việt Nam”

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của cộng đồng xóm giềng

Nguyễn Trung Hải (2016), Giáo trình phát triển cộng đồng, nhà xuất bản (NXB) Dân trí Giáo trình được biên soạn trên cơ sở lý luận chung của quốc tế về phát triển cộng đồng và các hoạt động trải nghiệm thực tiễn của Việt Nam nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cơ bản cho độc giả trong lĩnh vực phát triển và trợ giúp cộng đồng Một số lý thuyết về phát triển cộng đồng sẽ được tác giả kế thừa, phát triển trong luận văn

Trang 18

Nhất Thanh (2017), Đất lề quê thói: Phong tục Việt Nam, NXB Văn học Cuốn sách giới thiệu những phong tục, tập quán, lễ nghi trong cuộc sống, văn hoá của người Việt Nam như: Sinh con, hình dáng, tính tình, thức ăn, đồ uống, thuốc thang, áo quần, nhà ở, gia tộc, lấy vợ lấy chồng, ma chay, làng xóm Trong đó những vai trò, đặc điểm, truyền thống trong quan hệ làng xóm đã được tác giả hệ thống, phân tích Đây cũng là nội dung tham khảo bổ ích cho chương 1 của luận văn

Trương Ngọc Lân (2018), Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho các khu đô thị tại Hà Nội, luận án TS Kiến trúc, Đại học Xây dựng Luận văn đã tìm giải giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho các khu đô thị tại Hà Nội, nhằm tạo ra những khu đô thị đáng sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần cho cộng đồng dân cư, hài hòa về mặt xã hội Một số vấn đề lý luận về sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong luận án sẽ được tác giả kế thừa, phát triển

Toan Ánh (2023), Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam, NXB Dân trí Cuốn sách đã cung cấp hiểu biết về tổ chức làng xóm xưa của Việt Nam, từ cổng làng, đình làng, đường làng, cây đa đầu làng, lũy tre làng, cánh đồng làng, chợ là những hình ảnh này

có thể đã dần dần mất đi, những lớp trẻ ngày nay có thể không còn được nhìn thấy nữa nhưng việc lưu giữ những hình ảnh, kiến thức về những ký ức đã tạo nên tâm thức, con người Việt Nam là vô cùng cần thiết và rất trân quý Và Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam

đã làm một việc sưu tầm và lưu giữ lại những giá trị xa xưa đó

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến khu tập thể Khương Đình, Thanh Xuân,

Hà Nội

- Nguyễn Xuân Đặng (2014), Quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai trong quá trình đô thị hóa ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn Ths Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về đất đai trong quá trình đô thị hóa ở quận, huyện; Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trong quá trình đô thị hóa ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn từ 1997 đến nay; Đề xuất một số giải pháp tăng cường QLNN về đất đai trong quá trình đô thị hóa ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020

Trang 19

- Nguyễn Thị Ngọc Lan (2022), Quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, luận văn Ths Quản lý kinh

tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý bồ thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân Một số giải pháp sẽ được luận văn kế thừa, phát triển

- Dương Tất Thành (2023), Quá trình hình thành và biến đổi các khu tập thể ở

Hà Nội từ năm 1954 đến năm 2000, luận án TS Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội Từ góc độ lịch sử, luận án phục dựng sự hình thành và biến đổi của các khu tập thể cũ ở

Hà Nội từ năm 1954-2000 Từ đó phân tích một số đặc điểm về lối sống, văn hóa, giá trị lịch sử, đúc kết một số kinh nghiệm về quản lý, phát triển khu tập thể Một số vấn

đề lý luận về khu tập thể và các giải pháp sẽ được tác giả kế thừa, tham khảo trong luận văn

Tất cả những nghiên cứu này sẽ là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn để tác giả có cơ hội thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình Bởi thông qua đó, tác giả không chỉ có điều kiện tiền đề về giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể mà còn được bổ sung rất nhiều kiến thức về cộng đồng xóm giềng, khu tập thể, về những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý, phát triển khu tập thể, vấn đề quan hệ làng xóm, láng giềng trong các khu tập thể… từ đó, có thể mạnh dạn đưa ra những đề xuất trong nghiên cứu của mình

Qua thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nói, những công trình nghiên cứu, sách, bài báo, báo cáo, tham luận khoa học nêu trên sẽ là những cơ sở khoa học quý báu để thực hiện đề tài Để phát huy hơn nữa giá trị của những nghiên cứu trước đây, cần thực hiện một công trình khoa học để tổng hợp, phân tích, đánh giá, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Khương Đình

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, những tư liệu, sách và các khóa luận dù có những giá trị rất quan trọng trong nghiên cứu về giá trị cộng đồng xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Tuy nhiên đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể

Trang 20

và thực tiễn đó của đề tài mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát huy giá trị của xóm giềng trong cải tạo phát triển khu tập thể Khương Đình” là đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Xóm giềng

Làng xóm đối với người Việt Nam là nơi sinh ra, lớn lên, có quan hệ đến việc hình thành tính cách của mỗi con người Tình làng nghĩa xóm là để chỉ sự gắn kết, đùm bọc, chia sẻ với nhau, không chỉ trong quan hệ họ hàng, dòng tộc, mà cao hơn, là

sự gắn kết cộng đồng

Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt Sau mối quan hệ gia đình, tộc họ thì tình làng nghĩa xóm rất được coi trọng Đó là một đặc điểm văn hóa ở nông thôn Việt đến nay vẫn còn được gìn giữ Tục ngữ có câu “Bán bà con xa mua láng giềng gần”, là nói cái

sự gần gũi “Tối lửa tắt đèn có nhau” của xóm giềng Như vậy, bà con lối xóm là mối quan hệ cộng đồng gắn kết quan trọng thứ hai sau quan hệ huyết thống dòng tộc

Có nhiều dạng sinh hoạt cộng đồng khác nhau có thể tồn tại trong khu ở đô thị như: Sinh hoạt cộng đồng xóm giềng, sở thích cá nhân (câu lạc bộ, hội chơi…), tôn giáo tín ngưỡng,… Trong đó, sinh hoạt cộng đồng xóm giềng quan trọng nhất vì có sự tham gia của mọi thành viên trong mỗi gia đình Các sinh hoạt cộng đồng khác giúp

mở rộng quan hệ, đảm bảo cho cư dân có sự cân bằng trong đời sống xã hội

Các nhà nghiên cứu trên thế giới nhận định: Cộng đồng dân cư trong khu ở được tạo thành từ những đơn vị xã hội dựa trên quan hệ hàng xóm láng giềng và quyền lợi chính trị xã hội ở các mức độ khác nhau Các đơn vị xã hội này sắp xếp trong một

cơ cấu tầng bậc tương đối rõ ràng

Đối với cấp độ sinh hoạt cộng đồng lớn hơn, chúng ta có thể nhìn qua trường hợp các tổ dân phố Chúng chính là những cộng đồng thực sự bền chặt và hoạt động tự quản hiệu quả dù được thành lập bằng biện pháp hành chính Do sống cùng khu vực, mọi người trong cộng đồng đều quen biết nhau và có thể thảo luận, đồng thuận các vấn

đề dự trên quan hệ xóm giềng

Trang 21

1.2.2 Khu tập thể

Khu tập thể theo tên gọi thông thường có nguồn gốc từ lý thuyết Đơn vị xóm giềng (Neighbourhood Unit) do C Perry đề xuất ở Mỹ vào giữa những năm 1920 Sau này, nhiều nước gọi Đơn vị xóm giềng là Tiểu khu nhà ở Về lý thuyết, khu tập thể ở được xây dựng đồng bộ theo chủ nghĩa công năng hợp lý, đáp ứng các nhu cầu giao tiếp xã hội và sinh hoạt cơ bản hằng ngày của cư dân Theo đó, trường phổ thông cấp 1 (cấp cơ sở) và các dịch vụ công cộng với vườn hoa – không gian sinh hoạt cộng đồng

là cơ sở để tính toán quy mô dân số và đất đai của một khu tập thể trong đô thị

Ở Hà Nội, mô hình tiểu khu nhà ở được áp dụng dựa theo thiết kế của các nước

xã hội chủ nghĩa Năm 1958, lần đầu tiên xuất hiện khái niệm nhà ở và khu ở tập thể với những khu nhà ở thấp tầng (1-2 tầng) cho công nhân, như các khu nhà ở Hàm tử Quan, Lương Yên, An Dương Năm 1960, lần đầu tiên mô hình Tiểu khu nhà ở đồng

bộ, hoàn chỉnh được xây dựng ở Hà Nội, quy mô khoảng 20ha cho 6.000 người với các chung cư cao từ 2 đến 5 tầng, tiêu biểu là khu tập thể Kim Liên, từ những năm

1970 đến cuối những năm 1980 hàng loạt tiểu khu nhà ở được xây dựng, như: Giảng

Võ, Trung Tự, Hào Nam, Thành Công, Thanh Xuân,…

“Khu tập thể” - hay chính xác hơn là “nhà tập thể cũ” - là thuật ngữ được sử dụng phổ biến để phân biệt với các công trình có chức năng tương tự như nhà chung

cư kể từ khoảng năm 2000 trở về sau Những công trình này mang đậm dấu ấn của các kiến trúc sư Xô Viết, mang đặc trưng của một lối sống Hà Nội trong những năm tháng bao cấp Khu tập thể ra đời sớm trở thành biểu tượng cho cuộc sống hiện đại lúc bấy giờ với mọi điều kiện thiết yếu được gói gọn trong một khu vực cụ thể Có thể nói từ những khu tập thể này, một lối sống mới đã được hình thành – lối sống nông thôn đan xen với lối sống đô thị hiện đại và có tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại song song Khu tập thể biểu hiện cho một trang quan trọng trong lịch sử kiến trúc nhà ở nói riêng và lịch sử về văn hóa, tinh thần nói chung ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị, mà Hà Nội

là một trường hợp tiêu biểu

Khu tập thể là một phần của di sản kiến trúc đô thị Hà Nội, góp phần làm nên nét độc đáo của thành phố cả về cảnh quan và văn hóa Tính đặc trưng độc đáo của các

Trang 22

khu tập thể được xây dựng ở Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc trong thời kỳ

kế hoạch hóa tập trung bao cấp 1960-1985 Đó là giá trị xã hội - nhân văn của thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

1.2.3 Cải tạo, phát triển khu tập thể

Việc cải tạo, xây dựng lại khu tập thể nhằm chỉnh trang, tái thiết đô thị, từng bước tháo dỡ các chung cư cũ nguy hiểm xuống cấp, xây dựng mới các nhà chung cư tái định cư, giữ gìn các công trình kiến trúc có giá trị, thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các công trình thương mại, dịch vụ làm thay đổi cơ bản và nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống, giá trị kiến trúc cảnh quan, hướng tới đô thị xanh, văn minh, hiện đại, bền vững Cải tạo khu tập thể cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội là một chủ trương lớn được lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao kế hoạch triển khai thực hiện Theo đó, Hà Nội thống nhất quan điểm cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng, không gia tăng quy mô dân số trong khu vực

1.2.4 Giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể

Giá trị là khái niệm đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử ngôn ngữ nhân loại Tiếng Anh có hai thuật ngữ tương đương với khái niệm giá trị là value và worth, có nghĩa là giá trị, giá cả, hữu ích, đáng giá Hiện nay khái niệm giá trị được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khoa học khác nhau như: tâm lý học, đạo đức học, triết học

Trên góc độ tâm lý học: “Giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các

sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng chuẩn mực, mục đích, lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra hoặc không được con người tạo ra, nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội” [15, tr.11]

Từ góc độ xã hội học: Giá trị là các ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, nhóm hoặc xã hội mong muốn hoặc coi là có ý nghĩa Đó là những chất lượng để đảm bảo con đường sống, các chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn [16, tr.133]

Trang 23

Dưới góc độ triết học, giá trị là một phạm trù dùng để chỉ ý nghĩa tích cực của các sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ (cả vật chất lẫn tinh thần) đối với một cá nhân, một cộng đồng, một giai cấp, một xã hội hay toàn thể nhân loại trong một điều kiện lịch sử cụ thể Sự vật hiện tượng có giá trị khi chúng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần mang tính tích cực, lành mạnh của con người

Từ các phân tích trên, tác giả xin được đưa ra khái niệm: Giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể là vai trò, vị trí của xóm giềng trong việc cải tạo, xây dựng, phát triển các khu tập thể Thể hiện ở những khía cạnh như: môi trường sinh sống, tính cộng đồng, sự đóng góp, chung tay của xóm giềng Giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể là một bộ phận của vai trò xóm giềng trong đời sống hiện nay

1.3 Tổng quan về khu tập thể Khương Đình

1.3.1 Đặc điểm xã hội học

- Đặc điểm dân cư

Khu tập thể cũ Khương Đình nằm ở phía đông Thủ đô Hà Nội, thuộc địa bàn quận Thanh Xuân Đây là một trong những khu tập thể cũ lâu đời và phát triển nhất tại

Hà Nội

Hình 1 1 Vị trí phường Khương Đình (Nguồn: Google map)

Về đặc điểm dân cư của khu tập thể cũ Khương Đình, có thể nêu ra các điểm

Trang 24

Đa dạng về độ tuổi: Dân cư tại Khương Đình có độ tuổi phân bố đa dạng, từ trẻ

Tóm lại, đặc điểm dân cư của khu tập thể cũ Khương Đình là đa dạng về độ tuổi và nghề nghiệp, sống lâu năm tại đây, có đời sống văn hóa phong phú, thái độ hòa đồng và có tình cảm thân thiết với xóm giềng

- Cấu trúc xã hội

Khu tập thể cũ Khương Đình được xây dựng trong thập niên 1960 và 1970, với hình thức kiến trúc cao tầng chung cư Vì vậy, cấu trúc xã hội của khu vực này được đặc trưng bởi sự đa dạng về đối tượng dân cư và sự tương tác xã hội giữa các cư dân

Cụ thể, trong khu vực này, có sự phân bố đa dạng các nhóm dân cư, từ sinh viên, lao động đang làm việc ở các khu công nghiệp, đến các gia đình trung niên và người già đã về hưu Đây là một trong những đặc điểm của khu tập thể cũ, khiến cho các nhóm dân cư này có những nhu cầu và quan điểm khác nhau về một số vấn đề cụ thể, ví dụ như an ninh, vệ sinh, hành lang thoát hiểm, v.v

Tuy nhiên, cấu trúc xã hội tại khu tập thể cũ Khương Đình không phân hóa rõ ràng theo tầng lớp, mà thay vào đó là sự gắn kết giữa các cư dân trong cùng một tòa nhà hoặc khu phố Các hoạt động xã hội thường diễn ra trong những khu vực chung

Trang 25

như sân chơi, hành lang hay ban công, nơi mà cư dân có thể trò chuyện, giao lưu và giải quyết những vấn đề của cộng đồng

Ngoài ra, trong khu vực này cũng có sự tham gia của các tổ chức cộng đồng, như các liên hiệp hội, đoàn thể, câu lạc bộ, v.v Các tổ chức này thường có vai trò đóng góp trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các cư dân và thúc đẩy hoạt động cộng đồng

- Quan hệ xã hội

Khu tập thể cũ Khương Đình là một khu dân cư đông đúc tại quận Thanh Xuân,

Hà Nội Quan hệ xã hội trong khu tập thể cũ này được định hình chủ yếu bởi những đặc điểm về cấu trúc xã hội và dân cư, cùng với các yếu tố khác như truyền thống văn hóa và thời đại

Trước đây, Khương Đình là một khu tập thể công nhân viên có đặc điểm chủ yếu là dân lao động với công việc làm ở các nhà máy, xí nghiệp tại Hà Nội Với sự phát triển của thị trường và nhu cầu về chỗ ở, khu tập thể này đã trở thành một địa điểm an cư lý tưởng cho nhiều gia đình trẻ Vì vậy, cấu trúc xã hội của khu tập thể cũ Khương Đình trở nên đa dạng hơn với sự xuất hiện của nhiều đối tượng khác nhau như công nhân viên, giáo viên, cán bộ nhà nước, doanh nhân và các hộ gia đình trẻ

Quan hệ xã hội trong khu tập thể cũ Khương Đình có tính chất đa dạng, phong phú và phức tạp Các mối quan hệ xã hội được định hình chủ yếu bởi các yếu tố như địa vị kinh tế, chức vụ, truyền thống gia đình và thời đại Tuy nhiên, với sự thay đổi về

cơ cấu dân cư, quan hệ xã hội trong khu tập thể cũ này cũng có sự thay đổi, với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội đa dạng hơn và phức tạp hơn, bao gồm các mối quan

Trang 26

Nghệ thuật: Khu vực này có nhiều người có tài năng và đam mê về nghệ thuật như âm nhạc, múa, hội họa, thơ ca, tiểu thuyết, văn nghệ dân gian Nhiều hoạt động nghệ thuật như triển lãm, biểu diễn và hội thảo thường được tổ chức trong khu vực này

Văn hóa ẩm thực: Khương Đình là nơi tập trung nhiều quán ăn, nhà hàng phục

vụ đa dạng các món ăn từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Các món ăn đặc trưng của các dân tộc thiểu số cũng được giới thiệu và phát triển

Truyền thống dân tộc: Nhiều dân tộc thiểu số như người Thái, người Mông, người Dao có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội, văn nghệ dân gian, tập quán tập tục đặc trưng của mình

Học tập văn hóa: Khương Đình là nơi tập trung nhiều trường học và thư viện Các hoạt động học tập văn hóa như đọc sách, thảo luận, tập thơ, chơi cờ vua, đá bóng được khuyến khích và tổ chức thường xuyên

Thể thao: Khu vực này có nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông và phòng tập gym cho người dân có thể tham gia các hoạt động thể thao Ngoài ra, các hoạt động thể thao như đi bộ, tập yoga, thể dục

Ngoài ra, tại khu tập thể cũ Khương Đình, còn tồn tại một số nét đặc trưng về văn hóa và lối sống của cộng đồng, như:

Thờ cúng tại gia đình: Đây là một nét văn hóa truyền thống của người Việt, tuy nhiên tại Khương Đình, hoạt động thờ cúng tại gia đình vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ Nhiều gia đình tại khu tập thể cũ vẫn giữ nguyên các nghi lễ thờ cúng và tổ chức đền cúng vào các dịp lễ tết

Đờn ca tài tử: Đây là một nghệ thuật truyền thống của người miền Nam, tuy nhiên tại Khương Đình, nghệ thuật này vẫn được giữ gìn và phát triển Các buổi hòa nhạc, biểu diễn đờn ca tài tử thường được tổ chức vào các dịp lễ tết, thu hút đông đảo người dân tham gia

Trang 27

Tự học tập: Tại khu tập thể cũ Khương Đình, tồn tại nhiều câu lạc bộ tự học, các hội sách và các hoạt động học tập khác, giúp người dân tại đây cải thiện trình độ kiến thức và kỹ năng, tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển bản thân và cộng đồng

Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau: Tuy đây là một khu tập thể cũ với nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nhưng người dân tại đây luôn có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí, tình nguyện, từ thiện cũng là một cách để cộng đồng tại đây tăng cường sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau

Tóm lại, với nhiều đặc điểm về cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và văn hóa cộng đồng đặc trưng, khu tập thể cũ Khương Đình đang là một trong những điểm nhấn về văn hóa cộng đồng tại Hà Nội

- Ý thức cộng đồng

Khu tập thể cũ Khương Đình có một số đặc điểm ý thức cộng đồng nhất định Đầu tiên, người dân tại đây có ý thức về vệ sinh môi trường khá tốt, thường xuyên tham gia các hoạt động dọn vệ sinh, tuy nhiên cũng có một số người không đúng quy định và vẫn đổ rác bừa bãi tại nơi công cộng

Thứ hai, đối với các hoạt động trong cộng đồng, người dân tại khu tập thể cũ Khương Đình có ý thức tham gia cao, thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và các hoạt động của tổ dân phố Tuy nhiên, do sự bận rộn của cuộc sống hiện đại, một số người dân vẫn không tham gia đủ vào các hoạt động cộng đồng

Thứ ba, trong khu tập thể cũ Khương Đình, người dân có ý thức về an ninh trật

tự, thường giúp đỡ nhau trong việc bảo vệ an ninh, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp vi phạm luật pháp và gây ra những vấn đề về an ninh trật tự

Thứ tư, đối với việc thực hiện các chính sách của địa phương và đất nước, người dân tại khu tập thể cũ Khương Đình cũng có ý thức cao và thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng như bầu cử, hoạt động tình nguyện, hỗ trợ người nghèo và người khó khăn

Trang 28

Tóm lại, ý thức cộng đồng của người dân tại khu tập thể cũ Khương Đình khá tốt, tuy vẫn còn một số trường hợp vi phạm nhưng tổng thể có ý thức tốt và tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng

- Mô hình hành chính tự quản

Khu tập thể cũ Khương Đình hiện tại là một trong những khu tập thể có mô hình hành chính tự quản phát triển khá tốt tại Hà Nội Mô hình hành chính tự quản tại đây được tổ chức bởi Hội đồng quản lý nhà ở tập thể cùng với Ban chấp hành hội đồng quản lý

Cụ thể, Hội đồng quản lý nhà ở tập thể là cơ quan quản lý nhà ở tập thể, được thành lập dựa trên quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71/CP năm 1993 của Chính phủ Hội đồng quản lý có nhiệm vụ quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản chung của tập thể, giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản chung và lợi ích của các hộ dân trong tập thể

Hội đồng quản lý nhà ở tập thể cũ Khương Đình gồm 7 thành viên, được bầu cử

từ các hộ dân trong tập thể Họ là những người đại diện cho cộng đồng dân cư trong khu tập thể, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của cộng đồng được thể hiện đúng truyền thống dân tộc

Trong khi đó, Ban chấp hành hội đồng quản lý nhà ở tập thể được bầu từ các thành viên trong Hội đồng quản lý Ban chấp hành có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng quản lý, đưa ra các quyết định liên quan đến quản lý, sử dụng

và bảo vệ tài sản chung của tập thể

Trên cơ sở mô hình hành chính tự quản này, cộng đồng dân cư trong khu tập thể cũ Khương Đình đã tổ chức và hoạt động các hoạt động sinh hoạt cộng đồng như hội thao, hoạt động văn hóa, tham gia các chương trình xã hội và đóng góp ý kiến để cải thiện quản lý và sử dụng tài sản chung của tập thể

1.3.3 Đặc điểm tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng

- Mô hình hiện hữu

Khu tập thể cũ Khương Đình là một khu dân cư lớn tọa lạc tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Khu tập thể này được xây dựng vào

Trang 29

những năm 1980 với mục đích cung cấp nhà ở cho các cán bộ và nhân viên của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố

Đặc điểm tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại Khương Đình như sau:

Hệ thống đường xá: Khu tập thể được thiết kế với một mạng lưới đường xá rộng và thoáng, tạo điều kiện cho việc di chuyển và kết nối giữa các khu vực trong khu tập thể

Các khu vực sinh hoạt chung: Khu tập thể cũ Khương Đình có nhiều khu vực được quy hoạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của cộng đồng, bao gồm các khu vực vui chơi, thể thao, công viên, thư viện và nhà văn hóa Những khu vực này là nơi các cư dân có thể gặp gỡ, trao đổi và tham gia các hoạt động cộng đồng

Hệ thống nhà ở: Các căn hộ trong khu tập thể được xây dựng theo kiểu chung

cư và chia thành nhiều tòa nhà Mỗi tòa nhà có nhiều căn hộ với diện tích và thiết kế khác nhau, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của các cư dân

Hệ thống tiện ích: Khu tập thể cũ Khương Đình có đầy đủ các tiện ích cần thiết

để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân, bao gồm siêu thị, cửa hàng tạp hóa, nhà thuốc, bưu điện, các cơ sở y tế và trường học

Khu tập thể cũ Khương Đình được quản lý bởi một tổ chức quản lý được thành lập bởi chính cư dân trong khu tập thể Tổ chức này có trách nhiệm quản lý và bảo vệ khu tập thể, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cải thiện hạ tầng và đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động cộng đồng trong khu tập thể

Tính đa dạng dân cư: Khu tập thể cũ Khương Đình có đa dạng dân cư, bao gồm các cán bộ, nhân viên, người lao động và hộ gia đình Các cư dân trong khu tập thể sống với nhau hòa thuận và tôn trọng nhau, tạo ra một không khí sống vui vẻ và hòa đồng

Tính đồng thuận và đoàn kết: Cư dân trong khu tập thể cũ Khương Đình có tính đồng thuận và đoàn kết cao, thường tổ chức các hoạt động cộng đồng như các buổi gặp

gỡ, đánh bài, hoặc các chương trình văn nghệ để giao lưu và tạo sự gắn kết

Trang 30

Tính bền vững: Khu tập thể cũ Khương Đình có tính bền vững, các cư dân sống tại đây thường xuyên tham gia các hoạt động xanh, bảo vệ môi trường, tạo ra một môi trường sống tốt cho cả cư dân và môi trường xung quanh

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại Khương Đình được thiết kế và tổ chức hợp lý, tạo ra một môi trường sống tốt cho cư dân và đồng thời còn giúp tạo ra một không gian sống vui vẻ, đoàn kết và đầy đủ tiện ích

- Mô hình quản trị khu dân cư

Khu tập thể cũ Khương Đình là một khu dân cư tập trung nhiều hộ gia đình và cộng đồng sinh sống, tọa lạc tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng theo mô hình tổ chức dân cư tại khu tập thể cũ Khương Đình có những đặc điểm chính sau:

Tính chất dân cư đa dạng: Khu vực này có sự pha trộn giữa các hộ gia đình trẻ, trung niên và người già Điều này tạo điều kiện cho các cư dân cùng sinh hoạt, học tập

và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau

Mật độ dân cư cao: Với số lượng người sinh sống tại khu vực này khá đông đúc, việc tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng được đặt lên hàng đầu Khu vực được chia thành nhiều xóm, tập trung các căn nhà liên thông nhau, hình thành một mạng lưới giao thông thuận tiện, dễ dàng kết nối với các tiện ích xã hội, tạo điều kiện cho việc giao lưu, tương tác giữa cộng đồng

Hệ thống tiện ích xã hội đa dạng: Khu tập thể cũ Khương Đình có các tiện ích

xã hội đa dạng như siêu thị, chợ, trường học, bệnh viện, công viên, thể dục thể thao, trung tâm văn hóa Tất cả những tiện ích này đều giúp cho cư dân khu vực này có thể sinh hoạt và làm việc thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội tụ cộng đồng

Hoạt động giao lưu và văn hóa đa dạng: Tại khu tập thể cũ Khương Đình, người dân thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao, tạo sân chơi cho các thế hệ trẻ và người cao tuổi, cũng như giúp các cư dân

có thể giao lưu, kết nối, học hỏi kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề cùng nhau

Tính tự quản cao: Cư dân khu tập thể cũ Khương Đình có tính tự quản cao, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển khu vực

Trang 31

sinh sống Người dân thường xuyên tổ chức các cuộc họp cộng đồng, thảo luận và đưa

ra các quyết định quan trọng liên quan đến cuộc sống của cả khu vực

Tính bền vững: Khu tập thể cũ Khương Đình đang phát triển một cách bền vững, tạo ra sự ổn định và tiềm năng cho việc phát triển trong tương lai Các cư dân đã tạo ra một môi trường sống tốt cho nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, tạo ra sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng theo mô hình tổ chức dân

cư tại khu tập thể cũ Khương Đình đã tạo ra một môi trường sống tốt cho người dân Điều này thể hiện rõ ràng trong sự đoàn kết, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau của cư dân Khu vực này đang phát triển một cách bền vững và tiềm năng cho việc phát triển trong tương lai

Gắn kết xóm giềng: Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại đây được thiết kế để tạo sự gắn kết giữa các cư dân trong khu tập thể Nhờ đó, họ có thể giao lưu, học hỏi, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau

Đa dạng mức độ sử dụng: Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại đây được thiết kế để phục vụ đa dạng mức độ sử dụng của cư dân trong khu tập thể

Từ những hoạt động cá nhân cho đến những hoạt động tập thể lớn

Thiết kế phù hợp: Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại đây được thiết kế phù hợp với các nhu cầu và sở thích của cư dân trong khu tập thể Nhờ đó, các không gian này luôn được sử dụng hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân

Thiết kế hài hòa với môi trường: Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại đây được thiết kế sao cho hài hòa với môi trường xung quanh Nhờ đó, chúng

Trang 32

không chỉ tạo ra một không gian sống tốt cho cư dân trong khu tập thể mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của cộng đồng

1.3.4 Kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình

Trong năm 2022, quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai

kế hoạch thực hiện “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội” trên địa bàn quận; lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn quận; trình và được Sở Xây dựng đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định 77 chung cư cũ; UBND quận đã phê duyệt dự toán và chỉ định thầu đơn vị

tư vấn khảo sát, lập dự toán kiểm định, đánh giá chất lượng 7 khu chung cư cũ (6 chung cư cũ thuộc phường Thanh Xuân Bắc, 1 chung cư cũ thuộc phường Thanh Xuân Nam)

Khu tập thể Khương Đình là một trong những khu tập thể cũ ở Hà Nội, đã được xây dựng từ rất lâu và hiện nay đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của sự lão hóa và xuống cấp Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương đã đưa ra một kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình, với các nội dung chính như sau:

Chính sách đầu tư: Chính quyền địa phương đã đưa ra chính sách hỗ trợ đầu tư

để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào dự án cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình Các chính sách hỗ trợ đầu tư này bao gồm miễn thuế, hỗ trợ tài chính,

hỗ trợ mua lại căn hộ

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng: Kế hoạch này đặt ra mục tiêu cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu tập thể Khương Đình nhằm đảm bảo tiện ích cho cư dân và thu hút nhà đầu

tư Các hoạt động trong kế hoạch này bao gồm: cải tạo đường phố, đường đi bộ, nâng cấp đường sá, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng

Xây dựng các công trình mới: Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu xây dựng các công trình mới nhằm phát triển khu tập thể Khương Đình Các công trình này bao gồm: các trung tâm thương mại, trung tâm giải trí, các khu vui chơi giải trí cho trẻ em, trung tâm y tế, trung tâm văn hóa, các khu công viên

Chính sách hỗ trợ tái định cư: Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu hỗ trợ tái định

cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc cải tạo, chỉnh trang khu tập thể Khương Đình

Trang 33

Chính sách hỗ trợ tái định cư bao gồm đảm bảo nhà ở, hỗ trợ tài chính cho việc chuyển đổi địa điểm, giúp đỡ các hộ dân phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ ăng cường quản lý, an ninh trật tự: Kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình cũng đặt ra mục tiêu tăng cường quản lý, an ninh trật tự trong khu vực Điều này

sẽ giúp duy trì trật tự an toàn trong khu vực, đảm bảo quyền lợi cho người dân và thu hút nhà đầu tư

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tại đây Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân và đóng góp vào ngân sách địa phương

Tạo không gian sống xanh: Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu tạo không gian sống xanh bằng cách phát triển các công viên, khu vực cây xanh và sân chơi giải trí Điều này giúp cải thiện môi trường sống, tạo điều kiện cho người dân tận hưởng không gian sống tốt hơn

Thúc đẩy phát triển du lịch: Khu tập thể Khương Đình là một trong những địa điểm lịch sử và văn hóa quan trọng của Hà Nội Kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình cũng đặt ra mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch trong khu vực này Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và thu hút

du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa của khu vực này

Tóm lại, kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu tập thể Khương Đình được đưa ra với các mục tiêu rõ ràng và đầy tham vọng Nếu triển khai thành công, đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế địa phương và tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và du lịch

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu/ lịch sử nghiên cứu vấn đề và làm rõ những cơ sở lý luận liên quan đến giá trị của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Ngoài việc nêu khái niệm, trình bày vai trò của của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể, chương 1 trình bày rõ đặc điểm; các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan và một số yêu cầu đối với xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể

Từ những khía cạnh cơ bản này, giúp cho những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, bước đầu hiểu rõ hơn và thấy được vai trò, yêu cầu và nhiệm vụ của xóm giềng trong cải tạo, phát triển khu tập thể Đây có thể là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề cụ thể hơn như quản lý khu tập thể, cải tạo, phát triển khu tập thể cũ tại Hà Nội Việc làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài ở Chương 1 sẽ là tiền đề quan trọng cho những nhận định, khảo sát và kiến nghị được trình bày, đề xuất trong Chương 2 và Chương 3

Trang 35

CHƯƠNG 2: CẢI TẠO, PHÁT TRIỂN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG XÓM GIỀNG

2.1 Đặc điểm và vai trò quan hệ cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể

cũ tại Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm quan hệ cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ Hà Nội

- Đặc điểm về không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng

Không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội có những đặc điểm sau:

Thiếu ánh sáng tự nhiên: Vì các khu tập thể xây dựng từ lâu nên hệ thống cửa

sổ và đèn chiếu sáng không được thiết kế đầy đủ, làm giảm ánh sáng tự nhiên và gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh hoạt của cư dân

Thiếu tiện nghi: Các khu tập thể cũ thường thiếu tiện nghi cần thiết để phục vụ cho hoạt động cộng đồng như phòng họp, phòng chờ, phòng đọc sách, phòng chơi, trang thiết bị giáo dục và vui chơi cho trẻ em, những bức tường xám trống trải,…

Thiếu quy hoạch: Các khu tập thể cũ thường không được quy hoạch đồng bộ để phục vụ cho nhu cầu cộng đồng, gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động cộng đồng

Không gian sống chật hẹp: Các khu tập thể cũ thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, gây ra tình trạng chật hẹp và ồn ào

Tuy nhiên, các không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội cũng có một số điểm mạnh như: tiếp cận dễ dàng, gần gũi, truyền thống cộng đồng vững mạnh, tạo ra không gian sinh hoạt, tương tác xã hội và giúp tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên cộng đồng

Nhiều hoạt động cộng đồng: Mặc dù không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội có diện tích hạn chế, nhưng đây vẫn là nơi diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng như hội thảo, trò chuyện, hoạt động văn nghệ, thể dục thể

Trang 36

Tạo ra sự đoàn kết: Các không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội cũng tạo ra sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, giúp mọi người có cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp lẫn nhau trong cuộc sống

Giữ lại giá trị truyền thống: Không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội còn giữ lại nhiều giá trị truyền thống văn hóa, cùng với những hoạt động cộng đồng giúp bảo tồn và phát huy giá trị này

Sự đa dạng văn hóa: Với nhiều cư dân cùng chung một không gian sống, các không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể cũ tại Hà Nội cũng tạo ra sự đa dạng về văn hóa, thể hiện sự đa dạng và sự phong phú của văn hóa dân tộc Việt Nam

Tóm lại, không gian tổ chức sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu tập thể

cũ tại Hà Nội có những đặc điểm và thách thức riêng, nhưng vẫn là nơi tạo ra nhiều giá trị văn hóa và tinh thần trong cộng đồng Việc nâng cao chất lượng và cải thiện không gian này là một nhu cầu cấp bách của cộng đồng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tạo

ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng

- Đặc điểm về xã hội học, dân số học

Các khu tập thể cũ ở Hà Nội được xây dựng trong thời kỳ hậu chiến tranh, khi nhu cầu nhà ở đang rất lớn và nguồn tài nguyên không đủ để xây dựng các căn nhà riêng lẻ cho mỗi gia đình Do đó, các khu tập thể được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhiều người cùng một lúc

Đặc điểm xã hội học của các khu tập thể cũ ở Hà Nội bao gồm:

Tính đa dạng về dân tộc và nghề nghiệp: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội có sự đa dạng về dân tộc và nghề nghiệp Mọi người đến đây từ khắp các vùng miền của đất nước, từ những người nông dân cho đến những công nhân và nhà giáo Do đó, các khu tập thể cũ có sự phong phú về văn hóa và truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Tính đô thị: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội có tính đô thị cao, với số lượng dân cư đông đúc Điều này tạo ra sự đông đúc và sôi động cho khu vực này

Trang 37

Tính chất xã hội hỗn tạp: Vì được xây dựng trong thời kỳ khó khăn, nên các khu tập thể cũ ở Hà Nội thường có tính chất xã hội hỗn tạp, với nhiều gia đình sống chung trong cùng một căn hộ Điều này có thể tạo ra nhiều khó khăn trong việc quản

lý và giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự của khu vực

Tình trạng già hóa dân số: Với sự phát triển của đô thị, nhiều người dân đã di chuyển đến các khu vực mới hơn và các khu tập thể cũ dần trở nên cũ kỹ và không còn thu hút nhiều người đến sinh sống Do đó, các khu tập thể cũ ở Hà Nội thường có tình trạng già hóa dân số, với nhiều người già và ít trẻ em

Tình trạng bất động sản: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội thường có giá trị bất động sản thấp hơn so với các khu vực mới và hiện đại hơn Tuy nhiên, do vị trí trung tâm và tiện ích xung quanh, nhiều người vẫn muốn mua và sở hữu căn hộ ở các khu tập thể cũ này

Tình trạng kém hạ tầng: Một số khu tập thể cũ ở Hà Nội có tình trạng hạ tầng kém, với điện nước không ổn định và hệ thống vệ sinh không đáp ứng được nhu cầu của dân cư Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và gây ra các vấn

đề về môi trường sống

Tính đặc biệt về kiến trúc: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội thường có kiến trúc đặc biệt, với các căn hộ được xây dựng xung quanh các sân vườn và khuôn viên chung Điều này tạo ra không gian sống thoáng đạt và xanh mát, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

Tổng quan về dân số của các khu tập thể cũ ở Hà Nội, theo thống kê từ Chính phủ Việt Nam, tính đến cuối năm 2020, dân số Hà Nội đã vượt qua con số 8 triệu người Tuy nhiên, với sự phát triển của đô thị và di dân đến các khu vực mới, dân số của các khu tập thể cũ đang giảm dần Các khu vực này hiện tại có đa phần dân số già,

ít trẻ em, và nhiều gia đình đã di chuyển đến các khu vực mới hơn Tuy nhiên, với giá trị bất động sản hấp dẫn và vị trí trung tâm, nhiều người vẫn chọn sống và sinh sống tại các khu tập thể cũ ở Hà Nội

- Đặc điểm về văn hóa đô thị

Trang 38

Văn hóa đô thị tại các khu tập thể cũ ở Hà Nội có những đặc điểm riêng biệt, do ảnh hưởng của lịch sử và truyền thống của địa phương Dưới đây là một số đặc điểm

về văn hóa đô thị của các khu tập thể cũ tại Hà Nội:

Văn hóa cộng đồng: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội có văn hóa cộng đồng mạnh

mẽ, với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao diễn ra thường xuyên trong khu vực Các hoạt động này thường được tổ chức bởi cộng đồng dân cư và được thực hiện nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết và tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho cộng đồng

Nét văn hoá truyền thống: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội còn giữ lại nhiều nét văn hóa truyền thống, như trang phục dân tộc, phong tục tập quán và ẩm thực đặc trưng của địa phương Điều này làm nổi bật sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam và giữ gìn nét đẹp của quá khứ

Tình yêu đất nước: Với vị trí trung tâm của thành phố, các khu tập thể cũ ở Hà Nội thường được coi là biểu tượng của sự độc lập và tự chủ của đất nước Các người dân sống tại đây có tình yêu đất nước sâu sắc và luôn tự hào về lịch sử và truyền thống của Việt Nam

Sự đa dạng văn hóa: Nhờ vị trí trung tâm và nhiều người di cư đến đây sinh sống, các khu tập thể cũ ở Hà Nội có sự đa dạng về văn hóa, với sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau Điều này tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng, giúp cho người dân có cơ hội tìm hiểu và học hỏi văn hóa của những quốc gia khác nhau

Sự gắn kết: Với sự đoàn kết trong cộng đồng , các khu tập thể cũ ở Hà Nội cũng

có sự gắn kết chặt chẽ giữa các hộ dân, với các hoạt động chung như làm vườn, học tập, dã ngoại Thông qua đó, người dân có cơ hội hòa mình vào một môi trường sống đầy đủ tình thân, tình bạn và tình đồng đội

Sự phát triển của văn hóa đô thị: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội cũng là nơi có sự phát triển của văn hóa đô thị, với sự xuất hiện của nhiều nhà hát, rạp chiếu phim, các trung tâm văn hóa và giải trí Các hoạt động văn hóa như triển lãm, hội chợ, diễn ra thường xuyên trong khu vực này, thu hút nhiều người dân đến tham gia

Trang 39

Thách thức về giữ gìn văn hóa truyền thống: Mặc dù văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn và phát triển trong các khu tập thể cũ, nhưng đôi khi cũng gặp phải các thách thức về sự thay đổi của cuộc sống đô thị và sự lan truyền của văn hóa hiện đại

Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa truyền thống là rất quan trọng

Trên đây là một số đặc điểm về văn hóa đô thị tại các khu tập thể cũ ở Hà Nội Việc hiểu biết về những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về đời sống và văn hóa của người dân trong các khu tập thể cũ tại Hà Nội

- Đặc điểm về mối liên hệ với địa điểm – nơi chốn

Mối liên hệ với địa điểm - nơi chốn là một trong những đặc điểm đáng chú ý của các khu tập thể cũ tại Hà Nội Các khu tập thể này thường được xây dựng trên những vị trí đắc địa, gần các trung tâm đô thị, tiện lợi cho việc di chuyển và giao thông

Gần các trung tâm đô thị: Các khu tập thể cũ ở Hà Nội thường được xây dựng gần các trung tâm đô thị, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các tiện ích công cộng như bệnh viện, trường học, chợ và siêu thị Điều này giúp cho cuộc sống của người dân trong các khu tập thể cũ trở nên tiện lợi và đầy đủ hơn

Gần các công trình kiến trúc nổi tiếng: Nhiều khu tập thể cũ ở Hà Nội nằm gần các công trình kiến trúc nổi tiếng như Hồ Gươm, chùa Trấn Quốc, Đền Ngọc Sơn Điều này giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận với các di sản văn hóa, lịch sử của đất nước

Gần các công viên, hồ nước: Nhiều khu tập thể cũ tại Hà Nội được xây dựng gần các công viên, hồ nước như công viên Thống Nhất, hồ Hoàn Kiếm, công viên Lê Nin Điều này giúp cho người dân có thể tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời và tận hưởng không khí trong lành

Môi trường sống yên tĩnh: Mặc dù nằm gần trung tâm đô thị, nhưng các khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn được coi là một nơi sống yên tĩnh, không ồn ào, không khí ô nhiễm thấp Điều này làm cho các khu tập thể cũ trở thành nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, tìm kiếm sự bình yên giữa cuộc sống đô thị ồn ào

Trang 40

Trên đây là một số đặc điểm về mối liên hệ với địa điểm - nơi chốn của các khu tập thể cũ tại Hà Nội Việc hiểu biết về những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về vị trí, cách bố trí và ảnh hưởng của các khu tập thể cũ tại Hà Nội đến đời sống cộng đồng và sự phát triển của thành phố

Điều kiện giao thông thuận tiện: Các khu tập thể cũ tại Hà Nội thường được bố trí gần các tuyến đường chính, đường cao tốc và các trung tâm vận chuyển công cộng như bến xe bus, nhà ga tàu điện ngầm Điều này giúp cho người dân trong các khu tập thể cũ dễ dàng di chuyển đến nơi làm việc và học tập, đồng thời giảm thiểu thời gian

và chi phí đi lại

Mật độ dân số cao: Mật độ dân số trong các khu tập thể cũ tại Hà Nội thường rất cao do số lượng người đang sinh sống trên diện tích không gian hẹp Điều này gây

áp lực lớn cho các tiện ích công cộng như trường học, bệnh viện, giao thông và đòi hỏi sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng để đáp ứng nhu cầu của người dân

Văn hoá địa phương đậm nét: Các khu tập thể cũ tại Hà Nội có những đặc trưng văn hóa địa phương rất đậm nét, phản ánh những nét đặc trưng của văn hoá Hà Nội và đất nước Các hoạt động văn hóa, truyền thống và lễ hội diễn ra trong các khu tập thể

cũ cũng là nơi giao lưu, học hỏi và duy trì các giá trị văn hoá truyền thống

Tóm lại, mối liên hệ với địa điểm - nơi chốn của các khu tập thể cũ tại Hà Nội

là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và sự phát triển của thành phố Việc bảo tồn và phát triển các khu tập thể cũ sẽ giúp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và địa lý của đất nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở đô thị

và đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển các khu tập thể cũ cũng đòi hỏi sự chú ý và quan tâm đặc biệt từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là trong việc tạo ra những giải pháp phù hợp để cải thiện điều kiện sống của người dân trong các khu tập thể cũ và đồng thời đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực

Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng để tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt cho người dân, bao gồm cả việc cải tạo các công trình cũ, tăng cường các dịch vụ công cộng, và đảm bảo môi trường sống trong lành, an toàn và bền vững

Ngày đăng: 23/01/2025, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Drummond, Lisa B.W. (2000) “Street Scenes: Practices of Public and Private Space in Urban Vietnam”, Urban Studies, 37(12), 2377-2391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Street Scenes: Practices of Public and Private Space in Urban Vietnam
6. Dương Tất Thành (2019) “Giá trị lịch sử - văn hóa của các khu tập thể cũ ở Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp khu tập thể Trung Tự”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 5, số 1, tr. 128-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị lịch sử - văn hóa của các khu tập thể cũ ở Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp khu tập thể Trung Tự
11. Koh, David (2004) “Illegal Construction in Hanoi and Hanoi’s Wards”, European Journal of East Asian Studies, 3(2), tr. 337-369 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Illegal Construction in Hanoi and Hanoi’s Wards
20. Nguyễn Hữu Minh (2015) “Điều kiện sống của cư dân Hà Nội thập niên đầu thế kỷ XXI: Một vài nét phác họa qua khảo sát dân cư Hà Nội năm 2011”, Tạp chí Xã hội học, 3(131), tr. 56-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện sống của cư dân Hà Nội thập niên đầu thế kỷ XXI: Một vài nét phác họa qua khảo sát dân cư Hà Nội năm 2011
21. Nguyễn Thị Phương Châm (2019) “Văn hóa vỉa hè ở Hà Nội hiện nay”, Khoa học xã hội Việt Nam, số 12, tr.115-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa vỉa hè ở Hà Nội hiện nay
23. Nguyễn Thị Thùy Trang (2020), Giải pháp tổ chức “không gian chia sẻ” trong khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, Tạp chí Khoa học Kiến trúc-Xây dựng, số 39/2020, tr. 68-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: không gian chia sẻ
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Trang
Năm: 2020
25. Nguyễn Văn Chính (2011) “Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội”, bài viết in trong Khoa Lịch sử: Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006-2011), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 163-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội
Nhà XB: Nxb Thế giới
26. Nguyễn Văn Chính (2020) “Nhân học đô thị”, Nhân học: Ngành khoa học về con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học đô thị
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
30. Nguyễn Vũ Hoàng (2008). “Nhân học đô thị - vài cách tiếp cận trong những nghiên cứu về phương Tây và Đông Nam Á”. Dân tộc học, số 1 (151) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân học đô thị - vài cách tiếp cận trong những nghiên cứu về phương Tây và Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Vũ Hoàng
Năm: 2008
31. Nguyễn Vũ Hoàng (2021) “Tính cộng đồng trong các khu tập thể cũ ở Hà Nội”, Văn hoá Nghệ thuât, số 482, 12-2021, tr.42-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính cộng đồng trong các khu tập thể cũ ở Hà Nội
32. Nguyễn Vũ Hoàng và Nguyễn Văn Huy, “Khu tập thể cũ - Một nét di sản văn hóa của Hà Nội”, Văn hóa Nghệ thuật, số 435, 2020, tr.23-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu tập thể cũ - Một nét di sản văn hóa của Hà Nội
33. Nhiều tác giả (2007). Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Một số giải pháp quy hoạch và cơ chế chính sách cải tạo các Khu chung cư cũ nội thành Hà Nội”, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quy hoạch và cơ chế chính sách cải tạo các Khu chung cư cũ nội thành Hà Nội
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 2007
35. Phạm Văn Bích (1984) “Lối sống cư dân nông thôn ở Liên Xô”, Xã hội học, số 2, tr 69-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối sống cư dân nông thôn ở Liên Xô
36. Phan Đăng Long (2006) “Văn hóa đô thị với nếp sống người Hà Nội”, Văn hóa Nghệ thuật, số 3, tr. 26-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đô thị với nếp sống người Hà Nội
45. Turley, William S. (1975) “Urbanization in War Hanoi, 1946-1973”, Pacific Affairs, 48(3), pp.370-397 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urbanization in War Hanoi, 1946-1973
1. Đặng Hoàng Vũ (2017), Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đối với kiến trúc nhà ở và công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986, Luận án tiến sĩ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Khác
2. Đinh Lương Bình (2023), Thực trạng công tác tái thiết chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học Kiến trúc-Xây dựng, số 50/2023, tr.77-80 Khác
3. Đỗ Danh Huân (2010), Làng Việt – đối tượng nghiên cứu của khu vực học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 26, p. 15-23 Khác
5. Dương Đức Tuấn (2005) Cải tạo không gian kiến trúc – Tái khai thác khu chung cư cũ tại Hà Nội đáp ứng điều kiện tạm cư và tái định cư tại chỗ, Luận án tiến sĩ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Khác
7. Dương Tất Thành (2019) Khu tập thể cũ ở Hà Nội, Trường hợp Khu Trung Tự (1975-1990), Luận văn thạc sĩ, Khoa Lịch sử, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN