Bệnh lý rong kinh rong huyết là một bệnh lý sản phụ khoa hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên, nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến hậu quả không mong muốn
Trang 1RONG KINH Ở TRẺ EM
Trang 2Định nghĩa
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính
chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài
do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng
của sự giảm đột ngột Estrogen hoặc Estrogen
và Progesteron trong cơ thể
Trang 3Kinh nguyệt bình thường
Đặc điểm kinh nguyệt bình thường
- Tuổi bắt đầu có kinh: 11-15 tuổi
- Vòng kinh: 22-35 ngày, trung bình 28-30 ngày
- Thời gian hành kinh: 3-7 ngày
- Lượng máu kinh: 40-80 ml, thay 3-5 băng vệ sinh mỗi ngày
- Màu sắc: Máu kinh đỏ tươi, không đông, có
mùi hơi nồng, không tanh
Trang 4Cơ chế hành kinh
Hoạt động của hệ trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng:
tác dụng lên tử cung là cơ quan đích gây ra hiện tượng hành kinh
Gn-RH là một hormon giải phóng được vùng dưới đồi bài tiết
tác động lên thùy trước tuyến yên, kích thích tuyến này sản sinh ra FSH và LH
FSH kích thích nang noãn ở buồng trứng phát triển lớn dần
lên thành nang noãn trưởng thành Khi đó, LH tăng cao sẽ cùng FSH làm nang noãn chín và kích thích phóng noãn
Khi nang noãn lớn dần, lớp tế bào hạt ở vỏ nang sẽ chế tiết
Estrogen
Sau khi hiện tượng phóng noãn xảy ra, hoàng thể được hình thành tại nơi nang noãn vỡ trên bề mặt của buồng trứng sẽ chế tiết Progesteron và một phần Estrogen
Estrogen tác dụng lên nội mạc tử cung làm nội mạc tử cung tăng sinh các ống tuyến và trở nên dầy hơn
Progesteron được chế tiết, sẽ có tác dụng làm các ống tuyến
nội mạc trở nên ngoằn ngèo và chế tiết chất nhầy
Sau khoảng 14 ngày kể từ khi phóng noãn, Estrogen và
Progesteron giảm đột ngột dẫn đến bong niêm mạc tử cung
và gây ra hiện tượng kinh nguyệt.
Trang 5Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về
Chu kỳ
Độ dài chu kỳ
Lượng máu kinh
Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt có thể chưa đều
trong khoảng 1-2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có kinh
do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi - tuyến yên
- buồng trứng chưa hoàn chỉnh Có khoảng 75% số trẻ vị thành cần được hỗ trợ và can thiệp về y tế.
Trang 6Các rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Trang 7Rong kinh- rong huyết
Định nghĩa:
- Rong kinh là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục có chu
kỳ, kéo dài trên 7 ngày
- Rong huyết là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục
không có tính chất chu kỳ, kéo dài trên 7 ngày.
- Rong kinh nặng (Heavy menstrual bleeding: HMB) được định nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt bất thường với thời gian chảy máu trên 7 ngày, lượng máu ra nhiều ồ ạt khiến cho huyết sắc tố trong máu giảm nặng < 10g/dl, và /hoặc
khoảng cách chu kỳ rút ngắn < 21 ngày
Trang 8Chẩn đoán RKRH
Chẩn đoán xác định: dựa trên lâm sàng về tính chất chu kỳ và thời gian ra máu của chu kỳ kinh nguyệt
Chẩn đoán mức độ: nhẹ, trung bình và nặng.
Chẩn đoán nguyên nhân
Trang 9Nguyên tắc điều trị
Điều trị nguyên nhân nếu có
Điều trị cầm máu, làm ngừng tình trạng ra máu
từ niêm mạc tử cung
Tái lập chu kỳ kinh bình thường
Điều trị hỗ trợ nâng cao thể trạng, tư vấn điều trị dự phòng tái phát
Trang 10Điều trị bằng thuốc cụ thể
Trang 11Điều trị hỗ trợ
Truyền máu cấp nếu thiếu máu nặng
Bổ sung thêm sắt
Tăng cường dinh dưỡng giàu đạm
Hỗ trợ tâm lý nếu trẻ có vấn đề về tâm lý
Trang 12Tiến triển và biến chứng
Rong kinh nhẹ ở trẻ vị thành niên có thể tự ổn định và không
cần điều trị nếu lượng huyết sắc tố > 12g/L, hiện tượng này thường xảy ra trong 2 năm đầu khi bị kinh nguyệt
- Một số trường hợp, hiện tượng rong kinh không tự hết được,
trẻ ra máu âm đạo kéo dài có thể từ 2 tuần đến 1 tháng, hoặc hơn, thì trẻ có nguy cơ mất máu
Nếu lượng máu mất dưới 7 g/L, lúc đó cần chỉđịnhtruyền máu
cấp cứu và điều trị cầm máu Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể sốc mất máu và nguy hiểm đến tính mạng
- Tình trạng ra máu kéo dài sẽ dẫn đến viêm nhiễm âm đạo,
ảnh hưởng đến tâm lí và hoạt động chức năng của trẻ
Trang 13Phòng bệnh
Tư vấn, hướng dẫn gia đình theo dõi chu
kỳ kinh nguyệt cho trẻ hàng tháng
Số lượng máu hàng ngày ra thông qua số
băng vệ sinh thay
Số ngày ra máu kinh nguyệt
Các dấu hiệu khác kèm theo: Ra khí hư
nhiều, ngứa bộ phận sinh dục, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi
Trang 14Phòng bệnh
Hướng dẫn gia đình chăm sóc và theo dõi khi
trẻ bị rong kinh tại nhà:
+ Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường, vận động nhẹ
nhàng
+ Đưa trẻ đến viện ngay khi trẻ có dấu hiệu:
Ra máu kinh nguyệt nhiều buộc phải thay 1 băng vệ sinh dày trong 1 đến 2 giờ, trẻ có
biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, da tái nhợt, vã
mồ hôi