CHUYÊN ĐỀ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
1 Khái niệm quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo
• Quản lý nhà nước về GD&ĐT là việc nhà nước thực hiện quyền lực
công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động GD&ĐT trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của
• nhà nước
• QLNN về GD-ĐT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực NN đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơ quan quản lí có trách nhiệm về GD của NN từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD-ĐT, duy trì kỉ cương, thoả mãn nhu cầu GD-ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD-ĐT của NN
Trang 3* Những yếu tố chủ yếu trong quản lý nhà nước về GD&ĐT
- Trong khái niệm QLNN về GD&ĐT có 3 bộ phận chính, đó là:
+ Chủ thể QLNN về GD&ĐT là các cơ quan có thầm quyền (cơ quan lập pháp, hành pháp)
+ Khách thể của QLNN về GD&ĐT là HTGDQD và mọi hoạt động GD-ĐT trong phạm vi toàn xã hội
+ Mục tiêu GD&ĐT: về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỷ cương
trong các hoạt động GD-ĐT, để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và
phát triển nhân cách của công dân
- Trong khái niệm QLNN về GD&ĐT còn phải kể tới 2 yếu
tố quan trọng trong việc điều hành, điều chỉnh các hoạt
Trang 4+ Công cụ chủ yếu trong QLH CNN là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, do đó, công tác thể chế tạo ra hành
lang pháp lý cho các hoạt động QLNN về GD-ĐT.
+ Phương pháp QLHCNN chủ yếu là phương pháp hành chính - tổ chức
• Như vậy ta có thể hiểu khái niệm QLNN về GD-ĐT dưới dạng phát biểu khác.
• QLNN về GD&ĐT là sự quản lí của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, của bộ máy quản lí giáo dục từ trung ương đến cơ sở lên HTGDQD và các hoạt động GD của
xã hội nhằm nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách
cho công dân.
Trang 52 Một số tính chất và đặc điểm của QLNN về GD-ĐT
* Một số tính chất
• QLNN về GD-ĐT là QLNN về 1 ngành, một lĩnh vực cụ thể nhưng nó cũng có những tính chất của QLNN và QLHCNN nói chung, có 5 tính chất cần lưu ý, đó là:
Trang 6- Tính pháp quyền : QLNN là QL bằng pháp luật; QLNN về
GD cũng phải tuân thủ hành lang pháp lí mà nhà nước đã quy định
cho mội hoạt động QL các hoạt động GD-ĐT; Tăng cường pháp chế XHCN
- Tính chuyên môn nghiệp vụ: Công chức hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT cần phải được đào tạo với các trình độ tương ứng với các ngạch, bậc đã được quy định Việc tuyển chọn công chức cần đáp ứng các chuẩn mà nhà nước đã ban hành
- Tính hiệu lực, hiệu quả: Lấy hiệu quả của hoạt động chuyên môn-nghiệp vụ để đánh giá cán bộ công chức, viên chức ngành GD-ĐT; Chất lượng, hiệu quả và sự bảo đảm
trật tự kỷ cương trong GD-ĐT là thước đo trình độ, năng
lực, uy tín của các cơ sở GD-ĐT và của các cơ quan QLNN
về GD-ĐT.
Trang 7Một số đặc điểm của QLNN về GD-ĐT
- Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lí chuyên môn trong các hoạt động quản lý giáo dục (đặc điểm HC- GD) Nó vừa theo
nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của quản
lý giáo dục, vừa theo nguyên tắc hành chính GD đối với một cơ sở
giáo dục
• Hành chính - giáo dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Nhà nước qui định
• Đặc điểm HC- GD là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản
lí nhà nước về GD-ĐT nhằm bảo đảm môi trường sư phạm thuận lợi cho việc thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Nhà nước quy định
- Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí
Trang 8+ Điều kiện để triển khai quản lí nhà nước là phải có tư cách pháp nhân và yêu cầu về tính hợp pháp trong quản lí
Muốn có tư cách pháp nhân để quản lí phải được bổ nhiệm và khi đã
được bổ nhiệm cần phải thực hiện đúng, đủ chức năng, thẩm quyền Không lạm quyền cũng không đùn đẩy trách nhiệm
• L ưuý: Trong QLNN sẽ không có tư cách pháp nhân để “ra quyền” khi
chưa được bổ nhiệm Tuy nhiên, mỗi tư cách pháp nhân đều có trách nhiệm và quyền hạn tương ứng, việc hiểu cho đúng, làm cho đủ
“thẩm quyền” là thước đo khả năng “sử dụng quyền lực nhà nước”
của một tư cách pháp nhân
• Trong thực tế “Phép vua thua lệ làng” , “thủ kho to hơn thủ
trưởng” đều phát sinh do không nhận thức đúng “tính quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lí” “Thoái quyền” và “lạm quyền” là hai thái cực của sự vi phạm “thẩm quyền”
Trang 9+ Phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lí theo sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh - phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong QLNN
- Đặc điểm kết hợp Nhà nước - xã hội trong QLNN về GD
• GD&ĐT là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta cũng đã nhấn mạnh tư tưởng GD&ĐT là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân
• Dân chủ hoá và xã hội hoá công tác GD là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển
GD nói chung và QLGD nói riêng
Trang 10• Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của ngành và địa phương như sau:
• Nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ GD-ĐT được nhà
nước qui định ở Nghị định 32/2008/NĐ-CP, ngày
19/3/2008 Ví dụ:
Trang 11+ Trình Chính phủ các dự án luật và các dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật khác, chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục; + Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+ Hướng dẫn, kiểm tra UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng QLNN về giáo dục;
+ Thực hiện chức năng thanh tra giáo dục trong cả nước.
• Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND địa phương :
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, bảo đảm các điều kiện cho các hoạt động sự nghiệp GD trên địa bàn;
+ Quản lý các trường, các cơ sở giáo dục theo sự phân cấp;
+ Chỉ đạo thực hiện XHHGD Tổ chức thực hiện phổ cập, xoá mù;
Trang 12- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Dưới góc độ vĩ mô nguyên tắc này có nghĩa là Nhà nước thống nhất quản lý HTGDQD về mục tiêu, chương trình, nội dung, qui chế thi
cử và hệ thống văn bằng Bên cạnh đó phân cấp rõ ràng về QLGD cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo
+ Để hiểu đúng và có thể vận dụng được trong hoạt động QLNN về GD&ĐT ở cơ sở cần suy nghĩ trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào giải quyết tốt mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng và thực hiện dân chủ cơ
sở ở một trường học?
• Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ có nghĩa là Nhà nước thống nhất, quản lí về mục tiêu, nội dung GD và qui chế văn bằng đồng thời tạo điều kiện cho cơ sở chủ động sáng tạo trong việc triển khai các hoạt động GD và QLGD, tránh ôm đồm hoặc buông lỏng trên cơ
sở phân cấp, phân quyền
Trang 134 Những Nội dung cơ bản của QLNN về GD&ĐT
Nội dung cơ bản của QLNN về GD&ĐT được quy định như sau:
• Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục
• Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật
về giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trường; ban hành qui
định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác
• Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo
Trang 14• Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định
chất lượng giáo dục;
• Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo
dục
• Tổ chức bộ máy quản lí giáo dục
• Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lí nhà giáo và cán bộ
QLGD;
• Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp
giáo dục;
• Tổ chức, quản lí công tác nghiên cứu KHCN trong ngành GD;
• Tổ chức, quản lí công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;
• Qui định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều
công lao đối với sự nghiệp giáo dục ;
• Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết,
khiếu nại, tố cáo và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về GD
Trang 15PHÂN CÂP QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1 CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ
1.1 Mô hình quản lý tập trung
Với mô hình này quan niệm GD là phúc lợi của xã hội và nhà nước bao cấp toàn bộ các nhu cầu giáo dục cho tất cả các tầng lớp, cho mọi người trong xã hội Mọi hoạt động giáo dục được quản lý và kế hoạch hóa (dài hạn hoặc ngắn hạn) từ cấp TW cho đến địa phương.
Được hình thành cùng với sự ra đời của
Trang 16Ưu điểm:
Nhà nước có khả năng kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các hoạt động giáo dục, và huy động tập trung các nguồn lực quốc gia cho giáo dục.
Hạn chế:
Kém linh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu giáo dục đa dạng và luôn thay đổi của xã hội, không phát huy được tính năng động và sáng tạo của địa phương và các cơ sở giáo dục.
Trang 171.2 MÔ HÌNH QUẢN LÝ PHI TẬP TRUNG
Với quan niệm GD là một loại hình dịch vụ xã hội, mô hình được đặc trưng bởi cơ chế phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương và họ có trách nhiệm quản lý toàn bộ các loại hình GD ở địa phương về tài chính, nhân sự, hoạch định và thực thi kế hoạch chiến lược về giáo dục Các cơ sở GD, đặc biệt là các trường đại học có quyền tự chủ rất cao về mọi mặt trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia và địa phương
Chính phủ và các cơ quan QLGD quốc gia như Bộ GD chủ yếu có vai trò hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược
và các mục tiêu phát triển GD quốc gia, hỗ trợ tài chính và quản
lý chương trình phát triển giáo dục, xây dựng và ban hành các văn bản, các chuẩn mực quốc gia về giáo dục.
Trang 18Ưu điểm: Triệt để phân cấp quản lý, giao quyền tự trị cho các nhà trường, nhà trường được hoàn toàn tự quyết định trong mọi hoạt động của mình.
hoạch cho một mô hình QLNN về GD
2 Phân cấp quản lý giáo dục
2.1 Khái niệm và bản chất của phân cấp quản lý
- Phân cấp quản lý là một hình thức tổ chức theo đó quyền tự chủ được chuyển
giao cho các bộ phận cấu thành hệ thống.
- Phân cấp QL là sự uỷ quyền của cơ quan đầu não cho các bộ phận bên trong hoặc bên ngoài của một hệ thống Phân cấp quản lý là thiết lập một trình tự nhằm giảm nhẹ quyền lực của các cơ quan cấp trên, tăng quyền ra quyết định ở cấp dưới
Nói cách khác phân cấp QL là quá trình phân bổ lại trách nhiệm và quyền
ra quyết định về những nhiệm vụ cụ thể của TW đối với cấp cơ sở
Trang 19* Phân cấp quản lý giáo dục:
- Phân cấp QLGD là quá trình thiết kế lại hệ thống và các qui định về trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục
Nói cách khác Phân cấp QLGD là quá trình phân bổ lại trách nhiệm và quyền ra quyết định về những nhiệm vụ cụ thể của trung ương đối với cấp cơ sở Đặc điểm chính của phân cấp là chính quyền cấp cơ sở nắm giữ những quyền lực cơ bản dưới sự điều khiển hạn chế của Trung ương
- Trong điều kiện phân cấp QLGD ở nước ta hiện nay, phân cấp được hiểu là sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
từ các cơ quan quản lý cấp cao xuống các cơ quan quản lý cấp dưới, hoặc từ cơ quan quản lý nhà nước cho các đơn vị tác nghiệp các cơ sở
Trang 20* Đối với giáo dục đại học:
- Phân cấp QLGD đại học là sự chuyển dịch trách nhiệm và quyền hạn cho phép các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ lớn hơn trong khuôn khổ qui định của các cấp quản lý (trung ương và địa
phương), và phân cấp QLGD đại học trong nền kinh tế thị trường là
nỗ lực xây dựng hệ thống phân bổ nguồn lực theo kiểu thị trường và tăng cường cạnh tranh giữa các cơ sở và ngay trong từng cơ sở giáo dục đại học
* Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học
- Quyền tự chủ: là quyền quản lý của các cơ sở mà có sự hạn chế can thiệp từ bên ngoài
- Trách nhiệm xã hội: bao gồm trách nhiệm bên trong và trách nhiệm bên ngoài tức là trách nhiệm đối với chính nhà trường
và trách nhiệm đối với cả xã hội
Trang 21- Mối quan hệ quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội là 2 mặt đi đôi không thể tách rời Các trường nhận được quyền tự chủ cao hơn khi có một hệ thống đảm bảo sự tự chịu trách nhiệm xã hội tin cậy.
Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường phụ thuộc về
cơ bản các yếu tổ sau:
+ Vai trò của Nhà nước mà đại diện là chính phủ với toàn bộ
hệ thống bộ máy và pháp luật của mình đặt ra những định hướng và giải pháp phát triển giáo dục
+ Vai trò của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: yếu tố thị trường lao động có tính quyết định đến hoạt động của các trường đại học
+ Vai trò của xã hội: sự tham gia của xã hội như là một bộ phận quan trọng của cơ chế hoạt động trong các trường đại học
+ Xã hội hoá giáo dục đại học là yếu tố quan trọng để giúp giáo dục đại học phát triển
Trang 22* Quyền lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
- Xây dựng môi trường chính sách
- Xây dựng môi trường tổ chức hay thiết kế hệ thống giáo dục đại học
- Xây dung qui hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển cấp ngành
Trang 232.2 Những đòi hỏi của phân cấp QLGD
Phân cấp quản lý giáo dục có hiệu quả phải thỏa mãn các đòi hỏi sau:
- Tính đáp ứng đòi hỏi hệ thống thể chế và các thủ tục giao tiếp phải phù hợp với thực tiễn phục vụ các liên đới.
Tính đáp ứng đòi hỏi phải xác định rõ ràng và hợp lý trách nhiệm, quyền hạn, tính chịu trách nhiệm
và nghĩa vụ của từng cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục cũng như các cơ chế để cưỡng chế và giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan trong từng bối cảnh cụ thể.
Trang 24- Tính chịu trách nhiệm đòi hỏi các nhà ra quyết định tại các cấp QLGD và nhà trường phải luôn sẵn sàng trả lời một cách chính thức, công khai và trung thực về các hoạt động và kết quả của mình với các liên đới và công chúng
Quá trình này đòi hỏi phải thiết lập các tiêu chí (chuẩn) để đo, đánh giá so sánh được việc thực hiện của các cấp QLGD và nhà trường.
- Tính tham dự xuất phát từ chỗ các liên đới không chỉ là người hưởng lợi cuối cùng mà còn là tác nhân hoạt động thông qua các nhóm hay cá nhân.
Tính tham dự tạo điều kiện để mọi người có tiếng nói trong quá trình ra quyết định QLGD và vì vậy đáp ứng được nhu cầu của mình tốt hơn.
Trang 25- Tính minh bạch hay công khai thông tin, những người chịu ảnh hưởng của quyết định QLGD có quyền tiếp cận tự do hệ thống thông tin sẵn có và dễ hiểu để biết rõ về các vai trò, chính sách, các quy định, các quyết định của các cấp QLGD.
Tính minh bạch trong việc ra quyết định QLGD
và thực hiện chính sách công làm giảm tính không chắc chắn và ngăn chặn tham nhũng.
- Tính tự chủ của cấp cơ sở, cụ thể là cấp này phải được ủy quyền tự chủ ra các quyết định liên quan đến nguồn lực đầu vào tại trường cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình những vẫn tuân thủ các quy định của cấp trên.
Trang 26- Tính hiệu quả và hiệu suất, các quá trình và thủ tục về thể chế đáp ứng các nhu cầu thực tế đi đôi với việc sử dụng các nguồn lực tốt nhất.
- Tầm nhìn chiến lược, các nhà lãnh đạo và công chúng có một viễn cảnh rộng lớn và lâu dài về QLGD tốt và phát triển con người đi đôi với việc hình dung rõ ràng về những cái gì là cần thiết cho sự phát triển ngoài ra còn có hiểu biết về sự phức tạp của lịch sử, văn hóa và xã hội để xây dựng viễn cảnh giáo dục.
2.3 Một số ưu điểm của phân cấp quản lý
- Tạo ra môi trường để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sự tham gia của các thành viên vào mọi hoạt động của tổ chức