1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều kiện hình thành và phát triển của văn minh hi lạp – la mã những thành tựu tiêu biểu của văn minh hi lạp – la mã

26 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều kiện hình thành và phát triển của văn minh hi lạp – la mã những thành tựu tiêu biểu của văn minh hi lạp – la mã
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Lan, Trần Diệu Tú
Người hướng dẫn TS. Đinh Tiến Hiếu
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Với những kiến thức đã học được từ học phần Lịch sử văn minh thế giới cùng nhữngkiến thức chúng em tự mở rộng từ bên ngoài, nhóm em đã hoàn thành tiểu luận với đề tài “Điều kiện hình thà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

(HIS1053 14) Giảng viên: TS Đinh Tiến Hiếu

NHÓM 13

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I  ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH HI LẠP – LA MÃ 2

1 Hi Lạp cổ đại 2

1.1 Điều kiện tự nhiên 2

1.2 Điều kiện kinh tế 3

1.3 Điều kiện xã hội 3

1.4 Sự tiếp thu văn minh phương Đông 4

2 La Mã cổ đại 4

2.1 Điều kiện tự nhiên 4

2.2 Điều kiện kinh tế 5

2.3 Điều kiện xã hội 5

2.4 Sự tiếp thu văn minh phương Đông 6

II NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH HI LẠP – LA MÃ 7

1 Văn học 7

2 Sử học 9

3 Nghệ thuật 10

4 Khoa học tự nhiên 11

5 Chữ viết 13

6 Triết học 13

6.1 Triết học duy vật 13

6.2 Triết học duy tâm 16

7 Luật pháp 18

8 Những pháp lệnh của Ephialtes và Pericles 20

9 Sự ra đời và phát triển của đạo Kitô ở La Mã cổ đại 21

PHẦN KẾT LUẬN……….…… 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Văn minh Hi Lạp và La Mã, hai viên ngọc quý sáng lấp lánh trong vương miện vĩ đạicủa lịch sử nhân loại, đã khắc sâu dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí và trái tim của baothế hệ Hi Lạp, với những hòn đảo thanh bình, là cái nôi của những tư tưởng triết học sâusắc, những kiệt tác nghệ thuật vượt thời gian và những kỳ tích thể thao bất diệt Các nhà triếthọc như Socrates, Plato và Aristotle, với những triết lý về cuộc sống, con người và vũ trụ, đãtrở thành những ngọn hải đăng soi sáng trí tuệ nhân loại Trong khi đó, La Mã, với sức mạnhquân sự phi thường và tài năng ngoại giao vượt trội, đã xây dựng một đế chế vĩ đại, trải rộngkhắp châu Âu, Bắc Phi và Tây Á Những công trình kiến trúc đồ sộ, hệ thống pháp luật hoànhảo và những giá trị văn hóa phong phú của La Mã vẫn còn vươn mình mạnh mẽ trong thếgiới hiện đại Cả Hi Lạp và La Mã, với những di sản vô giá, vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứngbất tận cho nghệ thuật, văn học, khoa học và tư tưởng, sống mãi với thời gian, như nhữngchứng nhân vĩnh cửu của trí tuệ và nhân văn

Với những kiến thức đã học được từ học phần Lịch sử văn minh thế giới cùng nhữngkiến thức chúng em tự mở rộng từ bên ngoài, nhóm em đã hoàn thành tiểu luận với đề tài

“Điều kiện hình thành, phát triển và những thành tựu tiêu biểu của văn minh Hi Lạp – LaMã.”

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

vì đã đưa học phần "Lịch sử văn minh thế giới" vào chương trình học của sinh viên Đặc

biệt, chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS Đinh Tiến Hiếu đ

ã trực tiếp giảng dạy cho chúng em những kiến thức hữu ích và mới lạ

Mặc dù chúng em luôn cố gắng trong việc trau dồi kiến thức để có thêm thật nhiều hiểubiết, đặc biệt hơn là để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực, thờigian nên không thể tránh khỏi việc có thiếu sót trong bài tiểu luận này Chúng em kính mongthầy giúp đỡ, góp ý đề bài tập cuối kỳ của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I  ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH HI LẠP – LA MÃ

1 Hi Lạp cổ đại

1.1 Điều kiện tự nhiên

Lãnh thổ của Hi Lạp cổ đại rộng hơn nước Hi Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm miềnNam bán đảo Balkan (miền lục địa Hi Lạp), các đảo trên biển Aegea và miền ven biển phíaTây Tiểu Á

Miền lục địa Hi Lạp có tầm quan trọng nhất trong lịch sử Hi Lạp, chia làm 3 miền: Bắc,Trung và Nam Miền Bắc gồm vùng rừng núi phía Tây và đồng bằng Tét Xali phía Đông,ngăn cách với miền Trung bởi đèo Técmôpin hiểm trở; miền Trung có nhiều rừng núi chạydọc ngang nhưng cũng có những đồng bằng trù phú như đồng bằng Attich và đồng bằngBeoxi, chia cắt lãnh thổ thành nhiều khu vực địa lý nhỏ, tách biệt với nhau, nối với miềnNam – bán đảo Peloponnesos bởi eo Corinth ; bán đảo Peloponnesos trù phú, với nhiềuđồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng trọt

Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Balkan khúc khủy tạo nên nhiều vịnh và nhiềuhải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triển hàng hải Các đảo trên bờ biển Aegea trở thànhnhững trạm nghỉ chân cho các thuyền đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi, trong đó lớnnhất là đảo Crete ở phía Nam bán đảo Trong khi đó, biển Aegea, với đặc điểm như một cái

hồ lớn êm ả sóng im gió nhẹ, càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩthuật chế tạo tàu thuyền còn thô sơ Vùng đất liền ven bờ Tiểu Á trù phú, là chiếc cầu nốiliền Hi Lạp với các nước phương Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm

Đất đai Hi Lạp nhìn chung ít, kém màu mỡ, chỉ có một số vùng đồng bằng không lớnlắm Do vậy, hoạt động trồng trọt cây lương thực không có điều kiện như ở phương Đông,song đất đai đó hợp với cây ôliu lấy dầu và cây nho làm rượu Đất đai một số vùng lại phùhợp cho việc sản xuất đồ gốm tốt, trong khi khoáng sản phong phú, như đồng, sắt, bạc,vàng… cùng nhiều rừng gỗ quý

Trang 5

Điều kiện địa lí tự nhiên đó đã giúp cho Hi Lạp cổ đại trở thành nước có nền côngthương nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của nền văn minh cổ đại củaphương Đông.

1.2 Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là thương mại hàng hải

do điều kiện tự nhiên thuận lợi Bởi vậy Hi Lạp quan tâm đến phát triển thủ công nghiệp vàthương mại đường biển hơn là nông nghiệp do đất đai không thuận lợi Đặc biệt trong thờiđại đồ sắt, nền kinh tế thủ công nghiệp và ngoại thương của Hi Lạp phát triển mạnh mẽ.Trình độ sản xuất khá cao cùng với sự phân công lao động diễn ra rõ nét đã tạo nên sự pháttriển của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ với những mối giao lưu rộng lớn Đây vừa là tiền đề,vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh Hi Lạp cổ đại

1.3 Điều kiện xã hội

Xã hội Hi Lạp cổ đại là xã hội theo chế độ chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản làchủ nô và nô lệ Giai cấp chủ nô dùng quyền sở hữu tư liệu sản xuất và sở hữu chính bản thânngười nô lệ để bóc lột thành quả lao động của nô lệ, lực lượng lao động chính nuôi sống xãhội nhưng hoàn toàn không có quyền hành gì, chỉ là công cụ của chủ nô

Về chính trị, nhà nước ra đời từ sự phát triển trong nội bộ xã hội, xóa bỏ tàn dư xã hộinguyên thủy Các nhà nước Hi Lạp tồn tại dưới hình thức nhà nước thành bang Dù mô hìnhnhà nước có khác biệt nhau (cộng hòa quý tộc như Spac hay cộng hòa dân chủ như Aten)song xã hội các thành bang đều được tổ chức theo nguyên tắc của chế độ dân chủ chủ nô, chế

độ mà quyền lực thuộc về một nhóm, một tập thể người, đại biểu cho quyền lợi của giai cấpchủ nô, áp bức, bóc lột với giai cấp nô lệ Nền văn minh Hi Lạp cổ đại là nền văn minh ra đời

và phát triển trên cơ cở phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ

Cư dân cổ đại Hi Lạp bao gồm nhiều tộc người: người Eolieng chủ yếu cư trú ở bắcbán đảo Balkan và một phần Trung bộ (đồng bằng Beoxi); người Ionieng ở đồng bằngAttich, vùng ven biển phía Tây Tiểu Á; người Akeang ở vùng bắc bán đảo Peloponnesos vàngười Đônieng ở bắc bán đảo Peloponnesos, đảo Crete và các đảo khác ở phía Nam biểnAegea Họ xây dựng nên các thành bang trong lịch sử, cùng tự nhận chung nguồn, cùngchung tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng

Trang 6

1.4 Sự tiếp thu văn minh phương Đông

Những thành tựu văn hóa lâu đời của các dân tộc phương Đông mà người Hi Lạp tiếpthu được qua các mối giao lưu kinh tế, văn hóa cũng là một trong những tiền đề thuận lợi cho

sự phát triển của nền văn hóa Hi Lạp cổ đại Những tri thức thiên văn học, toán học củangười Ai Cập, Lưỡng Hà, những kiểu dáng đền tháp ở Ai Cập, nghệ thuật tạc tượng, điêukhắc của người Atxiri, hệ thống chữ cái của người Phênixi… đã được người Hi Lạp tiếp thu,

bổ sung và nâng lên một trình độ mới, cao hơn Những yếu tố văn minh phương Đông đãgóp phần làm giàu thêm cho nền văn minh Hy Lạp, từ tri thức khoa học, nghệ thuật, tôn giáođến kỹ thuật

Sự kết hợp của những điều kiện trên đã tạo nền tảng vững chắc cho sự ra đời và pháttriển rực rỡ của văn minh Hi Lạp cổ đại Vị trí địa lý thuận lợi, với các hải cảng và biểnAegea thúc đẩy giao thương và giao lưu văn hóa, trong khi nền kinh tế dựa trên thủ côngnghiệp, và thương mại tạo ra sự thịnh vượng cùng với xã hội phân tầng với mô hình thànhbang độc lập Tất cả những yếu tố này kết hợp hài hòa, đưa Hy Lạp cổ đại trở thành mộttrong những nền văn minh vĩ đại và có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa phương Tây

2 La Mã cổ đại

2.1 Điều kiện tự nhiên

Nơi khởi phát của nền văn minh La Mã là bán đảo Italia, một bán đảo dài và hẹp ở Nam

Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alps về phía Bắc ngăn cách với châu Âu.Diện tích của bán đảo lớn gấp năm lần lục địa Hi Lạp nhưng không bị chia cắt thành nhữngvùng biệt lập mà thống nhất về lãnh thổ và chính trị

Bán đảo Italia có những điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi:những đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu sông Pô ở miền Bắc, đồng bằng Tibrơ ở miền Trung vàcác đồng bằng trên đảo Sicilia Ở đây, nhất là miền Nam, có nhiều đồng cỏ lớn, thuận lợi cho

sự phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc Lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì,sắt… thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp Giao thông biển rất thuận lợi cho việcbuôn bán Ở bờ biển phía Nam và phía Tây có nhiều vịnh và cảng thuận lợi cho tàu thuyền ravào, do đó có quan hệ sớm với Hi Lạp

Trang 7

2.2 Điều kiện kinh tế

Những đặc điểm về tự nhiên đã có tác động mạnh mẽ tới khuynh hướng phát triển kinh

tế của La Mã: nền kinh tế thủ công nghiệp và thương mại phát triển, đồng thời khác với HiLạp, nền kinh tế nông nghiệp của La Mã có nhiều điều kiện thuận lợi và đóng vai trò quantrọng

2.3 Điều kiện xã hội

Nhìn chung xã hội La Mã cổ đại có nhiều điểm tương đồng so với Hi Lạp cổ đại Đó làmột xã hội có nền kinh tế phát triển theo khuynh hướng hàng hóa – tiền tệ, trong đó hoạtđộng thủ công nghiệp và thương mại hàng hải có nhiều điều kiện thuận lợi Về mặt xã hội,

xã hội Rôma cổ đại cũng là xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản: chủ nô nắmquyền sở hữu về tư liệu sản xuất và sở hữu nô lệ, bóc lột thành quả lao động của người nô lệ,lực lượng chính nuôi sống xã hội Về chính trị, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nềnchính trị La Mã có nhiều biến chuyển, song về cơ bản được tổ chức trên cơ sở nền dân chủchủ nô

Tuy nhiên, lịch sử Roma có những điểm khác biệt so với Hi Lạp cổ đại, trong đó cơ cấukinh tế - chính trị có một số nét riêng nổi bật Về kinh tế, mặc dù kinh tế thủ công nghiệp vàthương mại rất phát triển song kinh tế nông nghiệp của La Mã lại đóng vai trò quan trọng,mang tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Điều này do những đặc điểmcủa điều kiện tự nhiên quy định

Về chính trị, ban đầu nhà nước La Mã ra đời dưới hình thức nhà nước thành bang nhưcác thành thị Hi Lạp, nhưng quá trình phát triển của nó hoàn toàn khác, dần trở thành một đếquốc rộng lớn, cai trị nhiều vùng đất khác nhau, có một chính quyền trung ương hùng mạnh.Mặt khác, tính dân chủ của nền chính trị La Mã suy giảm dần cùng với tiến trình lịch sử củanó: từ nền cộng hòa chuyển sang thể chế đế chế, từ nhà nước dân chủ dần chuyển sang nhànước quân chủ

Những khác biệt đó của xã hội Rôma cổ đại ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn minh La

Mã, khiến cho nó tiếp thu nhiều thành tựu khác nhau, cơ bản là văn minh Hi Lạp nhưngkhông chỉ có yếu tố Hi Lạp Mặt khác, sự phát triển muộn màng của nó so với văn minh Hi

Trang 8

Lạp vốn đã vô cùng rực rỡ và vĩ đại nên văn minh La Mã có nội dung chủ yếu là kế thừa vàbiến cải, phát triển những thành tựu của văn minh Hi Lạp.

Về dân cư, bán đảo Italia có con người cư sống từ khá sớm Trước thiên niên kỷ thứ IITCN đã có người Ligua (Ligures) sinh sống ở đây vào cuối thời đá mới, đầu thời đại đồngthau Đầu thiên niên kỷ II TCN, các tộc người phía Bắc tràn xuống, vượt qua dãy Alps vàđịnh cư ở một số vùng trên bán đảo Đến cuối thiên niên kỷ II TCN lại xảy ra một đợt thiên

di lớn của người châu Âu từ phía Bắc, tạo thành một cộng đồng dân cư châu Âu sống ở bánđảo Italia, gọi chung là người Italios, người Italios sống ở đồng bằng Latium được gọi làngười Latinh Chính họ lập nên thành bang Roma Họ là nhóm cư dân có vai trò quan trọngnhất với lịch sử Roma Ngoài ra, còn có người Gôloa, người Êtơruxcơ, người Hi Lạp

2.4 Sự tiếp thu văn minh phương Đông

La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều yếu tố văn minh từ phương Đông, đặc biệt thông qua sựtiếp xúc với các nền văn minh Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà, và Ba Tư Trong lĩnh vực nghệthuật, La Mã chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách điêu khắc và kiến trúc Hy Lạp, đồng thờitiếp nhận biểu tượng và kỹ thuật từ Ai Cập, như việc sử dụng các tượng Nhân sư và cột đáobelisk Về tôn giáo, La Mã tiếp thu và hòa trộn những yếu tố tôn giáo từ phương Đông nhưthờ thần Isis của Ai Cập hay Mithras từ Ba Tư Trong khoa học và triết học, các tư tưởngtoán học và thiên văn học từ Lưỡng Hà, cũng như các công trình y học của Ai Cập, đã được

La Mã tích hợp và ứng dụng trong đời sống thực tiễn Ngoài ra, các tuyến thương mại nốiliền La Mã với phương Đông cũng mang đến các sản phẩm quý giá như lụa, gia vị, và đáquý, làm phong phú thêm nền kinh tế và văn hóa của đế quốc Sự tiếp thu này không chỉ thểhiện sự cởi mở của La Mã mà còn góp phần tạo nên một nền văn minh đa dạng và phát triểnmạnh mẽ

Như vậy, văn minh Hi Lạp - La Mã cổ đại hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợphài hòa giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội Sự kết hợp của các yếu

tố này không chỉ giúp văn minh Hy Lạp - La Mã đạt được những thành tựu rực rỡ mà cònđịnh hình sâu sắc nền văn minh phương Tây sau này

Trang 9

II NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH HI LẠP – LA MÃ

1 Văn học

Nền văn học Hi Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu là thần thoại, thơ và kịch

Trong giai đoạn từ thế kỉ VIII - VI TCN, kho tàng thần thoại của Hi Lạp đã rất phongphú, từ những truyện về sự khai thiên lập địa cho đến những truyện về các vị thần thuộc cáclĩnh vực đời sống xã hội, các anh hùng dũng sĩ Đến thế kỉ VIII TCN, cùng với sự phát triểncủa gia đình phụ quyền, các thần đã được sắp xếp lại theo một hệ thống có tôn ti trật tự

Theo tác phẩm “Gia phả các thần” của Hesiose, ban đầu chỉ có khối hỗn mang mờ mịt Chaos, rồi Chaos mới sinh ra thần đất Gaia và sau đó là thần ái tình Eros Gaia sinh ra Ouranos tức là trời và Ouranos lại lấy Gaia làm vợ, sinh ra 12 thần gồm 6 thần nam và 6 thần nữ…Thần Zeus - chúa tể của các thần, là con út của thần Chronos và Rhea, thần có rất nhiều vợ và sinh được nhiều con, trong đó rất nhiều người con của Zeus là những vị thần xuất sắc, nổi bật Một người anh em con chú, con bác với thần Zeus là thần Prometheus đã dùng đất sét nặn thành con người rồi lấy trộm lửa ở lò rèn của thần thợ rèn và đem đến cho loài người Do công lao đó, Prometheus được coi là kẻ sáng tạo nên văn minh của nhân loại.

Bên cạnh hệ thống các thần đó, người Hi Lạp cổ đại cũng sáng tạo ra các thần bảo hộcác ngành nghề và các lĩnh vực khác trong cuộc sống như Demeter - hóa thân của đất, nữthần của nghề nông; vị thần của ánh sáng và nghệ thuật Apolo,

Như vậy, thần thoại Hi Lạp đã phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giảithích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội.Các thần của Hi Lạp không phải là những lực lượng xa vời mà là những hình tượng rất gầngũi, cũng có tình cảm yêu ghét đau buồn, có những phẩm chất, ưu điểm xuất sắc nhưng cũng

có những khuyết điểm như hẹp hòi, đa tình, ghen tuông Thần thoại Hi Lạp được tạo nên từthực tế cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân, đã đạt đến những bước phát triển rực

rỡ, có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học nghệ thuật Hi Lạp nói riêng và nền văn minh thếgiới nói chung Đồng thời, nó cung cấp một kho đề tài và nguồn tư liệu quý giá cho thơ, kịch,điêu khắc và hội họa của Hi Lạp cổ đại

Người La Mã hầu như tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại, hệ thống các thần của HiLạp và họ chỉ đặt lại tên cho các vị thần đó Chẳng hạn, thần Zeus trở thành thần Jupiter,

Trang 10

Demeter - thần nghề nông của Hi Lạp trở thành thần Ceres - thần ngũ cốc và bảo vệ mùamàng của La Mã, nữ thần sắc đẹp và tình yêu Aphrodite của Hi Lạp cũng trở thành thầnVenus của La Mã,

Về thơ ca, nổi tiếng nhất tại Hi Lạp là hai bộ sử thi Illiad và Odysseus tương truyềnđược viết bởi Homer Trong đó, Illiad kể về 49 ngày cuối cùng trong năm thứ 10 của cuộcchiến tranh thành Troy Cuộc chiến này chủ yếu liên quan đến mối bất hòa giữa Achilles, vịtướng giỏi nhất của quân Hi Lạp và Agamemnon Cuối cùng, Achilles chết trong chiến trận,đây cũng chính là nguồn gốc của câu nói nổi tiếng “gót chân Asin” nhằm chỉ điểm yếu chímạng của một người Cũng liên quan đến trận chiến thành Troy, sử thi Odysseus lại kể vềcuộc hành trình kéo dài 10 năm của Odysseus - người anh hùng đã nghĩ ra mưu kế Con ngựathành Troy dẫn đến sự kết thúc của cuộc chiến Hai bộ sử thi đồ sộ này đều được hư cấu dựatrên cuộc chiến thành Troy nổi tiếng, có thật trong lịch sử, chúng vừa là những kiệt tác vănhọc, vừa phản ánh một thời kì lịch sử rất quan trọng của Hi Lạp - thời kì tan rã của xã hộinguyên thủy Hi Lạp Đồng thời, hai tác phẩm này còn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa thầnthoại và tính chất anh hùng ca trong thần thoại và sử thi Hi Lạp Đây là niềm tự hào của nềnvăn minh Hi Lạp và là tác phẩm phổ biến nhất trong di sản văn học Hi Lạp

Ngoài ra, kho tàng thơ ca Hi Lạp còn bao gồm những tác phẩm thơ trữ tình phong phú,nhiều tác phẩm đạt đến trình độ điêu luyện Tiêu biểu trong số đó là thơ trữ tình Hi Lạp của

“nàng thơ thứ mười” Sappho, các sáng tác của nhà thơ trữ tình cuối cùng Pindar - đại biểucủa văn học quí tộc, Thơ trữ tình Hi Lạp có ảnh hưởng lớn đối với thơ ca phương Tây saunày về phong cách sáng tác cũng như hình thức, đồng thời nó cũng đặt cơ sở cho một hìnhthức văn nghệ mới của Hi Lạp là kịch

Văn học La Mã cũng bao gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng,văn xuôi và kịch Trong thời đại mà Caesar và Octavianus trị vì, các hoạt động văn học nghệthuật rất được coi trọng và được trợ giúp phát triển Nền văn học La Mã đạt đến đỉnh cao của

nó Trong đó, đại thần Maecenas theo lệnh của Octavianus đã lập ra Thi đàn Maecenas, tậphợp những nhà thơ lớn nhất, tài trợ cho họ sáng tác Trong thi đàn Maecenas, nổi tiếng nhất

là Virgile và Horace Ngoài ra, La Mã cũng có những nhà văn nổi tiếng như Caesar, khôngchỉ là một nhà chính trị tài năng, Caesar còn là một nhà sử học, nhà văn, điều đó thể hiện quatác phẩm Kí sự về cuộc chiến tranh ở xứ Gallia là một tác phẩm sử học và văn chương nhiều

Trang 11

giá trị lớn Qua đó, người ta biết rất nhiều chi tiết về tình trạng xã hội của cư dân xứ Galliavốn đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy, nên nó còn mang giá trị về dântộc học Cho đến nay tập kí sự ấy vẫn là một tác phẩm tiêu biểu của nền sử học, văn học La

Mã Bên cạnh đó, Ciceron cùng thời với Caesar là một nhà văn, nhà hùng biện tài năng vớinhững bài diễn thuyết và luận văn triết học trau chuốt và hoa mĩ về diễn đạt

Như vậy, có thể thấy rằng, lĩnh vực văn học tại Hy Lạp và La Mã đều có sự phát triểnrực rỡ, trong đó văn học La Mã tiếp thu và bị ảnh hưởng nhiều từ Hy Lạp nhưng cũng có sựphát triển, nở rộ riêng của mình

2 Sử học

Trước kia, người ta biết đến lịch sử xa xưa của Hi Lạp chủ yếu nhờ truyền thuyết và sửthi Đến thế kỉ V TCN, Hi Lạp mới chính thức có lịch sử thành văn và xuất hiện những nhàviết sử chuyên nghiệp

Một số nhà sử học tiêu biểu như Herodotos (484 – 425 TCN) - một kiều dân ở Athens,được coi là “người cha của sử học phương Tây” Ông du lịch nhiều nơi, thu thập nhiều cứliệu, tai nghe mắt thấy nhiều điều, và đã viết bộ sách Tóm tắt các sự kiện, sau này được gọi

là bộ Lịch sử Thế kỷ II TCN, Lịch sử được các nhà bác học ở Alexandria chia làm 9 tập,trong đó viết về lịch sử Atxiri, Ai Cập, Ba Tư, Babylon, nhất là Cuộc chiến tranh Hi Lạp –

Ba Tư, viết xong năm 430 TCN Trong cuốn Cuộc chiến tranh Hi Lạp Ba – Tư, Herodotos

ca ngợi lòng yêu nước và những chiến thắng lẫy lừng của người Hi Lạp trước quân Ba Tư,

đề cao tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu này Tác phẩm của ông là nguồn sử liệu quý báu

về lịch sử Ai Cập, Babylon, Hi Lạp Ông còn được coi là nhà dân tộc, nhà tư tưởng, cho rằngnhà sử học không chỉ là người kể chuyện mà còn là nhà triết học, phải trả lời cho các câu hỏi:Cuộc sống con người phụ thuộc vào cái gì? Nguyên nhân của chiến tranh, thất bại và thànhcông?

Bên cạnh Herodotos, Thucydides (460 – 396 TCN) - nhà quý tộc thuộc phái bảo thủ ởAthens, cũng là một nhà sử học tiêu biểu Ông là tác giả của tác phẩm Lịch sử cuộc chiếntranh Peloponnisos, viết về giai đoạn 431 – 411 TCN của cuộc chiến tranh do Athens vàSparta cầm đầu mà bản thân ông cũng từng tham gia lãnh đạo hạm đội Athens, sau bị đưa điđầy và viêt nên tác phẩm này Tư liệu của ông phong phú và xác thực, được phân tích, xem

Trang 12

xét kỹ lưỡng, ông là người đầu tiên trong giới sử học Hi Lạp xem xét, đánh giá các sự kiệnlịch sử trong mối quan hệ hữu cơ với nhau Ngoài ra còn có Xenophon (khoảng 430 – sau

355 TCN), tác giả của Anabasis, Lịch sử Hi Lạp (411 – 362), viết tiếp Thucydides nhưng lạiquá đề cao vai trò của Sparta Cuốn Anabasis của ông có nhiều giá trị về dân tộc học và địa lívùng Tiểu Á và Cappadocia

Về sử học La Mã, từ khoảng giữa thế kỉ V TCN, đã có những tài liệu tương tự như lịch

sử biên niên gọi là Niên đại kí, nhưng nền sử học thật sự của La Mã phải đến cuối thế kỉ IIITCN mới xuất hiện Người đầu tiên được coi là nhà sử học tại La Mã cũng là một nhà soạnkịch - Naevius, ông đã tham gia cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất, nhờ đó mà viết được

tập sử thi Cuộc chiến tranh Punic mà ngày nay chỉ còn lại một số đoạn Người đầu tiên viết

lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Phabius Ông viết lịch sử La Mã từ thời thần thoại cho đếnthời kì của ông và viết bằng tiếng Hi Lạp, điều này đã chứng tỏ rằng lúc bấy giờ văn xuôi La

Mã chưa xuất hiện Ngoài ra, người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Caton với tác

phẩm Nguồn gốc được viết theo cách trình bày vấn đề chứ không theo niên đại Vì vậy, có

thể coi ông là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã

Những nhà sử học cũng như những thành tựu nói trên của Hi Lạp và La Mã đã gópphần quan trọng vào sự phát triển của nền sử học thế giới

3 Nghệ thuật

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Hi Lạp là một trong những di sản quý báu củanền văn minh Hi Lạp, đặt nền móng và ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật kiến trúc và điêukhắc phương Tây

Trước hết về kiến trúc, thành Athens của Hi Lạp là nơi có nhiều công trình kiến trúctiêu biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động, Ban đầu kiến trúc Hi Lạp còn đơn giản, sử dụng

gỗ, gạch và đá, càng về sau, chất liệu đá càng được sử dụng nhiều, hoa văn ngày càng trở nênphong phú và tinh tế Nổi bật trong số đó là lăng mộ của Mausole, đền thờ thần Artemis vàđặc biệt, công trình tiêu biểu nhất, đẹp nhất là đền thờ Parthenon. Bên cạnh Hi Lạp, thànhtựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ Về mặt này, người La Mã có rất nhiều sáng tạo.Các công trình kiến trúc của La Mã bao gồm tường thành, đền miếu, rạp hát, khải hoàn môn,cột kỉ niệm, cầu đường, ống dẫn nước Những công trình này từ thời Cộng hòa đã có, nhưng

Trang 13

đặc biệt phát triển từ thời Octavianus Một số công trình tiêu biểu nhất là đền Pantheon, rạphát, các khải hoàn môn.

Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp đến thế kỉ V TCN có nhiều kiệt tác gắn với tên tuổi củanhững nghệ sĩ tài năng như Myron, Phiđias, Polycléte Một số thành tựu tiêu biểu của điêukhắc Hi Lạp giai đoạn này là “Lực sĩ ném đĩa sắt” của Myron, tượng Athena đồng trinh và

“Người chỉ huy chiến đấu” của Phiđias, hay Polycléte với “Người cầm giáo”, Nghệ thuậtđiêu khắc La Mã cùng một phong cách với nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp Chủ yếu thể hiện ởhai mặt: tượng và phù điêu Tượng được người La Mã sử dụng để làm đẹp đường phố, quảngtrường, đền miếu, đặc biệt, tượng của Augustus được dựng ở khắp nơi Trong khi đó, cácbức phù điêu thường được khắc trên các cột trụ kỉ niệm chiến thắng của các hoàng đế hoặctrên vòm của các khải hoàn môn

Về hội họa, nghệ thuật hội họa của Hi Lạp và La Mã đều rất đẹp, nhưng các tác phẩmđược truyền lại đến ngày nay rất ít Các tác phẩm của Polygnote - họa sĩ tiêu biểu thời HiLạp cổ đại còn lại đến nay chỉ là một số hình trang trí trên đồ gốm Còn với La Mã, các tácphẩm hội họa cổ đại chủ yếu được giữ lại là các bích họa vẽ phong cảnh, các công trình kiếntrúc, đồ trang sức hoặc tĩnh vật, Người La Mã cổ đại cũng vẽ chân dung người nhưng rất ít

4 Khoa học tự nhiên

Hi Lạp cổ đại đã có những cống hiến quan trọng trong Toán học, Thiên văn học, Vật líhọc, Y học, Thành tựu của các lĩnh vực ấy gắn với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổitiếng như Thalès, Pythagoras, Euclid, Archimede, Aristarque,

Đầu tiên, cần phải kể đến Thalès với phát minh quan trọng “tỉ lệ thức”, dựa vào côngthức này, ông đã tính được chiều cao của Kim tự tháp bằng cách đo bóng của nó Ngoài ra,Thalès cũng là một nhà thiên văn học - ông đã tính trước được ngày nhật thực Tuy vậy, mộtvài nhận thức của ông cũng chưa chính xác, chẳng hạn ông cho rằng trái đất nổi trên nước,vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất Bên cạnh Thalès, Pythagoras và Euclid cũng là nhữngnhà toán học vĩ đại của Hi Lạp Nếu Pythagoras đã phát triển định lí mang tên ông về bacạnh của tam giác vuông, phân biệt các loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết, thì Euclid

là người đã tổng kết các thành tựu nghiên cứu của những người đi trước và soạn sách Toánhọc sơ đẳng là cơ sở của môn Hình học. Một người khác cũng có những đóng góp lớn cho

Ngày đăng: 17/01/2025, 21:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2012), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dụcViệt Nam
Năm: 2012
2. Lê Phụng Hoàng (Chủ biên) (1999), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà Xuất bản Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Tác giả: Lê Phụng Hoàng (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dụcThành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1999
3. Lương Ninh (Chủ biên) (2003), Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại
Tác giả: Lương Ninh (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáodục
Năm: 2003
4. Văn Ngọc Thành, “Lịch sử văn minh thế giới: Hi Lạp cổ đại”, Đại học Sư phạm Hà Nội,<https://staff.hnue.edu.vn/directories/TeachingSubjects.aspx?username=thanhvn&tsubject=2096>, [2/12/2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới: Hi Lạp cổ đại
5. Văn Ngọc Thành, “Lịch sử văn minh thế giới: Roma cổ đại”, Đại học Sư phạm Hà Nội, <https://staff.hnue.edu.vn/directories/TeachingSubjects.aspx?username=thanhvn&tsubject=2097>, [2/12/2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới: Roma cổ đại

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w