là thành viên, chúng ta cũng đã xây dựng được một chương riêng trong Bộluật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về cách thức xử lý cũngnhư quy trình tố tụng thân thiện đối với ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ NGỌC MAI
CAC NGUYEN TAC XỬ LÝ NGƯỜI CHUA
THANH NIEN PHAM TOI THEO PHAP LUAT QUOC TE VA THUC TIEN XET XU NGUOI CHUA
THANH NIEN PHAM TOI TAI VIET NAM
Hà Nội 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN THỊ NGỌC MAI
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 8380101.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT
(Định hướng nghiên cứu)
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Như Mai
Hà Nội 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác
và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ trông trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIET TAT
DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO
96710033 1
Chương 1: LÝ LUẬN CAC NGUYEN TAC CUA PHÁP LUAT QUOC TE VE
XU LY NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN PHAM TỘI ° s s° s2 7
1.1 Lược sử hình thành và phát triển các nguyên tắc xứ lý người chưa thành
niên PHAM tỘÌ o5 <5 << 5 9.99 0 0000060000091 04 7
1.1.1 Thời kỳ 06 đặại - ¿52-52 tE2E1211211211211211211211211211 21121211111 xe 7
1.1.2 Thời kỳ cận đại (trước Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất) 8 1.1.3 Giai đoạn từ thế ky XVIII đến thé kỷ XX weocececccsscssessessesseesesseeseeseeseeses 8
1.1.4 Xử lý người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn hiện nay 9
1.2 Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội theo pháp luật quốc tẾ 2c s- se se se sessessessessessesse 10
1.2.1 Khái niệm người chưa thành niên phạm |ỘI - - 5 5555 10
1.2.2 Khái niệm các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
theo pháp luật quốc tẾ -¿ :-©2¿©2+5+2++2EE2EE22E12212211221221231221211211221 21.2 re 13
1.2.3 Đặc điểm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội 15
1.3 Những nội dung cơ bản về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội dưới góc độ pháp luật quốc tẾ -s- 5s se <sessessessessesse 17
1.3.1 Nguyên tắc đảm bảo một cách tuyệt đối quyền lợi cơ bản của người chưa thành niên phạm tội trong quy trình tố tụng: - 2 2 s2 ++s++sz+sz+£zzszzz 17
1.3.2 Nguyên tắc về quy định độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự: 19 1.3.3 Nguyên tắc xem xét giam giữ là biện pháp cuối cùng và khuyến khích
1.3.4 Nguyên tắc bảo mật và rút gọn trong giải quyết các vụ án có người chưa
00210180)19i89it)0i010Ẽ001701277 -A 21
Trang 51.3.5 Nguyên tắc ưu tiên các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn 22 1.4 Lý thuyết Criminogenic Needs về xác định các nguy cơ tái phạm của
người chưa thành niên phạm tOi o5 5 2 5% S9 99 9915558955995 23
1.5 Xử lý người chưa thành niên phạm tội ở một số nước trên thé giới 26
1.5.1 Xử lý người chưa thành niên phạm tội tại Hoa Kỳ - 26 1.5.2 Xử lý người chưa thành niên phạm tội tại Singapore - 28
1.5.3 Xử lý người chưa thành niên phạm tội tại Úc -2- s52 30
1.5.4 Xử lý người chưa thành niên phạm tội tại Trung Quốc 31
Chương 2: THỰC TIEN XÉT XU NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN PHAM TOI
IV )A400007 0077 35
2.1 Thực trạng về người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam 35
2.2 Nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội 5s «s s« 44
2.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý người chưa thành niên phạm
(ỘIÍ cọc HC II 0 000 0010.010100.0100 009000009090 90 50
2.3.1 Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý người chưa
00291080)015:09)i:80i00 0127217177 Ö 50
2.3.2 Thực trạng áp dụng pháp luật «St grey 51
2.4 Thực tiễn xét xử va quyết định hình phat đối với người chưa thành niên
phạm tội tại Viet NAM o- G5 sọ Họ 0 000060906 53
3 Chương 3: ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHAP NHAM NANG CAO HIỆU QUA CÔNG TAC ÁP DỤNG CÁC NGUYEN TAC XU LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TÓ TỤNG TẠI TOÀ ÁN
VIET NAM 0 ~ ÔỎ 64
3.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế trong hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội tại hệ thống Toà án nhân dân Việt
3.2 Đánh giá việc áp dụng nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
trong hoạt động xét xử của Toà án tại Việt Nam -< 5< 5555 s9 s5 ss 65
°k 8N ni na 65
Trang 63.2.2 Hạn chế, khó khăn -¿- + Sx+E+EtEE+E£EEEE+EEEEEEEEEEESEEEEEESEEEErkrrrksrrrr 66 3.3 Đề xuất hoàn thiện pháp luật va tổ chức hoàn thiện pháp luật về xét xử
người chưa thành niên phạm tội tại Việt ÏNÑam o5- <5 55s ssssssess 68
3.3.1 Đề xuất hoàn thiện pháp luật - 2 s¿+++2£+xtzx+Exrrxrzrserxeee 68 3.3.2 Đề xuất tổ chức thực hiện pháp luật 2-2 2 2 z+s++szxzzszez 72
3.3.3 Các giải pháp kháC: - - -c k1 1v TH ng HH ky 74
3.4 Đề xuất một số biện pháp thay thế trong xử lý người chưa thành niên
PHAM 101 5 (G5 << G5 5 4 cọ TT 00 000.0000010 0001000460000 800 76
3.4.1 Xử lý chuyển hướng -:- 2:22 ++2+2E+£ExtEE+2EEEEErEEverrerrrrrrerrres 71
3.4.2 Tư pháp phục hồi - 2-2 k+SE+EE9EE+EE2EEEEE2E12E121121121121121 1e 78
$ð 000077 81 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5-5 s° se sssessessessesse 84
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT
Bộ luật Hình sự Việt Nam
Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt NamHội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc
Hội đồng xét xửNgười chưa thành niên
Toà án nhân dân
Toà án nhân dân Tối cao
Trách nhiệm hình sựCông ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Xử lý chuyên hướng
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO
Bảng 2.1 Số lượng, tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội theo một số đặc điểm nhân
thân tại Việt Nam năm 2021 - - ¿+ © E132 111358131 9111121115111 1E xee 49
Bảng 2.2 Tổng số và tý lệ vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi đã xét xử
sơ thấm trên cả nước và một số địa phương giai đoạn 2019 - 2023 58 Bang 2.3 Tổng số và tỷ lệ bị cáo là người dưới 18 tuổi đã bi xét xử so thâm trên ca nước va một số địa phương giai đoạn 2019 - 2023 - 2 2 2+<++E+EzEzezreres 59
Bảng 2.4 Phân tích quyết định về hình phạt đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
trên cả nước giai đoạn 2019 -2Ö22 - -c + 1+1 1211 19111 11911 01 TH HH nu, 60
Bảng 2.5 Tỷ lệ bị cáo là người dưới 18 tudi bị tuyên án theo các hình phạt chính
Biai oan 2019 927/22 117ẼẺ77 a 61
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ (%) người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị can của một số địa
phương trong năm 2021 c5 1+1 211991191 91191 911 11h ng ng ng nh ng re 39
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị can xếp theo chương
của Bộ luật Hình sự trong năm 2021 c6 31k E19 Si krirrriee 40
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tổ bi can theo độ tuổi trong
Biểu đồ 2.4 Tổng số người dưới 18 tuổi bị khởi tố bị can từ năm 2018 đến năm
Biểu đồ 2.5 Tổng số người dưới 18 tuổi bị khởi tố bị can về một số tội danh phổ biến nhất trong năm 2018 và 202] - -2- 2 + E+SE+EE+EE£EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEErrrrrrree 43
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ của người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị can theo trình độ
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc người chưa thành niên phạm tội không phải là một vấn đề mớixuất hiện, bởi vì sự non nớt về nhận thức, cảm xúc, cũng như thiếu sự chăm
sóc, giáo dục đúng đắn, và thiếu hiểu biết về pháp luật, nên người chưa thành
niên có nhiều khả năng bị dụ dỗ trong việc tham gia vào các hành vi phạm
tội Trong lịch sử, quy định về xử phạt người chưa thành niên phạm tội trên thé giới đã trải qua nhiều cải cách, từ mô hình trừng phạt (punishing) sang
cai tao (rehabilitating) Trong giai đoạn đầu, trẻ em được coi là tài sản củacha mẹ hoặc chủ nhân và họ có thể bị trừng phạt rất nặng nề, thậm chí là tử
hình cho các tội danh như trộm cắp, đánh nhau, Cho tới cuối thé kỷ XVIII
- đầu thế kỷ XIX, đây là khoảng thời gian được coi là kỷ nguyên của vănminh và tiến bộ, do đó vị thế của trẻ em mới được coi trọng hơn và dẫn tớiviệc thành lập các Toà án vị thành niên nhăm mục đích xét xử các vụ việcliên quan đến người chưa thành niên[60] Năm 1989, Công ước về quyền trẻ
em (UNCRC) được Liên hợp quốc thông qua, đánh dấu mốc trong lịch sử
trong việc thừa nhận rộng rãi về mặt pháp lý các quyền dân sự, chính trị,kinh tế của trẻ em
Trong lĩnh vực Luật quốc tế, trẻ em là đối tượng yếu thế cần được bảo
vệ, các nguyên tắc về đối xử tối thiểu với trẻ em được ghi nhận trong nhiềuvăn kiện quốc tế quan trọng như: Công ước về quyền trẻ em 1989; Công ước
quốc tế về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984; Tuyên ngôn về quyền trẻ em
năm 1959; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiêu về đối xử với tù nhân 1955; Có thê
thấy, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quyền trẻ em trong xử lý ngườichưa thành niên phạm tội là một xu thé tất yếu của thời đại mà các quốc gia
tiến bộ mong muốn đây nhanh quá trình hội nhập sẽ phải tuân theo Những
văn kiện nêu trên góp phan tạo nên tảng pháp lý, giúp các quốc gia dé dang
cụ thé hoá các nguyên tắc đối xử với người chưa thành niên trong luật nộiđịa của mình, đồng thời thúc đây công tác bảo vệ trẻ em phát triển một cách
toàn diện và hiệu quả hơn.
Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều có hệ thống tư pháp dành
riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội theo xu hướng chung là áp dụng các
biện pháp giáo dục, cải tao thay vì trừng phạt Dựa trên tinh thần của chính
sách về hình sự được ghi nhận trong Công ước ƯNCRC 1989 mà Việt Nam
Trang 10là thành viên, chúng ta cũng đã xây dựng được một chương riêng trong Bộ
luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về cách thức xử lý cũngnhư quy trình tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên phạm tội.Mặc dù vậy, trước sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của xã hội, cùng
với đó là công tác giáo dục, bảo vệ trẻ vị thành niên ở Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập và chưa thực sự hiệu qua, dẫn đến tỉ lệ người dưới 18 tuổi
phạm tội ở Việt Nam vẫn còn cao Theo thống kê của Bộ Công an, tỷ lệ gây
án ở người chưa thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới
14 tuổi; 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; và 70,3% đối vớingười từ 16 đến dưới 18 tuổi Các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội
có đủ mức độ từ tội phạm ít nghiêm trọng đến tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng, bao gồm: tội giết người (183 vụ), tội cướp tài sản (475 vụ), tội cưỡngđoạt tài sản (88 vụ), tội cướp giật tài sản (505 vụ), tội cố ý gây thương tích
(2017 vu), tội trộm cap tài sản (5565 vu), [32] Do đó, đa số các bản án
dành cho người chưa thành niên là án tù, ít trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo, tù treo, và các biện pháp tư pháp khác.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, xu thế toàn cầu hoá diễn ra
mạnh mẽ, các loại tội phạm được thực hiện bởi người chưa thành niên ngàycàng biến tướng và trở nên phức tạp Thủ đoạn phạm tội của nhóm đối tượng
này ngày càng tỉnh vi, có sự chuẩn bị và tính toán kỹ càng, chứ không đơnthuần chỉ vì ngây ngô, thiếu hiểu biết như trước đây Do đó, các biện pháp
cũng như nguyên tắc xử lý các đối tượng này cần phải được xem xét lại khi
đặt trong hoàn cảnh mới, để vừa đảm bảo xử lý đúng người đúng tội, vừa ápdụng đúng nguyên tắc nhân đạo Trước yêu cau thực tiễn về một giải pháp
pháp lý hiệu quả giúp giảm tỉ lệ phạm tội của người chưa thành niên tại Việt
Nam, cũng như nâng cao vai trò giáo dục đối với người chưa thành niên vềcác hành vi trái pháp luật, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Các nguyên tắc
xử lý người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và thực tiễn
xét xử người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam” nhằm góp phần thựchiện nhiệm vụ đó Nghiên cứu khoa học pháp lý về van đề này sẽ giúp nângcao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm do người chưathành niên gây ra, đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, đặc biệt trong quy trình xét xử của Toả án.
2 Tình hình nghiên cứu
a Sách chuyên khảo, giáo trình
Trang 11- Trường Đại học Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2023), Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (Phân chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, GS.TSKH
Lê Văn Cảm (chủ biên);
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam (Phân các tội phạm), Nxb Tư pháp;
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Tu pháp đối với người chưa thành niên,
Nxb Tư pháp, PGS TS Đỗ Thị Phượng (chủ biên);
- PGS.TS Dương Tuyết Miên (2023), Định tội danh và quyết định hình
phạt, Nxb Tư pháp.
b Bài báo khoa học đăng tạp chí
- PGS.TS Phạm Minh Tuyên, Phong ngừa người dưới 18 tuổi phạm tộithông qua hoạt động xét xử của Toà án — Hạn chế và kiến nghi, Tap chi Toà
an nhan dan, dang ngay 19/6/2019,
che 1664379544 html.
c Cac công trình nghiên cứu
+) Công trình nghiên cứu nước ngoài:
- SAGE Publications, Inc., Chapter 2, The history of juvenile justice and
today’s juvenile courts, xuất bản năm 2018;
- John Braithwaite (1999), Restorative juvenile justice : repairing the harm of youth crime;
- Kevin Haines & David O'Mahony (2006), Restorative Approaches, Young People and Youth Justice.
Trang 12+) Công trình nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thị Kiểm (2010), Các hình phạt áp dụng đối với người chưathành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những van dé ly luận va
thực tiễn xét xử, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại hoc quốc gia HàNội;
- Nguyễn Tiến Hoàn (2013), Các nguyên tắc xử ly người chưa thành
niên phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa
luật - Đại học quốc gia Hà Nội;
- Đỗ Văn Hùng (2016), Các biện pháp tư pháp áp dụng doi với người
chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Bên cạnh các công trình nghiên cứu, các tài liệu nêu trên, tác giả đồngthời nghiên cứu dựa trên kết quả báo cáo cụ thé về tình hình người chưa
thành niên phạm tội của một SỐ CƠ quan, don vi, với phạm vi rộng va đa
dạng đối tượng Từ đó, củng cố thêm giá trị thực tiễn cho công trình nghiên
sâu hơn về các nguyên tắc xử lý tội phạm này đề phù hợp với tình hình mới.Mặc dù, một số công trình có đề cập về biện pháp xử lý, phòng ngừa, ngănchặn vấn nạn người dưới 18 tuổi phạm tội, nhưng việc tìm hiểu chỉ tiết,nghiên cứu kỹ càng về từng nguyên tắc xử lý dưới nhiều góc độ khác nhau
thì chưa thực hiện được Trong khi đó, ngày nay xu hướng hoạt động của
loại tội phạm này lại ngày càng phát triển và chuyên nghiệp hơn, do công tác
dau tranh phòng, chống không nên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những
hành vi thông thường mà còn có thể đặt đó trong sự phát triển của thời đại
khoa học công nghệ, cũng như bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập hoá Như
vậy, một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và thực tiễn xét xửngười chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cần
thiết, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 13Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến van dé các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, mục đích của luận văn là nghiên cứu các văn bản pháp luật quốc tế trong sự
đối chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam nham đưa ra các giải pháp dé
hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đặc biệt là nâng cao hiệu quả trong việc dam
bảo quyền của người chưa thành niên trong hoạt động té tụng hình sự của toà
án, cùng với đó là đảm bảo tôn trọng, tuân thủ các nguyên tắc của pháp luậtquốc tế trong hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên của Toà án
Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu các học thuyết, lý luận về
người chưa thành niên phạm tội nhằm xác định phương hướng đúng dan
trong việc xử lý loại tội phạm đặc biệt này.
4 Nhiệm vụ của luận văn
Dé tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vân đê cơ bản sau:
- Hệ thống được các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về xử lý người
chưa thành niên phạm tội Từ đó, phân tích nội dung các quy định của pháp luật quôc tê vê các nguyên tac xử lý người chưa thành niên phạm tội;
- Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về người chưa thành
niên nói chung và xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng; Đánh giá
việc áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế về nguyên tắc xử lý ngườichưa thành niên phạm tội trong hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam, từ
đó đánh giá thực trạng áp dụng các nguyên tắc trên trong hoạt động xét xử
của Toà án nhân dân;
- So sánh các nguyên tắc, biện pháp xử lý người chưa thành niên phạmtội tại các quốc gia trên thế giới Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật và nâng cao kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm tội trong quy
trình tố tụng của các cơ quan có thâm quyền, đặc biệt là Toà án nhân dân,
nhằm mục tiêu góp phần giảm tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội, tỷ lệ tái
phạm của người chưa thành niên.
5 Tinh mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về quy định của pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam về người chưa thành niên nói chung, và các nguyên
tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng Khi triển khai thực hiện,
đề tài dự kiến đóng góp những kết quả sau:
Trang 14Một là, khái quát được lược sử, vai trò và nội dung các quy định của
pháp luật quốc tế về quyền của người chưa thành niên thông qua các văn kiện, tai liệu quốc tế về người chưa thành niên Từ đó nâng cao nhận thức về
việc bảo vệ người chưa thành niên trong hoạt động tố tụng của các cơ quan
tư pháp, đặc biệt là Toà án;
Hai là, khái quát được thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội
và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
theo pháp luật quốc tế tại Việt Nam;
Ba là, dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn xét xử người chưa thành niên
phạm tội nêu trên, đề tài sẽ khái quát quy định của pháp luật Việt Nam, và
xác định những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng cũng như thực thi pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi tại Việt Nam, đồng thời, phân tích kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này.
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Doi tượng nghiên cứu cua đề tai: Là các văn kiện quôc tê vê quyên trẻ
em, và các văn kiện liên quan đên các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong tham chiêu, so sánh với pháp luật Việt Nam.
Pham vi nghiên cứu của dé tài: nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật thực định tại Việt Nam về việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng
hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, tương quan so sánh vớipháp luật Hình sự về người chưa thành niên của các nước trên thế giới
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện được đề tài trên, tác giả dự kiến sẽ vận dụng những
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mac - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, chủnghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sáchpháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội
- Các phương pháp được sử dụng chủ yếu dé nghiên cứu dé tài bao gồm
các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên
cứu khoa học pháp lý nói riêng như: phương pháp lịch sử, thống kê, phântích, so sánh, chứng minh, tông hợp, đối chiếu, hệ thống hoá pháp luật, case
study,
Trang 15Chương 1: LÝ LUẬN CÁC NGUYEN TAC CUA PHÁP LUẬT QUOC
TE VE XU LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN PHAM TOI
1.1 Lược sử hình thành va phát triển các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội
Như đã đề cập ở trên, trước khi có sự tiến bộ về mặt nhận thức, quanniệm trẻ em là ‘ ‘cua cai” của cha me khá phổ biến Trẻ em trong lịch sửkhông có các quyền lợi hợp pháp, và đôi khi là các quyền cơ bản của con
người Theo thời gian, các chuẩn mực của thế giới về trẻ em đã thay đôi
đáng kể, nhận thức của xã hội được nâng lên kéo theo đó là sự thay đôi về tư
duy của các nhà lập pháp trên thế giới về hình phạt đối với trẻ vị thành niên
Đặc biệt với sự ra đời của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
(UNCRC) cũng như sự thừa nhận của pháp luật các nước trên thế giới về
quyền trẻ em - là những kết quả tất yếu trong tiến trình phát triển của các
nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội nói chung trên thế giới.
Tiến trình phát triển này có thể chia làm 04 giai đoạn như sau:
1.1.1 Thời kỳ cỗ đại
Bộ luật Hammurabi (Code of Hammurabi) vào khoảng năm 1760 TCN
- là văn bản luật lâu đời nhất va cũng là bộ luật được biết đến là có nhữnghình phạt hà khắc nhất cho những người phạm tdi Đối với trẻ em, bộ luậtnày cũng không hạn chế các hình phạt mang tính bạo lực mà thậm chỉ còn xửphat rất tan bạo Tại công trình nghiên cứu của Giáo su Martha T Roth[49],
đã dịch giải tương đối đầy đủ Bộ luật Hammurabi, thông qua các quy định
tại bộ luật này có thể thấy trẻ em thời kỳ này bị đối xử rất hà khắc và không
hề có sự phân biệt với người lớn Ví dụ, nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng
bởi bố mẹ nuôi nhưng lại từ chối nhận mình là con của họ thì sẽ bị móc mắt
Uf the child of (i.e., reared by) a courtier or the child of (i.e., reared by) a
sekretu identifies with his father's house and repudiates the father who
raised him or the mother who raised him and departs for his father's house,
they shall pluck out his eye) Hoặc, nêu đứa trẻ đó tự mình nói ra rằng chúngkhông phải con của họ (bố mẹ nuôi), thi sẽ phải chịu hình phạt là cắt lưỡi (Jf
the child of (i.e., reared by) a courtier or the child of (i.e., reared by) a
sekretu should say to the father who raised him or to the mother who raised
him, "You are not my father," or "You are not my mother," they shall cut out his tongue).
Trang 16Mặc dù không tách biệt rõ ràng giữa người lớn và trẻ em theo cách hiểu
hiện đại, hay nói cách khác là sự phân biệt dựa trên độ tuổi, nhưng bộ luật
này vẫn cho thấy sự nhận thức về một độ tuổi nhất định mà trẻ em sẽ phải
gánh chịu trách nhiệm cho hành động của mình Bên cạnh đó, việc áp dụng
các hình phạt khác nhau dựa trên địa vị và tuổi tác đã bước đầu thể hiện được nguyên tắc cá thê hoá hình phạt cũng như cá thê hoá trách nhiệm hình
Sự, càng nhắn mạnh thêm ý nghĩa của bộ luật Hammurabi đối với hoạt động
lập pháp sau này nói chung, và hoạt động xây dựng các quy phạm pháp luật
về xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng
1.12 Thời kỳ cận đại (trước Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
Trước Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, các hệ thông pháp luật trên
thế giới đã có sự đa dạng đáng kể Nhưng tựu chung lại, nền tư pháp thời kỳ
này mang đậm dấu ấn giai cấp và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bối cảnh xã hộicủa mỗi quốc gia Trong giai đoạn này, trẻ em vẫn là đối tượng không nhận
được sự ưu ai và coi trọng của pháp luật, do đó các hình phạt dành cho trẻ
em phạm tội thường không được phân biệt rõ ràng và khá tàn khốc Vàokhoảng thế kỷ XV - XVI không có khái niệm về tuổi vị thành niên
(teenager) như ngày nay Thay vào đó, sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn được xác định dựa trên mức độ phụ thuộc (physical dependency) hoặc mức
độ tự lập (independence) Do đó, nếu một đứa trẻ, hoặc thanh thiếu niên
(theo khái niệm ngày nay) phạm tội, chúng có thể bị trừng phạt theo cách
tương tự như người lớn vào thời kỳ nay[50].
1.1.3 Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX
Trong giai đoạn này, các quốc gia bắt đầu xây dựng hệ thống pháp lý
riêng cho người chưa thành niên phạm tội Điều này thể hiện sự nhận thức về
việc trẻ em có sự khác biệt so với người lớn trong khả năng suy nghĩ và trách
nhiệm tội phạm của mình Tuy nhiên, các biện pháp xử lý vẫn còn khánghiêm khắc, bao gồm giáo dục tù và việc áp dụng các quy định giống nhưngười lớn Tại các nước phương Tây từ thé ky XVII - XIX, các hình phạt tratan thân thé, sử dụng vũ lực đối với trẻ em bị coi là sai trái về mặt đạo đức vàđược loại bỏ hoàn toàn Thay thế là các biện pháp được đánh giá là có hiệu
quả hơn như: các biện pháp can thiệp tâm lý và giáo dục trẻ em theo các
chuẩn mực và giá trị Kitô giáo cũng như vào việc đào tạo kỷ luật và lao độnghữu ích trong cơ sở giáo dục Đây là cũng là thời điểm các trường giáo
dưỡng được thành lập và trở nên phổ biến tại phương Tây Mặc dù vậy,
Trang 17trong quá trình vận hành và hoạt động các nhà giáo dưỡng này, vì nhiều yếu
tố như quy mô tô chức, chỉ phí vận hành, mục tiêu cải tạo và phục hồi ban đầu không còn được duy trì hiệu quả, tình trạng quá tải, nhân sự không đủ dé
đáp ứng, v v nên những cơ sở giáo dưỡng này đã thoái hoá và vô tình
trở thành nhà tù cho thanh thiếu niên, đánh mat giá tri giáo dục tốt đẹp ban dau[51] Đến khoảng cuối thé ky XX, việc xử lý người chưa thành niên
phạm tội mới chính thức được luật hoá trên phạm vi thế giới bằng Nghịquyết 44-25 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc Ngày 20/11/1989, Đại hộiđồng Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em(UNCRC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đâyquyền của trẻ em trên toan thế giới Từ đây, các biện pháp xử lý NCTNphạm tội được tạo ra dựa trên nguyên tắc kỷ luật hơn là hình phạt Sự nhậnthức về tác động của môi trường, gia đình và giáo dục đối với sự phát triển
của trẻ em được tăng cường, kéo theo đó là sự chuyền biến đáng kể trong
việc hình thành hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên.Năm 1889, mô hình Toa án dành cho người chưa thành niên đầu tiên được
hình thành tại Hoa Kỳ, sau đó là ở Anh (năm 1980), Toà Gia đình ở Nhật
Bản (năm 1949), [34] đã mở đường cho các biện pháp xử lý phù hợp và
văn minh hơn đối với loại tội phạm này
1.1.4 Xứ lý người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, các quốc gia đã tăng cường hơn nữa việc bảo
vệ quyền lợi và đảm bảo sự phát triển của trẻ em phạm tội Nguyên tắc
"hưởng sự bảo vệ và hỗ trợ" đã trở nên quan trọng hơn trong xử lý người
chưa thành niên phạm tội Thành tựu lớn nhất trong giai đoạn này đó là việc
tách các quy định về xử lý hình sự đối với người chưa thành niên ra khỏi hệ thống các quy tắc về xử lý hình sự thông thường đối với người chưa trưởngthành, hay nói cách khác đó là sự ra đợi của Luật Tư pháp người chưa thànhniên ở nhiều nước trên thé giới Sau khi Công ước về quyền trẻ em (UNCRC) được Liên Hợp quốc thông qua, các quốc gia trên thế giới đã
nhanh chóng phê chuẩn Công ước, tạo tiền đề dé Tư pháp cho người chưa
thành niên được hình thành và chuẩn hoá trong nhiều hệ thống pháp luật của
các nước Trong đó, cốt lõi của Tư pháp cho người chưa thành niên nói
chung và Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng baogồm việc khuyến khích các biện pháp phục hồi, giáo dục, sửa chữa và tái hoànhập xã hội dé giúp người chưa thành niên có cơ hội hồi phục và tham giacộng đồng một cách tích cực sau khi “trải qua” hành vi vi phạm pháp luật
Trang 18Tuy có sự khác biệt giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc áp dụng nguyên tắc và biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội, xu hướng chung là tìm cách tạo ra một môi trường hỗ trợ và phát triển dé tác động tích
cực đến quá trình lớn lên và tái hoà nhập của trẻ em
1.2 Một số van đề lý luận về các nguyên tắc xử lý đối với người chưathành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế
1.2.1 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
a Khái niệm người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế
Khi xác định “người chưa thành niên”, cộng đồng quốc tế có rất nhiềukhái niệm để mô tả về đối tượng nay Các thuật ngữ phổ biến là child,juvenile, minor, young person, adolescent, teenager v v Theo từ dién
Cambrigde, “child” chỉ một người trong giai đoạn từ khi mới sinh ra cho đếnkhi người đó trưởng thành Trong khi đó, “juvenile” ám chỉ một người trẻ
chưa đủ tuôi để được xem như là một người trưởng thành, hay “minor” cũng
được dùng dé xác định một người trẻ tuổi chưa có đầy đủ trách nhiệm về mặt
pháp lý như một người trưởng thành, thuật ngữ “juvenile” va “minor” được
sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực hình sự Mặt khác, “adolescent” và
“teenager” nham chỉ đến một giai đoạn phát triển của con người - giai đoạndậy thì - thông thường giai đoạn này bắt đầu từ khi con người khoảng 13 tuôi
và kết thúc vào khoảng 19 tuổi Trong lĩnh vực pháp lý, pháp luật quốc tế vềngười chưa thành niên cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về nhóm đốitượng này, cụ thể:
Điều 1 Công ước UNCRC quy định:
“Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bat kỳ người nào
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thé được áp dụng với trẻ em đó
quy định tuôi thành niên sớm hơn ”
Điều 11.a Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ trẻ em bị tước đoạt tự
do năm 1990 cũng quy định:
“Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Giới hạn độ tuổi thấp
hon mức này theo đó không được phép tước tự do của trẻ em can được phápluật quy định ”
Điều 4 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với ngườichưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh 1985) đề cập:
10
Trang 19“Trong những hệ thong pháp luật công nhận khái niệm tuổi chịu trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên thì không được quy định quá thấp tuổi bắt dau phải chịu trách nhiệm hình sự, mà can lưu ý đến thực tế của độ trưởng thành về trí tuệ, tỉnh thân và tình cảm của người phải chịu trách nhiệm hình sự ”
Nhu vậy, mặc dù không trực tiếp sử dụng thuật ngữ “người dưới 18
tuổi”, nhưng cộng đồng quốc tế đã thống nhất một tiêu chuẩn chung dé xác
định trẻ em (child) hay người chưa thành niên (juvenile) đó là dựa trên độ
tuôi Việc quy định dựa trên độ tuổi như vậy là hợp lý và cần thiết Bởi, cho
đến khi đạt được một độ tuổi nhất định, thông thường là 18 tuổi, con ngườiđược xem là chưa phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý Do đó, việc đánh giá hậuquả, xử lý thông tin, và kiểm soát hành vi chưa thể đầy đủ và toàn diện như
người đã trưởng thành hoàn toàn Nói cách khác, người chưa thành niên có
thé không hiểu được hậu quả lâu dai của hành vi mà họ gây ra, hoặc là, họ sé
có khả năng phán đoán, quyết định kém hơn so với người lớn Đây cũng lànhóm đối tượng được cho là có khả năng cải thiện và thay đôi tốt hơn so vớingười lớn, vì vậy họ có thé học cách thay đồi hành vi và làm chủ bản thân tốt
hơn thông qua sự hướng dẫn và hỗ trợ đúng đắn Việc quy định dựa trên độ
tuôi như trên nhăm đưa ra biện pháp xử lý đối với nhóm đối tượng này mộtcách đúng đắn, đồng thời, phân biệt được với biện pháp xử lý đối với người
trường thành dé dam bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em/người chưa thành niên Ngoài ra, việc quy định cụ thể về độ tuổi thành niên còn ảnh
hưởng đến các chính sách và quy định có liên quan về việc làm, hôn nhân,bầu cử, và nhiều lĩnh vực khác
Trong lĩnh vực Tư pháp - Hình sự, quy định về độ tudi của người chưa
thành niên có nhiều ý nghĩa quan trọng Tuỳ vào điều kiện kinh tế - xã hội, bối cảnh văn hoá của từng quốc gia, mà quy định của pháp luật các nước trên thế giới về người chưa thành niên có sự khác biệt Tại Hoa Kỳ, tuỳ từng bang mà quy định về người chưa thành niên có sự khác nhau, nhưng thông
thường độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự day đủ là 18 tuổi, trừ trường
hợp có hành vi bạo lực mức độ rất nghiêm trong (extreme violence) hoặc các
hành vi chống đối xã hội khác (other anti-social behaviour)[52] "Người vi
thành niên" (juvenile) theo pháp luật nước Hoa Ky là người chưa đủ 18
(mười tám) tuôi Hanh vi phạm tội cũng được xác định tách biệt giữa người
trưởng thành và người chưa thành niên như sau: hành vi vi phạm luật pháp Hoa Kỳ do một người thực hiện trước sinh nhật thứ 18 (mười tam) của mình
11
Trang 20thì được coi là "tội phạm vi thành niên", ngược lại, hành vi vi phạm pháp
luật do người từ đủ 18 (mười tam) tuổi trở lên thực hiện sẽ được coi là “tội
phạm” Hai loại tội phạm này sẽ có cách thức xử lý và quy định khác nhau.
Người trên 18 (mười tám) tuổi nhưng đưới 21 (hai mươi mốt) tuôi có thé bị
xử lý theo quy định về tội phạm vị thành niên nếu hành vi phạm pháp của người đó xảy ra trước ngày sinh nhật lần thứ 18 (mười tam)[53] Mặt khác,
quy định của pháp luật Trung Quốc về độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự được
chia làm hai cấp độ theo Bộ luật Hình sự 1997 như sau: (i) Người từ du 16
tuổi trở lên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự; (ii) Người từ 14 tuổi đếndưới 16 tuổi có trách nhiệm hình sự đối với các tội giết người, tội gâythương tích dẫn đến chết người hoặc gây thương tích nặng, tội hiếp dâm, tội
cướp, tội buôn/bán trái phép ma tuý, tội phóng hoả, tội đánh bom và/hoặc tội
đầu doc[54] Tuy nhiên, tại ban sửa đổi gần đây nhất của Bộ luật Hình sự
Trung Quốc, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được tiếp tục hạ thấp xuốngcòn 12 tuổi trong trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội cố ý giết người hoặc
cô ý hành hung dẫn đến tử vong hoặc sử dụng “các biện pháp đặc biệt tàn
ác” (especially cruel means) trong vu tan công gây thương tích nghiêm trọng
hoặc tàn tat[55].
b Khái niệm người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Việt Nam
Kế thừa tinh thần của pháp luật quốc tế về người chưa thành niên, Việt
Nam cũng đã nội luật hoá các quy định về người chưa thành niên vào trongcác văn bản luật của quốc gia Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định rang:
“Tre em là những người dưới 16 thổi ” Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 xác
định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” (Khoản 1
Điều 21) Như vậy, pháp luật Việt Nam đưa ra hai định nghĩa tách biệt rõ ràng là “trẻ em” - người dưới 16 tuổi, và “người chưa thành niên” - người dưới 18 tuổi Có sự phân biệt như vậy là bởi, thuật ngữ “trẻ em” thường được dùng đề chỉ đến nhóm đối tượng yếu thế, cần được bảo vệ, và có những quyền lợi đặc biệt “Trẻ em” được sử dụng trong các văn bản pháp luật thuộc
các lĩnh vực như: hôn nhân và gia đình, dân sự, Mặt khác, thuật ngữ
“người chưa thành niên” thường được sử dụng trong các văn bản quy phạm
pháp luật để phân định các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là
trong lĩnh vực hình sự, nơi mà người chưa thành niên phải được xử lý bởi
một hệ thống tư pháp khác biệt đáng kể so với người lớn Bộ luật Hình sự
2015 có quy định về độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thé: người từ đủ 14
đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS đối với một số loại tội phạm nhất định;
12
Trang 21người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS đối với mọi loại tội phạm, trừ
những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác (Điều 12) Tội phạm (theokhoản 1 Điều 8 BLHS) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trongBLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cô ý
hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà theo quy định của Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự Với các quy định của pháp luật về người chưa thành
niên/người dưới 18 tuổi, có thể nhận định, người dưới 18 tuổi là chủ thé có
năng lực TNHS chưa day du[42]
Dựa vào những phân tích nêu trên có thể thấy, tiêu chí xác định ngườichưa thành niên của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam không có sựkhác biệt nhiều Pháp luật Việt Nam có sự tham khảo đối với pháp luật quốc
tế và đồng quan điểm với pháp luật quốc tế về việc xác định người chưathành niên dựa trên độ tuôi Mặc dù có hai định nghĩa khác nhau là “trẻ em”
và “người chưa thành niên”, tuy nhiên dé phù hợp với phạm vi bài viết nay,
tác giả xác định và tái khăng định một số khái niệm liên quan đến “người
chưa thành niên” như sau:
Người chưa thành niên (vị thành miên) là người dưới 18 (mười tam)
tuổi, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực trách nhiệm hình
sự, do đó bị hạn chế về một số quyền và nghĩa vụ nhất định.
Người chưa thành niên phạm tội là người chưa thành niên (vi thành
niên) cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hình sự, xâm phạm
đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật, cần phải được xử lý bằng một hệ thống tư
pháp tách biệt hoàn toàn so với người lớn.
1.2.2 Khái niệm các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm
tội theo pháp luật quốc tê
Mặc dù được xác định là đối tượng chưa có đầy đủ năng lực hành vidân sự, tuy nhiên, người chưa thành niên lại thường xuyên tham gia vào cácquan hệ xã hội, quan hệ pháp luật ở một mức độ nhất định Trong quá trình
tham gia các quan hệ nêu trên, người chưa thành niên có xu hướng dễ bị lôi
kéo hoặc tự mình thực hiện các hành động vi phạm pháp luật trong khi chưa
có nhận thức hoàn chỉnh về hành vi của mình như người lớn Do đó, trong
quá trình xử lý hoặc đưa người chưa thành niên tham gia vào các hoạt động
như điều tra, truy tố, xét xử, của các cơ quan có thâm quyên, cần thiết phải
13
Trang 22đưa ra một bộ nguyên tac tiêu chuân, cơ bản trong việc xử lý nhóm đôi
tượng này.
Nguyên tắc, thường được hiểu là những điều cơ bản, hay những quy
định cơ sở nhằm định hướng cho hành động Mỗi lĩnh vực có những nguyên
tắc khác nhau và phải được tuân thủ Đối với nguyên tắc xử lý người chưathành niên phạm tội, thì phải gan liền với đặc điểm đặc thù của đối tượng
cũng như tính chất nhạy cảm của các quy trình tố tụng Các nguyên tắc cơ
bản này phải được thê hiện ở hầu hết các văn kiện quốc tế về người chưa thành niên nói chung, và người chưa thành niên phạm tội nói riêng Trong
phạm vi bài viết này, các văn kiện chính được tác giả lựa chọn dé nghiên cứu
va phân tích là: Công ước UNCRC 1989, Quy tắc Bắc Kinh 1985 và Hướngdẫn Riyadh 1955.
Dựa trên những phân tích nêu trên, tác giả đưa ra định nghĩa về Nguyêntắc xử lý doi với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế
là: những nguyên tắc cốt lõi định hướng cho toàn bộ hoạt động liên quan đến
xử lý người chưa thành niên phạm tội, được thể hiện trong các văn kiện cơbản của pháp luật quốc tế về người chưa thành niên nói chung và người chưathành niên phạm tội nói riêng Những nguyên tắc này được tuân thủ và thựchiện một cách có hệ thống bởi những người công tác trong các cơ quan có
thâm quyên, có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với đối tượng là người chưathành niên phạm tội.
Cần phân biệt Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội với Tư
pháp về người chưa thành niên Tư pháp về người chưa thành niên là mộtlĩnh vực rộng lớn, mức độ hoàn thiện của Tư pháp về người chưa thành niên
ở mỗi quốc gia tỷ lệ thuận với trình độ lập pháp cũng như trình độ văn minh
xã hội của quốc gia đó Nội dung về Tư pháp người chưa thành niên được đề
cập trong các văn bản quy phạm pháp luật là sự ghi nhận dưới nhiều góc độ về: quyền của người chưa thành niên, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, các biện pháp xử lý, quy định về xét xử người chưa thành niên,
bảo vệ người chưa thành niên trong hoạt động tố tụng, điều kiện giam giữ và
các biện pháp tái hoà nhập [44] Quy tắc Bắc Kinh 1985 đã khang định Tư
pháp người chưa thành niên phải được coi là “mot bộ phận hợp thành cua
quá trình phát triển đất nước ở mỗi quốc gia, trong khuôn khổ toàn diện của
công bằng xã hội đối với tất cả những người chưa thành niên, từ đó góp
phan bao vé thé hé tré va duy trì trật tự, yên bình cho xã hội” (Điều 1.4).Như vậy, Tư pháp cho người chưa thành niên có thé hiểu là một hệ thống các
14
Trang 23quy định của pháp luật được áp dụng với đối tượng cụ thể là người chưa
thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên trong
suốt quá trình đối tượng này tham gia vào hoạt động đặc thù của các cơ quan
tư pháp (ví dụ: tham gia hoạt động xét xử với Toà án với tư cách là bị cáo hoặc bị hai).
1.2.3 Đặc điểm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Thứ nhất, đôi tượng của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội bao gồm người chưa thành niên bị tình nghi, bi cáo buộc, hoặc bi
xác nhận là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong luật
hình sự của quốc gia Tuỳ thuộc vào quy định pháp luật, quy trình tố tụng
hình sự của mỗi nước sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là quy
trình khởi tố - điều tra - truy tố - xét xử - thi hành án Ở từng bước trong quátrình tố tụng, chủ thé thực hiện quyền ở từng giai đoạn là khác nhau, và chủ
thé tham gia vào quy trình tố tung đó cũng có tư cách khác nhau ở từng giai đoạn Ví dụ theo pháp luật Việt Nam, chủ thê bị khởi tố về hình sự và tham
gia vào quy trình khởi tố - điều tra - truy tố được gọi là bị can, sau khi cóquyết định xét xử của Toà án, tư cách tham gia tố tụng của chủ thé đó sẽ là bịcáo Mặt khác, NCTN là đối tượng yếu thé và dễ tổn thương, đặc biệt khitham gia vào các quy trình tố tụng nhạy cảm cùng với các cơ quan Tư pháp,
NCTN sẽ phải đối mặt với nhiều quy trình thủ tục khác nhau ở từng giai
đoạn Vì thế, Nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội phải có phạm vi tác động ởtoàn bộ quy trình dé đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, dù
NCTN đó đã được xét xử bởi một bản án của Toà án hay chỉ đang bị tình
nghị, buộc tội Việc xác định đúng đối tượng tác động của Nguyên tắc xử lyNTCN phạm tội giúp tiếp cận, xử lý, hỗ trợ người chưa thành niên trước,
trong, và sau khi đã hoàn tất quy trình tố tụng đối với NCTN đó.
Thứ hai, các nguyên tắc xử ly NCTN phạm tội phải dé cao tính giáo dục
và phục hồi NCTN là đối tượng vẫn đang trong quá trình phát triển và hìnhthành nhân cách Do đó, việc xử lý NCTN phạm tội cần chú trọng đến việc
giáo dục nhằm giúp các em nhận thức được sai lầm của mình và khắc phục Trước hết, Giáo dục ở đây có thể hiểu là bao gồm nhiều phương pháp, với nhiều mức độ từ ít nghiêm khắc tới nghiêm khắc, không loại trừ phươngpháp áp dụng hình phạt, tuy nhiên các phương pháp này phải hướng tới mụctiêu giúp các em hiểu về hậu quả của hành động chứ không nhằm đem đến
nỗi sợ và ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành nhận thức và phát triển théchất một cách lành mạnh của NCTN Ngoài ra, các biện pháp giáo dục phải
15
Trang 24giúp NCTN phát triển được một số kỹ năng mềm, nâng cao nhận thức pháp
luật, từ đó giúp các em dễ dàng tái hoà nhập xã hội Tiếp theo, Phục hồi NCTN phạm tội phải bảo đảm thoả mãn được 03 yeu tố: khôi phục danh dự,
giảm thiểu nguy cơ tái phạm, và đảm bảo quyền lợi một cách tối đa cho
NCTN phạm tội Nếu giáo dục là biện pháp cải tạo từ chính bản thân NCTN
phạm tội, thì phục hồi lại bao gồm nhiều biện pháp nhằm xây dựng môi
trường thân thiện, lành mạnh, khuyến khích NCTN phạm tội sửa chữa lỗi
lầm, phát triển khoẻ mạnh và tái hoà nhập Các biện pháp phục hồi yêu cầu
sự chung tay của toàn xã hội, bắt đầu từ việc cải tiến các chính sách pháp luật hướng đến xây dựng một hệ thống pháp luật văn minh, thân thiện hơn
với NCTN phạm tội, từ đó tạo hành lang pháp lý để áp dụng các chính sách
đó trong thực tiễn Trong đó, vai trò của các cơ quan, các cán bộ Tư pháp là
đặc biệt quan trọng bởi đây là những chủ thé
Thứ ba, việc áp dụng các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm
tội phải dựa trên và tương xứng với hoàn cảnh của người phạm tội, động cơ
và mức độ của hành vi phạm tội Trong xác định tội phạm, có 04 yếu tố phổbiến cấu thành tội phạm là yếu tố khách thé, yếu tố khách quan, yếu t6 chủ
quan, và yếu tố chủ thé Trong đó, yếu tố chủ quan được hiểu là những biểuhiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ,
mục đích của tội phạm Đối với người chưa thành niên, việc xác định đúng
động cơ phạm tội rất quan trọng, bởi các em chưa phát triển hoàn thiện về mặt nhận thức, do đó có thê vô tình thực hiện hành vi phạm tội mà không
xuất phát từ mong muốn phạm tội Mặt khác, có những trường hợp NCTN cốtình thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên động cơ lại xuất phát từ sự thiếuchín chắn, dé bị kích động do tâm sinh lý lứa tuổi Lúc này, việc xác địnhđúng động cơ phạm tội giúp tính toán đúng khả năng cải tạo, phục hồi củaNCTN đó, từ đó ưu tiên áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp Đối vớiđối tượng là NCTN, hoàn cảnh phạm tội có mối liên hệ mật thiết với động cơphạm tội bởi đây là độ tuổi mà hành vi, suy nghĩ dé chịu ảnh hưởng bởi môitrường xung quanh Trong bối cảnh xã hội phát triển ngày càng phức tap, sựbảo vệ đối với trẻ em về mọi phương diện trên thực tế vẫn chưa thực sự được
đáp ứng đầy đủ Việc áp dụng các nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội lại càng
phải chú trọng vào hoàn cảnh của người phạm tội dé nâng cao hiệu quả của
công tác xử lý, bảo đảm quyền lợi của trẻ em và hướng đến giáo dục, phục
hồi, hỗ trợ tái hoà nhập
16
Trang 251.3 Những nội dung cơ bản về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội dưới góc độ pháp luật quốc tế
Kể từ khi nhận thức về tư pháp dành cho người chưa thành niên được
nâng lên, các quốc gia trên thế giới đã chung tay xây dựng các bộ quy tắclàm nền tảng định hướng cho việc xử lý người chưa thành niên phạm tội Từnhiều thập kỷ trước, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu nâng cao ý thức về bảo vệ
quyền lợi của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên
phạm tội nói riêng Hơn nữa, việc tăng cường bảo vệ quyền của tội phạm vi
thành niên cũng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của các cơ
quan và chương trình của Liên Hợp Quốc Từ đó, xử lý người chưa thànhniên phạm tội được hướng dẫn bởi một số nguyên tắc quan trọng, chủ yếuđược thé hiện trong các công ước vả văn kiện quốc tế, đặc biệt là Công ướcLiên hợp quốc về Quyền của Trẻ Em 1989 (UNCRC), cũng như các văn kiệnkhác như Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp 0 người
chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh 1990) hay Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động Tư pháp đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh 1985) Mục đích của những quy định này là cung cấp một
khung pháp lý đặc biệt nhằm xác định các tiêu chuẩn tối thiêu cần tuân thủtrong các hoạt động tư pháp đối với tội phạm vị thành niên Mặc dù có bốicảnh ra đời khác nhau, nhưng tựu chung lại, các văn kiện trên đều có những
hướng dẫn tiễn bộ, mang tính gợi mở cho các quốc gia trong việc xây dựng
hệ thống Tư pháp dành cho người chưa thành niên cũng như ap dụng, thực
hiện có hiệu qua các quy định đó trên thực tế Theo đó, một số nội dung, CƠ bản về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được tác giả tổng
hợp dựa trên quy định tại 03 văn kiện nêu trên và một số văn kiện khác bao
gôm:
1.3.1 Nguyên tắc đảm bảo một cách tuyệt đối quyền lợi cơ bản của người
chưa thành niên phạm tội trong quy trình tổ tung:
Việc xử lý thanh thiếu niên có hành vi vi phạm pháp luật phải dựa trên
cơ sở đặt lợi ích tốt nhất của thanh thiếu niên làm ưu tiên hàng đầu (bao gồm nhưng không giới hạn: quyền được sống, quyền được phát triển khoẻ mạnh
về thể chất và tinh thần, quyền được lắng nghe ý kiến, quyền không bị tách
khỏi gia đình, quyền được đối xử công băng ) Đối với nguyên tắc này,
Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (UNCRC) đã quy định tương đối
cụ thê:
17
Trang 26Tại Điều 3 Công ước UNCRC quy định: “Zrong mọi hoạt động liên
quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tu nhán, bởi toà an, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan
pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng dau”
Ngay từ quy định này đã chỉ rõ, quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em phải được “đưa lên hàng đầu” dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù người chưa
thành niên đang ở trong một / cách pháp lý bất lợi (bị can, bị cáo) thì quyền
và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên đó sẽ không bị hi sinh hoặc
bỏ qua Trong đó, quyền quan trọng nhất của người chưa thành niên đó làquyền được sống và phát triển (Điều 19 Công ước UNCRC) Bên cạnh đó,pháp luật quốc tế cũng đồng thời đưa ra khung pháp lý vững chắc để bảo vệtrẻ em trong mọi tình huống, trong đó bao gồm cả việc tham gia vào quytrình tố tụng (điều tra - truy tố - xét xử) Đối với quy trình xử lý người chưa
thành niên phạm tội phải tuân thủ các quy định sau: Cam sử dụng hình phạt
thé xác hoặc bất kỳ hình phạt tàn ác, không nhân đạo, hoặc làm mat pham
giá của tội phạm vị thành niên; Án tử hình hoặc tù chung thân không áp dụng đối với tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra; Không tước đoạt quyền
tự do của trẻ em một cách tuỳ tiện; Việc giam giữ trẻ em phải dựa trên cơ sở
nhân đạo, tôn trọng phẩm giá, và phải được cách ly với người lớn (Điều 37
Công ước UNCRC) Ngoài ra, khi tham gia vào quy trình tố tụng, cơ quan và
người có thâm quyền phải đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ mangtính thủ tục cơ bản đối với NCTN như giả định vô tội, quyền được thông báo
về các lời buộc tội, quyền được giữ yên lặng, quyền được có luật sư bảo
chữa, quyền được sự có mặt của cha mẹ hay người giám hộ, quyền đối chất
và thâm van chéo các nhân chứng, quyền kháng cáo lên một cơ quan có thầm quyền cao hon (Quy tắc 7 Quy tắc Bắc Kinh).
Nhu vậy, những quyền lợi cơ bản của trẻ em nói chung và những điềucắm trong quy trình tiếp cận, xử lý người chưa thành niên phạm tội nói riêng
đã được quy định một cách bao quát và chỉ tiết tại Công ước UNCRC Bêncạnh việc quy định nội dung cụ thể, Công ước UNCRC còn quy định cảphạm vi áp dung các quyền lợi của trẻ em là trên tất cả các lĩnh vực, và quyđịnh về quyền hạn, trách nhiệm đảm bảo các quyền lợi đó là của cơ quan,
người có thâm quyền và của cả cộng đồng Tóm lại, các quyền và lợi ích
chính đáng của người chưa thành niên phạm tội đều quan trọng ngang nhau,
và chỉ có thé được đảm bảo một cách đầy đủ nhất và trọn vẹn nhất thông qua
18
Trang 27các công việc liên tục cũng như các quy trình cụ thê của các cơ quan, người
có thâm quyên, cùng với sự chung tay của cả xã hội.
1.3.2 Nguyên tắc về quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Việc xác định tuôi chịu trách nhiệm hình sự là bước đầu tiên trong quytrình xây dựng hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên Việc quy
định về giới hạn tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhằm phân biệt giữa người
chưa thành niên và người trưởng thành, đảm bảo rằng những cá nhân chưaphát triển đầy đủ về tâm sinh lý cũng như nhận thức sẽ không phải chịu tráchnhiệm hình sự Mặc du việc quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có
sự khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh xã hội, trình độ phát triển kinh tế
-chính trị của từng quốc gia Tuy nhiên đây vẫn là nội dung cơ bản, quan
trọng, được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện quốc tế về tư pháp cho người
chưa thành niên Công ước UNCRC quy định:
Điều 40.1: “Các Quốc gia thành viên Công nhận quyển của mọi trẻ em
bị tình nghỉ, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đổi
xử theo cách thức phù hop với việc thúc day nhận thức của trẻ em về nhân
cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em
đối với những quyên và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi
của trẻ em cũng như mong muốn thúc day sự tái hoà nhập của trẻ và giúp trẻ
em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội”
Điều 40.3: “Các Quốc gia thành viên phải tìm cách thúc day việc thiếtlập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế ap dụng riêng cho những
trẻ em bị tình nghĩ, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự,
và cụ thể là:
a Xác định độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là
không có kha năng vi phạm luật hình sự;
”
Quy tắc 4 Quy tắc Bắc Kinh quy định: “7rzong những hệ thống pháp
luật công nhận khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên thì không được quy định quá thấp tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự, mà can lưu ý đến thực tế của độ trưởng thành về tri tuệ, tinh
than và tình cảm của người phải chịu trách nhiệm hình sự ”
Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhằm bảo vệ trẻ em
khỏi việc bị xử lý hình sự quá sớm, khi chúng chưa đủ nhận thức và kiểm
19
Trang 28soát hành vi của mình Điều này giúp trẻ em có cơ hội phát triển và hoà nhập
tốt hơn vào xã hội Mặc du xu hướng phạm tội của NCTN dang trở nên phức tạp hơn cả về tính chất lẫn số lượng, nhưng nhìn chung đa số các vụ án do
NCTN gây ra đều thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, không có động cơ phạm
tội rõ ràng mà chỉ xuất phát từ đặc điểm nổi loạn của lứa tuổi, thiếu kinh
nghiệm và thiếu nhận thức về pháp luật Vì vậy, quy định về độ tuổi chịutrách nhiệm hình sự trước hết là tạo thuận lợi cho việc xác định đúng đối
tượng được hưởng các chính sách ưu tiên, sau đó là giúp tìm các giải pháp
xử lý phù hợp với độ tuổi Ngoài ra, việc quy định về độ tuổi cũng gan liềnVới nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự Theo đó, độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự có thé được chia thành nhiều nhóm tuổi khác nhau, với những
quy định và chế tài riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ em.Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cần cân băng giữa việc bảo
vệ trẻ em và việc đảm bao an ninh, trật tự xã hội, phù hợp với trình độ nhận
thức, kiểm soát hành vi và khả năng chịu trách nhiệm của trẻ em ở từng giaiđoạn phát triển Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tuânthủ các quy định của pháp luật quốc tế
1.3.3 Nguyên tắc xem xét giam giữ là biện pháp cuối cùng và khuyến khích các biện pháp xử lý thay thé:
Day là nội dung được thé hiện trong công ước UNCRC và Quy tắc Bắc
Kinh 1985 Theo đó, hai văn kiện này đều chỉ ra rằng việc xem xét giam giữngười chưa thành niên nên được coi là giải pháp cuối cùng và chỉ được tiếnhành trong thời gian tối thiểu khi xét thấy cần thiết:
“ Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợpvới pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thờihạn thích hợp ngắn nhất ”
(khoản 2 Điều 37 Công ước UNCRC)
“, Việc đưa trẻ em vào trại giam phải luôn là phương án cuối cùng và chỉ được áp dung trong một thời gian can thiết toi thiểu ”
(Quy tắc 19 Quy tắc Bắc Kinh)
“Những hạn chế tự do cá nhân đối với người chưa thành niên chỉ được
dua ra sau khi đã cân nhac kỹ lưỡng, và phải giới hạn ở mức độ tôi thiêu có
thể”
(Quy tắc 17.1.b Quy tắc Bắc Kinh)
20
Trang 29Pháp luật quốc tế ủng hộ việc sử dụng các biện pháp không giam giữ
thay thế cho hình phạt tù đối với đối tượng là NCTN phạm tội Bởi giai đoạn
vị thành niên là giai đoạn nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đối với nhận thức vàảnh hưởng tới cả giai đoạn trưởng thành Mục đích cuối cùng của xử lý
NCTN phạm tội là phục hồi, định hướng các em nhận thức và hành động đúng dan bằng các biện pháp thân thiện, phù hợp với độ tuổi chứ không phải
áp dụng các hình phạt hà khắc Việc hạn chế sự tự do của thanh thiếu niên
trên thực tế không đem lại nhiều hiệu quả về mặt giáo dục (như lịch sử đã
chứng minh), mà ngược lại có thé đem đến nhiều tiềm ẩn tiêu cực do việcgiam giữ bản thân nó đã hạn chế một số quyền lợi và sự phát triển lành mạnhcủa NCTN Trường hop cần quản lý NCTN dé chờ xét xử, biện pháp tamgiam luôn có thể thay thế bằng những phương pháp khác như giám sát chặtchẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về song với gia đình hay tai một trung tam
giáo dục hoặc tại nhà bat cứ khi nào (Quy tắc 13.2 - Quy tắc Bắc Kinh).
Trường hợp buộc phải thực hiện việc tước bỏ quyền tự do của người chưathành niên, phải đảm bảo những điều kiện sau: việc giam giữ người vị thành
niên phải được tách riêng với người trưởng thành, đồng thời, vai trò của nhà
tạm giữ lúc nay không phải như là một nha tù mà phải ưu tiên các biện pháp
cải hoá cũng như tạo môi trường phù hợp dé người chưa thành niên có cơ hội
được tiếp tục học hỏi và phát triển một cách tích cực.
Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế đồng thời khuyến khích các quốc gia
cân nhắc sử dụng các hình phạt như phục vụ cộng đồng, hoa giải, giám sat,
hình phạt tài chinh, (Quy tac 18 Quy tắc Bắc Kinh) thay vì hình phạt giamgiữ Các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội phải tập
trung vào phúc lợi và đảm bảo việc áp dụng các biện pháp đó phải dựa trên
cơ sở hoàn cảnh và mức độ phạm tội Những biện pháp thay thế này có ýnghĩa trong việc giảm tỷ lệ tái phạm cũng như khuyến khích các em có thể
sớm tái hoà nhập.
1.3.4 Nguyên tắc bảo mật và rút gọn trong giải quyết các vụ án có người
chưa thành niên phạm tội
Trong mọi giai đoạn tố tụng, toàn bộ thông tin cá nhân của NCTN phải
được tôn trọng (Điều 40.2.b.vii Công ước UNCRC, Quy tắc 8.1 Quy tắc Bắc
Kinh) Những thông tin liên quan đến nhân thân, nhận dạng của NCTN phải
được bảo vệ và không được công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng (Quy tắc 8.2 Quy tắc Bắc Kinh) Cùng với đó, nguyên tắc bảo mậtcũng không cho phép việc công khai hồ sơ pháp lý liên quan đến trẻ em
21
Trang 30phạm tội nhăm mục đích bảo vệ danh tính và cơ hội của trẻ em trong tương
lai (Quy tac 21 Quy tac Bac Kinh).
Thuc tién cho thay, tuy vao tinh chat va mức độ phức tạp cua một vu án
mà thời gian giải quyết có thể kéo dài Đối với những vụ án liên quan đếnngười chưa thành niên phạm tội, thời gian giải quyết càng cần được rút ngắnhơn, không được có bắt kỳ sự trì hoãn không cần thiết nào (Quy tắc 20 Quy
tắc Bắc Kinh) Việc kéo dai quá trình xử lý có thé gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ, khiến các em càng thêm căng thăng,
lo lắng và có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho các em Chính vì vậy,các vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên phạm tội cần được ưu tiên giảiquyết một cách nhanh chóng và hiệu quả Điều này không chỉ giúp giảm bớtgánh nặng tâm lý cho các em mà còn tạo điều kiện thuận lợi dé các em sớm
được hướng dẫn, giáo dục và hỗ trợ kịp thời, góp phần vào quá trình cải tạo,
giáo dục và tái hoà nhập cộng đồng Việc xử lý nhanh chóng các vụ án liênquan đến người chưa thành niên phạm tội không chỉ là yêu cầu của pháp luật
mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡnhững người con dang trong giai đoạn phát trién
1.3.5 Nguyên tắc wu tiên các giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn
Hướng dẫn Riyadh cung cấp một phương pháp ngăn chặn tội phạm mộtcách tích cực và toàn diện, đặt trẻ vi thành niên vao trung tam Các phươngpháp được đưa ra trong hướng dẫn hướng tới việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tội phạm của trẻ vị thành niên, bao gồm việc giải quyết
các yếu t6 khách quan tác động tiêu cực đến NCTN qua các cơ quan chứcnăng va các cơ chế kiểm soát xã hội, mục tiêu chính là thúc đây sự phát triển
và hạnh phúc của trẻ từ khi còn rất nhỏ Tính toàn diện được Hướng dẫn
Riyadh đề cập là sự đồng bộ và hệ thống hoá.
Chiến lược tốt nhất dé ngăn chặn trẻ vi thành niên phạm tội là áp dụngnhiều biện pháp dé thúc đây quyền lợi của trẻ vị thành niên và nâng cao phát
triển cộng đồng Đề làm được điều này, cần tiến hành đầu tư vào giáo dục,
đào tạo nghề nghiệp và sự tạo việc làm cho trẻ vị thành niên phù hợp với thịtrường kinh tế và sở thích cá nhân Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các cơquan chính phủ và các tô chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực công
lý, phúc lợi xã hội, sức khoẻ, giáo duc, lao động và việc làm[Š6].
Những nội dung nêu trên là cơ sở hướng dẫn việc thiết kế và thực thi
các chính sách và luật lệ liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, đồng
22
Trang 31thời nhắn mạnh sự cần thiết của việc tiếp cận một cách nhân văn và pháttriển đối với van đề này trên toàn cầu.
Như vậy, các nội dung cơ bản của nguyên tắc xử lý người chưa thànhniên phạm tội thé hiện hai khía cạnh đó 1a (i) quyền và lợi ích chính đáng củangười chưa thành niên; và (ii) các biện pháp nhằm đảm bảo các quyên, lợiích đó Mục đích của các nguyên tắc này không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ
quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội trong quá trình tham gia tố
tụng tại các cơ quan có thâm quyền, mà còn nhằm định hướng, chuyển
hướng, ngăn chặn nguy cơ tái phạm của người chưa thành niên.
1.4 Lý thuyết Criminogenic Needs về xác định các nguy cơ tái phạm của
người chưa thành niên phạm tội
Quy trình xử lý NCTN phạm tội bao gồm 04 hoạt động chính đó là:
phòng ngừa - xử lý - phục hồi - tái hoà nhap[28] Dựa trên các phân tích nêu trên về nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội có thể thấy, cả 04 hoạt động này không nên có sự tách bạch rõ ràng thành từng giai đoạn mà có thê đồng thời
thực hiện dựa trên cơ sở ưu tiên và hướng đến mục tiêu giúp NCTN nhận
thức được hành vi phạm tội, nâng cao hiểu biết về pháp luật trong một chuẩn
mực về tính hà khắc nhất định và khác hoàn toàn so với người trưởng thành Trong đó, công tác phòng ngừa nên được ưu tiên và day mạnh thực hiện Khi
nhắc đến công tác phòng ngừa, nên được hiểu rằng nó không chỉ dừng lại ở
việc phòng ngừa/ngăn chặn NCTN phạm tội, mà còn phòng ngừa/ngăn chặn việc NCTN tái phạm tội trong cả giai đoạn vi thành niên va giai đoạn trưởng
thành Tình hình tái phạm tội ngày nay ngày càng trở nên nguy hiểm hơn với
xu hướng gia tăng người tái phạm tội là người chưa thành niên Việc lôi kéo
thêm những cá nhân mới tham gia vào hoạt động phạm tội là một đặc điểmnôi bật của người tái phạm tội Bên cạnh đó, người tái phạm tội thường hoạtđộng manh động và quyết liệt hơn so với lần phạm tội trước, với các phươngthức thủ đoạn trở nên tàn ác và dã man hơn Trong bối cảnh xã hội đươngđại, những kẻ tái phạm thường mang đến quan điểm ích kỷ, mục tiêu vụ lợi
và khao khát thống trị bằng cách sử dụng bạo lực Theo báo cáo tổng kết của
Bộ Công an, trong giai đoạn 2012 - 2021, trên địa ban toàn quốc xảy ra530.709 vụ với 815.144 đối tượng phạm tội về hình sự các loại Dang lo ngại
là tình trạng tái phạm tội xảy ra hết sức phức tạp đến mức báo động với
130.553 vụ (chiếm tỷ lệ 24,6% so với tổng số các vụ phạm tội về hình sự),
241.958 đối tượng (chiếm ty lệ 29,7% so với tổng số các đối tượng phạm tội
về hình sự)[45] NCTN phạm tội nếu không được xử lý, phục hồi đúng đắn,
23
Trang 32có nhiều khả năng tái phạm trong tương lai Nếu NCTN tái phạm (dù trong
giai đoạn trưởng thành hay vị thành niên), có thé đi tới kết luận rằng, công tác xử lý, phục hồi NCTN phạm tội đó đã thất bại Do vậy, việc xây dựng
quy trình xử lý NCTN phạm tội phải đồng thời thực hiện nhiều nghĩa vụ
song song, trong đó bao gồm giảm thiểu nguy cơ tái phạm tội trong tươnglai.
Nghiên cứu phan tích được thực hiện vào năm 1998 nhằm xác định và
dự đoán các yếu tố tái phạm giữa những người phạm tội rối loạn tâm thần
(mentally disordered offenders) và những người phạm tội không rối loạn tâm
thần (nondisordered offenđers)|[57] Kết quả cho thấy các yếu tô dự đoán
chính về khả năng tái phạm là giống nhau đối với cả hai loại người phạm tộinêu trên Nghiên cứu nay đưa ra các yêu tố được xem là dự báo rõ ràng vềnguy cơ tái phạm như: tuôi tác, tiền sử phạm tội, tính cách chống đối xã hội,bạn bè xấu, không có nền tảng gia đình vững chắc (family dysfunction), vàlam dụng chat gây nghiện Nghiên cứu đồng thời chi ra rằng, các yếu tố về
lâm sàng (Clinical variables) hoặc tâm lý (Psychopathological variables)
không liên quan hoặc liên quan rất ít tới khả năng tái phạm Từ đó gợi mở ra
hướng đối phó đúng đắn và hiệu quả hơn trong việc xử lý, phục hồi người
phạm tội Mặc dù không thể nói đây là một nghiên cứu hoàn hảo vì nó chỉđược thực hiện trong một phạm vi nhỏ va tồn tại nhiều hạn chế, nhưng ýnghĩa lớn nhất mà nghiên cứu này mang lại đó chính là ủng hộ quan điểm
rằng có thê giảm tỷ lệ tái phạm băng việc phục hồi, cải tạo người phạm tội
dựa trên các đặc điểm quan trọng của họ thay vì chỉ sử dụng chế tài hình sự.Dựa trên tinh thần của nghiên cứu nay, khái niệm Criminogenic needs (tạmdịch: Nhu cầu phạm tdi) được xây dựng
Nếu Nhu cầu cơ ban (basic needs) là những lợi ích và mối quan tâm cơ bản của con người, mang tính thiết yếu và nếu như không được đáp ứng kịp
thời có thể gây ra ton thương hoặc nguy cơ tốn hại trong tương lai Thi Nhu cầu phạm tội được biết đến là những yếu tố động (dynamic attributes) cua người phạm tội và hoàn cảnh của họ, khi những yếu tổ này thay đổi sẽ phần
nao làm giảm tỷ lệ tái phạm Các yếu tố động là những yếu tố có thé thay đôinhư: thái độ đối với hành vi phạm tội (ủng hộ hay không ủng hộ), các khía
cạnh của tính cách chống đối xã hội (ví dụ: tính bốc đồng, thái độ thù địch và
giận đữ cao), kỹ năng giải quyết vấn đề kém, lạm dụng chất gây nghiện, bạn
bè có tiền án/tiền sự v v Ngược lại là các yếu tố khác bao gồm các yếu tôtĩnh (static factors) như giới tính, tuôi tác, tiền sử phạm tội, Có hai nguyên
24
Trang 33nhân chính tác động/làm thay đổi Criminogenic needs đó là nguyên nhân bêntrong và nguyên nhân bên ngoài Nguyên nhân bên trong đề cập đến các đặcđiểm tính cách, tâm lý như: thái độ, niềm tin, kỹ năng, giá trị, Nguyên nhânbên ngoài bao gồm các yêu tố có khả năng ảnh hướng tích cực hoặc tiêu cực
đến các nguyên nhân bên trong như: kinh tế - xã hội, văn hoá, chính sách, giáo dục, [58] Lý thuyết Criminogenic needs chủ yếu được các chuyên gia
và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tư vấn và quản lý tội phạm sử dụng dé định
hình các chương trình và biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu nguy co tái
phạm Việc tăng cường và đáp ứng những nhu cầu này được kỳ vọng có thểgiúp cá nhân thay đổi hành vi và tái hoà nhập cộng đồng một cách tích cực
Nói cách khác, việc áp dung lý thuyết Criminogenic needs trong xử lý,phục hồi NTCN phạm tội nhằm 02 mục dich: (i) xử lý một cách tương xứng,phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của NCTN phạm tội đó; và (ii) nâng caohiệu quả của hệ thống/quy trình xử lý NCTN phạm tội bằng việc hướng tớigiải quyết nguyên nhân căn bản dẫn đến hành vi sai lệch của NCTN thay vì
xử ly bang việc sử dụng các cơ chế kiểm soát xã hội (như công an, toà
) VIỆC nay cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Hướng dan của
Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng
dẫn Riyadh) Theo đó, phòng ngừa/ngăn chặn NCTN phạm tội một cách tích
cực và toàn điện là phải coi NCTN phạm tội là trung tâm, thúc day quyền trẻ
em và tăng cường phát triển cộng đồng.
Trong quy trình phòng ngừa/ngăn chặn như nêu trên, mặc dù không phải là cơ quan trực tiếp thực hiện các biện pháp can thiệp và cải tạo Nhưng
Toà án có vai trò xác định chính xác các yếu to động của NCTN phạm tội và
đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp xử lý sao cho phù
hợp Việc Toà án đưa ra một phán quyết phù hợp và thống nhất với các đặc điểm, nhu cầu của NCTN phạm tội mang ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả phục hồi cá nhân đó[59] Tại Việt Nam, Toà án là cơ quan có chức
năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật Toà
án có thâm quyền ra bản án/quyết định dựa trên công việc xem xét, thu thập,đánh giá tài liệu, chứng cứ trong quá trình tố tụng Bản án/quyết định của toà
án được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành[7].Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án không chỉ dừng lại ở việc đưa racác phán quyết (thông qua bản án) có thé tác động đến quyền và lợi ích của
cơ quan, tổ chức, cá nhân Toà án còn có nhiệm vụ đánh giá khách quan toàn
25
Trang 34bộ hồ sơ vụ án, và các quyền hạn khác theo luật định nhằm làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án, từ đó mang đến một bản án công bằng, đúng pháp luật.
Trong hoạt động xử lý NCTN phạm tội, Toà án giữ nhiệm vụ then chốt đó làđưa ra quyết định cuối cùng về biện pháp xử lý NCTN Toà án có thể tuyên
phạt NCTN phạm tội một trong số các hình phạt chính sau: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời han[3] Dé bản án của Toà án đảm bảo tính khách quan, công bằng, bên cạnh việc tuân thủ quy định của pháp
luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự, Toả án có thể xem xét, xác định các
yếu to động của NCTN phạm tội để đánh giá đúng hoàn cảnh và động cơphạm tội của NCTN Bang cách xác định và giải quyết các yếu tô rủi ro cụthể, Toà án có thể đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả hơn, góp phần nâng
cao hiệu quả tông thể của hệ thống tư pháp người chưa thành niên, giảm tỉ lệ
tái phạm, và giúp tiết kiệm ngân sách Tĩnh thần của lý thuyết Criminogenic
needs cũng được phan nao thé hiện trong nội dung tại các quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015, theo đó, việc xử lý người đưới 18 tuổi phạm tội phải
căn cứ vào độ tuôi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm|{ 3]
1.5 Xử lý người chưa thành niên phạm tội ở một số nước trên thế giới
Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, tuy
vậy nó lại phố biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới Tuỳ vào bối cảnh
xã hội, quy định của pháp luật của mỗi quốc gia, mà việc quy định về hành
vi phạm tội cũng như các chế tài xử lí các hành vi phạm tội do người chưa
thành niên thực hiện có sự khác nhau Trước khi có hệ thống xét xử cùng nềnlập pháp văn minh, hiện đại, các nguyên tắc, biện pháp xử lý người chưathành niên phạm tội tuy có khác nhau ở từng nước, nhưng nhìn chung đều là
những biện pháp hà khắc, chủ yếu mang tính răn đe và trừng trị, không đạthiệu quả giáo dục cao.
1.5.1 Xứ lý người chưa thành niên phạm tội tại Hoa Kỳ
Trong lịch sử, những đứa trẻ được cho là “gây rắc rối”, hoặc nằm ngoàitầm kiềm soát của gia đình ở Hoa Kỳ được dạy dỗ dựa trên một học thuyếtpháp lý gọi la “in loco parentis” (Theo từ điển Law.com, “in loco parentis”được hiểu là thay thế cha mẹ đề thực hiện các nghĩa vụ của cha mẹ, bao gồm
cả việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con) Nghĩa làthay thế cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ về giáo dục con cái Cụ thể hơn, thời
kỳ này người ta sử dụng các “nhà tế ban” hay “nhà cứu tế” (almhouse) dành
26
Trang 35cho những đứa trẻ hư hỏng Mặc dù vậy, mục đích của những “ngôi nhà” này
không mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như cái tên của nó Những ngôi nhà này
được mô tả là “những toà nhà một phòng, có khoá, là nơi ở của nhiều loại
người có nhiều van đề khác nhau” được dùng dé giam giữ - đây được xem là
“nhà tù” cho trẻ em[60] Trong suốt thể kỷ XIX, Bộ luật hình sự được áp dụng cho tất cả mọi người cả người lớn lẫn trẻ em, không có điều khoản nào
được đưa ra dé xem xét độ tudi của những người phạm tội Tất nhiên cũng
không có luật lệ hay toà án riêng biệt hay cơ sở đặc biệt nào dành cho việc
cải tạo, phục hồi cho những đứa trẻ có hành vi vi phạm pháp luật Đặc trưngcủa Hoa Kỳ lúc bấy giờ là sự gia tăng nhanh chóng về tỉ lệ sinh và làn sóngngười nhập cư, điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng mới cho các thành phố tạiHoa Kỳ trong đó bao gồm nhưng không giới hạn sự gia tăng số lượng trẻ em
không nơi nương tựa, cũng như tỉ lệ tội phạm do nhóm đối tượng này thực
hiện Mặc dù sử dụng những biện pháp hà khắc, tuy nhiên tỉ lệ tội phạm có
sự tham gia của người chưa thành niên tại Hoa Ky trong giai đoạn này không
hề suy giảm Do đó, phe cấp tiễn của Hiệp hội Chống Nghèo khó (the
Prevention of Pauperism) đã bày tỏ sự không hài lòng với các hình phạt
nặng nề đối với trẻ em (như tù giam hay lao động tại xưởng như người lớn),
thay vào đó họ đã kêu gọi những cơ sở giáo dục nhận trách nhiệm và cải tạo
những đứa trẻ này về mặt đạo đức cũng như nhận thức đối với xã hội Sự
thay đổi cách tiếp cận này đã củng cố lại phương pháp “in loco parentis”(hay còn được gọi là “parens parriae ”) như đã đề cập ở trên, làm tiền đề cho
sự phát triển của Tư pháp cho người chưa thành niên tại Hoa Kỳ sau này.Dưới triết lý về công lý vị thành niên (juvenile justice), những đứa trẻ phạm
tội được xác định là phạm pháp (delinquent) chứ không phải là tội phạm
(criminal), đồng thời, mục đích chính của hệ thong công lý thanh thiếu niên
là cải tạo chứ không phải là trừng phạt, Hoa Kỳ đã thành lập Toà án vị thành
niên đầu tiên trên thế giới (1899) nhằm hiện thực hoá triết lý này Theo đó,
các toà án dành cho người chưa thành niên tại Hoa Kỳ sẽ tập trung nỗ lực
thực hiện các chương trình chuyên hướng và sử dụng các biện pháp phitrừng phạt (non-punishment) khác nhằm tiến tới mục đích cải tạo nhữngthanh thiếu niên phạm tội thành công dan có ich[61]
Hoa kỳ là nước Liên bang, tuy nhiên lại không có hệ thống pháp luậtliên bang quy định về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội Các quyđịnh này được quy định trong luật của mỗi bang và có sự khác biệt tuỳ vào
từng bang Ví dụ tại bang Georgia, các vấn đề về Tư pháp vị thành niên được
27
Trang 36quy định tại Bộ luật Tư pháp người chưa thành niên (Law of Georgia
Juvenile Justice Code)[62] Theo Điều 3(1) Bộ luật Tư pháp NCTN Bang Georgia, NCTN phạm tội là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi Tại
Chương II quy định về các nguyên tắc chung đối với Tư pháp người chưathành niên, pháp luật Georgia quy định khá đầy đủ về các nguyên tắc như:
Bảo đảm quyền lợi của NCTN một cách tối ưu (Điều 4); Nghiêm cắm phân
biệt đối xử (Điều 5); Quyền của NCTN được phát triển hài hoà (Điều 6);Nguyên tắc tương xứng (Điều 7); Ưu tiên các biện pháp thay thế (Điều 8);Bắt giữ là biện pháp cuối cùng (Điều 9); Quyên tham gia tô tụng của NCTN(Điều 10); Nguyên tắc ưu tiên giải quyết, không chậm trễ giải quyết các vụ
án có NCTN (Điều 11); Quy định về đương nhiên xoá án tích đối với NCTN
phạm tội (Điều 12); Bảo vệ quyền riêng tư (Điều 13); Các tiếp cận cá nhânhoá đối với NCTN (Điều 14); Quyền được trợ giúp pháp lý trong tố tụng
(Điều 15) Như vậy, đối với các nguyên tắc về Tư pháp NCTN, pháp luật của bang Georgia có sự kế thừa các quy định của pháp luật quốc tế Ngoài ra, Bộ
luật Tư pháp người chưa thành niên của bang Georgia còn quy định cụ thể
một số nguyên tắc khác như: Quy định bắt buộc về người tiễn hành tố tụng
đối với NCTN phải là những chuyên gia về NCTN (Điều 16); Quy định về
báo cáo đánh giá cá nhân về hoàn cảnh sống, tình trạng sức khoẻ, các điều
kiện khác của NCTN nhằm xác định nguy cơ phạm tội (Điều 27); Quy định
về việc tách vụ án đối với vụ án có cả NCTN và người trưởng thành (Điều32); Quy định về các biện pháp chuyền hướng (Chương IV); Day là nhữngnội dung mà hiện tại pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thé và cóthể tham khảo để góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về NCTN một cách
đầy đủ và phù hợp.
1.5.2 Xử lý người chưa thành niên phạm tội tại Singapore
Tại Singapore, cách tiếp cận công lý dành cho người vị thành niên
mang nét độc đáo bởi đó là sự kết hợp giữa truyền thống pháp lý của Anh và
các giá trị văn hoá của đất nước như lòng trắc an, sự công bằng, lòng hiếu thuận, Tư pháp dành cho người chưa thành niên tại đây dé cao vai trò quan
trọng của gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết tội phạm là người chưathành niên Theo đó, các chương trình đóng góp vào nỗ lực chuyên hướng vàphục hồi người chưa thành niên phạm tội có thé kế đến như: Youth FamilyCare (hỗ trợ tái hoà nhập, cải thiện môi trường gia đình và mạng lưới hỗ trợ
xã hội cho thanh thiếu niên); Buddy Care (những anh chị lớn tuôi hơn nhưngvẫn trong độ tuôi thanh thiếu niên sẽ được đào tạo để dẫn dắt những người
28
Trang 37nhỏ tuổi hơn, nhằm tạo sự gan kết với bạn bè đồng chang lứa và định hướngtích cực cho những thanh thiếu niên phạm pháp); và Peer Group Advisers
(giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật trong giới trẻ, qua đó góp phần
giảm bớt vi phạm pháp luật trong tương lai thông qua công tác phòng ngừa).
Nhìn chung, các chương trình này đều góp phần vào mục tiêu chung là cải
thiện tích cực và hỗ trợ cho thanh thiếu niên vi phạm thông qua các sángkiến phục hồi và phòng ngừa nằm ngoài bối cảnh của hoạt động tố tụngtruyền thống tại toà án Đồng thời, chúng còn giúp giảm bớt gánh nặng cho
hệ thống toà án bằng cách giải quyết vẫn đề từ gốc rễ trong cộng đồng, cũngnhư cung cấp các dịch vụ trung gian và hậu cần hiệu quả hơn so với việc chỉ
dựa vào sự can thiệp qua toa án hay cơ quan thi hành án hình su[63].
Về hành lang pháp lý, Đạo luật Tư pháp hình sự thanh thiếu niên của
Singapore (Youth Criminal Justice Act 1993 - YCJA)[63] là một đạo luật
quan trọng giúp quản lý và xử lý những trường hợp phạm tội của thanh thiếuniên Đạo luật này nhấn mạnh việc tái hoa nhập xã hội, giảm thiểu sự tái
phạm, và cung cấp các biện pháp can thiệp thay vì chỉ trừng phạt Đạo luật
này đưa ra nhiều thuật ngữ mới mẻ trong lĩnh vực xử lý NCTN phạm tội
như: “fit person” (người phù hợp) - là người được xác định một cách hợp
pháp có đầy đủ khả năng để chăm sóc, bảo vệ, và giám sát NCTN;
“emotional harm” (tôn hại về tinh thần) - bat kỳ sự suy giảm nghiêm trọng
nào đối với sự phát triển về nhận thức và về tinh thần của NCTN, bao gồm
® chậm phát triển về thé chất và tinh thần, hoặc “duoc xác định một cách
hợp pháp rằng NCTN đó có nguy cơ gây tốn hại cho người khác hoặc chochính họ; Các quy định về “Juvenile rehabilitation centre” (Trung tâm phục
hồi NCTN): v v Đặc biệt, trong Đạo luật nay, vai trò của Toa án trong
việc xử ly NCTN phạm tội là rất đáng ké Toà án vị thành niên được thànhlập riêng để chỉ xem xét những vụ án có NCTN Không một NCTN nàođược xem xét tại Toà án bi coi là tội phạm, trừ trường hợp bên Công tố đềnghị xử lý về hành vi phạm tội và được người giám hộ xác nhận là có hành
vi như vậy xảy ra (Điều 39) Không sử dụng các từ “kết án” (conviction) hay
“ban án” (sentence) đối với NCTN vi phạm pháp luật (Điều 46) Dé Toà án
xem xét hành vi của một NCTN, phải có một báo cáo toàn diện bao gồm lýlịch cá nhân, lịch sử gia đình, học bạ, và các tài liệu khác có liên quan Bêncạnh thầm phán, sẽ có 02 người thuộc ban cô van (advisers) thay vi là Hội
thâm như những phiên toà thông thường Ban cố vấn có vai trò thông báo và
có phấn cho thâm phán về những quyết định của Toà án mà có thé ảnh
29
Trang 38hưởng tiêu cực tới NCTN (Điều 38) Mặt khác, đạo luật còn quy định tương
đối đầy đủ và cụ thể các biện pháp thay thế đối với NCTN phạm tội, cũng như quy định về việc giám sát tại nhà trong đó bao gồm các quy định cụ thê
về người có trách nhiệm, quy trình - thủ tục thực hiện, giám sát - theo dõiviệc thực hiện Các biện pháp xử lý NCTN phạm tội cũng rất đa dạng và có
mức độ nhẹ hơn người lớn, bao gồm: Cảnh cáo (warning), Chương trình
phục hồi (rehabilitative programs), Dịch vụ cộng đồng (community service),Trung tâm cải huấn (Juvenile rehabilitation centers) YCJA đồng thờikhuyến khích việc áp dụng các chương trình giáo dục và phục hồi nhằmtrang bị kỹ năng sống, giảm thiểu nguy cơ tái phạm và hỗ trợ thanh thiếu
niên trong việc phát triển bản thân Bên cạnh đó, các “dịch vụ pháp lý” bên cạnh Toà án cũng được YCJA quy định hoặc đề cập, như: cung cấp trợ giúp
về pháp lý, tâm lý,
1.5.3 Xứ lý người chưa thành niên phạm tội tại Úc
Mô hình cai tạo “What works” là một mô hình kha phô biến trong các
cơ quan cải huấn tại Úc với mục tiêu làm giảm khả năng tội phạm vi thành
niên chuyền sang tội phạm trưởng thành Mô hình “What works” là một
chuỗi các hoạt động hướng đến phục hồi, chuyển hướng người phạm tội
dựa trên việc nhấn mạnh sự can thiệp và hành động dựa trên bang ching
(evidence-based pratices and interventions) Theo đó, các chương trình
phục hồi dựa trên “What works” sẽ tập trung vào việc nghiên cứu hành vi,
nhân thân, nhu cầu, niềm tin, lịch sử phạm pháp của người phạm tội, Từ
đó phân tích kha năng tai phạm và phân loại người phạm tội vào các nhóm
có khả năng tái phạm từ thấp đến cao Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng cũng
như tỷ lệ tái phạm của mỗi nhóm sẽ có biện pháp xử lý phù hợp Quy trình
phân tích - phân loại - xử lý được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết vững
chắc (strong theoretical basis), phương pháp tiếp cận hành vi có cau trúc
và nhận thức (structured and cognitive behavioural approach), và được
thực hiện bởi đội ngũ được huấn luyện bài bản Nhóm tác giả Andrew
Day, K Howells, D Rickwood chỉ ra 05 yếu tố nhằm chuyền hướng, phục
hồi có hiệu quả người phạm tội dựa trên nguyên tắc “What works” nay
bao gồm: nguyên tac rủi ro (risk principle), nguyên tắc nhu cau (needs
principle), nguyén tac phan hồi ( reSponsivify principle), nguyên tắc toàn
ven (integrity principle), và nguyên tắc quyết định của chuyên gia
(professional discretion principle)[65].
30
Trang 391.5.4 Xứ lý người chưa thành niên phạm tội tại Trung Quốc
Ngày 01/6/2021, Luật phòng chống tội phạm vị thành niên (sửa đổiLuật ngăn chặn tội phạm vị thành niên) do Ủy ban thường vụ Quốc hội(NPCSC) ban hành chính thức có hiệu lực Bản sửa đổi này đã bãi bỏ quyđịnh về “giám hộ và hướng dẫn” (custody and instruction) gây tranh cãi đôivới trẻ vi thành niên phạm phap—mé6t hệ thống bắt đầu vào năm 1952 và bị
chỉ trích vì tước đoạt quyền tự do của các cá nhân mà không có thủ tục tố
tụng hợp phap—va được thay thé bằng “giáo dục cải huấn đặc biệt” (specialcorrectional education)[66] Theo luật sửa đổi, trẻ vị thành niên có hành vi
sai trái nghiêm trọng, trong một số trường hợp nhất định, có thể được gửi
đến các trường đặc biệt để được giáo dục đặc biệt (Điều 44.) Giáo dục đặcbiệt như vậy sẽ năm trong hệ thống giáo dục quốc gia và Hội đồng Nhà nước
sẽ xây dựng các biện pháp chi tiết về các trường đặc biệt và giáo dục đặc biệt(Điều 6) Có hai loại “hành vi sai trái nghiêm trọng”: (1) hành vi bị camtrong Luật Hình sự mà một số trẻ vị thành niên không phải chịu hình phạthình sự vì chúng chưa đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định va (2)các hành vi khác được quy định bởi Luật phòng chống tội phạm vị thànhniên “gây nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội” (Điều 38) Theo luật sửa đổi,
trẻ vị thành niên có hành vi sai trái nghiêm trọng thuộc loại (1) sẽ phải chịu
hình thức giáo dục cải huấn đặc biệt Giáo dục cải huấn đặc biệt phải được
tiến hành tại một địa điểm đặc biệt trong một trường học đặc biệt Địa điểm
này phải chịu sự “quản ly khép kín”, trong đó sở an ninh công cộng (cảnh sát) và sở tư pháp chịu trách nhiệm sửa chữa trẻ vị thành niên và sở giáo dục
của chính phủ chịu trách nhiệm về việc giáo dục họ (Điều 45.) Theo điều 38của luật trước đây (bản dịch tiếng Anh), người chưa thành niên không bị xử
lý hình sự vì chưa đủ 16 tuổi sẽ bị chính quyền “giam giữ, hướng dẫn”
Quyết định đưa trẻ vị thành niên vào chương trình giáo dục đặc biệt hoặc giáo dục cải huấn đặc biệt sẽ do sở giáo dục và cảnh sát cùng đưa ra.
(Điều 44, 45.) Luật cũng cho phép cha mẹ, những người giám hộ khác hoặc
trường hoc của trẻ vi thành niên có hành vi sai trái nghiêm trọng nộp đơn lên
bộ giáo dục dé gui tré vi thanh nién đến các trường đặc biệt nơi các em có
thê được giáo dục đặc biệt Trong những trường hợp này, quyết định sẽ chỉ
do bộ giáo dục đưa ra (Điều 43.) Mọi quyết định đưa trẻ vị thành niên vàotrường đặc biệt phải được sự chấp thuận của uỷ ban hướng dẫn giáo dục đặcbiệt do chính quyền địa phương cấp quận trở lên thành lập (Điều 6.)
31
Trang 40Đánh giá chung, hầu hết các quốc gia ngày nay đã nhấn mạnh việc
phân biệt cách xử lý giữa người chưa thành niên và người đã thành niên,
theo đó, thanh thiếu niên cần một hệ thống tư pháp riêng biệt, chú trọng đến
sự phát triển và tiềm năng cải hoá Một xu hướng phổ biến hiện nay là sự ra
đời và mở rộng các chương trình phòng ngừa nhằm giảm thiểu tinh trạng trẻ
em tiếp xúc với hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm giáo dục, chăm sóc sứckhoẻ tâm thần, hỗ trợ xã hội và gia đình Điều này cho thấy cách thức tiếpcận van dé trẻ vị thành niên phạm tội tại các quốc gia đang trong quá trìnhthay đổi và phát triển, phản ánh sự nhận thức tăng lên về nhu cầu đối xử
công bằng và có hệ thống hơn đối với trẻ em Mặc dù có sự chấp nhận rộng Tãi VỀ cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với người chưa thành niên phạm tội,
một số quốc gia vẫn duy trì các phương pháp nghiêm khắc, bao gồm việc
giam giữ dưới điều kiện nghiêm ngặt hoặc áp dụng biện pháp trừng phạt
ngang bằng với người lớn.
32