Phép vi phân, một công cụ chính của giải tích toán học, không chỉ giúp nghiên cứu sự thay đổi của các hệ thống sinh học mà còn cung cấp các phương pháp để tối ưu hóa và dự đoán các quá t
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN GIẢI TÍCH 1
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHÉP TÍNH VI PHÂN TRONG SINH HỌC
NHÓM L35_03
TP HCM, 11-2024
Trang 22
Giải bài tập Chỉnh sửa báo cáo
Kim Ngân Viết báo cáo
Trang 33
Nhận xét và chấm điểm của thầy/cô
Trang 44
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1 Các khái niệm cơ bản 6
1.2 Mối liên hệ giữa vi phân và các mô hình sinh học 7
1.3 Các mô hình vi phân trong sinh học 8
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG 9
2.1 Mô hình tăng trưởng quần thể 9
2.2 Lan truyền bệnh dịch 11
2.3 Phản ứng enzyme và tốc độ phản ứng 14
2.4 Di truyền học quần thể 17
CHƯƠNG III: TỔNG KẾT 20
CHƯƠNG IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 55
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sinh học hiện đại, các khái niệm và phương pháp của toán học, đặc biệt là phép
vi phân, đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và mô hình hóa các hiện tượng sinh học phức tạp Phép vi phân, một công cụ chính của giải tích toán học, không chỉ giúp nghiên cứu sự thay đổi của các hệ thống sinh học mà còn cung cấp các phương pháp để tối ưu hóa và dự đoán các quá trình sinh lý, di truyền, và sinh thái
Trong bài báo cáo này, nhóm em sẽ tập trung vào một số ứng dụng cụ thể của phép vi phân trong sinh học, dựa trên các phần được đề cập trong tài liệu “Biocalculus” của James Stewart và Troy Day Cụ thể, các ứng dụng trong Mục 3 và 4 của sách sẽ là nền tảng để nhóm em khám phá cách vi phân hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực như tốc độ tăng trưởng của quần thể, phản ứng của tế bào với các tác nhân hóa học, và nhiều khía cạnh khác trong sinh học
Thông qua các ứng dụng của phép vi phân vào sinh học, bài báo cáo này không chỉ nhằm nâng cao hiểu biết của cá nhân về sinh học định lượng mà còn thể hiện vai trò to lớn của toán học trong việc thúc đẩy sự phát triển của các nghiên cứu sinh học hiện đại
Trang 66
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các khái niệm cơ bản
1 Đạo hàm: Đạo hàm thể hiện tốc độ thay đổi của một biến số theo một biến số
khác Trong sinh học, đạo hàm thường biểu diễn tốc độ thay đổi của các yếu tố sinh học như kích thước quần thể, nồng độ chất hoặc tốc độ phản ứng sinh hóa theo thời gian hoặc theo không gian
2 Phương trình vi phân: Đây là các phương trình liên hệ giữa một hàm số và
đạo hàm của nó, dùng để mô tả mối quan hệ động lực giữa các yếu tố sinh học
- F là một hàm số cho trước, biểu diễn mối quan hệ giữa các biến
2.1 Phương trình vi phân cấp một (chỉ chứa đạo hàm bậc nhất), như trong các
mô hình tăng trưởng quần thể
2.2 Phương trình vi phân cấp cao hơn (chứa đạo hàm bậc hai hoặc cao hơn),
áp dụng trong các mô hình phức tạp hơn như động học enzyme
• Công thức tổng quát: ( ' '' ( ))
, , , , , n 0
Trang 72.3 Hệ phương trình vi phân: Trong sinh học, thường có nhiều biến tương tác
lẫn nhau, vì vậy ta thường sử dụng hệ phương trình vi phân để mô tả mối quan hệ giữa các biến Ví dụ, hệ phương trình Lotka-Volterra mô tả mối quan hệ giữa quần thể của hai loài trong một hệ sinh thái
• Ví dụ: Hệ Lotka-Volterra:
dx
x xy dt
dy
xy y dt
= −
= −
• Trong đó: -x: số lượng con mồi
-y: số lượng thú săn mồi
- , , , : các tham số
1.2 Mối liên hệ giữa vi phân và các mô hình sinh học.
1 Biểu diễn sự thay đổi theo thời gian (động học):
Vi phân được sử dụng để mô tả sự thay đổi của các đại lượng sinh học qua thời gian như: quá trình tăng trưởng quần thể Vi phân giúp mô tả sự thay đổi số lượng cá thể trong một quần thể theo thời gian, như trong mô hình tăng trưởng logistic, nơi tốc
độ thay đổi số lượng cá thể dN
dt
phụ thuộc vào số lượng hiện tại của quần thể N
2 Mô hình hóa sự lan truyền
Trong các mô hình dịch bệnh, vi phân giúp mô tả sự lan truyền của bệnh qua các nhóm người trong quần thể Các phương trình vi phân mô tả sự thay đổi số lượng người dễ bị nhiễm ( )S , bị nhiễm ( )I , và đã hồi phục ( )R theo thời gian Đây là cách
mô phỏng quá trình bệnh tật lan truyền trong một quần thể sống
3 Mô hình hóa sự phân bố và di chuyển của các chất trong cơ thể:
Trang 88
Vi phân cũng được dùng trong việc mô tả sự phân phối và vận chuyển của các chất như oxy, thuốc hay các ion trong cơ thể Những thay đổi nồng độ chất theo không gian và thời gian có thể được mô tả bằng phương trình vi phân, giúp hiểu rõ hơn về quá trình chuyển hóa và phân phối chất trong cơ thể
4 Mô hình di truyền:
Trong di truyền học, vi phân giúp mô tả sự thay đổi tần suất gen trong quần thể qua các thế hệ Vi phân được áp dụng trong các mô hình tiến hóa để mô tả sự thay đổi của các đặc tính di truyền theo thời gian
1.3 Các mô hình vi phân trong sinh học
1 Mô hình tăng trưởng quần thể:
• Mô hình Malthus (tăng trưởng cấp số nhân)
• Mô hình logistic
2 Mô hình dịch bệnh (SIR)
3 Động học enzyme (Phương trình Michaelis-Menten)
Trang 99
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG
2.1 Mô hình tăng trưởng quần thể
• Các mô hình tăng trưởng quần thể được xây dựng dựa trên các yếu tố sinh học
và môi trường như tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong, khả năng cạnh tranh và sự cung cấp tài nguyên để mô tả cách mà quần thể sinh vật tăng trưởng và phát triển Có hai
mô hình tăng trưởng cơ bản: tăng trưởng theo hàm mũ và tăng trưởng theo hàm logistic
• Mô hình tăng trưởng đơn giản
Mô hình tăng trưởng theo cấp số nhân (Malthus)
• Ví dụ: Một quần thể vi khuẩn ban đầu có 200 cá thể Quần thể này tăng
trưởng theo mô hình Malthus với tỉ lệ tăng trưởng r=0,05(tức là 5%) mỗi giờ Hãy thực hiện các yêu cầu sau:
o Lập phương trình tăng trưởng của quần thể vi khuẩn theo thời gian t
o Tính số lượng vi khuẩn sau 10 giờ
o Tìm thời gian cần thiết để số lượng vi khuẩn tăng gấp đôi
Trang 10
10
Giải
Code matlab: >> %Khai báo các tham số của bài toán
>> No=200; %ban đầu có 200 cá thể
Trang 11• Là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong sinh học và dịch tễ học nhằm mô
tả sự lây lan của bệnh trong quần thể và dự đoán diễn biến của dịch bệnh Dựa vào lý thuyết này, các mô hình toán học đã được phát triển để hiểu rõ hơn về sự lây truyền và kiểm soát dịch bệnh, bao gồm các yếu tố như tốc độ lây nhiễm, tỷ
lệ khỏi bệnh và khả năng miễn dịch
Mô hình SIR (Susceptible-Infectious-Recovered) cơ bản Tốc độ giảm số người dễ nhiễm bệnh: dS S I
dt = − Tốc độ thay đổi của số người nhiễm bệnh: dI S I I
dt = − Tốc độ tăng của số người hồi phục: dR I
o Dự báo đỉnh dịch và số ca nhiễm tối đa
o Phân tích sự lây lan của dịch bệnh trong các nhóm dân cư và khu vực khác nhau
Trang 1212
o Dự báo tốc độ lây lan trong các nhóm tuổi và sức khỏe khác nhau
o Ứng dụng trong quy hoạch tiêm chủng và chính sách y tế dài hạn
• Ví dụ: Một bệnh truyền nhiễm xuất hiện trong một thị trấn có dân số ban đầu là
1000 người Các thông tin cụ thể về bệnh dịch và tốc độ lây lan như sau: Ban đầu có 990 người thuộc nhóm dễ nhiễm bệnh ( )S , 10 người đã bị nhiễm ( )I ,
và chưa có người hồi phục (R=0) Tỉ lệ lây nhiễm là =0,2, nghĩa là trung bình mỗi người nhiễm bệnh sẽ lây cho 0,2 người mỗi ngày Tỉ lệ hồi phục là
=0,05, tức là mỗi người nhiễm bệnh có 5% cơ hội hồi phục mỗi ngày Hãy sử dụng mô hình SIR để:
o Viết các phương trình vi phân cho mô hình SIR của bài toán
o Dự đoán số lượng người bị nhiễm bệnh sau 7 ngày
o Tính thời gian cần thiết để số người hồi phục vượt quá 500
Trang 1313
Code matlab : %Khai bao du kien bai toan
beta=0.2;%Tỉ lệ lây nhiễm
gamma=0.05;%Tỉ lệ hồi phục
N=1000;%Dân số ban đầu
tspan=[0 100];
y0=[990, 10, 0] ;%Lần lượt là: S(0), I(0), R(0)
%Khai báo hàm ode45 để giải hệ pt vi phân SIR
[t, y]=ode45(@(t, y) sir_model(t, y, beta, gamma, N), tspan, y0);
%Vẽ đồ thị kết quả
plot(t, y(:,1), 'b', t, y(:,2), 'r', t, y(:,3),'g')
legend('S(t)', 'I(t)', 'R(t)')
xlabel('Thời gian(ngày)')
Trang 142 Số người nhiễm bệnh sau 7 ngày là: 28 người
3 Thời gian cần thiết để số người hồi phục vượt quá 500 người là: 46,73 ngày
2.3 Phản ứng enzyme và tốc độ phản ứng
• Động học enzyme
Là một lĩnh vực của sinh học nghiên cứu tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme Thông qua động học enzyme, chúng ta có thể hiểu được cơ chế hoạt động, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme
• Phương trình Michaelis-Menten
Là mô hình kinh điển mô tả động học của phản ứng enzyme, đặc biệt trong điều kiện nồng độ enzyme thấp hơn rất nhiều so với chất nền
[ ] [ ]
max m
Trang 15o Ứng dụng trong ức chế enzyme và thiết kế thuốc
• Ví dụ: Một nghiên cứu viên đang thí nghiệmđể tìm hiểu sự thay đổi của tốc độ phản ứng enzyme khi thay đổi nồng độ chất nền Nghiên cứu viên đó sử dụng
mô hình Michaelis-menten để mô tả mối quan hệ này với V max =150mol/ min, 75
2 Tính giá trị của đạo hàm này tại [ ] 40S = M và [ ] 100S = M
3 Phân tích ý nghĩa của kết quả Giải:
Code matlab: %Khai báo các dữ kiện đề bài cho
Vmax=150; %Tốc độ tối đa, đơn vị µmol/min
Trang 1616
1 Ta có phương trình Michaelis-menten : [ ]
[ ]
max m
( [ ]) [ ] [ ] [ ] [ ] [ ]
m max max m max
Khi [ ] 100S = M , tốc độ thay đổi giảm còn 0,37mol/ min/M , cho thấy tốc độ phản ứng tăng chậm hơn khi nồng độ chất nền tiếp tục tăng Điều này cho thấy rằng enzyme đang dần tiến tới trạng thái bão hòa, và hiệu quả tăng thêm của chất nền bị giảm dần
Trang 17tự nhiên tác động lên cấu trúc di truyền của quần thể
• Phương trình vi phân mô tả sự thay đổi tần số alen trong quần thể theo thời gian: dp p W( AA w tb) q W( Aa w tb)
• Quy luật Hardy-Weinberg
o Sử dụng vi phân để mô phỏng sự thay đổi tần suất của các alen trong quần thể qua thời gian, khi các yếu tố như chọn lọc tự nhiên, đột biến hoặc di cư tác động đến quần thể
o Phương trình vi phân cho sự thay đổi tần số alen p theo thời gian:
: tác động của chọn lọc lên kiểu gen Aa
• Nghiên cứu tiến hóa
Trang 1818
Vi phân trong nghiên cứu tiến hóa đóng vai trò quan trọng trong việc mô phỏng
và hiểu rõ hơn về các quá trình di truyền và sự thay đổi của quần thể theo thời gian dưới ảnh hưởng của các lực tiến hóa
• Ví dụ: Một quần thể có 2 alen A và a với plà tần số alen A và q là tần số alen a Trong quần thể này, các kiểu gen có sức sống như sau: sức sống của kiểu gen AA là W AA=1, 2 , sức sống của kiểu gen Aa là W Aa= 1, sức sống của kiểu gen aa là W aa= 0,8 Ban đầu p= 0, 6 và q= 0, 4 Hãy tính tốc độ thay đổi của tần số alen A trong quần thể và dự đoán xu hướng thay đổi tần số alen A
theo thời gian
Trang 19(p * (1 - p) * (p * (W_AA - W_Aa) + (1 - p) * (W_Aa - W_aa))) /
(p^2 * W_AA + 2 * p * (1 - p) * W_Aa + (1 - p)^2 * W_aa);
% Sử dụng hàm ode 45 để giải phương trình vi phân
[t, p_values] = ode45(allele_frequency_change, tspan, p0);
% Vẽ đồ thị
plot(t, p_values)
xlabel('Thời gian (thế hệ)');
ylabel('Tần số alen A');
title('Đồ thị sự thay đổi tần số alen A theo thời gian');
Trang 2020
CHƯƠNG III: TỔNG KẾT
1 Qua bài tập lớn này, các thành viên có cơ hội tăng kỹ năng làm việc nhóm Trong quá trình tuy xảy ra nhiều khó khăn nhưng nhờ vậy mà từng cá nhân có thể thể hiện thế mạnh của bản thân Cả nhóm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm:
• Ôn tập các kiến thức tích phân và một số phương pháp tính tích phân hiệu quả
• Ghi nhớ kiến thức sâu hơn nhờ việc tự tìm tòi, nghiên cứu, đọc hiểu kiến thức về giải tích
• Thể hiện tinh thần đóng góp tích cực, hòa đồng
• Làm việc và trải nghiệm với những phần mềm hữu ích như: Word (soạn thảo văn bản), Matlab,…
2 Đồng thời, nhóm gặp những khó khăn trong quá trình làm việc:
• Quá trình tự nghiên cứu tìm tòi thông tin kiến thức không tránh khỏi sai sót
• Vì còn trong quá trình làm quen với các phần mềm và chưa thành thạo nhiều, việc soạn thảo, viết code tốn nhiều thời gian Dẫn đến bài báo cáo dừng lại ở mức hoàn thành, chưa mở rộng ra nhiều hơn
3 Kết thúc bài tập lớn này, mỗi thành viên đều có thêm trải nghiệm và kinh
nghiệm cho bản thân, đồng thời hiểu rõ hơn về tinh thần làm việc Bài báo cáo
là thành quả cho sự cố gắng của các thành viên Nên cả nhóm đều sẽ tiếp thu và trân trọng những nhận xét của mọi người và thầy cô
Trang 2121
CHƯƠNG IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Murray, J D (2002) Mathematical Biology: I An Introduction Springer
2 Smith, H L., & van den Driessche, P (2009) Mathematical Models in Biology
Springer
3 Alon, U (2007) Network motifs: theory and experimental approaches Nature
Reviews Genetics, 8(6), 450-461
4 Jones, D A., & Perrott, R (2012) Enzyme Kinetics: From the Steady-State
Approach to Molecular Modeling Springer
5 Anderson, R M., & May, R M (1991) Infectious Diseases of Humans:
Dynamics and Control Oxford University Press