1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thị trường lao Động của nền kinh tế nhật bản Đang phải Đối mặt với vấn Đề thiếu hụt trầm trọng hãy phân tích Đặc trưng thị trường lao Động nhật bản và các giải pháp mà chính phủ nhật bản Đang nỗ lực thực hiện, bài học gì rút ra v

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thị trường lao động của nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt trầm trọng
Tác giả Vũ Thu Trang, Phạm Thị Kiều Trinh, Hoàng Mai Đức Trung, Nguyễn Thị Tuyến, Đỗ Phương Uyên, Đào Hiển Vinh, Nguyễn Đăng Minh Vũ, Đỗ Thị Hải Yến, Tạ Nguyễn Thanh Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế mà còn đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ Nhật Bản trong việc điều tiết thị trường lao động.. Những nỗ lực cải thi

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM Môn: Kinh tế vĩ mô

-Chủ đề:

Thị trường lao động của nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt trầm trọng Hãy phân tích đặc trưng thị trường lao động Nhật Bản và các giải pháp mà Chính Phủ Nhật Bản đang nỗ lực

thực hiện, bài học gì rút ra với Việt Nam?

Lớp: 4819 Nhóm 8

Hà Nội – 2023

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM KINH TẾ VI MÔ

STT Mã SV Họ và tên Đánh giá

của SV

SV ký tên

Đánh giá của giáo viên

(số)

Điểm (chữ)

GV ký tên

2 481955 Phạm Thị Kiều Trinh

3 481956 Hoàng Mai Đức Trung

7 481960 Nguyễn Đăng Minh Vũ

9 481962 Tạ Nguyễn Thanh Thảo

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2023

Trưởng nhóm

Trang 3

MỤC LỤC

A Mở đầu 4

B Cơ sở lý luận 4

I Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition) 4

II Thị trường lao động 4

1 Cầu lao động 4

2 Cung lao động 6

3 Cân bằng trên thị trường lao động 7

4 Tiền công tối thiểu và những quy định 8

C Nội dung 8

I Đặc trưng thị trường Nhật Bản 8

1 Thị trường lao động Nhật Bản là thị trường cạnh tranh độc quyền 8

2 Thị trường lao động 9

II Giải pháp của Chính phủ Nhật Bản 15

1 Chính sách khuyến khích người dân kết hôn và sinh con 15

2 Chính sách thu hút lao động nước ngoài 15

3 Chính sách lương và bảo hiểm 16

4 Chính phủ tạo môi trường khuyến khích sự tham gia tích cực vào thị trường lao động của phụ nữ và người cao tuổi 16

5 Tăng năng suất bằng công nghệ thông tin 16

III Bài học rút ra cho Việt Nam 17

1 Vấn đề của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay 17

2 Bài học rút ra cho Việt Nam 17

D Kết luận 17

E Danh mục tham khảo 18

Trang 4

A Mở đầu

Nền kinh tế Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới Thị trường lao động Nhật Bản có trình độ cao, tuy nhiên đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế mà còn đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ Nhật Bản trong việc điều tiết thị trường lao động Để có thể giải quyết vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đã phải nghiên cứu thị trường lao động của nước mình và đưa ra nhiều biện pháp để kích thích thị trường lao động Những nỗ lực cải thiện thị trường lao động của Chính phủ Nhật Bản cần được các nước trên thế giới học tập theo, trong đó có Việt Nam để tạo nên một thị trường lao động phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Vì vậy, nhóm 6 chúng tôi sẽ phân tích đặc trưng của thị trường lao động Nhật Bản và nhìn nhận

về những biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đã và đang nỗ lực thực hiện, đồng thời rút

ra những bài học quan trọng cho Việt Nam

B Cơ sở lý luận

I Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition)

* Là cấu trúc thị trường kết hợp các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo

* Đặc điểm của cạnh tranh độc quyền

- Rất nhiều người mua và người bán

- Có sự khác biệt giữa các loại sản phẩm

- Sức mạnh thị trường rất nhỏ

- Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp (tùy từng ngành)

- Cạnh tranh phi giá được sử dụng nhiều

II Thị trường lao động

Thị trường lao động - đó là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa, mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt - sức lao động, hay là khả năng lao động của con người

1 Cầu lao động

* Cầu lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp cần và có khả năng thuê tại các

mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

* Đặc điểm:

Cầu với lao động là cầu thứ phát: phụ thuộc vào cầu đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường hàng hóa

Trang 5

Cầu với lao động phụ thuộc vào giá của lao động: tiền công.

* Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động: là sự thay đổi của tổng sản lượng khi sử

dụng thêm một lao động với số lượng đầu vào khác không thay đổi

Ký hiệu: MPPL

* Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động: doanh thu tăng thêm từ việc bán thêm số

sản phẩm được tạo ra bởi lao động bổ sung Ký hiệu: MRPL

MPPL hay MRPL là giới hạn trên của mức tiền công (số tiền cao nhất tương ứng mà

doanh nghiệp có thể trả cho người lao động) Đường doanh thu sản phẩm biên của lao

động là đường cầu lao động của doanh nghiệp

* Quy luật năng suất cận biên giảm dần: DN thuê lao động thêm đến khi nào MRPL còn lớn hơn chi phí bỏ ra Hệ quả: Doanh thu biên giảm

dần

=> Điều kiện tối đa hóa LN: MRPL= W

- Ảnh hưởng của thay đổi mức lương:

W tăng nên MCL tăng Vì vậy doanh nghiệp thuê ít lao

động hơn Doanh nghiệp di chuyển dọc đường cầu lên

điểm cân bằng mới ứng với mức tiền công mới

- Ảnh hưởng của thay đổi năng suất:

Năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm làm ra

tăng làm MRPL tăng nên doanh nghiệp thuê thêm lao

động Đường cầu LĐ dịch chuyển sang phải

* Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu sản phẩm biên

của lao động, ta có thể quy các yếu tố chi phối cầu lao

động của một doanh nghiệp về những yếu tố sau:

- Quỹ máy móc, thiết bị và các yếu tố sản xuất khác mà lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất

- Trình độ công nghệ

- Biến động trên thị trường đầu ra

Trang 6

2 Cung lao động

* Khái niệm: Cung về lao động là số lượng lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng ở

các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định

- Cung về lao động cũng tuân theo luật cung: giá tăng, cung tăng

- Cung về lao động cấu thành bởi 2 yếu tố:

+ Số lượng người tham gia lao động

+ Số giờ lao động trong ngày, tháng

* Các yếu tố ảnh hưởng đến cung về lao động:

- Quy mô dân số một quốc gia

- Cơ cấu dân số trẻ hay già

- Quy định về độ tuổi lao động

- Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động

- Sự thỏa mãn nhu cầu của con người

- Các áp lực từ xã hội: nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo

- Áp lực kinh tế

- Phạm vi thời gian

* Cung lao động của cá nhân:

- Hiệu ứng thay thế lấn át: đoạn AB trên SL

- Hiệu ứng thu nhập lấn át: đoạn BC trên SL

* Đường cung về lao động cá nhân:

– Ban đầu khi lương tăng lên thì giờ lao động

tăng lên nhưng nhu cầu nghỉ ngơi cũng tăng

lên Tuy nhiên ảnh hưởng của tiền lương lấn

át ham muốn nghỉ ngơi vì vậy người lao động

tăng thời gian lao động.(1)

– Càng về sau ảnh hưởng của thu nhập ngày càng tăng và dần dần lấn át ảnh hưởng thay thế của việc tăng lương nên người lao động lại tăng dần thời gian nghỉ ngơi.(2)

(2)

Trang 7

* Quyết định cá nhân về cung ứng lao động: Đối với một cá nhân, trong một khoảng thời

gian xác định, anh ta hoặc là làm việc để có một khoản thu nhập nào đó, hoặc là nghỉ ngơi, giải trí Vì tổng số giờ tự nhiên trong khoảng thời gian xem xét là cố định nên việc anh ta tăng số giờ làm việc của mình lên cũng đồng nghĩa với việc giảm số giờ nghỉ ngơi

đi và ngược lại

* Cung lao động của ngành:

Tuân theo quy luật cung

Tổng cung lao động cá nhân

Với thị trường: hiệu ứng thay thế lấn

át, hiệu ứng thu nhập

Thị trường lao động phổ thông: cung

⁃ lao động thoải

Thị trường lao động trình độ cao: cung

⁃ lao động dốc hơn

- Cung lao động ngắn hạn tương đối ổn định hơn cung lao động dài hạn

* Quan hệ thời gian lao động – nghỉ ngơi: Người lao động lựa chọn điểm nào là do họ

tính toán lợi ích mà họ nhận được so với chi phí mà họ phải bỏ ra

- Lợi ích cận biên của nghỉ ngơi

- Lợi ích cận biên của thời gian lao động

- Người lao động tối ưu hóa sự lựa chọn khi:

* Mức tiền lương danh nghĩa: là giá trị thu nhập trả cho một giờ lao động, là giá của

lao động

* Mức tiền lương thực tế: được xác định bằng tiền lương danh nghĩa chia cho giá của

hàng hóa

3 Cân bằng trên thị trường lao động

Lao động là yếu tố sản xuất mang tính chất cơ động, có thể di chuyển từ ngành nọ sang ngành kia Sự di chuyển này đòi hỏi trạng thái cân bằng của ngành phải có sự thay đổi Khi đó, một trạng thái cân bằng chung giữa hai thị trường được xác lập với một mức lương thống nhất

Trang 8

4 Tiền công tối thiểu và những quy định

Tiền công tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm

công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội Tiền công tối thiểu do Nhà nước quy định

- W tối thiểu < W0: Thị trường tự điều tiết.

- W tối thiểu > W0: Dư cung lao động, thất nghiệp không tự nguyện.

C Nội dung

I Đặc trưng thị trường Nhật Bản

1 Thị trường lao động Nhật Bản là thị trường cạnh tranh độc quyền

* Đặc trưng của thị trường.

Thị trường lao động Nhật Bản bao gồm nhiều người mua và người bán với khoảng 5,16 triệu cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động và lực lượng lao động khoảng 59,75 triệu người vào năm 2022

Trang 9

Thị trường lao động có sự khác biệt giữa các loại sản phẩm: Trong một số ngành, người lao động sở hữu những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc bằng cấp độc đáo khiến họ khác biệt với những người khác Lực lượng lao động có trình độ học vấn tiên tiến ở Nhật Bản được báo cáo là 78,63% vào năm 2020 (theo bộ sưu tập chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới) trong đó còn nhiều bậc trình độ khác nhau Từ đó, dẫn tới sự khác biệt về tiền lương của người lao động, hay nói cách khác là một hình thức phân biệt giá Sức mạnh thị trường nhỏ: Trong một số ngành nghề hoặc ngành nghề nhất định, cá nhân người lao động có thể có sức mạnh thị trường ở mức độ nào đó nhờ vào kỹ năng hoặc chuyên môn độc đáo của họ Cũng như các công ty trong cạnh tranh độc quyền có một số quyền kiểm soát đối với số lượng và giá thuê nhân công của họ (như Sony, Samsung, Honda, )

Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp (tùy từng ngành): Mặc dù các rào cản gia nhập và rút lui có thể khác nhau giữa các ngành, nhưng thị trường lao động Nhật Bản nhìn chung cho phép việc gia nhập và rút lui tương đối dễ dàng Chính phủ Nhật quy định độ tuổi lao động, có thể tuyển dụng khi đủ 15 tuổi Và các doanh nghiệp có quyền tuyển lao động theo nhu cầu

Hình thức cạnh tranh phi giá được sử dụng nhiều trong thị trường lao động Nhật Bản: Các cá nhân thường tham gia vào việc xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển nghề nghiệp để tạo sự khác biệt cho mình trên thị trường lao động Điều này tương tự với việc quảng cáo của các doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lao động theo yêu cầu của mình

2 Thị trường lao động

a Cầu về lao động của thị trường lao động Nhật Bản.

*Thực trạng, nhu cầu sử dụng lao động của thị trường Nhật Bản hiện nay:

Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, công ty Nhật Bản là vô cùng lớn Lao động trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu lao động, nên số lao động nước ngoài tại Nhật tương đối cao (theo Bộ Lao động Nhật Bản, có 1.822.725 lao động nước ngoài vào thời điểm cuối tháng 10/2022) Các số liệu cho thấy lượng cầu lớn của thị trường lao động tại Nhật Bản hiện nay

Trang 10

*Đặc điểm của cầu lao động Nhật Bản:

Cầu lao động phụ thuộc vào giá của lao động: Thu nhập trong ngành đánh bắt cá tại Nhật Bản có nhiều biến động, với xu hướng giảm mà mức lương của lao động lại tương đối cao nên chi phí cho một lần đánh bắt lớn Vì vậy, số người làm việc trong ngành đánh bắt cá của Nhật Bản liên tục giảm và năm 2020 giảm 6,3% so với năm trước xuống còn 135.660 người

Cầu với lao động là thứ phát phụ thuộc vào cầu đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường hàng hóa Ví dụ như Nhật Bản trong đại dịch Covid 19, bối cảnh dịch bệnh diễn

ra phức tạp đã dẫn đến giảm nhu cầu với hàng hóa, dịch vụ như vui chơi giải trí, Từ đó, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, tổ chức lại quy mô hoạt động nên tỷ lệ thất nghiệp tăng (năm 2020 là 7.07% so với năm 2017 là 5.33%, tăng khoảng 1.74%)

* Sản phẩm hiện vật cận biên của lao động (MPPL) và sản phẩm doanh thu cận biên

của lao động (MRPL)là 2 chỉ số khi so sánh với chi phí thuê lao động, có tác động đến quyết định thuê thêm nhân công hay không Nếu như mức lương cao hơn MRPL thì công xưởng sẽ dừng tuyển thêm nhân công Nếu mức lương thấp hơn MRPL thì công xưởng sẽ quyết tiếp tục thuê thêm nhân công để đóng góp nhiều hơn vào doanh thu so với chi phí thuê nhân công

Trang 11

* Quy luật năng suất cận biên giảm dần:

Ảnh hưởng của thay đổi mức lương: công nghiệp ô tô là ngành đang rất phát triển ở Nhật Bản, cùng với đó là mức lương ngày càng tăng Với việc tăng lương này dẫn tới

MCL tăng, các doanh nghiệp thường sẽ giảm lao động về mức cân bằng của thị trường và dần thay thế các lao động bằng máy móc để giảm chi phí sản xuất cũng như tăng độ chính xác

Ảnh hưởng của thay đổi năng suất: Nhật Bản thường xuyên cải tiến phương pháp sản xuất hàng hóa Với các phương pháp mới này, phần sản phẩm hiện vật tăng lên Từ đó, dẫn tới sự tăng lên về sản phẩm doanh thu/1 đơn vị lao động Phần thay đổi này sẽ làm doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động vì MRPL còn lớn hơn chi phí bỏ ra

b Cung về lao động

* Thực trạng, nguồn cung lao động của thị trường Nhật Bản hiện nay:

Hiện nay, về số lượng lao động, Nhật Bản có khoảng 74,2 triệu người trong độ tuổi lao động (15 đến 64 tuổi), trong đó số người lao động sẵn sàng cung ứng cho thị trường

là 59,75 triệu người vào năm 2022 Về số giờ làm việc, Chính phủ Nhật Bản cũng đã ra những quyết định về giờ làm việc, ngày nghỉ cũng như lượng thời gian làm thêm giờ của người lao động Theo nguyên tắc, người sử dụng lao động không được bắt nhân viên làm việc quá 8 tiếng một ngày hoặc 40 tiếng một tuần; phải cho người lao động nghỉ ít nhất

45 phút khi làm việc vượt quá 6 tiếng và ít nhất 1 tiếng khi làm việc quá 8 tiếng và người lao động được phép nghỉ ít nhất 1 ngày 1 tuần Số giờ làm thêm sau giờ hành chính cũng

đã bị giới hạn Qua đây, ta thấy số lượng lao động còn tương đối thấp so với nhu cầu lao động của nền kinh tế kết hợp với thời gian làm việc ở mức trung bình làm cho cung về lao động của Nhật còn thấp so mức cầu

* Các yếu tố ảnh hưởng đến cung về lao động:

Trang 12

Quy mô dân số một quốc gia: Trong năm 2022, dân số Nhật Bản là 122,41 triệu người, nhưng đang có xu hướng giảm (giảm 0,65% so với năm 2021) Xếp thứ 11 thế giới về quy mô dân số

Cơ cấu dân số trẻ hay già: Cơ cấu dân số của Nhật Bản được xếp và nước có cơ cấu dân số già Cụ thể dân số dưới 15 tuổi là 11,6%, thấp nhất từ trước đến nay Từ 15 đến 64 tuổi, tỷ lệ này là 59,4%, và dân số từ 65 tuổi trở lên là 29,0% (trong đó, số người từ 75 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lớn 15,5%) Vì vậy, nguồn lao động của Nhật còn tương đối hạn chế

Quy định về độ tuổi lao động: Chính phủ Nhật quy định độ tuổi lao động, có thể tuyển dụng khi đủ 15 tuổi (những người đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc) và tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi (Điều 56 của Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động)

Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động: Thực tế, tổng số lao động của Nhật Bản không tham gia hết vào thị trường lao động và với mức độ thường xuyên khác nhau Nhìn vào tổng quan về lực lượng lao động của Nhật Bản vào năm 2022 có khoảng 74,2 triệu người lao động nhưng tỷ lệ có việc làm chỉ xấp xỉ 75%

Các áp lực từ xã hội: nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo…Thực tế, tình trạng karoshi “làm việc đến chết” đã khiến nhiều lao động không còn tha thiết với chiếc ghế quản lý Trong bản khảo sát 300 người lao động (độ tuổi 20-50) của công ty tư vấn tổ chức và quản lý Shikigaku, có đến 72% nhân viên không muốn đảm nhận chức vụ quản

lý Họ sợ chịu trách nhiệm, không muốn đối mặt với khối lượng công việc "khổng lồ" nữa

Áp lực kinh tế: Trả lời cho câu hỏi những trở ngại nào cho việc bắt đầu một cuộc sống gia đình, có tới 69% số người được hỏi đó là áp lực tài chính, 54% cho rằng đó khó cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái (theo cuộc khảo sát do Quỹ Nippon Nhật Bản)

Từ đó, dẫn đến tình trạng dân số già hóa tại Nhật làm nguồn cung lao động sụt giảm Phạm vi thời gian: Như đã nói, Chính phủ Nhật Bản cũng đã ra những quyết định về giờ làm việc, ngày nghỉ cũng như lượng thời gian làm thêm giờ của người lao động

Ngày đăng: 10/01/2025, 12:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w