Hình ảnh thơ Hình ảnh thơ là các sự vật, hiện tượng, trang thái đời sốngđược tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơidậy cảm giác đặc biệt là những ấn tượng thị giác cũngnhư
Trang 1CHUYÊN ĐỀ 2: THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI
II – NHÂN VẬT TRỮ TÌNH VÀ HÌNH ẢNH THƠ
1 Nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là ngườitrực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trướcmột khung cảnh hoặc sự tình nào đó
- Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả songkhông hoàn toàn đồng nhất với các giả
2 Hình ảnh thơ
Hình ảnh thơ là các sự vật, hiện tượng, trang thái đời sốngđược tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơidậy cảm giác (đặc biệt là những ấn tượng thị giác) cũngnhư gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với ngườiđọc
Trang 2III – VẦN THƠ, NHỊP ĐIỆU, NHẠC ĐIỆU, ĐỐI, THI LUẬT, THỂ THƠ, CHỦ ĐỀ, CẢM HỮNG CHỦ ĐẠO TRONG BÀI THƠ
1 Vần thơ
- Vần thơ sự cộng hưởng, hoà âm theo quy luật giữa một số
âm tiết trong hay cuối dòng thơ
- Vần có chức năng liên kết các dòng thơ và góp phần tạonên nhịp điệu, nhạc điệu cũng như giọng điệu của bài thơ
- Phân loại vần: vần lưng - vần chân, vần liền – vần cách,vần bằng – vần trắc…
3 Nhạc điệu
- Nhạc điệu là cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn
từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịpđiệu)
- Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu làgieo vần, ngắt nhịp, điệp, phối hợp thanh điệu bằng –trắc,
4 Đối
Trang 3- Đối là cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóngđôi với nhau cả về ý và lời
- Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản về ý và lời, cóthể chia đối thành hai loại: đối cân (thuận chiều), đối chọi(tương phản)
5 Thi luật
Thi luật là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trongthơ như gieo vần, ngắt nhịp, hoà thanh, đối, phân bố sốtiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ
6 Chủ đề
- Là vấn đề chủ yếu mà tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung
cụ thể của bài thơ
- Chủ đề trả lời cho câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà nhà văn nêu
ra qua tác phẩm là gì?
7 Cảm hứng chủ đạo
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tìnhcảm mãnh liệt, tràn đầy xuyên suốt tác phẩm thơ, gắn vớimột tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả
- Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứnganh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng…
IV – THỂ THƠ
1 Khái niệm
- Thể thơ là sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hìnhnội dung của tác phẩm thơ
Trang 4- Các thể thơ được hình thành và duy trì sự ổn định củachúng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học.
2 Một số thể thơ thường gặp
2.1 – Lục bát
a Dấu hiệu nhận biết
- Một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nốiliền nhau
- Thường bắt đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu
8 chữ
- Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câubát Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lụctiếp theo
Trang 52.2 Song thất lục bát
a Dấu hiệu nhận biết
- Mỗi đoạn có 4 câu: 2 câu đầu mỗi câu 7 chữ; câu thứ
ba 6 chữ, câu thứ 4 tám chữ
- Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng thứ 5 của câuthất dưới, tiếng cuối của câu thất dưới vần với tiếng cuốicủa câu lục, tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 củacâu bát, tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câuthất tiếp theo
b Ví dụ
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đặng Trần Côn 1705-1745)
2.3 Thất ngôn bát cú Đường luật
a Dấu hiệu nhận biết
- Mỗi bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng (chữ)
- Trong 7 tiếng 8 câu thì tiếng cuối câu một và các câuchẵn vần với nhau (vần chân và độc vận)
b Ví dụ
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Trang 6Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Trần Tế Xương 1907)
1870-2.4 Thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ
a Dấu hiệu nhận biết
- Dựa vào số chữ trong 1 câu thơ: thơ 4 chữ - mỗi câu
có 4 chữ, thơ 5 chữ - mỗi câu có 5 chữ, thơ 6 chữ - mỗi câu
có 6 chữ, thơ 7 chữ - mỗi câu có 7 chữ, thơ 8 chữ - mỗi câu
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác
Trang 7Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Hàn Mặc Tử)
- Hai sắc hoa ti gôn (TTKH – Thâm Tâm
1917-1950)
- Thơ 8 chữ
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
(Quê hương – Tế Hanh 1921-2009)
Trang 8(Hồ Dzếnh 1916-1991)
2.5 Thơ tự do
1 Dấu hiệu nhận biết
- Số chữ (tiếng) trong 1 dòng thơ nhiều ít không theo quy luật, không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thểtrên một chục từ
- Bài thơ thường không được chia ra thành các khổ
- Cách hiệp vần cũng không có một luật lệ cố định
2 Ví dụ: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bên kia sông
Đuống (Hoàng Cầm)
2.6 Thơ văn xuôi
a Dấu hiệu nhận biết
- Không phân dòng, không có vần
- Chất thơ được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàusức khơi gợi, bất ngờ, chất triết lí thâm thúy, thơ mộng
b Ví dụ
- Kẻ bán mình (R.Tagor 1861-1941)
- Hỏi (Giả Bình Ao 1952)
Trang 9Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà nó đỏ ?
Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng ?
Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ nói sai Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ nói sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ.
IV – CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP
Biện pháp tu từ (BPTT) là cách kết hợp ngôn từ (từ,cụm từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằmtạo nên cái hay hay, cái đẹp đẹp, tính biểu cảm, hấp dẫntrong diễn đạt
Trong tiếng Việt, người ta sử dụng khoảng 200 BPTT.Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTTđược chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa,BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Ở đây, chúng ta chỉ lưu ý 13BPTT thường gặp (chủ yếu là BPTT từ vựng)
1– SO SÁNH
a Khái niệm
Là BPTT trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều sựvật, sự việc, hiện tượng mà giữa chúng có những nét tươngđồng nhằm làm cho sự vật, sự việc, hiện tượng hiện lên mộtcách sinh động, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tính hàmsúc, hấp dẫn cho sự diễn đạt
Trang 10c Dấu hiệu nhận biết
- Có hai vế: cái được so sánh (A) và cái dùng để sosánh (B)
- Thường có các từ ngữ so sánh: như, như thể, là, tựa,tựa như, bao nhiêu… bấy nhiêu…(có một số trường hợp, từ
ngữ so sánh bị ẩn đi: Thân dừa bạc phếch tháng năm/ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh).
- Cấu trúc thường gặp có dạng: A là B, A như
B, … bao nhiêu… bấy nhiêu
Trang 11Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
- Người ta còn gọi ẩn dụ là phép so sánh ngầm, trong
đó cái được so sánh (A) bị ẩn đi, chỉ còn lại cái dùng để sosánh (B)
b Tác dụng
- Làm rõ, làm sâu sắc hơn nội dung văn bản
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tính hàm súc, hấpdẫn cho sự diễn đạt
c Dấu hiệu nhận biết
- Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
- Chỉ có cái dùng để so sánh (B) mà không có cái được
so sánh (A) và từ ngữ so sánh (ẩn dụ là so sánh ngầm)
- Lấy cảm giác của giác quan này để gọi cảm giác củagiác quan khác
d Phân loại
Trang 12=> thuyền – người con trai; bến – người con gái
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác)
Ngoài thêm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn – Trần
Đăng Khoa)
3 – NHÂN HÓA
a Khái niệm
Là BPTT trong đó người ta sử dụng những từ ngữ chỉhoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi vốn chỉ dành cho
Trang 13con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiếncho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn.
c Dấu hiệu nhận biết
- Có các từ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi
của con người (như ngửi, chơi, hát, anh, chị…).
- Trò chuyện, tâm sự với đồ vật, sự vật, con vật, câycối như đối với con người
d Phân loại
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: chị ong nâu, ông mặt trời, bác giun, chị gió, anh đom đóm…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất củangười để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Trang 14(Tây Tiến – Quang
Dũng 1921-1988)
"Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm
1922 - 2010)
- Trò chuyện với vật như với người:
Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Trang 15c Dấu hiệu nhận biết
Giữa sự vật, hiện tượng, khái niệm được thay thế và sựvật, hiện tượng, khái niệm được đưa ra để thay thế có quan
hệ gần gũi với nhau
d Phân loại
- Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông
1925-1993)
- Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
“Vì sao trái đất nặng ân tình, Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
(Theo chân Bác – Tố Hữu 2002)
1920 Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
“Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
(Việt Bắc - Tố
Hữu)
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
(Ca dao)
5 – ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ
Trang 16- Nhấn mạnh, tô đậm nội dung cần biểu đạt.
- Tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng, nhịp điệu chocâu văn, câu thơ
c Dấu hiệu nhận biết
Các từ, cụm từ được lặp lại nhiều lần trong câu, trongđoạn
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Trang 17Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Truyện Kiều – Nguyễn Du 1766-1820)
- Điệp nối tiếp:
“Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh” (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy 1948)
- Điệp vòng tròn:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
6 – PHÉP ĐỐI
a Khái niệm
Phép đối là cách sắp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trícân xứng nhau nhằm nhấn mạnh ý, gợi liên tưởng, tạo nêntính hài hòa, cân đối cho sự diễn đạt
b Tác dụng
Trang 18- Nhấn mạnh ý, tạo ra sự phong phú về ý nghĩa, gợiliên tưởng, làm rõ nội dung cần biểu đạt.
- Tạo nên tính hài hòa, cân đối trong diễn đạt
c Dấu hiệu nhận biết
- Các vế, các câu đối nhau có số lượng chữ (âm tiết)bằng nhau
- Các vế, các câu đối nhau có sự tương phản hoặctương đồng về ý nghĩa
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Trường đối (bình đối): đối giữa dòng trên với dòngdưới, câu trên với câu dưới
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Trang 19(Qua đèo ngang – Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị
Hinh 1805-1848, chồng là Lưu Nghị làm tri huyện ThanhQuan, Thái Bình)
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm 1585)
1491-7 – NÓI QUÁ
a Khái niệm
Là BPTT trong đó người ta phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấnmạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
b Tác dụng
- Nhấn mạnh, tô đậm nội dung cần biểu đạt
- Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn, câu thơ
c Dấu hiệu nhận biết
Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại sovới thực tế
Trang 20Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi 1380-1442)
8 – NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
a Khái niệm
Là BPTT trong đó người ta dùng cách diễn đạt tế nhịuyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, mất mát,ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
b Tác dụng
Làm giảm nhẹ cảm giác quá đau buồn, mất mát, ghê
sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự trong lời văn, lờithơ
c Dấu hiệu nhận biết
Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thườngcủa nó
d Ví dụ
Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
(Bác ơi! – Tố Hữu) Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn
Khuyến 1835-1909)
9 – LIỆT KÊ
Trang 21a Khái niệm
Là BPTT trong đó người ta sắp xếp nối tiếp hàng loạt
từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơnnhững khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tìnhcảm
Trang 22Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố
- Làm sâu sắc hơn, nổi bật hơn nội dung cần diễn đạt
- Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, lời thơ
Trang 23Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
(Tấm ảnh – Tố Hữu)
11 – CHƠI CHỮ
a Khái niệm
Là BPTT trong đó người ta lợi dụng những đặc sắc về
âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… cho
- Qua phương diện ngữ âm: từ đồng âm, gần âm, điệp
âm, nói lái
- Qua phương diện ngữ nghĩa: từ trái nghĩa, đồngnghĩa, gần nghĩa
d Ví dụ
Bà già đi chợ cầu đông Xem một que bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
(Ca dao)
Trang 24Không răng đi nữa cũng không răng,
Chỉ có thua người một miếng ăn.
Miễn được nguyên hàm nhai tóp tép,
Không răng đi nữa cũng không răng
(Không răng - Tôn Thất
b Tác dụng
- Nhấn mạnh, tô đậm nội dung cần biểu đạt
- Tăng tính gợi hình, gợi cảm, tạo hình ảnh, đường nét,màu sắc cho câu văn, câu thơ
c Dấu hiệu nhận biết
Cấu trúc câu bị đảo ngược so với trật tự thông thường
d Ví dụ
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng
Trang 25b Tác dụng
- Nhấn mạnh ý và bộc lộ tình cảm, cảm xúc của ngườiviết
- Làm cho lời thơ, lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn,giàu tính biểu cảm
c Dấu hiệu nhận biết
- Có dấu hỏi ở cuối câu, cuối dòng
- Thường có các từ dùng để hỏi (nào, đâu, ai, gì…).(Lưu ý: phân biệt câu hỏi tu từ với câu hỏi trong giaotiếp thông thường)
d Ví dụ
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Trang 26Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàncủa quê hương trong chiến tranh
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Câu thơ nào cũng có ý:
VD: Nhìn củi trôi, bèo dạt trên sông, HC liên tưởngđến cái bơ vơ, nổi nênh, phiêu dạt của kiếp con người, vàthế là sau rất nhiều tìm tòi, câu thơ ra đời: "Củi một cànhkhô lạc mấy dòng"
- Có ý chưa chắc đã có tứ
2 Tứ thơ
- Là ý tưởng bao trùm, là hình tượng trung tâm, xuyên suốttoàn bộ bài thơ, biểu hiện trong sự liên kết bằng những xúc
Trang 27cảm, suy nghĩ và hình ảnh, biểu hiện trong dạng cấu tạo vàphát triển của hình tượng thơ
- Ý nghĩa của tứ thơ:
+ Tứ thơ thể hiện tư tưởng nghệ thuật, chủ đề của bài thơ;cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện riêng biệt, độc đáocủa nhà thơ
+ Tạo nên sức sống lâu bền của thơ trong lòng độc giả (Cókhi độc giả quên câu chữ cụ thể của bài thơ nhưng vẫn nhớ
tứ thơ)
3 Cấu tứ
- "Cấu": xây dựng, sắp xếp, liên kết
- "Tứ": là ý tưởng bao trùm, là hình tượng trung tâm, xuyênsuốt toàn bộ bài thơ
=> Cấu tứ là cách xây dựng, sắp xếp và liên kết những ýnghĩ, cảm xúc và hình ảnh thành ý tưởng bao trùm, hìnhtượng trung tâm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ -> cấu tứ làhành động tư duy để sáng tạo ra hình tượng thơ
VI – YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ
a Khái niệm
Yếu tố tượng trưng là khái niệm được dùng để chỉmột hình ảnh, hình tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa vàgợi lên những cảm nhận đa chiều (hình ảnh mang tính biểutượng)
b Các thủ pháp nghệ thuật tạo nên yếu tố tượng trưng trong thơ
Trang 28- Tô đậm tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sựviệc… bằng những cách thức khác nhau.
- Phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậynhững cảm giác bất định, mơ hồ
- Hoà trộn cảm nhận của các giác quan, diễn tả chi tiếtnhững sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, hiệntượng…
B – MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
I – PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NÉT ĐẶC SẮC TRONG NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ
1 Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề cần nghị luận: nét đặc sắc trong nội dung vànghệ thuật của bài thơ
2 Thân bài
- Phân tích ý nghĩa nhan đề và câu đề từ (nếu có); nêu chủ
đề của bài thơ
- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vậttrữ tình trong bài thơ:
+ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
+ Nhân vật trữ tình muốn thể hiện điều gì, thông qua hìnhtượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao?
- Lần lượt phân tích các khổ, đoạn trong bài thơ hoặc mạchtriển khai hệ thống hình ảnh để thấy được sự phát triển củahình tượng chính trong bài thơ
Trang 29- Phân tích tính độc đáo của các phương tiện ngôn ngữđược sử dụng trong bài thơ (từ ngữ, cách gieo vần, ngắtnhịp, giọng điệu, các biện pháp tu từ, yếu tố tượngtrưng…).
- Liên hệ, so sánh với những bài thơ khác cùng đề tài, chủ
đề để thấy được sự mới mẻ, nét hấp dẫn riêng của bài thơ
3 Kết bài
- Khẳng định giá trị tư tưởng và thẩm mĩ của bài thơ
- Khẳng định ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân
II - PHÂN TÍCH CẤU TỨ, HÌNH ẢNH TRONG BÀI THƠ
1 Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề cần nghị luận: cấu tứ và hình ảnh trong bàithơ
2 Thân bài
a Phân tích cấu tứ trong bài thơ
- Nêu khái quát cấu tứ của bài thơ
- Phân tích, đánh giá nhan đề, lời đề từ (nếu có) và từ phần(từng câu, từng khổ, từng đoạn) của bài thơ để làm rõ nghệthuật cấu tứ
- Thông qua cách cấu tứ của bài thơ, chỉ ra phát hiện riêngcủa nhà thơ về thế giới và con người
b Phân tích hình ảnh trong bài thơ
Trang 30- Chỉ ra các hình ảnh trong bài thơ và phân tích ý nghĩa củachúng.
- Phân tích mối quan hệ giữa các hình ảnh và sự vận động,biến đổi của chúng theo mạch triển khai của bài thơ
- Nhận xét chung về hệ thống hình ảnh trong bài thơ
đáy sông sâu.
Những lăng tẩm như hoàng
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con
Trang 31Xin đừng lầm em với cố đô.
Áo trắng hỡi thuở tìm em
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!
Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt,
Hải Vân ơi xin Người đừng tắt ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng,
Anh trở về hóa đá phía bên kia.
Trang 32C Nhân vật “anh” (Có thể là tác giả)
D Nhân vật “em” (Có thể là người con gái trong mộng củatác giả)
Câu 2. Đối tượng trung tâm được tác giả thể hiện cảm xúc trong bài thơ là:
A Thành phố Huế với các hình tượng tiêu biểu của thànhphố
B Thành phố Huế
C Người tác giả yêu thương
D Kỉ niệm của tác giả với thành phố Huế
Câu 3 Những hình ảnh về Huế và đặc trưng của Huế được tác giả thể hiện trong bài thơ là:
A Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, kinh thành Huế,Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân
B Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, cố đô, áo (dài)trắng, Tràng Tiền, dòng sông (Hương), nón, Hải Vân
C Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, cố đô, Tràng Tiền,dòng sông (Hương), nón, Hải Vân
D Ngôi đền cổ, chén ngọc, lăng tẩm, kinh đô, cầu TràngTiền, sông Hương
Câu 4. Bài thơ trên thuộc thể thơ:
A Lục bát B Tự do C Thất ngôn bát cú Đườngluật D Thơ Mới
Câu 5. Biện pháp tu từ trong câu thơ sau là gì?
Trang 33Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
A Nhân hóa B Điệp từ C Hoán dụ
D So sánh
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ trên là:
A Tình cảm triền miên trong lưu luyến của người sắp xaHuế
B Sự nuối tiếc nhớ nhung khi phải xa Huế
C Niềm yêu thương Huế đậm đà, sâu sắc
D Sự nuối tiếc những kỉ niệm với người thương tại Huế
Câu 7. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ được thể hiện ở hình ảnh nào sau đây:
A Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền B. Anh trở về hóa đá phía bên kia
C Nhịp cầu cong và con đường thẳng D Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng câu hỏi tu từ trong câu
thơ:“Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?”
Câu 9. Lựa chọn và phân tích một yếu tố tượng trưng trong
bài thơ mà em ấn tượng
Câu 10. Hình ảnh
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Trang 34Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!” trong văn bản Tạm biệt Huế có gì khác so với hình ảnh dòng sông Hương trong
bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử sau đây:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.”
II VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc trongnội dung và nghệ thuật của bài thơ trên
Về mặt nghệ thuật: Biện pháp này
nhằm tăng sức gợi cảm cho câu thơ
Về mặt nội dung: Giúp nhà thơ thể
0.5
Trang 35hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, day dứtkhi sắp phải rời xa Huế, đồng thời nó làcái cớ, là lí do để nhà thơ nhấn mạnhcho hai câu thơ tiếp theo của mình, đẩycảm xúc dâng lên cao trào
9 HS lựa chọn yếu tố tượng trưng trong
văn bản để phân tích và lí giải:
Có thể tham khảo yếu tố tượng trưng
được thể hiện trong câu thơ: Anh trở về hóa đá phía bên kia
Hình ảnh “anh” – nhân vật trữ tình khôngphải là “hóa đá” – mà cả câu thơ lấy từtích cổ, thể hiện niềm mong ngóng đợichờ, cũng có phần đau đớn khi phải rời xatạm biệt thành phố Huế
Còn hai câu thơ trong bài Tạm biệt Huế,cũng vẫn là dòng nước sông Hương
1.0
Trang 36nhưng ở đây ám chỉ sự bịn rịn, lưu luyếnkhông muốn rời xa (dùng dằng) SôngHương là vậy, chỉ của riêng Huế thôi,không muốn rời xa người tình của mìnhnên nàng Hương giang ấy đã chảy thậtchậm, êm trôi, và khi phải từ biệt thànhphố yêu quý của mình thì nó ''dùng dằng'',
đó chính là tình cảm sâu nặng của sôngHương dành cho Huế và cũng qua đó bộc
lộ nỗi niềm của nhà thơ Thu Bồn, cũngnhư sông Hương thôi, nhà thơ cũng dànhcho Huế một tình yêu sâu nặng và cũngbịn rịn, lưu luyến khi sắp chia xa nơi này
Trang 371 Về nội dung
- Chủ đề: Cảm xúc về Huế và các địa
danh nổi tiếng ở Huế
- Cảm xúc chủ đạo:Tình cảm triền miên
trong lưu luyến của người sắp xa Huế
- Cấu tứ: Xuyên suốt bài thơ là các hình
ảnh biểu trưng, các hình ảnh đặc trưng vềHuế, gợi cảm xúc nhớ nhung thiết tha
Cảm Huế, hiểu Huế một cách sâu sắc vàtoàn vẹn vậy rồi, thế mà nhà thơ vẫnchạnh lòng chợt hỏi: “Một đời anh tìmmãi Huế nơi đâu” Câu hỏi chẳng qua chỉ
là “cái cớ” để đẩy cảm xúc bài thơ lên đếncao trào, thể hiện qua hai câu thơ tuyệtbút:
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Nhà thơ đã tìm thấy Huế từ trong chínhngọn nguồn, từ trong chính bản thể củaHuế, mà một trong những biểu hiện đặcsắc đó là dòng Hương, dòng sông tâmthức, dòng sông tâm hồn, dòng sông bảnthể của những gì “rất Huế”
Trang 38“nón Huế” và “mặt trời” đặt cạnh nhaucàng tô đậm nét Huế-thành phố trữ tình
và khát vọng, “nữ tính” mà cháy bỏng.Đọc “Tạm biệt Huế” cho thấy Thu Bồncòn là một hoạ sĩ giỏi phối màu, phốicảnh Trong bức tranh khéo phối màu vềHuế, dĩ nhiên Thu Bồn không thể nàoquên phối màu áo trắng ảo diệu của ngườicon gái Huế: “Áo trắng hỡi thuở tìm emkhông thấy”, cái màu trắng “sắc sắc,không không” mà Hàn Mặc Tử đã diễn tảthật thần tình trong bài thơ “Đây thôn VỹDạ”: “Áo em trắng quá nhìn không ra, Ởđây sương khói mờ nhân ảnh” NhưngThu Bồn không lặp lại lối diễn tả cũ về
Trang 39Huế, chỉ thiên về nét ảo, mà Thu Bồn đặtnét thực và nét ảo cạnh nhau, trong thếđối nghịch “gay gắt” tưởng như phủ địnhnhau mà hoá ra không phải: “Em rất thựcnắng thì mờ ảo”, “Nón rất Huế nhưng đờikhông phải thế” Giữa hai nét thực và ảo
đó, Thu Bồn vẫn giành nhiều “điểmnhấn” cho nét thực, thể hiện qua lời nhắckhéo của người con gái Huế: “Xin đừnglầm em với cố đô”
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp TiếngViệt
0.25
e Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng;
cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôichảy
0.5
ĐỀ 2 Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
ĐÒ LÈN Nguyễn Duy
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Trang 40và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Đò Lèn, Nguyễn Duy - Trích tập thơ Ánh trăng– NXB Tác
phẩm mới - 11/1984)