Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty Vinamilk.... Số dư đảm phí dùng để bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-o0o -TIỂU LUẬN
TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY VINAMILK
Môn: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Giảng Viên: DƯƠNG THỊ HỒNG LỢI
ML: KET310 - Nhóm: 116
Nhóm thực hiện: NHÓM 03
TP.HCM, ngày 17 tháng 05 năm 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa ra những thông tin thích hợp cho
quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư
vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh
về sản xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại,
vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án
lựa chọn Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân
tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên Thông qua việc phân tích mối
quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty Vinamilk để thấy được sự ảnh hưởng của
kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa
ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK
1.1 Khái quát về công ty Vinamilk
1.2 Định hướng và phát triển của công ty Vinamilk
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY VINAMILK
2.1 Phân tích mối quan hệ chi phí – lợi nhuận qua mô hình CPV
2.1.1 Số dư đảm phí (CM - Contribution margin)
2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí (CMR - Contribution margin ratio)
2.1.3 Kết cấu chi phí
2.2 Phân tích mô hình SWOT đối với công ty Vinamilk
2.2.1 Điểm mạnh (Strengths):
2.2.2 Điểm yếu (Weaknesses):
2.2.3 Cơ hội (Opportunities):
2.2.4 Thách thức (Threats):
2.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ chi phí lợi nhuận tại công ty cổ phần sữa Vinamilk
2.3.1 Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty Vinamilk
2.3.2 Phân tích điểm hòa vốn
2.3.3 Phân tích lợi nhuận
2.3.4 Vận dụng mối quan hệ chi phí - lợi nhuận để lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố thay đổi
2.3.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi
2.3.4.2 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi
2.3.4.3 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
2.3.4.4 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng, giá bán thay đổi
2.4 Phân tích các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của Vinamilk đã áp dụng:
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
3.2 Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Báo cáo thu nhập bình quân nhóm sản phẩm của Vinamilk năm 2022……… 4
Bảng 2 Giá bán đơn vị sản phẩm trên thị trường……….5
Bảng 3 Báo cáo sản lượng hoà vốn từng nhóm sản phẩm trong năm 2022………5
Bảng 4 Ví dụ những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn……… 8
Bảng 5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của sản phẩm Sữa dự tính trong năm 2023………….8
Bảng 6 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của sản phẩm Kem dự tính trong năm 2023……… 9
Bảng 7 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của sản phẩm Nước giải khát dự tính năm 2023……9
Bảng 8 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của sản phẩm Sữa chua dự tính năm 2023…………10
Bảng 9 Các chiến lược tối đa hoá lợi nhuận Vinamilk đã áp dụng……… 10
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất tháng 12 năm 2022……… 6
Hình 2.Doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất tháng 12 năm 2022 (tiếp theo) 6
Bảng phân công công việc nhóm 3 Tên thành viên Tỷ lệ hoàn thành công việc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK
1.1 Khái quát về công ty Vinamilk
Vinamilk, hoặc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, ra đời từ năm 1976 với sự hợp nhất của ba nhà máy sữa: Thống Nhất, Trường Thọ và Dielac, đã vượt qua hơn 45 năm đổi mới và phát triển Thương hiệu Vinamilk đã gặt hái nhiều thành tựu ấn tượng như:
- Chiếm hơn 50% thị phần sữa tại thị trường Việt Nam
- Doanh thu đạt hơn 80.000 tỷ đồng vào năm 2022
- Lọt vào danh sách top 10 công ty sữa có giá trị nhất trên toàn cầu
- Sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 57 quốc gia và vùng lãnh thổ
Vinamilk không chỉ là một thương hiệu sữa uy tín mà còn là lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế Với chiến lược kinh doanh thông minh, thương hiệu này đang dần củng
cố vị thế của mình trên thị trường sữa toàn cầu
1.2 Định hướng và phát triển của công ty Vinamilk
Vinamilk đã xác định mục tiêu chiến lược dài hạn thông qua tầm nhìn của Hội đồng Quản trị Mục tiêu của họ là tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu tại thị trường Việt Nam và hướng tới việc trở thành một trong Top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu
Trang 4CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY VINAMILK
2.1 Phân tích mối quan hệ chi phí – lợi nhuận qua mô hình CVP
2.1.1 Số dư đảm phí (CM - Contribution margin)
Số dư đảm phí (hay còn gọi là Lãi trên biến phí) là chênh lệch giữa doanh thu và biến phí Số dư
đảm phí dùng để bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu số dư đảm phí không đủ bù đắp cho định phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ sẽ bị lỗ
Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng biến phí
Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị 2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí (CMR - Contribution margin ratio)
Tỷ lệ số dư đảm phí được xác định bằng tỷ lệ giữa số dư đảm phí và doanh thu hay số dư đảm phí đơn vị trên giá bán bán đơn vị của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí
Doanh thu
Hay: Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị
Giá bán một đơn vị
2.1.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu được xác định bằng tỷ trọng của định phí và biến phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp
Tỷ trọng biến phí = Tổng biến phí
Tổng chi phí
Tỷ trọng định phí = Tổng định phí Tổng chi phí 2.2 Phân tích mô hình SWOT đối với công ty Vinamilk
2.2.1 Điểm mạnh (Strengths):
- Sở hữu kênh phân phối sản phẩm sữa đa kênh lớn nhất Việt Nam
Vinamilk có mạng lưới kênh phân phối trải khắp Việt Nam với đầy đủ 3 loại hình phân phối: kênh truyền thống: gồm 200 nhà phân phối độc quyền, 190.000 điểm bán (chợ, cửa hàng tạp hóa) cùng với hơn 720 cửa hàng
- Quy mô sản xuất lớn:
Cuối năm 2019, Vinamilk đã nâng sở hữu tại GTNFoods lên 75%, gián tiếp sở hữu 51% tại Sữa Mộc Châu GTN hiện đang sở hữu khoảng 3.000 con bò sữa và thu mua từ khoảng 20.000 con bò sữa khác từ các hộ nông dân liên kết Vì thế, Vinamilk đã phát triển chuỗi cung ứng, giảm các chi phí vận chuyển, nguyên liệu, chi phí quảng cáo mà vẫn xây dựng thị trường tại Miền Bắc
- Tập trung nguồn nguyên liệu sữa tươi
Vinamilk chủ động 100% về nguồn cung ứng sữa tươi do khai thác đàn bò có quy mô lớn nhất Việt Nam từ 14 trang trại và 6.000 hợp đồng độc quyền từ các hộ nông dân
- Tự động hóa trong sản xuất
Vinamilk áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật với trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại để gia tăng năng suất sữa và tỷ lệ tự cung ứng như tự động hóa trong nông nghiệp (cho ăn, cào, làm mát, vắt sữa, ), sử dụng dây chuyền sản xuất tự động và khép kín, công nghệ sấy phun và công nghệ đóng gói cũng như vận chuyển tự động từ kho thông minh bằng robot LGV
2.2.2 Điểm yếu (Weaknesses):
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu của nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản Vì vậy, sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng đáng kể đến Vinamilk, ảnh hưởng đến lợi nhuận và phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu sữa quốc tế
2.2.3 Cơ hội (Opportunities):
- Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ
Trang 5Hiện Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam Thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa tại Việt Nam đang thấp hơn theo cam kết với WTO
- Giá nguyên vật liệu giảm
Từ quý 2/2023 trở đi, giá sữa bột nguyên kem, nguyên liệu đầu vào chính của Vinamilk, trên thị trường thế giới đã giảm nhanh do Trung Quốc giảm thu mua trên thị trường quốc tế Tại thời điểm
đó, giá sữa bột nguyên kem trên thế giới dao động quanh vùng giá thấp nhất 5 năm và Vinamilk đã chốt giá nguyên liệu cho sản xuất đến hết nửa đầu năm 2024 Bên cạnh giá sữa bột, giá các nguyên vật liệu phụ của Vinamilk như đường, thức ăn chăn nuôi… cũng đang có xu hướng dần hạ nhiệt
2.2.4 Thách thức (Threats):
- Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
Giá nguyên liệu sữa tại châu Âu tăng, nguồn nguyên liệu nhập từ New Zealand đang giảm do thiếu lao động,
Người nông dân không còn mặn mà với công việc chăn nuôi bò sữa do phải đáp ứng các chuẩn mực nghiêm ngặt, lợi nhuận thu về không cao Với tình hình thời tiết nắng nóng hơn những năm trước làm ảnh hưởng đến năng suất đàn bò
2.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ chi phí lợi nhuận tại công ty cổ phần sữa Vinamilk
2.3.1 Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty Vinamilk
Bảng 1 Báo cáo thu nhập bình quân nhóm sản phẩm của Vinamilk năm 2022
a Số dư đảm phí
+ Mỗi sản phẩm khác nhau, có quy mô, tính chất khác nhau thì có số dư đảm phí khác nhau Nhìn
vào bảng trên, ta thấy nhóm sữa có SDĐP lớn nhất (chiếm tỷ trọng khoảng 45,57%) và sữa đặc ông thọ có SDĐP nhỏ nhất (chiếm tỷ trọng khoảng 8,79%) trong 4 nhóm
+ Sữa là nhóm có SDĐP lớn nhất là 6219,6đ: bao gồm 2048,02đ bù đắp định phí và 4171,58đ là lợi nhuận Như vậy, cứ một sản phẩm thuộc nhóm sữa được bán ra thêm thì có 6219,6đ để bù đắp định phí và lợi nhuận trong khi nhóm kem là 3183đ, sữa chua là 3045đ và nước giải khát là 1200,02đ Điều này cho ta biết rằng: nếu vượt qua điểm hoà vốn (tức là đã bù đắp đủ định phí), cứ mỗi sản phẩm bán ra thêm thì SDĐP chính là lợi nhuận của sản phẩm Thực tế ở đây, nếu chỉ phân tích về
số dư đảm phí thì trong ngắn hạn công ty nên tập trung bán nhiều hơn vào nhóm sản phẩm sữa, kem
và sữa chua Vinamilk để đạt được lợi nhuận cao nhất
+ Với cách tính như vậy, chúng ta có thể tính lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy số dư đảm phí đơn
vị nhân cho lượng tiêu thụ tăng thêm (lượng tiêu thụ đã vượt qua điểm hòa vốn) Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận, có thể nói số dư đảm phí tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó nhóm sản phẩm nào có số dư đảm phí càng lớn thì khi vượt qua điểm hòa vốn lợi nhuận tăng thêm càng nhiều Và qua khái niệm số dư đảm phí ta cũng có thể tính lợi nhuận chênh lệch của các nhóm sản phẩm khi vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm nhân với chênh lệch của số dư đảm phí
b Tỷ suất số dư đảm phí
Trang 6+ Nhìn bảng 1, ta có thể thấy được nhóm sữa có tỷ lệ số dư đảm phí cao nhất (25,41%), và thấp nhất
là nhóm nước giải khát (16,98%) Nguyên nhân chính vẫn là do chi phí khả biến, chi phí này cao hay thấp sẽ quyết định đến tỷ lệ số dư đảm phí
+ Tỷ lệ số dư đảm phí cho ta biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng số dư đảm phí, nếu doanh nghiệp vượt đã vượt qua điểm hòa vốn thì tỷ lệ tăng của doanh thu cũng là tỷ lệ tăng của số
dư đảm phí, mức tăng của tổng số dư đảm phí là mức tăng của lợi nhuận trước thuế Ví dụ: nhóm sản phẩm sữa chua Vinamilk có tỷ lệ số dư đảm phí là 23,12% nghĩa là trong một đồng doanh thu
có 0.2312 đồng số dư đảm phí
+ Và thông qua việc phân tích tỷ lệ số dư đảm phí càng cho ta thấy nhà quản trị không thể căn cứ vào số dư đảm phí để quyết định tăng doanh thu sản phẩm Thực tế ở đây, nhóm sữa chua có tỉ lệ đảm phí cao hơn nhóm sản phẩm kem chính vì thế nếu tăng doanh thu cùng một lượng thì nhóm sữa chua sẽ là sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn hơn
+ Như đã nói ban đầu, các sản phẩm này là khác nhau và không thể thay thế cho nhau, do đó nhà quản trị không thể tăng sản lượng sản phẩm này thay thế cho sản phẩm khác trong cùng một hợp đồng Mặt khác cũng không thể tăng doanh thu sản phẩm này thay cho sản phẩm khác trong khi nhu cầu thị trường của sản phẩm thay thế không lớn
+ Điều này có ý nghĩa đối với quyết định của nhà quản trị, ví dụ công ty nên nhập mặt hàng về nhiều để bán, nên tập trung chào bán, ký gửi hoặc marketing, quảng cáo nhiều hơn cho nhóm sản phẩm nào để có lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không đổi như giá bán, chi phí bán hàng…nhưng thực tế chúng ta thấy rằng rất khó để thực hiện nên điều này chỉ đúng trên mặt lý thuyết
2.3.2 Phân tích điểm hòa vốn
Bảng 2 Giá bán đơn vị sản phẩm trên thị trường
Bảng 3 Báo cáo sản lượng hòa vốn từng nhóm sản phẩm trong năm 2022
- Ta thấy sản lượng hòa vốn của các sản phẩm đều thấp và khác nhau, nguyên nhân là do kết cấu chi phí và giá bán của mỗi sản phẩm khác nhau Sản phẩm nào có kết cấu chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn càng nhiều để bù đắp chi phí Qua bảng trên ta cũng thấy doanh thu hòa vốn của mỗi loại sản phẩm là khác nhau, nhóm sữa và sữa chua đều vượt qua mức hòa vốn với một lượng khá tốt để
bù đắp chi phí khả biến và chi phí bất biến nên doanh nghiệp cần nỗ lực bán hàng tuy nhiên riêng nhóm kem Vinamilk và nước giải khát có phần sụt giảm, ít nhu cầu sử dụng vì thời điểm đó kinh tế khó khăn, dịch COVID 19 đổ bộ vào VN gây ra nhiều điều bất cập
Trang 72.3.3 Phân tích lợi nhuận
Hình 1 Doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
tháng 12 năm 2022
Hình 2 Doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
tháng 12 năm 2022 (tiếp theo)
Trang 8- Profit Margin là tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu thuần của doanh nghiệp Nó cũng cho biết với mỗi đồng doanh thu bạn sẽ kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Trong đó:
+ Doanh thu là linh hồn của doanh nghiệp, đại điện cho quy mô, thị phần và sức mạnh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh nhất định
+ Lợi nhuận lại đại diện cho phần lợi ích mà doanh nghiệp thu được sau một năm kinh doanh PROFIT MARGIN = 8577575319708/59956247197418 = 0,143 = 14,3%
- Biên lợi nhuận là 14,3% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì VNM nhận được 14,3 đồng lợi nhuận
Ý nghĩa của biên lợi nhuận
a Ý nghĩa 1 Giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Là thước đo, đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp Khi lợi nhuận biên cao, điều đó cho thấy rằng doanh nghiệp đang có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh khi có thể thu được nhiều lợi nhuận từ doanh thu của mình
- Hiệu quả ở đây có thể do:
+ Giá thành trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn các đối thủ khác do công ty áp dụng khoa học công nghệ hay sản xuất với quy mô lớn
+ Giá bán trên một đơn vị sản phẩm cao hơn các đối thủ khác do công ty làm marketing tốt hoặc sản phẩm đang được yêu thích
+ Doanh nghiệp quản lý chi phí tốt
- So sánh với biên lợi nhuận năm 2021:
PROFIT MARGIN = 10632535972478/60919164846146 = 0,175 = 17,5%
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, bao gồm:
1 Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao:
- Giá sữa bột nguyên liệu - nguyên liệu đầu vào chính của Vinamilk - tăng mạnh trong năm 2022 do ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
- Điều này khiến chi phí sản xuất của Vinamilk tăng, dẫn đến biên lợi nhuận thu hẹp.
2 Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm:
- Dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào đầu năm 2022 đã khiến người dân hạn chế ra ngoài, ảnh
hưởng đến doanh thu bán hàng của Vinamilk, đặc biệt là các sản phẩm sữa tươi và nước giải
khát Lạm phát gia tăng cũng khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giảm sức mua đối với một
số sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như sữa
3 Chi phí vận chuyển tăng:
- Chi phí vận chuyển của Vinamilk tăng 199 tỷ đồng trong quý 2/2022 so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do giá nhiên liệu tăng và chi phí khuyến mãi tăng Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm
2022 của Vinamilk, chi phí vận chuyển tăng 28,9 tỷ đồng so với năm 2021, đạt 109.774 tỷ đồng
4 Tăng cường đầu tư cho thị trường nước ngoài:
- Vinamilk đang đẩy mạnh đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại các thị trường nước ngoài như Campuchia, Myanmar, Philippines… Vinamilk đã đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các thị trường nước ngoài
- Trong năm 2022, Vinamilk đã:
+ Tăng vốn đầu tư cho Angkormilk (Campuchia) lên 42 triệu USD
+ Mua thêm 17% cổ phần tại Vinamilk Myanmar, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%
+ Khởi công xây dựng nhà máy sữa tại Myanmar với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:
- Biên lợi nhuận của Vinamilk năm 2022 vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của ngành sữa.
Trang 9- Vinamilk đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động, như giảm chi phí, đa
dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu
- Do đó, kỳ vọng biên lợi nhuận của Vinamilk sẽ có thể cải thiện trong những năm tới.
b Ý nghĩa 2: Giúp chọn ra những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn
- Trong việc so sánh và tìm kiếm các doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh đáng kể trong ngành, không thể phủ nhận rằng lợi nhuận biên chắc chắn là một tiêu chí không thể bỏ qua
- Khi một doanh nghiệp có lợi nhuận biên cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, điều này cho thấy doanh nghiệp đó có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt hơn từ hoạt động kinh doanh của mình
Điều này có thể đến từ nhiều yếu tố như: Quản lý chi phí hiệu quả hơn; sử dụng tài sản tốt hơn;
sản xuất sản phẩm chất lượng cao hoặc có giá bán cao hơn; chuỗi giá trị trong ngành dài hơn
Ví dụ:
Doanh nghiệp Biên lợi nhuận sau thuế năm 2022 (%)
Bảng 4 Ví dụ những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn
Nhận xét: Mặc dù biên lợi nhuận năm 2022 có phần sụt giảm so với năm 2021, Vinamilk vẫn khẳng định vị thế là doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam với nhiều yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ Sở hữu thương hiệu uy tín lâu đời cùng mạng lưới phân phối rộng khắp, Vinamilk đã xây dựng được niềm tin vững chắc với người tiêu dùng Đội ngũ nhân lực chất lượng cao cùng chiến lược kinh doanh sáng suốt góp phần củng cố vị thế dẫn đầu của Vinamilk trong ngành sữa Nhận thức được những khó khăn chung của ngành, Vinamilk đang tích cực triển khai nhiều biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động như giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu Những nỗ lực này hứa hẹn sẽ giúp Vinamilk nâng cao biên lợi nhuận và duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới Với những lợi thế sẵn có cùng chiến lược phát triển rõ ràng, Vinamilk hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc cải thiện biên lợi nhuận và khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam trong tương lai
2.3.4 Vận dụng mối quan hệ chi phí - lợi nhuận để lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố thay đổi
Qua quá trình phân tích nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp trong lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố thay đổi, cụ thể như:
2.3.4.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi
Do công ty muốn mọi người biết nhiều hơn về sản phẩm Sữa của Công ty Nên Công ty quyết định đầu tư vào chi phí quảng cáo với chi phí ước tính là 4,7912 tỉ đồng (tính trong chi phí quảng cáo tổng 250 sản phẩm là 1197,8 tỉ đồng), để sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng lên 5.5% Vậy công ty có nên tăng chi phí quảng cáo trong trường hợp này hay không?
Phân tích: Ta sẽ tiến hành phân tích phương án trên với sản phẩm Sữa với
- Giá bán không đổi, sản lượng tiêu thụ tăng 5.5% ta có:
- Sản lượng tiêu thụ mới: 1.721.338 tỷ sản phẩm
- Chi phí bất biến mới: 2052.8112 (ĐVT: 1.000.000.000đ)
Trang 10Bảng 5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của sản phẩm Sữa dự tính trong năm 2023
Vậy, với phương án này lợi nhuận của công ty tăng hơn so với ban đầu là:
Lợi nhuận: 4509 - 4171.58= 430.42 ( ĐVT: 1.000.000.000đ)
Công ty nên tiến hành phương án này
2.3.4.2 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi
Nhằm duy trì và đẩy mạnh khâu tiêu thụ và mở rộng thị trường trong và ngoài nước công ty đưa ra các giải pháp Tăng chi phí quà tặng đi cùng sản phẩm 800đ/sp, sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng lên 5.5%
Vậy công ty có nên thực hiện phương án này không? Phân tích: Ta sẽ tiến hành phân tích phương
án trên với sản phẩm Kem với giá bán không đổi, sản lượng tiêu thụ tăng 5.5% nên:
- Sản lượng tiêu thụ mới: 0.810451 tỷ sản phẩm
- Chi phí quà tặng 800 đồng/sp nên chi phí khả biến đơn vị tăng lên 800 đồng /sản phẩm
- Chi phí khả biến mới: 12829.3608 (ĐVT: 1.000.000.000đ)
Ta có bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP mới
Bảng 6 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của sản phẩm Kem dự tính trong năm 2023
Vậy, với phương án này lợi nhuận của công ty tăng hơn so với ban đầu là:
Lợi nhuận: 1479.6592 -1283= 196.6592 ( ĐVT: 1.000.000.000đ)
Công ty nên tiến hành phương án này
2.3.4.3 Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, để bán sản phẩm không phải dễ, do đó Công ty tiến hành tăng chi phí quảng cáo, giảm giá bán thì sản lượng sẽ tăng hơn
Cụ thể tăng chi phí quảng cáo là 4.7912 tỉ đồng (tính trong chi phí quảng cáo tổng 250 sản phẩm là 1.197,8 tỉ đồng) với sản phẩm Nước giải khát đồng thời giảm giá bán 2%/ sản phẩm thì sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng lên 8%
Vậy đề xuất phương án này có khả thi hay không? Phân tích: Ta sẽ tiến hành phân tích phương án trên với sản phẩm Nước giải khát:
- Chi phí bất biến mới: 505.5812 (ĐVT: 1.000.000.000đ)
- Giá bán mới: 23520 đồng/ lon
- Sản lượng tiêu thụ mới: 0.3106975 tỷ sản phẩm